Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

vkhcnvancgd@gmail.

com
Môn học: THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC MẦM NON
Lớp QLGDMN1/2024
Họ và tên: Đậu Thị Thanh Bình

THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC MẦM NON

CÂU HỎI THU HOẠCH:


Câu hỏi 1: Trình bày các tiêu chí thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm?.

Câu hỏi 2: Dựa vào các nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục để mô tả
cách thiết kế môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ mầm non?
BÀI LÀM
Câu hỏi 1: Các tiêu chí thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Bộ tiêu chí gồm 6 nội dung chính:
- Nội dung 1. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung
tâm trong xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ mầm non:
Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây
dựng kế hoạch giáo dục trẻ mầm non là một phần quan trọng trong việc đảm
bảo chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non. Dựa trên các tài liệu và hướng dẫn,
tiêu chí này giúp các giáo viên và nhà quản lý trường mầm non tập trung vào
việc đặt trẻ làm trung tâm trong quá trình giáo dục và chăm sóc. Khi áp dụng
phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ngoài việc hiểu đúng bản chất,
thầy cô và cơ sở giáo dục cũng cần hiểu rõ và đảm bảo được các nguyên tắc
chính sau: Xây dựng kế hoạch phù hợp: Phải xây dựng chương trình, kế hoạch
giảng dạy phù hợp với từng trẻ dựa trên những sở thích, khả năng, hứng thú, thế
mạnh và độ tuổi của mỗi em.
Kế hoạch giáo dục năm học thể hiện các mục tiêu phản ánh được kết quả mong
đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ và theo Chương trình GDMN. Kế hoạch
giáo dục năm học thể hiện nội dung theo Chương trình GDMN và phù hợp với
sự phát triển của trẻ. Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thời gian
thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa
phương, trường/lớp. Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề thể hiện các mục tiêu
phù hợp với mốc phát triển của trẻ và theo giai đoạn của kế hoạch giáo dục
năm học. Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề thể hiện các nội dung và các hoạt
động phù hợp với chủ đề và sự hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ trong độ
tuổi. Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề phù hợp với thực tiễn. Kế hoạch giáo dục
tuần có thể điều chỉnh linh hoạt. Kế hoạch giáo dục ngày thể hiện cụ thể các nội
dung và hoạt động từ kế hoạch tuần. Kế hoạch giáo dục ngày đƣa ra thời gian
và sự chuyển tiếp các hoạt động nhẹ nhàng. Kế hoạch giáo dục ngày linh hoạt,
mềm dẻo.
- Nội dung 2. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung
tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non:
Áp dụng GD lấy trẻ làm trung tâm thì Quan điểm giáo dục dựa trên sở thích
và nhu cầu của trẻ nhằm đánh giá đúng đắn, tôn trọng và phát huy năng lực, sở
trường của mỗi trẻ. Để thực hiện tốt nhất, hiệu quả công tác giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm thì việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non là cần thiết và không thể thiếu. Môi trường giáo dục
trong trường mầm non là tổng hợp các điều kiện vật chất và xã hội cần thiết có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Có các phòng đảm bảo qui định, sắp xếp, trang trí không gian hợp lí, thẩm mĩ,
thân thiện. Có các góc cho trẻ HĐ và được bố trí thuận tiện, hợp lí, linh hoạt, dễ
thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú HĐ vui chơi của trẻ. Có đa dạng đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu cho trẻ HĐ, kích thích sự PT của trẻ và đƣợc sắp xếp hấp
dẫn, hợp lý.
Nội dung 3. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung
tâm trong tổ chức hoạt động chơi:
Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ,
tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học mà chơi.
Có các góc/khu vực HĐ ngoài trời đƣợc qui hoạch thiết kế phù hợp, an toàn,
sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ. Môi trường xã hội hỗ trợ, kích thích hứng thú chơi
của trẻ, tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú HĐ của trẻ, trẻ
luôn được tôn trọng, khuyến khích và hỗ trợ phát triển. Sử dụng môi trường
giáo dục hợp lý tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Chuẩn bị, tổ chức sử
dụng môi trường GD đạt hiệu quả nhất. Chuẩn bị đồ chơi, vật liệu chơi, góc
chơi đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Có đồ chơi, vật liệu chơi đa dạng, phù hợp.
Thiết kế, bố trí các góc/ khu vực chơi đáp ứng/ khuyến khích trẻ chơi mà học.
Thể hiện sự tôn trọng trong tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi. Khuyến khích trẻ
đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu cầu của bản thân
trước và trong khi chơi, lắng nghe và hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Dự kiến
kế hoạch chơi nhằm tạo cơ hội cho trẻ được học tập và thành công , học qua
chơi. Xác định mục đích, nội dung chơi trong kế hoạch giáo dục phù hợp với
nhu cầu, khả năng của trẻ, hỗ trợ trẻ học và phát triển trong quá trình chơi.
Nội dung 4. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung
tâm trong tổ chức hoạt động học:
Mục đích yêu cầu của hoạt động học được xác định phù hợp với trẻ. Các hoạt
động trải nghiệm của trẻ được thiết kế nhằm tới mục đích yêu cầu của bài/hoạt
động học. Địa điểm và phương tiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động trải nghiệm
của trẻ.
Tổ chức hoạt động học: Giáo viên có tác phong sư phạm, gần gũi trẻ, là người
trợ giúp trẻ và khuyến khích trẻ sáng tạo. Tận dụng những điều kiện, hoàn cảnh,
tình huống thật để dạy trẻ, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ
Nội dung 5. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung
tâm trong hợp tác với cha mẹ:
Thu hút sự quan tâm của cha mẹ đối với trường mầm non. Xây dựng mối quan
hệ giữa GV, trường mầm non và cha mẹ. Kĩ năng giao tiếp với ba mẹ, có
biểu hiện giao tiếp tốt, Đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ. Kỹ
năng giải quyết các tình huống, tổ chức các cuộc họp phụ huynh có hiệu
quả. Giải quyết các vấn đề xẩy ra một cách có hiệu quả. Hướng dẫn cha
mẹ chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình. Giao tiếp với trẻ tại gia đình.
Giáo dục trẻ kĩ năng/thói quen vệ sinh tại gia đình và nơi công cộng.
Thông tin về sự phát triển của trẻ cho cha mẹ. Các hoạt động chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1. Thông tin cho cha mẹ hiểu về phương pháp giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm là giới thiệu về phương pháp GD lấy trẻ làm trung
tâm. . Đa dạng các hình thức thông tin cho cha mẹ hiểu phƣơng pháp
giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
Nội dung 6. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung
tâm trong Chăm sóc và giáo dục trẻ Dân tộc hiểu số và trẻ có hoàn cảnh
khó khăn:
Tổ chức môi trường lớp học:
Môi trường vật chất lớp học phù hợp với nhu cầu của trẻ em. Môi trường tâm
lý tích cực với trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên
và trẻ em trong lớp học (kiến thức, kĩ năng và thái độ). Giáo viên có kiến thức
về chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Giáo viên có kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn
cảnh khó khăn, giáo viên có thái độ phù hợp với tất cả trẻ em. Trẻ em đƣợc
hƣớng dẫn cách ứng xử đúng đắn và không có sự phân biệt đối xử với các trẻ
dân tộc thiểu số, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số và
trẻ có hoàn cảnh khó khăn bằng cách hoạt động hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó
khăn, hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong
chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên
biết đặc điểm, khả năng của gia đình trẻ và cộng đồng. Giáo viên có kĩ năng
phối hợp với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc
thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Câu hỏi 2: Dựa vào các nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục để mô tả
cách thiết kế môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ mầm non:

Môi trường giáo dục trong trường Mầm non gồm có môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến
việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại
trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động.

A-Môi trường trong lớp học

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học
thêm lôi cuốn trẻ bản thân tạo một môi trường trong lớp học với những màu
sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù
hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ.

Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc
hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh
sáng…

Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận
tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ
dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn
giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. Nhiu
góc sẽ ở trong lớp và có góc sẽ được đưa ra ở ngoài trời.

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng,
để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất.

Như vậy việc tạo môi trường trong lớp thân thiện đối với trẻ giúp trẻ học tập
một cách thoải mái , gần gũi, thân thiện có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội và đạt
được các mục tiêu giáo dục.

Không những môi trường bên trong mà môi trường bên ngoài lớp học cũng
không kém phần quan trọng đối với chăm sóc và giáo dục trẻ.

Môi trường bên ngoài lớp học

Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau
khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển
các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và
phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá
môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động
của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi,
chơi mà học”.

Môi trường tạo được cơ hội cho trẻ trải nghiệm, phát triển vận động, phát
triển thể chất phù hợp với điều kiện của lớp, văn hóa của địa phương. Lớp
luôn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám
phá đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế phẩm để làm đồ dùng đồ
chơi trưng bày bán góc siêu thị của bé, ngoài ra còn vận động phụ huynh lao
động tạo cảnh quan môi trường cụ thể làm được vườn rau sạch cho trẻ tự
gieo tự khám phá và trồng được vườn hoa hướng dương để cho trẻ trải
nghiệm hòa mình trong vườn hoa để ngắm và quan sát những cánh hoa như
thế nào giúp cho trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức về tính tò mò và thích
khám phá của trẻ.

Môi trường trong lớp học có vai trò giúp trẻ phát triển các trí tuệ và tư duy
logic cho trẻ. Không gian được thiết kế linh hoạt với nhiều góc học tập giúp
trẻ hứng thú khám phá và tương tác. Việc sử dụng các tài liệu, đồ dùng học
tập da dạng và thân thiện cũng giúp trẻ say mê trải nghiệm, thực hành.

Các góc hoạt động được bố trí linh hoạt (có góc cố định, cũng có góc không
cố định có thể di chuyển theo tình hình thực tế, đề tài giáo dục), theo hướng
“mở”, dễ dàng di chuyển và liên kết với nhau:

– Góc gia đình liên kết với các góc như uốn tóc, buôn bán hoặc gần công trình
xây dựng để sau khi nấu ăn trẻ sẽ bán thức ăn cho công nhân;
– Góc tạo hình và góc âm nhạc liên kết với nhau để trang trí trang phục hoặc
sân khấu biểu diễn;
– Góc xây dựng liên kết với góc lắp ráp; góc tạo hình có thể nới rộng ra trước
sân trước lớp cho trẻ có không gian rộng để phát triển trí tưởng tượng, tự do xây
dựng theo sở thích và có thể bố trí thuận tiện trước lớp, vừa tầm của trẻ để trẻ
treo tranh, ngắm tranh và khoe sản phẩm tạo hình với ba mẹ…
– Bên cạnh đó, việc sắp xếp, bố trí các góc cần quan tâm đến vị trí thuận tiện và
mục đích sử dụng của từng góc chơi (góc đọc sách cần nơi thoáng mát, đủ ánh
sáng có thể thiết kế gần cửa sổ hoặc ngoài vườn trường; góc khám phá và tạo
hình gần nơi có nguồn nước…) và không ảnh hưởng đến nhau trong quá trình
hoạt động (góc âm nhạc nên tránh làm phiền, ảnh hưởng các góc chơi tĩnh như
đọc sách, lắp ghép).
Cùng với việc xây dựng, bố trí các góc chơi khoa học, linh hoạt, thu hút, mời
gọi trẻ thì việc sắp xếp đa dạng, phong phú đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu
đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí trẻ nhằm kích thích trẻ
hoạt động, kích thích sự phát triển của trẻ là điều kiện không thể thiếu khi xây
dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
– Đồ chơi tại các góc được sắp xếp và có kí hiệu cho trẻ thuận tiện hoạt động;
– Tại các góc chơi đều có bảng hướng dẫn để trẻ có thể chủ động chơi mà
không cần cô hướng dẫn, hoặc trẻ có thể chủ động chơi cùng bạn;
– Môi trường trong lớp học nên bày trí gần gũi như ngôi nhà của trẻ, thể hiện
được nét văn hóa riêng của cộng đồng và địa phương;
– Ngoài ra, cần sắp xếp, thiết kế môi trường trong lớp sao cho giáo viên dễ dàng
quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết và hạn chế trang trí lớp học hoặc trang trí
bằng chính sản phẩm của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác hạnh phúc, mới lạ, thích thú.
B-Cách thiết kế xây dựng môi trường ngoài lớp học
Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học, bằng cách nghiên cứu
tài liệu cải tạo các góc chơi trong sân trường sao cho đảm bảo các tiêu chí: an
toàn, thuận tiện, “mời gọi” trẻ tích cực tham gia mọi hoạt động, tăng cường vận
động, thẩm mỹ và ngăn nắp (đồ chơi được sắp xếp theo kí hiệu để cô và trẻ lấy
và cất đúng nơi quy định).

Ngoài lớp học là một môi trường mở giúp mở rộng cơ hội học tập và trải
nghiệm cho trẻ. Thông qua môi trường này giúp trẻ kết nối kiến thức với thế
giới xung quanh. Nhà trường cần tạo ra môi trường an toàn, thân thiện để trẻ có
thể tự do khám phá, trải nghiệm.

Khi xây dựng môi trường giáo dục bên ngoài lớp học cần:

– Mời ý kiến đóng góp của trẻ và gia đình trẻ, bởi nó phản ánh nhu cầu và hứng
thủ của trẻ và gia đình;
– Linh hoạt phù hợp với hứng thú, khả năng của mỗi trẻ;
– Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ tất
cả các mặt học tập, hợp tác của trẻ em;
– Phù hợp với khả năng và cách thức học tập khác nhau của trẻ;
– Đáp ứng tiêu chí “mời gọi trẻ tham gia khám phá và kết nối với thiên nhiên”
cũng như chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra và nuôi dưỡng ý thức tôn trọng
môi trường tự nhiên, làm nền tảng phát triển nhận thức và giáo dục môi trường.
Song song đó, môi trường thiên nhiên ngoài lớp học cũng có ý nghĩa quan trọng
bởi sẽ đem đến cho trẻ nhiều cảm hứng và ý tưởng sáng tạo độc đáo. Do đó:
– Môi trường ngoài lớp học cần đa dạng, phong phú nhiều loại cây, không chỉ
cây thân mềm, thân bụi mà còn cây thân gỗ che bóng mát cũng như mắc võng
đung đưa trong vườn trường đọc sách thư giãn hay những trò chơi từ trẻ con mà
chỉ có trẻ con mới nghĩ đến…;
– Có những khoảng sân chứa cát bởi trẻ em luôn thích thú với cát luồn qua kẽ
tay hay tạo hình cùng cát và nước…;
– Những gốc cây, khúc gỗ, đá, sỏi… luôn đem đến cho trẻ nhiều cảm hứng cũng
như những ý tưởng sáng tạo;
– Hoa lá, cỏ cây không chỉ đem đến cho trẻ nhiều cảm xúc mà còn là môi
trường thu hút nhiều loài côn trùng thú vị để trẻ khám phá;
– Không nhất thiết “xi măng hóa” toàn bộ sân trường, bởi trẻ sẽ có những trải
nghiệm thú vị từ thế giới vô sinh đất, đá, cát…
Từ mô hình xây dựng môi trường bên ngoài lớp học cũng như trong lớp học,
nhà trường xây dựng, định hướng, gợi mở, hỗ trợ giáo viên tiến hành xây dựng
môi trường trong lớp sao cho trẻ là chủ thể của quá trình hoạt động, trẻ tích cực,
hăng say trải nghiệm, khám phá một cách tự do, tự tin và được tôn trọng.
Tóm lại, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc làm
cần thiết trong tiến trình đổi mới và phát triển giáo dục mầm non. Để xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trước hết, giáo viên phải vững về lý
thuyết, hiểu rõ việc cần làm, có khả năng quan sát, tìm hiểu những điều trẻ cần
biết và muốn biết từ đó thiết kế môi trường giáo dục khơi gợi hứng thú, phát
huy khả năng tìm tòi và khám phá của trẻ; cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khám
phá; trẻ tích cực chủ động và tự tin tham gia vào các hoạt động đầy sáng tạo;
hình thành kỹ năng tự lập đồng thời mời gọi trẻ tham gia giải quyết các tình
huống có vấn đề. Bên cạnh việc thiết kế môi trường gần với với văn hóa địa
phương, bản sắc dân tộc để trẻ trải nghiệm cảm giác thân quen, môi trường phải
đáp ứng sở thích, khả năng, hướng đến trẻ em: trẻ dễ dàng di chuyển, sân chơi
thiết kế chơi được lâu dài, thu dọn thuận tiện, đồ chơi bền, màu sắc, chất liệu
đẹp, có thẩm mỹ… Để giáo viên mạnh dạn, tự tin, sáng tạo khi xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vai trò đồng hành, hỗ trợ, thúc đẩy của
nhà trường là cực kì quan trọng.

You might also like