Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1. Tổng quan về môi trường.

1.1. Khái niệm chung.

a) Khái niệm môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế,
XH, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.” (Quốc hội VN, 2020)

b) Thành phần môi trường: thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi
trường gồm nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.

c) Tiêu chuẩn môi trường: là quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đối
tượng này.

d) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc
áp dụng để bảo vệ môi trường.

e) Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật.

f) Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. VD: đánh bắt thuỷ hải sản quá mức làm
suy giảm đa dạng sinh học, tuyệt chủng một số loài.

g) Sự cố môi trường: là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đổi tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. VD: bão lũ, sóng
thần, động đất, băng tan, đắm tàu chở dầu, vụ nổ hạt nhân,…
1.2. Cấu trúc môi trường.

- Phân hệ sinh thái tự nhiên: các thành phần của tự nhiên và mối liên hệ giữa chúng. 🡪
Tạo ra các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nơi cư trú và nơi chứa đựng chất thải.

- Phân hệ xã hội: dân cư, nguồn lao động,… 🡪 Tạo ra các chủ thể tác động lên phân hệ tự
nhiên.

- Phân hệ các điều kiện: các hoạt động kinh tế 🡪 Tạo ra phương thức, các kiểu loại, mức
độ tác động lên phân hệ sinh thái tự nhiên và phân hệ xã hội nhân văn.

1.3. Phân loại môi trường.

a) Theo chức năng (phù hợp với sự tuyên truyền bảo vệ môi trường).

- Môi trường tự nhiên: địa hình, địa chất, khí hậu,…

- Môi trường xã hội: quan hệ xã hội (giám đốc – nhân viên).

- Môi trường nhân tạo: đối tượng lao động do con người tạo ra (nhà ở, công trình kiến
trúc).

🡪 Có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường tự nhiên là nền tảng và ảnh hưởng trực
tiếp đến con người.

b) Theo sự sống:

- Môi trường vật lí: thành phần vô sinh (thạch quyển, khí quyển).

- Môi trường sinh học: thành phần hữu sinh (quần thể sinh vật, thực vật, con người, sinh
vật).

c) Theo thành phần tự nhiên:

- Môi trường đất.

- Môi trường nước.

- Môi trường không khí.

d) Theo vị trí địa lí:

- Môi trường ven biển.


- Môi trường đồng bằng.

- Môi trường đồi núi.

e) Theo khu vực dân cư sinh sống:

- Môi trường nông thôn.

- Môi trường thành thị.

1.4. Chức năng của môi trường. (nêu ví dụ từng cái).

1. Là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.

2. Cung cấp các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

3. Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất.

4. Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật.

5. Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

2. Tổng quan về tài nguyên.

2.1. Khái niệm tài nguyên.

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng tạo ra
của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới.

2.2. Phân loại tài nguyên.

a)Tài nguyên thiên nhiên:

- Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, nước, khoáng sản.

- Theo công dụng kinh tế: Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,…

-Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng: tài nguyên có thể bị hao kiệt và
không thể bị hao kiệt.

b) Tài nguyên nhân tạo: do con người tạo ra (chế độ xã hội, tập quán, tín
ngưỡng,…)
*Trong khoa học môi trường: chia làm 3 loại:

+ Tài nguyên vĩnh cửu: năng lượng gió, thuỷ triều, MT.

+ Tài nguyên không tái tạo: nhiên liệu hóa thạch, khoáng sản, kim loại,…

+ Tài nguyên tái tạo: không khí, nước, đất, sinh vật.

3. Tổng quan về phát triển.

3.1. Khái niệm phát triển.

- Phát triển: là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho con người.
🡪 Nó sẽ phát triển chủ yếu dựa vào tăng trưởng kinh tế 🡪 phát triển không bền vững.

- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

- Phát triển bền vững đòi hỏi:

+ Về kinh tế: phải tự trang trải được nhu cầu hợp lý với chi phí không vượt quá thu nhập.

+ Về xã hội: phải thỏa mãn hợp lý các nhu cầu tinh thần, vật chất, văn hóa, bảo vệ tính đa
dạng văn hóa.

+ Về môi trường: đảm bảo duy trì sự ổn định lâu dài của hệ sinh thái.

3.2. Các chỉ số phát triển.

a) Tổng SP quốc nội (GDP): là tổng giá trị SP hàng hóa và DV tiêu dùng cuối cùng mà
một nền KT tạo ra bên trong 1 QG, không phân biệt do người trong nó hay người
nước ngoài làm ra ở 1 thời kỳ nhất định, thường là 1 năm VN. Dùng để SS mức độ
thu nhập của cư dân giữa các vùng lãnh thổ, giữa các QG.

GDP = Lợi nhuận (DN nước ngoài) + lợi nhuận (DN trong nước)

Hạn chế của chỉ số GDP:

- Cho biết sự phát triển KT nhưng không đánh giá chính xác về mức.

- Không tính đến KT phi tiền tệ (SXHH tại gia đình, CV tình nguyện)
- Không tính đến sự PTBV (khi khai thác quá mức tài nguyên, ÔNMT).

=> Dù còn nhiều hạn chế, chưa có một công cụ đo lường hiện tại nào có
thể thay thế hoàn hảo cho GDP. Vì thế thay vì tiếp tục tranh luận về GDP và
đòi hỏi thay đổi bằng 1 khuôn khổ mới - phức tạp và cần sự thay đổi hoàn toàn
hệ thống và dữ liệu hiện tại, các nhà thống kê nên tìm cách cải thiện DL của
GDP.

b) Chỉ số tiến bộ đích thực (GPI)

c) Chỉ số phát triển con người (HDI)

Ý nghĩa: Phản ánh CLCS của dân cư trong mọi QG.

HDI được tính trên 3 chỉ thị:

- GDP tính theo đầu người => Kinh tế.

- Tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học => GD.

- Tuổi thọ trung bình => Y tế.

HDI được đánh giá trên thang điểm từ 0-1:

- HDI < 0,500 => thấp, chậm PT

- HDI từ 0,501 đến 0,799 => trung bình

- HDI > 0,800 => cao, PT cao

d) Chỉ số nghèo tổng hợp (HPI)

Phản ánh thông qua:


3.3. Một số mô hình KT.

*Mô hình truyền thống (phát triển thiếu bền vững):

- Là mô hình phát triển KT-XH nhằm cổ vũ cho một xã hội tiêu thụ, nổi bật là các hđ kinh
doanh.

- Đặc điểm:

+ Tăng GDP gần như là mục tiêu duy nhất.

+ Phát triển kinh tế không chú ý đến bảo vệ môi trường, gây suy thoái tài nguyên, môi
trường.

+ Không tính chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm, không giải quyết tận gốc đói
nghèo.

- Mô hình PT một chiều biến tài nguyên thành chất thải:

*Mô hình phát triển bền vững:

- Mô hình mong đợi (kỳ vọng) của các quốc gia.

- Phát triển dựa trên cân bằng giữa mục tiêu KT-XH-MT trong hiện tại và tương lai.

- Quốc gia tiêu biểu: Na Uy, Phần Lan.


LHQ (2002) Mô hình PTBV của WB

3.4. MQH giữa MT và PT.

CHƯƠNG 2: DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Các cơ cấu dân số của dân số học.

- Theo giới tính, tuổi, trình độ học vấn, khu vực kinh tế, tôn giáo, dân tộc.

+ Theo giới tính: là sự tương quan giữa giới nam so với nữ hoặc so với tổng số dân (%).
● ĐĐ cơ cấu DS theo giới:
- Biến động theo thời gian.
- Khác nhau ở từng nước và từng khu vực.
- Nước phát triển: nữ > nam
- Nước đang PT: nữ < nam
● Cấu trúc theo giới tính ở VN:
- 49,8% nam (2019).
- Hiện nay: VN đang mất cân = giới tính do định kiến trọng nam khinh
nữ.
Tnn: Tỷ số giới tính

Dnam: DS nam

Dtb: Tổng số dân

+ Theo tuổi: là tập hợp những người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

● Cơ cấu các nhóm tuổi (TG)


- Dưới tuổi LĐ: 0 -
- Trong tuổi LĐ: 15 - 64t
- Trên tuổi LĐ: ≥ 65t
● Ở VN, cơ cấu DS trẻ, DS đang già: 0-LĐ giảm, 15 - 59t tăng, ≥ 60t tăng
● Cơ cấu DS vàng
- Biểu hiện:
+ Số người phụ thuộc: < 50%
+ Số người trong độ tuổi LĐ: > 60% DS (hoặc cứ 2 người LĐ
nuôi 1 người 2 LĐ)
+ TG kéo dài cơ cấu DS vàng khoảng 30 - 40 năm
+ Cơ cấu DS vàng chỉ xảy ra 1 lần duy nhất cho 1 QG, lãnh thổ
+ “VN hiện nay đã qua gđ DS vàng, TG kéo dài trong 15 - 20
năm)
● Tiêu chí xđ già hóa DS
- Người trên 65t ≥ 7% DS
- Người trên 60t ≥ 10% DS

+ Theo tôn giáo

+ Theo dân tộc


+ Theo khu vực kinh tế:

- khu vực I: NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP (giảm nhưng còn cao)
- khu vực II: CÔNG NGHIỆP-XÂY DỰNG (tăng)
- khu vực III: DỊCH VỤ (tăng)
● Biến động tự nhiên: MQH giữa tỉ lệ sinh - tử
● Biến động cơ học: MQH giữa xuất cư - nhập cư
● Phân bố dân cư ở VN (2004):
+ ĐB: Mật độ DS cao (ĐBSH, ĐBSCL)
+ Miền núi: thưa thớt (Tây Bắc, Tây Nguyên)

2. Sự gia tăng dân số thế giới.

- Thời gian DS tăng thêm 1 tỷ người và thời gian DS tăng gấp đôi rút
ngắn lại.
- Gia tăng dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:
+ Chiếm 80% dân số thế giới.
+ Chiếm 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới.

=> Gia tăng DS chịu ảnh hưởng lớn của tỷ trọng DS trong độ tuổi sinh sản.

- Hiện nay, tỷ lệ gia tăng DS ở VN đang giảm.

3. Gia tăng dân số và các vấn đề về tài nguyên môi trường.

3.1. Công thức thể hiện tác động của gia tăng dân số đến mt.

Trong đó:

+ I (intensity): Mức độ tác động đến mt.

+ P (population): Dân số

+ C (consumption): Số đơn vị tài nguyên, năng lượng mỗi người tiêu thụ.
+ E (effects): Mức độ suy thoái và ô nhiễm mt do tiêu thụ một đơn vị tài nguyên, năng
lượng.

Để kiểm soát / giảm áp lực lên MT ở các QG đang PT cần kiểm soát yếu tố P (Dân
số). Vì:

- Con người là chủ thể tác động trực tiếp, gián tiếp lên yếu tố khác.

- Dân số (P) tăng 🡪 ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ tài nguyên (C) 🡪 làm gia tăng
mức độ suy thoái và ô nhiễm mt (E).

VD: Sau 20 năm, DS của một nước tăng gấp 1,2 lần, mức tiêu thụ tài nguyên đầu người
tăng 1,5 lần; tác động MT khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần. Tính mức độ tác động
đến MT của sự gia tăng DS.

Mức độ tác động đến MT của sự gia tăng DS tăng lên 3,6 lần:

Vì: I= 1,2P x 1,5C x 2E = 3,6.

3.2. Các tác động của sự gia tăng dân số đến tài nguyên, MT.

1. Sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường 🡪 giảm mức tiêu thụ nguồn tài
nguyên tái tạo trên đầu người (khai thác cát trái phép).

2. Tạo các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tái tạo của môi trường tự nhiên _ trong
các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

3. Sự đói nghèo ở các nước đang phát triển và sự tiêu thụ dư thừa tài nguyên ở các nước
phát triển 🡪 tình trạng di dân (nước Mỹ chiếm 4,7% dân số thế giới nhưng tiêu thụ 25%
nguồn tài nguyên thế giới 🡪 thải ra 25-30% chất thải).

4. Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, siêu đô thị. (TPHCM)

Hậu quả khu đô thị tự phát:

- Sự di dân ở độ tuổi người lao động khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt
nguồn nhân lực để phát triển. Tỉ lệ dân tốt nghiệp Trung học phổ thông trong vùng
còn 11,3% và tỉ lệ dân có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn 9,7% (thấp nhất nước).

- Nông thôn mất đi một phần nhân lực.


- Thành phố: Sức ép dân số làm tác động lên:

● Chất lượng CS:

+ Cung cấp lương thực, TP.

+ Phát triển VH, y tế, GD.

+ GDP bình quân theo đầu người.

● Tài nguyên MT:

+ Sự khai thác quá mức TN.

+ Hiện trạng ÔNMT.

+ Vấn đề không gian cư trú.

● Phát triển KT:

+ Tốc độ tăng trưởng KT.

+ Bố trí cơ cấu KT (ngành và lãnh thổ).

+ Tổng thu nhập nền KT quốc dân.

3.3. Mối qua hệ giữa dân số, tài nguyên và mt.

a) Gia tăng dân số và khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến mt:

- Đất: suy giảm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, gia tăng ô nhiễm, suy thoái đất.

- Nước: sụt giảm nước ngầm, ô nhiễm nước, giảm diện tích bề mặt, thay đổi chế độ thuỷ
văn dòng chảy sông.

- Rừng: thu hẹp S rừng, suy giảm chất lượng rừng, mất CB hệ sinh thái.

- Khí quyển: gia tăng ô nhiễm không khí, gây hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozon.

- Khoáng sản: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm mt.

b) Ảnh hưởng của tài nguyên, mt đến dân số.

- Mức sinh.
- Mức chết.

- Sự di dân.

- Chất lượng dân số.

CHƯƠNG 3: TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Tài nguyên rừng

1.1 Vai trò phân loại rừng

a) Vai trò của rừng


- Duy trì sự đa dạng SH (rừng là MT sống của nhiều loài đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới).
- Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho công nghiệp và các ngành KT.
- Lưu trữ nguồn gen quý và cung cấp thông tin cho con người.
- Cân bằng hệ sinh thái.
● Mở rộng:
- Khí hậu: Góp phần điều hòa khí hậu. Rừng là “lá phổi xanh” hấp thụ CO2 và tái sinh
O2.
- Nước (mặt ngầm): Điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt (rừng giữ lại 25% tổng lượng
nước mưa, hạn chế dòng chảy mặt khoảng 3-4 lần).
- Đất:
+ Cung cấp chất hữu cơ cho đất
+ Động vật (sống trong đất) đào, xới làm đất tơi xốp
+ Thực vật hạn chế xói mòn, tăng độ phì nhiêu
+ Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn
b) Phân loại rừng (căn cứ vào vai trò)
- Rừng đặc dụng: SD cho các mục đích bảo tồn hệ sinh thái, sự đa dạng SH, NCKH,
du lịch.
VD: Vườn QG Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (ĐNai, LĐ, Bình Phước),
VQG Tràm Chim
- Rừng phòng hộ: SD chủ yếu để điều hòa KH, BV nguồn nước, BV đất (chống xói
mòn), thiên tai
VD: Rừng phòng hộ ven biển Quảng Ngãi, rừng phi lao (Thanh Hóa)
- Rừng SX: SD để SX, KD (gỗ, củi, vật nuôi) và kết hợp phòng hộ, BV hệ sinh thái.
VD: Rừng cao su Phú Giềng (BP), rừng keo tại Cà Mau, rừng mắm ở Nam Bộ

1.2 Tài nguyên rừng trên thế giới

- Diện tích rừng ngày càng suy giảm:


+ Đầu TK 20: 6 tỷ ha
+ Năm 2015: 3,9 tỷ ha (30,6%)
=> Rừng bao phủ chiếm 32% diện tích đất liền của TĐ.
- Nguyên nhân thu hẹp DT rừng:
+ Khai thác gỗ và các SP từ rừng.
+ Khai thác mỏ, XD đập thủy điện.
+ SX nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,...)
+ Cháy rừng
+ Đô thị hóa
+ Khác (mưa axit, mực nước biển dâng…)

1.3 Tài nguyên rừng ở VN

- DT rừng đang dần phục hồi (rừng trồng tăng từ 0 (1945) => 4,3 triệu ha
(2010).
- Nguyên nhân sụt giảm DT và suy thoái rừng VN:
+ Tập quán SX (du canh du cư)
+ Chuyển đất rừng => đất SX nông nghiệp, CN
+ Khai thác vượt khỏi khả năng phục hồi tự nhiên của rừng
+ Kỹ thuật khai thác tai hại gây lãng phí TN rừng
+ Cháy rừng
+ NN khác
2. Đa dạng sinh học
- Theo Công ước Đa dạng SH 1992: Đa dạng SH là sự đa dạng và phong phú của sinh
vật từ mọi nguồn trên TG, bao gồm đa dạng trong loài gen và đa dạng hệ sinh thái.
=> Sự phân bố không đồng đều
- Rạn San hô - nơi có năng suất SH tương đương rừng rậm nhiệt đới:
+ Đa dạng loài lớn nhất ở vùng nhiệt đới, các rạn san hô nhiệt đới
+ ĐK phát triển:
● Vùng biển có độ muối cao ≥ 35%
● Độ ấm nước biển ≥ 20,5 độ
● Nước sạch, độ chiếu sáng đầy đủ
+ ĐĐ phát triển: Mỗi năm phát triển 2-3cm
- Sự đa dạng SH: tổng các loài liên quan đến rạn san hô ước khoảng 125.000 loài
- Ở VN, 80% năng suất nguồn lợi biển liên quan đến rạn San hô.
+ Trong vòng 30 năm trở lại đây, khoảng 30% DT các rạn san hô ở Đảo Cát Bà
(HP) đã bị mất đi do các tác động của tự nhiên và con người (2012)
- VD: Rạn San hô Great Barrier (Bờ Đá lớn) - hệ thống rạn San hô lớn nhất TG (trải dài
2300km)
+ 2900 rạn san hô riêng rẽ
+ 400 loài san hô
+ Hơn 1300 loài cá
+ MT kiếm ăn cho 215 loài chim
=> HT nóng lên của các đại dương khiến tăng quá trình tẩy trắng san hô.

2.1. Đa dạng SH trên TG: Suy giảm đa dạng SH

- Số loài ĐV có vú bị đe dọa nhất trên TG (2015)


- Top 5 loài ĐV có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất TG
+ Báo Amur
+ Khỉ đột
+ Đồi mồi
+ Đười ươi Borneo
+ Voi Sumatra

2.2. Đa dạng SH ở VN

- Sự đa dạng về số loài:
+ 11.458 loài ĐV
+ Hơn 21.000 loài TV
+ Khoảng 3.000 loài VSV
- Sự suy giảm đa dạng SH: Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao ở VN
+ Voi
+ Hổ
+ Voọc mũi hếch
+ Rắn cạp nong
+ Rắn hổ mang chúa
- Hậu quả suy giảm đa dạng SH
+ Mất nguồn cung cấp thông tin, dược liệu, lương thực, TP.
+ Mất cân bằng sinh thái.
- Nguyên nhân sự suy giảm
● Gián tiếp
+ DS tăng nhanh => Gia tăng nhu cầu tài nguyên .
+ Nghèo đói.
+ Ý thức bảo tồn.
+ Sự di dân và tập quán du canh du cư
+ Chính sách quản lý (chính sách thúc đẩy SX, nông nghiệp, BV rừng)
● Trực tiếp
+ Sự biến mất của MTTN
+ ÔNMT (đầm lầy, cửa sông, biển)
+ Biến đổi khí hậu
+ Khai thác quá mức
+ Xâm nhập SV lạ (loài ngoại lai)

CHƯƠNG 4: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MT ĐẤT

1. Tài nguyên đất


a. Khái niệm: Đất là một hợp phần tự nhiên đc hình thành dưới tác động tổng
hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, khí hậu, SV, địa hình và TG.
- TN đất trên TG đang bị suy thoái: nhiễm mặn, nhiễm phèn, xói mòn, bạc màu,
ô nhiễm hóa chất.
b. Các yếu tố hình thành (5 yếu tố)
● Đá mẹ
- Cung cấp chất vô cơ (TP khoáng) cho đất
- Ảnh hưởng đến màu sắc, t/c của đất
- Đất hình thành trên đá granit: màu xám, nhiều cát, nghèo dinh dưỡng
- Đất hình thành trên đá bazan hoặc đá vôi: màu nâu đỏ vàng, giàu dinh dưỡng
● Khí hậu
- Nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến
- Sự phong hóa đá mẹ => thành đất (phong hóa lý học và hóa học)
- Sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong đất
- Sự phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất của VSV
● Sinh vật
- SV cung cấp chất hữu cơ cho đất
- Ngoài ra:
+ Động vật (sống trong đất) => làm đất tơi, xốp
+ Thực vật => hạn chế quá trình xói mòn, tăng độ phì (VD: cây họ dầu)
+ VSV => phân giải xát SV => tạo mùn
Con người tác động tích cực (góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất) và
tiêu cực (gây thoái hóa, ô nhiễm đất)
● Địa hình
- Núi cao: hình thành đất chậm (do nhiệt độ thấp, quá trình phân hủy đá diễn ra
chậm)
- Địa hình thấp: tầng đất thường dày (do quá trình bồi tụ)
- Địa hình dốc: tầng đất thường mỏng (do đất dễ bị xói mòn)
● Thời gian
- Ảnh hưởng đến quá trình biến đá gốc thành đất
- TG càng dài, tầng đất có xu hướng càng dày
c. Cấu tạo của đất
- TP vô cơ (chất khoáng): chiếm 45%
- TP hữu cơ: các chất mùn hữu cơ (5%)
- Khác: không khí (25%) và nước (25%)
1.2. Tài nguyên đất trên TG
- Tổng DT (đất lục địa): 13.400tr ha
● Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất
- Biến đổi khí hậu => khô hạn
- Trồng đội canh => thay đổi kết cấu đất, mất chất hữu cơ
- Phá rừng => mất lớp phủ TV
- SD nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV => thay đổi t/c lý hóa của đất
VD: Trồng đội canh cây bạch đàn
- Lá rụng => khó phân hủy để tạo mùn cho đất
- Sinh trưởng rất nhanh => hút cạn chất dd trong đất
- Tầng cây 1 tán => dễ xói mòn, rửa trôi đất
1.3. TN đất ở VN
- Tổng S đất TN: khoảng 33tr ha (xếp thứ 58/200 quốc gia). Trong đó, đất nông
nghiệp chiếm 82,4%.
- Đất ngày càng thoái hóa.
=> Các hình thức thoái hóa
+ Xói mòn, rửa trôi
+ Nhiễm mặn, nhiễm phèn (khoảng 3tr ha, tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL)
+ Ô nhiễm đất (gây thoái hóa đất)

Độ dốc Cường độ xói mòn

<3 ° Xói mòn yếu

3-5 ° Trung bình

5-7 ° Mạnh

7 - 10 ° Rất mạnh

+ Tự nhiên: hạn hán, mưa lũ, cát bay, mực nước biển dâng
+ KT - XH:
● Sức ép DS => Khai thác quá mức TN đất
● Phương thức canh tác (đội canh, thâm canh)
● Chất thải và hóa chất
● Công tác quy hoạch
2. ÔNMT đất
2.1. Nguồn gây ô nhiễm
- Từ sinh hoạt: ô nhiễm do chất thải SH (nước thải, rác thải
- Từ SX nông nghiệp: dư lượng thuốc BVTV, phân bón thuốc trừ sâu, diệt cỏ;
bón phân hữu cơ chưa qua xử lý ký sinh trùng, vi khuẩn
- Từ SX công nghiệp:
+ Ô nhiễm nhiệt: chủ yếu từ quá trình SXCN (nước nóng, nước thải)
+ Nguồn ô nhiễm do phóng xạ: phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên
cứu => đi vào đất => đi vào cây trồng => đi vào CN
- Từ nguồn khác
2.2. Hiện trạng ÔNMT đất
2.3. BP chống ÔNMT đất
- Cần có các tiêu chuẩn chất lượng MT đất
- Hạn chế tối đa việc SP phân hóa học, thuốc trừ, thuốc diệt cỏ
- Quy hoạch SD đất hợp lý (VD: quy hoạch bãi rác thải để chôn vùi các chất
thải rắn ở đô thị và khu CN)
3. Chiến lược BV đất cho CS bền vững
- BV những vùng đất tốt nhất cho nông nghiệp (cần thiết phải dành cho NN
những vùng đất đai phù hợp với việc trồng trọt)
- Giảm nhẹ tác động của việc trồng trọt lên đất đã bạc màu
- Khuyến khích những phương thức SX kết hợp với chăn nuôi
- Hạn chế SP hóa chất trong NN (ban hành QĐSD hóa chất, đánh thuế vào hóa
chất NN…

CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MT NƯỚC

- Nước là cội nguồn của sự sống, ở đâu có nước thì ở đó có sự sống.


- Nước là một vũ khí lợi hại và là khởi nguồn của nhiều xung đột.
- Nước là tài nguyên có thể “xuất khẩu”.
1. Đặc điểm chung
a. Chu trình vận động

Vòng đời của nước mô tả sự tồn tại và lưu chuyển của nước trên, trong và bên trên Trái đất.
Nước của Trái đất luôn lưu chuyển và luôn thay đổi trạng thái, từ lỏng thành hơi rồi thành
băng và quay trở lại. Vòng đời của nước vận hành suốt hàng tỉ năm và toàn bộ sự sống trên
Trái đất tùy thuộc vào nó tiếp tục vận hành1. Mặt trời là nguồn năng lượng chính để kích hoạt
chu trình này. Dưới đây là một số giai đoạn quan trọng trong vòng đời của nước:

1. Bốc hơi: Mặt trời làm nước từ các đại dương bay hơi thành hơi nước. Phần hơi nước
vô hình này bay vào khí quyển, nơi không khí lạnh hơn. Hơi nước tụ lại thành các
đám mây.
2. Ngưng tụ và giáng thủy: Hơi nước trong khí quyển ngưng tụ thành đám mây. Những
đám mây này sau đó rơi xuống dưới dạng mưa, tuyết hoặc sương mù.
3. Dòng chảy mặt: Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và trở thành dòng chảy mặt,
chảy vào sông, hồ, suối và biển.
4. Thấm và nước ngầm: Một phần nước thấm vào lòng đất và trở thành nước ngầm.
Nước ngầm có thể chảy ra thành các suối nước ngọt hoặc được tích lũy trong các hồ
nước ngọt.
5. Trở lại đại dương: Cuối cùng, nước ngầm hoặc dòng chảy mặt trở lại đại dương,
hoàn thành chu trình vận động của nước.

Vòng đời của nước không có điểm bắt đầu cụ thể, nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại
dương, nơi mặt trời làm nóng nước và kích hoạt chu trình này23. Nó là một quá trình thiết yếu
cho sự tồn tại và phát triển của cuộc sống trên hành tinh của chúng ta.

Con người tác động mạnh nhất vào lượng nước trên bề mặt và nước ngầm.

b. Đặc điểm nguồn nước

● Nước mưa:
- Tương đối sạch
- Phân bố không đều trên TG
- Có thể SD chủ yếu: hải đảo, các vùng bị nhiễm phèn, mặn,...
- Sự phân bố lượng mưa trên TG:
+ Theo vĩ độ: ít mưa ở 2 cực, mưa nhiều ở rừng ôn đới và mưa nhiều nhất gần

+ Theo lục địa - đại dương (kinh độ): gần biển => mưa nhiều
● Nước mặt: bao gồm
- Nước có mặt thoáng tiếp xúc với không khí
- Nước ngầm tầng nông

=> Chất lượng nguồn nước bị thay đổi tùy theo mưa

● Nước ngầm: tồn tại trong


- Các khoảng trống dưới đất
- Các khe nứt
- Thấm trong các lớp đất

1.1. Tài nguyên nước trên TG


- Nguồn nước (mặt và ngầm) đang bị khai thác quá mức
- Một số vấn đề đặt ra:
● Thiếu nước SH xảy ra trên khu vực rộng lớn (Trung Đông, Châu Phi)
+ Hằng năm, có khoảng 25.000 người chết vì thiếu nước và các bệnh liên quan
đến nước
+ Đến năm 2025, tình trạng thiếu nước có thể ảnh hưởng tới gần 2 tỷ người trên
TG
+ Trong thế kỷ 21, Ấn Độ là quốc gia có nguy cơ nhiều nhất bởi thiếu nước
+ Với số dân hơn 1 tỷ người, trong vòng 20 năm qua, 21 triệu chiếc giếng đã đc
khoan
+ Phía Tây Ấn Độ, ⅓ giếng nước bị bỏ hoang vì nước ngầm đã cạn
+ Nước ngầm giảm, người dân đào bể chứa nước nhân tạo mong hứng nước vào
mùa mưa
● Thiếu nước trong ngành trồng trọt => giảm sản lượng và năng suất => thiếu lương
thực => nạn đói
+ Nước cho SX nông nghiệp chiếm đến 70% lượng nước tiêu thụ cả nhân loại
+ TH của Israel: Từ vùng hoang mạc, Israel đã trở thành đất nước công nghệ
cao. Sông Jordan hùng vĩ nay chỉ còn dòng chảy nhỏ. Biển Chết lấy nước từ
sông Jordan. Mỗi năm mực nước cạn đi hơn 1m.
=> NN ở Israel khó bền vững nếu thiếu nguồn nước tưới
● Ô nhiễm nguồn nước
+ Trên toàn cầu, chỉ khoảng 10% nước thải được thu gom và xử lý.
+ Hằng năm, ngành công nghiệp tổng hợp trên 400tr tấn hóa chất và thải vào
MT nước
+ Trong báo cáo Công bố 20/8/2019, Ngân hàng TG - lượng nước kém có thể
tiêu tốn tới ⅓ tăng trưởng KT tiềm năng ở các khu vực bị ảnh hưởng nhất
● Tác động MT của các đập thủy lợi, thủy điện
- Thay đổi MT tự nhiên:
+ Gây động đất
+ Thay đổi dòng chảy và các chế độ thủy văn
+ ÔNMT (do TV trong lòng hồ bị ngập nước)
+ Xói mòn đất (do phá rừng)
+ Bồi lắng đất
+ Suy giảm lượng phù sa ở hạ nguồn
+ Suy giảm DT rừng
+ Biến đổi hệ ST cửa sông (do thay đổi ranh giới nước mặn)
● Tác động MT của dự án lọc nước biển
- Trên TG hiện nay có khoảng 16.000 nhà máy khử muối trong nước biển thành
nước ngọt
- Lượng hóa chất gây ÔN cao hơn 50% so với dự tính ban đầu
- Tỷ trọng muối cao và lượng oxy hòa tan giảm
1.2. Tài nguyên nước ở VN
- Nguồn cấp nước, tiềm năng:
+ Nước mưa: khoảng 2000mm/năm (gấp 2,6 lượng mưa TB của vùng lục
địa trên TG)
+ Nước mặt: khoảng 853 km3 (tổng lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh
thổ VN chiếm 37% tổng lượng dòng chảy)
+ Nước ngầm: trữ lượng tiềm năng khoảng 60 tỷ m3 / năm (trữ lượng
khai thác khoảng 5%)
+ TG: lượng nước chảy cả năm tập trung vào 3-4
- Sử dụng nước tháng mùa lũ (tháng 7-9):
+ Mới SD khoảng 20-30% tổng trữ lượng
+ Việc SD gặp nhiều KK (do nguồn nước phân phối không đều trong
năm và trên toàn lãnh thổ)
+ Còn lãng phí trong SD
- Các VĐ môi trường liên quan:
+ Tình trạng thiếu nước mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa (NN chính: phá
rừng đầu nguồn)
+ Sự ÔN nước mặt (NN chính: do nước thải, chất thải rắn chưa được thu
gom, xử lý thích hợp)
+ Tình trạng cạn kiệt và ÔN nguồn nước ngầm ở các đô thị lớn và các
tỉnh ĐB (NN chính: khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải
không qua xử lý)
+ Xâm nhập mặn vào sông xảy ra với quy mô ngày càng gia tăng (NN
chính: phá rừng đầu nguồn, khí hậu thay đổi bất thường)
+ ÔN nguồn nước
2. ÔN MT nước
2.1. Nguồn gây ÔN
- K/N ô nhiễm nước: ô nhiễm nước là sự thay đổi TP và tính chất của nước, có
hại cho HĐ sống bình thường của con người và SV, do sự có mặt của các tác
nhân quá ngưỡng cho phép.
- Nguồn gây ÔN:
a. Từ sinh hoạt, nước thải SH,...
b. Từ SX nông nghiệp: sử dụng hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và
các phân bón)
c. Từ SX công nghiệp
+ Nước thải từ khu CN (chứa các chất hữu cơ, KL nặng, chất
phóng xạ,...)
+ Khai thác khoáng sản
d. Khác: nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ lụt… (nguồn gốc tự nhiên)
2.2. Thực trạng ÔN nước ở VN
● ÔN nước mặt
- Mức độ ÔN ở hạ lưu các con sông ngày càng tăng (đặc biệt vào mùa khô) =>
Do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở CN
- ÔNMT biển đang ngày càng tăng => Nguồn gây ÔN biển
+ TN: gió, bão, lũ lụt
+ Nhân tạo:
● HĐ trong các khu dân cư đô thị ven biển
● HĐ CN tập trung tại khu vực ven biển
● HĐ khai thác và nuôi trồng thủy sản
● HĐ GTVT và sự cố tràn dầu
● Khai thác k/s
● HĐ DL và DV tại các khu DL và các khu nghỉ dưỡng ven biển
- ÔNMT biển đang ngày càng tăng => Biểu hiện ÔN biển
+ Gia tăng nồng độ các chất gây ÔN trong nước biển (dầu mỏ, các KL
nặng, các chất HC)
+ Suy thoái hệ sinh thái biển như HST san hô, HST rừng ngập mặn
+ HT thủy triều đỏ
● ÔN nước ngầm
- Nước ngầm bị nhiễm chất bẩn do các chất thải ngầm xuống đất
- Nước ngầm bị nhiễm mặn => Việc khai thác nước dưới đất không đc quản lý
và quy hoạch cụ thể
2.3. Biện pháp BV
- Cải thiện các thông tin cơ sở (giám sát, theo dõi)
- Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức
- Nâng cao hiệu quả SD nước (SD hợp lý, tiết kiệm)
- Quản lý nước và VĐ ÔN trên toàn bộ lưu vực
- Kết hợp chặt chẽ việc PT TN nước với BV HST.
- Tăng cường hợp tác QT.

CHƯƠNG 6: Ô NHIỄM MT KHÔNG KHÍ

1. Các nguồn gây ÔN


- K/N: ÔN KK là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
TP KK, làm cho KK không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu,
giảm tầm nhìn xa (do bụi)
a. Từ SH: SD củi, nhiên liệu hóa thạch
b. Từ SXNN:
+ Phun thuốc BVTV
+ Đốt rừng để lấy đất SX
+ Đốt rơm, rạ sau thu hoạch
c. Từ SX công nghiệp
+ Khí thải từ các nhà máy: mỗi năm, ngành CN thải vào KK 5-6
tỷ tấn CO2, gần 800 nghìn tấn CFC.
+ ÔN KK trong quá trình đốt nhiên liệu (thải CO2, SO2)
+ ÔN nước (ÔN nhiệt) => nước thải từ qtr làm mát (+5 - 15o C)
=> giảm lượng suy sinh
d. Từ nguồn khác (núi lửa phun trào)
2. Tác động của ÔNMT KK
● Đối với qtr xảy ra trong khí quyển
- Hiệu ứng nhà kính, biến đổi KH, mực nước biển dâng, hiện tượng thời tiết cực
đoan
- Suy giảm tầng ozon
- Mưa axit gây rụng lá, chết SV trong nước, ăn mòn KL
● Đ/v sức khỏe con người
- Ảnh hưởng chủ yếu đến: đường hô hấp, tim mạch
● Đ/v HST và công trình XD
- Làm rụng lá và gây chết các loài SV
- Ăn mòn KL
3. ÔNMT KK ở nước ta
● Các nguồn gây ÔNKK
- Công nghiệp và tiểu thủ CN
- GTVT (nguyên nhân chủ yếu chiếm 70%)
- Sinh hoạt người dân
- NN khác: cháy rừng, ÔN từ quốc gia lân cận
● Thực trạng ÔNKK ở VN
- Tại VN, ÔNKK khiến khoảng 1,5tr người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
mỗi năm (2018)
- Thành thị; hầu hết các đô thị nước ta bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ÔN trầm
trọng tới mức báo động (đặc biệt là HN và TPHCM)
- Nông thôn: MTKK nông thôn nước ta còn tốt, trừ một số làng nghề)
4. Các BP phòng ngừa ÔNMT KK
- Giảm ÔN bụi, hơi và khí => thông qua phễu lọc bụi, thiết bị thu khí xoáy, thiết
bị tĩnh điện, thiết bị hấp thụ cacbon hoạt tính
- Đổi mới công nghệ ít gây ÔN (máy chạy = NL mặt trời thay cho NL hóa
thạch; SD xăng sinh học)
- Biện pháp sinh thái học (trồng cây, tăng DT mặt nước)
- SD các công cụ pháp lý và KT
- GD ý thức cộng đồng
● Xu hướng ứng phó với biến đổi KH (giảm khí thải CO2)
- SX => đổi mới công nghệ (phương thức SX)
- Phân phối => SP gần thị trường tiêu thụ
- Tiêu thụ => SP xanh, tiết kiệm NL
● Mặt trái của NL tái tạo
- Pin mặt trời có thể sản sinh ra lượng chất thải độc hại trên mỗi đơn vị điện
nhiều hơn cả các lò PƯ hạt nhân
- Báo cáo đã chỉ ra rằng, các tấm NL mặt trời SD KL nặng, bao gồm: chì, crom
và cadimi là những thứ có thể gây hại tới MT
● Ứng phó của bạn với ÔNKK
- Đeo khẩu trang
- Đeo kính che toàn bộ mặt
- Nhỏ mắt mũi = nước muối sinh lý

CHƯƠNG 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MÔI


TRƯỜNG

1. Nông nghiệp và MT
1.1. Các nền SX nông nghiệp
- Nền NN hái lượm, săn bắt
- Nền NN trồng trọt và chăn thả truyền thống
- Nền NN công nghiệp hóa
- Nền NN sinh thái (NN bền vững)
1.2. Tác động MT của SX nông nghiệp
● Tích cực
- Cải tạo tự nhiên (cải tạo tự nhiên đất, tăng độ mùn, rửa phèn, tăng mảng xanh)
- BVMT: BV quỹ đất NN
- Tái tạo nhiều giống mới (đa dạng nguồn gen)
● Tiêu cực
- Suy thoái tự nhiên (thoái hóa đất, thu hẹp DT rừng)
- ÔNMT (đất, nước, KK)
- SV ngoại lai (ốc bươu vàng), làm giảm đa dạng SH
- Suy giảm đa dạng SH (SV lạ, mất không gian cư trú)
● Hạn chế của nền NN công nghiệp hóa
- Coi thường bản tính sinh học của TG sinh vật (làm mất giống cũ)
- Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phương, SP
NN truyền thống (chạy theo thị hiếu, nhập giống lạ, chặt phá cây cũ)
- SD nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV => làm xuống cấp chất lượng MT.
Nhiều SP vẫn còn chứa một phần tồn dư các chất hóa học độc hại như thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, phân bón HH hay các hormone)
● Nông nghiệp ST (NN bền vững)
- NN bền vững là mục tiêu cao nhất trong số các mục tiêu của NN bền vững
- NN sinh thái là một phương thức canh tác dựa trên tự nhiên, trồng thực phẩm
trong các hệ thống đa dạng, 100% là hữu cơ. Họ XD và duy trì độ phì nhiêu
của đất thông qua việc kết hợp phù hợp của các loài TV và tận dụng nhiều hơn
các cây đa chức năng và các loại cây lâu năm khác.
- Canh tác ST bao gồm tất cả các PP, kể cả hữu cơ, giúp tái tạo các DV của HST
như: ngăn chặn xói mòn đất, thấm và giữ nước, hấp thụ cacbon ở các dạng
mùn và tăng đa dạng SH.
2. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và MT
● Nguồn gốc và quá trình PT
- Sự phân công LĐXH => hình thành các ngành nghề khác nhau (SXNN, tiểu
thủ CN, thương nghiệp…) => nhu cầu trao đổi hàng hóa
- Tiểu thủ CN và hđ trao đổi pt => hình thành các điểm dân cư đô thị
- Sự tiến bộ KH-KT (máy hơi nước) => thúc đẩy quá trình CNH.
● Các VĐ MT liên quan đến đô thị hóa - CN hóa
- ÔNMT đô thị, nước, KK, tiếng ồn
- Thu gom, xử lý rác thải
- Cung cấp điện, cấp thoát nước: sự quá tải
- LĐ việc làm: thất nghiệp, thiếu việc làm
- Nhà ở đô thị: thiếu nhà ở, nhà ở tạm bợ, giả thuế mua đắt đỏ, XD thiếu quy
hoạch
- Giao thông đô thị: ách tắc GT, tai nạn GT, ÔNGT (tiếng ồn, khói, bụi…)
- An ninh đô thị: gian lận thương mại, tệ nạn XH
● Các khu CN ST
- Khu CNST là một cộng đồng doanh nghiệp SX và cung cấp DV nằm ở cùng 1
địa điểm
- Các DN thành viên tìm cách nâng cao hiệu quả KT, MT và XH thông qua sự
cộng tác về quản lý các VĐMT và tài nguyên
● Đô thị ST
- “Một TP sinh thái là TP đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” (Tổ chức ST
Úc)
- Mật độ đô thị thấp, dàn trải ngăn cách bởi các không gian xanh, người dân
sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp
3. Phát triển DL với MT
● Tác động tích cực
- Duy trì các hđ bảo tồn thiên nhiên (VQG, Khu bảo tồn…)
- Tạo thu nhập: kinh doanh, thu hút ngoại tệ => tái đầu tư cải thiện MT
- Cải thiện hạ tầng cơ sở tại điểm DL, cải thiện ĐKVS, MT và cảnh quan
- Tạo việc làm => ổn định CS => giảm tác động MT
- Nâng cao hiểu biết của cộng đồng dân cư về MT
- Bảo tồn thiên nhiên (VQG, Khu bảo tồn…)
- Bảo tồn giá trị VH truyền thống
● Tác động tiêu cực
- Tăng chi phí BVMT
- Mai một giá trị VHTT
- Gia tăng TNXH
- Thay đổi MT tự nhiên (ÔN đất, nước, KK, suy giảm đa dạng SH)
- Suy thoái tài nguyên (đất, nước, suy giảm đa dạng SH)
VD: San hô bị du khách thiếu ý tứ bẻ tại Côn Đảo; rác thải ngập đường bãi
biển ở QNinh; hđ bắt sao biển chụp hình ở Phú Quốc
● Du lịch bền vững
a. Khái niệm
- Kinh tế (thu nhập)
- XH (việc làm, gia tăng nhận thức cộng đồng)
- MT (thân thiện, BVMT)
b. Một số loại hình DL hướng đến bền vững
- DLST: là loại hình DL dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc VH địa phương,
có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp GD về BVMT
- DL cộng đồng: là loại hình DL được phát triển trên cơ sở các giá trị VH của
cộng đồng. do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi
4. Toàn cầu hóa và MT
● KN toàn cầu hóa
- là quá trình liên kết các QG trên TG về nhiều mặt: KT, VH, KH-CN
● Các yếu tố tác động đến toàn cầu hóa KT
- Tiến bộ KHCN (GTVT, Internet…)
- Chính sách mở cửa nền KT
- Vai trò công ty xuyên QG
● Vai trò tích cực
- Việc phát triển thương mại giúp
+ Các QG nhập khẩu các công nghệ thân thiện với MT, giảm ÔNMT
+ “Người tiêu dùng có cơ hội biểu diễn và lựa chọn những SP xanh,
sạch, thân thiện với MT”
- Việc tham gia các tổ chức quốc tế về MT, giúp các QG
+ Nhận được hỗ trợ từ cộng đồng QT trong XD chính sách BVMT, hoàn
thiện hệ thống luật BVMT
+ Thảo luận các VĐ về MT, thu nhập thông tin, kiến thức về BVMT
+ Học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc duy trì hài hòa lợi ích KT từ
thương mại QT và BVMT
- Việc ký tất cả công ước, hiệp định QT về MT giúp các nước
+ Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, tránh nguy cơ ÔN từ bên ngoài
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về KT
+ Buộc DN phải thay đổi nhận thức về MT, cải tiến công nghệ, giảm bớt
ÔN,...
- Khác:
+ Thu hút vốn, tận dụng quỹ hỗ trợ BVMT
+ Hợp tác giữa các QG để giải quyết các VĐ MT mang tính toàn cầu,
khu vực
● Tác động tiêu cực
- Nhu cầu tiêu thụ rộng lớn
+ Thúc đẩy khai thác TN => tăng nguy cơ cạn kiệt và suy thoái TN
+ Khuyến khích đa dạng SH và sức khỏe CN
- Sự gia tăng đi lại, vận chuyển hàng hóa => tăng sự ÔNMT, tăng hiệu ứng nhà
kính (khí thải của các phương tiện di chuyển; cạn kiệt TN không tái tạo)
- Chuyển giao CN lỗi thời => ÔNMT
- Các nước đang PT dễ hạ thấp các tiêu chuẩn MT => thu hút vốn đầu tư => suy
thoái MT
- Nhập khẩu các vật nuôi, cây trồng gây nguy hại cho MT
5. Nghèo đói và MT
5.1. Các trường phái tiếp cận nghèo đói
- Trường phái phúc lợi: các cá nhân, nhóm người trong XH không đạt được
mức thu nhập tối thiểu để đảm bảo CS ở mức thấp nhất theo tiêu chuẩn XH =>
C/s xóa đói giảm nghèo cần tăng thu nhập cho người nghèo thông qua việc
làm, trợ cấp, cho vay ưu đãi để KD
- Trường phái nhu cầu cơ bản: các cá nhân, nhóm người trong XH không tiếp
cận hàng hóa, DV cơ bản nhất nhằm đảm bảo CLCS

XÃ HỘI HỌC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ XÃ HỘI HỌC

1.1. Xã hội học là gì?

- XHH nghiên cứu một cách có hệ thống đời sống xã hội và nguyên nhân cũng như hệ
quả của hành vi con người.

- 3 giai đoạn nhận thức của con người về thực tế XH:

+ Thần học

+ Siêu hình

+ Nhận thức thực chứng

1.2. Đối tượng của xã hội học

Thứ nhất, nghiên cứu về XH loài người, trong đó mỗi quan hệ xã hội, các tương
quan xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người với người, hay giữ các
nhóm người trong hệ thống cấu trúc xã hội. Từ đó tìm ra logic, cơ chế vận hành mang tính
quy luật của các hình thái vận động và phát triển của các quan hệ và quá trình xã hội hoá.

Thứ 2, nghiên cứu hệ thống cấu trúc xã hội, nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa
cá nhân trong các nhóm xã hội và với cộng đồng xã hội. Từ đó có thể thấy được sự tồn tại các
liên hệ bên trong của cấu trúc xã hội quy định sự hiện diện của các sự vật, hiện tượng. Tìm
kiếm, xác lập sự tác động lẫn nhau theo mối quan hệ nào, cơ chế, hệ thống giá trị chuẩn mực
nào.

Thứ 3, XHH nghiên cứu hệ thống cấu trúc XH tổng thể nói chung, trên cơ sở xác
lập tính chất hệ giá trị chuẩn mực quy định hoạt động sống của toàn hệ thống xã hội.

Thứ 4, nghiên cứu các nhóm cộng đồng XH, mqh giữa nó với các nhân và cộng
đồng để phát hiện những bản sắc đặc thù trong hành vi xã hội của cá nhân, của nhóm cộng
đồng trước quá trình giao lưu và chuyển biến xã hội.

1.3. Chức năng của xã hội học

● Nhận thức: XHH cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xh và con
người. XHH phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và
phát triển của quá trình, hiện tượng xã hội, của mối tác động qua lại giữa con người
và xh. XH xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm và phương pháp
luận nghiên cứu.

● Thực tiễn: XHH cung cấp thông tin khoa học và đưa ra các chuẩn đoán, các dự báo
về xu hướng vận động, biến đổi xh. Giúp con người tự xác định vị trí, vai trò trong
quan hệ xã hội và thực hiện sự kiểm soát một cách tự giác.

● Tư tưởng:

XHH một mặt góp phần giáo dục tư tưởng, niềm tin mới, tiến bộ cho quần chúng
nhân dân, mặt khác tiến hành đấu tranh chống các quan điểm phản động. XHH xây
dựng tư duy khoa học, đem lại phương pháp vận dụng biện chứng và duy vật trong
việc tìm hiểu các hiện tượng xã hội. XHH cung cấp những bản điều tra thực tế trên cs
khoa học, chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của mlh giữa lý luận & thực tiễn. XHH
cũng thông qua đó góp phần giúp cán bộ không ngừng nâng cao phong cách lãnh đạo
về lề lối, phong cách làm việc khoa học.

● Dự báo: đưa ra những dự báo.

1.4. Nhãn quan xã hội học

● Nhìn nhận cái chung thông qua cái riêng.

● Nhìn nhận cái lạ trong cái quen.


● Nhìn nhận sự lựa chọn cá nhân trong bối cảnh xã hội.

● Nằm “bên lề” và XH khủng hoảng: thấy rõ các lực XH.

1.5. Khái quát lịch sử hình thành xã hội học

● XHH ra đời trong một giai đoạn XH châu Âu có nhiều biến động:

1. CM Công nghiệp làm thay đổi triệt để quan hệ kinh tế và XH, phát sinh các giai cấp
mới và MT sinh sống mới (đô thị công nghiệp).

2. CM chính trị làm đứt gãy các mqh XH truyền thống.

3. CM khoa học tự nhiên dẫn đến các phương pháp nghiên cứu mới ứng dụng nghiên
cứu các vấn đề XH.

● Tiền đề ra đời của XHH:

1. Tiền đề triết học của thế kỷ ánh sáng.

2. CM công nghiệp với việc phát minh máy hơi nước và sự phát triển của kinh tế công
nghiệp, sự xuất hiện của các nhà máy ở thành thị.

3. CM chính trị: CM Pháp làm đứt gãy các mqh XH truyền thống; xóa bỏ chế độ quân
chủ, XD chế độ tư sản.

4. Sự phát triển KHTN.

1.6. Những đóng góp cơ bản của các nhà XHH kinh điển

● Auguste Comte (1789-1857)

- Nhà triết học Pháp, khai sinh ra XHH với tên gọi là Vật lý học (Social physics) và sau
đó là tên gọi XHH năm 1939 (Sociology) với hàm ý là chuyên ngành có bản chất
mang tính kết hợp nhiều ngành. Cấp vĩ mô.

- Nghiên cứu các thiết chế , sự biến đổi, phát triển, tiến bộ của thiết chế và cả hệ
thống qua thời gian.

● E.Durkheim (1858 – 1817)

- Nhà khoa học XH Pháp.


- Đối tượng nghiên cứu của XHH là các sự kiện XH. NC các khuôn mẫu chung
của tập thể. Cấp trung mô

● Max Weber (1864–1920)

- Nhà XHH và kinh tế chính trị người Đức. Nghiên cứu hành động của con người và
sử dụng các loại hình lý tưởng để nghiên cứu hành động XH.

- Đưa ra 4 kiểu hành động XH lý tưởng: HĐ duy lý công cụ, duy lý giá trị, HĐ
truyền thống, HĐ xúc cảm. Cấp vi mô.

1.7. Các trường phái lý thuyết XHH chính

1. Lý thuyết cấu trúc

2. Lý thuyết hành động

3. Lý thuyết xung đột

4. Lý thuyết tương tác biểu trưng

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI

2.1. Các khái niệm về văn hoá - xã hội

Khái niệm xã hội

- Hai thuật ngữ “văn hoá” và “xã hội” thường gắn liền với nhau, có mối liên hệ chặt chẽ
nhưng chúng không đồng nhất với nhau.

- Khi nói đến văn hoá người ta nghĩ đến truyền thống dân tộc, khi nói đến XH thì người
ta thường liên hệ đến một cộng đồng cụ thể nào đó. Không có văn hoá của XH này
cao hơn văn hoá của XH khác

Khái niệm văn hoá

- VH là phạm trù để chỉ toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm sống, tín ngưỡng, nghệ
thuật, phong tục tập quán và một số năng lực, thói quen khác của con người được lưu
truyền trong XH.
- VH là tổng hòa những hành vi học hỏi được những được những giá trị, niềm tin ngôn
ngữ, luật pháp và kỹ thuật của các thành viên sống trong một xh nhất định nào đó

- Theo Leslie, có 4 loại hình văn hoá: Hành động, đồ vật, tư tưởng, tình cảm.

Phân biệt các khái niệm về hoá, văn minh, văn hiến

● VM dùng để chỉ các thành tựu lịch sử, ● Văn hiến được coi là biểu hiện tinh thần
đề cao pháp luật, sự bình đẳng và trật tự sâu xa của cộng đồng
xh, thể hiện ở sự tiến bộ kỹ thuật, máy
● Văn hóa là những khía cạnh trừu tượng
móc, sx
hoá của một xh riêng biệt, không có sự
● VM được chia thành những cấp bậc cao phân chia cao cấp
thấp khác nhau

2.2. Các đặc điểm và chức năng của văn hoá

Đặc điểm:

● Tính giá trị

● Tính nhân sinh

● Tính chỉnh thể và hệ thống

● Tính lịch sử

● Tính dân tộc

● Là kết quả của học tập

● Tính lưu truyền

Chức năng: giáo dục, nhận thức, định hướng đánh giá, xác định và điều chỉnh chuẩn mực,
giao tiếp, đảm bảo tính kế tục lịch sử, giải trí và thẩm mỹ, tổ chức XH, điều chỉnh XH, giáo
dục và đảm bảo tính kế tục của lịch sử.

2.3. Các thành tố của văn hoá


● Biểu tượng: Là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền
văn hoá nhận biết./ Biểu tượng văn hoá thay đổi theo thời gian và khác nhau, thậm chí
trái ngược trong những nền văn hoá khác nhau.

● Ngôn ngữ: Là hệ thống các ký hiệu có nghĩa chuẩn giúp các thành viên trong Xh
truyền đạt với nhau, qua đó văn hoá được luân chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác./
Các mlh của con người được diễn ra là thông qua sự tương tác. Ngôn ngữ là 1 dạng
tương tác. Việc phân tích ngôn ngữ không chỉ giúp các nhà KH có cơ sở phán đoán về
hành vi xh và các mối quan hệ khác nhau trong đời sống mà còn hiểu được sự liên kết
giữa các cấu trúc và các mối liên hệ khác nhau trong ĐSXH.

● Niềm tin: Là những bày tỏ mà con người cho đó là sự thật. VD: niềm tin tôn giáo

● Chuẩn mực: Là những quy tắc, tiêu chuẩn xh định hướng hành vi của các thành
viên./ Là những quy ước chung của cả cộng đồng/ nhóm, có thể công khai, ngầm hiểu,
được mọi người chia sẻ về mặt hành vi./ Có chuẩn mực chính thức và phi chính thức.

2.4. Các cách tiếp cận đa dạng văn hóa

● Văn hoá phổ quát

● Tiểu văn hoá: Mỗi xã hội có nhiều cộng đồng khác nhau, ngoài mô hình ứng xử
chung, còn có những mô hình ứng xử riêng phản ánh đặc trưng của cộng đồng đó.
VD: VN có 54 dân tộc, nhóm sử dụng ma tuý, nhóm thanh niên …

● Chủ nghĩa vị chủng văn hoá: Dùng để chỉ những người quá tự tôn, chỉ coi văn hoá
của mình là đúng và được tôn trọng nhất. VD: phân biệt chủng tộc …

● Chủ nghĩa sính ngoại

● Văn hoá phản kháng

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI HÓA

3.1. Phân biệt hành vi bản năng và hành vi XH

1. Hành vi bản năng:


● Định nghĩa: Hành vi bản năng là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu
hiện ra ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể nhất định.

● Đặc điểm:

+ Là phản ứng tự động, không cần ý chí hay mong muốn chủ quan của chủ thể.

+ Thường xuất hiện hằng ngày và được hình thành do thói quen.

+ Ví dụ: Sử dụng tay thuận khi làm việc, nhắm mắt khi có vật thể tiếp xúc với
mắt, tự động chống tay khi bị ngã.

● Phạm vi ảnh hưởng: Tác động từ một cá thể và thường chỉ trong một quần
thể xã hội nhỏ.

2. Hành vi xã hội:

● Định nghĩa: Hành vi xã hội là những hành động giúp con người tồn tại mà
không cần học tập. Đây là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

● Đặc điểm:

+ Có ý nghĩa chủ quan, thường liên quan đến mục đích và nguyên tắc của cá
nhân.

+ Ví dụ: Đi làm để kiếm tiền nuôi gia đình, xin nghỉ học vì lý do cá nhân, trồng
cây để bảo vệ môi trường.

● Phạm vi ảnh hưởng: Liên quan đến tương tác giữa hai hoặc nhiều cá thể
trong xã hội.

3.2. Các quan điểm chính về xã hội hóa

1. Định nghĩa về xã hội hoá

Xã hội hóa là quá trình trong đó cá nhân học cách trở thành thành viên xã hội thông qua việc
học tập, lĩnh hội các giá trị, chuẩn mực xã hội và đóng các vai trò xã hội.

2. Cơ chế xã hội hóa

● Cơ chế định chế: Bao gồm các quy tắc, quy định và chuẩn mực xã hội mà cá
nhân phải tuân theo.
● Cơ chế phi định chế: Liên quan đến sự tương tác, học hỏi và thích nghi của
cá nhân với môi trường xã hội.

3. Môi trường xã hội hóa

● Gia đình, nhà trường, các nhóm xã hội và thông tin đại chúng đều góp phần xã
hội hóa cá nhân.

4. Quá trình XHH


● Có thể thấy quá trình XHH diễn ra liên tục trong cuộc đời con người kể từ lúc
còn trong bào thai. Tuy nhiên quá trình XHH của từng cá nhân trong từng giai
đoạn đều khác nhau về tính chất, mức độ, phạm vi.
● Mỗi giai đoạn XHH thể hiện kết cấu, kinh nghiệm XH cũng như cho thấy
những gì mà cá nhân tiếp thu được trong suốt quá trình XHH ấy.
● 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn ban đầu của trẻ trong gia đình.
+ Giai đoạn trong nhà trường.
+ Giai đoạn cá nhân thực sự bước vào cuộc sống XH để đảm nhận các
chức năng và vai trò đã được chuẩn bị trước đó.

3.3. Vai trò của xã hội hóa

● Tiêu chuẩn hóa: Giúp cá nhân nắm vững các PP giao tiếp và hoạt động trong
XH để thích nghi và hòa nhập.

● Cá thể hóa: Hình thành cái tôi của cá nhân trong quá trình giao tiếp và HĐ
trong XH.

3.4. Giải thích về xã hội hóa và sự hình thành cái tôi

- Trong tương tác XH, người khác dùng làm gương, giúp chúng ta nhìn thấy bản
thân mình như chúng ta đặt mình vào vai trò của người khác theo cách tưởng
tượng.

- Để xem xét hành vi của chúng ta đúng hay sai ta thường xem phản ứng của những
người xung quanh.
- Phản ứng của những người xung quanh tác động lớn đến hành vi của các cá nhân
khi chúng ta cố gắng đáp lại sự mong chờ của người khác.

- Khi chúng ta điều chỉnh hành vi có nghĩa là chúng ta thay đổi nhận thức.

● Quá trình hình thành cái tôi theo G.Mead:

- Tương tác của con người thông qua biểu tượng và sự lý giải.
- Chính tương tác biểu tượng là trung tâm của những tác động tương tác trong
XH và chính nó quy định kinh nghiệm XH đối với cá nhân.
- Khả năng đặc biệt này giải thích tính độc đáo của ứng xử con người.

3.5. Các môi trường xã hội hóa

1. Gia đình
- Quá trình XHH đầu tiên diễn ra trong GĐ để trở thành một con người XH.
- Có tầm quan trọng bậc nhất của cá nhân có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và hành
vi khi đã lớn. Vì vậy, những thành viên trong gia đình với tư cách là nhóm người đầu
tiên có ảnh hưởng đến cách mà mỗi cá nhân trong XH phải phụ thuộc vào.
- Mỗi GĐ như 1 tiểu VH được tạo dựng bởi truyền thống, nền GD, lối sống của GĐ,
XHH trong môi trường GĐ thông qua tình cảm và bằng tình cảm.
- Diễn ra trong suốt đời người và mang tính liên tục.
- XHH gia đình mang tính 2 chiều: cha mẹ ⇔ con cái
- Thông qua 7 giai đoạn:
+ GĐ tuổi ấu thơ
+ GĐ tuổi mẫu giáo, nhi đồng
+ GĐ tuổi thiếu niên
+ GĐ tuổi trưởng thành
+ GĐ tuổi kết hôn và làm cha mẹ
+ GĐ bước sang tuổi già
+ GĐ cuối cùng của chu trình sống
2. Trường học
- Trong XH của các nước kém phát triển GĐ đóng vai trò chủ yếu. Nhưng trong XH
phát triển, trường học đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Là thiết chế được thiết lập có chủ định, được tổ chức nhằm phổ biến các kiến thức, kỹ
năng cần thiết nhằm thực hiện các hoạt động và quy luật mà XH mong đợi.
- Là môi trường, đơn vị xã hội hóa cơ bản. Khi đứa trẻ đến trường, nó không chỉ tiếp
thu các kiến thức KH, những môn học theo quy định GD từ nhà trường mà cả những
quy tắc, luật lệ và những cách thức quy định hành vi của XH.
- VD: Quy tắc ứng xử trong trường học, Luật giao thông, luật hôn nhân GĐ,...
3. Bạn bè và các nhóm XH khác
- Sự biến đổi nhanh của XH nên những mối quan tâm của cha mẹ và con cái rất khác
nhau, “khoảng cách giữa các thế hệ”.
- Nhóm bạn cùng tuổi có tầm quan trọng trong quá trình XHH. Cá nhân tìm cách tuân
thủ với nhóm của riêng mình, chịu ảnh hưởng mạnh bởi các nhóm bạn cùng tuổi mà
họ thích tham gia.
- Có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của cá nhân. Trong nhóm bạn cùng
tuổi, trẻ có sự độc lập đáng kể.
=> Tạo cho trẻ kinh nghiệm đánh giá trong việc hình thành các MQH XH cho riêng
mình, phát triển ý thức bản thân khác với cách GD gia đình của trẻ.
=> Chỉ có ảnh hưởng lên những nguyện vọng trước mắt và ngắn hạn của thanh
thiếu niên. Trong khi GĐ vẫn còn có ảnh hưởng lên các nguyện vọng, ước mơ về lâu
dài của lớp trẻ.
4. Truyền thông đại chúng và mạng XH
- Các phương tiện truyền thông và MXH đem lại nhiều lợi ích trong việc giải trí, GD,
nhiều kiến thức về các nền VH, về các DT. Đồng thời, gia tăng sự quan tâm của con
người đến những vấn đề XH trong nước và trên TG.
- Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan giữa những ND từ các phương
tiện truyền thông và MXH đề cao bạo lực với những hành vi bạo lực của người xem.
- Khác biệt cơ bản giữa truyền hình và MXH: Truyền hình không mang tính tương tác,
nó là một nguồn giải trí, là một phương tiện lập trình thái độ và niềm tin của chúng ta.
5. Các môi trường XHH khác
- Cung cấp kinh nghiệm gián tiếp về các SK. Gia tăng tri thức về TG, giúp chúng ta có
ý thức về nó. Phân phối tri thức XH. Tiêu biểu cho một công cụ mạnh mẽ của kiểm
soát XH.
- MT làm việc, các đoàn thể chính trị, XH, các nhóm và câu lạc bộ khác…
3.6. Định nghĩa về tái XH hóa

- XH hóa lại (tái XHH) thường xảy ra khi có một nỗ lực mạnh mẽ nhằm thay đổi một
cá nhân để hợp với chuẩn mực, khuôn mẫu cơ bản của XH như: trong các trường
huấn, trại cải tạo, trường phục hồi nhân phẩm…
- Nó trở nên đặc biệt có hiệu quả khi được tiến hành trong đời sống con người dưới một
quyền lực duy nhất như nhà tù, BV tâm thần, trại cai nghiện,...

CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC XÃ HỘI

4.1. Cấu trúc XH

- Định nghĩa: là tổng thể các TP cấu thành XH, là một hệ thống lớn bao gồm những
HT nhỏ, bao gồm các bậc (hoặc các lớp) đầu tiên là con người - đơn vị cơ bản của
XH; GĐ - tế bào của XH, rồi đến các cấu trúc nhóm, và hơn nữa là toàn XH như một
chỉnh thể cấu trúc.
- Các TP quan trọng: vị thế, vai trò, nhóm XH và các thiết chế XH.
- XHH xem vị trí XH là chỗ đứng của cá nhân trong tương tác và phân tích vị thế hay
địa vị XH của cá nhân.

4.2. Địa vị XH

- Định nghĩa:
+ Là vị trí hay vị thế trong một nhóm hay XH
+ Theo nghĩa trừu tượng là vị trí trong khuôn mẫu tương tác nhất định
+ Theo nghĩa cụ thể là vị trí của một người trong XH là tập hợp các vị thế mà
người đó nắm giữ trong các mối tương tác XH
+ Vậy có thể hiểu, vị thế XĐ vị trí của một người trong các mối tương tác XH
với người khác và vị thế tổng hợp XĐ vị trí của người khác đó trong MQH với
tổng thể XH.
- Đặc điểm:
+ Là kết quả của các nhu cầu, MQH và sự đánh giá của XH đối với vị trí XH.
+ Tùy thuộc vào từng GĐLS, nền VH.
+ Phản ánh một quyền lực nhất định.
+ Vị thế XH của mỗi cá nhân chỉ mang tính tương đối, có thể thay đổi vị thế
XH.
+ Thường có một số đặc quyền nhất định.
+ Phản ánh một mức độ uy tín nhất định.
+ Không thể tách biệt khỏi vai trò.

Địa vị gán Địa vị đạt được Địa vị chủ chốt

- Là vị thế con người được - Là vị thế cá nhân đạt được - Là vị thế hạt nhân, cốt lõi
gán sẵn ngay khi mới sinh dựa trên cơ sở những gì hoặc vị thế chính yếu mà
hoặc vô tình đảm nhận mình thực hiện, KQ và nó có 1 tác dụng quan
trong thời điểm nào đó của ảnh hưởng của HĐ ấy. trọng trong các tương tác
cuộc đời. - Gắn với sự lựa chọn, phấn và QH của cá nhân với
- Gắn liền với những yếu tố đấu và cố gắng đạt được người khác.
tự nhiên, bẩm sinh: giới của cá nhân. - Có ý nghĩa nhất của cá
tính, chủng tộc, dòng họ, - P.A nỗ lực của cá nhân do nhân về mặt XH.
nơi sinh, tuổi tác… đó con người có thể thay - Tùy vào XH mà vị thế
- Có những vị thế được gán đổi vị thế này. này được gán hay đạt
từ khi mới sinh ra, có sẵn - Chịu ảnh hưởng không được. 1 số XH còn đặt
trong cấu trúc XH mà cá nhỏ bởi những vị thế gán nặng VĐ đặc điểm về
nhân không thể cưỡng lại. cho. giới, chủng tộc, dẫn đến
Gắn bó vĩnh viễn và không chi phối ĐS của cá nhân.
thay đổi được và không
giống nhau ở các XH.

4.3. Vai trò XH

1. Định nghĩa:
- Vai trò là tập hợp hành vi hoặc các mô hình hành vi gắn với vị thế cá nhân để khẳng
định bản sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tương tác giữa cá nhân và
cấu trúc XH.
- Hướng tiếp cận về LT vai trò:
+ Theo hướng tiếp cận TLHXH của Maisonneuve Jean (1974)
+ Theo hướng tiếp cận tích hợp tâm lý học và XHH của Filoux
+ Theo hướng tiếp cận tích hợp tâm lý học và XHH của Chapuis và Thomas
+ Hướng tiếp cận LT mang t/c tương tác theo quan niệm của Montmollin
- Đặc trưng của vai trò XH:
+ Là một khía cạnh động của vị thế XH, gắn liền với vị thế XH, được cá nhân
thực hiện
+ Mỗi vị thế XH sẽ quy định các hành vi mà cá nhân cần thực hiện, vai trò của
SV, của GV, của người mẹ / cha
+ Thực hiện vai trò XH là 1 khía cạnh VH, các giá trị chuẩn mực XH quy định
việc thực hiện vai trò của cá nhân
+ Vai trò XH mang tính tương đối, cùng 1 vai trò XH nhưng mỗi XH và nền VH
có thể có những chuẩn mực nhận thức và hành vi khác nhau để cá nhân thực
hiện. VD: Vai trò làm con của phương Tây và phương Đông khác nhau
2. Xung đột vai trò
- Là KQ khi các cá nhân đối diện với những mong đợi trái chiều, xuất phát từ việc họ
phải nắm giữ 2 hay nhiều vị thế cùng 1 lúc. Là sự trái chiều trong mong đợi xảy ra
giữa các vai trò.
- VD: Việc công sở >< Việc nhà
- Chiến lược ứng phó:
+ Xem vai trò nào quan trọng hơn rồi mới HĐ theo ưu tiên của họ
+ Xem xét việc chuyển giao vai trò cho người khác có khả năng thực hiện
3. Căng thẳng vai trò
- Là trường hợp xảy ra khi cá nhân nhận thấy những trông đợi đối với 1 vai trò nào đó
là không thích hợp, bởi thế họ khó khăn khi thực hiện vai trò đó.
- Là sự va chạm giữa nhiều đòi hỏi trong cùng 1 vai trò.
4. Thoát khỏi vai trò
- Xảy ra khi cá nhân chuyển từ vị trí XH này hoặc MTXH này qua MTXH khác.
- VD: SV, GV ra khỏi trường học

CHƯƠNG 5: SỰ LỆCH CHUẨN VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI

5.1. Định nghĩa về lệch chuẩn XH

- Lệch chuẩn là HĐ hoặc hành vi vi phạm các chuẩn mực, giá trị hay kỳ vọng của 1
nhóm, tổ chức hay XH.
- Lệch chuẩn là hvi biểu hiện sự thiếu phù hợp với các tiêu chuẩn của XH xét theo bối
cảnh và nền VH.
5.2. Nền tảng XH của sự lệch chuẩn

5.2.1 Lệch chuẩn biến đổi từ XH này sang XH khác


- Lệch chuẩn XH mang tính tương đối và vẫn còn đang tranh cãi.
- XH nào cũng có các chuẩn mực XH và kèm theo là các hành vi lệch lạc XH. Việc
đánh giá có lệch chuẩn XH hay không cần phải dựa trên các chuẩn mực XH của nền
VH đó và xét trong bối cảnh LS, XH, không gian, TG. Đồng thời phải đối chiếu với
các mẫu quyền lực của từng XH, nhóm, cộng đồng, tập thể, quốc gia và nền VH khác
nhau.
VD: Người Ấn, đặc biệt là người theo đạo Hồi, đạo Hindu không bao giờ ăn thịt heo,
thịt bò.
- Hvi lệch chuẩn tích cực góp phần thúc đẩy thay đổi hành vi & thay đổi XH theo thời
gian và theo loại hình XH.
- Lệch chuẩn XH là cơ sở để đề xuất các BP thay thế các giá trị và tiêu chuẩn không
phù hợp đang tồn tại.
5.2.2 Lệch chuẩn do gán nhãn
- Là HT bình thường nên chỉ mang tính quan niệm và tương đối.
- Hành vi lệch chuẩn không có nghĩa chỉ là hư hỏng hay sa đọa.
- Vì vậy đánh giá có lệch chuẩn XH hay không cần phải dựa trên các chuẩn mực XH
của nền VH và XH, quan điểm, góc độ của từng nhóm đối tượng nhìn nhận và đánh
giá.
5.2.3 Lệch chuẩn chỉ tồn tại trong MQH với các quy phạm văn hóa
- Mang tính tương đối; tiêu chuẩn VH có thể khác nhau giữa các nền VH (VH không
gian và thời gian), trong mỗi nền VH cũng có thể khác nhau giữa các tiểu VH.
- Góp phần khẳng định các giá trị và tiêu chuẩn VH trong từng nhóm, XH.
- Làm sáng tỏ ranh giới ĐĐ.
- Nghiên cứu lệch chuẩn XH phải đặt trong nghiên cứu vai trò XH, thiết chế XH, kiểm
soát XH và quá trình xã hội hóa.

5.3. Ý nghĩa của lệch chuẩn XH

5.3.1 Củng cố các chuẩn mực và giá trị của các nhóm
- Sự hiện diện của lệch chuẩn XH có chức năng giúp củng cố ý thức, nhận thức và định
hướng hvi của các thành viên trong cộng đồng, nhóm, tổ chức XH về các chuẩn mực,
giá trị mà họ tin tưởng và tuân thủ theo một cách mạnh mẽ hơn.
- Sự lệch chuẩn tích cực khi các tổ chức và các thành viên thoát khỏi những ràng buộc
của các chuẩn mực để thực hiện những hvi đáng tôn trọng.
- Sự lệch chuẩn tích cực có ảnh hưởng sâu sắc đến các cá nhân và tổ chức mà họ tham
gia và được hưởng lợi từ các hoạt động đó.
5.3.2 Dấu hiệu và nguồn gốc của sự biến đổi XH
- Các hành vi lệch chuẩn XH thường bị các nhóm, cộng đồng, XH hay cá nhân lên án,
phản đối, chê trách thậm chí là trừng phạt.
- Theo sự phát triển của TG, LSXH, bối cảnh và không gian VH, nhiều hành vi trong
quá khứ của các XH cũ xem như là lệch chuẩn lại có thể đem lại cho XH những thay
đổi tích cực và cần thiết cho sự phát triển.
VD: Xu hướng thời trang, làm đẹp…
- Các hvi lệch chuẩn bị các XH cũ, nền VH cũ lên án, phản đối, chỉ trích nhưng lại
được các XH hiện đại hơn, các nền VH mới chấp nhận.
5.3.3 Lệch chuẩn cho mọi người thấy rõ hơn về những hvi được chấp nhận trong
XH
- Khi KQ hvi lệch chuẩn làm tăng giá trị, thay vì chỉ tạo ra nỗi đau hay mất mát.
- Sự lệch chuẩn tích cực.
- Sự lệch chuẩn tiêu cực có thể dẫn đến sự mặc cảm (stigma) và khó hòa nhập cộng
đồng của người bị đánh giá.

5.4. Kiểm soát XH

5.4.1 Định nghĩa về kiểm soát XH

KSXH chính thức KSXH phi chính

Là sự kiểm soát được quy định cụ thể bằng VB chính Là các BP kiểm soát không dựa trên VB chính thức.
thức. VD: Sự khen ngợi, chê bai, chế nhạo
VD: Quy định PL, nội quy tổ chức

Các BP thường có xu hướng áp đặt, trừng phạt và đàn áp Bằng các BP có xu hướng thuyết phục, thúc đẩy hình
buộc sự tuân thủ, đc thực thi bởi CS, cơ quan, tổ chức thành (giáo dục) và hòa nhập, đc thực thi bởi đơn vị
GĐ, trường học, nơi làm việc

Đc ưa chuộng ở những XH lớn, phức tạp, khu vực đô thị Đc ưa chuộng ở những cộng đồng nhỏ, nơi các thành
nơi các thành viên không biết rõ về nhau, khi đó các BP viên biết rõ về nhau
KSXH dùng để giải quyết xung đột giữa họ

5.4.2 Định nghĩa chế tài và phân loại chế tài


● Định nghĩa chế tài
- Là những phương tiện đc sd để thực thi các quy tắc ứng xử, luật pháp,
các quy định, quy chế, nội quy của các nhóm tập thể, cộng đồng, tổ
chức, QG.
- Đc thiết lập nhằm KSXH, trật tự XH… do các nhóm, tập thể, cộng
đồng, tổ chức cầm quyền, QG đẻ ra.
- Dựa vào t/c, pvi HĐ và hình thức:
+ Chế tài mạnh và chế tài yếu
+ Chế tài tích cực và chế tài tiêu cực
+ Chế tài chính thức và phi chính thức
● Phân loại chế tài

Chế tài tích cực Chế tài tiêu cực Chế tài phi chính thức

Là những chế tài dùng để Là những chế tài dùng để - Được thiết lập và thực thi
khen ngợi, ủng hộ, khen trừng phạt, chê bai, cảnh thông qua những chế tài phi
thưởng cho những người cáo, khiển trách… đối với chính thức như: thiết chế GD,
tuân thủ và thực hiện tốt những VP các chuẩn mực GĐ, hôn nhân, tôn giáo, quá
các quy tắc đã đc đề ra. VH, GD, không phù hợp trình xã hội hóa: nội quy
nơi tôn nghiêm, trường trường học, nội quy cty, khu
học, bệnh viện, công chung cư
cộng. - Đc thừa nhận ngầm và thường
có biểu hiện qua các tương tác
mặt đối mặt
- Có mặt tích cực, tiêu cực

CHƯƠNG 6: PHÂN TẦNG XÃ HỘI

6.1. Phân tầng XH

6.1.1. Phân tầng XH


- Là sự phân chia các cá nhân trong XH thành các tầng lớp nhất định. Trong đó, mỗi
tầng XH bao gồm những cá nhân có đặc điểm chung hay có sự ngang bằng nhau về
những phương diện nào đó như: của cải, vị trí XH, uy tín, quyền lực, tuổi tác
- John Macionis, K/N PTXH:
● Thứ nhất, là đặc điểm của XH không phải sự khác biệt giữa các cá nhân.
● Thứ hai, chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vị trí XH của cha mẹ có thể
truyền sang cho con cái. Và bối cảnh XH định hình lên vị trí.
● Thứ ba, phổ biến ở mọi nơi. Có nơi phân tầng chủ yếu dựa vào uy tín, có nơi
nhấn mạnh về quyền lực hoặc của cải.
● Thứ tư, liên quan đến niềm tin XH. Không chỉ có sự đa dạng về bất bình đẳng
mà còn đa dạng cả về sự giải thích tại sao người ta lại bất bình đẳng từ XH
này qua XH khác.
6.1.2. Cơ sở tạo ra sự PTXH
M.Weber khi nói về cơ sở tạo ra sự phân tầng đã đưa ra 3 khía cạnh:
● Sự giàu có về tất cả các tài sản KT của một XH: Đất đai, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, LĐ, DV, LĐ tích lũy…
● Quyền lực: Là khả năng của 1 người hay nhóm người trong việc gây ảnh
hưởng lên hành động của người khác bất chấp người ta có muốn như vậy hay
không.
● Uy tín:
+ Là sự quý trọng, thừa nhận mà một người nhận được từ người khác.
+ Xuất phát từ nhiều nguồn: tiếng tăm, sự thừa nhận từ công chúng, sự
kính trọng và sự ngưỡng mộ, sự tôn trọng và quý mến. Có thể đạt bằng
nhiều cách: dũng cảm, thông minh, tài ba, tốt bụng, rộng lượng… Có
thể mua bằng tiền.
+ Quyền lực cũng có thể tạo ra uy tín.
+ Từ uy tín có thể chuyển thành sự giàu có. Uy tín đến từ việc chiếm giữ
vị trí cao trong XH. Uy tín và vị trí cao trong XH thường đạt bằng
những thành công trong các lĩnh vực thông qua góc nhìn của công
chúng.
6.1.3. Tính hai mặt của PTXH

Mặt tích cực Mặt tiêu cực


- Tạo động lực để các cá nhân phấn đấu, - Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Cơ hội
phát triển bản thân về nhiều phương diện cho người giàu nhiều hơn.
- Tạo ra sự phân công lao động XH linh - Gia tăng việc mất cơ hội chăm sóc về sức
hoạt khỏe, y tế, GD, nhà ở, thụ hưởng các
- Sàng lọc, xuất hiện các tầng lớp mới ưu DVXH…
tú, xuất sắc hơn, có khả năng thích ứng - Dễ xuất hiện các nhóm XH dễ bị tổn
với sự phát triển và đòi hỏi của XH theo thương: người già, trẻ em, PN không có
từng GĐLS việc làm, người khuyết tật
- Những tác động về mặt tâm lý, nhận thức,
tinh thần khác…

6.1.4. Các hệ thống PTXH


● Hệ thống PTXH đóng:
- Trong XH chiếm hữu NL chia ra làm 2 đẳng cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, 2 đẳng cấp
này tạo nên HT phân tầng đóng, vách ngăn giữa 2 đẳng cấp này trở nên chết cứng và
đóng kín.
- VD: Biểu hiện rõ nhất là trong hôn nhân ở Ấn Độ.
● Hệ thống PTXH mở:
- Vẫn tồn tại sự PTXH, giai cấp và sự bất bình đẳng nhưng đã có sự mềm dẻo, uyển
chuyển hơn về vách ngăn giữa các giai cấp, tầng lớp trong XH.
- Địa vị của cá nhân phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của họ. PTXH này giải
phóng sức LĐXH, tăng tính năng động XH, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ.

6.2. Di động XH

6.2.1. Định nghĩa


Di động XH là sự di chuyển của các cá nhân, nhóm XH từ một vị trí này đến một vị
trí XH khác.
6.2.2. Nguyên nhân tạo ra sự di động XH
- Sự thay đổi khách quan về kết cấu của những tầng lớp trong XH.
- Sự thay đổi về quy mô DS trong mỗi tầng lớp XH khác nhau (sinh, chết, nhập
cư, xuất cư).
- Sự thay đổi của cá nhân trong việc dịch chuyển giữa các nhóm theo nghề
nghiệp, khu vực…
6.2.3. Phân loại
● Di động theo chiều ngang - dọc
- Di động theo chiều ngang: sự VĐ cá nhân giữa các nhóm XH, giai cấp XH
tới một vị trí ngang bằng về mặt XH. Liên quan đến di chuyển địa lý giữa các
khu vực, các thị trấn, TP hoặc các vùng địa phương.
- Di động theo chiều dọc: sự VĐ của các cá nhân giữa các nhóm XH, giai cấp
XH tới vị trí, địa vị XH có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Biểu hiện của hình
thức này di động là sự thăng tiến, đề bạt - di động lên; và miễn nhiệm, rút lui,
lùi xuống, thất bại - di động xuống.
● Di động trong thế hệ và di động liên thế hệ
- Di động giữa các thế hệ: thế hệ con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so
với địa vị của cha mẹ.
- Di động trong thế hệ: là 1 người thay đổi vị trí nghề nghiệp, nơi ở trong cuộc
đời làm việc của mình, có thể cao hơn hoặc kém hơn so với người cùng thế hệ.

6.3. Bất bình đẳng XH

6.3.1. Định nghĩa


Là sự không ngang bằng nhau về cơ cấu XH giữa các cá nhân, nhóm trong XH, liên
quan đến sự không ngang bằng nhau về cơ hội XH như: của cải, uy tín, quyền lực
giữa các cá nhân, nhóm. Phổ biến, trong mọi GĐ phát triển của XH loài người.
VD: giữa nam - nữ, chủ - thợ, nhân viên - sếp,...
6.3.2. Cơ sở của bất bình đẳng XH
● Cơ hội trong CS
- Những thuận lợi VC như của cải, tài sản và thu nhập cải thiện chất lượng CS.
Mang lại những lợi ích BVSK hay ANXH.
- Trong một XH cụ thể, 1 nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm
khác thì không; và đó là nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng XH.
● Địa vị XH
- Do những TV của các nhóm XH tạo nên và thừa nhận chúng.
- VD: của cải, sự trong sạch về tôn giáo, địa vị chính trị, v.v…
● Ảnh hưởng của chính trị

CHƯƠNG 7: NHỮNG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI ỔN ĐỊNH VÀ


BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
7.1. Hành vi tập thể

- Hành vi tập thể: là hành động, suy nghĩ và cảm xúc ở nhiều người và không tuân thủ
tiêu chuẩn XH đã xác lập.
- Tin đồn và đám đông hỗn tạp là 2 minh họa mà các nhà XHH gọi là hành vi tập thể.
7.1.2 Tập thể và quần chúng

Tập thể Quần chúng

Số đông những người có sự tương tác với nhau hạn Là tập thể đã đc địa phương hóa, là “sự tập hợp
chế và họ không có cùng tiêu chuẩn được xđ rõ và trong nhất thời những người có cùng quan điểm
theo quy ước chung và thường ảnh hưởng lẫn nhau”.

● Tập thể địa phương hóa 4 loại quần chúng dựa trên mức độ cảm xúc
● Tập thể phân tán khác nhau
3 đặc điểm phân biệt tập thể và tập thể XH ● Quần chúng ngẫu nhiên
● Sự tương tác XH hạn chế (mốt thời trang) ● Quần chúng quy ước
● Ranh giới XH không rõ ràng (đám đông đứng ● Quần chúng biểu cảm
xem tai nạn GT) ● Quần chúng hành động
● Tiêu chuẩn yếu và không theo quy ước (đám ● Quần chúng phản đối (thúc đẩy một số
đông tụ tập sau các trận bđ) mục tiêu kinh tế, chính trị, XH)

7.1.3 Các loại hình quần chúng (tập thể địa phương hóa)

Quần chúng ngẫu nhiên Quần chúng quy ước Quần chúng biểu cảm Quần chúng hành
động

Đám đông chỉ nhận biết về Thường là KQ của việc thiết Hình thành xung quanh Tham gia vào các hđ
nhau một cách thoáng qua lập chương trình thận trọng, các sự kiện khơi gợi có tính chất bạo động
được tập hợp một cách Các thành viên không thể cảm xúc đối với các và phá hoại khi cảm
ngẫu nhiên do có một mối tương tác với nhau nhiều thành viên của quần xúc kết hợp đã không
quan tâm chung nhất thời nhưng họ sẽ hđ dựa trên các chúng thể kiềm chế được
quy chuẩn được công nhận
là thích hợp với tình hình

- Theo nhà XHH Macionis, quần chúng có thể thay đổi từ dạng này sang dạng
khác.
- Loại hình bạo lực nhất của quần chúng hành động là đám đông hỗn tạp - “đám
đông xúc cảm cao kết hợp bằng mục đích chung của một số hành động bạo lực và phá
hoại đặc trưng”. Đám đông hỗn tạp thực ra là quần chúng hành động với nhiều cảm
xúc nhắm đến các hành động bạo lực có cân nhắc và nhận thức. Thời gian gắn kết
ngắn vì họ có những mục tiêu hạn chế.
- Tính tổ chức và đoàn kết kém hơn đám đông hỗn tạp là nổi loạn.
- Một loại hình quần chúng hành động khác là sự hốt hoảng, khi đám đông bị một số đe
dọa, kích thích dẫn đến những hành vi có vẻ phi lý và mang tính tự hủy, mất kiểm
soát.
7.1.4 Các hành vi của tập thể phân tán
a. Tin đồn
- Tin đồn, có hay không có căn cứ, đều có khả năng hình thành nhiều quần
chúng hay hđ tập thể khác.
- Một kiểu tin đồn trong phạm vi hẹp hơn và thường liên quan đến đời tư người
khác là chuyện tầm phào.
b. Dư luận
- Ám chỉ thái độ của mọi người trong XH đối với một hay nhiều vấn đề gây
tranh cãi.
- “Vấn đề XH ám chỉ các vấn đề quan trọng mà người ta không đồng ý”
- Để phân tích, đánh giá dư luận nhằm đưa ra các quyết định, người ta thường tổ
chức thăm dò dư luận.
- Ở địa phương và trên phạm vi toàn quốc, những người nổi bật trong XH phục
vụ với tư cách là người hướng dẫn dư luận phản ánh và định hình dư luận
bằng cách sử dụng tuyên truyền.
c. Thời trang và mốt nhất thời
- Theo Macionis, “là mẫu XH được nhiều người ưa chuộng trong một thời
gian”.
- “Là mẫu XH có phần nào không theo quy ước được nhiều người nồng nhiệt
tán thành, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn”.
- Thời và mốt nhất thời là 2 loại hình bổ sung của hành vi tập thể trong số
những người sống phát tán trên một vùng địa lý rộng lớn.
- Hợp thời trang (thường là khen); theo mốt nhất thời (ý nghĩa trách mắng nhẹ
nhàng).
7.2. Các phong trào XH

7.2.1 Các loại phong trào XH


- PTXH là hđ có tổ chức nhằm khuyến khích hay ngăn cản thay đổi XH.
- So với các hình thức khác của hành vi tập thể, phong trào XH có mức độ tổ chức nội
bộ cao hơn, thời gian thường kéo dài lâu hơn và nỗ lực trong việc định hình tổ
chức của chính XH.

PTXH thay thế PTXH cải cách PTXH cứu vãn PTXH cách mạng

Mong muốn thay Nỗ lực mang lại sự Tập trung vào một Mang lại sự thay
đổi hạn chế ở một thay đổi hạn chế số cá nhân, nỗ lực đổi mang tính CM,
số cá nhân bằng trong XH nói mang lại sự thay phủ nhận các thể
cách thuyết phục chung đổi cơ bản trong chế XH đang tồn
họ từ bỏ thái độ và đời sống của họ tại
hvi đặc trưng để
ủng hộ thái độ và
đặc trưng thay thế

7.2.2 Các giai đoạn trong PTXH


a. Xuất hiện
- Các PTXH bắt nguồn từ nhận thức cho rằng tất cả mọi việc đều không ổn.
- Một số phong trào xuất hiện khi một nhóm nhỏ cố gắng nâng cao nhận thức của quần
chúng đối với một số VĐXH (khích động quần chúng).
b. Hợp nhất
- Sự hợp nhất của nhiều cá nhân thành một tổ chức thâm nhập vào ĐSXH một cách tính
cực: sự phát triển ở vị trí lãnh đạo, hoạch định các chính sách và chiến lược phù hợp,
thu hút người mới và giới truyền thông.
c. Tổ chức quan liêu
- Tổ chức quan liêu thay thế các mqh cá nhân như phương tiện gắn bó với phong trào.
- Hành chính hóa (chuyên môn hóa) vai trò của các thành viên.
d. Suy thoái
- ĐK duy trì và tồn tại
- Năng lực của vị trí lãnh đạo
- Sự chuyển hướng của lãnh đạo
- Bị đàn áp
- Đc xác lập tư cách chính thống, hòa nhập vào hệ thống kinh tế - chính trị - XH nên
kết thúc hđ.
7.2.3 Các nguyên tắc của PTXH
a. Nguyên tắc “danh tính”
- Ai là người đấu tranh?
- PTXH được xđ và nhận dạng bởi những lợi ích và mục tiêu của nó.
b. Nguyên tắc “đối lập”
- Một phong trào chỉ có thể đc tổ chức và tiến hành khi xđ đc “đối thủ của mình”.
- Xung đột làm nảy sinh đối thủ và hình thành nên ý thức của các cá nhân thành viên
c. Nguyên tắc “toàn thể”
- Vì sao phải đấu tranh?
- Cái “được mất” của sự đấu tranh

7.3. Biến đổi XH (nguồn gốc)

Giá trị VH Tư tưởng MT tự nhiên Dân số Cấu trúc XH

VH là một hệ - M. Weber cho - Sự tương tác - Áp lực nhân - Căng thẳng


thống động rằng các yếu giữa XH loài khẩu học (tăng / và mâu
mà trong đó tố VH phi VC người và MT giảm DS, di cư thuẫn trong
con người liên như tư tưởng tự nhiên. giữa và trong chính bản
tục đưa ra các và niềm tin - Các thảm XH), dẫn đến thân
yếu tố mới và cũng khuyến họa tự nhiên TPDS trong CTXH.
hủy bỏ các khích sự biến như sóng XH thay đổi - K.Marx:
yếu tố khác đổi XH thần, núi lửa - Nhu cầu tăng xung đột
(đổi mới - - Tư tưởng phun trào, do DS gia tăng giữa các
khám phá - đóng vai trò động đất đã gây tác động giai cấp là
truyền bá) quan trọng thường gây lên MTTN nguồn NL
trong sự phát ra những để thay đổi
triển của các biến đổi XH XH
PTXH sâu sắc
7.4. Những đặc trưng của biến đổi XH

Biến đổi XH có sự khác biệt về TG và ảnh hưởng của chúng đối với ĐSXH.
● Diễn ra trong những khoảng TG khác nhau, vì vậy dẫn đến những hệ quả khác nhau.
● Vừa có những ảnh hưởng tích cực vừa có những ảnh hưởng tiêu cực.
Biến đổi XH vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi KH.
● Những biến đổi XH chủ động có thể kiểm soát (nền kinh tế thị trường).
● Những biến đổi XH tự phát khó kiểm soát (thất nghiệp, tệ nạn XH).
Biến đổi XH thường gây nhiều tranh cãi.

7.5. Những yếu tố tác động đến biến đổi XH

Đổi mới Công nghiệp hóa Đô thị hóa

- Kiến tạo nên những - SD nhiều máy móc. Tiểu - CNH tạo động lực thúc đẩy
biến đổi trong XH thủ công dần bị thay thế các đô thị phát triển nhanh
- Những yếu tố đổi mới bởi nền SX hàng loạt. chóng hơn.
có thể được du nhập - Mặt trái của CNH: công - Quá trình đô thị hóa thu hút
từ bên ngoài (hđ, đồ nhân cảm thấy bị tha những người dân từ vùng
vật, tư tưởng) hoặc hóa, tách rời và bất lực. nông thôn đến đô thị. Tự
bên trong một XH (đổi - Đóng góp nhiều cho sự điều chỉnh cách sống để
mới kỹ thuật) trong phát triển của XH. thích nghi với MTXH mới.
quá trình phát triển - CNH, HĐH, ĐTH mang lại
- Quá trình du nhập VH tiến bộ cho XH ở nhiều mặt
(chủ động và thụ nhưng cũng dẫn đến những
động) bất lợi cho con người trong
XH hiện đại (ô nhiễm, bệnh
tật, nghèo đói…)

● Hiện đại hóa từ quan điểm của:


- Tính hiện đại là một trong những mối quan tâm chính trọng nghiên cứu thay
đổi XH, định nghĩa như các “mẫu tổ chức XH liên kết với CNH”.
(Macionis).
Ferdinand Emile Durkheim Max Weber Peter L. Berger
Tonnies

Nhấn mạnh - HĐH gắn - Hiện đại có - Sự suy sụp của


sự phát liền với sự nghĩa là thay các cộng đồng
triển của gia tăng đổi thế giới nguyên thủy nhỏ
CN cá nhân phân công qua truyền - Mở rộng quyền
lao động XH thống bằng tư lựa chọn cá nhân
(chuyên môn duy duy lý - Sự đa dạng XH
hóa). - Trong XH hiện gia tăng, thúc
- Tinh thần đại, con người đẩy quan điểm
đoàn kết coi trọng hiệu khoa học và duy
máy móc quả mà ít sùng lý
dần nhường kính QK. Tính - Sự định hướng
chỗ cho tinh toán và cân tương lai và sự
thần đoàn nhắc những gia tăng mối
kết hữu cơ BP hiệu quả quan tâm đối với
nhất để đạt đc TG
mục đích
(Macionis)

You might also like