_ANH-GIA-KET-QUA- GIÁO-DỤC-TOÁN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ-ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA TOÁN HỌC

Sinh viên: Nguyễn Quốc Bân


MSSV: 18S1011010
Lớp: Toán 3T
Học phần: Đánh giá kết quả giáo dục toán của học sinh
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đăng Minh Phúc
Đề tài: Quá trình biên soạn đề kiểm tra một tiết chương 1: "Ứng dụng của đạo hàm để
khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số"

1
Lời nói đầu
Ta biết rằng việc đánh giá thành tích học tập của học sinh là một việc làm thiết yếu trong
quá trình giáo dục toán. Sự kiểm tra và đánh giá là cần thiết để đánh giá tính sẵn sàng của
học sinh cho việc học đồng thời cung cấp cho giáo viên những phản hồi về sự thành công
của phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận của mình, và giúp cho việc thiết kế các việc
học mới. Hoạt động đánh giá còn là để phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn,
vướng mắc và xác định nguyên nhân để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và
học, hiệu quả giáo dục.
Vì vậy mà đánh giá nên chú trọng vào cả hai khía cạnh: học sinh biết và có thể làm được
những gì và các em nghĩ như thế nào về toán học.
Vậy làm sao để biết học sinh biết những gì và các em có thể làm được những gì ? Và các
em nghĩ gì về toán học? Và thậm chí là những bài học và những ví dụ về Toán cho học
sinh. Chúng ta cần đề kiểm tra ! Do đó quá trình biên soạn đề kiểm tra nó rất quan trọng
và nó đánh giá phần nào kết quả của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương,
một học kì hay toàn bộ chương trình.
Ở bài tiểu luận này, tôi sẽ giới thiệu những bài học và cách thức mà bản thân đúc kết được
sau quá trình học môn đánh giá kết quả giáo dục học sinh về quá trình biên soạn đề kiểm
tra một tiết chương "Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số" nhằm
giúp cho giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh một cách khách quan nhất.
Với những cố gắng tìm tòi, học hỏi của bản thân ở ba năm học đại học cũng như các năm
học ngồi trên mái trường trung học phổ thông để hoàn thành bài soạn đề kiểm tra một cách
đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, song không tránh những hạn chế, tôi mong thầy và các bạn góp
ý thêm để bài được hoàn chỉnh nhất. Tôi cũng cảm ơn chân thành thầy Nguyễn Đăng Minh
Phúc đã hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện bài soạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2
Contents
Lời nói đầu ....................................................................................................... 2
I. Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra .................................................... 4
II. Mục tiêu chương trình Toán 12 chương 1 " Ứng dụng của đạo hàm để
khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số" .................................................................... 5
III. Bảng tham chiếu các mức độ nhận thức toán 12 chương: Ứng dụng
của đạo hàm để khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số. ............................ 6
IV. Bảng đặc trưng .................................................................................... 7
V. Mô tả nội dung bài kiểm tra: ................................................................... 8
VI. Đề kiểm tra ............................................................................................ 9
VII. Đáp án và sơ lược cách giải: .............................................................. 15
VIII. Cách tính điểm và một số kết quả nhận được ....................................... 21
Lời kết ............................................................................................................ 22
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 23

3
I. Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra

Để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực tư duy của học sinh lớp 12 sau khi
học xong chương "ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số" , giáo
viên cần cho học sinh tiến hành thực hiện bài kiểm tra 1 tiết với mục đích và yêu cầu
như sau:
Mục đích:
+ Kiểm tra về kiến thức và kĩ năng giải của học sinh lớp 12 đối với những bài toán
liên quan đến chương "ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số".
Cách vận dụng linh hoạt nội dung kiến thức của chương, áp dụng các công thức để
giải các bài toán liên quan đến thực tế và các bài toán của bộ môn khác có vận dụng
kiến thức của chương.
+ Giúp học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức, rút ra những bài học từ những sai xót
trong quá trình làm đề kiểm tra và từ đó tự đánh giá bản thân để có những thay đổi
giúp chuyển biến việc học tốt hơn.
+ Tạo hứng thú và động lực cho học sinh trong quá trình học.

Yêu cầu:
+Đề kiểm tra phải có sự phân hoá rõ rệt để giáo viên có thể đưa ra các phương pháp,
kế hoạch giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh như: chú
ý, kèm cặp các học sinh yếu và tạo cơ hội phát triển tư duy các học sinh giỏi. Mặt
khác, đề kiểm tra phải được tổng hợp đầy đủ kiến thức, kĩ năng trong chương.
+ Đánh giá được quá trình học tập của các em học sinh.
+Việc ra đề kiểm tra cũng phải phụ thuộc căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương
trình mới của Bộ và thực tế học tập chung của học sinh và thực trạng năng lực và tình
hình của lớp để xây dựng đề kiểm tra phù hợp nhất.
+ Các câu hỏi trong đề kiểm tra phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

4
II. Mục tiêu chương trình Toán 12 chương 1 " Ứng dụng của đạo hàm để
khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số"

Chủ đề Kiến thức Kĩ năng Thái độ


Sự đồng biến, -Nắm rõ các định Biết cách xét tính -Thận trọng,
nghịch biến của lý về mối quan hệ đơn điệu ( đồng chính xác.
hàm số giữa đạo hàm với biến hay nghịch -Phát huy tính độc
sự đồng biến, biến) của hàm số lập, sáng tạo trong
nghịch biến của dựa vào dấu của học tập.
hàm số. đạo hàm cấp 1 của
-Nắm rõ kiến thức nó.
về đạo hàm các
hàm số (lớp 11) và
bảng xét dấu của
hàm số ( lớp 10).

Cực trị của đồ thị +Biết các khái +Sử dụng thành +Hiểu mối quan
hàm số niệm cực đại, cực thạo điều kiện cần hệ giữa tồn tại cực
tiểu; biết phân biệt và đủ để hàm số có trị và dấu của đạo
nó với giá trị lớn cực trị. hàm.
nhất, giá trị nhỏ +Thận trọng,
nhất. chính xác .
+Nắm rõ các điều +Phát huy tính
kiện cần và đủ để độc lập, sáng tạo.
hàm số có cực trị.
Giá trị lớn nhất +Biết các khái +Biết cách tìm +Liên hệ được với
và giá trị nhỏ niệm GTLN, GTLN, GTNN của nhiều vấn đề
nhất của hàm số GTNN của hàm số hàm số trên một trong thực tế.
trên một tập hợp đoạn, một khoảng. +Phát huy tính
số. +Phân biệt được độc lập, sáng tạo
+Nắm được quy GTLN, GTNN của trong học tập.
tắc tìm GTLN, hàm số với cực trị
GTNN của hàm số. của hàm số.

Lập bảng biến +Nắm rõ quy trình + Biết cách khảo sát +Tích cực, năng
thiên và vẽ đồ thị khảo sát hàm số, một số hàm đa thức, động, sáng tạo.
của hàm số khảo sát các hàm hàm phân thức nêu +Giáo dục tính
đa thức cơ bản, trên. khoa học và tư
hàm phân thức bậc duy logic.
nhất trên bậc
nhất,...

5
Đường tiệm cận +Biết được định +Vận dụng định +Tích cực, năng
của đồ thị hàm số nghĩa giới hạn một nghĩa tìm tiệm cận động, sáng tạo.
bên. của đồ thị hàm số. +Giáo dục tính
+Nắm rõ định +Biết tìm tiệm cận khoa học và tư
nghĩa tiệm cận của đứng, tiệm cận duy logic.
đồ thị hàm số. ngang của các hàm
số cơ bản.

III. Bảng tham chiếu các mức độ nhận thức toán 12 chương: Ứng dụng của
đạo hàm để khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số.
Mức độ nhận thức
Chủ đề Nhận biết Thông Vận dụng Khả năng bậc cao
hiểu

Sự đồng Dựa vào Khảo sát tính Khảo sát tính Tìm khoảng đồng
biến, BBT tìm đơn điệu của đơn điệu của biến, nghịch biến của
nghịch khoảng đơn hàm bậc ba hàm bậc ba trên hàm số hợp.
điệu. trên R. K chứa tham số.
biến của
hàm số
Dựa vào
ĐTHS tìm
khoảng đơn
điệu.
Cực Dựa vào Tìm m để hàm Cực trị của hàm Cực trị của hàm số
trị của BBT tìm cực số đạt cực trị số có chứa tham chứa dấu giá trị tuyệt
đồ thị trị của tại 𝑥𝑜 . số. đối.
hàm ĐHTS.
số
Tìm cực trị
của hàm số
tường minh
khi cho y'.
Giá trị Tìm GTLN, Tìm GTLN, Tìm GTLN, GTNN
lớn GTNN của GTNN của của hàm số hợp và
nhất hàm số trên hàm số đơn hàm số tổng.
và giá
đoạn. điệu có chứa
trị nhỏ
nhất tham số.

6
của Tìm GTLN,
hàm GTNN của
số hàm số có
chứa căn
thức.
Lập Nhận dạng Tương giao đồ Tương giao hàm
bảng đồ thị hàm thị hàm số bậc bậc ba với các
biến số bậc ba. ba với hàm số trục toạ độ
thiên
hằng chứa
và vẽ
đồ thị tham số.
của Nhận dạng
hàm đồ thị hàm
số số trùng
phương.
Đường Tìm tiệm cận Đếm số tiệm Tiệm cận của hàm số
tiệm của đồ thị cận của hàm hợp
cận hàm phân phân thức có
của đồ
thức. chứa căn
thị
hàm Tìm tiệm cận
số ngang và
đứng của
hàm phân
thức.

IV. Bảng đặc trưng


Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Khả năng Tổng
độ bậc cao
Nội dung
KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL
Sự đồng 1,2 3 4 I 5 câu
biến, (22,8%)
nghịch
biến của
hàm số
Cực trị 5,6 7 8 II. 5 câu
của đồ (22,8%)
thị hàm
số

7
Giá trị 9,10 11 12 4 câu
lớn nhất (18,13%)
và giá trị
nhỏ nhất
của hàm
số
Lập 15 16 4 câu
bảng 13,14 (18,13%)
biến
thiên và
vẽ đồ thị
của hàm
số
Đường 17,18 19 20 4 câu
tiệm cận (18,13%)
của đồ
thị hàm
số

V. Mô tả nội dung bài kiểm tra:


Câu 1(NB): Khảo sát sự đồng biến , nghịch biến của hàm số qua bảng biến thiên.
Câu 2 (NB): Khảo sát sự đồng biến , nghịch biến của hàm số qua ĐTHS.
Câu 3(TH): Tìm m để hàm bậc ba đơn điệu trên R
Câu 4 (VD): Tìm m để hàm bậc ba đơn điệu trên K.
Câu 5(NB):Xác định cực trị của hàm số qua bảng biến thiên.
Câu 6 (NB):Xác định cực trị của hàm số qua biểu thức đạo hàm.
Câu 7(TH) Điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực trị tại 𝑥𝑜 .
Câu 8(VD) Cực trị hàm số kết hợp định lí viet.
Câu 9(TH): GTNN, GTLN trên đoạn của hàm chứa căn thức.
Câu 10(NB) GTNN, GTLN trên đoạn cho bởi ĐHTS.
Câu 11(KNBC) GTLN, GTNN của hàm số hợp.
Câu 12(TH) GTLN, GTNN của hàm cho bởi BBT kết hợp với Cực trị và đơn điệu.
Câu 13(NB) Nhận dạng đồ thị hàm số trùng phương,
Câu 14(NB) Nhận dạng đồ thị hàm số bậc ba.
Câu 15(TH) Tương giao đồ thị của hàm trị tuyệt đối tường minh.
Câu 16(VD) Tương giao đồ thị có chứa tham số.
Câu 17(NB) Tiệm cận của hàm phân thức
Câu 18(NB) Tiệm cận của hàm số cho bởi bảng biến thiên.
Câu 19(VD) Tiệm cận hàm phân thức chứa căn thức.

8
Câu 20(KNBC) Tiệm cận của hàm số hợp.

VI. Đề kiểm tra


KIỂM TRA 45 PHÚT
Chương 1: Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số.
A.Trắc nghiệm khách quan(8 điểm)
Câu 1. Cho hàm số f ( x ) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?


A. ( −; −1) . B. ( 0;1) . C. ( −1;1) . D. ( −1;0 )
Câu 2. Cho hàm số y = f ( x ) có đồ thị như hình vẽ bên.

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng


A. ( −1;0 ) . B. ( −2; − 1) . C. ( 0;1) . D. (1;3) .
Câu 3. Cho hàm số y = − x 3 − mx 2 + ( 4m + 9 ) x + 5 , với m là tham số. Hỏi có bao nhiêu giá
trị nguyên của m để hàm số nghịch biến trên khoảng ( −; + )
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Câu 4. Tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y = x3 − 3x 2 + ( 5 − m ) x đồng biến
trên khoảng ( 2; + ) là

9
A. ( −; 2 ) . B. ( −;5 ) . C. ( −;5 . D. ( −; 2 .
Câu 5. Cho hàm số y = f ( x ) có bảng biến thiên như sau

Tìm giá trị cực đại yCĐ và giá trị cực tiểu yCT của hàm số đã cho.
A. yCĐ = 2 và yCT = 0 B. yCĐ = 3 và yCT = 0
C. yCĐ = 3 và yCT = −2 D. yCĐ = −2 và yCT = 2
Câu 6. Cho hàm số f ( x ) có đạo hàm f ' ( x ) = x (1 − x ) ( 3 − x ) ( x − 2 ) với mọi 𝑥 ∈ 𝑅. Điểm
2 3 4

cực tiểu của hàm số đã cho là


A. x 2 . B. x 3 . C. x = 0 . D. x = 1 .
Câu 7. Tìm 𝑚 để hàm số y = x − 2mx + mx + 1 đạt cực tiểu tại x = 1
3 2

A. không tồn tại 𝑚. B. m = 1 . C. m = 1 . D. m  1;2 .


Câu 8. Có tất cả bao nhiêu giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số
x − mx 2 − 2 ( 3m2 − 1) x + có hai điểm cực trị có hoành độ x 1 , x2 sao cho
2 3 2
y=
3 3
x1 x2 + 2 ( x1 + x2 ) = 1 .
A. 1 . B. 0 . C. 3 . D. 2 .
Câu 9. Tìm tập giá trị của hàm số y = x − 1 + 9 − x .
A. T = 1; 9 . B. T =  2 2; 4  . C. T = (1; 9 ) . D. T = 0; 2 2 

10
Câu 10. Cho hàm số y = f ( x ) liên tục trên đoạn  −1;3 và có đồ thị như hình vẽ bên. Gọi
M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn  −1;3 . Giá
trị của M − m bằng.

A. 1 B. 4 C. 5 D. 0
Câu 11. Cho hàm số y = f ( x ) có đạo hàm cấp 2 trên R, hàm số y = f  ( x ) có đồ thị như
hình vẽ bên.

 sin x + 3 cos x   5  
Giá trị lớn nhất của hàm số y = f   trên đoạn  − ;  bằng
 2   6 6
   5   
A. f  −  . B. f ( 0 ) . C. f  −  . D. f  .
 3  6  6
Câu 12. Cho hàm số y = f ( x ) xác định, liên tục trên R và có bảng biến thiên:

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?


A. Hàm số có giá trị cực tiểu bằng 1 .
B. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 0 và giá trị nhỏ nhất bằng −1 .

11
C. Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và đạt cực tiểu tại x = 1 .
D. Hàm số có đúng một cực trị.
Câu 13.Đồ thị hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

A. y = x 3 − 3x 2 + 1 . B. y = − x3 + 3x 2 + 1 .
C. y = − x 4 + 2 x 2 + 1 . D. y = x 4 − 2 x 2 + 1 .
Câu 14. Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

A. y = x 3 − 3x . B. y = − x 3 + 3x .
C. y = x 4 − 2 x 2 . D. y = − x 4 + 2 x 2 .
Câu 15. Cho hàm số y = f (x) liên tục trên đoạn  −2; 2 và có đồ thị là đường cong như
hình vẽ bên. Tìm số nghiệm của phương trình f (x) = 1 trên đoạn  −2; 2 .
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

12
Câu 16.Tất cả giá trị của tham số m để đồ thị hàm số y = x3 + ( m 2 − 2 ) x + 2m 2 + 4 cắt các
trục tọa độ Ox, Oy lần lượt tại A, B sao cho diện tích tam giác OAB bằng 8 là
A. m = 2 . B. m = 1 . C. m =  3 . D. m =  2 .
3x + 1
Câu 17. Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = là:
x −1
1
A. y = . B. y = 3 . C. y = −1 . D. y = 1 .
3
Câu 18. Cho hàm số y = f ( x ) có báng biến thiên như sau:

Tổng số tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số đã cho là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
x +9 −3
Câu 19. Số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = là
x2 + x
A. 1 B. 2 C. 0 D. 3
Câu 20. Cho hàm số y = f ( x ) có đồ thị như hình vẽ

13
2021
Số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số 𝑦 = là
𝑓 (𝑥)−1

A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .

Phần 2. Tự luận(2 điểm)


Câu 1. Cho hàm số y = f ( x) . Hàm số y = f '( x) có đồ thị như hình bên. Hàm số
y = f (2 − x) đồng biến trên khoảng nào?

Câu 2. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số 𝑚 để hàm số y = 3x 4 − 4 x3 − 12 x 2 + m có


7 điểm cực trị?
-Hết-

14
VII. Đáp án và sơ lược cách giải:
Phần 1: TNKQ
1.D 2.C 3.D 4.C 5.B
6.C 7.C 8.A 9.C 10.B
11.A 12.C 13.C 14.A 15.C
16.D 17.B 18.B 19.A 20.C
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Chọn D.
Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng ( −1;0 ) và (1; + )
Câu 2: Chọn C
Từ đồ thị hàm số ta có hàm số nghịch biến trên các khoảng ( − ; − 2 ) và ( 0;1) .

Câu 3: Chọn D
Ta có:
+) TXĐ: 𝐷 = 𝑅
+) y ' = −3x 2 − 2mx + 4m + 9 .
 a = −3  0
Hàm số nghịch biến trên ( −; + ) khi y '  0, x  ( −; + )  
  ' = m + 3 ( 4 m + 9 )  0
2

 m  −9; −3  có 7 giá trị nguyên của m thỏa mãn.


Câu 4:Chọn C
Ta có y = 3x 2 − 6 x + 5 − m .
Hàm số đã cho đồng biến trên ( 2; + ) khi và chỉ khi y  0, x  ( 2; + )
 3x 2 − 6 x + 5 − m  0, x  2  m  3x 2 − 6 x + 5, x  2 .
Xét hàm số f ( x ) = 3x 2 − 6 x + 5 trên khoảng ( 2; + ) .
Có f  ( x ) = 6 x − 6 , f  ( x ) = 0  6 x − 6 = 0  x = 1 (lo¹i) .
Bảng biến thiên

Từ bàng biến thiên ta có m  3x 2 − 6 x + 5, x  2  m  5 .


Vậy m  ( −;5 .

15
Câu 5: Chọn B
Dựa vào bảng biến thiên của hàm số ta có yCĐ = 3 và yCT = 0 .

Câu 6: Chọn C
Ta có
x = 0
 x =1
f ' ( x ) = x (1 − x ) ( 3 − x ) ( x − 2 )  f ' ( x ) = 0  
2 3 4
.
x = 2

x = 3
Bảng xét dấu đạo hàm.

Suy ra hàm số f ( x ) đạt cực tiểu tại x = 0


Câu 7: Chọn C
 y  (1) = 0 m = 1
3 − 4m + m = 0 
Để x = 1 là điểm cực tiểu của hàm số     3  m = 1.
 y  (1)  0 6 − 4m  0 m  2
Thử lại với m = 1, ta có y = x 3 − 2 x 2 + x + 1 ; y  = 3x 2 − 4 x + 1 .
x = 1
y  = 0  3x − 4 x + 1 = 0  
2
1.
x =
 3
Bảng biến thiên:

Quan sát bảng biến thiên ta thấy 𝑚 = 1 thỏa yêu cầu bài toán.

Câu 8: Chọn A
Ta có: y ' = 2 x 2 − 2mx − 2 ( 3m2 − 1) = 2 ( x 2 − mx − 3m2 + 1) ,
g ( x ) = x 2 − mx − 3m 2 + 1 ;  = 13m 2 − 4 .
Đồ thị hàm số có hai điểm cực trị khi và chỉ khi y ' có hai nghiệm phân biệt
 g ( x ) có hai nghiệm phân biệt

16
 2 13
m 
13
 0   . (*)
 2 13
m  −
 13
 x1 + x2 = m
x1 , x2 là các nghiệm của g ( x ) nên theo định lý Vi-ét, ta có  .
 x1 x2 = −3m + 1
2

m = 0
Do đó x1 x2 + 2 ( x1 + x2 ) = 1  −3m + 2m + 1 = 1  −3m + 2m = 0  
2 2
.
m = 2
 3
2
Đối chiếu với điều kiện (*), ta thấy chỉ m = thỏa mãn yêu cầu bài toán.
3
Câu 9: Chọn B

Tập xác định: D = 1; 9


1 1 x  1
y = − = 0  9 − x = x −1    x = 5.
2 x −1 2 9 − x 9 − x = x − 1
f (1) = f ( 9 ) = 2 2 ; f ( 5 ) = 4
Vậy tập giá trị là T =  2 2; 4  .
Câu 10:Chọn C
Dựa và đồ thị suy ra M = f ( 3) = 3; m = f ( 2 ) = −2
Vậy M − m = 5

Câu 11:Chọn A
sin x + 3 cos x  
Đặt t = = sin  x +  .
2  3
 5      
Vì x   − ;   x +   − ;   t   −1;1 .
 6 6 3  2 2
Dựa vào đồ thị của hàm số f  ( x ) , ta có bảng biến thiên

17
 sin x + 3 cos x    
Ta có: max f   = max f ( t )  t = 0  sin  x +  = 0  x = − .
 5   2  −   3 3
 
1;1
− 6 ; 6 
 

 sin x + 3 cos x   
Vậy max f   = f  −  .
 5  
− ; 6 6   2   3

Câu 12: Chọn C


Đáp án A sai vì hàm số có 2 điểm cực trị.
Đáp án B sai vì hàm số có giá trị cực tiểu y = −1 khi x = 0 .
Đáp án C sai vì hàm số không có GTLN và GTNN trên R.
Đáp án D đúng vì hàm số đạt cực đại tại x = 0 và đạt cực tiểu tại x = 1 .
Câu 13: Chọn C.
Từ hình có đây là hình dạng của đồ thị hàm bậc 4.
lim f ( x ) = lim f ( x ) = −  a  0
x →− x →+

Câu 14:Chọn A
Đường cong có dạng của đồ thị hàm số bậc 3 với hệ số a  0 nên chỉ có hàm số y = x3 − 3x
thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 15: Chọn C
Ta có số nghiệm của phương trình f (x) = 1 là số giao điểm của đồ thị hàm số y = f (x)
với đường thẳng y = 1 .

Từ hình vẽ ta thấy đường thẳng y = 1 cắt đồ thị hàm số y = f (x) tại 6 điểm. Vậy số
nghiệm của phương trình f (x) = 1 là 6.

Câu 16: Chọn D

18
Giao điểm của đồ thị hàm số đã cho với trục tung là B ( 0; 2m 2 + 4 )
Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị đã cho với trục hoành là:
 x = −2
x 3 + ( m 2 − 2 ) x + 2m 2 + 4 = 0  ( x + 2 ) ( x 2 − 2 x + m 2 + 2 ) = 0  
( x − 1) + m + 1 = 0 ( vn )
2 2

Giao điểm của đồ thị đã cho với trục hoành là A ( −2;0 ) .

Diện tích tam giác ABC là: S = OA.OB = .2. ( 2m2 + 4 ) = 8  m =  2.


1 1
2 2

Câu 17: Chọn B


3x + 1 3x + 1
Ta có : lim y = lim = 3 và lim y = lim = 3 nên y = 3 là tiệm cận ngang của đồ
x →+ x →+ x − 1 x →− x →− x − 1

thị hàm số.

Câu 18: Chọn B


+Nhìn bảng biến thiên ta thấy x=0 hàm số không xác định nên x=0 là TCĐ của đồ thị
hàm số
+ lim f ( x ) = 3  y = 3 là TCN của đồ thị hàm số
x →+

+ lim f ( x ) = 1  y = 1 là TCN của đồ thị hàm số


x →−

Vậy hàm số có 3 tiệm cận


Câu 19: Chọn A
Tập xác định của hàm số: D =  −9; + ) \ 0; −1
x +9 −3 x +9 −3
Ta có: lim y = lim = + và lim − y = lim − = − .
x →( −1)
+
x →( −1)
+
x2 + x x →( −1) x →( −1) x2 + x
 TCĐ: x = −1 .
x +9 −3 x 1 1
lim y = lim+ = lim+ = lim+ = .
x → 0+ x →0 x +x
2
x →0 2
( ) (
( x + x ) x + 9 + 3 x→0 ( x + 1) x + 9 + 3 6 )
x +9 −3 x 1 1
lim− y = lim− = lim− = lim− = .
x →0 x →0 x +x
2
x →0 2
( ) (
( x + x ) x + 9 + 3 x→0 ( x + 1) x + 9 + 3 6 )
 x = 0 không là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Vậy đồ thị hàm số có 1 tiệm cận đứng.

Câu 20: Chọn C


Từ đồ thị của hàm số y = f ( x ) suy ra tập xác định của hàm số y = f ( x ) là D =

19
2021
Do đó số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số 𝑦 = chính là số nghiệm của
𝑓 (𝑥)−1
phương trình f ( x ) = 1 .
Qua đồ thị ta có: Đường thẳng y = 1 cắt đồ thị hàm số y = f ( x ) tại 3 điểm phân biệt nên
phương trình f ( x ) = 1 có 3 nghiệm phân biệt.
2021
Vậy đồ thị hàm số 𝑦 = có 3 đường tiệm cận đứng
𝑓 (𝑥)−1
Phần 2: Tự luận:
Câu 1:
Cách 1:
 x  (1; 4)
Ta thấy f '( x)  0 với  nên f ( x) nghịch biến trên (1; 4 ) và ( −; −1) suy ra
 x  −1
g ( x) = f ( − x) đồng biến trên ( −4; −1) và (1; + ) . Khi đó f (2 − x ) đồng biến biến trên
khoảng ( −2;1) và ( 3; + )
Cách 2:
 x  −1
Dựa vào đồ thị của hàm số y = f  ( x ) ta có f  ( x )  0   .
1  x  4

Ta có ( f ( 2 − x ) ) = ( 2 − x ) . f  ( 2 − x ) = − f  ( 2 − x ) .

Để hàm số y = f ( 2 − x ) đồng biến thì ( f ( 2 − x ) )  0  f  ( 2 − x )  0


 2 − x  −1 x  3
  .
1  2 − x  4  −2  x  1
Câu 2:
y = f ( x ) = 3x 4 − 4 x3 − 12 x 2 + m
Xét hàm số 𝑓 (𝑥 ) = 3𝑥 4 − 4𝑥 3 − 12𝑥 2 + 𝑚
Ta có: f  ( x ) = 12 x − 12 x − 24 x .; f  ( x ) = 0  x = 0 hoặc
3 2
x = −1 hoặc x=2.

Do hàm số f ( x ) có ba điểm cực trị nên hàm số y = f ( x ) có 7 điểm cực trị khi

20
m  0
Phương trình f ( x ) = 0 có 4 nghiệm    0 m5.
m − 5  0
Vậy có 4 giá trị nguyên thỏa đề bài là m = 1; m = 2; m = 3; m = 4 .

VIII. Cách tính điểm và một số kết quả nhận được


Đề kiểm tra
TNKQ: gồm 20 câu chiếm 80% số điểm của bài thi (ứng với 8 điểm). Một câu đúng ứng
với 0,4 điểm
TL: gồm 2 câu với 2 ý chiếm 20% số điểm của bài thi (ứng với 2 điểm). Ý một đúng ứng
với 1 điểm. Ý 2 đúng ứng với 1 điểm
Lưu ý: Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

21
Lời kết
Cảm ơn thầy Nguyễn Đăng Minh Phúc đã cho bọn em có cơ hội tiếp xúc với công việc mà
bọn em sau này sẽ làm thường xuyên. Chính lần đầu tiên này đã tạo cho bản thân em nhiều
cơ hội để phát triểu bản thân mình hơn về cả chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng tình yêu
nghề. Ngoài ra chính bản thân đã có một số sự tiến bộ về mặc kĩ năng giúp cho quá trình
ra đề sau này.
Tất nhiên đề kiểm tra này sẽ có nhiều thiếu xót từ hình thức trình bày và nội dung, vì vậy
bản thân em mong nhận được sự góp ý từ thầy.
Chính bản thân em thấy được: Đề kiểm tra trên tùy nội dung kiểm tra trải dài và rộng đồng
thời cũng phù hợp với nội dung kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra học sinh lớp 12 ở phần
“Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số”, tuy nhiên đề còn khá dài và
ma trận đề không phù hợp với đối tượng học sinh lớp 12 mà bản thân em chọn. Ngoài ra
còn những lỗi khác mà bản thân cần khắc phục và sửa đổi để ngày một hoàn thiện hơn

22
Tài liệu tham khảo
1.Sách giáo khoa Hình học 12 cơ bản
https://toanmath.com/2016/12/sach-giao-khoa-hinh-hoc-12-co-ban.html
2. Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan – Phùng Hoàng Em.
Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan - Phùng Hoàng Em -
TOANMATH.com
3. Tổng ôn tập TN THPT 2021 môn Toán: Ứng dụng đạo hàm và khảo sát hàm
số.
Tổng ôn tập TN THPT 2021 môn Toán: Ứng dụng đạo hàm và khảo sát hàm số
- TOANMATH.com
4. Hàm số và ứng dụng đạo hàm trong đề thi THPT môn Toán (2017 – 2020).
Hàm số và ứng dụng đạo hàm trong đề thi THPT môn Toán (2017 - 2020) -
TOANMATH.com
5.Quy trình biên soạn đề kiểm tra môn Toán
(Bùi Phước Minh, Lê Song Thái, Lê Văn Thanh Phú, Lưu Phước Phú)
https://drive.google.com/file/d/1jUVP4Dt3eh6XfYgJ4Qtm32ztPwFwMd
Op/view
6. Trần Vui - Nguyễn Đăng Minh Phúc (2008), Đánh giá trong giáo dục
toán học, Đại học sư phạm Huế.

23

You might also like