Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ÔN TẬP PHI KIM –(TT)

Câu 1 Halogen, Oxygen-Sulfur.


Cho sơ đồ chuyển hóa của các hợp chất của Chlorine như sau:

Cl2
HgO X5 HF X7
A O3
F2 H2O F2
X1 X2 X4 X6
H2O
H2O
X3
Biết rằng:
 X1, X2, X5, X6, X7 đều chứa 2 nguyên tố và X3, X4 đều chứa 3 nguyên tố.
 Phần trăm khối lượng Flourine trong X1 và X3 lần lượt là 34,86% và 52,53%
 X7 là hợp chất ion ở dạng lỏng có màu đỏ thẫm và có phân tử khối là 167.
 X1, X5 có số oxid hóa của Chlorine giống nhau.
 Số oxid hóa của Chlorine trong X2, X3, X4 cũng giống nhau.
a) Tìm công thức phân tử của các chất chưa biết trong chuỗi trên và vẽ cấu trúc của X3 và X7.
b) Viết các phản ứng hóa học của chuỗi đã cho.
Câu Nội dung
1 a)
Từ phần trăm khối lượng tìm X1 là ClF và X3 là ClF3O
X2 phản ứng với nước ra X3 nên X2 là ClF5
X3 tác dụng với nước ra X4 và Cl trong X3, X4 có cùng số oxid hóa nên X4 là ClFO2
X6 phản ứng với F2 ra X4 nên X6 là ClO2
X6 phản ứng với ozone ra X7 và có M=167g/mol, suy ra X7 là Cl2O6
X5 là oxid của Cl có số oxid là +1 nên X5 là Cl2O
Cấu trúc của X3 và X7
b)
ClF + 2F2 → ClF5
ClF5 + H2O → ClF3O + 2HF
ClF5 + 2H2O → ClFO2 + 4HF
ClF3O + H2O → ClFO2 + 2HF
HgO + 2Cl2 → Cl2O + HgCl2
Cl2O + ClF → ClFO2 + 2Cl2
ClO2 + F2 → 2ClFO2
ClO2 + 2O3 → Cl2O6 + 2 O2
Cl2O6 + HF → ClFO2 + HClO4

Câu 2 Halogen. Oxygen – Sulfur


Cho sơ đồ chuyển hóa các chất từ sulfur (S) như sau:

Khi thủy phân hoàn toàn các chất C, E và G, thu được các dung dịch acid và không
thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch Ba(NO 3)2 dư vào các dung dịch trên đều thu được kết
tủa trắng X. Lọc kết tủa X, thêm tiếp dung dịch AgNO 3 dư vào nước lọc, lại thu được kết

tủa trắng Y. Đối với chất E và G, tỉ lệ khối lượng kết tủa X và kết tủa Y đều là
1,624; còn đối với chất C, tỉ lệ trên là 0,812.
Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch sau khi thủy phân của các chất D, H và
K đều thấy có kết tủa trắng tạo thành, không tan trong acid mạnh và có khí NH 3 thoát ra.
Hàm lượng phần trăm về khối lượng N và S trong các chất sau lần lượt là: trong chất D là
29,16% và 33,33%; trong chất H là 14,43% và 32,99%; trong chất K là 24,56% và
28,07%. Trong các chất D, H và K, mỗi phân tử chỉ chứa 1 nguyên tử sulfur.
1. Xác định công thức của các chất.
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ.
Câu 3 Halogen. Oxygen - Sulfur
1. Các nguyên tố hoá học X, Y, Z có cùng số electron hóa trị, nhưng khác chu kì, và có
các tính chất sau:
- Bán kính của từng nguyên tố tăng dần theo thứ tự X, Y, Z.
- Đơn chất X phản ứng lần lượt với các đơn chất Y và Z tạo thành các hợp chất là
YX2 và Z2X3.
- X có thể kết hợp với các trạng thái có số oxi hoá cao nhất của Y và Z, tạo thành các
hợp chất YX3 và ZX3.
- Trong những điều kiện nhất định, ZX3 có thể phản ứng với YX2 tạo thành Z2X3 và
YX3
Dựa trên những dữ liệu trên, hãy xác định các nguyên tố X, Y, Z và giải
thích.
2. Khi cho lưu huỳnh tác dụng với khí Cl 2 khô ở 130oC thu được một chất lỏng màu vàng
A chứa 52,6% Cl và 47,4% S về khối lượng. Tiếp tục cho A tác dụng với khí clo (với sự
có mặt của FeCl3) thu được một chất lỏng màu đỏ B dễ hút ẩm. B tác dụng với khí oxi
thu được chất lỏng không màu C (59,7% Cl, 26,9% S và 13,4% O về khối lượng) và một
chất D (M = 135 g/mol) có thể nhận được trực tiếp bằng phản ứng giữa C và khí oxi.
Xác định công thức cấu tạo các chất A, B, C, D.
3. Oleum là hỗn hợp được tạo ra khi cho SO3 tan trong H2SO4 đậm đặc. Trong hỗn hợp
đó có các acid dạng polisunfuric có công thức tổng quát H2SO4.nSO3 hay H2Sn+1O3n+4 chủ
yếu chứa các acid sau: acid sunfuric H2SO4, acid đisunfuric H2S2O7, acid trisunfuric
H2S3O10 và acid tetrasunfuric H2S4O13. Cho biết công thức cấu tạo của các acid trên.

Câu 4:) Halogen. Oxygen - Sulfua.


1. Xác định các chất A, B, C, D, E và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo sơ
đồ:

2. Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng
với dung dịch HCl dư, thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỉ khối của C so với hiđro bằng 10,6. Nếu
đốt cháy hoàn toàn B thành Fe2O3 và SO2 cần V2 lít khí oxi.
a) Xác định tỉ lệ V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện).
b) Tính hàm lượng phần trăm các chất trong B theo V1 và V2.
c) Tính hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung ở trên.
d) Nếu hiệu suất của phản ứng nung trên là 75%, tính hàm lượng phần trăm các chất trong
hỗn hợp B.

Câu 5 Halogen. Oxygen – Sulfur.


1. Hoà tan sản phẩm rắn của quá trình nấu chảy hỗn hợp gồm bột của một khoáng vật
màu đen, kali hiđroxit và kali clorat, thu được dung dịch có màu lục đậm. Khi để trong
không khí, màu lục của dung dịch chuyển dần thành màu tím. Quá trình chuyển đó còn
xảy ra nhanh hơn nếu sục khí clo vào dung dịch hay khi điện phân dung dịch.
a. Hãy cho biết khoáng vật màu đen là chất gì.
b. Viết phương trình của tất cả các phản ứng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.

2. Xác định chất X, Y, Z, T, U và hoàn thành chuỗi chuyển hóa dưới đây (mỗi mũi tên là
một phản ứng):

You might also like