Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

1. Nêu vai trò của dược liệu trong đời sống, phòng trị bệnh.

Mỗi loại cho 1 ví dụ?


- Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công việc bán tổng hợp của một số loại thuốc chữa
bệnh. Chẳng hạn để bán tổng hợp các loại thuốc steroid thì hàng năm thế giới cần khoảng 100.000
tấn củ mài có chứa diosgenin.
- Sử dụng làm thực phẩm, gia vị.
- Lợi ích kinh tế: dươc liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây
lương thực, thực phẩm đem lại lợi nhuận lớn.
- Dùng để chiết suất tinh dầu xua đuổi con trùng, phục vụ nhu cầu của con người Vd tinh dầu sả.
- Dùng trong phòng và điều trị bệnh:
 Tỏi: trị bệnh hô hấp: ho viêm họng, viêm mũi.
 Tía tô: Cải thiện tiêu hóa, chữa táo bón: tinh dầu – tăng dịch tiêu hóa, tăng nhu độ.
 Vàng đắng: chữa kiết lỵ, ỉa chảy, viêm ruột vàng da, sốt, sốt rét, viêm gan, viêm túi mật.
 Ma hoàng: ra mồ hôi, lợi biểu.
 Bồ kết: trị gàu, mượt lông tóc, chữa ho, đau răng.
2. Nêu các hướng nghiên cứu dược liệu của Việt nam và thế giới. Mỗi loại cho 1 ví dụ:
Thế giới:
 Nguyên liệu để bán tổng hợp: diosgenin – steroid
 Chiết xuất các hoạt chất chưa tổng hợp được: strychnin, morphin, vinblastine
 Nghiên cứu tác dụng của chiết xuất thô – tìm ra tinh chất – thử nghiệm tác dụng
Ví dụ: Chiết xuất alkaloid từ cây thuốc phiện để lấy morphine, codein, papaverin
Việt Nam:
 Điều tra nguồn tài nguyên dược liệu
 Quy hoạch và tạo các vùng dược liệu
 Thử nghiệm các tính chất của dược liệu in vitro và in vivo
 Xây dựng các quy trình chiết tách, kiểm nghiệm
 Nghiên cứu các quy trình bào chế
Ví dụ: Việt Nam quy hoạch 8 vùng dược liệu trọng điểm để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài, sản
lượng đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu mỗi năm.
3. Hãy nêu tên Latin hoàn chỉnh của một thảo dược và phân tích các cấu thành của tên gọi
ấy.
Bao gồm tên giống (chi) + tên loài + tên người phân loại.
Vd: Phyllanthus amarus Schum. & Thonn.
4. Hãy nêu mỗi loại 1 ví dụ để cho thấy tên gọi (tiếng Việt) của thảo dược có thể được đặt
theo ít nhất 5 cách khác nhau.
- Phyllanthus amarus: diệp hạ châu, diệp hậu châu, cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, cây cau trời, trân châu
thảo, nhật khai dạ bế, tán sỏi, diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt.
- Artemisia vulgaris: ngải cứu, thuốc cứu, ngải diệp, quá sú, cỏ linh li, nhả ngải.
- Chrysanthemum sinense Sabine: cúc hoa, cam cúc hoa, bạch cúc hoa, hoàng cúc, cúc hoa trắng, cúc
điểm vàng, tứ phong cúc.
5. Tại sao chúng ta cần thu hái dược liệu? Các nguyên tắc cần được áp dụng khi thu hái
dược liệu là gì? Cho ví dụ?
Mục đích:
→ Chủ động nguồn dược liệu
- Cây thuốc sinh trưởng và phát triển theo mùa
- Hoạt chất không phân bố đều trong tất cả các bộ phận
→ Thu được tối đa hoạt chất có công dụng trị liệu
- Không có quy luật chung cho dược liệu – cần nghiên cứu
- Hàm lượng hoạt chất thay đổi theo tuổi cây, mùa vụ, giờ trong ngày
Vd: Ma hoàng thu vào mùa thu vì khi tới mùa đông không còn ephedrine
Nguyên tắc:
a. Thu đúng thời vụ: để có năng suất và hiệu b. Thu hái đúng bộ phận:
lực điều trị cao nhất  Thu cả cây: ngải cứu, cây chó đẻ đắng
- Cây có hoa, tinh dầu, mủ nhựa – thu sáng  Thu búp cây: trà, ổi
sớm và khô ráo  Thu hoa: kim ngân hoa, cúc
- Cây lấy củ, rễ, vỏ thân – thu sau mưa  Thu quả: bồ kết (khô, trước khi rụng), dâu (chín
Vd: mọng)
 Thu ngọn có hoa: bạc hà, hương nhu, kinh giới
 Cúc – hàm lượng pyrethroid cao nhất ở
 Thu lá: ổi, trà,
hoa.
 Thu hạt: muồng, mãng cầu › Thu vỏ: chanh, quế
 Bạc hà – thu tinh dầu trước khi cây ra hoa.
 Thu rễ: ipeca, sắn dây
 Long não – gỗ cây 30-40 năm.

c. Sau khi thu hái về cần kịp thời xử lý ngay, đúng phương pháp tránh dập nát, lên men, sinh thối. Đặc
biệt với các dược liệu có cấu tạo mỏng như: hoa, búp lá. Những bộ phận độc, chứa hoạt chất tác dụng
sinh lý mạnh phải được bảo quản và có ký hiệu riêng tránh nhầm lẫn.
6. Những tài liệu nào có thể giúp chúng ta tiếp cận nguồn thông tin về dược liệu phục vụ
cho chăn nuôi, thú y? Kể ít nhất 3 tài liệu trong đó có cả tài liệu điện tử.
- Tài liệu về dược liệu như sách, báo, tài liệu điện tử, bài giảng / giáo trình,…
- Kể tên 3 tài liệu:
 Giáo trình Dược liệu thú y ( PGS.TS Bùi Thị Tho )
 Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ( GS.TS Đỗ Tất Lợi )
 Website: tracuuduoclieu.vn
7. Có bao nhiêu cách làm khô dược liệu? Nêu nguyên tắc hoạt động chính. So sánh ưu và
nhược điểm và nêu 1 ví dụ áp dụng.
Sấy bằng không khí nóng và khô
- Ưu điểm: cho xứ nhiệt đới mùa mưa; làm khô nhanh
- Nhược điểm: tốn kém nhiên liệu
- Lưu ý: nhiệt độ sấy tùy bộ phân cây – không làm phá hủy emzyme
- Ngọn có hoa, lá - 30-400C; Cành, vỏ, rễ, gỗ - 60-700C; Ẩm độ thổi vào 30-35% - ra khỏi lò 65%
Làm khô bằng tia hồng ngoại (bước sóng 700nm -1mm)
- Ưu điểm: bào chế dược liệu có tiền vit A
- Nhược điểm: giá thành cao, hoạt chất khác cũng có thể bị phá hủy
Làm khô bằng sấy lạnh
- Không khí rất khô ở nhiệt độ thấp 35-600C, độ ẩm 10-30%.
- Quá trình sấy được tiến hành ở áp suất khí quyển.
Làm khô bằng sấy chân không, áp suất giảm
- Ưu điểm: ít hư hỏng hoạt chất
- Nhược điểm: tốn kém trang bị máy móc, chỉ dùng cho dược liệu quý
- Nhiệt độ sấy chỉ khoảng 25-400C. áp suất rất thấp, khoảng 50mmHg (AS khí quyển là 760mmHg).
Làm khô bằng sấy thăng hoa = đông khô (freeze drying)
- Nước trong sản phẩm được đông lạnh thành đá (-800C) sau đó được loại bỏ trực tiếp ra
- khỏi sản phẩm bằng cách hóa hơi trong môi trường chân không, áp suất (10-5 mmHg).
- Hoạt chất được bảo vệ nguyên vẹn, enzyme chỉ bị ức chế, sẽ trở lại hoạt động
- Tốn kém: dược liệu quý (nọc rắn, sữa ong chúa, sâm quý)
8. Nêu 9 yêu cầu khi bảo quản dược liệu.
- Loại hết tạp chất (rơm, rạ, cỏ, đất, đá, sỏi)
- Các bộ phận không chứa hoạt chất: lá già, rễ...
- Bảo tồn tối đa hình thức và phẩm chất như khi tươi
- Tránh chồng chất, đè nát, vụn, nhiễm khuẩn, mốc
- Đóng gói phù hợp về bao bì, kích cỡ, khối lượng, hình dạng
- Dược liệu có chứa tinh dầu cần phải được bảo quản trong bao bì kín. Tốt nhất là túi hút chân không.
- Nơi bảo quản phải tránh ánh sáng, khô ráo, thoáng nhiệt độ không quá 30°C và ẩm độ không quá
70% (dùng pallet)
- Nhãn cần có tên dược liệu, khối lượng nguyên, khối lượng cả bì, nơi sản xuất, số kiểm soát
- Nguyên tắc nhập trước xuất trước (FIFO- First In First Out) hoặc hết hạn trước xuất trước (FEFO-
First Expires First Out).
9. 3 chống trong kho dược liệu là gì? Biện pháp cụ thể?
- Chống ẩm ướt: ẩm độ từ 65-70%
 Máy hút ẩm, điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió
 Gói giấy xi măng
- Chống mốc: chốc ẩm ( phải khô ráo )
- Chống sâu mọt, kiến chuột, mối, gián.
 Ẩm độ dược liệu <14%
 Chỉ khử trùng bằng hóa chất khi rất cần
 Bẫy/ bã chuột.
10. Bào chế là gì? Mục đích của bào chế và cho ví dụ?
- Khái niệm: bào là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc; chế là dùng công phu
thay đổi hình dạng, tính chất của dược liệu. Bào chế là biến đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành
các vị thuốc dùng trong phòng và trị bệnh.
- Mục đích:
 Làm cho vị thuốc tốt hơn: loại bỏ tạp chất, bộ phận không cần thiết
 Để dễ bảo quản, tán bột, nấu cao
 Có thể giảm bớt hay loại bỏ độc tính, những hoạt chất không cần thiết
 Giúp bảo quản thuận lợi hơn
 Thay đổi tính năng của vị thuốc (tẩm sao cho hoạt chất dễ tan trong nước…)
 Dễ sử dụng hơn: ngọt hơn, dễ uống
- Ví dụ: Bào chế củ gừng tươi thành vị thuốc sắc uống, có thể dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài
chữa sưng phù, vết thương.
11. So sánh 6 phương pháp sao dược liệu (cách thực hiện, ví dụ đối tượng áp dụng).
- Sao qua (vi sao): xử lý ở nhiệt độ thấp (50-600C)
 Làm khô và làm thơm
 Dược liệu mong manh (búp trà, lá kinh giới, râu ngô...)
 Dược liệu có tinh dầu không chịu được nhiệt cao
- Sao vàng (hoàng sao): xử lý ở nhiệt độ 1000C
 Làm khô, tạo mùi thơm, giảm bớt tính lạnh, ức chế enzyme, đổi màu
 Đốt chảo nóng 600C, bỏ dược liệu vào, sao lâu để nhiệt độ thấm sâu đến tận ruột của vị thuốc, đến
khi có màu vàng, mùi thơm. Vd: đâu đen, bạch thược, ý dĩ
 Vài trường hợp sao vàng rồi hạ thổ (úp chảo xuống đất chờ nguội) để cân bằng vị thuốc (vd, lá đinh
lăng)
- Sao thâm (thấm hoàng sao, sao già sém cạnh)
 Giống hoàng sao nhưng giao đoạn cuối đảo nhanh đến lúc mặt ngoài cháy sém cạnh và có màu
vàng thâm, nhưng sâu trong ruột thuốc vẫn giữ nguyên màu
 Dược liệu có vị chua, chát, mùi khó chịu: chỉ thực (họ cam), bình lang (hạt cau), huyết giác (gỗ)
- Sao tồn tính (hắc sao)
 Sao ở 1200C cho đến lúc dược liệu cháy khoảng 70% nhưng bẻ bên trong vẫn còn màu vàng
 Nhằm thay đổi tính năng của thuốc, tác dụng tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tăng tác dụng cầm máu.
Vd: hương phụ, ngải cứu.
- Sao cháy
 Cũng tiến hành như trên nhưng để dược liệu cháy khoảng 80%
 Dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu và giải độc (trắc bách diệp, thán khương – gừng)
 Lưu ý nên sao từng ít một hoặc có máy, kiên trì và cần có vung/ nắp đậy
- Sao dược liệu với chất trung gian truyền nhiệt
 Cát vàng, sạch mịn, không cháy, nung đến 300C thì cho dược liệu vào, đảo đều
 Vỏ hến dùng cho dược liệu có chất dẻo, dính (a giao, lông nhím...)
 Với cám gạo dùng cho dược liệu có tinh dầu (trần bì, thanh bì = vỏ quýt)
12. Sắc thuốc và nấu cao thuốc khác nhau ra sao? Cho ví dụ cụ thể dược liệu được bào chế
với 2 cách trên.
- Sắc thuốc: dùng chất lỏng (nước, rượu...) đổ ngập dược liệu, đun sôi, chắt lấy nước để uống.
- Nấu cao: Dùng nước để nấu thảo dược rồi cô đặc để loại bỏ (một phần hay toàn bộ dung môi). 3
bước: Sắc 3 lần/Gộp nước sắc 3 lần rồi cô đặc lại/Thêm đường, rỉ mật, mật hay rượu.
- Sắc: nhân sâm, tam thất, hương nhu, tía tô, quế, lá ổi, gừng nghệ.
- Cao: lá chó đẻ, lá vằng, lá thường xuân, cao xương hươu.
13. Hãy nêu một ví dụ thang thuốc có đủ 4 thành phần và phân tích vai trò của các thành
phần đó?
Một đơn thuốc thường có đủ thành phần: QUÂN, THẦN, TÁ, SỨ hay nghĩa là đơn thuốc có vị chính,
phụ, chủ yếu, hỗ trợ.
- QUÂN: vị chủ yếu để trị bệnh, diệt căn nguyên, giải quyết triệu chứng. Thường mang tên bài thuốc,
không nhất thiết có liều lượng cao trong đơn.
- THẦN: một hay nhi ều vị thuốc giúp đỡ vị quân để gi ải quy ết triệu chứng chính hoặc giải quyết
khía cạnh khác của bệnh
- TÁ: ức chế vị quân khi có độc tính cao và giúp đỡ vị quân gi ải quyết triệu chứng phụ của bệnh
- SỨ: giúp dẫn thuốc vào đúng kinh (vị trí bệnh) hoặc tăng khả năng hấp thu.
VÍ DỤ: MA HOÀNG THANG – TRƯƠ NG TRỌNG CẢNH
14. Hãy phân tích việc phân loại thuốc nam theo 8 nhóm tác dụng và cho 1 ví dụ cho từng
loại
- Hãn: Giải biểu, phát tán, ra mồ hôi. Vd: Sinh khương
- Thanh: Giải độc, tả hoả, lương huyết. Vd: Thạch cao
- Ôn: Khu hàn, hồi dương cứu nghịch. Vd: Can khương
- Tiêu: Tiêu viêm, hoá ứ. Vd: Mạch nha
- Thổ: Làm cho nôn mửa. Vd: Muối
- Hạ: Làm cho tẩy xổ. Vd: Muồng trâu
- Hoà: Điều hoà hàn nhiệt, biểu lý, thực tà. Vd: Đại táo
- Bổ: Bồi bổ cơ thể, bồi dưỡng khí huyết. Vd: Nhân sâm
15. Nêu các thành phần chuyển hóa cơ bản và chuyển hóa thứ cấp của thực vật (trong đó
các các nhóm hoạt chất quan trọng có dược tính).
Thành phần chuyển hóa cơ bản: đường, tinh bột, cellulose; acid béo, lipid; acid amin, protein.
Thành phần chuyển hóa thứ cấp: isoprenoid, terpen, carotenoid, chlorophyll, sterol, phenylpropanoid,
phenolic acid, flavonoid, lignin, glycoside, alkaloid.
16. Vẽ bảng mô tả sự hòa tan của các nhóm hoạt chất từ thảo dược trong các nhóm dung
môi khác nhau? Thông tin này có gì hữu ích?
Glycoside Tan trong nước và cồn, ít tan trong dung môi hữu cơ.
Alkaloid Alkaloid muối → phân cực (rất) mạnh → tan trong nước (không tan
trong dung môi hữu cơ.
Alkaloid base → ít phân cực → tan trong dung môi hữu cơ (ít/không
tan trong nước).
↔ Cả 2 tan trong cồn (etanol, metanol,…).
Phenol/Polyphenol Tan trong nước, cồn, aceton.
Flavonoid Tan nhiều trong nước sôi, rượu, dung dịch kiềm loãng.
Terpen/Terpenoid Tan trong nước, cồn (không tan trong dung môi không phân cực).
Tinh dầu/Nhựa Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Thông tin về mức độ hòa tan của các hoạt chất thảo dược hữu ích trong việc lựa chọn dung môi phù
hợp để lấy được nhiều nhất lượng hoạt chất chúng ta cần tách chiết.
17. Định nghĩa alkaloid và nêu 1 phương pháp định tính alkaloid trong phòng thí nghiệm?
Alkaloid: những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, có phản ứng kiềm và lấy ra từ thực vật (Wilhelm
Meissner)
- Thường đắng, có dược tính mạnh
- Có khoảng 6000 loại alkaloid từ hơn 5000 cây, đa số từ thực vật bậc cao
- Cây có tỉ lệ alkaloid cao thường ở vùng nhiệt đới, nơi có đồng hóa diệp lục mạnh hơn
Định tính: Hầu hết alkaloid bị kết tủa trong dung dịch trung tính hoặc hơi acid với
- Dragendorff's reagent (solution of potassium bismuth iodide): Các alkaloid , nếu có trong dung dịch
mẫu, sẽ phản ứng với thuốc thử Dragendorff và tạo ra kết tủa màu cam
- Mayer's reagent (potassio mercuric iodide solution) kết tủa màu kem.
- Wagner’s reagent (iodine in potassium iodide) kết tủa màu nâu đỏ
- Hagers reagent (picric acid) kết tủa màu vàng
18. Nêu phân loại alkaloid và cho ví dụ về 1 hoạt chất – đi kèm thực vật- đại diện cho từng
nhóm
- Alkaloid thật (true/ typical alkaloid): phổ biến nhất, có nguồn gốc từ amino acid và có nitrogen trong
nhân dị vòng. Vd: morphine – anh túc
- Tiền chất alkaloid (proto alkaloid): có nguồn gốc từ amino acid nhưng không có nitrogen trong nhân
dị vòng. Vd: colchicin – tỏi độc
- Pseudo alkaloids: không có nguồn gốc từ amino acid nhưng có nitrogen trong nhân dị vòng. Vd:
caffeine – cây cà phê
19. Hãy nêu trình tự chiết xuất alkaloid muối từ thảo mộc.

20. Nêu hiểu biết về 5 cây (mã tiền, hoàng liên, anh túc, ma hoàng, cà độc dược) thuộc
nhóm alkaloid: mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng có tác động đến các cơ
quan, công dụng, độc tính, quy định quản lý (nếu có).
Mã tiền – Strychnos nux-vomica: còn gọi là Củ Chi, phân bố nhiều nơi (Củ Chi, Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên). Thân gỗ (10m), hoa trắng, quả cầu, hạt hình đĩa dẹt.
Bộ phận dùng: hạt.
Hoạt chất: Là nguyên liệu chiết STRYCHNINE → kích thích hệ thần kinh trung ương (cường cơ).
Tác dụng dược lý: tăng huyết áp (co mạch ngoại vi), kích thích tiêu hóa (tăng tiết dịch vị, tăng tốc độ
chuyển thức ăn sang ruột), trị nhức mỏi cơ (xoa bóp rượu mã tiền),
Công dụng: trị nhược cơ (thú y: strychnin + B1)
Độc tính (thuốc độc bảng A): co giật (tetanos), nôn mửa (vomica), mạch nhanh, mắt mờ, sùi bọt mép,
co cứng cơ, chết vì ngạt thở.
Hoàng liên - Coptis chinensis: có nhiều ở dãy Hoàng Liên Sơn, Cây thảo, cao khoảng 20-30cm, rễ
như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng, vị rất đắng.
Bộ phận dùng: thân rễ (4-5 năm tuổi), nên thu vào mùa đông.
Hoạt chất: Thân rễ có 5 – 8% alkaloid, chủ yếu là BERBERIN (kháng sinh thực vật).
Công dụng: tiêu chảy (Vibrio cholerae, E.coli, Staphylococus), kiết lỵ (Entamoeba histolytica,
Giardia), giun tròn (Toxocara canis), có khả năng chống khối u, giảm nhịp tim.
Độc tính: liều cao làm giảm hô hấp do tê liệt trung tâm hô hấp, giảm huyết áp, gây ngất.
Anh túc - Papaver somniferum: Nguồn gốc từ Hy Lạp, trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Cây thân
thảo, hoa to, màu trắng, tím hoặc đỏ vàng, quả xanh – nâu đen.
Bộ phận dùng: nhựa quả.
Hoạt chất: Nhựa quả chứa 25 alkaloid: MORPHINE (10%), CODEIN, narcotin, papaverine... các
thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguyên liệu chiết xuất morphine (tên từ thần giấc ngủ -
Morpheus).
Tác dụng dược lý: ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp, giãn mạch ngoại vi.
Công dụng: giảm đau (morphine), chữa ho (codein), tiêu chảy.
Độc tính (thuốc độc bảng A): ảo giác, sa sút tâm thần, ức chế thần kinh, nghẽn mạch, loạn nhịp tim,
huyết áp cao, gây nghiện.
Quản lý: cấm trồng, phạt từ 6 tháng – 3 năm, 5 – 50 triệu.
Ma hoàng - Ephedra sinica: Chưa thấy ở Việt Nam, có nhiều ở TQ, Nga, Triều Tiên. Cây thân
thảo khoảng 30 – 70cm, thân nhiều đốt, hoa đơn tính khác gốc.
Bộ phận dùng: thân và nhánh nhỏ. Hoạt chất hái vào thu > đông > xuân.
Hoạt chất: Chứa các alkaloid kích thích hệ giao cảm: EPHEDRINE, PSEUDOEPHEDRINE
Tác dụng dược lý: rễ và đốt có tác dụng ngược nhau, giãn phế quản, giảm nhu động dạ dày/ruột, tăng
huyết áp, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn; rễ (ephedin): giảm huyết áp, tăng hôp hấp.
Công dụng: hạ sốt, dị ứng mũi họng, ho, hen suyễn, suy tim (nay ít dùng).
Độc tính: ít độc.
Quản lý: không được cấp phép trong TPCN (Mỹ) do ephedrine → metamphetamin: kích thích TKTU,
gây nghiện.
Cà độc dược - Atropa belladonna; Datura metel: Phân bố ở các nước, ở Việt Nam. Cây nhỏ cao
1-2m, mọc hằng năm, hoa đơn, quả hình cầu có gai ở ngoài, đường kính 3 cm, khi chín màu nâu.
Bộ phận dùng: lá, rễ, hoa, hạt, quả.
Hoạt chất: Alkaloid: scopolamine (hyocin), hyoscyamine, ATROPINE.
Tác dụng dược lý: Ức chế thần kinh trung ưng, gây ảo giác, dãn đồng tử
Công dụng: ho, hen suyễn, say tàu xe, giảm đau dạ dày ruột.
Độc tính (thuốc độc bảng A): bị ảo giác, nói mê sảng, lú lẫn, nhìn mờ, nhịp tim nhanh, giãn đồng tử,
run tay chân.
21. Glycoside là gì? Phân loại và cách gọi tên các glycoside như thế nào?
- Là phân tử, trong đó có một đường liên kết với nhóm chức qua liên kết glycoside.
 Phần đường (ose , glycon)
 Phần không đường (genin, aglycon)- tác dụng chữa bệnh
- Phân loại
Cardiac glycoside (glycoside tim) + Anthraquinone glycoside+ Cyanogenic glycoside
- Cách gọi tên
 Theo số lượng đường: mono-, di-, oligo-, polysaccharide
 Theo cấu trúc chuỗi: homo glycan , heteroglycan…
 Theo tên gọi loại đường: gluco-, mano-, rhamnoglycoside
 Vd cây có chứa nhiều glycoside: lô hội, dương địa hoàng, trúc đào…
22. Nêu hiểu biết về 5 cây thuộc nhóm glycoside (dương địa hoàng, trúc đào, lô hội, bồ kết,
sâm): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng có tác động đến các cơ quan, công
dụng, độc tính, quy định quản lý (nếu có).
Dương địa hoàng - Digitalis purpurea: Cây thân thảo, hoa tím giống mõm sói.
Bộ phần dùng: toàn cây.
Hoạt chất chính: DIGITALIS.
Công dụng: làm thuốc cường tim, chữa loạn nhịp.
Độc tính cao: Khi gia súc (nhất là ngựa) ăn cỏ lẫn cây này thì có biểu hiện mệt mỏi, đi loạng choạng.
Độc tính khi dùng kéo dài: mắt
Trúc đào - Nerium oleander: Cây nhỡ, cao 4-5m, ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: lá (thu trước/ trong lúc cây ra hoa).
Họa chất: Chiết OLEANRIN (NERIOLIN) – trợ tim.
Độc tính cao: chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng (Corse, Pháp) hay uống nước
đựng trong chai nút bằng thân cây trúc đào.
Lô hội - Aloe vera: Cây thân hoá gỗ, ngắn, to thô, lá mọng nước và nhựa.
Bộ phận dùng: lá.
Hoạt chất chính: ALOIN.
Nhiều công dụng: nhuận trường, lợi gan mật, kháng khuẩn, chống viêm loét, lành vết thương, làm
đẹp.
Độc tính: ở phần nhựa, với chó mèo: glycoside →các chất tăng nhày và nước tại ruột gây ói mửa và
tiêu chảy, nước tiểu đổi màu (hư hồng cầu) và đôi khi co giật
Bồ kết - Gleditsia australis: Cây thân gỗ, to cao chừng 6-8m.
Bộ phận dùng: quả, gai.
Hoạt chất chính: SAPONIN TINH KHIẾT với hiệu suất 10%.
Công dụng: kháng khuẩn, tan đàm, trị gàu, mượt lông tóc, chữa ho, đau răng. Thú y: đốt bồ kết cho
ngửi, dễ thở.
Sâm - Panax ginseng; P. vietnamensis: cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m. Rễ mọc thành củ to.
Tối ưu khi được 6 năm tuổi: HL saponin cao, chưa hóa gỗ, hay bọng xốp.
Bộ phận sử dụng: củ (có thể nặng 300-400g).
Hoạt chất chính: SAPONIN.
Công dụng: Tăng cường sinh lực (cả nam giới), giảm stress, an thần, kích thích miễn dịch, chống tiểu
đường, lipid máu cao.
23. Tannin là gì? Tại sao thuộc da lại gọi là Tanning.
- Là các polyphenol trong thực vật, có vị chát.
- Dương tính với thí nghiệm thuộc da, tannin (Latin) – oak bark
- Khi tế bào thực vật bị nhàu nát, tannin bị oxy hóa – thâm
- Có nhiều trong: Vỏ: lựu, sồi; Hạt: cau, canh ki na; rễ/ thân rễ: đại hoàng; lá: ổi, trà; củ: ngữ bội tử;
quả/ vỏ quả: măng cụt
- Tan trong nước, rượu, aceton.
- Đặc tính: tủa protein (chữa tiêu chảy, cầm máu); tủa alkaloid, kim loại nặng (giải độc khi ngộ độc
kim loại nặng, alkaloid đường tiêu hóa, trừ morphin).
- Từ tannin bắt nguồn từ tannum (vỏ cây sồi) là nguyên liệu có chứa tannin để thuộc da.
24. Nêu hiểu biết về 2 cây thuộc nhóm tannin (trà xanh, măng cụt): mô tả sơ bộ, bộ phận
dùng, 1 hoạt chất quan trọng có tác động đến các cơ quan, công dụng, độc tính, quy định
quản lý (nếu có).
Trà xanh - Camellia sinensis/ Thea sinensis: Cây thảo có thể cao 2-20m (mọc hoang), lá có răng
cưa, hoa màu trắng, nhị vàng, được trồng ở nhiều địa phương VN.
Bộ phận dùng: búp và lá non.
Thành phần hóa học
• Alkaloid: caffeine>theobromine>theophylline
• Tannin: EGCG (epi-gallo-catechin-gallat), 1,600 to 20,320 mg/100g dried leaves, 2.3–203 mg/100 g
green tea infusion.
• Flavonoid, enzyme, protein, vitamin...
Công dụng: kích thích thần kinh, kháng oxy hóa, kháng khuẩn, lợi tiểu, cầm tiêu chảy.
Độc tính: thấp, gây cồn cào nếu sử dụng lúc đói.
Măng cụt - Garcinia mangostana: Cây thân gỗ to, có thể cao tới 20m, lá dày, lục sẫm, quả hình
cầu, vỏ màu đỏ sẫm, có nguồn gốc từ Malaysia.
Bộ phận dùng: quả.
Hoạt chất: Vỏ quả có chứa từ 7-13% TANIN.
Công dụng: chữa tiêu chảy, lỵ.
Độc tính: thấp.
25. Nêu ít nhất 5 tác dụng sinh học của flavonoid và cho ví dụ mỗi loại 1 thảo dược có đặc
tính đó.
- Chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào
- Bền thành mạch: họ cam chanh, lá bạc hà, hoa hòe (rutin)
- Chống độc: giảm tổn thương gan, trị viêm gan do giúp vit C ổn định + glycogen: A ti sô, kế sữa
(Silybum marianum )
- Kích thích tiết mật: cây chứa flavanon, flavon… họ cam chanh
- Thông tiểu: scoparoid, quercitrin trong diếp cá, flavonoid của cây râu mèo
- Tăng tuần hoàn máu: do tăng biên độ và tần số tim: kaempferol, quercetin, isorhammetin trong cây
Bạch quả (Ginkgo biloba )
- An thần: flavon từ hạt táo (Ziziphus spp)
- Cải thiện thị lực: anthrocyanin từ Việt quất (Vaccinium myrtillus)
26. Nêu hiểu biết về 2 cây thuộc nhóm flavonoid (diếp cá, cam): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng,
1 hoạt chất quan trọng có tác động đến các cơ quan, công dụng, độc tính, quy định quản lý
(nếu có).
Diếp cá - Houttuynia cordata: Cây thảo, ngầm mọc bò ngang trong đất.
Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ, dùng tươi hoặc khô.
Hoạt chất chính: FLAVONOID. Tính hàn → làm mát.
Công dụng: kháng virus (Herpes, cúm); kháng khuẩn, kháng viêm, lợi tiểu, bền thành mạch → chữa
ho, mụn nhọt da, trĩ, hạ sốt trẻ em.
Cam - Rutaceae: Cây gỗ nhỏ có dáng khoẻ, đều, ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa và dịch quả.
Hoạt chất: Chứa nhiều FLAVONOID thuộc nhóm flavanon.
Tác dụng dược lý: Flavonoid dùng dạng toàn phần phối hợp vit A – bảo vệ thành mạch
27. Nêu hiểu biết về 2 cây thuộc nhóm terpen/ terpenoid (cam thảo, xoan): mô tả sơ bộ, bộ
phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng có tác động đến các cơ quan, công dụng, độc tính, quy
định quản lý (nếu có).
Cam thảo - Glycyrrhiza uralensis/glabra: Cây thảo sống lâu năm, cao 30-100cm. Trồng ở miền
Bắc. Vị ngọt (cam) = 60 saccharose
Bộ phận dùng: rễ và thân ngầm
Thành phần hóa học: Saponin – giảm ho, long đàm; GLYCYRRHIZIN – giống corticoid, kháng
virus; Flavonoid – chống co thắt, chống loét
Công dụng: chữa ho, viêm họng, mất tiếng, cảm sốt, tiêu chảy, viêm loét. Sản xuất mỹ phẩm nước
giải khát, thực phẩm
Độc tính thấp, dùng trong nhiều bài thuốc, thang thuốc.
Xoan Ấn Độ, Sầu đâu, Neem/Nim, - Azadirachta indica: du nhập và trồng thành công ở Ninh
Thuận. Cây to, cao 8 – 15m, lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ và quả
Thành phần: triterpen AZADIRININ; azadirachti, nimbolinin, nimbin, nimbidin, nimbidol, sodium
nimbinate, gedunin, salannin, quercetin
Tác dụng: kháng virus, vi khuẩn, giun tròn, kháng viêm, chống oxy hóa, khối u, tăng miễn dịch
Công dụng: tẩy giun, trị bệnh ngoài da, diệt côn trùng
28. Nêu hiểu biết về 2 cây thuộc nhóm tinh dầu (mù u, bạc hà): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng,
1 hoạt chất quan trọng có tác động đến các cơ quan, công dụng, độc tính, quy định quản lý
(nếu có).
Mù u - Calophyllum inophyllum: Cây gỗ, cao 10-15m. Hoa khá to, thơm, màu trắng. Quả hạch,
hình cầu, 2,5cm, màu vàng nhạt Hạt có lá mầm chứa rất nhiều dầu. Mọc hoang được trồng tại nhiều
tỉnh.
Bộ phận dùng: hạt, vỏ cây, rễ, lá.
Hoạt chất: Hạt chứa từ 41-51% tinh dầu: chứa panmitin, stearin, olein và arachidin. Lá, vỏ và rễ có
chứa cyanhydric acid và saponin.
Công dụng: dầu mù u điều trị phỏng, các vết thương, viêm miệng, viêm xương, giúp lên sẹo và an
thần.
Độc tính thấp, uống được.
Bạc hà - Mentha arvensis: Là cỏ sống lâu năm, cao từ 10-70cm. Lá mọc đối, mép có răng cưa, mặt
trên, dưới có lông. Trồng quy mô lớn ở Hưng Yên, Hà Nội.
Bộ phận dùng: thân, lá.
Hoạt chất: Tinh dầu chứa nhiều menthol nhất, 80-90%, tỷ lệ tinh dầu trong bạc hà thường từ 0,5 đến
1.5%.
Công dụng: sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau; uống lá: chữa cảm mạo, nhức đầu, thông mật
Độc tính: bôi mũi có thể ức chế dẫn đến ngưng thở, ngưng tuần hoàn nên khong dùng cho trẻ em.
29. Làm thế nào để nghiên cứu tính kháng khuẩn của thảo dược? cho một ví dụ cụ thể?
- Chất kháng khuẩn chỉ tập trung ở bộ phận nhất định
- Thu lấy bộ phận cần kiểm tra
- Tạo dịch chiết tươi bằng cách nghiền trong nước hoặc dung môi. Lưu ý dung môi không có tính
kháng khuẩn và phải tiệt trùng
- 2 phương pháp thông dụng nhất là
 Khuếch tán trên thạch xác định đường kính vòng vô khuẩn
 Pha loãng xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)
- Phương pháp khuếch tán trên thạch
 Thường dùng nhất
 Có thể đục lỗ để đưa dịch chiết vào hoặc tẩm dịch chiết vào đĩa giấy
 Kiểm tra khả năng kháng khuẩn với từng loài vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy
thích hợp với nồng độ vi khuẩn theo tiêu chuẩn
 Đo đường kính vòng vô khuẩn và so sánh với đường kính vòng vô khuẩn của các kháng sinh thông
dụng
- Phương pháp pha loãng trên canh
 Kiểm tra khả năng kháng khuẩn với từng loài vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy
thích hợp với nồng độ vi khuẩn theo tiêu chuẩn
 Dãy nồng độ phytoncide giảm dần theo độ pha loãng cấp 2 (two-fold)
 Thêm cùng một lượng vi khuẩn và nuôi cấy
 Kiểm tra sự phát triển hoặc bị ức chế dựa vào độ đục của canh
*Lưu ý: đối chứng dương và âm
Ví dụ: KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA TỎI (Allium sativum L.) TRÊN
Escherichia coli.
MIC được xác định bằng phương pháp pha loãng. Chuẩn bị dịch chiết tỏi tỏi tươi đã lột vỏ và rửa sạch
với nước cất vô trùng, xay nhuyễn, cho nước cất vô trùng vào vừa đủ . Sau đó dung dịch tỏi được lọc
qua giấy lọc Whatman ta được dịch chiết tỏi cần dùng. Vi khuẩn E.Coli được phân lập sau đó cấy trên
môi trường NA đem đi ủ và kiểm tra mật độ vi khuẩn, xác định mật số vi khuẩn bằng máy quang phổ
UV-VIS và điều chỉnh mật độ vi khuẩn bằng NB ở điểm OD=1 sau đó pha loãng huyễn dịch vi khuẩn.
Cho dung dịch vi khuẩn vào từng ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch tỏi gốc ở các nồng độ khác
nhau từ 0,5 đến 256 µg/ml. Tất cả các ống nghiệm được ủ sau đó. Chủng vi khuẩn đối chứng đồng
thời được chuẩn bị . Đọc kết quả bằng cách so sánh độ đục của ống MIC với ống đối chứng dương và
đối chứng âm. Giá trị MIC được xác định là nồng độ thấp nhất của dung dịch tỏi tươi ức chế được sự
phát triển của vi khuẩn.
30. Nêu hiểu biết về 5 cây thuộc nhóm kháng sinh thảo mộc (tỏi, tía tô, vàng đắng, thì là,
sống đời): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng, tác dụng dược lý, công dụng.
Tỏi - Allium sativum: Thân giả mang nhiều lá dài, hoa màu trắng hay phớt hồng.
Bộ phận dùng: hành (ánh tỏi, tép tỏi) - củ.
Hoạt chất chính: Allicin.
Tác dụng dược lý: Dưới tác dụng của alliinase – thủy phân thành allicin – tính diệt khuẩn mạnh, có
mùi tỏi.
Công dụng: trị bệnh hô hấp, hạ đường huyết, chống tăng huyết áp, chống xơ vữa động mạch, tăng
miễn dịch, kháng viêm, chống oxi hóa
Tía tô - Perilla frutescens/ P. ocymoides var. purpurascens: Cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối,
mép khía răng, mặt dưới tím, xanh lục, có lông nhám. Hoa nhỏ ở đầu cành, màu trắng hay tím.
Bộ phận dùng: lá và hạt.
Hoạt chất chính: luteolin.
Tác dụng dược lý: kháng khuẩn, dãn khí quản, giảm leukotriene, chống oxy hoá (vit E), bảo vệ tim
mạch, cải thiện tiêu hoá, chữa táo bón, chống stress, ngừa ung thư, chống gout.
Vàng đắng - Coscinium fenestratum: dây leo, ruột có màu vàng, vị rất đắng.
Bộ phận dùng: thân và rễ.
Hoạt chất chính: Berberin.
Công dụng: chữa kiết lỵ, ỉa chảy, viêm ruột vàng da, sốt, sốt rét, viêm gan, viêm túi mật
Thì là – Anethum graveolens: cây nhỏ mọc hằng năm, lá xẻ những phiến nhỏ hình sợi, vò có mùi;
hoa màu vàng nhạt, quả hình trứng.
Bộ phận dùng: hạt và lá.
Hoạt chất chính: D-Carvone.
Công dụng: chữa đau bụng, kích thích trung tiện, lợi sữa.
Sống đời - Kalanchoe pinnata: Thân thảo, phân nhánh, lá màu xanh, dày, mọng nước và chứa cả
chất nhớt. Hoa mọc thành từng cụm màu đỏ, vàng, cam, trắng, hồng.
Bộ phận dùng: toàn cây, nhất là lá.
Hoạt chất chính: Bryophylin. C
Công dụng: cầm máu, chống sưng viêm, giảm đau, kích thích lưu thông máu; nước ép lá cải thiện tình
trạng nhiễm độc gan
31. Làm thế nào để nghiên cứu tính kháng virus của thảo dược? cho một ví dụ cụ thể.
- Xác định liều virus gây nhiễm tế bào/gây độc tế bào - Tissue culture infective dose (TCID)
- Nuôi cấy tế bào cùng với chiết xuất thảo dược sau đó cho virus vào gây nhiễm hoặc cho virus tiếp
xúc với chiết xuất trước khi nuôi cấy tế bào
- Phản ứng trung hòa - neutralisation assay, là một thử nghiệm đo lường sự ức chế tác động gây
độc/gây bệnh tích tế bào. VD: đếm số lượng plaque ở đĩa có tiếp xúc với chiết xuất so với đối chứng.
VD: chiết xuất thảo dược (vd, Phyllanthus amarus) làm giảm sự thể hiện gene (vd, HBsAg gene) trên
các tế bào (gan người)
32. Nêu hiểu biết về 3 cây thuộc nhóm thảo mộc kháng virus (diệp hạ châu, cỏ mực, nghệ):
mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng, tác dụng dược lý, công dụng.
Diệp hạ châu - Phyllanthus amarus: Chó đẻ thân xanh, có hạt tròn xếp dưới lá. Thân thảo, mọc
hoang ở khắp nơi.
Bộ phận dùng: toàn bộ cây.
Hoạt chất: Flavonoid (kaempferol, quercetin, rutin), alkaloid, PHYLLANTHIN, hypophyllanthin,
niranthin, phylteralin.
Đặc tính dược lý: kháng virus, vi khuẩn, kháng viêm, bảo vệ tế bào gan, giảm đau, giảm đường huyết,
lợi tiểu, tan sỏi “cây tán sỏi”.
Công dụng: trị viêm gan, sỏi thận và tiết niệu, cầm máu, trị mụn nhọt, lở ngứa.
Cỏ mực - Eclipta alba: thân thảo hằng niên, cao 0.2-0.4 m. Thân xanh/ nâu nhạt/ đỏ tía. Lá mọc đối,
phiến lá dài và hẹp. Hoa trắng hợp thành đầu, quả cụt đầu.
Thành phần hóa học: glycosides triterpene, saponins, flavonoids (apigenin, luteolin, eclalbatin)…
Dược tính: kháng virus, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm đau, chống khối u, chống nọc rắn.
Công dụng: cầm máu (ho ra máu, xuất huyết ruột, chảy máu răng, nướu, lợi); giúp mọc tóc, tóc đen;
chống độc gan; chống viêm (bệnh da, vết thương, vết rắn/ côn trùng cắn).
Nghệ - Curcuma longa: Cây thảo, thân rễ củ hình trụ hoặc hơi dẹt, trong màu vàng hoặc cam. Lá
hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu.
Bộ phận dùng: củ.
Hoạt chất: Củ có curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong dung môi
hữu cơ.
Tác dụng dược lý: kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan; ức chế virus (Influenza, HIV, HBV,
HPV, Dengue virus…); kháng khuẩn (Helicobater pylori, S. aureus, E. coli, P. aeruginosa, B. subtilis,
Mycobacterium tuberculosis), kháng nấm (P. notatum and A. niger), kháng viêm (mau liền sẹo, chữa
đau dạ dày).
Công dụng: trị đau dạ dày, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, vàng da, thiếu máu, giảm cholesterol
trong máu, lành da, niêm mạc.
33. Làm thế nào để nghiên cứu tính kháng kí sinh trùng của thảo dược? cho một ví dụ cụ
thể?

34. Nêu hiểu biết về 3 cây thuộc nhóm thảo mộc kháng kí sinh trùng (mãng cầu, sử quân
tử, dây thuốc cá): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng, tác dụng dược lý,
công dụng.
Mãng cầu - Annona squamosa/Annona muricata: cây gỗ nhỏ, chiều cao từ 3-6 mét. Các lá mọc
so le, hình trứng thuôn dài. Hoa nhỏ mọc nách lá . Quả có nhiều hạt hình bầu dục hoặc hình elip.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, quả và hạt.
Hoạt chất chính: Anonaine.
Công dụng: Quả là thực phẩm. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận; Lá na dùng để trị
sốt rét, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ; Rễ và vỏ cây dùng để trị tiêu chảy và trị giun
Sử quân tử - Quisqualis indica: dây leo, Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trứng. Hoa hình ống, màu
trắng, sau chuyển hồng/ đỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Qủa khô, hình trứng nhọn.
Bộ phận dùng: quả.
Hoạt chất chính: Quisqualic acid.
Đặc tính dược lý: kháng giun, kháng khuẩn (Staphylococcus), kháng viêm, sát trùng.
Công dụng: trị giun tròn; Eimeria tenella trên gà.
Dây thuốc cá - Derris elliptica/Derris tonkinensis: dây leo, lá hình thoi, hoa màu hồng nhạt hoặc
trắng, xếp thành chùm ở nách mọc nhiều ở Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ.
Bộ phận dùng: rễ.
Hoạt chất chính: là Rotenone.
Công dụng: trị ngoại ký sinh trùng cho vật nuôi: ve, ghẻ, chấy, rận, dòi; trị sâu tơ, rầy…của cây trồng.
Lưu ý lá độc với trâu bò, tiêm IV gây chết người.
35. Thảo mộc phòng trị bệnh đường tiêu hóa cần có đặc tính dược lý gì?
- Kích thích tiêu hóa: giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt.
- Bảo vệ gan, lợi mật: giải độc, chống độc.
- Trị tiêu chảy: ức chế nhu động, kháng khuẩn đường ruột.
- Trị táo bón: nhuận trường, trị chướng hơi, liệt dạ dày ruột.
36. Nêu hiểu biết về 5 cây thuộc nhóm thảo mộc tác động lên đường tiêu hóa (kim ngân
hoa, atiso, ổi, mộc hoa trắng, muồng trâu): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan
trọng, tác dụng dược lý, công dụng.
Kim ngân hoa - Lonicera japonica: dây leo, mọc thành bụi. Lá mọc đối, hình trứng và xanh quanh
năm. Hoa mọc kẽ lá màu trắng, sau ngả sang màu vàng. Quả hình cầu, màu đen.
Bộ phận: hoa, dây leo.
Hoạt chất: Flavonoid (luteolin), tinh dầu.
Tác dụng dược lý: giải độc, kháng khuẩn (E.coli, S.aureus), kháng virus, kháng viêm, chống dị ứng.
Công dụng: phòng ngừa, điều trị viêm nhiễm, cảm cúm, đau họng, tiêu chảy, kiết lỵ giai đoạn đầu,
nấu nước hoa tắm trị rôm sẩy.
A-ti-sô - Cynara scolymus: cao gần 1m - 2m. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới
có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt.
Bộ phận dùng: lá, hoa.
Lá chứa: acid phenolic (cynarin), flavonoid (luteolin).
Tác dụng dược lý: Sau khi tiêm mạch máu, dung dịch actisô từ 2-3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp
4 lần. Uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu.
Công dụng: thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng
khớp xương.
Atiso không độc.
Ổi - Psidium guajava: Ổi là một loại cây nhỡ có chiều cao khoảng từ 3 đến 5m. Lá có hình bầu dục,
mọc đối nhau với phần cuống ngắn. Quả mọng ở đầu quả có sẹo của đài.
Bộ phận dùng: búp non, lá, vỏ thân, rễ hay quả.
Hoạt chất: Búp non và lá: chứa tanin pyrogalic, axit psiditanic, tritecpenic và tinh dầu. Quả: rất giàu
vitamin C và pectin.
Dược tính: kháng khuẩn, làm se niêm mạc; cầm tiêu chảy.
Chữa viêm ruột cấp, ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em ăn uống không tiêu (lá, búp non sắc uống). Rửa vết lở loét
(búp non hoặc vỏ rộp). Lá non còn được dùng chữa bệnh zona..
Mộc hoa trắng - Holarrhena pubescens: Cây gỗ có thể cao tới 12m. Lá mọc đối gần như không
cuống. Hoa trắng mọc thành xim hình ngù ở kẻ lá hay đầu cành. Quả chứa nhiều hạt dài. Mọc hoang
(tỉnh miền Bắc).
Bộ phận dùng: lá, hạt, vỏ thân và rễ.
Thành phần: conesin; alkaloid; isoconesimin; norconesin; conesinidin; conkurchin; holarhenin.
Dược tính: conesin ức chế thần kinh trung ương, hạ huyết áp, giảm nhịp tim, tăng co bóp tử cung và
ruột, trừ giun, chữa lỵ amip.
Công dụng: điều trị các bệnh về đường ruột (kiết lị). conesin trong dược liệu có khả năng diệt giun,
đồng thời có tác dụng với cả kén và amip.
Muồng trâu - Senna alata: Cây nhỡ, cao chừng 1 m. Lá lớn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng nâu
nhạt. Quả giáp, dẹt.
Bộ phận dùng: quả, lá, cành và thân.
Thành phần: anthraquinon với 1.5 – 2% ở quả và 0.15 – 0.2 ở lá. Lá cây chứa kaempferol, aloe
emodin, chrysophanol,... Rễ chứa sitosterol.
Công dụng: trị viêm gan cấp và mãn tính do có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế
bào gan. Anthraquinones - chữa các bệnh da liễu như hắc lào, lang ben, dị ứng, vẩy nến, mẩn ngứa.
Nhuận tràng - do hoạt động của hợp chất sennoasides – vk biến thành anthornes.
37. Thảo mộc phòng trị bệnh đường hô hấp cần có đặc tính dược lý gì?
Các tác dụng dược lý:
- Điều hòa tiết dịch
- Kích thích hô hấp
- Làm loãng chất nhầy, long đàm
- Giảm ho
- Giãn phế quản
- Chống sung huyết
- Kháng sinh, trị ký sinh trùng, nấm, kháng viêm
38. Nêu hiểu biết về 4 cây thuộc nhóm thảo mộc tác động lên đường hô hấp (gừng, tần dày
lá, bọ mắm, tràm): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng, tác dụng dược lý,
công dụng.
Gừng - Zingiber officinale: Loại thảo nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6-1m. Thân rễ nạc, mọc bò ngang,
phân nhánh. Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài.
Bộ phận dùng: thân rễ.
Hoạt chất chính: α-camphene.
Công dụng: chữa ho (uống), chống nôn, diệt giun tim ở chó; làm thịt gà săn chắc; trị viêm vú ở bò;
giảm đau ở người (xoa bóp)
Tần dày lá - Plectranthus amboinicus: Thân thảo, cao từ 20- 25cm. Lá cây dày, mọng nước, hình
trái xoan và lá mọc đối với nhau. Lá của cây mặt trên có lông đơn và ít hơn mặt dưới của lá. Hoa có
màu tím đỏ.
Bộ phận dùng: lá.
Hoạt chất chính: Phenolic.
Công dụng: Kháng khuẩn Salmonella, E.coli, Staphylococcus, Pneumococcus, Streptococcus; chữa
ho, viêm họng, sát trùng, khản tiếng, cảm cúm; còn chữa sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi,
đau bụng.
Bọ mắm - Pouzolzia zeylanica: thân thảo, nhỏ, cành mềm và thân có lông mịn bao phủ. Lá mọc so
le nhưng có một số chỗ mọc đối xứng.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Hoạt chất chính: Vitexin.
Đặc tính dược lý: kháng viêm, chống oxy hóa, chống ung thư và bảo vệ thần kinh.
Công dụng: chống lại các vi khuẩn G+ và G-, chống oxy hoá, chữa viêm họng cho người.
Tràm - Melaleuca leucadendra: cây cao tới 4-5m. Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến
lá hình mác. Hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt, không cuống, mọc thành bông ở đầu cành.
Bộ phận dùng: lá.
Hoạt chất chính: Eucalyptola.
Công dụng: chữa cảm cúm, rửa mụn nhọt, vết thương, tắm chữa mẩn ngứa. Tinh dầu nhỏ múi chữa
cảm cúm, ngạt mũi; uống chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hóa; xoa chữa đau nhức.
39. Thảo mộc phòng trị bệnh cơ, lông, da cần có đặc tính dược lý gì?
Kháng kí sinh trùng, kháng nấm, kháng vi khuẩn...
Kháng viêm.
Nhanh lành vết thương.
Giảm đau.
40. Nêu hiểu biết về 4 cây thuộc nhóm thảo mộc tác động lên cơ, lông, da (sài đất, trầu
không, lá lốt, đu đủ): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng, tác dụng dược lý,
công dụng.
Sài đất - Wedelia calendulacea: Cây cỏ, mọc bò. Lá mọc đối, răng cưa to, hai mặt lá có lông thô,
khi vò có mùi thơm. Hoa vàng như hoa cúc.
Bộ phận dùng: cả cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô
Thành phần hóa học: cả cây chứa tanin, saponin, caroten, isoflavonoid và wedelolacton
Tác dụng dược lý: trên lâm sàng biểu hiện rõ rệt giảm đau, hạ sốt, kháng sinh.
Công dụng: chữa sưng tấy, mụn nhọt, ngứa lở, cảm sốt, phát ban, viêm bàng quang. Có nghiên cứu về
ngăn ngừa loãng xương.
Trầu không - Piper betle: Cây mọc leo, thân nhẵn. Lá hình trái xoan, có 0,8 - 2,4% tinh dầu
Bộ phận dùng: lá.
Thành phần hóa học: Chavibetol, Caryophyllene,Allylpyrocatechol Diacetate, Campene, Chavibetol
methyl ether, Eugenol, a-Pinene, f-Pinene, u-Limonene, Saprobe, 1-8-cineol, Allylpyrocatechol
monoacetate
Tính chất dược lý: kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chống oxy hóa, chống đột biến, nhanh lành
vết thương.
Công dụng: vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch hạch huyết, thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc, chữa bệnh
chàm mặt, sát trùng vết thương, viêm chân răng có mủ. Lưu ý: nóng, gây phỏng.
Lá lốt - Piper lolot/sarmentosum: Cây thảo. Lá hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở
gân. Cụm hoa mọc thành bông màu xanh lục
Bộ phận dùng: lá, rễ, thân.
Thành phần hóa học: Lá, thân và rễ chứa alkaloid, amides, flavonoids, pyrones, dihydrochalcones,
phenylpropanoids, lignans, tinh dầu (β-caryophylen; bornyl acetate).
Công dụng: chữa đau nhức cơ xương, mụn nhọt, hôi miệng, chảy nước mũi hôi, đau bụng, ỉa chảy,
nôn mửa, đau răng, đau đầu.
Đu đủ - Carica papaya: Cây cao 3 - 7m. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá to rộng chia làm 6-9
thùy. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn. Quả thịt, hình trứng
to, xanh lục chuyển sang vàng. Trong có nhiều hạt đen
Thành phần hóa học: quả xanh: 4% trọng lượng nhựa mủ, có men papain, có tác dụng tiêu hóa
protein; lá, quả, hạt (chủ yếu là lá): carpaine.
Dược tính: nhựa có tính kháng sinh mạnh, tẩy giun.
Công dụng: lá - rửa các vết thương, vết lở loét; hoa- chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng; rễ - cầm
máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận; nhựa đu đủ - chai chân, mụn cóc, eczema; quả - món ăn
bồi bổ.
41. Thảo mộc phòng trị bệnh hệ tiết niệu cần có đặc tính dược lý gì?
- Lợi tiểu
- Thay đổi môi trường pH của nước tiểu
- Sát trùng đường niệu
- Phòng và trị sổi niệu
- Điều trị chứng tiểu không kiểm soát
42. Nêu hiểu biết về 4 cây thuộc nhóm thảo mộc tác động lên hệ tiết niệu (kim tiển thảo, mã
đề, râu bắp, dứa): mô tả sơ bộ, bộ phận dùng, 1 hoạt chất quan trọng, tác dụng dược lý,
công dụng.
Kim tiền thảo - Desmodium styracifolium: Cây thảo. Lá mọc so le, hình hơi tròn. hoa màu
hồng. Quả đầu hơi cong, hạt có lông.
Bộ phận dùng: toàn cây ( phần trên mặt đất ).
Hoạt chất chính: flavonoids. Tác dụng dược lý: chống hình thành sỏi oxalate; tăng bài tiết nước tiểu,
mật; tăng co bóp cơ tim.
Công dụng: Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi mật, hoàng đản, phong thấp, cảm cúm, ho, kinh nguyệt
không đều, băng lậu bạch đới (cả cây sắc uống). Viêm tuyến mang tai, mụn nhọt.
Mã đề - Alisma plantago: Cây thân thảo, sống hằng năm. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông. Quả nang, hình chóp thuôn.
Bô phận dùng: lá và hạt.
Hoạt chất chính: Iridoid ( lá ).
Tác dụng dược lý: thúc đẩy sự di động của sỏi, chống viêm, kháng khuẩn gây bệnh ở da, tăng lượng
nước tiểu.
Công dụng: Lợi tiểu, ho (cả cây sắc uống). Bỏng (cả cây nấu cao bôi). Tiêu chảy, ho có đờm (Hạt sắc
uống).
Râu bắp - Stigmata maydis: là bộ phận của cây Ngô, dài từ 8 – 15cm, có màu vàng, nằm giữa lá và
hạt, chạy dọc từ đầu quả đến cuối quả.
Hoạt chất chính: saponin.
Tác dụng dược lý: tăng lượng nước tiểu từ 3-5 lần; tăng sự bài tiết của mật, lượng bilirubin trong máu
cũng giảm. Lượng prothrombin trong máu tăng lên và do đó làm máu chóng đông.
Công dụng: thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh về tim, đau thận; viêm túi mật, viêm gan. Có
thể phối hợp với vitamin K để làm thuốc cầm máu
Dứa - Ananas sativus/ comosus: thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại,
còn quả thật là các "mắt dứa".
Bộ phận dùng: thân, lá, quả.
Hoạt chất chính: Alkaloid. Tính chất dược lý: chống oxy hóa, kháng sinh.
Công dụng: Bromelin của trái dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm, trị viêm xoang trẻ em
43. Tóm tắt được nội dung của bảng, biểu đồ, hình ảnh liên quan đến các nghiên cứu về
thảo dược.
44. Nguyên lý của phương pháp định lượng chất chống oxy hóa bằng phương pháp sử
dụng DPPH là gì?
DPPH – 1,2- di phenyl-2-pricryl hydrazil có độ hấp thụ quang cực đại ở bước sóng 517nm và có màu
tím. Phương pháp này dựa vào sự bắt giữ gốc tự do của chất chống oxi hóa. Khi dd DPPH được trộn
với dd chất có khả năng nhường H thì gốc tự do tại vị trí nitro của DPPH sẽ phản ứng với hợp chất có
khả năng nhường H làm mất màu tím của dd và chuyển dần sang màu vàng. Hàm lượng DPPH còn lại
sau phản ứng được đo bằng pp so màu ở bước sóng 517nm. Chứng dương có thể sử dụng là vitamin
E, đối chứng âm nước cất 2 lần.
𝑂𝐷𝐶 −𝑂𝐷𝑚
Tỉ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH = x 100
𝑂𝐷𝐶
ODC: giá trị mật độ quang của mẫu thử.
ODM: giá trị mật độ quang của chứng âm
Từ tỉ lệ % này xây dựng phương trình tương quan tuyến tính, từ đó xác định giá trị IC50 (nồng độ mà
tại đó bắt 50% gốc tự do DPPH). IC50 càng thấp hoạt tính chống oxi hóa càng cao.
45. Nêu nguyên lý của phương pháp định lượng tannin bằng FeCl 3 với chất chuẩn acid
gallic.
Tanin tạo kết tủa với muối sắt III (Fe3+), tuỳ loại mà cho màu xanh đen (tanin thuỷ phân) hoặc xanh
lá cây đậm (tanin ngưng tụ)
46. Nêu phương pháp định tính flavonoid, terpenoid và saponin?
- Flavonoid: phản ứng đặc trưng với Mg/HCl đậm đặc: Dung dịch có màu hồng (đỏ)
- Terpenoid: dùng thuốc thử Liebermann-Burchard cho vào dịch chiết, màu hỗn hợp chuyển từ đỏ nâu
- tím chuyển sang màu xanh lục chứng tỏ dịch chiết có terpenoid
- Saponin:
 Hiện tượng gây bọt ở môi trường kiềm và acid.
 Hiện tượng phá huyết.
 Gây độc đối với cá.
 Acid sulfuric đậm đặc hòa tan các saponin và cho màu thay đổi từ vàng, đỏ, lơ-xanh lá hay lơ-tím.
47. Tại sao khi nghiên cứu về dược liệu, thông số EC50 và LC50 thường được dung? Cho
ví dụ cụ thể

48. Cho một ví dụ cụ thể để minh chứng rằng chiết xuất với dung môi khác nhau có thể có
các sản phẩm với hoạt tính khác nhau.
The fundamental study of antimicrobial activity of Piper betle extract in commercial toothpastes.
Cao chiết lá trầu không được chiết với 3 dung môi: nước, ethanol 50%, ethanol 95%.
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC): 1ml cao chiết thô nồng độ từ 1-25mg/ml + 0,1ml huyền
dịch với McFarland 0,5 + 4ml môi trường canh.
Nước Ethanol 50% Ethanol 95%
Lượng cao chiết (%) 27 24 6
Tổng phenolic (mg GAE/g) 200 460 840
Nồng độ ức chế tối thiểu với E.coli (mg/ml) 19 7 5
49. Có bao nhiêu cách chiết tinh dầu cơ bản? tại sao cần chiết tinh dầu mù u bằng phương
pháp chiết lạnh?
Tinh dầu có thể được chiết xuất qua hai phương pháp chính:
Có 4 phương pháp được áp dụng để chế tạo tinh dầu:
1. Phương pháp cất kéo hơi nước:
Là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chiết xuất và cô lập tinh dầu từ thực vật để sử dụng
trong các sản phẩm tự nhiên. Điều này xảy ra khi hơi nước bốc hơi và cuốn theo các thành phần chưa
tới điểm sôi nhờ áp suất tổng tạo ra, sau đó trải qua quá trình ngưng tụ và phân tách
2. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi
Thường người ta sẽ dùng dung môi thứ cấp như hexan, ethanol có nhiệm vụ là hòa tan tinh dầu, tiếp
theo người ta sẽ dùng quá trình khác để tách tinh dầu ra khỏi dung môi đó. Nó phù hợp nhất cho các
nguyên liệu thực vật mang lại lượng tinh dầu thấp hoặc là các chất thơm không thể chịu được áp lực
của quá trình chưng cất hơi nước.
3. Phương pháp ướp.
4. Phương pháp chiết lạnh
Phương pháp này thường dùng để tách tinh dầu từ các loại trái cây, có thành phần nhạy cảm với nhiệt
độ.
Để ép lạnh, người ta dùng máy thủy lực công suất lớn tác dụng lực cơ học để phá vỡ cấu trúc, vỡ các
túi dầu, ép vỏ quả thành dầu và nước, bã tách riêng, sau đó sẽ cho qua máy lọc ly tâm để tách tinh dầu
ra khỏi nước.
=>Vì phương pháp sản xuất này không dùng nhiệt nên sẽ giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng có
trong dầu mù u. Các phương pháp chiết suất tinh dầu khác như chưng cất lôi cuốn hơi nước, chưng cất
trực tiếp bằng nước, phương pháp trích ly sử dụng dung môi hữu cơ,…đa số các phương pháp này đều
sử dụng nhiệt.
Trong khi đó hạt mù u chứa rất nhiều axit béo chiết xuất dầu mù ù bằng các phương pháp có sử dụng
nhiệt sẽ làm cho các axit béo này bị đông đặc lại, dầu mù u bị biến tính, thành phẩm cuối cùng không
đạt được chất lượng cao nhất.
50. Vai trò của đối chứng dương và đối chứng âm trong nghiên cứu dược liệu. Cho 1 ví dụ
cụ thể.

You might also like