Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRUNG TÂM CHỨNG THỰC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN TỬ QUỐC GIA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


PHÒNG TT-HTQT
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2023

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


Kết quả triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số cá nhân tại các địa phương
năm 2023

I. Sự cần thiết triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số cá nhân
Trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm
2025, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký
số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50% vào năm 2025 và 70% vào năm
2030. Chiến lược cũng xác định triển khai ký số từ xa theo hướng ưu tiên phổ
cập việc sử dụng chữ ký số cá nhân cho người dân một cách đơn giản, thuận
tiện, an toàn là 1 nhiệm vụ trọng tâm.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Bộ TT&TT, trực tiếp là Trung tâm Chứng
thực điện tử quốc gia – NEAC đã phối hợp cùng Câu lạc bộ Chữ ký số và giao
dịch điện tử Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số (CA) công cộng
triển khai nhiều giải pháp. Thời gian gần đây, NEAC đã liên tục chủ trì tổ chức
các hội thảo về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số tại các địa phương
nhằm góp phần đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, đồng thời tuyên truyền cho người dân và toàn xã hội hiểu rõ hơn về lợi
ích và cách thức sử dụng chữ ký số, từ đó giúp họ có thể tự tin tham gia vào nền
kinh tế số, xã hội số.
II. Quá trình triển khai
1. Cách thức triển khai
Trong thời gian qua, Trung tâm đã phối hợp với Câu Lạc Bộ chữ ký số và
các đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình
ký số từ xa (Remote Signing) triển khai chương trình cấp chứng thư số miễn
phí cho người dân tại 18 tỉnh, địa phương (Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Yên Bái, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, TP Đà Nẵng,
Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Bình Định, Sóc Trăng, Quảng
Ngãi, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đắk Lắk). Trong chương trình này, với sự cam kết
của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người dân sẽ được cấp chứng thư số với
các chính sách hỗ trợ, như miễn phí trong vòng 1 năm bao gồm phí khởi tạo
chứng thư số và ký số dịch vụ công trực tuyến.
Hiện nay NEAC đã triển khai tích hợp dịch vụ ký số vào 38 cổng dịch
vụ công trực truyến của địa phương để người dân có thể thực hiện ký số tài
1
liệu. Sau khi tích hợp thành công sẽ xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình
cấp chứng thư số cá nhân miễn phí cho người dân trên địa bàn bằng việc ký kết
bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Sở TTTT với Câu lạc bộ và các CA công
cộng tham gia. Sau khi ký MOU, các địa phương sẽ có các hình thức triển khai
khác nhau.
Các địa phương thường triển khai theo hướng trực tiếp, các nhà cung cấp
tới địa bàn (ủy ban xã, phường, Ủy ban quận) để cấp cho người dân ví dụ như
TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, nhiều địa phương còn có các
chương trình mang lại hiệu quả tích cực hơn như Tổ chức ngày hội chuyển đổi
số, ngày hội công dân số từ đó cấp tặng cho các đại biểu, người dân tham gia;
Cấp chứng thư số trực tiếp theo chương trình “3 không” tại Thanh Hóa, phố đi
bộ Bờ Hồ Hà Nội.
2. Các chính sách ưu đãi, khuyến khích người dùng
Ngoài việc cam kết cấp chứng thư số miễn phí cho người dân trên địa bàn
tỉnh sử dụng trên các Cổng Dịch vụ công trực tuyến thì các CA công công đều
có chính sách riêng, ví dụ như: ưu đãi kèm theo các dịch vụ trong hệ sinh thái
của CA như Hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử...
3. Kết quả đạt được và đánh giá hiệu quả chương trình
Chương trình bước đầu đạt được hiệu ứng truyền thông tích cực, nhiều
công dân đã biết đến Chữ ký số và hoạt động cấp miễn phí chữ ký số cá nhân.
Đối với các địa phương đã triển khai thì cũng đã nâng cao được nhận thức của
người dân đối với CKS dành cho cá nhân.
VNPT- Viettel- Bkav- FPT- Misa- Trust-
STT Địa phương CA2
CA CA CA CA CA CA
Bà Rịa - Vũng
1 828 2,807 8 0 7 12 0
Tàu
2 Thái Nguyên 290 4,121 4 0 207 79 0
3 Quảng Ninh 4,898 3,433 67 0 171 28 0
4 Yên Bái 4,828 1,745 48 0 130 21 0
5 Hà Nội 4,584 24,633 2,386 5,462 23,202 341 50
TP. Hồ Chí
6 19,561 23,097 6,988 27 26 4,354 0
Minh
7 Bình Dương 14,438 4,595 98 0 3 34 0
8 Đà Nẵng 332 3,261 1 0 13 259 0
Thừa Thiên
9 4,502 7,035 7 8 30 99 0
Huế
10 Điện Biên 5,945 2,702 0 0 47 11 0
11 Hà Tĩnh 3,934 2,285 28 0 207 163 0
12 Hòa Bình 231 1,394 8 0 148 1 0
13 Bình Định 506 1,494 106 0 15 41 0
14 Sóc Trăng 1,584 1,422 1 0 5 6 0
15 Quảng Ngãi 4,041 2,665 14 0 11 58 0

2
16 Bắc Ninh 521 3,450 98 0 381 15 0
17 Thanh Hóa 38,421 4,013 280 0 668 473 0
18 Đắk Lắk 872 8,997 37 0 9 34 0
TỔNG 260,500 110,316 103,149 10,179 5,497 25,280 6,029 50
Bảng 1. Số lượng CHỨNG THƯ SỐ miễn phí đã cấp tính đến hết ngày 31/10/2023

Tính đến hết 31/10/2023, chương trình đã cấp được 260,500 chứng thư số.
Chương trình bước đầu đã tạo được hiệu ứng tốt với khối chính quyền, cơ bản
người dân cũng đã nắm được chủ trương sau khi được tuyên truyền và hưởng
ứng.
Mặc dù đã cấp số lượng chứng thư số lớn, các CA công cộng cũng tích
cực hưởng ứng tham gia chương trình, nhưng vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho
giai đoạn tiếp theo đó chính là làm sao để người dân có môi trường để sử dụng
chữ ký số đó thường xuyên hơn.
Trong thời gian tới, NEAC sẽ phối hợp chặt chẽ với đầu mối ở các tỉnh để
thúc đẩy triển khai CKS cho người dân trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra tiếp tục nhân
rộng mô hình, phối hợp truyền thông để người dân nắm được và hưởng ứng.
4. Các khó khăn, bất cập gặp phải trong quá trình triển khai
Qua quá trình triển khai chương trình tại các địa phương còn gặp phải
nhiều khó khăn, bất cập:
Về phía người dân:
- Việc đăng ký chứng thư số đã sử dụng hình thức online sử dụng eKYC
tuy nhiên các đối tượng công dân là người cao tuổi (trên 45 tuổi) chưa tự thực
hiện được và phải hướng dẫn tận nơi.
- Một thành phần nhỏ người dân khi thực hiện ký điện tử xác nhận vào
phiếu đăng ký sử dụng chữ ký số người dân sợ lộ thông tin nên từ chối sử dụng
chữ ký số.
- Thiết bị đầu cuối (giá rẻ hoặc máy cũ/máy cho tặng): Không có mật
khẩu icloud, không chụp rõ ảnh hoặc KYC chính xác; không có sinh trắc học thì
không sử dụng được.
- Hiện nay dịch vụ vẫn còn rất mới, và hầu hết người dân sau khi đăng ký
chứng thư số chưa phát sinh nhiều nhu cầu (dịch vụ, ứng dụng) sử dụng chữ ký
số, dẫn đến tình trạng chứng thư số cấp ra nhưng không có hoạt động.
Về phía các CA công cộng:
- CA hiện tại thiếu nhân sự trực tiếp ngồi thường trực tại các khu vực
hành chính công ở địa bàn để thực hiện cấp CKS cho công dân.
- Quá trình cấp chứng thư số lâu do phải chờ nhân sự CA duyệt.
- Chi phí cho một thuê bao và nhân sự hỗ trợ rất lớn, tuy nhiên các CA
cộng lại đang cung cấp miễn phí cho người dân dẫn đến việc triển khai tại các
địa phương mà CA công cộng không có địa bàn hoạt động còn nhiều hạn chế.
3
Về phía cơ quan quản lý:
- Chính quyền mới chỉ tập trung vào việc cài đặt chữ ký số cho người dân,
chưa chú trọng nhiều vào hiệu quả cải cách hành chính.
- Hiện tại các cổng Dịch vụ công vẫn chấp nhận hình thức nộp hồ sơ trực
tiếp, người dân đã hoàn thành hồ sơ để cấp chữ ký số cũng không sử dụng.
- Người dân sử dụng trên Dịch vụ công nhưng vẫn thu bản cứng. Điều này
dẫn tới thời gian xử lý công việc tăng gấp đôi.
- Hệ thống dịch vụ công vẫn chưa quy chuẩn nên người dân chưa dùng
được CKS nhiều.
- Thiếu các hoạt động triển khai truyền thông và Tổ chức cấp CKS cho
người dân tại các địa phương
III. Đề xuất, kiến nghị từ các CA công cộng
1. Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị CA trong công tác triển khai do
hiện nay các nhà CA đổ nguồn lực khá lớn để triển khai hoàn toàn miễn phí cho
công dân.
Có phương án tối ưu Quy trình cấp phát chứng thư số sử dụng công nghệ
định danh điện tử để giảm thời gian cấp pháp chứng thư số cho công dân. Kiến
nghị kết nối xác thực qua C06, đăng ký chứng thư số được thuận tiện, nhanh
chóng hơn.
Bộ TTTT và NEAC cần liên kết với các bộ, ban ngành đẩy mạnh việc sử
dụng chữ ký số từ xa trong cuộc sống, như các cổng dịch vụ công, ngân hàng, y
tế, giáo dục và các lĩnh vực khác.
Báo cáo chính phủ hoàn thiện các văn bản, thông tư hướng dẫn chi tiết
cho Luật Giao dịch điện tử 2023.
2. Đề xuất với các địa phương đã triển khai
Ban hành tỷ lệ dịch vụ công toàn trình, sử dụng chữ ký số trong các giao
dịch để không lãng phí tài nguyên, nguồn lực, sức lực triển khai của các địa
phương, hướng đến mô hình chuyển đổi số thực chất.
3. Đề xuất với các địa phương sắp triển khai
Tiếp tục tổ chức các chương trình truyền thông về việc sử dụng chữ ký số
trong các DVC tới người dân. Rút kinh nghiệm, học hỏi từ các địa phương làm
tốt để triển khai một cách tối ưu, hiệu quả.
Với các địa phương chưa triển khai cần lên kế hoạch cụ thể, chỉ tiêu cho
từng địa bàn. Kế hoạch tuyên truyền, rà soát các ứng dụng thực tiễn của chữ ký
số từ xa trong đời sống người dân. Cùng với các CA để đưa phương án cấp trực
tuyến.

4
IV. Một số đề xuất giải pháp của NEAC nhằm thúc đẩy chữ ký số cá
nhân tại các địa phương
1. Về hạ tầng, giải pháp kỹ thuật
Tích hợp Cổng dịch vụ công với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký
số, Số hóa các thủ tục hành chính, cho phép người dân, doanh nghiệp sử dụng
chữ ký số khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Xây dựng hạ tầng đồng bộ, liên thông, chia sẻ được giữa các Sở, Ban,
Ngành, tăng cường sử dụng chữ ký số trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Xây dựng, quản lý, thống nhất và các nền tảng sử dụng trong các lĩnh vực
giáo dục, y tế, tài chính, thuế, bảo hiểm, nông nghiệp, thương mại... có kết nối
với cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số, cho phép sử dụng chữ ký số
trong các giao dịch trên các nền tảng này.
Thống kê, thu thập thông tin để xây dựng hệ thống chứng thực thông điệp
dữ liệu theo ngành, lĩnh vực.
2. Về các hoạt động, chính sách thúc đẩy
2.1 Tăng cường môi trường ký số:
Thực hiện các chính sách thúc đẩy, tăng cường sử dụng chữ ký số trong
các giao dịch điện tử trong các lĩnh vực: dịch vụ công trực tuyến, chứng từ điện
tử, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, ngân hàng điện tử, y tế điện tử, học bạ
điện tử…
2.2 Đào tạo, tập huấn:
Phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia tập huấn, tuyên
truyền về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp, người dân nhằm tăng cường sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử
hướng tới chuyển đổi số, chính phủ số.
Tổ chức các lớp đào tạo trực tiếp và trực tuyến đến các cán bộ phụ trách
của các địa phương, tổ công nghệ số cộng đồng về: lợi ích của chữ ký số; cách
thức đăng ký, sử dụng chữ ký số từ xa vào văn bản, trên các cổng dịch vụ công
đã tích hợp ký số.
2.3 Các hoạt động tuyên truyền:
Phát hành sổ tay hướng dẫn sử dụng chữ ký số cho các đối tượng có khả
năng phát sinh nhu cầu lớn khi sử dụng các nền tảng chuyển đổi số đã tích hợp
chữ ký số (giáo viên, phụ huynh, giao dịch ngân hàng, hợp đồng điện tử…)
Thường xuyên có bài viết, video, phóng sự giới thiệu, tuyên truyền về chữ
ký số trên các phương tiện truyền thông của địa phương (trang/cổng thông tin,
trang dịch vụ công, ứng dụng thông minh của địa phương, báo chí địa
phương…).

5
Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp, người dân về các ứng dụng và chính sách ưu đãi về chứng thư chữ ký số
đang được triển khai.
Đối với các địa phương có khu công nghiệp: có thể liên kết với bộ phận
hành chính nhân sự của các doanh nghiệp để tổ chức tuyên truyền đào tạo về
chữ ký số cho nhân viên và công nhân.
2.4 Chính sách ưu đãi về giá:
Khuyến khích các CA công cộng cung cấp loại hình ký số từ xa để tạo giá
cả cạnh tranh theo kinh tế thị trường, tương tự như lĩnh vực viễn thông.
Học tập kinh nghiệm các nước phát triển đã triển khai thành công, khuyến
khích, thúc đẩy các CA công cộng có chính sách cung cấp miễn phí chứng thư
chữ ký số cho người dân sử dụng trong các dịch vụ cơ bản như dịch vụ công
trực tuyến, góp phần tạo thói quen cho người dân trong việc sử dụng chứng thư
chữ ký số, đồng thời thúc đẩy các dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế

You might also like