KNTT_K11_CHTN_Bài 18_Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở..Docx

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét

chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi. B. công cụ để thực hiện tội phạm.
C. quyết định điều động nhân sự. D. đối tượng tố cáo nặc danh.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. bảo trợ người già neo đơn. B. đối tượng bị truy nã.
C. quản lí hoạt động truyền thông. D. giám hộ trẻ em khuyết tật.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. đối tượng đang bị truy nã. B. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
C. thực hiện giãn cách xã hội. D. hồ sơ thế chấp tài sản riêng.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của người khác khi tự ý vào nhà người khác để
A. cấp cứu người bị nạn. B. kiểm tra căn cước công dân.
C. tuyên truyền bán hàng đa cấp. D. giới thiệu dịch vụ bảo hiểm.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của người khác khi tự ý vào nhà người khác để
A. xác định thông tin dịch tễ. B. dập tắt vụ hỏa họa.
C. tìm hiểu bí quyết gia truyền. D. giới thiệu sản phẩm.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ
căn cứ khẳng định ở đó có
A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành
khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có
A. người đang bị truy nã. B. phương tiện gây án.
C. bạo lực gia đình. D. tội phạm đang lẩn trốn.
Câu 8: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo
A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ
căn cứ để khẳng định ở đó có
A. công cụ gây án. B. hoạt động tín ngưỡng.
C. tổ chức sự kiện. D. bạo lực gia đình.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn. B. Đe dọa đánh người.
C. Tự ý vào nhà người khác. D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, tự tiện vào nhà của người khác là vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về
A. chỗ ở. B. tự do cá nhân. C. nơi làm việc. D. bí mật đời tư.

Trang 1/6 - Mã đề
Câu 12: Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của
mình, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
D. Quyền nhân thân của công dân.
Câu 13: Ông L mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Ông L khẳng định anh T là
người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông L, công an xã ngay lập tức xông vào nhà khám xét và bắt
giữ anh T. Việc làm của công an xã là vi phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền tự do cư trú của công dân.
Câu 14: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà
ông H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 15: Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân?
A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền được phép khám chỗ ở
của công dân khi có căn cứ cho rằng ở đó có
A. người phạm tội đang lẩn trốn. B. tài sản quý hiếm.
C. tình báo viên đang cư trú. D. nhiều người tụ tập.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 18: Tự ý vào nhà người khác kiểm tra vì nghi ngờ có chứa hàng cấm là công dân đã vi phạm
quyền nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Được bảo hộ về danh dự.
C. Được bảo hộ về đời tư. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 19: Nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả, công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và
vào khám nhà bà. Thấy vậy, con trai bà B là anh K đã xông vào và đánh bị thương công an viên N.
Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 20: Một trong những hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân là xâm phạm đến
A. quyền bầu cử, ứng cử. B. quyền bí mật đời tư.
C. tài sản công cộng. D. quyền tự do ngôn luận.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, với chỗ ở hợp pháp của công dân, hành vi nào dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Vào nhà dập tắt vụ hỏa họa. B. Chiếm giữ chỗ ở trái phép.
C. Phá cửa để cấp cứu người bị nạn. D. Chia sẻ công khai địa điểm cư trú.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không thể hiện hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở của công dân là xâm phạm đến
A. Gây mất an ninh trật tự xã hội. B. Xâm phạm trật tự hành chính.
C. Xâm phạm bí mật đời tư. D. Xâm phạm tài sản công cộng.
Câu 23: Đối với xã hội, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể dẫn
đến hậu quả nào dưới đây?
Trang 2/6 - Mã đề
A. Gây thiệt hại về tinh thần. B. Gây thiệt hại về danh dự.
C. Gây mất ổn định xã hội. D. Ảnh hưởng đến tính mạng.
Câu 24: Đối với xã hội, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể dẫn
đến hậu quả nào dưới đây?
A. Ảnh hưởng đến danh dự công dân. B. Xâm phạm quyền nhân thân cá nhân.
C. Ảnh hưởng đến uy tín cơ quan nhà nước. D. Ảnh hưởng danh dự nhân phẩm công dân.
Câu 25: Đối với xã hội, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể dẫn
đến hậu quả nào dưới đây?
A. Xâm phạm bí mật đời tư công dân.
B. Xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
C. Xâm phạm quan hệ nhân thân của cá nhân.
D. Xâm phạm quan hệ tài sản của cá nhân.
Câu 26: Đối với công dân, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?
A. Công dân bị mất chỗ ở. B. Nhà nước mất thu thuế.
C. Nhà nước phải cứu trợ. D. Công dân được cấp nhà.
Câu 27: Đối với công dân, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?
A. Xâm phạm quản lý nhà nước. B. Giảm uy tín cơ quan nhà nước.
C. Gây thiệt hại về tinh thần cho công dân. D. Thúc đẩy việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Câu 28: Đối với công dân, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?
A. Xã hội gia tăng bạo lực. B. Sức khỏe công dân bị suy giảm.
C. Mất ổn định an ninh trật tự. D. Thúc đẩy bất động sản gia tăng.
Câu 29: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?
A. Khám xét trái pháp luật chỗ ở người khác.
B. Thực hiện lệnh khám xét chỗ ở người khác.
C. Tố cáo hành vi vi phạm chỗ ở công dân.
D. Khiếu nại hành vi vi phạm chỗ ở công dân.
Câu 30: Hành vi dùng vũ lực để đe dọa người khác phải dời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ là hành
vi vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. được bảo vệ quan điểm cá nhân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 31: Biện pháp nào dưới đây không được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Xử phạt hành chính. B. Xử lý hình sư.
C. Bồi thường thiệt hại. D. Đe dọa dùng vũ lực.
Câu 32: Biện pháp nào dưới đây không được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Xử phạt hành chính. B. Xử lý hình sư.
C. Bồi thường thiệt hại. D. Khủng bố tinh thần.
Câu 33: Với chỗ ở hợp pháp của công dân, pháp luật nghiêm cấm người khác có hành vi nào dưới đây?
A. Vào nhà dập tắt vụ hỏa họa. B. Phá cửa cấp cứu người bị nạn.
C. Chiếm giữ trái pháp luật. D. Thực hiện lệnh khám xét.
Câu 34: Với chỗ ở hợp pháp của công dân, pháp luật nghiêm cấm người khác có hành vi
A. chiếm giữ chỗ ở của họ. B. chia sẻ vị trí ngôi nhà.
C. định vị trên bản đồ số. D. điều chỉnh vị trí số nhà
Câu 35: Đối với học sinh, để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, việc làm
nào dưới đây chúng ta không nên khuyến khích?
Trang 3/6 - Mã đề
A. Tích cực tìm hiểu pháp luật. B. Tôn trọng chỗ ở người khác.
C. Xâm nhập chỗ ở người khác. D. Tố cáo hành vi vi phạm.
Câu 36: Đối với học sinh, để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, việc làm
nào dưới đây chúng ta không nên khuyến khích?
A. Từ chối vào chỗ ở khi không cho phép. B. Tố cáo hành vi xâm nhập chỗ ở trái phép.
C. Bí mật vào nhà người khác để trộm cắp. D. Lợi dụng vào nhà người khác để trộm cắp.
Câu 37: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự ý khám xét chỗ ở của người khác là vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về
A. chỗ ở. B. danh tính. C. bí mật đời tư. D. thân thể.
Câu 38: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ
trường hợp
A. công an cho phép. B. có người làm chứng.
C. pháp luật cho phép. D. trưởng ấp cho phép.
Câu 39: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào sau đây?
A. Do pháp luật quy định. B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý. D. Do một người chỉ dẫn.
Câu 40: Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty
chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Ai đã vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh G, H, K B. Anh G, T, K C. Anh K, G, H D. Anh H, T, K
Câu 41: Anh H say rượu đã đánh anh A trọng thương và bị kết án 1 năm tù giam. Khi ra tù, anh H có
đến công ty F xin việc. Tuy nhiên, giám đốc Q sau khi xem hồ sơ đã từ chối anh với lí do anh H từng đi
tù. Bực tức vì bị từ chối, tối đó anh H rủ anh D xông vào nhà giám đốc Q đập phá đồ đạc và đánh anh
Q trọng thương. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh H, A, Q B. Anh H và D. C. Anh A, Q. D. D. Anh D, H, A.
Câu 42: P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà
P để tìm nhưng bị em trai của P mắng chửi và đuổi về. H đã vi phạm quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. Được bảo vệ quan điểm cá nhân.
C. Bất khả xâm phạm về tài sản. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 43: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối
và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy
tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Được bảo hộ về sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
Câu 44: Anh X và chị Y cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng T. Vì có quan hệ tình cảm
với chị Y nên anh A lãnh đạo cơ quan chức năng đã yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ
sơ của anh X. Nghe được thông tin anh X tức giận, thuê D đến phá nhà của anh
A. Đồng thời anh X còn thuê bà C tung tin chị Y có quan hệ bất chính với anh A. Những ai
dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh X, anh D. B. Anh X,
C. Anh A, chị Y, chị P. D. Anh X, bà C.
Câu 45: Ông A mất một máy bơm nước. Do nghi ngờ con ông B nhà kế bên lấy trộm, nên ông A
yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện
xông vào nhà để khám. Biết chuyện, anh P là con trai lớn của ông B đã nhờ anh K và Q sang nhà
ông A đánh bố con ông A và đập phá một số tài sản trong nhà ông. Ai đã vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
A. Anh K và anh Q B. Cha con ông A, anh K, anh Q
C. Cha con ông A. D. Anh P, anh K, anh Q

Trang 4/6 - Mã đề
Câu 46: Do cần tiền tiêu dùng, K và M rủ nhau sang nhà H, lấy trộm bộ lư hương thờ có giá trị.
Do có lắp hệ thống camera giám sát nên hành động của K và M bị phát hiện, H đã gọi anh trai là
T đến bắt K nhốt vào nhà kho và thông báo cho công an xã, còn vợ H đột nhập vào nhà M lấy lại
bộ lư hương. Trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công
dân?
A. K và M. B. Vợ H,T. C. Vợ H và K. D. Vợ H, K, M.
Câu 47: Bà T nghi ngờ cháu C lấy trộm điện thoại mà bà cất trong phòng ngủ của mình. Biết ông
N là người thuê một phòng trong căn hộ của nhà cháu C, bà T cùng con gái là chị M đã nhờ ông
làm chứng việc hai mẹ con bà lục soát đồ đạc trong nhà cháu C để tìm điện thoại. Những ai dưới
đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Bà T, cháu C và ông N. B. Bà T và chị M.
C. Bà T, ông N và chị M. D. Cháu C và bà T.
Câu 48: Anh B vào nhà ông C lấy trộm máy vi tính bị anh C cùng anh H và anh M bắt quả tang.
Thấy vậy, anh E là một trong những người đến xem sự việc bảo đem anh B vào nhốt ở nhà kho
của hợp tác xã. Nghe lời anh E, H và M đem nhốt anh B vào kho. Chẳng may đến sáng hôm sau,
anh B vì lạnh và đói ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã xâm phạm
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh M. B. Anh E. C. Anh H. D. Anh B
Câu 49: H và K đang truy đuổi người cướp túi sách, khi vào trong ngõ hẻm thì mất dấu vết, H
nhìn quanh thấy có 1 ngôi nhà đang mở cổng nên bảo K và người bị mất cắp vào ngôi nhà đó để
khám còn mình chạy theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này ai đã vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. K và người bị mất cắp B. H, K và người bị mất cắp
C. H và người bị mất cắp D. H và K
Câu 50: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt
và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối,
muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe
dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Đảm bảo an toàn tính mạng.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
Câu 51: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè để vào cửa hàng A mua một số hàng hóa, lúc thanh toán tiền
mới biết mình quên không mang túi xách vào. Bà H hốt hoảng chạy ra nhưng túi xách đã mất,
bên trong túi xách có hơn mười triệu đồng và một số tài sản có giá trị. Bà H nghi ngờ em T lấy
trộm vì lúc dựng xe ở vỉa hè bà thấy em T (lớp 8) đang chơi gần đó. Bà H gọi anh N (con trai) và
chồng bà (ông Q) cùng vào nhà T để nói chuyện nhưng bố mẹ em không có nhà nên anh N và ông
Q đã vào các phòng để tìm. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân?
A. Anh N và ông Q. B. Ông Q và bà H.
C. Bà H, em T và anh N. D. Bà H, anh N và ông Q.
Câu 52: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào
nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào
nhà em C để lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy
xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh D, chị M. B. Chị G, anh D, em
C. C. Bà T, chị G, anh D, chị M. D. Bà T, chị M.
Câu 53: Thấy M che dấu tội phạm bị truy nã, công an xã đã ập vào bắt giữ M cùng đối tượng. M
vừa quyết liệt chống trả vừa hô hoán cán bộ nhà nước ức hiếp dân nên công an xã tức giận đã
lăng nhục và đánh M gẫy chân rồi khóa cửa nhốt M vào nhà để giải tội phạm về trụ sở. Trong
trường hợp này, công an xã không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Trang 5/6 - Mã đề
C. Được bảo hộ về tính mạng. D. Được bảo hộ nhân phẩm.
Câu 54: M và L thuê phòng gần nhau, M mất điện thoại, nghi ngờ L đã lấy trộm. M yêu cầu L
cho khám phòng nhưng L không đồng ý. Tuy nhiên, M đã tự tiện xông vào phòng của L để khám.
L tức giận kêu người yêu và em trai của mình đến uy hiếp và đánh M. Hành vi của M đã vi phạm
quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ của công dân.
B. Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
----------- HẾT ----------

Trang 6/6 - Mã đề

You might also like