Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG...................2
1.1. Khái niệm.................................................................................................2
1.2. Ba khía cạnh chính trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững......................2
1.3. Thực tiễn các yêu cầu hiện nay về phát triển chuỗi cung ứng bền vững......2
1.4. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bền vững hiện nay............................6
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA MCDONALD’S..............8
2.1. Giới thiệu về McDonald’s..........................................................................8
2.2. Chuỗi cung ứng của McDonald’s...............................................................8
2.3. Vấn đề McDonald’s gặp phải trong chuỗi cung ứng.................................11
2.4. Giải pháp của McDonald’s......................................................................14
2.5. Kết quả McDonald’s đạt được.................................................................16
CHƯƠNG 3: AI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MCDONALD’S.............19
3.1. Xu hướng sử dụng AI trong chuỗi cung ứng thức ăn...............................19
3.2. Lợi ích khi sử dụng AI............................................................................19
3.3. Thách thức khi sử dụng AI......................................................................20
KẾT LUẬN......................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................22
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo sự vận hành hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước những thách
thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên và yêu cầu về trách
nhiệm xã hội thì phát triển chuỗi cung ứng bền vững đã trở thành một mục tiêu không
thể thiếu đối với các doanh nghiệp.
Khi nhắc đến phát triển chuỗi cung ứng bền vững, một ví dụ điển hình không
thể không nhắc đến chính là Mcdonald’s-nhà bán lẻ dịch vụ thực phẩm hàng đầu thế
giới. Mcdonald’s đã thật sự áp dụng hiệu quả các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng
bền vững giúp doanh nghiệp đảm bảo được sự vận hành hiệu quả.
Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích về giải pháp phát triển chuỗi cung ứng
bền vững và cách McDonald’s xây dựng chuỗi cung ứng của mình một cách bền
vững. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài tiểu luận gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng bền vững
Chương 2: Chuỗi cung ứng bền vững của McDonald’s
Chương 3: AI trong chuỗi cung ứng của McDonald’s
Nhóm chúng em đã rất nỗ lực và cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận nhưng do hạn
chế về thời gian, kiến thức còn hạn hẹp nên nội dung đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô cũng như của các
nhóm còn lại để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm
Chuỗi cung ứng bền vững (SCS) là chuỗi sử dụng các hoạt động để bền
vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian dài. Theo đó, các hoạt
động trong chuỗi cung ứng phải được thiết kế và quản lý để giảm thiểu tác động đến
môi trường, nâng cao vị thế xã hội và đảm bảo khả năng tồn tại về mặt kinh tế về lâu
dài.
Theo Tirkolaee cùng cộng sự của mình, cho rằng Quản lý chuỗi cung ứng bền
vững (SSCM) là khả năng phát triển chuỗi cung ứng đảm bảo đạt được các lợi ích
kinh tế mà không gây tổn hại (tác động xấu) đến môi trường và xã hội.
1.2. Ba khía cạnh chính trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Khía cạnh kinh tế: là hoạt động đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai như: tối thiểu hóa chi
phí, tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả cung ứng trong doanh nghiệp… và duy
trì sự tồn tại đó trong dài hạn.
Khía cạnh xã hội: là hoạt động tạo ra và duy trì các điều kiện cho phép tất cả
các thành viên trong xã hội thực hiện vai trò xã hội của mình một cách hiệu quả, đồng
thời tôn trọng quyền của người khác và môi trường như: Tuân thủ các quyền lợi đúng
đắn của nhân công về các chế độ làm việc; lương thưởng; bảo hiểm, xây dựng môi
trường làm việc tốt đảm bảo phát triển cho mỗi cá nhân khi tham gia vào doanh
nghiệp.
Khía cạnh môi trường: là hoạt động tạo ra và duy trì các điều kiện để con
người và thiên nhiên có thể tồn tại hài hòa trong sản xuất, cho phép đáp ứng các yêu
cầu xã hội, kinh tế và các yêu cầu khác của thế hệ hiện tại và tương lai như: Quản lý
nguồn tài nguyên sẵn có, tái chế nguyên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến
đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên và ngăn chặn suy giảm hệ sinh thái do sản xuất kinh
doanh,..
1.3. Thực tiễn các yêu cầu hiện nay về phát triển chuỗi cung ứng bền vững
Theo báo cáo của Statista 2023 - Top những ưu tiên hàng đầu khi duy trì chuỗi
quản lý và doanh nghiệp, ưu tiên về “Kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục” đứng
tại vị trí thứ nhất với 20,2% mức độ quan tâm. Từ đó khiến cho các doanh nghiệp
đưa ra vấn đề chính trong việc duy trì chuỗi cung ứng chính là làm cách nào để khiến
cho hoạt động kinh doanh có thể duy trì một cách bền vững. Và để đảm bảo đạt được
điều đó, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn trong nước và quốc tế
về 3 khía cạnh chính: Yêu cầu bắt buộc, yêu cầu chung và yêu cầu khuyến khích tham
gia.

2
Source: Statista 2024 – Top priorities to operate business and supply chain
1.3.1. Yêu cầu bắt buộc
Những yêu cầu, tiêu chuẩn bắt buộc theo quy định, luật pháp trong nước và
quốc tế mà những doanh nghiệp, tổ chức phải áp dụng để đảm bảo xu hướng thực tiễn
trong tương lai hướng tới sự phát triển bền vững và chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Hàm lượng hóa chất
Đối với các sản phẩm cần làm xét chuẩn Hàm lượng hóa chất, cần phải áp dụng
những quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm đối với bất cứ ngành hàng nào,
theo điều luật và quy định bắt buộc của các bộ, cục của tất cả các quốc gia.
Danh mục chất bị hạn chế của AAFA Restricted Substance List (Hiệp hội
May mặc và giày dép) đã quy định rằng đối với mỗi mặt hàng khác nhau khi áp dụng
hoặc xuất khẩu vào một quốc gia khác thì phải đảm bảo được dư lượng hóa chất trong
sản phẩm không được vượt quá một tiêu chuẩn nhất định đã được đề ra, và từng quốc
gia cũng sẽ có những giới hạn riêng. Bên cạnh đó, cũng có một số luật định về hóa
chất, ví dụ như Quy định Đăng ký, Đánh giá, Cho phép và Hạn chế Hóa chất
(REACH – Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals)
của Liên minh châu Âu hay Dự luật 65 California của Hoa Kỳ. Tên công ty đã được
nộp trong hồ sơ đăng ký của REACH hiện tại đã lên tới con số 26.000 doanh nghiệp
và mức độ tìm kiếm đối với REACH cùng ngày càng được mở rộng.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật
Ví dụ, đối với mặt hàng thực phẩm nội địa trong nước, các hàng hóa đều phải
tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng
trong thực phẩm, theo Thông tư số 02/2011/TT-BYT của Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Y tế.

3
- An toàn của sản phẩm
Là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm và
gắn liền một cách xuyên suốt vào sự bền vững cho chuỗi cung ứng tạo ra sản phẩm,
tính an toàn của sản phẩm luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Tiêu chuẩn UL (Bộ Tiêu chuẩn về An toàn của Tổ chức hợp tác giữa các
phòng thí nghiệm) là một minh chứng rõ nét nhất cho An toàn sản phẩm được ban
hành bởi Hoa Kỳ. UL được mệnh danh là tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới khi hầu hết
tất cả các tiêu chuẩn thử nghiệm của UL đều dựa trên các tiêu chuẩn riêng của họ và
bên cạnh đó họ còn tham khảo thêm các tiêu chuẩn khác như ANSI, ASTM, BHMA,
… của Mỹ để đánh giá. Hiện tại, trên trang chủ của UL đã công bố hơn 20 tỷ sản
phẩm đã được công nhận chứng chỉ an toàn UL trên toàn cầu vào mỗi năm. Dấu
chứng chỉ UL cũng đã được hơn 65.000 nhà sản xuất chứng nhận cho sản phẩm
riêng của họ và được công nhận trên thị trường giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán lẻ,....
1.3.2. Yêu cầu chung
Những yêu cầu chung mà doanh nghiệp không bắt buộc nhưng ngày nay nếu
doanh nghiệp muốn hướng tới xu thế chung trong chuỗi cung ứng bền vững thì phải
cần được áp dụng nếu muốn đảm bảo xây dựng quy trình dài hạn. Có thể kể đến:
Công cụ quản lý Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh
doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật),
xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình.
Theo một báo cáo được thực hiện bởi Six Sigma Quality, có tới 53% trong tổng số
các doanh nghiệp thuộc Fortune 500 (Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ) đang
sử dụng Six Sigma và có tới 82% các doanh nghiệp trong Fortune 100 áp dụng
phương pháp để cải tiến kinh doanh. Nghiên cứu cũng đã cho thấy Six Sigma đã tiết
kiệm được cho các công ty hơn 400$ tỷ USD về mặt doanh thu và lợi nhuận.

Hình 1.1. So sánh so sánh giữa số lượng lỗi trong tổng số đơn hàng được vận chuyển
bởi Amazone thực hiện bởi 5 Sigma và 6 Sigma

4
Source: Council for Six Sigma Certification
Bên cạnh công cụ quản lý 6Sigma, một biến thể mới của Six Sigma là Lean
Six Sigma (LSS), được định nghĩa là mô hình quản lý kết hợp các nguyên tắc quản lý
của Lean với các phương pháp Six Sigma. Lean giúp giảm thiểu chất thải và rút ngắn
chu kỳ sản xuất ngay từ đầu, trong khi Six Sigma tập trung vào tinh chỉnh độ chính
xác cho quy trình. Chúng song hành cùng nhau có thể coi là sự biến thể tích cực. Theo
báo cáo của Manufacturing Digital vào năm 2021, có khoảng 69,7% các nhà sản
xuất hiện này thì đang sử dụng phương pháp thực hành tinh gọn. Trong đó, khi
áp dụng phương pháp này, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giảm được tới 90% hàng tồn
kho và thời gian giao hàng, đạt tới 26% mục tiêu vận chuyển, tăng 15% chất
lượng sản phẩm và 35% hiệu quả năng suất.
1.3.3. Khuyến khích thực hiện để phát triển bền vững
Đây là một xu thế không bắt buộc, nhưng khi doanh nghiệp đã xác định được
mục tiêu muốn hướng tới kinh doanh bền vững thì cần được khuyến khích cần phải
tuân thủ được các tiêu chuẩn mà ngày nay các doanh nghiệp trên toàn cầu cũng đã và
đang áp dụng.
Hiện tại, một trong những tiêu chuẩn được mọi người khuyến khích áp dụng
nhiều nhất là CSR – Corporate Social Responsibility (Trách nhiệm của doanh
nghiệp với xã hội). Ảnh hưởng của CSR hướng một cách tích cực tới đồng thời xã hội
và doanh nghiệp, gắn liền với các chiến lược như tăng trưởng, xây dựng thương hiệu
và hoạt động kinh doanh dài hạn. Theo Zipdo, có khoảng 76% các doanh nghiệp tin
rằng CSR sẽ giúp giảm thiểu được những rủi ro thương hiệu và trong Fortune 500,
khoảng 40% các công ty công khai ủng hộ những nỗ lực của CSR trong quá trình hoạt
động và giải quyết vấn đề. Đồng thời việc áp dụng CSR cũng là một chìa khoá để thu
hút vốn đầu tư, khi 78% các nhà đầu tư cho rằng những báo cáo của CRS đưa ra
là rất quan trọng khi đánh giá doanh nghiệp.
ISO 14001 là một chứng chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý môi trường của
doanh nghiệp, được thực hiện bởi tiêu chuẩn quốc tế ISO. Đây là một tiêu chuẩn quốc
tế không bắt buộc, tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp trong các
lĩnh vực liên quan đến môi trường, các doanh nghiệp cần phải quan tâm cũng như
khuyến khích thực hiện chứng chỉ này. Theo báo cáo mới nhất trên trang chủ của ISO
- ISO 14001, đã có đến hơn 500.000 doanh nghiệp trong hơn 180 quốc gia trên thế
giới đã và đang sử dụng tiêu chuẩn này như một thước đo để đánh giá độ hiệu quả
trong quản lý môi trường. Theo Báo cáo của Enhesa năm 2020 cho thấy, chứng nhận
ISO 14001 vào năm 2020 đã đạt 417,478 trên toàn cầu, một con số tăng trưởng
đáng kể lên tới 34% khi so sánh với năm 2019. Và trong tổng số các tiêu chuẩn, chứng
chỉ của ISO đã được áp dụng thì ISO 14001 chiếm khoảng 24%, chỉ đứng sau ISO
9001 với 61%.

5
Source: Enhesa.com
1.4. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bền vững hiện nay
1.4.1. Tìm kiếm nguồn cung ứng bền vững đảm bảo về chất lượng sản phẩm, tuân
thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội.
Thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng về chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về
môi trường và xã hội mà các nhà cung cấp phải tuân thủ. Điều này có thể bao gồm
các tiêu chuẩn về nguyên liệu sử dụng, quy trình sản xuất bảo vệ môi trường, đảm bảo
điều kiện làm việc công bằng và an toàn cho lao động, cũng như việc giảm thiểu tác
động xã hội đối với cộng đồng địa phương. Theo một nghiên cứu của Quỹ Phát triển
Quốc tế (IFC), việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội trong các hợp đồng
với nhà cung cấp đã giảm thiểu được 25% lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản
xuất. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận hành và xử lý chất
thải.
Xây dựng một hệ thống kiểm định và theo dõi chặt chẽ để đánh giá sự tuân
thủ của các nhà cung cấp. Các đánh giá này có thể bao gồm kiểm tra định kỳ, các
cuộc kiểm tra không báo trước, và hỗ trợ kỹ thuật để giúp nhà cung cấp nâng cao năng
lực của họ. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng nguồn cung của họ không chỉ
đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tạo
ra giá trị bền vững lâu dài.
1.4.2. Thiết lập hệ thống sản xuất bền vững
Áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại và năng lượng tái tạo là một giải
pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện hiệu quả
kinh tế. Một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy rằng việc sử
dụng năng lượng tái tạo có thể giảm đến 70% lượng phát thải CO2 trong ngành sản
xuất công nghiệp vào năm 2050.
Ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại vào sản xuất như quy trình sản xuất
tiết kiệm năng lượng và tái chế chất thải có thể giảm 50% lượng chất thải công nghiệp
và tiết kiệm tới 25% chi phí sản xuất. Cụ thể, khi áp dụng các biện pháp này, Unilever
đã giảm 65% lượng khí thải CO2 từ các nhà máy sản xuất của mình từ năm 2008.
Patagonia sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các cơ sở của mình, giúp giảm hơn

6
10.000 tấn CO2 mỗi năm. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tối ưu hóa
quy trình sản xuất và tăng năng suất đáng kể.
1.4.3. Xây dựng hệ thống phân phối bền vững
Áp dụng các chiến lược nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa
như sử dụng phương tiện vận tải thân thiện với môi trường, tối ưu hóa lộ trình vận
chuyển, cải thiện hiệu quả kho bãi,...Theo một báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới
(WRI), các biện pháp như tối ưu hóa lộ trình vận chuyển có thể giảm đến 15% lượng
nhiên liệu tiêu thụ, đồng thời giảm lượng khí thải CO2 tương đương 20%.
Cụ thể, Walmart đã tiết kiệm được hơn 100 triệu USD mỗi năm bằng cách tối
ưu hóa lộ trình giao hàng và sử dụng các phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, như
xe tải điện và xe tải chạy bằng khí tự nhiên nén (CNG). DHL đã áp dụng hệ thống
quản lý vận tải (TMS) và đạt được mức giảm 10% chi phí vận chuyển hàng năm, đồng
thời cải thiện đáng kể thời gian giao hàng. Như vậy, việc áp dụng các chiến lược vận
chuyển và phân phối bền vững không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích
kinh tế rõ rệt cho doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
1.4.4. Xây dựng các chiến lược tiêu dùng bền vững cho khách hàng
Đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, các chương trình khuyến mãi
và ưu đãi đặc biệt cho các sản phẩm và dịch vụ bền vững để khuyến khích khách
hàng mua sắm và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin rõ ràng
về nguồn gốc, quy trình sản xuất, và tác động của sản phẩm đến môi trường cũng là
yếu tố giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định mua sắm thông minh.
Khuyến khích khách hàng lựa chọn các sản phẩm có chứng nhận bền
vững như FSC (Forest Stewardship Council), Fair Trade, Organic, và Energy
Star. Nghiên cứu của Unilever cho thấy, các sản phẩm mang nhãn hiệu bền vững của
họ có tốc độ tăng trưởng bán hàng nhanh hơn các sản phẩm thông thường. Điều này
không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường mà
còn thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu nhờ vào việc cải thiện hình ảnh thương hiệu và
thu hút khách hàng có ý thức về môi trường.

7
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA MCDONALD’S
2.1. Giới thiệu về McDonald’s

McDonald’s là nhà bán lẻ dịch vụ thực phẩm hàng đầu thế giới, có mặt hơn
120 quốc gia với hơn 41.000 cửa hàng địa phương, phục vụ gần 70 triệu người mỗi
ngày. Trong đó, có 21.000 cửa hàng nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2024. Công
ty ban đầu được thành lập đầu tiên năm 1940 do anh em Richard & Maurice
McDonald’s. Cuối cùng nó đã trở thành một hoạt động nhượng quyền thương mại và
được mua lại từ anh em nhà McDonald's vào năm 1955 bởi doanh nhân Ray Kroc.
Sứ mệnh: Sứ mệnh của McDonald’s là trở thành địa điểm và cách thức ăn
uống yêu thích của khách hàng. McDonald’s không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ và mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng với các món ăn yêu thích
như Khoai tây chiên, Big Mac và Chicken MCNuggets cũng như những trải nghiệm
độc đáo khác chỉ có thể tìm thấy tại McDonald’s.
Tầm nhìn: Phát triển với tốc độ nhanh để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận và
trở thành một McDonald’s tốt hơn nữa, phục vụ khách hàng hơn với những món ăn
ngon mỗi ngày trên toàn thế giới.
Doanh thu: McDonald’s năm 2023 đạt 25,49 tỷ đô la Mỹ. Phần lớn doanh thu
từ các nhà hàng nhượng quyền của McDonald’s với 15,44 tỷ đô la Mỹ thông qua
phương thức hoạt động này năm 2023, trong đó 9,84 tỷ đô la Mỹ đến từ tiền thuê nhà
và 5,53 tỷ đô la Mỹ được tạo ra từ việc nhượng quyền thương mại của McDonald’s.
2.2. Chuỗi cung ứng của McDonald’s

8
2.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp được xem như là một phần của chiếc ghế kiềng ba chân của
Mcdonald's. Nhà cung cấp Mcdonald's chia làm hai cấp: Nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2
Nhà cung ứng cấp 1: Hay còn gọi là nhà cung cấp cốt lõi. Hiện nay,
McDonald's có tới 3100 nhà cung cấp trên toàn cầu, đến từ các quốc gia khác nhau.
Họ cung cấp các sản phẩm chính như thịt bò, cá, gà, và các vật liệu đóng gói và
nguyên liệu mà Mcdonald’s sử dụng để chế biến thức ăn, đồ uống và các sản phẩm
khác trực tiếp tại cửa hàng.
Nhà cung ứng cấp 2: Nhà cung cấp cấp 2 chủ yếu là các nông trại, người nông
dân. Họ chịu trách nhiệm cho việc chăn nuôi, thực phẩm và cung cấp các nguyên liệu
cơ bản cho các nhà cung cấp cấp 1.
Nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp
Tyson Foods Thịt gà, thịt bò, cá và thịt lợn
Keystone Foods Thịt và cá
Kenny Longaker Cá
Frank Martinez Khoai tây
Hildebrandt Farms Sữa
Jenn Burger Khoai tây
Mike Dietrich Táo
Gavina Gourmet Coffee Cà phê
100 Circle Farms Khoai tây
Dirk Giannini Rau xà lách
Milking R Dairy Sữa
Coca Cola Đồ uống
Bảng 2.1. Danh sách một số nhà cung cấp hàng đầu của McDonald’s
2.2.2. Trung tâm phân phối
Theo McDonald’s Corporation, hiện nay công ty có hơn 200 trung tâm phân
phối phục vụ cho hơn 40.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia. Số lượng trung tâm
phân phối cụ thể tại mỗi khu vực sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô hoạt động cũng
như là mật độ nhà hàng.
Các trung tâm phân phối được triển khai theo mô hình Hub and Spoke.
Mô hình này có trách nhiệm lớn trong việc vận hành một trung tâm phân phối lớn,
trung tâm chịu trách nhiệm cung cấp cho các cửa hàng hoặc điểm phân phối thực
phẩm, vật liệu đóng gói và các vật tư liên quan khác. Bên cạnh đó, mô hình đồng thời

9
quản lý việc mua sắm, tồn kho và kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả và tối đa.
Nhờ vậy, Mcdonald's có thể đạt được hiệu quả kinh tế nhờ việc mở rộng quy mô và
duy trì chất lượng cũng như đạt được những tiêu chuẩn sản phẩm quan trọng trong các
chuỗi cửa hàng rộng lớn.
2.2.3. Nhà hàng và nhà hàng nhượng quyền
Theo Our Purpose & Impact Report McDonald’s corporation năm 2022,
trong số hơn 40.000 nhà hàng McDonald's thì khoảng 95% đã được nhượng
quyền, hoạt động tại hơn 100 quốc gia. Hiện tại, cái tên McDonald's dễ dàng có thể
bắt gặp tại các đường phố với quy mô khá đáng kể ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Á và
Thái Bình Dương. Ngoài ra, McDonald's còn có thể cấp phép thương hiệu và bán sản
phẩm của mình cho các công ty khác muốn sở hữu và vận hành nhà hàng McDonald's
của riêng họ. Điều này không chỉ giúp công ty mở rộng dấu ấn toàn cầu mà còn vẫn
tiếp tục duy trì vị thế của mình trên bản đồ đồ ăn nhanh toàn thế giới.
Thị phần lớn nhất của Mcdonald chủ yếu nằm ở Hoa kỳ với số lượng cửa
hàng khoảng 13,4 nghìn cửa hàng, chiếm hơn 32% số lượng cửa hàng trên toàn cầu.
Tại Châu Âu, Pháp và Anh là hai quốc gia có nhiều cơ sở McDonald's nhất, lần lượt
chiếm khoảng 1,6 nghìn và 1,4 nghìn cửa hàng. Đối với các nhà hàng McDonald's ở
khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông, Trung Quốc chiếm vị trí số 1, lần
lượt tiếp theo đó là Nhật Bản và Australia.

Hình 2.1. Số lượng nhà hàng McDonald’s toàn cầu được phân theo khu vực
giai đoạn 2019 – 2023
Nguồn: Statista
2.2.4. Vận chuyển và logistics
Theo báo cáo năm 2017, McDonald's vận chuyển tương đương 70.000
container vận chuyển 20 feet mỗi năm thì mô hình vận chuyển 3PL được coi như là
xương sống trong chuỗi cung ứng của Mcdonald's. Hiện Mcdonald's có 238 bên vận

10
chuyển 3PL trong chuỗi cung ứng của mình. Hoạt động chuỗi cung ứng của công ty
được thúc đẩy bởi các công ty 3PL như Martin Brower
Đặc biệt, trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu thực phẩm cần được
quản lý cẩn thận để đảm bảo giao thực phẩm trong khi vẫn duy trì được độ tươi và
chất lượng của sản phẩm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các thành phần nhạy cảm
với nhiệt độ như cá hay thịt để đảm bảo vẫn giữ được độ tươi. Do đó một phần của
hệ thống phương tiện của McDonald’s được trang bị thiết bị kiểm soát nhiệt độ
và ứng dụng Cold Chain.
2.3. Vấn đề McDonald’s gặp phải trong chuỗi cung ứng
2.3.1. Vấn đề về sức khỏe cộng đồng
- Thị hiếu người tiêu dùng đã thay đổi khi dần hướng tới thói quen ăn uống
lành mạnh.
Người tiêu dùng đã có ý thức hơn về sức khỏe của mình và tìm kiếm những
thực phẩm lành mạnh hơn. Theo Global Health and Wellness report của Nielsen vào
năm 2015 thì 88% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các loại thực phẩm
lành mạnh. Còn theo thống kê của Statista vào năm 2022 thì có tới 71% người tiêu
dùng Mỹ cho biết rằng họ đang cố gắng ăn uống lành mạnh hơn bằng cách tăng cường
tiêu thụ trái cây và rau quả.
- Áp lực từ Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ
Theo Fast Food Chain and Obesity Rates Worldwide report of Straits Research,
McDonald’s chiếm thị phần lớn nhất ở Hoa Kỳ và tỷ lệ mắc bệnh béo phì do tiêu
thụ các sản phẩm đồ ăn nhanh ở Hoa Kỳ cũng cao nhất trên thế giới chiếm tận
36,2%. Chứng kiến tình trạng béo phì gia tăng nhanh do tiêu thụ các sản phẩm đồ ăn
nhanh, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành quy
định yêu cầu các chuỗi cửa hàng lớn bao gồm McDonald’s phải thay đổi lại thực đơn
theo hướng lành mạnh hơn cho sức khoẻ người tiêu dùng, đồng thời phải cung cấp
thông tin dinh dưỡng trên thực đơn.
McDonald’s đã đối mặt với nhiều chỉ trích từ các tổ chức phi Chính Phủ
(NGOs) và các cơ quan y tế công cộng liên quan đến tác động sức khoẻ của các sản
phẩm đồ ăn của họ. Center for Science in the Public Interest (CSPI) đã chỉ trích
McDonald’s về việc sử dụng đồ chơi để thu hút trẻ em vào các bữa ăn Happy Meal s,
thường chứa nhiều calo, chất béo và đường. Cụ thể, năm 2010 trong số 24 sự kết hợp
Happy Meals của Mcdonald's, tất cả đều vượt quá 430 calo (một phần ba trong lượng
calo được khuyến nghị hàng ngày cho trẻ em từ 4 đến 8 tuổi). Happy Meals có lượng
calo và chất béo hoà tan lần lượt là 640 và 7 gam, khoảng 940 miligam natri và lượng
đường tương đương khoảng 2 ngày (35 gam). Và thậm chí bữa ăn đó còn đi kèm với
một số món đồ chơi như Shrek, Star Wars,.. Điều này khuyến khích thói quen không
ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ.
2.3.2. Về vấn đề môi trường

11
- Lượng khí thải nhà kính lớn đến từ hoạt động chế biến thịt
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Food vào năm 2021 thì
việc sản xuất thực phẩm từ thịt gây ô nhiễm gấp đôi so với việc sản xuất thực phẩm từ
thực vật. Đồng thời việc sử dụng bò, lợn và các động vật khác làm thực phẩm cũng
như thức ăn chăn nuôi chịu trách nhiệm cho 57% tổng lượng khí thải sản xuất thực
phẩm, riêng thịt bò đã chiếm 1/4 lượng khí thải do chăn nuôi và trồng trọt thực phẩm.
Sự khác biệt về lượng khí thải giữa sản xuất thịt và thực vật là rất rõ ràng – để sản
xuất 1kg lúa mì, sẽ thải ra 2,5kg khí nhà kính. Trong khi đó, một kg thịt bò tạo ra 70kg
khí thải. Mỗi năm ước tính McDonald’s mua gần 1,9 tỷ pound thịt bò, tương đương
với 7 triệu con gia súc và thải ra 53 triệu tấn khí nhà kính vào năm 2019 – nhiều hơn
toàn bộ lượng khí thải của một số quốc gia Châu Âu.

Hình 2.2. Lượng khí thải nhà kính trong sản xuất thực phẩm từ thịt và thực vật
Nguồn: Nature Food
- Lượng rác thải bao bì lớn

12
Theo báo cáo nhóm môi trường Greenspace công bố vào năm 2016 thì
McDonald’s đứng đầu danh sách chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh ở Hồng Kông về đồ
nhựa được sử dụng. Ước tính năm chuỗi sử dụng tổng cộng nhiều hơn 427 triệu đồ
nhựa dùng một lần mỗi năm, trong đó, McDonald’s đứng đầu với hơn 216 triệu chiếc,
chiếm đến 50,6%. Trong cuộc điều tra rác thải của Surfers Against Sewage ở Anh cho
thấy rác thải McDonald’s chiếm 11% tổng số rác thu được trong quá trình dọn dẹp.
McDonald’s thải ra 3 tấn rác thải bao bì mỗi phút – hơn 2 triệu tấn chất thải mỗi năm.
Ước tính lượng rác thải ống hút của công ty là 3,5 triệu ống được sử dụng hàng ngày ở
Anh.

Hình 2.3. Lượng đồ nhựa dùng một lần được sử dụng tại 5 chuỗi cửa hàng thức ăn
nhanh tại Hồng Kông năm 2016
Nguồn: Greenspace
2.3.3. Vấn đề về nhân viên
- Môi trường làm việc không lành mạnh
Năm 2014, McDonald’s bị 10 nhân viên của cửa hàng nhượng quyền thương
mại đệ đơn kiện phân biệt đối xử và phàn nàn rằng họ bị gọi là “khu ổ chuột” và
“bánh cóc”. Trong số 10 nguyên đơn bị sa thải thì có 9 người là người Mỹ gốc Phi và
người còn lại gốc Tây Ban Nha.
Từ năm 2016 đến 2019, McDonald’s đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc về
quấy rối tình dục từ nhân viên tại các cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Các cáo buộc này
bao gồm những hành vi quấy rối từ lời nói, đụng chạm không mong muốn đến các
hành vi tấn công tình dục nghiêm trọng. Theo The Bakers, Food and Allied Workers
Union, họ đã nhận được hơn 1000 khiếu nại về quấy rối tình dục xảy ra tại các nhà
hàng của McDonald’s. Điều này dấy lên nhiều câu hỏi về văn hoá của công ty và việc
quản lý các vấn đề liên quan đến đạo đức nhân viên.
- Lương nhân viên thấp
McDonald’s với 150.000 nhân viên làm việc cho Tập đoàn McDonald’s, các
công ty con do McDonald’s sở hữu và hơn 2.000.000 nhân viên tại các cửa hàng
nhượng quyền. Chính vì thế, mức lương của nhân viên McDonald’s kiếm được có thể
khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như địa điểm, vị trí công việc, độ tuổi và số giờ

13
làm việc. Theo Forbes, McDonald’s trả rất ít tiền cho những nhân viên như đầu bếp,
công nhân và nhân viên thu ngân chỉ dưới 10USD năm 2017 với 40 giờ/tuần.
Một cuộc khảo sát về tiền lương của Viện Chính sách Kinh tế (EPI) với sự
tham gia của hơn 200.000 công nhân ở độ tuổi 66 cho biết rằng 23% công nhân của
McDonald’s kiếm được ít hơn 10USD mỗi giờ. Số lượng này ở McDonald cao hơn so
với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào được EPI nghiên cứu
Nhân viên thu ngân 8,16$/giờ Chick-fill-A 11%
Đầu bếp 8,61$/giờ Taco Bell 14%
Nhân viên bán 8,42$/giờ Burger King 17%
hàng
McDonald’s 23%
Bảng 2.2: Lương nhân viên Bảng 2.3: Phần trăm nhân viên kiếm được ít
McDonald’s theo các vị trí hơn 10USD/giờ của các chuỗi thức ăn nhanh
Nguồn: Glassdoor Nguồn: EPI
2.4. Giải pháp của McDonald’s
2.4.1. Về môi trường
- Chuyển đổi sang nguồn thực phẩm bền vững
Công ty đã đưa ra các tiêu chuẩn cho các nhà cung cấp và tham gia chặt chẽ
vào chuỗi cung ứng để đảm bảo các tiêu chuẩn này được thực hiện và duy trì. Để duy
trì được sự minh bạch của chuỗi cung ứng, McDonald’s đã đưa ra “McDonald’s
Supplier Code of Conduct”, trong đó đặt ra các giá trị và kỳ vọng của công ty về nhân
quyền, môi trường làm việc, quản lý môi trường và tính minh bạch trong kinh doanh
và yêu cầu tất cả các nhà cung cấp phải tuân thủ.
- Thay đổi bao bì sang bao bì tái chế
McDonald’s đang nỗ lực giảm lượng rác thải và tăng cường tái chế tại các nhà
hàng của mình bằng việc sử dụng bao bì có thể tái chế và thực hiện các chương trình
tái chế tại chỗ để giảm lượng rác thải gửi đến bãi rác. Đồng thời, McDonald’s cũng
đẩy nhanh tiến độ giảm thiểu nguyên vật liệu trong danh mục đầu tư của mình, thiết
kế lại một số sản phẩm mang tính biểu tượng nhất để loại bỏ việc đóng gói không cần
thiết và tăng cơ hội tái chế
2.4.2. Về đảm bảo sức khỏe cộng đồng
- Đưa ra các tiêu chuẩn và quy trình nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm
McDonald’s đã đưa ra các tiêu chuẩn buộc nhà cung cấp phải đáp ứng như hệ
thống quản lý chất lượng nhà cung cấp (Supplier Quality Management System -
SQMS) hay hệ thống quản lý chất lượng nhà phân phối (Distribution Quality
Management Process - DQMS). Các chứng nhận quốc tế như HACCP hay ISO 22000

14
cũng được McDonald’s áp dụng để đảm bảo an toàn thực phẩm từ nguyên liệu đến
nhà hàng. Ngoài ra, McDonald cũng thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra tại các
trang trại và nhà máy chế biến. Các cuộc kiểm tra này sẽ bao gồm bên thứ 3 và các
nhân viên nội bộ, được thực hiện ít nhất hai lần mỗi năm và các cuộc kiểm tra này là
ngẫu nhiên và không báo trước để phát hiện và khắc phục các vấn đề chất lượng kịp
thời.
- Phát triển chương trình Happy Meal Goals vì một thế hệ khỏe mạnh
Trong chương trình này, McDonald’s đề ra 5 tiêu chí để có thể nâng cao sức
khỏe người tiêu dùng, bao gồm:
Cung cấp các bữa ăn cân bằng: Các bữa ăn được thiết kế để cung cấp các lựa
chọn ăn uống hợp lý và cân bằng dinh dưỡng cho khách hàng. Menu cũng được thay
đổi theo chuẩn các bữa ăn lành mạnh hơn
Đơn giản hoá thành phần: Tiến hành loại bỏ các hương vị nhân tạo và màu
sắc bổ sung từ các nguồn nhân tạo, giảm chất bảo quản nhân tạo mà không làm ảnh
hưởng đến sự an toàn, hương vị, chất lượng hoặc giá trị của thực phẩm.
Minh bạch về thông tin dinh dưỡng: Cung cấp thông tin dinh dưỡng cho tất cả
các combo Happy Meal trên các trang web và ứng dụng di động thuộc sở hữu của
McDonald’s dùng để đặt hàng.
Tiếp thị có trách nhiệm: Tất cả các combo Happy Meal được quảng cáo cho
trẻ em đều đáp ứng yêu cầu của Tiêu chí dinh dưỡng bữa ăn hạnh phúc toàn cầu của
McDonald’s.
Tận dụng tiếp thị sáng tạo: để tăng doanh số bán hàng các sản phẩm và đồ
uống chứa các nhóm thực phẩm được khuyến nghị trong các bữa ăn Happy Meals.
2.4.3. Về môi trường làm việc và nhân viên
- Đưa ra các quy định, cam kết thúc đẩy môi trường làm việc an toàn, hòa
nhập, tôn trọng
McDonald’s đã triển khai các Tiêu chuẩn Thương hiệu Toàn cầu mới vào năm
2021, bao gồm Bộ Nguyên tắc về Bạo lực nơi làm việc, Nguyên tắc Chống Phân biệt
đối xử và Quấy rối và Trả thù nhằm mục đích nâng cao văn hóa an toàn về thể chất và
tâm lý cho nhân viên và khách hàng. Các tiêu chuẩn này tập trung vào 4 lĩnh vực: Bảo
vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân viên; ngăn chặn bạo lực tại nơi làm việc; ngăn
chặn hành vi quấy rối, phân biệt đối xử và trả thì; lắng nghe phản hồi của nhân viên
nhà hàng.
- Thực hiện giám sát thường xuyên
McDonald's thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra nội bộ để đánh giá
mức độ tuân thủ các chính sách phòng ngừa phân biệt đối xử. Điều này có thể bao
gồm các cuộc kiểm tra hồ sơ nhân viên, kiểm tra quy trình tuyển dụng và thăng tiến,
và kiểm tra các biện pháp phản ứng và giải quyết khiếu nại. McDonald's cũng khuyến

15
khích nhân viên báo cáo mọi hành vi phân biệt đối xử mà họ chứng kiến hoặc trải qua
thông qua các cơ chế cần thiết để nhân viên có thể an toàn và tự tin báo cáo.
2.5. Kết quả McDonald’s đạt được
2.5.1. Về môi trường
- Lượng khí thải nhà kính giảm
Tính đến năm 2020, McDonald’s đã giảm được 8,5% lượng khí thải từ nhà
hàng và văn phòng của mình, tức là đã đạt được gần 23,6% so với mục tiêu 2030. Còn
đối với lượng khí thải từ chuỗi cung ứng, so với năm 2015 thì đã giảm 5,9%, tương
đương với xấp xỉ 19% kế hoạch đến năm 2030 của McDonald’s.
Bảng 2.4: Lượng khí thải nhà kính của McDonald’s trong giai đoạn 2015-2022
(đơn vị: megatonnes)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Scope 1 0.193 0.151 0.151 0.111 0.097 0.097 0.113 0.099
Scope 2 2.030 0.764 0.764 0.491 0.492 0.431 0.469 0.238
Scope 3 49.802 - - 51.876 52.955 53.704 56.803 62.614
Nguồn: McDonald’s sustainability report
- Lượng rác thải bao bì giảm
Năm 2023, 81% bao bì dành cho khách hàng đến từ các nguồn tái tạo, tái chế
hoặc được chứng nhận. 97,2% vật liệu đóng gói làm từ sợi sơ cấp trên toàn cầu là từ
các nguồn tái chế hoặc được chứng nhận. Ngoài ra, cũng có hơn 85,1% nhà hàng
mang đến cho khách hàng cơ hội tái chế các mặt hàng đóng gói.
- Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững, đạt được nhiều thành tựu.
Các chuỗi cung ứng nguyên liệu của McDonald’s đang dần hướng tới đạt 100%
có nguồn gốc bền vững, trong đó, dầu cọ và đậu nành đã đạt 100% có nguồn gốc bền
vững cũng như tham gia hỗ trợ sản xuất bền vững, không phá rừng trên toàn cầu. Cà
phê, cá, và thịt bò cũng đang trên đà tiến tới mục tiêu này vào năm 2025.
2.5.2. Về xã hội
- An toàn, chất lượng thực phẩm đã được nâng cao
Cho tới năm 2023, 1000 nông dân trên toàn cầu được chứng nhận và đáp ứng
các tiêu chuẩn về Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) của McDonald’s. 239 cuộc kiểm
tra trung tâm phân phối 3PL đã được thực hiện, trong đó, 97% trung tâm đã đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn toàn cầu. 1.959 cuộc đánh giá nhà cung cấp thực phẩm bên thứ
ba được thực hiện thông qua SSQM với 92% nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ. 55.171
cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm nhà hàng được thực hiện( có công bố và không báo
trước). Tất cả những điều trên cho thấy rằng McDonald’s đã xây dựng một chuỗi cung

16
ứng thực phẩm bền vững để nguồn thực phẩm cung cấp đến tay người tiêu dùng là
chất lượng nhất.
- Thay đổi menu sang hướng lành mạnh hơn
McDonald’s đã giảm 6% lượng calo, 9% muối, 15% chất béo bão hoà và 26%
đường bổ sung trong bữa ăn hạnh phúc. Hơn 5,7 tỷ mặt hàng trái cây, rau củ quả, sữa
ít béo, nước, protein hoặc ngũ cốc đã được phục vụ trong Happy Meal. Xoá bỏ 100%
các hương vị, màu sắc nhân tạo trong các món ăn; 100% thông tin dinh dưỡng đều
được công khai,…
- Môi trường làm việc của McDonald’s đã trở nên lành mạnh hơn
McDonald’s có xếp hạng nhân viên là 3,5/5 sao, dựa trên 115.590 đánh giá của
công ty trên Glassdoor năm 2023; cho thấy hầu hết nhân viên đều có trải nghiệm làm
việc tốt ở các cửa hàng của McDonald’s. Xếp hạng này của McDonald’s cũng hoàn
toàn phù hợp với mức trung bình ngành nhà hàng và dịch vụ thực phẩm (3,4 sao).
McDonald’s tăng cường sự đa dạng hoá ở mọi cấp độ của hệ thống
McDonald’s bao gồm cả trong Ban Giám Đốc,. Cụ thể có 53% Hội đồng quản trị của
công ty là phụ nữ, trong số đó những người da màu chiếm 20%. 32% chủ sở hữu,
người điều hành bên nhượng quyền được xác định là người Châu Á, da đen hoặc đến
từ Tây Ban Nha.

Nguồn: Global Diversity, Equity and Inclusion Report McDonald’s Corporation


- Lương nhân viên đã tăng lên đáng kể
Theo thống kê của Paycale, mức lương trung bình của nhân viên McDonald’s
là 12,06$/giờ từ năm 2022 cho đến nay. Theo Indeed, số giờ làm việc cũng giảm
xuống, cụ thể, đối với nhân viên toàn thời gian là từ 21-35 mỗi tuần và bán thời gian
sẽ là 20 giờ mỗi tuần. Với đặc tính của ngành, McDonald’s cung cấp sự linh hoạt về
giờ làm cho nhân viên cả và đó cũng chính là một trong những điều mà nhân viên của
họ yêu thích khi làm việc cho McDonald’s.
2.5.3. Về kinh tế
- Doanh thu tăng trưởng ổn định

17
Mặc dù McDonald's không công bố doanh thu cụ thể từ Happy Meals, sự phổ
biến của sản phẩm này rõ ràng đóng góp vào sự tăng trưởng doanh thu tổng thể của
công ty. Với tổng doanh thu năm 2023 đạt 25,49 tỷ đô la và mức tăng trưởng 21,2%
so với năm 2018, Happy Meals chắc chắn là một yếu tố quan trọng trong chiến lược
kinh doanh của McDonald's. Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Sense360,
McDonald's bán khoảng 3,2 triệu Happy Meals mỗi ngày tại Mỹ, tạo ra doanh thu
khoảng 10 triệu đô la mỗi ngày.
Bảng 2.5: Doanh thu của McDonald’s trong giai đoạn 2018 - 2023

Năm 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Doanh thu (tỷ USD) 21.03 21.08 19.21 23.22 23.18 25.49

Nguồn: McDonald’s Annual report


- Tiết kiệm được 1 phần chi phí cho bao bì
Việc chuyển đổi từ hộp đựng bằng polystyrene sang bao bì giấy cũng góp phần
vào việc giảm chi phí, nhờ vào việc giảm chi phí nguyên liệu và quản lý chất thải. Cụ
thể, McDonald's đã loại bỏ hơn 300 triệu pound bao bì và tái chế 1 triệu tấn hộp giấy
thông qua các sáng kiến tái chế và giảm thiểu chất thải. Những nỗ lực này đã giúp
McDonald's giảm 30% lượng chất thải tại nhà hàng và tiết kiệm khoảng 6 triệu USD
mỗi năm.

18
CHƯƠNG 3: AI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MCDONALD’S
3.1. Xu hướng sử dụng AI trong chuỗi cung ứng thức ăn
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo nên cuộc cách mạng trong chuỗi cung ứng thức
ăn, mang đến những giải pháp đột phá giúp nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa quy trình và
thúc đẩy đổi mới. Dưới đây là một số xu hướng nổi bật trong ứng dụng AI trong lĩnh
vực này.
Trong Báo cáo hàng năm 2020 của MHI, kết quả từ cuộc khảo sát của 1.000
chuyên gia chuỗi cung ứng tiết lộ rằng 12% người trả lời cho biết tổ chức của họ
đang sử dụng AI trong hoạt động quản lý và mua sắm của họ (hiệu quả không thay
đổi kể từ năm 2019), 60% người trả lời kỳ vọng họ sẽ sử dụng các loại ứng dụng
này trong vòng 5 năm tới, phản ánh khía cạnh đẩy công nghệ của các ứng dụng AI
chuyên biệt. Những người trả lời làm việc trong các ngành từ vận tải đến sản xuất,
cũng như các lĩnh vực khác. Sự phân chia thành phần tham gia chính ở các khu vực
khác nhau
Trí tuệ nhân tạo toàn cầu trong thị trường chuỗi cung ứng dự kiến sẽ tăng
trưởng với tốc độ đáng kể khoảng 46% trong giai đoạn dự báo (Theo báo cáo của
univdatos). AI trong chuỗi cung ứng đang giúp mang lại khả năng tối ưu hóa mạnh mẽ
cần thiết để lập kế hoạch năng lực chính xác hơn, cải thiện năng suất, chất lượng cao,
chi phí thấp hơn và sản lượng lớn hơn, đồng thời thúc đẩy điều kiện làm việc an toàn
hơn. Theo nghiên cứu của báo chí, đầu tư vào AI đã đạt 881 triệu USD vào năm
2020 trên toàn cầu. Hơn nữa, AI đã được áp dụng trong nhiều ứng dụng cuối cùng
cho phép doanh nghiệp hoạt động mà không cần sự giám sát của con người. Máy móc
và thiết bị hỗ trợ AI có thể hoạt động thành công nhờ có được khả năng của con
người.
3.2. Lợi ích khi sử dụng AI
 Dự báo nhu cầu chính xác
AI giúp dự báo nhu cầu chính xác hơn, từ đó giảm thiểu lãng phí do sản phẩm
tồn kho quá nhiều hoặc hết hàng. Đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng tại từng thời
điểm, từ đó tăng doanh thu và sự hài lòng của khách hàng. Theo McKinsey, các công
ty sử dụng AI để dự báo nhu cầu đã giảm 20-50% tỷ lệ hết hàng và tăng 5-10% doanh
thu nhờ cải thiện độ chính xác của dự báo nhu cầu.
- Quản lý chuỗi cung ứng thông minh
Nâng cao hiệu suất nhà cung cấp, phân tích hiệu suất của nhà cung cấp giúp cải
thiện chất lượng, độ tin cậy và thời gian giao hàng. AI dự báo và quản lý các rủi ro
tiềm ẩn, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng
AI giúp đưa ra các gợi ý sản phẩm và khuyến mãi dựa trên lịch sử mua hàng và
sở thích của khách hàng, nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa. AI phân tích phản hồi từ

19
khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của họ. Khảo sát của Accenture
cho thấy 91% khách hàng có nhiều khả năng mua hàng từ các nhà bán lẻ cung cấp gợi
ý cá nhân hóa.
- Phát triển bền vững
AI giúp quản lý tồn kho hiệu quả, giảm thiểu lãng phí thực phẩm. AI theo dõi
và quản lý lượng khí thải carbon, giúp đưa ra các biện pháp giảm thiểu và báo cáo
minh bạch về phát triển bền vững. Theo World Economic Forum, AI có thể giảm tới
20% lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu thông qua tối ưu hóa dự báo nhu cầu và quản
lý tồn kho. Nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng AI có thể giúp giảm 5-15% lượng
khí thải CO2 trong chuỗi cung ứng.
3.3. Thách thức khi sử dụng AI
 Dữ liệu không đủ và chất lượng dữ liệu
Để AI hoạt động hiệu quả, cần có lượng dữ liệu lớn và đa dạng. Tuy nhiên,
việc thu thập và lưu trữ dữ liệu đầy đủ và chính xác là một thách thức lớn. Dữ liệu
không đồng nhất, thiếu chính xác hoặc không cập nhật kịp thời có thể dẫn đến các kết
quả dự báo sai lệch.
- Chi phí đầu tư cao
Triển khai AI đòi hỏi chi phí đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, phần mềm và phần
cứng, cũng như chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Duy trì và nâng cấp
hệ thống AI cũng yêu cầu chi phí không nhỏ.
- Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư
Dữ liệu lớn và nhạy cảm cần được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng và rò rỉ
dữ liệu. Việc thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng phải tuân thủ các quy định về
bảo mật và quyền riêng tư.
- Tính đáng tin cậy của AI
Các mô hình AI có thể đưa ra các dự đoán hoặc quyết định không chính xác
nếu không được thiết kế và đào tạo đúng cách.

20
KẾT LUẬN
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh
hiện nay, khi các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí
hậu, khan hiếm tài nguyên và áp lực về trách nhiệm xã hội. Qua việc nghiên cứu các
giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bền vững và phân tích trường hợp cụ thể của
McDonald’s, chúng ta thấy rõ rằng việc xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững
không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi
trường và phát triển cộng đồng.
McDonald’s đã cho thấy sự tiên phong trong việc áp dụng các chiến lược bền
vững, từ việc sử dụng nguyên liệu bền vững, giảm thiểu chất thải, tăng cường sử
dụng năng lượng tái tạo cho đến việc hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp. Những
nỗ lực này không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty mà còn đặt nền tảng
vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Từ đó, có thể thấy rằng để đạt được chuỗi cung ứng bền vững, các doanh
nghiệp cần có sự cam kết mạnh mẽ và chiến lược toàn diện. Đó là sự kết hợp giữa
tối ưu hóa quy trình, áp dụng công nghệ hiện đại, và xây dựng mối quan hệ đối tác
bền vững. Hy vọng rằng, qua tiểu luận này, các doanh nghiệp sẽ nhận thấy tầm quan
trọng của việc phát triển chuỗi cung ứng bền vững và nắm bắt được các giải pháp
hữu hiệu để triển khai trong thực tiễn.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong
thực phẩm, Bộ Y Tế (2011) http://www.fsi.org.vn/pic/files/qcvn-8-2_2011-byt-
gioi-han-o-nhiem-kim-loai-nang.pdf
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
1. Social Responsibility, Sustainability & ESG reporting
https://corporate.mcdonalds.com/corpmcd/our-purpose-and-impact/impact-
strategy-and-reporting/performance-reports.html
2. Regulation (EU) 2023/956 of The European Parliament and of the Council
(2023), R.Metsola and J.Roswall. https://faolex.fao.org/docs/pdf/eur218755.pdf
3. AAFA RESTRICTED SUBSTANCES LIST (RSL)
https://www.aafaglobal.org/AAFA/Solutions_Pages/Restricted_Substance_List
.aspx
4. Six Sigma A Complete Step-by-Step Guide, Council For Six Sigma
Certification.https://www.sixsigmacouncil.org/wp-content/uploads/2018/08/
Six-Sigma-A-Complete-Step-by-Step-Guide.pdf
5. The UL Safety Mark, On time market access to North America and beyond.
https://uk.ul.com/wp-content/uploads/sites/21/2014/05/298.UL_Safety_Mark_
EN_P.pdf
6. The 2020 MHI Annual Industry Report - Embracing the Digital Mindset
https://og.mhi.org/publications/report
7. Statista (2024, June 4). Number of McDonald’s restaurants worldwide 2019-
2023, by region. https://www.statista.com/statistics/219469/number-of-
mcdonalds-restaurants-by-geographic-region/
8. Accenture Retail Personalization Survey 2021 https://www.accenture.com/us-
en/insights/retail/retail-sourcing-personalization
9. Food waste makes up ‘half’ of global food system emissions
https://www.weforum.org/agenda/2023/03/food-waste-makes-up-half-of-
global-food-system-emissions/
10. What do McDonald’s class as full time and part time hours?
https://www.mcdonalds.com/gb/en-gb/help/faq/what-do-mcdonalds-class-as-
full-time-and-part-time-hours.html

22

You might also like