Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1

KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON

I. KHÁI NIỆM VỀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ

Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc
nhóm nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu chung của tổ
chức trong những điều kiện nhất định.
Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng của chủ thể lãnh đạo với các cá
nhân hoặc một nhóm nhất định
Như vậy: Lãnh đạo phải có chủ thể thực hiện hoạt động lãnh đạo, có đối tượng
nhận sự lãnh đạo thông qua các tác động. Lãnh đạo chỉ thực hiện khi có đối
tượng bị lãnh đạo, tiến hành nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định cụ
thể, các cá nhân phấn đấu một cách tự nguyện theo mệnh lệnh và được xem
xét trong những điều kiện cụ thể, nhất định.
Những điều kiện cụ thể hình thành hoạt động Lãnh đạo bao gồm:
- Lãnh đạo chỉ thực hiện khi có đối tượng bị lãnh đạo: Đối tượng ở đây có thể
là một tổ chức hoặc một cá nhân hoặc nhóm người nhất định
- Các cá nhân phấn đấu một cách tự nguyện: Có nghĩa là bản thân các cá nhân
phải thấy muốn phấn đấu, muốn làm, xuất phát từ nội tâm của cá cá nhân,
không thể dùng mệnh lệnh hành chính để áp đặt.
- Lãnh đạo được tiến hành nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định cụ thể:
Không thể lãnh đạo nếu không có mục tiêu
- Hoạt động lãnh đạo luôn gắn với những điều kiện cụ thể, nhất định: Trong
những điều kiện khác nhau, hoạt động lãnh đạo là khác nhau. Lãnh đạo là
nghệ thuật, không thể rập khuôn một mô hình lãnh đạo ở các điều kiện và
hoàn cảnh khác nhau.
Ngoài ra, người lãnh đạo cũng chính là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về
hoạt động và kết quả của tổ chức.
Quản lý là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề
ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của tổ chức, là hoạt động liên
tục và cần thiết trong một tổ chức.
Quản lý là việc định giá tính ổn định, trật tự, hiệu quả công việc. Mục tiêu của
quản lý là tao ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện
2

công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất. Nhà
quản lý là những người rất khách quan, họ quan tâm làm thế nào để hoàn
thành công việc và, đốc thúc những người khác làm việc tốt hơn.

II. PHÂN BIỆT GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ


Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng còn quản lý là người thực thi ý tưởng.
Người lãnh đạo là người có nhiệm vụ đề xuất ý tưởng mới và đưa chúng vào
kế hoạch của tổ chức trong giai đoạn kế tiếp. Người lãnh đạo là người có tầm
nhìn cộng với sự tiến bộ trong cách tư duy để phát triển các chiến lược và
chiến thuật mới. Do vậy, họ cần phải có cái nhìn sâu rộng và luôn cập nhật các
xu hướng hay các nghiên cứu và kỹ năng mới nhất. Thay vào đó, người quản
lý là người thực hiện và giữ cho các kế hoạch đã được thiết lập hoạt động một
cách trơn tru đúng kế hoạch. Người quản lý phải luôn chú ý quan sát tới nhân
viên cấp dưới và duy trì sự kiểm soát thường xuyên nhằm đảm bảo sự hoạt
động của các bộ phận trong tổ chức. Do quản lý là người trực tiếp làm việc
với nhân viên nên họ am hiểu năng lực nhân viên của mình và biết rõ ai là
người phù hợp nhất với những nhiệm vụ cụ thể.
Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản lý dựa vào kiểm soát.
Lãnh đạo Quản lý
- Làm việc đúng: Chọn việc đúng để - Làm đúng việc, làm đúng việc đã chọn
làm - Quản lý công việc
- Lãnh đạo con người - Quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm
- Quan tâm đến niềm tin, giá trị và tầm vụ được giao hiện tại
nhìn tương lai - Hướng đến sự ổn định
- Hướng đến sự đổi mới - Dựa vào quyền lực cứng, quyền hành
- Dựa vào quyền lực mềm ( Năng lực, chính được bổ nhiệm
nhân cách….) - Thường lưu ý đến cá nhân trong thời
- Thường chú trọng đến tập thể và điểm hiện tại, giúp cho từng cá nhân
hướng tới tương lai. phát triển.
- Sử dụng tài năng của bản thân - Sử dụng tài năng, kinh nghiệm của
bản thân để dôn đốc mọi người.
3

Tóm lại, Nhà quản lý được bổ nhiệm họ có quyền lực hợp pháp, cho phép họ
quyền thưởng và trừng phạt. Khả năng ảnh hưởng của họ dựa trên quyền hành
chính thức vốn cố hữu ở vị trí họ đảm nhiệm. Ngược lại, người lãnh đạo có thể
được bổ nhiệm hoặc hiện ra trong nhóm. Người lãnh đạo có thể ảnh hưởng lên
người khác nhằm thực hiện ý tưởng ngoài quyền hành chính thức.
III. Quản lý mầm non là gì?
Quản lý giáo dục mầm non được định nghĩa chung là quản lý, điều hành và điều
chỉnh các hoạt động trong toàn trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng môi
trường giáo dục.
Nhà quản lý giáo dục về cơ bản được hiểu là những người chịu trách nhiệm thực
hiện thành công chương trình giáo dục; chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và
thực hiện chiến lược giáo dục và phát triển nguồn lực của tổ chức. Cán bộ quản lý
giáo dục làm việc trên cơ sở hợp tác với nhân viên, cán bộ, giảng viên, giáo viên và
các nhà quản lý khác ở các trường mầm non để hiện thực hóa các chương trình
giáo dục đã đặt ra. Quản lý mầm non bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:

Quản lý các hoạt động chung của nhà trường.

Quản lý điều phối chuyên môn và theo dõi hiệu suất hàng ngày của giáo viên mầm
non.

Báo cáo kết quả hoạt động của trường cho lãnh đạo giáo dục.

Phối hợp với giáo viên nghiên cứu và triển khai giáo án để việc giảng dạy đạt hiệu
quả cao hơn.

Tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh mầm non.

Trao đổi với cha mẹ việc chăm sóc, giáo dục trẻ, lựa chọn phương án giáo dục hợp
lý.

Xây dựng kế hoạch phát triển và nâng cao hình ảnh của nhà trường.

Các nhiệm vụ khác được giao bởi quản lý.

Quản lý mục tiêu giáo dục, chăm sóc trẻ.

Quản lý về phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ.


4

Quản lý nội dung giáo dục và chăm sóc học sinh.

Quản lý nhận thức, kiến thức, kỹ năng của học sinh về trẻ em.

Quản lý tốt đội ngũ giáo viên và nhân sự xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên của nhà trường.

Quản lý cơ sở vật chất trường học.

Quản lý tài chính trường học.

Quản lý kế hoạch nghỉ lễ, nghỉ phép trong năm.

Ban hành quy chế hoạt động nội bộ của nhà trường.

Quản lý sự phát triển sĩ số học sinh của nhà trường.

Quản lý kiểm định chất lượng học sinh.

Quản lý về thi đua khen thưởng cho giáo viên, học sinh.
Quản lý mầm non là gì?
1. Trách nhiệm của cán bộ quản lý trong trường mầm non
Cũng giống như bất kỳ chức năng quản lý nhân sự nào khác trong một doanh
nghiệp, tổ chức xã hội hay cộng đồng, quản lý nhân sự trong trường mầm non là
nhà quản lý con người, quản lý toàn bộ hệ thống nhân sự giáo viên của trường
mầm non.
Vai trò của quản lý mầm non thể hiện rõ ở việc giúp trường mầm non hoạt động
đồng bộ và ổn định, đảm bảo mọi người tuân theo nội quy, nề nếp và trách nhiệm
của nhà trường. Cụ thể:

Quản lý nhân sự giúp hiệu trưởng giám sát hoạt động giảng dạy, công tác của từng
giáo viên, giám sát bếp ăn, giặt là và các bộ phận khác trong trường phải nắm được
thông suốt quy trình hoạt động của trường.

Ngoài ra, ban quản lý nhân sự trường mầm non cũng trả lương xứng đáng cho từng
cá nhân dựa theo tình hình làm việc.

Mặt khác, công tác quản lý nhân sự mầm non còn đóng vai trò xây dựng, hoàn
thiện, bổ sung các chính sách phúc lợi, bảo hiểm xã hội và chế độ phụ cấp tương
5

ứng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia các hoạt động
trong nhà trường.

Một doanh nghiệp hay một trường mầm non muốn hoạt động hiệu quả và ngày
càng lớn mạnh thì trước hết phải có đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Bảo vệ được
quyền và lợi ích của mỗi giáo viên thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài cống hiến cho
nhà trường. Điều này đã góp phần nâng cao danh tiếng và giá trị hình ảnh của
trường mầm non.
Trách nhiệm của cán bộ quản lý trong trường mầm non
2. Vai trò của người quản lý trường mầm non
Tương ứng vai trò của cán bộ quản lý trong trường mầm non, những người này
cũng cần có trách nhiệm với chính công việc của mình. Cụ thể :

Đảm bảo hoạt động chính xác, minh bạch: Cụ thể, người quản lý nhân sự phải thực
hiện đúng nhiệm vụ của mình để đảm bảo sự công bằng giữa các giáo viên, không
để xảy ra tình trạng thiên vị, lợi ích nhóm.

Hỗ trợ hiệu trưởng giải quyết công tác nhân sự và xây dựng các chính sách nội bộ,
nội quy, quy chế phù hợp với thực tế hoạt động của nhà trường.

Kiểm tra chức năng của các bộ phận: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính
sách, quy định, kế hoạch nâng cao nguồn nhân lực hoặc phù hợp với văn hóa nhà
trường.

Chấm công và tính lương cho các bộ phận của trường: Trách nhiệm chính của quản
lý giáo dục mầm non là chấm công và trả lương cho giáo viên của nhà trường.
IV. Phương pháp quản lý giáo dục mầm non
Nắm vững các kỹ năng và phương pháp quản lý trường mầm non là điều cần thiết
để mang lại chất lượng giáo dục. Quản lý giáo dục nói chung, đặc biệt là quản lý
mầm non có chức năng, nhiệm vụ và phương thức hành động khác nhau. Các
phương pháp quản lý giáo dục mầm non bao gồm: phương pháp tổ chức – hành
chính; phương pháp tâm lý xã hội và phương pháp kinh tế.
Người quản lý có thể sử dụng cùng lúc một hoặc nhiều phương pháp quản lý mầm
non để đạt hiệu quả tốt nhất. Điểm nổi bật của phương pháp quản lý được áp dụng
tốt là năng suất, chất lượng, hiệu quả chăm sóc, giáo dục và môi trường xã hội lành
mạnh.
Phương pháp quản lý giáo dục mầm non
6

1. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý trường mầm non


Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp 4.0, cán bộ quản lý trường mầm non cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản
sau:

Cán bộ quản lý phải có bản lĩnh chính trị và luôn kiên định với đường lối, nguyên
tắc, chính sách của đảng và nhà nước. Biết kế thừa và phát huy truyền thống thông
minh, hiếu học; luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Xây dựng chiến lược và chính sách giáo dục cần có tầm nhìn: Các nhà quản lý giáo
dục cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ để xác định thực trạng, vai trò, tầm nhìn
và sứ mệnh của cơ sở giáo dục. Giáo dục và cơ sở giáo dục, từ đó xây dựng chiến
lược, chính sách giáo dục và cơ sở giáo dục có thể phát triển.

Phải có năng lực quản lý nguồn nhân lực giáo dục. Cần thay đổi nhận thức về vai
trò, nội dung của nguồn nhân lực giáo dục và chính sách phát triển, quản lý cơ sở
giáo dục.

Phải có năng lực chuyên biệt về: Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề và
các tình huống trong quản lý giáo dục mầm non, xác định thách thức, cơ hội, đe
dọa, đề xuất giải pháp khai thác cơ hội và tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn
đề này, giải quyết các vấn đề quan trọng hoặc gây rối của hệ thống hoặc tổ chức;
xác định hệ đúng phương hướng phát triển hệ thống hoặc tổ chức.

Phải sở hữu các kỹ năng lãnh đạo ưu việt, áp dụng các phương pháp chuyển đổi để
đáp ứng vai trò và trách nhiệm ngày càng mở rộng của các nhà lãnh đạo trường
học, đồng thời theo kịp các mục tiêu đổi mới của trường.

Có khả năng phát triển nhà trường lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện để
người học luôn phấn đấu cao nhất và đổi mới đến cùng. Cần có một tầm nhìn toàn
diện, có hệ thống để đảm bảo rằng kế hoạch chuyển đổi của trường phù hợp với
các mục tiêu phát triển quốc gia ở cấp độ cao hơn.

Phải có khả năng liên kết tầm nhìn quốc gia với nhà trường và quá trình thay đổi.
Nền tảng xã hội hiện nay là mọi thứ đều được kết nối với Internet và bất kỳ sự vật,
hiện tượng hay con người nào cũng có thể dễ dàng kết nối và liên quan đến nhau.
7

Cần có các kỹ năng điều hành và giải quyết công việc khác nhau như: tự tổ chức
công việc, phương pháp, quy trình, tiến trình công việc hàng ngày, kết hợp công
việc trước mắt với công việc lâu dài;
Yêu cầu đối với cán bộ quản lý trường mầm non
2. Các kỹ năng quản lý trường mầm non
Quản lý giáo dục mầm non đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau để có thể ứng phó và
sẵn sàng đối phó với các tình huống khẩn cấp trong hoạt động của trẻ. Hãy cùng
tham khảo những bí quyết giúp các nhà lãnh đạo làm tốt công việc của mình ở
trường mầm non:

Đảm bảo môi trường mầm non sạch sẽ, sáng sủa: Người quản lý phải có trách
nhiệm duy trì môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và an toàn cho trẻ. Thường
xuyên theo dõi, quan sát quá trình học tập, vui chơi của trẻ, thậm chí liệt kê và loại
bỏ những nguy cơ tiềm ẩn, những vấn đề mất an toàn, giúp hạn chế tối đa những
rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Không mang những vấn đề cá nhân đến trường: Hãy học cách đặt những vấn đề cá
nhân sang một bên và bắt đầu ngày mới một cách thân thiện. Niềm vui của bạn sẽ
khiến cha mẹ yên tâm và tin tưởng rằng bạn sẽ chăm sóc con cái của họ từ khi
chúng đến trường cho đến khi chúng được cha mẹ đón về.

Tôn trọng cá tính của trẻ: Cũng giống như bất kỳ giáo viên nào khác, bạn cần lưu ý
rằng mỗi đứa trẻ có khả năng và cách tiếp thu bài học cũng như kỹ năng sống khác
nhau. Người quản lý phải luôn linh hoạt, hiểu tâm lý trẻ, giáo dục trẻ theo cách trẻ
dễ tiếp nhận thì mới đạt hiệu quả cao.

Không ngừng học hỏi: Các nhà quản lý cầu nối trau dồi kỹ năng quản lý của họ
bằng cách kết nối và học hỏi các kỹ năng của nhà quản lý giáo dục mầm non nổi
tiếng. Hiểu tính cách, sở thích của trẻ mầm non, biết cách dạy và yêu thương trẻ.
Tham gia các khóa đào tạo quản lý mầm non để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ và
quản lý phục vụ tốt hơn.

Xây dựng mối quan hệ tin cậy với những người xung quanh: Một trường mầm non
có chương trình giáo dục tốt và môi trường giáo dục an toàn là điều mà cha mẹ
mong muốn nhất khi chọn trường mầm non cho con. Vì vậy, cần quan tâm đến ý
kiến phản hồi của cộng đồng địa phương về xây dựng chương trình, chất lượng
giáo viên… Trên cơ sở đó xây dựng tiêu chuẩn quản lý trường mầm non và xây
dựng kế hoạch thực hiện.
8

BÀI THU HOẠCH


MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ BẬC MẦM NON
Câu hỏi:
1/ Học viên trình bày các kỹ năng quản lý trường Mầm non ? Cho ví dụ
2/ Phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo ? Liên hệ thực tế tại đơn vị.

You might also like