Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Ôn tập: Kinh tế vĩ mô (2)

Trắc nghiệm
Câu 1. Vấn đề nào sau đây là của kinh tế học vĩ mô?
A. Giá đường tăng ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bánh kẹo.
B. Thâm hụt ngân sách chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất.
C. Yếu tố nào quyết định mức sản lượng của doanh nghiệp.
D. Nguyên nhân giảm giá trên thị trường nông sản.

Câu 2. Giảm phát là tình trạng:


A. Chỉ số giá năm hiện hành thấp hơn chỉ số giá năm trước đó.
B. tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 0.
C. Câu a và b đúng.
D. Câu a và b sai

Câu 3. Mức sản lượng tiềm năng:


A. thể hiện mức sản lượng thực tế hằng năm.
B. thể hiện mức sản lượng có thể sản xuất trong điều kiện toàn dụng lao động.
C. Có tính chu kì
D. Cả (a) và (c) đúng.

Câu 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần trăm thay đổi của:
A. GDP thực.
B. Mức sản lượng tiềm năng.
C. GDP danh nghĩa.
D. Chỉ số giá tiêu dùng

Câu 5. Phát biểu nào sau đâu là đúng về chu kỳ kinh tế:
A. Một chu kỳ kinh tế diễn ra theo trình tự: đỉnh, mở rộng sản xuất, đáy, thu hẹp sản xuất.
B. Chu kỳ kinh tế thể hiện sự dao động của sản lượng danh nghĩa quanh sản lượng thực.
C. Có thể dự báo chính xác thời điểm của thời kỳ hưng thịnh hay suy thoái trong chu kỳ kinh tế .
D. Chu kỳ kinh tế thể hiện những dao động trong ngắn hạn của sản lượng thực tế quanh sản
lượng tiềm năng.

Câu 6. Khoản chi tiêu nào sau đây được tính vào GDP?
A. Tiền mua điện của xí nghiệp dệt.
B. Tiền mua cá ở siêu thị của bà nội trợ để về ăn
C. Tiền mua thịt của xí nghiệp sản xuất thịt hộp.
D. Tiền thuê dịch vụ vận tải của xí nghiệp sản xuất gạch

Câu 7. Trong mô hình tổng cung tổng cầu, sự đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời kỳ thiên tai dịch
bệnh khiến đường tổng cung:
A. Dịch chuyển sang bên trái
B. Dịch chuyển sang bên phải
C. Không dịch chuyển
D. Dịch chuyển sang trái hoặc phải đều đúng

Câu 8. Trong nền kinh tế vĩ mô, mức giá tăng lên là do:
A. Cung tiền tăng
B. Cung tiền giảm
C. Tốc độ lưu chuyển tiền tệ giảm
D. GDP danh nghĩa tăng

Câu 9. Trong mô hình tổng cung tổng cầu, mức sản lượng dài hạn đạt được tại
A. Mức sản lượng tiềm năng
B. Mức sản lượng tự nhiên
C. Mức sản lượng toàn dụng lao động
D. Các phương án trên đều đúng
Câu 10. Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động trên thị trường lao động:
A Học sinh trường trung học chuyên nghiệp
B Người nội trợ
C Bộ đội xuất ngũ
D Sinh viên năm cuối

Câu 11. GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:
A. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước
B. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc
C. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước
D. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc

Câu 12. Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các yếu tố khác không đổi, thì
cung tiền sẽ:
A. Tăng
B. Giảm

C. Có thể tăng hoặc có thể giảm


D. Không thay đổi

Câu 13. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tốt nhất đối với:
A. Cung tiền.
B. Cơ sở tiền.
C. Số nhân tiền.
D. Lượng dự trữ dôi ra mà các ngân hàng thương mại nắm giữ.
Câu 14. Chiếc xe Honda Civic được Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam và bán tại Việt Nam được
tính vào
A. GDP Việt Nam và GNP của Nhật Bản
B. GNP Việt Nam và GDP của Nhật Bản
C. GDP Việt Nam và GDP Nhật Bản
D. Các phương án trên đều sai
Câu 15. Nếu bố mẹ bạn mua một ngôi nhà mới để ở khi về hưu thì giao dịch này sẽ được tính là
A. Tiêu dùng
B. Đầu tư
C. Chi tiêu chính phủ
D. Xuất khẩu
Câu 16: Lạm phát cầu kéo sẽ làm cho:
A. Mức giá tăng và mức sản lượng tăng
B. Mức giá tăng và mức sản lượng giảm
C. Mức giá và mức sản lượng đều giảm
D. Các phương án trên đều sai

Tự luận
Câu 1.
Hãy giải thích xem, mỗi biến cố kinh tế sau làm các thành phần nào trong tổng cầu, tổng cung
thay đổi ? Chúng làm dịch chuyển tổng cung hay tổng cầu trong ngắn hạn như thế nào ?
a) Các nhà đầu tư bi quan vào triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai
b) Chính phủ giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào trong sản xuất
c) Chính phủ tăng chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Câu 2.
Thị trường tiền tệ một quốc gia có các thông tin sau: Tỷ lệ tiền trong lưu thông so với tiền gửi
C/D = 0,4. Tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi (hay tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu bắt buộc) R/D = 0,05
a) Nếu ngân hàng nhà nước (NHNN) muốn giảm 1000 tỷ đồng mức cung tiền trên thị trường tiền
tệ thông qua hoạt động nghiệp vụ thị trường mở thì NHNN cần phải mua hay bán trái phiếu
chính phủ và bằng bao nhiêu?
b) Quá trình cải cách hệ thống tài chính và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng đã làm Cu/D giảm từ
0,4 còn 0,3. Tuy nhiên, để giảm áp lực lạm phát, NHNN đã phải tăng R/D từ 0,05 thành 0,1. Nếu
NHNN muốn tăng 1000 tỷ đồng mức cung tiền thì NHNN cần phải mua hay bán trái phiếu chính
phủ và bằng bao nhiêu?

Câu 3.
Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau:
Hàm tiêu dùng: C= 1800 + 0,8(Y-T)
Hàm đầu tư: I = 100 + 0,1Y
Chi tiêu của chính phủ: G = 650
Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y
Xuất khẩu EX = 150
Hàm nhập khẩu IM = 0,14Y
Sản lượng tiềm năng: Y* = 7000
Yêu cầu:
a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình cán cân thương
mại (xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
b) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính
số tiền thuế chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới và so sánh với số tiền thuế
chính phủ thu được ở câu a?
c) Tại mức sản lượng cân bằng mới ở câu (b) tính vốn đầu tư và nhận xét về tình hình cán cân
thương mại (xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế ?
Đáp án
1.B 2.C 3.B 4. A 5.D 6.B 7.A 8.A
9. 10.C 11. 12.A 13.B 14. 15.B 16.A
D D A

Câu 1:
a) Các nhà đầu tư bi quan vào triển vọng kinh tế -> I giảm, AD dịch trái
b) Giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào sản xuất
-> chi phí sản xuất giảm, AS dịch phải
c) Tăng chi cho đầu tư -> G tăng -> AD dịch phải

Câu 2:

a) Với C/D = 0,4 và R/D = 0,05 thì số nhân tiền là 3.11


Nếu ngân hàng nhà nước muốn giảm 1000 cung tiền (ΔMs) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ
thị trường mở thông qua bán trái phiếu cho công chúng một lượng ΔB = ΔMs/3,11 =
1000/3,11 = 321.54
b) Với C/D = 0,3 và R/D = 0,1 thì số nhân tiền mới sẽ là 3,25.Nếu ngân hàng nhà nước muốn
tăng 1000 cung tiền (ΔMs) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc
mua trái phiếu từ công chúng một lượng ΔB = ΔMs/3,25 = 1000/3,25 = 307,69.

Câu 3:
a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
Hàm tiêu dùng C = 1800 + 0,8 (Y – 40 – 0,2Y) = 1800+0,64Y -32= 1768+0,64Y
AE = C + I + G + X - IM = 1768+0,64Y + 100 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2668+ 0,6Y
AE =AD = AS = Y
-> Y = 2668 + 0,6Y -> Y = 6670
_Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=X-IM=150-0,14Y
=150-0,14.6670= -783,8
Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -783,8

b) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40 ta có I’ = I + 40 = 100 + 0,1Y+ 40
= 140 +0,1Y
AE’ = C + I’ + G +X - IM = 1768+0,64Y + 140 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2708+ 0,6Y
AE’ =AD’ = AS = Y
-> Y = 2708 + 0,6Y -> Y = 6770
Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu a: T = 40 + 0,2. 6670 = 1374
Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 40 + 0,2. 6770 = 1394
Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là 𝞓T = T’ – T = 1394 – 1374 = 20
c) Vốn đầu tư tại mức sản lượng cân bằng mới I = 140 +0,1Y = 140+0,1.6770 = 817
Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX =X-IM =150-0,14Y
=150-0,14.6770= -797,8
Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -797,8

You might also like