Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Phần 2

Câu 4: Nội dung nguyên lý về sự phát triển ( ndung, ý nghĩa, định nghĩa )

1. Khái niệm:

- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.

- Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận
động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong
không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển.

Ví dụ về phát triển: Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy
chỉ chế tạo được các côngcụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi.

Tính chất

- Tính khách quán: tất cả các sự vật hiện tượng trong cuộc sống luôn vận động,
phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức con người.->tồn tại không phụ
thuộc vaò ý thức.
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi lĩnh vực trong
cuộc sống.
- Tính kế thừa: sự phát triển tạo ra cái mới,trên cơ sở chọn lọc kế thừa và giữ lại
những gì hợp lý đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu của cái

- Tính phong phú đa dạng: sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, và biểu hiện ra
bên ngoài những loại hình khác nhau.

Ý nghĩa

Thứ nhất: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và
phát triển

Ta phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt
mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai, khả năng chuyển
hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của
tất cả những biến đổi đó.

Thứ hai: không giao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong
thực tiễn.

Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng
đầy mâu thuẩn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co phức tạp của quá trình phát triển
như một hiện tượng phổ biến đương nhiên.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi
bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến
chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.

Thứ ba: Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện
tượng.

– Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện
tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện
tượng phát triển.

Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của
sự vật, hiện tượng. Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp,
tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

Thứ tư: Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.

– Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về
chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng
tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất.

Câu 5: Nội dung cặp phạm trù cái riêng, cái chung ( định nghĩa, mối quan hệ,
ý nghĩa phương pháp luận )

Định nghĩa
Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. (Cái riêng được
hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).

Vd: 1 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 1 quả bưởi ở trên bàn là cái riêng B.
Cái riêng A khác với cái riêng B.

Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt giống nhau và
được lặp lại trong cái riêng khác nhau.

Vd: Giữa 2 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày, nhiều múi,
mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi nào khác.

Cái đơn nhất: là phạm trù dung để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ có ở sự vật, hiện tượng
này mà không lặp lại ở các sự vật hiện tượng khác.

Mối quan hệ

1. “Cái chung” chị tồn tại trong “cái riêng”, thông qua cái riêng biểu hiện sự
tồn tại của mình.-> không có cái chung thuần túy biểu hiện bên ngoài cái
riêng.
Vd: cùi dày, nhiều tép, nhiều múi là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng, cùi múi
tép ở đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong 1 quả bưởi nhất định (cái riêng).
2. “Cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến “cái chung”.->Không có cái
riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập.
Vd: mỗi con người là một “cái riêng” nhưng mỗi con người không thể nào tồn tại
bên ngoài mối liên hệ với xa hội và tự nhiên, không có cá nhân nào mà không chịu
sự tác động của cái chung.
3. “Cái riêng” là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, “cái chung” là cái bộ
phận nhưng mà sâu sắc hơn “cái riêng”.
Vd: trong một phòng học có 8 bạn sinh viên, 8 bạn này là 8 “cái riêng” khác nhau
với đa dạng, phong phú các sắc thái khác nhau về tính cách, ngoại hình, phong
cách, nhưng “cái chung” là còn trẻ, có trí thức, được đào tạo chuyên môn, nó sẽ
phản ánh sâu sắc bản chất sinh viên của 8 bạn này.
4. “Cái chung” và “cái đơn nhất” có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình
phát triển.

Ý nghĩa phương pháp luận

1. Cái chung tồn tại trong cái riêng, biểu thị thông qua cái riêng.
Chỉ có thể tìm cái chung trong những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát
từ những ý muốn chủ quan của con người.

2. Cái chung là cái sâu sắc, bản chất.

Phải dựa vào cái chung để tao cái riêng, trong hoạt động thực tiễn, nếu không hiểu biết
những nguyên lý chung, sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mù
quáng.

3. Cái đơn nhất có thể thành cái chung và ngược lại.

Trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuân lợi để cái đơn nhất tích cực trở
thành cái chung và cái chung tiêu cực trở thành cái đơn nhất.

Câu 6: nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả ( định nghĩa, mối quan hệ, ý
nghĩa phương pháp luận)

Định nghĩa

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định.

Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau.

Mối quan hệ

Thứ nhất, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan,
tất yếu.

 Nguyên nhân có trước và sinh ra kết quả.


 Có nguyên nhân thì chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả.
 Khi có kết quả tức là do nguyên nhân gây ra.

Thứ hai, một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo ra.-> tránh tư
tưởng chủ quan, nhìn nhận 1 kết quả chỉ do 1 nguyên nhân tạo ra.

Vd: kết quả mất mùa do nhiều nguyên nhân tạo ra như là hạn hán, sau bệnh,
chăm bón không tốt, hay giống không tốt.

Thứ ba, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau.
Vd chặt phá rừng dẫn đến kết quả có gỗ,có đất canh tác, hay kết quả xấu như
biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh học.

Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Thứ nhất, nguyên nhân luôn có trước kết quả.

Muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó, trước hết phải tìm những sự kiện
xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. và muốn loại bỏ kết quả nào đó, cần loại bỏ
nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

Thứ hai, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.

Cần phân loại những nguyên nhân để có những giải pháp xử lí đúng đắn. Kết hợp tạo
ra nhiều nguyên nhân tích cựu để thúc đẩy, hình thành kết quả tích cực. Triệt tiêu các
nguyên nhân tiêu cực để hạn chế kết quả không mong muốn.

Thứ ba, một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.

Phải tìm ra những kết quả nào là chính, phụ, cơ bản và không cơ bản.

Thứ tư, nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả lại trở thành nguyên nhân tiếp theo.

Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải có tầm nhìn điều chỉnh nguyên nhân ban
đầu để định hướng kết quả trong tương lai.

Câu 7: Nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến tđổi về chất và ngược lại
(vị trí, khái niệm, mối quan hệ, ý nghĩa phương pháp luận)

Vị trí: là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra cách thức,
phương thức hay còn gọi là con đường vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy đầy đủ
những thay đổi về lượng.

Định nghĩa

Quy luật lượng-chất chỉ cách thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển được tiến
hành theo cách thức thay đổi lượng sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng và đưa sự vật, hiện tượng sang một trạng thái phát triển tiếp theo.

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định kháchquan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của cácthuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không
phải là cái khác.
Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệtđộ nóng chảy là 1083
oC, nhiệt độ sôi là 2880oC … Các thuộc tính(tính chất) này nói lên chất riêng của
đồng sẽ phân biệt nó với cáckim loại khác.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc
tính của sự vật.

Mối quan hệ biên chứng giữa lượng và chất

Mỗi sự vật, hiện tượng là

+) Một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt này tác động biện chứng
lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với
nhau ở một độ nhất định.

+) Cũng trong phạm vi độ đó chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật,
hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Quá trình thay đổi của
lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Chỉ khi lượng thay đổi đến giới hạn nhất định
(đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất.

Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả của sự thay đổi đó
là sự vật, hiện tượng cũ mất đi; sự vật, hiện tượng mới ra đời.

Ví dụ: quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ
không phải là số lượng nguyên tử hyđrô và ôxy); do vậy, khi lượng nhiệt độ này biến
thiên thì tất yếu có khả năng dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn
hay lỏng.

Ý nghĩa phương pháp luận

- Chúng ta phải biết từng bước tích lũy về lượng thì mới có thể làm biến
đổi về chất.
Vd: nếu ta chỉ đọc một nửa cuốn sách thì không thể hiểu được toàn bộ ý
nghĩa của nó.
- Tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng “đốt cháy giai đoạn”,
thực hiện các bước nhảy khi lượng chưa đạt được tới điểm nút.
- Phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy để thúc đẩy quá
trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

Câu 8: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (khái niệm, vai trò, nguyên tắc)

Định nghĩa

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải biên thế giới khách quan.

Ví dụ: Hoạt động lấy ý kiến cử tri tại địa phương, tiến hành Đại hội Đoàn thanh niên
trường học, Hội nghị công đoàn.

Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan
vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực
tiễn.

Vai trò

Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức.

 Là cơ sở: bằng hđộng thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới
phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức được
chúng.
 Là động lực: hiện thực khách quan luôn vđộng, để nhận thức kịp với tiến trình
hiện thực phải thông qua thực tiễn. Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy con
người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu
sắc về thế giới.
 Là mục đích: nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. lý luận khoa học chỉ
có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn.

Thứ hai, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình
nhận thức.

 Điều này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức. Chỉ có đem
những tri thức đã th nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm
tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.

Nguyên tắc

- Nguyên tắc toàn diện


- Nguyên tắc phát triển
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

You might also like