ĐÚNG- SAI QTH- đáp án

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Phần 2.

CÂU HỎI ĐÚNG/ SAI

1. Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.


Đúng. Khoa học thể hiện ở công cụ, phương pháp, lý thuyết. Nghệ thuật thể hiện ở việc
vận dụng linh hoạt và sáng tạo các công cụ, phương pháp, lý thuyết.
2. Nếu nhà quản trị làm tốt chức năng Lập kế hoạch thì không cần phải thực hiện chức
năng Kiểm soát.
Sai. Vì phải thực hiện đầy đủ cả 4 chức năng.
3. Quản trị là quản trị con người trong tổ chức nên chỉ cần tập trung vào lĩnh vực quản trị
nhân sự thì sẽ thành công.
Sai. Có rất nhiều nguồn lực đóng góp vào sự thành công của hoạt động quản trị, nhân
lực chỉ là 1 trong những nguồn lực của tổ chức.
4. Các nhà quản trị chỉ cần tập trung vào lĩnh vực quản trị tài chính vì một tổ chức mạnh
và ổn định về tài chính sẽ thành công.
Sai. Có rất nhiều nguồn lực đóng góp vào sự thành công của hoạt động quản trị, tài
chính chỉ là 1 trong những nguồn lực của tổ chức.
5. Chủ doanh nghiệp luôn là nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp.
Đúng. Là ng có quyền ra quyết định và là người sở hữu các nguồn lực của tổ chức
6. Nhà quản trị luôn luôn cần ba nhóm kỹ năng cơ bản, trong đó kỹ năng chuyên môn
luôn quan trọng nhất.
Sai. Tùy theo cấp độ quản trị thì mức độ quan trọng của các nhóm kỹ năng có sự thay
đổi. Kỹ năng chuyên môn quan trọng nhất đối với quản trị cấp cơ sở và giảm dần đối
với cấp trung và khó nhỏ đối với cấp cao. Tất cả các cấp quản trị đều cần có đủ 3 nhóm
kỹ năng
7. Nhà quản trị luôn luôn cần ba nhóm kỹ năng, trong đó ở các cấp càng cao kỹ năng tư
duy, nhận thức là quan trọng nhất.
Đúng. Vì NQT cấp cao cần có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề vì vậy kỹ năng
nhận thức tư duy là quan trọng nhất.
8. Nhà quản trị luôn luôn cần ba nhóm kỹ năng, trong đó kỹ năng nhân sự là quan trọng
nhất.
Sai. Tất cả các cấp quản trị đều cần có đủ 3 nhóm kỹ năng, trong đó kỹ năng nhân sự
có mức độ quan trọng tương đương nhau ở các cấp quản trị.
9. Quản trị là một loại hình kiến thức mang tính kinh nghiệm vì vậy ai cũng có thể quản
trị thành công.
Sai. Quản trị có tính khoa học vậy nên không thể giải quyết vấn đề theo bản năng hay
một kinh nghiệm mà phải hiểu biết các lý thuyết, khái niện, phạm trù, quy luật khách
quan chung và riêng, trình độ các quy trình tổ chức, những con số ,.. để đưa ra quyết
định phù hợp với quy mô, ngành nghề, con người, môi trường nhất định.
10. Ra quyết định là một nghệ thuật.
Đúng. Vì nghệ thuật thể hiện ở việc áp dụng kiến thức vào từng tình huống cụ thể, phụ
thuộc vào năng lực của NQT và tính chất của sự việc…
11. Nghệ thuật quản trị đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị của Fayol.
Sai. Là bài toán thiên về khoa học chứ ko phải nghệ thuật. Nghệ thuật quản trị là công
việc thực hành, phải xử lý các tình huống cụ thể khác nhau nên phụ thuộc rất nhiều vào
tài nghệ của từng người quản trị riêng biệt.
12. Ra quyết định là nhà quản trị đã giải quyết được vấn đề của mình.
Sai. Vì chưa phải đã giải quyết được vấn đề, còn phụ thuộc vào việc kiểm tra, giám sát
kết quả đạt được.
13. Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu tạo tiền đề cho sự xuất hiện của lý thuyết quản trị.
Đúng : Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu tạo điều kiện cho sự xuất hiện của lý thuyết
quản trị bởi việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo ra nhu cầu về việc tổ
chức hiệu quả, đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp và thị trường, và khám phá
khoa học kinh doanh.
14. Quản trị là một hoạt động kết hợp của con người để đạt mục tiêu.
Đúng. Quản trị là sự phối hợp để đạt được hiệu quả trong các hoạt động của người
cùng chung tổ chức.
15. Quản trị tức là quản trị kinh doanh.
Sai. Vì quản trị không chỉ là quản trị kinh doanh mà còn có quản trị tài chính, quản trị
công, quản trị thời gian, quản trị bản thân, quản trị thương mại. Tóm lại, quản trị kinh
doanh chỉ là một phần nhỏ trong quản trị, không phải = quản trị.
16. Không nhất thiết phải lập kế hoạch trong điều kiện môi trường ổn định.
Sai. Vì lập kế hoạch là 1 trong 4 chức năng của quản trị, đã thực hiện quá trình quản trị
phải thực hiện đầy đủ 4 chức năng này. Bên cạnh đó, nếu không lập kế hoạch sẽ:
● ko có hệ thống mục tiêu
● ko có mục tiêu thì ko có tiêu chuẩn kiểm soát
● ko có căn cứ để phân quyền, ủy quyền, xác định tầm hạn quản trị tất cả các chức
năng quản trị
● ko xác định được cơ cấu tổ chức
● ko có căn cứ để xác định công cụ tạo động lực.
17. Trong điều kiện môi trường quản trị luôn thay đổi thì không cần lập kế hoạch dài hạn.
Sai. Vì ko lập kế hoạch sẽ ko có hệ thống mục tiêu, ko có mục tiêu thì tất cả các chức
năng quản trị ko có căn cứ để thực hiện
18. Môi trường quản trị của các tổ chức là khác nhau.
Đúng. Mỗi một tổ chức sẽ có những mục tiêu, các yếu tố tác động lên nhà quản trị khác
nhau nên môi trường quản trị cũng sẽ khác nhau.
19. Ma trận SWOT là công cụ quan trọng cần phải áp dụng khi phân tích môi trường.
Sai. Là kĩ thuật phân tích môi trường
20. Môi trường bên ngoài là môi trường chung tác động đến doanh nghiệp.
Sai. Vì môi trg bên ngoài bao gồm mt vĩ mô và mt vi mô. mt vĩ mô tác động lên DN
qua ah của nó lên mt vi mô
21. Phân tích môi trường quản trị giúp nhà quản trị nhận ra các thách thức đối với doanh
nghiệp.
Đúng. việc ptich mt qtri sẽ giúp DN nhận ra đc các điểm mạnh yếu cũng như cơ hội và
thách thức đối với DN từ đó đề ra p/a hợp lí
22. Khoa học công nghệ phát triển nhanh đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Đúng. Doanh nghiệp áp dụng khcn vào sản xuất giúp tăng năng suất, bắt kịp thời đại,
đẩy mạnh quá trình phát triển doanh nghiệp.
23. Phân tích môi trường quản trị là giúp cho nhà quản trị xác định được những cơ hội và
thách thức của doanh nghiệp để từ đó xây dựng chiến lược tương lai.
Đúng. Vì kết quả phân tích môi trường là nguyên liệu cho việc ra quyết định, xây dựng
kế hoạch, thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp với mục tiêu và chiến lược của công ty.
24. Việc lựa chọn một trong những phương án hoạt động là công việc quan trọng của chức
năng Lập kế hoạch.
Đúng, việc lựa chọn phương án hoạt động định hình cách tổ chức đạt được mục tiêu kế
hoạch và quyết định cụ thể về tài nguyên và hoạt động cần thiết để thực hiện chiến lược
kế hoạch.
25. Nội dung cơ bản của Lập kế hoạch chiến lược chỉ bao gồm ấn định trước mục tiêu của
tổ chức.
Sai. Vì LKH bao gồm 6 bước: phân tích môi trường, khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn
chiến lươc, xác định hệ thống mục tiêu, xác định phương án triển khai, đánh giá lựa
chọn phương án và ra quyết định.
26. Lập kế hoạch là chức năng giữ vai trò nền tảng trong quá trình quản trị.
đúng, lập kế hoạch là bước khởi đầu qtrong nhất của quản trị, thiết lập các tiêu chuẩn
hỗ trợ kiểm soát, giúp phân bổ các nguồn lực hợp lí, liên kết các bộ phận tập tung vào
mục tiêu
27. Mục tiêu của quản trị là tối đa hóa lợi nhuận.
Sai. Mục tiêu của quản trị là hiệu quả và hiệu suất. Phân loại mục tiêu có rất nhiều như:
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn…Do đó mục tiêu của doanh nghiệp ko nhất thiết là bài
toán về tối đa hoá lợi nhuận.
28. Quản trị là một công việc mang tính đặc thù của những nhà quản trị cấp cao.
Sai,Quản trị là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong mọi cấp độ của tổ chức
29. Nhà quản trị là những người có quyền ra lệnh và điều hành công việc của những người
khác.
Đúng, vì NQT là người nắm giữ vị trí đặc biệt thực hiện các cnang qtri điều khiển giám
sát công việc của ng thừa hành và các NQT cấp dưới để đảm bảo tổ chức thực hiện đc
mục tiêu
30. Tất cả các nhà quản trị đều phải am hiểu các kỹ năng quản trị với những mức độ như
nhau.
Sai. Các cấp sẽ có sự am hiểu khác nhau về các kỹ năng:
+ Kỹ năng kỹ thuật: quan trọng nhất với nhà quản trị cấp cơ sở và giảm dần đối với
NQT cấp trung và cấp cao
+ Kỹ năng nhận thức: có vai trò nhỏ nhất với nhà quản trị cấp cơ sở và tăng dần so với
cấp trung và cấp cao
=> do đó, mỗi nhà quản trị ở các cấp khác nhau thì sẽ am hiểu các kỹ năng khác nhau
31. Cấp quản trị càng cao thì kỹ năng chuyên môn càng quan trọng.
Sai, cấp qtri càng cao càng quan trọng kĩ năg nhận thứ tư duy
32. Kỹ năng nhân sự cần thiết đối với các cấp quản trị là như nhau.
Đúng, kĩ năng nhân sự được xem là chìa khóa cốt lõi để nhà quản lý các cấp vận hành
doanh nghiệp một cách trơn tru nhất. Nhân sự càng được củng cố vững chắc, doanh
nghiệp càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, kĩ năng nhân sự quan trọng đối với mọi cấp
quản trị.
33. Thời gian của nhà quản trị cấp cao giành nhiều nhất cho chức năng Lập kế hoạch.
Đúng.
34. Vai trò quan trọng nhất của các nhà quản trị cấp cơ sở trong tổ chức là giám sát chặt
chẽ hành vi của những người cấp dưới.
Sai. Bao gồm cả lãnh đạo và điều khiển, chứ ko chỉ giám sát.
35. Lập kế hoạch là chức năng liên quan đến việc chọn mục tiêu và phương thức hoạt
động.
Đúng, lập kế hoạch đc hiểu là quá trình xác định mục tiêu của tổ chức và phương thức
thực hiện tốt nhất để đạt đc mục tiêu đó
36. Lập kế hoạch là chức năng mà nhà quản trị cấp cao phải làm.
Sai, lập KH là chức năng diễn ra ở tất cả các cấp NQT.
37. Người lãnh đạo không phải là nhà quản trị trong tổ chức.
Sai, ng lãnh đạo cũng nắm giữ vai trò đặc biệt- là vạch ra mục tiêu chiến lược chính
sách đưa ra các quyết định điều hành; là ng đứng đầu điều khiển giám sát cấp dưới thực
hiện nhiệm vụ đc giao để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một
phần trong vai trò quản trị.
38. Quan niệm cổ điển trong xây dựng cơ cấu tổ chức hướng đến phân quyền trong quản
trị.
Sai. Quan niện cổ điện là một hệ thống phân cấp từ trên xuống dưới, trong đó nhà quản
trị có quyền trực tiếp đối với nhân viên chịu sự quản lý của mình. Vậy nên quyền lực sẽ
tập trung vào tay nhà quản trị, do đó cơ cấu tổ chức hướng đến tập quyền.
39. Mối quan hệ giữa tầm hạn quản trị và số cấp quản trị trong cơ cấu tổ chức là mối quan
hệ tỷ lệ thuận.
Sai. Tầm quản trị là số lượng thuộc cấp báo cáo trực tiếp với nhà quản trị nhất định.
Tầm quản trị rộng thì sẽ ít cấp quản trị và ngược lại do đó, nó là mqh tỷ lệ nghịch.
40. Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp phụ thuộc vào trình độ của nhà quản trị.
Đúng. Vì năng lực nhà quản trị càng tốt thì tầm quản trị sẽ rộng và ngược lại.
41. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp sẽ tồn tại trong một thời gian dài và không có sự
thay đổi.
Sai. Bởi môi trường luôn biến động=> phải có những mục tiêu, chiến lược thay đổi dẫn
đến cơ cấu tổ chức cũng phải chuyển biến để phù hợp với mục tiêu và điều kiện môi
trường.
42. Lãnh đạo và điều hành là hai hoạt động giống nhau.
Sai, lãnh đạo chỉ điều khiển con người, còn điều hành có thể điều khiển cả doanh
nghiệp từ con người đến công việc.
43. Tổ chức không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố thuộc môi trường chung.
Đúng vì mtrg chung bao gồm những yếu tố như sự thay đổi của nền kt, ctri, xã hội và
công nghệ,..
44. Một nhà quản trị cấp cao phải biết sử dụng quyền lực của mình và biết phân quyền nếu
muốn quản trị có hiệu quả.
Đúng, nhà quản trị cấp cao cần biết sử dụng quyền lực của mình để có thể đạt đc mục
tiêu 1 cách hiệu quả đồng thời cần phải biết phân quyền nhằm gia tăng sự linh hoạt
nhằm thực hiện công việc hiệu quả hơn, cũng như tăng khả năng đáp ứng những tình
huống thay đổi
45. Sự phân quyền trong tổ chức là cần thiết để giảm mức độ quá tải công việc của nhà
quản
trị cấp cao.
Đúng, sự phần quyền trong tổ chức giúp nhà quản trị cấp cao có thể dành thời gian tập
trung vào các quyết định chiến lược, giảm tải các đầu mục công việc nhỏ, dễ dàng kiểm
soát được nhân sự hơn.
46. Quyền đưa ra quyết định phải tập trung về người có địa vị cao nhất trong tổ chức, đây
là một nguyên tắc đúng trong mọi tình huống.
Sai. Vì còn tùy thuộc vào quy mô, tình huống và năng lực của NQT mà có quyền đưa
ra quyết định.
47. Khi quyết định lựa chọn phương án cần phải chọn những phương án có chi phí thấp
nhất.
Sai. Vì cần phải lựa chọn cân đối giữa chi phí và lợi ích chứ ko chỉ ko chỉ mỗi chi phí
thấp nhất vì còn nhiều yếu tố khác nữa.
48. Trong mọi trường hợp đều cần dân chủ khi bàn bạc ra quyết định để đạt hiệu quả cao.
Sai, vì phong cách quản trị dân chủ thường tốn nhiều thời gian hơn nên k phù hợp với 1
số hoàn cảnh như trường hợp khẩn cấp ( quân dội, cảnh sát, dịch vụ cứu hỏa ) thì
phong cách độc đoán sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
49. Quyết định quản trị thành công hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình ra quyết định.
Sai. Vì còn phụ thuộc vào cách thức chúng ta triển khai các quá trình của quyết định
50. Nhà quản trị thì cần phải vượt trội các nhân viên của mình về tất cả các kỹ năng để
quản trị hữu hiệu.
Sai. Tùy vào các cấp quan trị sẽ cần vượt trội kỹ năng khác nhau.
51. Phong cách lãnh đạo dân chủ luôn mang lại hiệu quả trong mọi trường hợp.
Sai. Để lựa chọn phong cách lãnh đạo phải phụ thuộc vào đặc điểm của NQT, đặc điểm
của nhân viên, đặc điểm của công việc cần giải quyết đối với mỗi tình huống khác nhau
phải lựa chọn pc khác nhau để phù hợp. Ví dụ trong trường hợp khẩn cấp thì phong
cách độc đoán sẽ mang hiệu quả hơn .
52. Không nên lãnh đạo nhân viên theo phong cách độc đoán dù trong hoàn cảnh nào.
Sai. Để lựa chọn phong cách lãnh đạo phải phụ thuộc vào đặc điểm của NQT, đặc điểm
của nhân viên, đặc điểm của công việc cần giải quyết đối với mỗi tình huống khác nhau
phải lựa chọn pc khác nhau để phù hợp. Ví dụ trong trường hợp khẩn cấp thì phong
cách độc đoán sẽ mang hiệu quả hơn .
53. Phong cách quản lý độc đoán là phong cách quản lý không có hiệu quả.
Sai.Để lựa chọn phong cách lãnh đạo phải phụ thuộc vào đặc điểm của NQT, đặc điểm
của nhân viên, đặc điểm của công việc cần giải quyết đối với mỗi tình huống khác nhau
phải lựa chọn pc khác nhau để phù hợp. Ví dụ trong trường hợp khẩn cấp thì phong
cách độc đoán sẽ mang hiệu quả.
54. Nhà quản trị có thể giữ nhân viên giỏi bằng cách tạo cho họ có mức thu nhập cao.
Sai. Vì theo học thuyết maslow, tiền là nhu cầu sinh lý thuộc nhu cầu bậc thấp, đó chỉ
là nhu cầu cơ bản để tồn tại. Còn muốn giữ chân người giỏi phải tạo môi trường làm
việc thích thú, tôn trọng quyền tự chủ của nhân viên, trao cơ hội và phát huy khả năng
của nhân viên, công nhận thành tích của họ.
55. Nguồn gốc của động viên là nhu cầu của con người mong muốn được thoả mãn.
Đúng.động viện có thể bắt nguồn từ nhu cầu và mong muốn của con người và mục tiêu
của động viên là thảo mãn những nhu cầu và mong muốn đó
56. Có thể động viên người lao động thông qua những điều mà họ kỳ vọng.
Đúng.thông qua những điều ng lao động kì vọng, đáp ứng những kì vọng của ng lđộng
chính là động viên ng lđộng
57. Uỷ quyền là cấp trên giao cho cấp dưới quyền hạn để thay mặt cấp trên thực hiện một
số công việc nhất định.
Đúng. vì khi không thể thực hiện 1 số công việc nào đó, cấp trên sẽ để cấp dưới thay
mặt mình thực hiện và ng chịu trách nhiệm vẫn sẽ là cấp trên
58. Uỷ quyền và trao quyền về cơ bản là giống nhau.
Sai. Vì ủy quyền là hành vi cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân
danh, thay mặt mình thực hiện những công việc nhất định nhưng người chịu trách
nhiệm vẫn là cấp trên, còn trao quyền là hành vi cấp trên cho phép cấp dưới thực hiện
công việc một cách độc lập.
59. Nhân viên thường không thích nhà quản trị giao việc cho cấp dưới.
Sai.tuỳ thuộc vào cách thức giao việc và sự công khai, hỗ trợ đến từ cấp trên mà nhân
viên sẽ có thái độ tích cực với công việc được giao, coi đây là sự tín nhiệm hoặc cơ hội
phát triẻn kĩ năng bản thân
60. Ủy quyền được hiểu là sự giao phó quyền hạn của một nhà quản trị này cho một nhà
quản trị khác.
Sai. Vì giao cho ng khác thay mặt mình trong 1 công việc nhất định, trong thời gian cụ
thể, cần bên thứ 3 xác nhận việc giao quyền.
61. Với cơ cấu trực tuyến nhà quản trị dễ dàng thực hiện chuyên môn hóa các hoạt động
quản trị.
Sai. Chuyên môn hoá nằm ở cơ cấu chức năng, ko nằm ở cơ cấu trực tuyến. Còn cơ cấu
trực tuyến là mô hình nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới,
cấp dưới nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo người lãnh đạo trực tiếp
cấp trên.
62. Có thể thực hiện chính sách mà không cần thiết phải gắn với các chương trình thực
hiện mục đích, mục tiêu của tổ chức.
Sai. Trong quá trình phân cấp mục tiêu thì các chính sách, chương trình phải logic kết
hợp với nhau, mục tiêu nhỏ tạo lên mục tiêu lớn nên thực hiện chính sách phải gắn với
các chương trình mục đích, mục tiêu của tổ chức.
63. Bản chất của tổ chức là sự liên kết các hoạt động các cá nhân hay các bộ phận trong tổ
chức để đạt được mục tiêu quản trị có hiệu quả.
Đúng.Tổ chức là tạo ra cấu trúc và hệ thống để thực hiện công việc và đạt
được mục tiêu của nó thông qua sự phối hợp và quản lý các nguồn lực
64. Kiểm tra là quá trình đối chiếu thực tế với kế hoạch để tìm ra các sai sót.
Đúng. Kiểm soát là quá trình so sánh thực tế với kỳ vọng để tìm ra thành công và
nhược điểm.
65. Khi tiến hành kiểm soát nhà quản trị cần thực hiện một loại hình kiểm soát đó là kiểm
soát trước.
Sai. Kiểm soát 3 loại: trước, trong, sau.
66. Kiểm soát là toàn bộ các hoạt động nhằm rà soát các vấn đề đã làm.
Sai. Rà soát các vấn đề chỉ là 1 loại trong quá trình kiểm soát, kiểm soát phải đầy đủ 3
loại: trước, trong, sau.
67. Lãnh đạo sẽ tập trung chủ yếu vào việc điều khiển nhân viên, người lao động làm theo
ý mình.
Sai. lãnh đạo thường tập trung vào việc phân bổ các nguồn lực và quyền hạn cho tất cả
cấp dưới nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
68. Sau khi đã ủy quyền cho cấp dưới, nhà quản trị thoát khỏi trách nhiệm đối với công
việc đã được ủy quyền.
Sai. khi uỷ quyền nhà quản trị vẫn phải chịu trách nhiệm với kết quả công việc của
mình vì uỷ quyền cho cấp dưới là cấp dưới thay mặt cho cấp trên thực hiện 1 số cviec
69. Thực hiện kiểm soát tốt sẽ giúp ngăn chặn được tất cả những sai phạm có thể xảy ra.
Sai. Môi trường có sự biến động nên khó tránh khỏi sai phạm, kiểm soát chỉ đưa ra
biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa rủi ro, giúp ngăn chặn được 1 số các sai phạm,
không ngăn chặn được tất cả.
70. Chỉ cần thông qua khoa học - công nghệ là có thể kiểm soát hoàn toàn một tổ chức.
Sai. Kiểm soát cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, ko chỉ mỗi khoa học-công nghệ

You might also like