Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên : Nguyễn Thị Vy

Mã SV : 22050919
Lớp : QH2022-E KTKT 2
Môn : Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài thu hoạch


Đề bài : Anh/chi hãy nêu cảm nghĩ của mình khi tham quan bảo tàng,
đồng thời phân tích tối thiểu 1 hiện vật trong bảo tàng có liên quan
đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh mà anh/chị
tâm đắc nhất.
Bài làm
Nằm trên mảnh đất Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ngày nay), Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng với Lăng và khu Di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tạo thành một quần thể kiến trúc, văn
hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá
kiệt xuất của Việt Nam" như tổ chức UNESCO đã tôn vinh. Bảo tàng Hồ Chí Minh
là món quà của nhân dân Liên Xô tặng nhân dân Việt Nam và cũng là tấm lòng của
cả dân tộc Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dù không được trực tiếp đi thăm quan bảo tàng thế nhưng với công nghệ 3D hiện
đại đã giúp em có góc nhìn bao quát và hình dung chân thực nhất về bảo tàng Hồ
Chí Minh. Không chỉ dễ dàng thao tác mà ngoài ra khi bước vào các gian phòng sẽ
có thuyết trình viên giới thiệu về các địa điểm và các đồ vật của Bác. Bảo tàng Hồ
Chí Minh được thiết kế mang biểu tượng bông sen màu trắng, cao gần 20m tượng
trưng cho cuộc đời giản dị, thanh tao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính
yêu, quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Người đã vạch ra.
Từ gian mở đầu nhìn về hai phía cánh của gian có hai tác phẩm nghệ thuật khái
quát truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hình
tượng tiêu biểu là “bọc trăm trứng” với “Rồng vàng”, “Thánh Gióng” và “Rùa
vàng dâng gươm”- biểu tượng truyền thống dựng nước của dân tộc Việt Nam. Ấn
tượng đầu tiên khi mới vào là bức tượng đồng điêu khắc hình Bác được đặt tại
chính sảnh giữa. Từ trước tới nay, em cũng ít có dịp nhìn ngắm nhiều hình của
Bác, chỉ là một số tấm ảnh trên bộ phim tư liệu, tấm ảnh chân dung Bác được treo
ở nhà, do đó cảm giác trước tiên nhất là Bác đang hiện diện trước mắt rất gần gũi
và thân thuộc.
Đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh em được hiểu rõ hơn về lịch sử hiện đại Việt
Nam qua cuộc đời của Bác. Cả cuộc đời Bác đã dành cho dân tộc, cả tình yêu Bác
đã dành cho đồng bào. Trọn vẹn trái tim của Bác chỉ có duy nhất tình yêu dành hết
cho nhân dân và dân tộc ta. Tình yêu đó thật cao thượng và đẹp đẽ biết bao. Được
nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu được nỗi lòng của Bác, mình thật sự phải
tự nhủ là phải biết sống nhân ái hơn, bao dung và đùm bọc với cộng đồng hơn, để
không phải cảm thấy hổ thẹn với sự hy sinh to lớn của Bác. Những cái vọng ước
của mình trong hiện tại có thể đối với bản thân là rất lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước
của cá nhân tầm thường, dẫu có thất bại cũng có thể vượt qua, có thể làm lại, có thể
trăn trở một thời gian ngắn để giải quyết, nó không là gì đối với tấm lòng của Bác,
sẵn sàng quên mình để lo cho mong ước chung của nước của dân. Điều thú vị khi
đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh là em không chỉ được tận mắt chứng kiến những
tư liệu quan trọng đã từng được nghe trên giảng đường. Đặc biệt nhất ở đây, em
còn được xem những lá thư tay mà Bác đã viết cho các cán bộ Đảng viên, viết cho
các chiến sỹ, cho quần chúng nhân dân, cho các cháu thiếu nhi… mà trong mỗi lá
thư Bác viết dù là việc công hay việc tư, đều chất chứa những tình cảm dạt dào.
Từng câu chữ trong những bức thư đều chứa đựng những tình cảm chân thành sâu
lắng thiết tha. Có lẽ, chính những tình cảm ấy đã trở thành động lực giúp toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết kháng chiến. Không gian trưng bày thể hiện các giai
đoạn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác và sau khi đất nước giành độc
lập. Những hiện vật tiêu biểu gồm có: Bản thảo, bút tích, các bài báo, tác phẩm...
do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh viết hoặc đánh máy trên nhiều loại giấy khác
nhau. Trong đó, một số hiện vật là bảo vật quốc gia như sách "Đường Kách mệnh”,
tác phẩm “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù), bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”… Ngoài ra, chúng ta còn được chiêm ngưỡng nhiều đồ dùng trong
sinh hoạt hằng ngày của Bác như: Vali, bát đũa, nồi cơm, hòn đá, quần áo, máy
chữ... Các đồ dùng thể hiện cuộc sống giản dị mà rất gần gũi với nhân dân của
người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc.
Trong số những hiện vật trong bảo tàng thì Di chúc của Bác là một trong những
hiện vật em tâm đắc nhất. Bảo tàng Hồ Chí Minh có riêng một khu trưng bày với
tên gọi Bác Hồ viết Di chúc. Tại đây không chỉ trưng bày các bản Di chúc qua các
năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn tái hiện hình ảnh Bác ngồi viết Di
chúc trong căn nhà sàn của Người. Tuy bản trưng bày tại Bảo tàng không phải là
bản gốc Di chúc, nhưng đây là bản sao lưu trực tiếp từ bản gốc hiện đang lưu trữ
tại Cục lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng nên sự chân thực và sống động
vẫn khiến người xem xúc động nghẹn ngào trước bút tích của Người và những lời
minh triết đầy ân cần, yêu thương. Bản Di chúc tuy ngắn gọn song nó chứa đựng
biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi đời của dân tộc Việt Nam ta, đồng thời để lại
những di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau.
Thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau.
Riêng đối với bản thân em, chuyến thăm quan đã phần nào bổ túc những tri thức về
Bác mà em mới chỉ được học trên giấy vở. Không những vậy, còn giúp em thêm
yêu mến và trân trọng môn học “Tư Tưởng Hồ Chí Minh”. Qua những câu chuyện
được nghe, em cũng học tập được rất nhiều từ những đức tính tốt đẹp của Bác. Em
sẽ đem lý tưởng của em để tự tin ra khơi cùng Bác vào biển đời mênh mông. Em
cũng sẽ học cách yêu thương để mở rộng con tim của mình như Bác. Thăm Bảo
tàng Hồ Chí Minh, em càng thêm yêu và tự hào về giống nòi; càng thêm yêu đất
nước Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết
bao xương máu để dành lại.

You might also like