Tiểu Luận Ptbctc Ct Vinamilk

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) NĂM
2020-2022

GVHD: TS. Nguyễn Duy Tùng


SVTH: Nguyễn Thị Hải Yến
Đào Quỳnh Trang
Nguyễn Thúy Vân
Lớp: Tài chính doanh nghiệp- 04

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 2
PHỤ LỤC- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 3
NỘI DUNG .................................................................................................................................. 4
1. Tổng quan ................................................................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu nền kinh tế.......................................................................................................................4
1.2. Giới thiệu ngành...............................................................................................................................4
1.3. Giới thiệu công ty.............................................................................................................................5
1.3.1. Giới thiệu công ty.............................................................................................................6
1.3.2. Phân tích SWOT...............................................................................................................6
2. Phân tích công ty ........................................................................................................................ 6
2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán........................................................................................................ 7
2.1.1. Tổng tài sản.................................................................................................................... 8
2.1.2. Tổng cộng nguồn vốn............................................................................................... 9-11
2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.................................................................................... 11-13
2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính:...........................................................................................................13
2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn............................................................... 14
2.3.2. Các chỉ số hoạt động......................................................................................................15
2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn....................................................................... 16
2.3.4. Chỉ số sinh lời( %)......................................................................................................... 17
2.3.5. Khả năng tăng trưởng( %)............................................................................................ 17
2.3.6. Chỉ số giá trị thị trường................................................................................................. 18
2.4. Phân tích Dupont...................................................................................................................... 18-20
2.5. Đánh giá tình hình tài chính công ty.............................................................................................20
2.5.1. Ưu điểm...................................................................................................................... 20
2.5.2. Nhược điểm.................................................................................................................. 20
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 21
1. Giải pháp.................................................................................................................................. 21
2. Kết luận................................................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 22

1
MỞ ĐẦU

Từ năm 2003, nền kinh tế nước ta đã bước vào hội nhập trong sự biến đổi đa
dạng của nền kinh tế toàn cầu với các diễn biến phức tạp của thị trường như tình hình cung cầu
không ổn định, cạnh tranh khốc liệt và sự ảnh hưởng từ chiến tranh Trung Đông. Nước ta bước
đầu thực hiện hiệp định AFTA, CEPT tiến tới việc xóa bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế thương
mại đồng thời với lộ trình cắt giảm thuế quan, hoạt động sản xuất trong nước do đó cũng gặp
nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam một mặt đang đứng trước những
cơ hội lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác phải đối mặt với không ít thách thức.
Là một công ty Nhà nước mới chuyển sang cổ phần hóa từ tháng 10 năm 2003,
chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa, Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk) cũng không đứng ngoài xu thế chung là hội nhập kinh tế thế giới và buộc phải chấp
nhận cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, muốn phát triển bền vững,
các doanh nghiệp cần phải nắm rõ về hoạt động kinh doanh, tài chính của mình để định hướng
đúng đắn cho các quyết định ở hiện tại và tương lai.
Là khâu cở sở trong hệ thống tài chính doanh nghiệp, việc nghiên cứu và phân tích báo
cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ thực trạng tài chính, đánh giá được tình hình và kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh vừa qua, từ đó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu làm căn
cứ để hoạch định các chiến lược trong tương lai, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu, tận
dụng các nguồn lực hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động trong doanh nghiệp.
Trước thực tế đó, bằng kiến thức phân tích tài chính doanh nghiệp và sự tiền hiểu về
VNM- Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam(Vinamilk), nhóm tôi chọn đề tài “ Phân tích báo cáo
tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam( Vinamilk)” trong khoảng thời gian 2020-2022
để có được cái nhìn cụ thể, khách quan trên nhiều phương diện về doanh nghiệp sữa này.

2
PHỤ LỤC- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 VNM Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

2 ROE Chỉ số sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu

3 TSNH Tài sản ngắn hạn

4 TSDH Tài sản dài hạn

5 TMĐT Thương mại điện tử

6 VCSH Vốn chủ sở hữu

7 LNST Lợi nhuận sau thuế

8 BLNR Biên lợi nhuận ròng

9 NHTM Ngân hàng thương mại

10 ĐBTC Đòn bẩy tải chính

11 KQKD Kết quả kinh doanh

12 HTK Hàng tồn kho

13 ĐTTCDH Đầu tư tài chính dài hạn

3
NỘI DUNG
1. Tổng quan.
1.1. Giới thiệu nền kinh tế.

Tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh, phức tạp dưới tác động của nhiều
nhân tố, đặc biệt là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 cùng với sự xung đột giữa Nga và
Ukraine. Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức do ảnh
hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19. Xung đột biên giới Nga-Ukraine bùng phát
khiến cho tình hình kinh tế - chính trị khu vực biến động. Năm 2020, GDP cả năm Việt
Nam tăng trưởng 2,9% thấp nhất trong lịch sử thống kê, nhưng là một trong số ít quốc gia
ghi nhận tăng trưởng dương. GDP năm 2021 tăng trường 2,58% so với cùng kỳ, và là mức
thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Sang năm 2022, GDP tăng trưởng 8,02% so với cùng kỳ,
vượt chỉ tiêu đề ra va là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011. Nền kinh tế đã phục hồi
tích cực sau đại dịch nhờ những tiến triển tốt và đồng đều trên các lĩnh vực. Dù kinh tế có
sự tăng trưởng nhưng còn tồn động rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Vì
vậy, Việt Nam cần đưa ra các biện pháp hiệu quả kịp thời để thúc đấy kinh tế, nâng cao
chất lượng lao động, cân bằng các hoạt động trong xã hội, lấy những khó khăn làm động
lực phát triển, khai thác tốt tiềm lực, đưa nền kinh tế giai đoạn 2020-2022 đạt tăng trưởng
cao.
1.2 Giới thiệu ngành:
Công nghiệp sữa của Việt nam gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản
phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong từ bước, từng bước
thay thế các mặ hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng mẫu mã và chủng
loại. Bên cạnh đó, nhành đã có những đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã
hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam.
Nhóm ngành công nghiệp sữa bao gồm:
 Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hóa hoặc đã xử lý
đun nóng
 Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa
 Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hóa
 Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường
 Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn
 Sản xuất bơ

4
 Sản xuất sữa chua
 Sản xuất pho mát hoặc sữa đông
 Sản xuất sữa chua lỏng( chất lỏng giống nước còn lại sau khi sữa chua đã đông)
 Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.

1.3. Giới thiệu công ty


1.3.1. Giới thiệu công ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAMILK
- Mã chứng khoán: VNM
- Vốn Điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay: 8,339,570,710,000 VND (theo số liệu
từ CAFEF)
- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company),
thường được biết đến với thương hiệu Vinamilk, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và
sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê
của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào
năm 2007.
- Thành lập ngày 20/8/1976 với khởi đầu là một doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay VNM đã
trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xwsp
trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam.
- Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn
54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị
phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong
nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk
còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật
Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay
Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng
bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái
Lan. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh
thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).
1.3.2. Phân tích SWOT
1.3.2.1. Điểm mạnh
- Thương hiệu Vinamilk nổi tiếng:
Thương hiệu sữa Vinamilk với hơn 40 năm xây dựng và phát triển lớn mạnh, ngày càng

5
khẳng định vị trí là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam, với các sản phẩm sữa tươi không chỉ
được người dùng trong nước tin tưởng mà còn xuất khẩu sang những thị trường nước ngoài
khó tính nhất.
Vinamilk được người tiêu dùng bình chọn “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm
1995– 2009.
- Danh mục sản phẩm đa dạng:
Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng với trên 200 sản phẩm sữa và các mặt hàng
từ sữa, phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Các dòng sản phẩm nhắm đến những đối
tượng khách hàng mục tiêu cụ thể như: trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm
dành cho hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh như quán café.
- Vinamilk có mạng lưới phân phối rộng khắp:
Vinamilk hiện đã phủ rộng mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh thành, hơn 250 nhà phân phối
và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Với mạng lưới rộng lớn này giúp Vinamilk
chiếm lĩnh được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các
chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước.
- Vinamilk ứng dụng công nghệ cao:
Vinamilk sở hữu công nghệ sản xuất châu Âu đạt tiêu chuẩn toàn cầu, Thiết bị khử trùng
của Vinamilk được nhập khẩu từ Thụy Điển cùng các trang thiết bị khác có xuất xứ từ các nước
châu Âu. Các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001: 2011 và HACCP đều được áp dụng để kiểm
soát hệ thống sản xuất.
- Chiến lược Marketing của Vinamilk hiệu quả:
Một trong những chiến lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như
TV, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,… để quảng cáo sản phẩm của mình. Với chiến
lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công
các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Để có thể sản xuất được những nội dung hay và
hấp dẫn, Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help (3H) trong chiến lược nội dung của
mình một cách hiệu quả để có thể đạt được những thành công nhất định.
1.3.2.2. Điểm yếu
- Vinamilk chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu:
Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một
trong những điểm yếu của Vinamilk. Khi nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng
30% nhu cầu sản xuất, thì 70% nguồn cung và tỷ lệ nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào quan
hệ cung-cầu sữa của thể giới.
- Thị phần sữa bột Vinamilk chưa cao:

6
Hiện nay, người dùng có xu hướng sử dụng sữa bột nhập khẩu cao hơn sữa bột được sản
xuất trong nước. Bên cạnh đó, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu sữa ngoại
được nhập khẩu từ châu Âu nên thị phần sữa bột của Vinamilk vốn giữ vị trí độc quyền đang
có xu hướng tuột dốc.
1.3.2.3. Cơ hội
- Nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng:
Hầu hết người Việt Nam đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh việc bổ
sung dinh dưỡng, nhiều người còn sử dụng các sản phẩm từ sữa cho việc làm đẹp hoặc nấu ăn.
Vì thế, đây chính là cơ hội và tiềm năng lớn để Vinamilk tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong
ngày.
- Tư duy người dùng có nhiều cải thiện:
Tâm lý “sính ngoại” của người dùng là yếu tố không thể thay đổi. Ngoài ra, những vấn đề
về an toàn thực phẩm, sản phẩm kém chất lượng cũng tràn lan các phương tiện truyền thông
đại chúng. Vì vậy, tâm lý sử dụng đồ dùng nội địa của người Việt cũng ít nhiều dao động.
- Có sự hỗ trợ từ Chính phủ:
Hiện nay, Chính phủ cũng đang hỗ trợ về nguồn nguyên liệu cung cấp và giảm thuế nhập
khẩu nguyên liệu giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí sản xuất. Đây chính là
cơ hội to lớn mà Vinamilk cần nắm bắt để sản xuất được nhiều sản phẩm chất lượng đến với
người tiêu dùng.
1.3.2.4. Thách thức
Thị trường sữa cũng là thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Vì vậy, đây là một thách thức
mà Vinamilk phải đối mặt.
Một số những đối thủ chính của Vinamilk có thể được kể đến như: TH True Milk, Dutch
Lady,… cùng những thương hiệu mới nổi như Meadow Fresh hay Table Cove.
Việc gia tăng số lượng công ty cạnh tranh gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho Vinamilk như
giảm sự đa dạng về sản phẩm sữa (cạnh tranh ở thị trường ngách), khó duy trì được khách hàng
trung thành, mất đi các thị phần sữa vào tay đối thủ cạnh tranh…
2. Phân tích công ty
2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.1.1. Tổng tài sản
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Tổng cộng tài sản 48,432,480 53,332,403 48,482,664

7
Qua số liệu cho thấy, sau đại dịch Covid-19 đợt thử nhất tổng tài sản của công ty có sự
biến động, tổng tài sản từ năm 2020 sang năm 2021 tăng nhẹ, năm 2021 tăng 6,46% lần so với
năm 2020 và giảm một lượng bằng 2,61% vào năm 2022. Đại dịch Covid-19 bùng phát sau đó
lan rộng ra nhiều tỉnh thành với những diễn biến phức tạp. Bên cạnh những vấn đề xã hội nền
kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực với những thách thức lớn. Bối cảnh chung cũng khiến ngành sữa
không thể tránh khỏi nhiều thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, VNM vẫn khắc phục vấn đề bằng thực
hiện một cách linh hoạt chiến lược để giữ ổn định sản xuất và tăng xuất khẩu trong tình hình
mới. Do đó, VNM đã vững vàng trong thử thách vì vậy VNM đã kết lại năm 2021 sóng gió
bằng việc thiết lập kỷ lục mới về doanh thu và đến cuối năm 2022 mức tổng tài sản giảm nhẹ
2,61% là mốc thành công lớn.
So với đối thủ cạnh tranh hàng đầu là TH và Dutch Lady thì tổng tài sản của VNM có
phần vượt trội hơn, nhìn một cách tổng quan thì VNM vẫn đang làm rất tốt khi có 2021 là bước
nhảy vọt đánh dấu mốc tổng tài sản trên 50,000 tỷ đồng nhờ hoạt động kinh doanh tương đối
tốt và có điều kiện thuận lợi trong đại dịch. Tuy nhiên đến 2022 VNM, người dẫn đầu ngành
đang có dấu hiệu chậm lại. Đó là cơ hội rất lớn để các công ty đứng sau làm những cuốc bứt
phá mạnh mẽ.
2.1.1.1. Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

29,665,725 36,109,910 31,560,382


A-TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương 2,111,242 2,348,551 2,299,943
đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính 17,313,679 21,025,735 17,414,055
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 5,187,253 5,822,028 6,100,402

IV. Hàng tồn kho 4,905,068 6,773,071 5,537,563

V. Tài sản ngắn hạn khác 148,481 140,522 208,417

Nhìn chung, về kết cấu TSNH so với tổng tài sản ở mức ổn định chiếm lớn hơn 60% qua
các năm. Cụ thể: Năm 2020, mức TSNH chiếm 61,25%, đến năm 2021, mức TSNH chiếm tỉ

8
trọng cao nhất với 67,71% và đến năm 2022, mức tỉ trọng giảm nhẹ còn 65,10%.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là chi tiêu có biến động lớn nhất trong tài sản ngắn hạn.
So sánh giữa năm 2020 và 2021 ta có thể thấy, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh
3,68%% lên đến 3,712,057 triệu đồng sau đó 2022 lại giảm 3,611,681 triệu đồng, so với 2021
giảm 3,51%. Nhờ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cao của năm 2021 nên trong bối cảnh
Covid-19, VNM đã đặt được nhiều thành tựu và có bước đầu khởi sắc vượt bậc so với năm
2020.
Như vậy, cấu trúc tài sản là tương đối tương đối hợp lý. Tuy nhiên với đặc thù Công ty là
đơn vị sản xuất đòi hỏi hạ tầng, công nghệ sản xuất cần chi phí cao nên tổng tài sản ngắn hạn
lớn hơn tổng tài sản dài hạn cũng là vấn đề cần quan tâm.
2.1.1.2. Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 18,766,754 17,222,492 16,922,282

I. Các khoản phải thu dài hạn 19,974 16,695 38,422

II. Tài sản cố định 13,853,807 12,706,598 11,903,207

III. Bất động sản đầu tư 59,996 60,049 57,593

IV. Tài sản dở dang dài hạn 1,062,633 1,130,023 1,805,129

V. Đầu tư tài chính dài hạn 973,440 743,862 742,670

VI. Tài sản dài hạn khác 2,796,901 2,565,263 2,375,257

Tốc độ tăng trưởng TSDH của VNM có xu hướng giảm dần. TSDH năm 2021 giảm
1,554,262 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng giảm 8,23%. Năm 2022 giảm 300,221
triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng giảm 1,74%.
Nguyên nhân là do tài sản cố định năm 2021 giảm 1,147,209 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng
giảm 8,28% và năm 2022 giảm 803,391 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng giảm 6,32%.
Điều này cho thấy tình trạng quy mô sản xuất đang bị thu hẹp, công ty không quan tâm đến
việc đầu tư vào tài sản cố định.
2.1.2. Tổng cộng nguồn vốn
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Tổng cộng nguồn vốn 48,432,480 53,332,403 48,482,664

9
Từ số liệu trên, ta thấy trong giai đoạn 2020-2022, tổng cộng nguồn vốn của VNM có nhiều
biến động. Năm 2021 tổng cộng nguồn vốn tăng 4,899,922 triệu đồng, tức tăng nhưng đến năm
2022 lại giảm một lượng tương đương.
2.1.2.1. Nợ phải trả
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Nợ phải trả 14,785,358 17,482,289 15,666,145

Nợ phải trả năm 2021 tăng 2,696,931 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,24% và giảm
1,816,144 triệu đồng vào năm 2022 tương đương với 10,38%. Nguyên nhân là do các khoản
nợ ngắn hạn năm năm 2021 tăng 2,855,771 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,24% so
với năm 2020 và năm 2022 giảm 1,759,994 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 10,39%.
Điều này cho tháy trong giai đoạn này công ty đang cố gắng tận dụng, khai thác tối đa lợi ích
nguồn đầu tư nhờ đòn bẩy tài chính lớn, chiếm dụng vốn các Doanh nghiệp khác nhằm tạo ra
lợi thế trong kinh doanh.
2.1.2.1.1. Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

NỢ NGẮN HẠN 14,212,646 17,068,416 15,308,423


1.Phải trả người bán ngắn hạn 3,199,186 4,213,887 4,284,158
2.Người mua trả tiền trước ngắn hạn 111,159 66,036 161,708
3.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 659,550 648,146 598,135
4.Phải trả người lao động 279,673 304,671 287,914
5.Chi phí phải trả ngắn hạn 1,910,213 1,817,263 1,620,874
6.Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 15,927 3,983 4,161
7.Phải trả ngắn hạn khác 145,835 114,417 3,055,541
8.Vay ngắn hạn 7,316,497 9,382,354 4,867,129
9.Dự phòng phải trả ngắn hạn 15,278 10,290 26,635
10.Quỹ khen thưởng phúc lợi 559,325 507,365 402,163

Mặc dù có nguồn dự trữ tiếng lớn, VNM vẫn tăng vay nợ ngắn hạn. Đặc biệt nào năm 2021

10
tăng 2,855,771 triệu đồng và tăng 2,66% so với tổng tỷ trọng.
Nợ ngắn hạn là một nguồn lực có chi phí sử dụng thấp, nếu công ty biết vận dụng chúng để tạo
ra một tỷ suất lợi nhuận cao thì đây có thể là tiền đề, động lực để công ty bứt phá, tạo sự vượt
bậc so với đối thủ.
2.1.2.1.2. Nợ dài hạn
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Nợ dài hạn 572,712 413,872 357,722

Tỷ trọng nợ dài hạn VNM ở mức rất thấp, qua các năm chỉ chiếm, không qua 2% ở năm
2020 và chưa đến 1% vào các năm 2021-2022. Điều này cho thấy công ty có xu hướng sử dụng
vốn tự có để thực hiện các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất và nợ của công ty chủ nếu là nợ
ngắn hạn. Nợ vay ngắn hạn của công ty ở mức thấp hơn so với nợ người cung cấp. Điều này
thể hiện khả năng tài chính tốt của công ty.
2.1.2.2. Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Vốn chủ sở hữu 33,647,122 35,850,114 32,816,518

2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh:


Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1. Doanh thu thuần về bán 59,722,908 61,012,074 60,074,730
hàng và cung cấp dịch vụ

Theo báo cáo KQKD, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của VNM tương
đối ổn định. Năm 2021, doanh thu thuần về hàng hóa dịch vụ lần đầu vượt mốc 60,000,000
triệu đồng, cụ thể 61,012,071 triệu đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020. Kỷ lục này được
đóng góp bới sự tăng trưởng từ cả 3 mảng: Nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài. Năm
Lũy kế cả năm 2022, VNM đạt doanh thu thuần 60,074,730 triệu đồng, giảm khoảng 1,6% so
với năm 2021. Doanh thu chủ yếu đến từ bán thành phẩm.
Lý do đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ (lên đến 10,2% so với cùng kỳ) của VNM là nhờ:
Gia tăng quy mô và cải thiện khả năng sinh lời
Bên cạnh việc các đối tác phân phối đẩy mạnh mở rộng điểm bán, chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt
của Vinamilk cũng đã mở mới 120 cửa hàng trong năm 2021 và nâng tổng số cửa hàng tại thời

11
điểm cuối năm lên gần con số 600. Kênh trực tuyến đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so
với cùng kỳ, một phần do xu hướng này gia tăng khi đại dịch diễn ra và cũng xuất phát từ nền
tảng đã được Vinamilk đầu tư nhiều năm qua.
Đẩy mạnh xuất khẩu
Mặt khác, Vinamilk hiện vẫn đang là doanh nghiệp sữa “nội” năng động nhất trong mảng
xuất khẩu. Trong năm 2021, doanh thu thuần xuất khẩu trực tiếp đã đạt 6.128 tỷ đồng. Tuy
đóng góp trong tổng doanh thu còn ít nhưng tốc độ tăng trưởng rất đáng ghi nhận khi đạt 10,2%
so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Vinamilk đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm cho liên doanh tại
Philippines từ cuối quý 3/2021 với những đánh giá khá tích cực từ người tiêu dùng.

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 13,539.381 12,727,619 10,491.065


kinh doanh

Ghi nhận về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VNM giảm dần qua các năm. Cụ
thể, năm 2021 giảm 811,761 triệu đồng so với năm 2020 tương đương với 6%, năm 2022
giảm 2,236,555 triệu đồng tương đương với 17,57%.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm là một tín hiệu xấu cho thấy VNM không tập trung
vào đúng ngành nghề kinh doanh và kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu
hướng giảm. Lưu ý năm 2021 mặc dù lợi thuần từ hoạt động kinh doanh giảm dù doanh thu
vẫn tăng mạnh.

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


5. Doanh thu hoạt động tài chính 1,581,092 1,214,683 1,379,904

Doanh thu từ hoạt động tài chính của VNM chiếm tỷ trọng rất thấp, không quá 3% và có
nhiều biến động. Cụ thể: năm 2021 giảm 366,409 triệu đồng tương đương với 23,17%; năm
2022 tăng 165,221 triệu đồng tương đương với 13,60%.
Hoạt động tài chính đã không còn là miếng mồi béo bở do cảnh mặt bằng lãi suất tăng mạnh
trên toàn cầu. Tại Việt Nam, cuộc đua lãi suất của ngân hàng ngày càng nóng, mặt bằng lãi tiền
gửi đang được đẩy lên xấp xỉ 10%/năm.
Tương tự cho chiều ngược lại, lãi vay vốn đang tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, chưa kể
quỹ tín dụng còn đang dần thu hẹp.

12
CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

4. Giá vốn hàng bán 31,967,286 34,640,863 36,059,015

Nhìn vào bảng phân tích theo chiều ngang, ta thấy giá vốn hàng bán có xu hướng tăng dần
qua các năm. Cụ thể năm 2021 tăng lên 2,673,021 triệu đồng (8,36%); năm 2022 tăng lên
1,418,152 triệu đồng (4,09%) so với năm 2021.

Mặt khác, nhìn theo bảng phân tích theo chiều dọc, tỷ trọng giá vốn hàng hóa có sự thay đổi
không nhẹ: năm 2020 ở mức 53,53%, năm 2021 tăng lên mức 56,78% và tiếp tục tăng mạnh
vào năm 2022 lên tới 60,02%.

Chi phí này tăng cao là do trong năm 2021 lượng tiêu thụ sản phẩm cao. Nhưng bên cạnh
đó, đại dịch Covid-19 đã khiến cho nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển và giá nhân công
tăng cao, ảnh hưởng đến giá vốn hàng hóa. Công ty cần duy trì ổn định nguồn nguyên liệu đầu
vào, nâng coa hoạt động tiêu thụ.

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


7. Chi phí tài chính 308,569 202,338 617,537
- Trong đó: Chi phí lãi vay 143,818 88,799 166,039
8. Chi phí bán hàng 13,447,492 12,950,670 12,548,212

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,958,155 1,567,312 1,595,845

Chi phí tài chính năm 2021 giảm so với 2020 106,231 triệu đồng tương đương với giảm
34,17%, nguyên nhân là do công ty cắt giảm chi phí nhân viên và xuất khẩu. Năm 2022 tăng
415,199 triệu đồng tương đương với 13,60% do VNM đang trên đà mở rộng và đẩy mạnh các
hoạt động kinh doanh sau đại dịch. Trong đó, chi phí lãi vay năm 2021 giảm 55,019 triệu đồng
(38,26%), năm 2022 tăng 2022 tăng thêm 77,240 triệu đồng (86,98%) nguyên nhân của những
biến động này là do sự tăng giảm về giảm lượng.
Chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty năm 2021 là 1,567,312 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng
2,57% so với năm 2020 giảm g. Tiếp đó, năm 2022 tăng 7,97%, mức chênh lệch là 96.410 tỷ
đồng so với năm 2021 bởi công ty đã cho phân phối hơn 536 chi nhánh – cửa hàng trên toàn
quốc. Hệ thống các doanh nghiệp, cửa hàng đã mang về dòng tiền mặt dồi dào và ổn định, rút

13
ngắn vòng quay hàng tồn kho và tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
Năm 2020 và năm 2021 là những năm đặc biệt khó khăn với tất cả các doanh nghiệp. Nhưng
VNM Năm 2021, vẫn thuộc top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu (theo Plimsoll,
Anh) và Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu (theo Brand Finance).
Theo thông tin được đưa ra, danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2022, tạp chí Forbes Việt
Nam đã đánh giá các công ty niêm yết trên HSX và HNX qua nhiều bước. Các công ty cần đáp
ứng các điều kiện bắt buộc về doanh thu, lợi nhuận để được xem xét và được chấm điểm định
lượng trên năm tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC và tăng
trưởng EPS giai đoạn 2017-2021, đồng thời được điều tra định tính để đánh giá mức phát triển
bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản
trị doanh nghiệp, triển vọng ngành.
Nhìn qua các giai đoạn từ 2020-2022, tuy VCSH có qua các năm có nhiều biến động nhưung
vẫn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn, luôn lớn hơn nợ phải trả. Công ty hoạt động chủ yếu dựa
trên nền tảng tài chính bên trong, ít phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Do đó, trên cơ
sở phân tích Nợ phải trả và VCSH cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động dựa vào năng lực có
được nhờ sử dụng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu nhiều hơn là đi vay, nguồn lực nội tại của
doanh nghiệp. Điều này cho thấy tiềm lực kinh tế, sự độc lập tài chính của doanh nghiệp là
tương đối cao, doanh nghiệp ít phải phụ thuộc vào các tổ chức bên ngoài, tuy nhiên nếu tỷ trọng
này quá cách biệt cũng không tốt đối với doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn của công ty chủ yếu
chịu ảnh hưởng của khoản mục Nợ phải trả và VCSH.
2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính:
2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn:
STT Khả năng thanh toán ngắn hạn( lần) Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Hệ số thanh toán hiện thời 2,09 2,12 2,06
2 Hệ số thanh toán nhanh 1,74 1,72 1,69
3 Hệ số tiền mặt( Hệ số thanh toán tức 0,15 0,31 0,15
thời)

- Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm tương đối đồng đều. Năm 2020 có khả
năng thanh toán cao nhất trong 3 năm, đến năm 2021 và 2022 giảm lần lượt khoảng 1,01 lần
và 1,03 lần => có giảm nhưng giảm không đáng kể. Đối với năm 2020, 2021 do sức ảnh hưởng
của đại dịch Covid, nhu cầu về hàng hóa trong nước tăng đột biến khiến số lượng hàng tồn kho

14
giảm. Nhưng đến năm 2022, nền kinh tế dần trở về bình thường nên nhu cầu về hàng hóa trong
nước có chút giảm sút do các sản phẩm nhập ngoại tăng lên và hàng hóa dễ lưu thông giữa các
nước với nhau. Như vậy, hệ số thanh toán nhanh của VNM khá ổn định bởi khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn là tương đối tốt.
- Hệ số thanh toán tức thời( hệ số tiền mặt):

Quan sát số liệu, thấy rằng lượng tiền của VNM không đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn
hạn của mình. Năm 2021, hệ số tăng cao do lượng tiền mặt của VNM tăng cao, tương đương
với 189,14% so với năm 2020 do sự gia tăng lợi nhuận bán hàng. Năm 2022, hệ số này lại giảm
do sự gia tăng các khoản nợ ngắn hạn, đi kèm với sự sụt giảm khá nhiều của lượng tiền do sở
hữu lượng lớn hàng tồn khoa. Qua đây thấy rằng có sự biến động trong hệ số tiền mặt nhưng
vẫn đều dưới 1, khả năng tài chính của công ty tương đối kém.
2.3.2. Các chỉ số hoạt động:
STT Chỉ số hoạt động Năm 2020 Năm 2021 Năm
2022
1 Vòng quay vốn lưu động( vòng) 4,64 3,53 3,39
2 Vòng quay hàng tồn kho( lần) 6,47 6,28 5,86
3 Vòng quay khoản phải thu( vòng) 12,33 11,02 10,08
4 Vòng quay khoản phải trả( vòng) 2,14 2,26 2,1
5 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 4,15 4,59 4,87
6 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân 1,28 1,19 1,17
7 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần 0,06 0,02 -0,02
8 Khoản phải thu/ Doanh thu thuần 0,08 0,09 0,099

- Vòng quay vốn lưu động:

Nhìn chung có thể thấy vòng quay vốn lưu động của VNM trong giai đoạn 2020-2022 có sự
giảm sút khá mạnh. Ở năm 2020, số vòng quay là khá cao. Nhưng đến năm 2021, 2022 đã giảm
khá mạnh: năm 2021 giảm 1,11 vòng còn 3,53 vòng; năm 2022 giảm 1,25 vòng còn 3,39 vòng,
chứng tỏ công ty đã có sự thay đổi trong kế hoạch sử dụng vốn đầu tư và nợ ngắn hạn. Số vòng
quay vốn lưu động khá cao, cho thấy nền tảng tài chính của công ty là tương đối vững chắc.
Tuy nhiên vẫn cần xem xét thêm bởi khả năng công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư sinh
lời.
- Vòng quay hàng tồn kho:

15
Xem xét chỉ số trong vòng 3 năm trở lại đây, vòng quay hàng tồn kho có sự biến động giảm
qua các năm. So với năm 2020; năm 2021 giảm 0,19 vòng; năm 2022 giảm 0,61 vòng. Chú ý
năm 2020, lượng hàng tồn kho tồn tại lớn do tình hình dịch bệnh làm gián đoạn nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa. Khi vòng quay hàng tồn kho giảm, điều này có thể có nghĩa là doanh nghiệp
đang gặp khó khăn trong việc bán hàng hoặc quản lý hàng tồn kho không hiệu quả.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần:

Quan sát tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần giai đoạn này có xu hướng giảm: năm 2020 là
0,06 nhưng sang năm 2021 là 0,02 và thậm chí sang năm 2022 đã giảm mạnh và thậm chí là -
0,02. Sự biến động lớn của tốc độ này cho thấy sự tăng trưởng của doanh nghiệp đang có xu
hướng chậm lại, cần đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa doanh thu và tăng tốc độ tăng trưởng.
2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn:
STT Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Hệ số nợ 0,31 0,33 0,32
2 Nợ/ Vốn chủ sở hữu 0,44 0,49 0,48
3 Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu 0,02 0,011 0,01
4 Tài sản cố định/ Vốn chủ sở hữu 0,41 0,35 0,36
5 Tốc độ tăng tưởng tài sản 22,88% 10,11% -9,09%

- Hệ số nợ:

Quan sát hệ số nợ có thể thấy hệ số nợ của giai đoạn này tương đối ổn định, hệ số năm 2020
là 0,31 và tăng 0,2 vào năm 2021 sau đó giảm xuống còn 0,32 vào năm 2022. Chỉ số cả 3 năm
đều nhỏ hơn 1, về cơ bản là ổn định so với thị trường, phản ánh tình trạng nợ hiện thời của
công ty, tác động đến nguồn vốn hoạt động, giữ nợ ở mức ổn định như vậy làm tăng khả năng
thanh toán của công ty, giảm rủi ro tài chính và làm tăng độ tin cậy hơn cho các nhà đầu tư.
- Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu( Hệ số D/E):

Qua phân tích chỉ số, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong 3 năm 2020, 2021,
2022 lần lượt là 0,44; 0,46 và 0,48. Hệ số nợ của giai đoạn này đều nhỏ hơn 1, tức là doanh
nghiệp đang quản lý rủi ro từ khoản nợ khá tốt và nếu doanh nghiệp cần thanh toán nợ gấp thì
vẫn có đủ năng lực tài chính để ứng phó với khoản nợ này.
- Tốc độ tăng trưởng tài sản:

Trong 3 năm, tốc độ tăng trưởng tài sản đang bị tuột dốc không phanh. Năm 2020, ở mức
22,88%, sau đó tụt dốc không phanh xuống 10,11% vào năm 2021, thậm chí là âm -9,09% vào

16
năm 2022. Điều này cho thấy lượng tài sản của doanh nghiệp thời kì này khá bất ổn.
2.3.4. Chỉ số sinh lời( %):
STT Chỉ số sinh lời( %) Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Tỉ suất lợi nhuận( ROS) 18,84 17,45 14,30
2 Tỉ suất sinh lời trên tài sản( ROA) 23,19 19,94 17,69
3 Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu( 33,39 29,66 26,14
ROE)
4 Tỉ suất lợi nhuận gộp 46,39 43,14 39,86
5 Hệ số thu nhập trả lãi định kì 85,37 132,44 58,74
6 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 6,46 -5,37 -19,33

- Tỉ suất lợi nhuận( ROS):

Nhìn vào số liệu 3 năm nghiên cứu, ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự chênh lệch
không nhỏ và chúng vẫn luôn dương. Qua 3 năm thì tỉ lệ tạo ra lợi nhuận sau thuế của doanh
thu thuần khá cao nhưng bị giảm sút dần, điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí đang rất gặp
vấn đề hoặc doanh thi đang quá thấp so với quy mô đầu tư.
- Tỉ suất sinh lời trên tài sản( ROA):

Chỉ số ROA đang giảm dần qua các năm, từ 23,19% còn 17,69% qua 2 năm thể hiện sự gia
tăng nhanh tài sản nhưng lợi nhuận sau thế thu được lại tương đối chậm. Nhưng nhìn chung,
con số này vẫn nằm trong giới hạn cho phép thể hiện được mức lợi nhuận của doanh nghiệp
cũng như thu hút chủ đầu tư.
- Tỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu( ROE):
Dãy tỷ số ROE giảm dần qua các năm, năm 2020, tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có là 33,39; đến
năm 2021, tỷ lệ này giảm 3,63 so với năm 2020 và tiếp tục giảm 3,52 ở năm 2022. Như vậy ta
có thể thấy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn khá nhiều so với tốc độ gia tăng
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn nằm ở mức khá, cho thấy hiệu
suất sử dụng vốn vẫn tương đối tốt.
2.3.5. Khả năng tăng trưởng (%):
STT Khả năng tăng trưởng( %) Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Tỉ số lợi nhuận tích lũy 1,63 1,40 2,56
2 Tỉ số tăng trưởng bền vững 0,21 0,211 0,102

17
Thông qua bảng số liệu, ta có thể thấy tỉ số tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp khá cao
và đều trên 0,2 vào năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, đến năm 2022 đã bị giảm xuống còn 0,102.
Nghĩa là, năm 2022 doanh nghiệp cần bổ sung VCSH hoặc tăng thêm nợ để có thể duy trì.
2.3.6. Chỉ số giá thị trường:
STT Nhóm chỉ số giá thị trường Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Tỉ số P/E 17,8 17,14 18,68

Theo nghiên cứu tỷ số P/E ở năm 2020 và năm 2021 là khá đồng đều, tuy nghiên đến năm
2022 có sự gia tăng nhiều hơn thể hiện mức thu hút và sự đánh giá cao của cổ phiếu VNM đối
với các nhà đầu tư. Tỷ số đang ở mức tốt thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động tương đối hiệu
quả, có khả năng sinh lời tốt.
2.4. Phân tích Dupont

Mô hình Dupont ba bước Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


Biên lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau
19% 17.45% 14.31%
thuế/Doanh thu thuần)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy biên lợi nhuận ròng của VNM nhìn chung có sự
biến đổi đáng kể. Cụ thể năm 2021 giảm 1,55% so với 2020 và đến năm 2022 giảm tận 3,14%
so với năm 2021 và 4,69% so với năm 2020. BLNR của VNG tăng trưởng nổi bật trong năm
2020. Mặc dù dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng đối với các công ty
sữa đây chính là nhân tố giúp cải thiện biên lợi nhuận. Vinamilk – thương hiệu sữa lớn nhất
ngành đã ghi nhận tăng trưởng 3% doanh thu và tăng 8% lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm 2020.
BLNR năm 2022 sụt giảm mạnh do tình hình kinh tế- xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế
giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm
phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Nhìn chung BLNR của VNG có nhiều biến động nhưng vẫn giữ ở mức ổn định. Công ty đã linh hoạt
trong việc tối ưu hóa chi phí bán hàng và chí phí quản lý xuống thấp.

Mô hình Dupont ba bước Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản bình
1.4695 1.4643 1.4827
quân/ Vốn CSH bình quân)

Từ bảng số liệu trên, ta nhận thấy đòn bẩy tài chính của VNM luôn ở mức thấp. Năm 2020 hệ số đòn

18
bẩy tài của VNG là 1.4695; năm 2021 giảm 0,0053 và tăng nhẹ 0,0184 vào năm 2022. Tỷ lệ nợ phải
trả/tổng tài sản của Vinamilk thường duy trì ở mức thấp (dưới 34%). Tại thời điểm 30/6/2022, nợ phải
trả của Vinanmilk là gần 17,022 tỷ đồng, chiếm 31,61% cơ cấu nguồn vốn. Trong đó nợ vay ngắn và
dài hạn lần lượt là 9,701 và 74 tỷ đồng, tổng nợ vay là 9,776 tỷ đồng, chiếm 18,16% cơ cấu tổng nguồn
vốn. Trong vài năm trở lại đây ( từ năm 2018), nợ vay của Vinamilk có xu hướng tăng lên nhằm đáp
ứng nhu cầu mở rộng vốn cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thu tóm M&A các
doanh nghiệp trong ngành. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của Vinamilk khá an toàn. Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng các khoản nợ vay của Vinamilk chủ yếu bằng đồng USD nên sẽ chịu ảnh hưởng của biến
động tỷ giá.

Mô hình Dupont ba bước Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
35% 30.6% 24.98%

Tiếp tục nhìn vào bảng số liệu ROE, ta có thể thấy lợi nhuận trên VCSH sụt giảm mạnh trong 3 năm
gần đây. ROE của công ty năm 2020 đạt mức cao nhất là 35% có nghĩa 1 đồng vốn của công ty làm ra
khoảng 0,35 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2021, lợi nhuận trên VCSH của công ty là 30,6%, vậy
1 đồng vốn của công ty thu được 0,306 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2022, ROE còn 24,98% có nghĩa
cứ 1 đồng vốn làm ra 0,2498 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021, ROE giảm 4,4% so với năm 2020
và giảm mạnh vào năm 2022 là 5,62%. Nhìn chung ROE của VNM có xu hướng sụt giảm trong giai
đoạn 2020-2021, sự sụt giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chưa hợp lý. Tuy
nhiên, theo thống kê của Chứng khoán Bảo Việt (BVS) cho thấy VNM có tỷ suất sinh lời ROE trong
năm 2022 là 17%, kết quả này vượt trội hơn nhiều so với các ông lớn khác của ngành sữa.

Mô hình Dupont năm bước Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Gánh nặng thuế (Lợi nhuận sau thuế/Lợi
0,8311 0,8228 0,8173
nhuận trước thuế)
Gánh nặng lãi vay (EBT/EBIT) 0,9999 0,9932 0,9844
Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT/Doanh thu
23% 21,36% 17,78%
thuần)

Gánh nặng thuế và lãi vay của VNM có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2020-2021. Với
gánh nặng thuế năm năm 2021 giảm 0,0083 so với 2020, và năm 2022 tiếp tục giảm 0,0055 so
với 2021. Hệ số bé hơn 1 trong 3 năm nghiên cứu, có nghĩa là công ty đó đang được hưởng lợi

19
từ các chính sách giảm thuế của chính phủ. Gánh nặng thuế thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh doanh. Ngoài ra, gánh nặng lãi vay có xu hướng giảm theo từng năm. Điều nay
cho thấy công ty đang kiểm soát tốt các khoản vay, lãi vay và rủi ro từ các khoản vay. Từ đó
có thể thấy được doanh nghiệp đang hoạt động tốt, ít nợ nần và mang về được phần lợi nhuận
đáng kể.

Biên lợi nhuận hoạt động có sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, năm 2021 giảm 1,64% so với 2020
và năm 2022 tiếp tục giảm 3,58% so với 2021. Điều này cho thấy mức lợi nhuận tạo ra từ doanh
thu sau khi chi trả cho các chi phí sản xuất biến đổi và trước khi trả lãi và thuế tuy có biến động
lớn nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hiệu quả và có khả năng biến doanh
thu thành lợi nhuận.
2.5. Đánh giá tình hình tài chính công ty
2.5.1 Ưu điểm
Đầu tiên, ghi nhận về doanh thu và lợi nhuận của VNG luôn có mức tăng trưởng ổn định.
Trong thời kì dịch như năm 2020-2021, khi nhiều doanh nghiệp chịu lỗ và thậm chí phải đóng
cửa, thì VNM vẫn đạt chỉ tiêu tăng trưởng mỗi năm, chưa ghi nhận lỗ trong những năm gần
đây. Qua phân tích cho thấy, các chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) những năm gần đây
đều nằm trong khoảng 30-40%, con số này và lợi nhuận/trên tài sản (ROA) là 20-30% cho thấy
khả năng sinh lời hiệu quả của doanh nghiệp.
Tiếp theo là đến chiến lược kinh doanh thông minh, linh hoạt, biết nắm bắt tình hình kinh tế
thị thị trường. VNM đã tận dụng tối ưu dòng tiền hoạt động kinh doanh dồi dào để tích cực đầu
tư để mở rộng nguồn cung sữa tươi nguyên liệu nhằm nâng cao khả năng kiểm soát chi phí đầu
vào, cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai các dự án “triệu đô” như
Trang trại Lao-Jargo, Siêu nhà máy sữa Hưng Yên, dự án bò thịt giá trị 500 triệu USD, hợp tác
với 6 tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới...
Ngoài ra, VNM còn là một trong số những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có tình hình tài
chính lành mạnh với lượng tiền dồi dào và đòn bẩy tài chính thấp, cổ tức hằng năm chi trả đều
đặn. Với lượng tiền và các khoản tương đương tiền cùng các khoản tiền gửi ngân hàng chiếm
tới 43,61% cơ cấu tổng tài sản (30/6/2022) cùng với tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản chỉ ở mức 18,16%,
VNM có lượng tiền dồi dào để chủ động hoạt động kinh doanh cũng như chi trả cổ tức cho cổ
đông khá đều đặn với tỷ lệ thực trả/LNST đạt trên 70%.
2.5.2 Nhược điểm
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận hằng năm đều tăng và giữ mức ổn định, tuy nhiên do nguyên
liệu để chăn nuôi bò sữa chủ yếu nhập từ nước ngoài vẫn chiếm đến 60% nguồn nhiên liệu nên

20
chi phí đầu vào vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tỷ giá và phụ thuộc vào thị trường nước
ngoài, như vậy sẽ kìm hãm mức tăng trưởng cũng như tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế.
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vẫn duy trì ở mức khá cao, nợ ngắn hạn cao, nợ dài hạn chiếm tỉ
trọng quá thấp so với nợ ngắn hạn. Những vấn đề này khiến cho VNM có thể gặp rủi ro trong
việc trả nợ, chịu nhiều áp lực do mang nhiều nguy cơ về khả năng thanh toán và tính hoạt động
liên tục của doanh nghiệp; VNM còn có thể bị ảnh hưởng đến chi phí lãi vay và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp và gặp khó khăn trong dòng tiền thanh toán trong dài hạn.

KẾT LUẬN
1. Giải pháp
Công ty Vinamilk cần củng cố và tiếp tục mở rộng hệ thống tiếp thị và phân phối: mở thêm
điểm bán lẻ như TH milk để nâng cao độ bao phủ, và sức cạnh trạnh cùng ngành.
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trong nước để giảm chí phí nguyên vật liệu đầu vào. Đi
cùng với đó là đầu tư nâng cấp toàn diện các nhà máy và xây dựng nhà máy với công nghệ hiện
đại theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng thị trường.
Đầu tư nghiên cứu và giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
hơn.
Tăng cường việc xây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh giúp
tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp.
2. Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, việc chịu sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành là một
điều khó tránh khỏi với các doanh nghiệp. Và Vinamilk là một trong những công ty đã khắc
phục được sức ép đó và tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình như mở rộng thị trường, tìm kiếm
khách hàng tiềm năng, và họ nhận ra việc tìm hiểu và làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng là cái đích để dẫn đến thành công. Nhờ vậy mà trong những năm gần đây dù nên
kinh tế gặp nhiều có khăn trong và sau đại dịch Covid 19 nhưng công ty vẫn duy trì được đà
tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Qua phân tích tình hình tài chính của VNM trong giai đoạn 2020-2022 cho ta thấy được rõ
sự hạn chế cũng như những ưu điểm từ các hoạt động kinh doanh, đồn thời xem xét các nguyên
nhân gây nên tình trạng giảm sút để đưa ra các giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng đó.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VNM, https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh, truy cập ngày
8/10/2022.
2. CaFe, https://s.cafef.vn/bao-cao-tai-chinh/vnm/bsheet/2022/4/0/0/can-doi-ke-toan-cong-
ty-co-phan-sua-viet-nam.chn, truy cập 8/10/2022.
3. VNM, https://finance.vietstock.vn/VNM-ctcp-sua-viet-nam.htm, truy cập 23/11/2022.
4. VNM, https://www.vinamilk.com.vn/vi/mobile/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh, truy
cập 28/02/2023.
5. Báo cáo thường niêm VNM năm 2020, https://www.vinamilk.com.vn
6. Báo cáo thường niêm VNM năm 2021, https://www.vinamilk.com.vn
7. Báo cáo thường niên VNM năm 2022, https://www.vinamilk.com.vn

22

You might also like