Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

vkhcnvancgd@gmail.

com
Môn học: QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON
Lớp QLGDMN1/2024
Họ và tên: Đậu Thị Thanh Bình

MÔN QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON

CÂU HỎI THU HOẠCH:


Câu hỏi 1: Học viên trình bày và phân tích việc quản lý giáo dục tại cơ sở giáo
dục Mầm non ? ( cho ví dụ )
Câu hỏi 2: Là người quản lý trường mầm non, học viên xử lý các tình huống
sau đây cho phù hợp ở vị trí quản lý của bạn :
Tình huống 1: Một đồng nghiệp có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy
thay giúp một buổi, bạn đã vui vẻ nhận lời và hoàn thành buổi dạy một cách
hoàn mỹ. Nhưng sau đó Hiệu trưởng biết được đã gọi bạn và đồng nghiệp lên
kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu không được tái phạm.
Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên tắc và máy
móc, thời đại này cần quản lý “ thoáng” một chút thì người dưới quyền sẽ thoải
mái và tự giác làm việc có hiệu quả hơn. Còn bạn ? bạn có phản ứng và cách
giải quyết như thế nào ?
Tình huống 2: Trong một tiết thao giảng của giáo viên – vừa là bạn rất thân của
bạn, tiết dạy không được thành công; còn nhiều thiếu sót về kiến thức, chưa tốt
về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp tiết dạy để rút kinh nghiệm chung thì
mọi người “ nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách chung chung, qua loa, lấy
lệ, không nêu rõ ra ưu, khuyết điểm của tiết dạy. Còn bạn ( phó hiệu trưởng
chuyên môn ) bạn sẽ đóng góp ý kiến của mình như thế nào ? ./.
BÀI LÀM
Câu hỏi 1:
Trình bày và phân tích việc quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục Mầm non:

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở
mỗi một quốc gia. Ở nước ta, giáo dục luôn được coi là nhân tố hàng đầu và
luôn được ưu tiên để phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung quản
lý nhà nước về giáo dục quản lý trường mầm non
– Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích. Có kế hoạch của
chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể các bộ giáo viên để chính họ tác động
trực tiếp đến quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của từng bậc học.

Trong quá trình quản lí các nhóm lớp với vai trò là người quản lý họ phải hiểu
được

Quản lý nhóm/lớp là quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch cho giáo
viên thực hiện đến trẻ nhằm đạt mục tiêu giáo dục đối với trẻ.

Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lý nhóm/lớp của
giáo viên mầm non là quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình
đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả.

Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như: mục tiêu,
nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo dục trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, kết quả
chăm sóc – giáo dục trẻ. Các nhân tố của quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ có
quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò định hướng
cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố.Người
quản lý còn phải đưa ra định hướng cũng như những hoạt động cho giáo viên
thực hiện như sau:

* Để quản lí lớp học có hiệu quả, giáo viên mầm non cần nắm vững được
các mặt sau:

 Hiểu được đặc điểm trẻ;


 Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp;
 Quản lý trẻ hằng ngày;
 Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
 Đánh giá sự phát triển của trẻ;
 Quản lý cơ sở vật chất của nhóm lớp;
 Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ.

* Để phát huy vai trò của mình, người giáo viên mầm non phải thực hiện
các nhiệm vụ sau đây:
– Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non, phải
thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình chăm sóc – giáo dục mầm non.
– Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ và tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho các
bậc cha mẹ.

– Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều
lệ trường mầm non, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng công bằng với trẻ,
bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em, bảo vệ an toàn tuyệt đối tính
mạng của trẻ.

– Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng tốt trang thiết bị tài sản
của nhóm/lớp.

Nói tóm lại việc quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục Mầm non do người đứng
đầu với vai trò quản lý. Chính vì vậy họ phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
– Đoàn kết và có trách nhiệm xây dựng tập thể không ngừng tiến bộ.

– Không ngừng rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

– Thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và
các cấp quản lí giáo dục.

Các nhiệm vụ của giáo viên mầm non có liên quan chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại, bổ sung cho nhau và được tiến hành thống nhất trong quá trình chăm
sóc – giáo dục trẻ.

Thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch về chất lượng giáo dục và
điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, phù hợp với loại hình nhà trường và quy
định của pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo dục bắt buộc đối
với giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng học sinh
sau trung học cơ sở theo quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ. Không nhũng vậy họ cò phải có trách nhiệm và quyền hạn của người đứng
đầu cơ sở giáo dục mầm non
Trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non theo
Điều 9 Nghị định 24/2021/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động tham gia
xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch
quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; trình
Hội đồng trường phê duyệt các kế hoạch trước khi tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế
hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục;
quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm đúng mục đích, công bằng,
công khai, minh bạch.
- Tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo
quy định; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động tham gia
đánh giá chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo
dục.
- Công khai mục tiêu chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo
dục, kết quả tuyển sinh, kết quả giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập.
Ngoài ra quản lý các hoạt động trong cơ sở giáo dục mầm non
Còn phải thực hiện các việc như các hoạt động trong cơ sở giáo dục mầm non sẽ
được quản lý thông qua các đề mục sau:

Hoạt động tuyển sinh trong cơ sở giáo dục mầm non

- Cơ sở giáo dục thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu
phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục
tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật được tự chủ xác định
phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh và địa bàn
tuyển sinh.

Tổ chức hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non

- Cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất
lượng, hiệu quả.

- Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở
nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ
chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp
với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.

Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự


- Việc quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự trong cơ sở giáo dục
đáp ứng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục tại Nghị định này và thực hiện
theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự.

-Cơ sở giáo dục được tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất
lượng giáo dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử dụng
các nguồn tài trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp
luật.

- Mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học
phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Ví dụ:
Với vai trò là quản lý của ngôi trưởng mầm non nơi mà tôi đang làm việc dựa
vào những nguyên tắc, phương pháp cũng như quy định về quản lý trong trường
mầm non tôi đã cùng với đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường
xây dựng ngôi trường của mình ngày càng phát triển hơn.
Câu hỏi 2: Là người quản lý trường mầm non, học viên xử lý các tình
huống sau đây cho phù hợp ở vị trí quản lý của bạn :
Tình huống 1: Một đồng nghiệp có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy
thay giúp một buổi, bạn đã vui vẻ nhận lời và hoàn thành buổi dạy một cách
hoàn mỹ. Nhưng sau đó Hiệu trưởng biết được đã gọi bạn và đồng nghiệp lên
kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu không được tái phạm.
Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên tắc và máy
móc, thời đại này cần quản lý “ thoáng” một chút thì người dưới quyền sẽ thoải
mái và tự giác làm việc có hiệu quả hơn. Trong tình huống này khi tôi với vai
trò là người quản lý đối với tình huống này tôi cho là mọi việc diễn ra rất bình
thường vì Cô giáo dạy thế hoàn thành việc hỗ trợ cho bạn một cách tốt đẹp. Tuy
nhiên tôi cũng sẽ nhắc nhở 2 giáo viên trên trong trường hợp này nên thông báo
với tôi hoặc một ban giám hiệu khác để xin ý kiến để tránh những sự việc không
hay xảy ra, nếu có gì không ổn thì sẽ có hướng giải quyết kịp thời tránh ảnh
hưởng đến trẻ và có thể thông báo ngay với phụ huynh nếu trẻ xảy ra tai nạn
hay bất trắc trong giờ học.
Tình huống 2: Trong một tiết thao giảng của giáo viên – vừa là bạn rất thân của
bạn, tiết dạy không được thành công; còn nhiều thiếu sót về kiến thức, chưa tốt
về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp tiết dạy để rút kinh nghiệm chung thì
mọi người “ nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách chung chung, qua loa, lấy
lệ, không nêu rõ ra ưu, khuyết điểm của tiết dạy. Với vai trò là phó hiệu trưởng
chuyên môn Tôi sẽ góp ý nhẹ nhàng với giáo viên thao giảng là bạn thân của tôi
về tiết dạy của bạn và phân tích những thiếu sót của bạn về chuyên môn trong
quá trình thao giảng của bạn.Tuy nhiên cũng sẽ khen ngợi bạn về việc bạn rất
sáng tạo trong đồ dùng dạy học và quản trẻ rất nề nếp.Đồng thời cũng đưa ra ý
kiến mong các Cô giáo tham gia dự giờ thao giảng phải chú ý nhiều hơn về tiết
dạy của bạn Tôi và mong mọi người hãy góp ý chân thành để cho bạn Tôi tiến
bộ hơn cũng như các giáo viên có thể học hỏi nhiều hơn trong quá trình thao
giảng, nắm bắt được chuyên môn cũng như kĩ năng giáo dục trẻ. Cuối cùng Tôi
sẽ nói cho tất cả mọi người biết rằng việc ban giám hiệu cho các Cô thao giảng
không phải để đánh giá năng lực mà khiển trách hay nhận xét đánh giá các Cô
mà chỉ mong các Cô ngày càng tiến bô hơn trong công tác giảng dạy mà thôi./.

You might also like