Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

CÔNG TY TNHH CÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGHỆ NÔNG NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


XANH GUYU
Tp.HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2023

Kính gởi : Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội Quận 7 – TP.HCM

- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;


- Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và
quan hệ lao động.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định, người lao động làm
việc có hiệu quả; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, trật tự nơi làm việc. Nhằm đảm
bảo quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động. Công Ty TNHH Công Nghệ
Nông Nghiệp Xanh Guyu xây dựng và đăng ký nội quy lao động theo quy định pháp luật lao
động.
Địa chỉ trụ sở chính: 120-122-124-126 Hoàng Trọng Mậu, Phường Tân Hưng, Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo pháp luật: Quan Tuyết Hằng
Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa)
và động vật sống.
Điện thoại liên lạc: 0988.561.111
Mã số thuế: 0317508836
Kính đề nghị Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội Quận 7 – TP.HCM xem xét và
thông báo việc đăng ký nội quy lao động.
Hồ sơ nội quy lao động gồm có:
1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
2. Nội quy lao động;
3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở;
Tổng số lao động hiện đang làm việc tại đơn vị: 08 người (trong đó nữ: 26 người)

Nơi nhận :
- Như trên; TỔNG GIÁM ĐỐC
- Ban Chấp hành CĐCS;
- Lưu P.HCNS;

QUAN TUYẾT HẰNG


CÔNG TY TNHH CÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NGHỆ NÔNG NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
XANH GUYU
Tp.HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP


Lấy ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở về nội dung Nội quy lao động của
Công Ty TNHH Công Nghệ Nông Nghiệp Xanh Guyu

Hôm nay vào lúc 10 giờ 00 phút, ngày 13/07/2023 tại trụ sở Công Ty TNHH Công Nghệ
Nông Nghiệp Xanh Guyu Dưới sự chủ trì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và đại diện lãnh
đạo công ty, tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến đóng góp về nội dung Nội quy lao động năm
2023.

I. Thành phần tham dự


1. Đại diện Công ty:

Ông: Quan Tuyết Hằng – Chức vụ: Giám đốc

2. Đại diện tập thể người lao động:


Bà: Ngân Thị Hải Yến Chức vụ: Kế Toán Kho Xưởng
Bà Nguyễn Trúc Xuân Chức vụ: Uỷ viên BCH Công đoàn cơ sở - Thư ký cuộc họp
Bà Võ Huỳnh Sang Chức vụ: Uỷ viên BCH Công đoàn cơ sở .

3. Tổng số người lao động trong doanh nghiệp : 08 người

4. Tổng số thành viên BCH Công đoàn cơ sở : 03 người

II. Nội dung cuộc họp


1. Bà: Ngân Thị Hải Yến đại diện đọc nội dung Nội quy lao động của công ty.
2. Phương thức lấy ý kiến:
- Lấy ý kiến BCH Công đoàn cơ sở công ty thông qua chữ ký
- Lấy ý kiến BCH Công đoàn cơ sở công ty thông qua biểu quyết
3. Số lượng người được lấy ý kiến: 03 người
4. Số người tán thành nội dung Nội quy lao động của công ty: 03 người.

Tỷ lệ: 100%

5. Số người không tán thành nội dung Nội quy lao động của công ty: 0

Tỷ lệ: 0%

6. Những điều khoản không tán thành: Không có.


III. Kết luận:

Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày. Biên bản này đã được đọc lại cho
những người tham dự nghe, hiểu rõ, đồng ý ký tên.

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản kèm theo hồ sơ đăng ký
Nội quy lao động, 01 bản lưu tại hồ sơ công ty./.

Thư ký cuộc họp Chủ tịch Công đoàn cơ sở Tổng giám đốc

Nguyễn Trúc Xuân Ngân Thị Hải Yến Quan Tuyết Hằng
CÔNG TY TNHH CÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NGHỆ NÔNG NGHIỆP XANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GUYU
Tp. HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2023
Số:158-2023/QĐ-VHG

TỔNG GIÁM ĐỐC


CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP XANH GUYU
Về việc ban hành Nội quy lao động

-Căn cứ Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;


-Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
-Thực hiện điều lệ và hoạt động của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
XANH GUYU;

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo quyết định này Nội quy lao động của Công ty.
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày có thông báo của Phòng Lao động –
Thương binh & Xã hội Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận hồ sơ đăng ký nội quy
lao động của Công ty. Những quy định trước đây trái với quyết định này sẽ không còn hiệu
lực.
Điều 3 : Tất cả người lao động trong Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC


- Như Điều 3;
- Lưu HCNS;

QUAN TUYẾT HẰNG


CÔNG TY TNHH CÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NGHỆ NÔNG NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
XANH GUYU
Tp. HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2023

NỘI QUY LAO ĐỘNG


(Ban hành kèm theo Quyết định số 158-2023/QĐ-VHG ngày 13/07/2023)
CHƯƠNG I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nội quy lao động (NQLĐ) bao gồm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi; trật tự tại nơi làm việc; An toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống quấy rối tình dục
tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; việc bảo vệ
tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công ngệ, sở hữu trí tuệ của Công ty; trường hợp được tạm
thời chuyển người lao động (NLĐ) làm việc khác so với hợp đồng lao động; các hành vi vi
phạm kỷ luật lao động (KLLĐ) của NLĐ và các hình thức xử lý kỷ luật lao động; trách nhiệm
vật chất; người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Điều 2. Nội quy lao động được áp dụng đối với tất cả NLĐ làm việc tại Công ty kể cả những
người trong thời gian thử việc, học nghề.
Điều 3. Chỉ xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm được quy định trong
NQLĐ (theo Khoản 3, Điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019).
CHƯƠNG II.
THỜI GIAN LÀM VIỆC – THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời gian làm việc bình thường: (Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019).
1. Thời gian làm việc hành chính tại Công ty được quy định như sau:
a. 44 giờ/tuần đối với Cán bộ nhân viên (CBNV) làm việc tại Văn phòng Công ty.
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu:
+ Sáng : từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút.
+ Chiều : từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Thứ Bảy: CBNV làm việc buổi sáng từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút.
b. 48h/tuần, từ thứ Hai đến thứ Bảy đối với CBNV làm việc tại nhà xưởng, kho, điểm/cửa
hàng kinh doanh, đơn vị sản xuất, tạp vụ, bảo vệ.
+ Sáng : từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút.
+ Chiều : từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Giờ làm việc có thể thay đổi phù hợp với thực tế hoạt động của Công ty do Tổng Giám đốc
quyết định sau khi đã thỏa thuận với người lao động.
2. Thời gian nghỉ trưa: từ 12 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút.
3. Đối với một số bộ phận mà công việc có tính chất đặc thù về nghiệp vụ/hoạt động, CBNV
làm việc tại các nhà xưởng/đơn vị sản xuất và các vị trí công việc có tính chất đặc thù về
thời gian (như: Thủ kho; Phụ kho; Lái xe; Tạp vụ; Bảo vệ; Sản xuất…) thì tùy theo tính
chất công việc, Công ty sẽ bố trí làm việc theo giờ làm việc hành chính hoặc theo ca.
4. Thời gian làm việc đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành (Căn cứ vào Khoản 3, Điều 105 BLLĐ 2019)
Điều 5. Làm thêm giờ (Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy
định tại khoản 1 Điều 4 của Nội quy lao động này.
2. Trong quá trình hoạt động, nếu cần NLĐ làm thêm giờ, Công ty sẽ thông báo và thỏa thuận
với NLĐ về việc làm thêm giờ, làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ tết.
Đảm bảo:
+ Được sự đồng ý của NLĐ;
+ Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định
thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm
thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng; 300 giờ trong 1 năm.
Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt:
Công ty có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn
về số giờ làm thêm theo quy định tài Điều 108 của Bộ Luật Lao động 2019 và NLĐ không
được từ chối trong các trường hợp sau đây:
3. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định
của pháp luật.
4. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm
họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ theo quy định
của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 6. Nghỉ trong giờ làm việc (Điều 109 Bộ Luật lao động năm 2019):
NLĐ được nghỉ giữa giờ là 60 phút bao gồm cả giờ ăn cơm. Tùy tình hình thực tế của các bộ
phận công ty có thể bố trí giờ nghỉ phù hợp với công tác phục vụ bữa ăn.
Điều 7. Nghỉ hằng tuần (Điều 111 Bộ Luật lao động năm 2019):
1. Công ty áp dụng ngày nghỉ hàng tuần là ngày Chủ nhật.
2. Mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao
động không thể nghỉ hằng tuần thì công ty bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính bình quân 01
tháng ít nhất 04 ngày
3. Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nội
quy lao động này thì NLĐ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Điều 8. Nghỉ Lễ, Tết (Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày Lễ, Tết sau đây: Cụ thể:
a. Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b. Tết Âm lịch 05 ngày;
c. Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d. Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 1 tháng 5);
đ. Ngày Quốc khánh 02 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 Âm lịch).
2. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì
NLĐ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp
Điều 9. Nghỉ hằng năm (Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. NLĐ có 12 tháng làm việc tại công ty thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo
quy định sau đây:
- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường .
- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; người làm
công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
2. NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng tại công ty thì số ngày nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ
tương ứng với số tháng làm việc thực tế.
3. NLĐ chỉ được sử dụng Ngày phép bắt đầu từ ngày ký HĐLĐ chính thức và được truy hưởng
số Ngày phép tương ứng với số tháng thực tế đã thử việc. Mỗi tháng thử việc thực tế, NLĐ
được tính 01 Ngày phép, trường hợp ngày bắt đầu thử việc rơi vào những ngày từ ngày 16
(dương lịch) đến cuối tháng, thì tháng đó NLĐ không được tính Ngày phép.
4. NLĐ khi nghỉ phép năm phải chia thành nhiều thời điểm khác nhau, Trưởng phòng/bộ phận
khi duyệt cho NLĐ nghỉ phép phải đảm bảo công việc chung không bị gián đoạn.
5. Trường hợp NLĐ thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số
ngày nghỉ hằng năm thì được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Điều 10. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc (Điều 114 BLLĐ 2019):
Cứ đủ 05 năm làm việc liên tục tại công ty thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được
tăng thêm tương ứng 01 ngày
Điều 11. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Điều 115 Bộ Luật lao động năm 2019):
1. NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với Công ty trong
các trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc
chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với Công ty khi ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết
hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, NLĐ có thể thỏa thuận với Công ty để
nghỉ không hưởng lương.
CHƯƠNG III
TRẬT TỰ NƠI LÀM VIỆC
Điều 12. Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc:
1. NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc để làm những công việc được Công ty giao trong thời gian
quy định, không đến những nơi mà mình không có phận sự để làm việc riêng cho bản thân và
cho những người khác.
2. NLĐ không được làm những công việc ngoài nhiệm vụ được giao, nếu chưa được sự đồng ý
của quản lý trực tiếp.
3. Trong giờ làm việc NLĐ không được bỏ vị trí sản xuất, công tác để tập trung trò chuyện,
đọc sách báo, cờ bạc, không được đánh nhau đùa giỡn, la hét, hoặc có những hành vi nhục mạ
người khác gây mất trật tự trong Công ty và nơi làm việc.
4. Nghiêm cấm uống rượu bia, phao tin đồn nhảm, tuyên truyền văn hóa đồi trụy trong Công
ty.
5. Không được đưa người nhà vào Công ty khi chưa được phép.
6. Không được ngồi, nằm trên sản phẩm, nguyên liệu, bán thành phẩm, thùng carton, vật tư,
gác chân lên bàn, lên máy.
7. Nơi làm việc phải luôn được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
Điều 13. Quy định về giao tiếp ứng xử, về trang phục:
1. NLĐ đến công ty làm việc phải có tác phong chỉnh tề, trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp
môi trường lao động.
2. Tùy theo tính chất và yêu cầu công việc, NLĐ được công ty trang bị bảo hộ lao động phải sử
dụng trong giờ làm việc đúng theo hướng dẫn.
3. Giao tiếp lịch sự, tôn trọng khách hàng, hòa nhã, hợp tác với đồng nghiệp.
CHƯƠNG IV
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 14. Quy định về An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; phòng ngừa tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
A. An toàn lao động
1. Hàng năm Công ty xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động, phương án tổ chức sơ cấp cứu tai
nạn lao động. Trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy định vận hành máy
đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh cho từng loại máy móc, thiết bị, vật tư và nội quy an toàn -
vệ sinh lao động nơi làm việc, tổ chức huấn luyện cho NLĐ.
2. NLĐ phải tham gia đầy đủ các buổi tổ chức huấn luyện hướng dẫn về những quy trình, quy
phạm an toàn kỹ thuật, chấp hành lịch khám sức khỏe định kỳ của Công ty.
3. NLĐ phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động đã được trang bị trong khi làm việc, nếu
làm mất hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm thì phải bồi thường.
4. Nơi làm việc, máy móc thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Trưởng
đơn vị phải có biện pháp khắc phục, hoặc ra lệnh ngưng hoạt động cho tới khi được khắc phục.
NLĐ có quyền từ chối làm việc khi thấy rõ nguy hiểm và phải báo ngay với người phụ trách
trực tiếp.
5. Tuyệt đối tuân thủ các thao tác kỹ thuật, quy trình công nghệ được phổ biến, không được tư
ý thay đổi hoặc thực hiện sai làm ảnh hưởng đến sản xuất. Nếu thấy có điều gì chưa rõ phải hỏi
lại để được chỉ dẫn và tiến hành công việc khi cấp trên cho phép.
6. Tuyệt đối không được tự ý thao tác sử dụng, tháo lắp, đóng mở các cầu dao điện, máy móc
thiết bị, dụng cụ, vật liệu thuộc tài sản Công ty (trừ các bộ phận được giao trách nhiệm, những
trừơng hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn lao động)
7. Thường xuyên kiểm tra chế độ bảo dưỡng, chăm sóc máy theo lịch tu sửa. Giữ gìn, sử dụng
các dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
8. Tuyệt đối không được xê dịch vị trí của các phương tiện, các dụng cụ phòng chống cháy
nổ,... hoặc không tự tiện sử dụng vào những công việc khác.
9. NLĐ có bệnh, mệt mỏi được phép xin nghỉ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và
máy móc thiết bị.
10. Trường hợp xảy ra tai nạn lao động, lập tức cấp cứu người bị nạn, giữ nguyên hiện trường
và báo ngay với Phòng Hành chính Nhân sự hoặc người quản lý trực tiếp.
B. Vệ sinh lao động
1. Thường xuyên vệ sinh máy móc thiết bị, nơi làm việc, sắp xếp dụng cụ, nguyên liệu, phế
liệu, sản phẩm gọn gàng, đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn cho sản xuất.
2. Chấp hành tốt các quy định về vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, không xả rác nơi làm
việc, nơi công cộng, mua bán trước cổng Công ty và trong khuôn viên Công ty.
3. Không xả rác, khạc nhổ bừa bãi trong Công ty.
C. An toàn phòng cháy, chữa cháy
1. NLĐ có nghĩa vụ thực hiện tốt nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy. Thường xuyên
kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất các phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, hệ
thống nước chữa cháy, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công ty.
2. Cấm để hàng hóa, vật tư, sản phẩm ở nơi có bảng điện, cầu dao, cầu chì, ổ cắm, dụng cụ
phòng cháy chữa cháy.
3. Trước khi ra về phải kiểm tra và thực hiện biện pháp an toàn điện, nước, lửa nơi làm việc.
4. Cấm sử dụng phương tiện dụng cụ chữa cháy vào mục đích khác.
5. Mọi người đều phải học sử dụng những phương tiện chữa cháy được trang bị cho đơn vị.
CHƯƠNG V
PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC; TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC XỬ LÝ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 15. Các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Hành động, cử chỉ có tính chất tình dục;
- Ngôn ngữ, tài liệu trực quan đề cập cụ thể, miêu tả hoặc liên quan đến hoạt động tình dục;
- Đề nghị, yêu cầu, gợi ý đổi quan hệ tình dục lấy sự đánh giá ưu ái hoặc sự hứa hẹn công
việc, lương, thưởng.
Điều 16. Trách nhiệm và nghĩa vụ về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
1. Công ty có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối
tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối
tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Công ty phải
kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn
cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy
rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho NLĐ bị quấy rối tình dục, NLĐ đang bị khiếu
nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;
c) Tuyên truyền, phổ biến quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Khuyến khích Công ty và tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng,
chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.
Điều 17. Trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý hành vi quấy rối tình dục được áp dụng theo quy định tại
Điều 24, 25 của Nội quy lao động này.
- Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc
người tố cáo sai sự thật theo Điều 26 của Nội quy lao động này
CHƯƠNG VI
BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ, BÍ MẬT KINH DOANH
Điều 18. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản
1. Mọi NLĐ đều có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của Công ty.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi gây thiệt hại đến lợi ích Công ty nhằm thu lợi cá nhân.
3. Những người không được giao nhiệm vụ mà tự ý sử dụng tài sản hoặc được giao nhiệm vụ
nhưng sử dụng sai mục đích gây thiệt hại, hư hỏng, mất mát thì vừa phải bồi thường thiệt hại,
vừa phải bị xử lý kỷ luật.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi trộm cắp, tham ô, hối lộ, đòi hối lộ, cố ý gây hư hỏng tài sản Công
ty dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu vi phạm tuỳ mức độ sẽ bị xử lý hành chính, bồi thường theo
trách nhiệm vật chất và xử lý hình sự.
5. Nghiêm cấm để người không nhiệm vụ vào khu vực quản lý của đơn vị.
6. Không được chuyển dịch tài sản hoặc đưa ra ngoài Công ty khi chưa có sự đồng ý của Tổng
Giám đốc. Không được tự ý mang đi chỗ khác các tài sản, tài liệu trong ngăn tủ bàn của người
khác. Chuyển dịch thiết bị máy móc từ đơn vị này qua đơn vị khác trong Nhà xưởng phải có sự
điều động của Ban lãnh đạo Công ty.
7. Giao nhận hàng hóa giữa thủ kho và người nhận hàng, hoặc người giao hàng với thủ kho
phải thực hiện theo chứng từ hợp lệ và đảm bảo chất lượng. Tuyệt đối không được giao nhận
hàng hóa khi chưa có chứng từ và chất lượng không đảm bảo. Hàng hóa trong kho phải được
xếp đặt một cách có khoa học theo từng chủng loại vật tư, phụ tùng, thiết bị máy móc.
8. Khi ra về, các kho, xưởng, văn phòng phải được khóa và chìa khóa phải được gửi tại tủ chìa
khóa của Công ty phải được niêm phong, tủ chìa khóa cũng được niêm phong có mộc dấu đỏ
của Phòng Hành chính Nhân sự cung cấp.
9. Khi vào làm việc, nếu phát hiện dấu vết mất cắp hoặc nghi ngờ dấu vết niêm phong bị xé
phải giữ nguyên hiện trường để báo cho P.Hành chính Nhân sự và bảo vệ xem xét giải quyết.
10. Hàng hoá khi ra khỏi cổng Công ty phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ và chịu sự giám sát của
bảo vệ, và bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa đúng với chứng từ mới cho ra cổng.
11. Lực lượng bảo vệ Công ty phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong
công tác bảo vệ như: tuần tra canh gác, phòng cháy chữa cháy, giám sát hàng hóa, tài sản khi ra
vào cổng.
12. NLĐ làm nhiệm vụ trực ban, trực bảo vê tuyệt đối không được bỏ trực khi được phân công
và phải sử dụng thành thạo các phương tiện Phòng cháy chữa cháy.
Điều 19. Bảo mật thông tin, bí mật công nghệ - kinh doanh
1. NLĐ có nghĩa vụ bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của Công ty bao gồm: các
loại tài sản, tài liệu, tư liệu, số liệu kế toán, thống kê, kiểm kê và các số liệu báo cáo khác liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm được giao. Không được
phổ biến, cung cấp cho bất kỳ ai, không được mang tài liệu, tư liệu về nhà nếu chưa được sự
chấp thuận của Tổng Giám đốc.
2. Không được cung cấp giá mua bán hàng hóa nếu chưa được Tổng Giám đốc cho phép.
3. Lập, ký kết hợp đồng kinh tế phải đúng theo quy định của Nhà nước và của Công ty, tuyệt
đối không lợi dụng trách nhiệm để móc ngoặc, gây tổn thất cho Công ty dưới bất kỳ hình thức
nào. Hợp đồng kinh tế phải được quản lý theo chế độ lưu trữ hồ sơ.
4. Tuyệt đối không được đưa Hợp đồng kinh tế cho bất kỳ ai không có trách nhiệm, nếu vi
phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
5. Khi nghỉ việc phải giao toàn bộ sổ sách, tài liệu cho công ty.
6. Không được giúp đỡ, hỗ trợ các tổ chức kinh tế khác cạnh tranh với công ty dưới bất cứ hình
thức nào trong suốt thời gian làm việc tại công ty.
7. Không sử dụng máy vi tính của người khác nếu chưa được phép
CHƯƠNG VII
CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÁC
SO VỚI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019)
Điều 20. Trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;
2. Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Sự cố điện, nước;
4. Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Điều 21. Thời hạn điều chuyển


1. Công ty được tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
2. Trong trường hợp công ty muốn điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60
ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì phải được sự đồng ý của NLĐ bằng văn bản.
3. Khi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ, công ty phải báo cho NLĐ biết
trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp
với sức khỏe, giới tính của NLĐ.
4. NLĐ chuyển sang làm công việc khác so với HĐLĐ được trả lương theo công việc mới.
Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên
tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít
nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
5. NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm
việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì Công ty phải trả lương ngừng việc theo
quy định của pháp luật về lao động.
CHƯƠNG VIII
CÁC HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC
HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Điều 22. Kỷ luật lao động (Điều 117 Bộ luật Lao động năm 2019):
Kỷ luật lao động (KLLĐ) là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều
hành sản xuất, kinh doanh do Công ty ban hành trong NQLĐ và do pháp luật quy định.
Điều 23. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động (Điều 127 BLLĐ 2019):
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tính, nhân phẩm của NLĐ.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý KLLĐ đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong NQLĐ hoặc
không thỏa thuận trong HĐLĐ đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Điều 24. Nguyên tắc, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động (Điều 122 Bộ luật Lao động
năm 2019; Điều 70 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).
A. Nguyên tắc:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở;
c) NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện NLĐ bào
chữa;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý KLLĐ đối với một hành vi vi phạm KLLĐ.
3. Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm KLLĐ thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật
cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi
vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động năm 2019;
d) NLĐ nữ mang thai; NLĐ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý KLLĐ đối với NLĐ vi phạm KLLĐ trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
B. Trình tự xử lý kỷ luật lao động :
1. Lập biên bản: Khi phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra
hành vi vi phạm, NSDLĐ tiến hành lập biên bản vi phạm
2. Thông báo: NSDLĐ thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ
hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp NLĐ là người dưới 18 tuổi để tiến hành
họp xử lý kỷ luật lao động.
- Trường hợp NSDLĐ phát hiện hành vi vi phạm KLLĐ sau thời điểm hành vi đã xảy ra, có đủ
căn cứ chứng minh được lỗi của NLĐ và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
a. NSDLĐ thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành
phần tham dự đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
b. Khi nhận được thông báo của NSDLĐ, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được thông báo, thành phần tham dự quy phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp
không tham dự phải thông báo cho NSDLĐ và nêu rõ lý do.
3. Tiến hành họp xử lý kỷ luật:
- Trường hợp một trong các thành phần tham dự không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu
lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì NSDLĐ vẫn tiến
hành xử lý kỷ luật lao động.
4. Nội dung cuộc họp: Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được
thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
- Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong
các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
5. Ra quyết định xử lý kỷ luật:
- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ là người có thẩm quyền ra quyết định xử
lý kỷ luật lao động đối với NLĐ.
- Quyết định xử lý kỷ luật LĐ phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao
động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 25 của Nội quy này.
- Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến NLĐ, cha, mẹ hoặc người đại diện theo
pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Điều 25. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động (Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp
hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh
doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng
không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60
ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. NSDLĐ phải ban hành quyết định xử lý KLLĐ trong thời hạn quy định tại K.1&2 Điều này.
Điều 26. Hình thức xử lý kỷ luật lao động (Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với mức độ vi phạm kỷ luật lao động:
1. Khiển trách áp dụng đối với các hành vi vi phạm sau:
a. Một lần uống rượu bia có hành vi bất nhã, mất trật tự trong Công ty hoặc tại nơi làm việc.
b. Một lần/ tháng không chấp hành sự điều động phân công của người điều hành trực tiếp.
c. Một lần/ tháng bỏ trực tự vệ, bảo vệ, và trực ban.
d. Một lần/ tháng vi phạm quy trình kỹ thuật công nghệ nhưng không dẫn đến sự cố xấu.
e. Một lần/ tháng không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, công tác theo yêu cầu số lượng, chất
lượng, nội dung công việc và thời gian hoàn thành hoặc làm dối, làm bừa, làm ẩu.
f. Trong giờ làm việc tự ý đi ra ngoài cơ quan mà không có sự đồng ý của người có thẩm
quyền công ty.
g. Xả rác không đúng nơi quy định và các hành vi khác làm mất vệ sinh nơi làm việc. Không
thực hiện công tác vệ sinh nơi làm việc theo sự phân công của người có thẩm quyền công ty.
h. Hút thuốc tại nơi cấm hút thuốc.
i. Không tuân theo phương pháp làm việc cho công ty đề ra, không sử dụng những công cụ đã
quy định mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
k. Tự ý thao tác máy móc thiết bị khi chưa có chỉ đạo, ảnh hưởng đến an toàn lao động.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng:
a. Các hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật hình thức khiển trách bằng văn bản mà tái phạm
trong thời gian 03 tháng.
b. Không chấp hành sự phân công, điều chuyển tạm thời trong nội bộ đơn vị của trưởng đơn vị.
c. Các hành vi vi phạm nội quy lao động mà gây hư hỏng, mất mát đến tài sản Công ty trị giá
dưới 5 triệu đồng.
d. Viết đơn, thư tố cáo sai sự thật có tính chất vu cáo, gây mất đoàn kết nội bộ.
3.Cách chức áp dụng đối với các hành vi vi phạm đối với NLĐ có chức vụ tại Công ty được
quy định như sau:
a. Có hành vi trái đạo đức hoặc không đứng đắn tại nơi làm việc;
b. Cố ý cưỡng ép, lăng nhục, đe doạ hoặc doạ dẫm người lao động;
c. Sử dụng danh nghĩa công ty cho việc riêng;
d. Cản trở giao dịch giữa công ty và khách hàng và ngược lại;
e. Lừa đảo khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
f. Vi phạm nhiệm vụ được giao.
4. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải (Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019).
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được NSDLĐ áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a. NLĐ có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
b. NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm
trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy
định trong Nội quy lao động;
c. NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời
gian chưa xóa kỷ luật.
Tái phạm là trường hợp NLĐ lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ
luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động năm 2019;
d. NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong
thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, bố đẻ, mẹ
đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp
pháp bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác
được quy định trong nội quy lao động.
Điều 27. Xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động (Điều 126 BLLĐ 2019):
1. NLĐ bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06
tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi
phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2. NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn
nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Điều 28. Tạm đình chỉ công việc (Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi vụ việc vi phạm có những tình tiết
phức tạp nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm
đình chỉ công việc của NLĐ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện
NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được
quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương
trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc. Trường hợp
NLĐ bị xử lý kỷ luật lao động, NLĐ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
CHƯƠNG IX
TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Điều 29. Bồi thường thiệt hại (Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tiền lương làm căn cứ khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng
dụng cụ, thiết bị tại Khoản 1 Điều 129 của Bộ luật Lao động là tiền lương thực tế NLĐ nhận
được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định.
- Trường hợp NLĐ gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng
lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi NLĐ làm việc, thì NLĐ phải
bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy
định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật lao động 2019.
2. NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc
tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo
thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng
trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra
khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Điều 30. Xử lý bồi thường thiệt hại (Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2019):
1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực
tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của NLĐ.
2. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại:
2.1. Khi phát hiện NLĐ có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản
của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của
NSDLĐ hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì NSDLĐ yêu cầu NLĐ tường trình
bằng văn bản về vụ việc.
2.2. Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại quy định, NSDLĐ tiến hành họp xử lý bồi
thường thiệt hại như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, NSDLĐ thông
báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c
khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành
phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời
gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt
hại và hành vi vi phạm;
b) Khi nhận được thông báo của NSDLĐ, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm
a khoản này phải xác nhận tham dự cuộc họp với NSDLĐ. Trường hợp một trong các thành
phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì NLĐ và NSDLĐ thỏa
thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì
NSDLĐ quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) NSDLĐ tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy
định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp
quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì NSDLĐ vẫn tiến
hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.3. Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua
trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều này, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ
họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
2.4. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường
thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt
hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các
thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
2.5. Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều 31. Khiếu nại về kỷ luật lao đông, trách nhiệm vật chất (Điều 131 BLLĐ năm 2019):
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ
trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động,
với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao
động theo trình tự do pháp luật quy định.
CHƯƠNG X
THẨM QUYỀN XỬ LÝ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Điều 32. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động:
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ đúng theo
quy định của pháp luật (Điểm i, Khoản 2, Điều 69 NĐ145/2020/NĐ-CP)
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp
luật;
CHƯƠNG XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Nội quy lao động của doanh nghiệp làm cơ sở để NSDLĐ quản lý NLĐ; điều hành
hoạt động kinh doanh, khen thưởng NLĐ có thành tích trong việc chấp hành nội quy lao động
và xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo quy định pháp luật lao động.
Điều 34. Hiệu lực của nội quy lao động.
1. Nội quy lao động gồm 11 Chương 34 Điều có hiệu lực kể từ ngày nhận thông báo của
Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận hồ sơ
đăng ký nội quy lao động của Công ty.
2. NSDLĐ có trách nhiệm thông báo nội quy lao động đến NLĐ và những nội dung chính phải
được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
3. Tất cả NLĐ làm việc trong doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đúng nội quy lao động này.
4. Trong quá trình thực hiện nội quy lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, cập nhật
các quy định của pháp luật lao động để rà soát, sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao
động; đảm bảo các nội dung trong nội quy lao động phù hợp với quy định của pháp luật lao
động hiện hành./.

TỔNG GIÁM ĐỐC

QUAN TUYẾT HẰNG

You might also like