Đề-cương-Sử-gk2-11 (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1.

Phân tích những tác động của chủ nghĩa thực dân đối với quá trình tái
thiết và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (giữa thế kỉ XX)?

* Ảnh hưởng tiêu cực:

- Về kinh tế:

+ Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước
Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại
rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”,
chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả
nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là
một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng
đồng dân cư.

+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi
giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền
thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền
thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

* Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng
có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á
về hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hành chính,…

Câu 2. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở
khu vực Đông Nam Á?

Xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực, chính sách cai trị của chính quyền thực
dân và điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, nên quá trình đấu tranh giành
độc lập ở các nước Đông Nam Á có những nét khác biệt nhất định. Tuy vậy,
phong trào đấu tranh chống thực dân dân phương Tây của nhân dân Đông Nam
Á cũng có một số điểm tương đồng, như:
+ Mục tiêu đấu tranh là chống lại ách cai trị của thực dân phương Tây, giành
lại độc lập, chủ quyền của đất nước.

+ Diễn ra sôi nổi, bền bỉ, quyết liệt;

+ Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.

+ Kết quả cuối cùng: thắng lợi.

Câu 4. Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm của nhân dân Việt Nam (trước năm 1945)? Nguyên nhân nào là sức
mạnh quan trọng để quân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm? Vì sao?

Nguyên nhân chủ quan:


+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam
trước hết bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt. Lòng
yêu nước và tư tưởng không chấp nhận mất nước, không cam chịu làm nô lệ là
+ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đều mang tính
chính nghĩa, nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ,
chống lại hành động xâm lược và ý đồ nô dịch của các thế lực ngoại bang.
+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn gắn liền với tinh
thần đoàn kết dân tộc, từ đoàn kết trong nội bộ vương triều, giữa tướng lĩnh và
binh sĩ đến đoàn kết giữa triều đình với nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và
các dân tộc.
+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, hiệu quả cùng nghệ thuật quân sự
sáng tạo, độc đáo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh cũng là những yếu tố
quan trọng, góp phần đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Nguyên nhân khách quan: trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực
ngoại xâm phải đối diện với nhiều khó khăn, như: hành quân xa, sức lực hao
tổn, không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ, không chủ động được
nguồn lương thực, thực phẩm,... Những yếu tố này khiến quân xâm lược không
phát huy được sở trường, rơi vào thế bị động và từng bước suy yếu.
Trong các nguyên nhân trên, việc tập hợp được sức manh toàn dân tộc là điều
quan trọng nhất để tạo nên chiến thắng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc.
Câu 5. Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử
Việt Nam (trước năm 1945)?

-Vai trò: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn
và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp
phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

- Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và
vâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Câu 6. Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
trong lịch sử Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hãy rút ra
những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học
đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay?

Tinh thần yêu nước và ý chí độc lập: Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
đã thể hiện lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc Việt
Nam. Bài học này nhắc nhở chúng ta luôn phải có tinh thần yêu nước, tự hào về
đất nước và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của tổ quốc.

2. Khối đoàn kết toàn dân: Cuộc kháng chiến đã chứng minh sức mạnh của khối
đoàn kết toàn dân. Dân tộc Việt Nam đã đoàn kết lại với nhau, vượt qua mọi
khó khăn để chống lại giặc ngoại xâm. Bài học này nhấn mạnh tầm quan trọng
của sự đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

3. Sự chuẩn bị và sáng tạo trong chiến thuật: Cuộc kháng chiến đã chứng minh
rằng sự chuẩn bị và sáng tạo trong chiến thuật là yếu tố quan trọng để đánh bại
giặc ngoại xâm. Bài học này nhắc nhở chúng ta phải luôn sẵn sàng và thông
minh trong việc lập kế hoạch, đối phó với những thách thức và mối đe dọa từ
bên ngoài.

4. Bảo vệ độc lập, chủ quyền và lãnh thổ: Cuộc kháng chiến đã khẳng định tầm
quan trọng của việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của tổ quốc. Bài học
này nhắc nhở chúng ta phải luôn đề cao giá trị độc lập, tự chủ và bảo vệ lãnh thổ
của đất nước.

5. Góp phần vào truyền thống và nghệ thuật quân sự: Cuộc kháng chiến đã góp
phần làm phong phú và vẻ vang truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam. Bài học này khuyến khích chúng ta phát huy sức mạnh của toàn dân
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

* Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

- Thời gian: 40 - 43

- Người lãnh đạo: Hai Bà Trưng

- Chống chính quyền cai trị: Nhà Hán

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội).
Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh).
Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi,
Trưng Trắc lên làm vua.

+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.

* Khởi nghĩa của Bà Triệu

- Thời gian: 248

- Người lãnh đạo: Bà Triệu

- Chống chính quyền cai trị: nhà Ngô

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu
Sơn, Thanh Hoá). Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung
chuyển chính quyền đô hộ.

+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa của Lý Bí

- Thời gian: 542 - 602

- Người lãnh đạo: Lý Bí, Triệu Quang Phục

- Chống chính quyền cai trị: nhà Lương và nhà Tùy

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí
lập ra Nhà nước Vạn Xuân.

+ Năm 545, quân Lương tiếp tục sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy
nghĩa quân chiến đấu và giành thắng lợi.

+ Đến năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan

- Thời gian: 713 - 722

- Người lãnh đạo: Mai Thúc Loan

- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy khởi
nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu. Sau đó, nghĩa quân tiến ra
Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ thành Tống Bình.

+ Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị nhà Đường đàn áp.

* Khởi nghĩa của Phùng Hưng

- Thời gian: khoảng năm 776

- Người lãnh đạo: Phùng Hưng

- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường

- Diễn biến chính và kết quả:


+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn
Tây, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giành quyền tự
chủ trong một thời gian.

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại.

Câu 8. Khái quát diễn biến chính, kết quả và rút ra đặc điểm của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)?

- Năm 1416, Lê Lợi cùng các hào kiệt tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh
Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.

- Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại vùng núi rừng Lam Sơn
(Thanh Hoá). Cuộc khởi nghĩa trải qua bốn giai đoạn chính và giành thắng lợi
vào năm 1427.

♦ Từ 1418 - 1423: trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân gặp
nhiều khó khăn, phải 3 lần phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa).

♦ Từ 1423 - 1424: nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh để củng cố lực
lượng và tìm phương hướng mới.

♦ Từ 1424 - 1425: đây là giai đoạn quân Lam Sơn mở rộng hoạt động và giành
những thắng lợi đầu tiên. Cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau
đó giải phóng vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến Đèo Hải Vân.

♦ Từ 1426 - 1428: đây là giai đoạn quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc, giành
thắng lợi trên quy mô cả nước.

+ Tháng 11/1426, nghĩa quân giành thắng lợi ở Tốt Động - Chúc Động
(Chương Mỹ, Hà Nội), quân Minh thất bại nặng nề. Nghĩa quân siết chặt vây
hãm thành Đông Quan.

+ Tháng 10/1427, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng
Sơn), Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang).

+ Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia
Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt.
+ Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng

- Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc, có tính chất nhân dân rộng rãi.

- Cuộc khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền
độc lập, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt, mở ra thời kì phát triển
mới của đất nước.

Câu 9. Vì sao nói: Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã bước đầu đặt cơ sở cho
việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII và bảo vệ nền độc lập dân tộc?

1. Sự phản kháng chống lại sự thống trị của triều đình nhà Nguyễn: Nhà
Nguyễn đã chiếm đóng và áp bức các vùng miền trong suốt thời gian dài. Phong
trào khởi nghĩa Tây Sơn đã nổi lên như một phản ứng chống lại sự áp bức và
đàn áp của triều đình nhà Nguyễn.

2. Sự kết hợp giữa các tầng lớp xã hội: Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã kết
hợp được sự ủng hộ của các tầng lớp xã hội, bao gồm nông dân, lính chính trị,
nhà nước và các tầng lớp cận vệ triều đình. Điều này đã tạo ra một sức mạnh
đồng lòng và đoàn kết, giúp phong trào khởi nghĩa Tây Sơn có thể chiến thắng
và thống nhất đất nước.

3. Lãnh đạo tài ba của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ: Ba
anh em này đã có khả năng lãnh đạo xuất sắc và tài năng quân sự. Họ đã xây
dựng một quân đội mạnh mẽ và chiến thắng nhiều trận quan trọng, từ đó đánh
tan sự thống trị của triều đình nhà Nguyễn và thống nhất đất nước.

4. Sự ủng hộ của dân chúng: Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã nhận được sự
ủng hộ rộng rãi từ dân chúng, nhất là những người bị áp bức và bị bỏ đói dưới
sự thống trị của triều đình nhà Nguyễn. Sự ủng hộ này đã cung cấp cho phong
trào một nguồn lực quan trọng để tiến hành cuộc chiến và bảo vệ nền độc lập
dân tộc

Câu 10. Những bài học kinh nghiệm từ các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến
tranh giải phóng dân tộc được Đảng áp dụng như thế nào trong việc bảo vệ Tổ
quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.
Câu 11. Tại sao nói cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã bước đầu xác
lập mô hình phát triển của quốc gia Đại Việt?
Trong lĩnh vực chính trị, Hồ Quý Ly đã cải tổ hàng ngũ quan văn, quan võ và
đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. Ông cũng đã ban hành chính sách
hạn điền và quy định lại thuế đinh thuế ruộng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
nông dân và tăng cường quản lý chính quyền.

Trong lĩnh vực kinh tế, Hồ Quý Ly đã phát hành tiền giấy và ban hành chính
sách hạn nô, giúp cải thiện tình hình kinh tế và xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, ông đã bắt các nhà sư phải hoàn tục và dịch
sách Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng đã sửa
đổi chế độ thi cử và học tập, đưa ra những biện pháp mới để nâng cao trình độ
tri thức của nhân dân.

Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng, đảm bảo
an ninh và ổn định cho đất nước.
Câu 12. Đánh giá những tiến bộ và hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly và
triều Hồ?
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy
yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và
tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận,
chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân
dân.
Câu 13. Từ sự thất bại của cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối TK
XIV – đầu TK XV
a) Em hãy chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của công cuộc cải
cách?
b) Rút r a bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay
a) Nguyên nhân thất bại
-Một số nội dung cải cách còn bộc lộ điểm hạn chế, không triệt để, gây ảnh
hưởng đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân.
−Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được thực hiện trong hoàn cảnh đầy khó
khăn và phức tạp của đất nước: vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng bên
trong, vừa phải đối phó với nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, do đó, triều Hồ khó
có khả năng tập trung mọi nguồn lực của đất nước để tiến hành cải cách.

−Các chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa được
sự ủng hộ của nhân dân
b) Bài học kinh nghiệm
−Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình
hình.

−Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện
thực tiễn của đất nước.

−Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó
chú trọng đến đầu tư phát triển giáo dục, góp phần đào tạo nên những con
người: yêu nước, có năng lực, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, ham
hành động,…

−Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

You might also like