Hoàng Bảo Nhân_Văn 3A

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ tên: Hoàng Bảo Nhân

Mã sinh viên: 21S6010226

CHIẾU
I. Văn bản hành chính
Văn bản hành chính là một phần không thể thiếu trong đời sống chính trị của
một quốc gia. Chúng gắn liền với những hoạt động mang tính chất quan phương
của nhà nước, thể hiện sự chú ý của những người lãnh đạo về mọi mặt trong xã
hội. Và trong hệ thống văn bản hành chính thời trung đại, chiếu là một loại hình
văn bản có tầm quan trọng thiết yếu.
Xuất hiện và phát triển trong chế độ phong kiến, chiếu là một loại hình văn
bản hành chính có vai trò rất lớn. Ở mọi triều đại, trong mọi thời kì, chiếu luôn
được coi là một trong những loại hình văn bản hành chính quan phương nhất, bởi
nó trực tiếp thể hiện những mệnh lệnh, những ý kiến, những suy nghĩ của nhà vua
và được ban bố rộng rãi cho quần thần và dân chúng. Nhưng mặt khác đây cũng là
một thể loại văn học quan trọng ra đời từ thời cổ. Ở Việt Nam, chiếu cũng xuất
hiện tương đối sớm và được ghi chép lại khá nhiểu trong sử sách. Đặc biệt là hai
bộ sử lớn của Việt Nam là Đại Việt sử kí toàn thư và Đại Nam thực lục do Quốc sử
triều Nguyễn soạn. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên
cứu sâu và hệ thống các văn bản chiếu chiếu của Việt Nam.
II. Khái niệm “Chiếu”
Theo Đại từ điển tiếng Việt, chiếu là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân
biết rõ một số chính sách của nhà nước, viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu
ngắt thành hai đoạn bốn - sáu hoặc sáu - bốn và có về đối ở từng cặp câu.
Theo Từ điển Văn học (bộ mới), chiếu lệnh là một hình thức văn chương của
Trung Quốc và nhiều nước phương Đông thời cổ, dùng để gọi chung các văn từ
mệnh lệnh do nhà vua ban bố cho quần thần, bao quát các thể văn sách, chiếu,
mệnh, lệnh, chế, cáo… vốn không thống nhất về thể loại cũng như tên gọi.
Trong Thơ văn Lý - Trần nhìn từ thể loại, NXB Giáo dục,1996, tác giả
Nguyễn Phạm Hùng đã đưa ra định nghĩa về chiếu như sau:
“Chiếu là loại văn bản hành chính của triều đình nhằm công bố cho thần dân
trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới
đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều”.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa chung cho
văn chiếu như sau:
Chiếu là văn bản hành chính có tính quan phương trong thời kì trung đại,
nhằm công bố cho thần dân trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay
những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều và thường
được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn - sáu
hoặc sáu - bốn, có vế đối ở từng cặp câu.
III. Đặc trưng
Chiếu không chỉ đơn thuần thuộc phạm vi của văn bản hành chính của thời
kì Trung đại mà còn là một thể loại có nhiều đóng góp cho nền văn học mỗi nước
trong thời kì này. Đó là một thể loại văn học có chức năng cao, phục vụ cho việc
giao tiếp có tính quan phương. Tùy vào mỗi triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn
bản chiếucó những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, mỗi thời kì cụ thể
mà văn bản chiếu có những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, từng thời kì
đó. Nhưng về cơ bản, đặc trưng của thể loại này, xét về nội dung là mệnh lệnh của
vua chúa đối với thần dân; xét về hình thức thì đó là sự vận dụng phổ biến các cách
diễn đạt của văn xuôi cổ thể, của biền văn, tản văn, và cả vận văn nữa, trong đó
phổ biến nhất là hình thức biền văn. Từ ngữ được sử dụng trong văn chiếu cũng rất
đa dạng, phong phú. Điều này nhằm phù hợp với mục đích sử dụng của văn chiếu:
vừa đảm bảo tính bác học vừa đảm bảo tính phổ cập, vì phải để mọi tầng lớp nhân
dân đều có thể hiểu được.
Các nhà lý luận văn học cổ xem chiếu là một hình thức văn học quan trọng.
Trong 文心雕龍 Văn tâm điêu long, Lưu hiệp 劉勰 đã xếp thiên Chiếu sách 詔策
vào thiên thứ 19. Ông viết: “唯詔 策乎軒轅 唐虞 同稱為命 ...降及七國並稱曰
令, 秦改令為詔 ... 古之詔詞 皆用散文, 故能深厚, 爾雅, 感動乎人 (Duy có chiếu
sách hồ Hiên Viên, Đường, Ngu gọi là mệnh, giáng cập thất quốc tịnh xưng lệnh.
Tần cải lệnh vi chiếu... Cổ chi chiếu từ giai dụng tản văn, cố năng thâm hậu, nhĩ
nhã, cảm động hổ nhân). Duy có chiếu sách vào thời Hiên Viên, Đường, Ngu được
gọi là mệnh... ban xuống cho 7 nước thì gọi là lệnh, về sau Tần sửa mệnh thành
chiếu... Lời chiếuthời cổ đều dùng tản văn, cho nên ý tứ thâm sâu, điển nhã, cảm
động lòng người...”
Chiếu thuộc kiểu giao tiếp cộng đồng, lấy số đông làm đối tượng. Tất nhiên
trong một số trường hợp, nhà vua có thể ban di chiếu riêng cho một số người.
Nhưng về cơ bản, đó vẫn là sự giao tiếp giữa vua và thần dân, giữa triều đình
phong kiến và dân chúng, giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị.
Sự tồn tại của văn học chiếu gắn bó với sự tồn tại của các triều đại phong kiến,
chính vì thế, khi chế độ phong kiến sụp đổ, loại hình văn hành chính này cũng sẽ
không còn lí do để tồn tại.
III. Ví dụ minh hoạ
''Chiếu dời đô'' được viết theo thể chiếu
Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷 都 詔 ) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn
được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách Đại Việt sử ký toàn thư,
bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010
để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La.

IV. Kết luận


+ Là thể văn nghị luận thời xưa.
+ Do vua chúa hoặc thủ lĩnh một phong trào viết ra.
+ Là một loại văn ban bố công khai, thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận
sắc bén, thường được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu
SLIDE

You might also like