Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Các ứng dụng của thép trong ngành cơ khí

2.
Mỗi loại thép có những đặc tính riêng để đáp ứng cho những yêu cầu khác nhau
trong thực tế, thông thường các loại thép sẽ được ứng dụng để chế tạo các sản
phẩm như sau.
Chế tạo máy

Những loại thép có độ dẻo dai, bền, chịu tải trọng và chống mài mòn tốt sẽ
được sử dụng để chế tạo các chi tiết máy như trục máy, trục vít, trục cán… Các
mác thép được ứng dụng để chế tạo máy như SS400; thép 45C, S45C, C45 PHI
3; thép SNCM439 NIPPON STEEL; thép 40X – 40X STEEL; thép 55C, S55C
– 55C, S55C STEEL…
Dụng cụ cơ khí

Thép gió được sử dụng phổ biến để chế tạo các dụng cụ cắt gọt, công cụ tháo
lắp như các mũi khoan, dao phay, mỏ lết, cờ lê, tuốc nơ vít,… vì thép gió có
tính dẻo dai và chống mài mòn tốt. Một số mác thép như M42, SKH59; SKH51
SKH55 / M35 STEEL, SKH55, M35; M42, SKH59….
Làm lõi khuôn

PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU THÉP TRONG NGÀNH CƠ
KHÍ

Đăng bởi: Tinh HàDanh mục: Tin kỹ thuật


Thép là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong ngành cơ khí. Những cơ
tính của thép như khả năng biến dạng và độ bền cao, độ bền kéo tốt giúp
cho thép có thể ứng dụng tốt trong nhiều sản phẩm. Trong bài viết này,
hãy cùng Tinh Hà tìm hiểu các loại thép được dùng trong ngành cơ khí và
những ứng dụng của chúng.

1.
Khái niệm chung về thép

2.

Thép là hợp kim có thành phần chính là sắt (Fe), cùng với cacbon (C) có hàm
lượng từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và hàm lượng nhỏ một số các
nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu… để tăng độ cứng, hạn
chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của
các nguyên nhân khác nhau.
Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm
kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và sức
bền kéo đứt. Những tính chất quan trọng nhất của thép là khả năng biến dạng
và độ bền cao, độ bền kéo tốt và độ dẫn nhiệt tốt. Đặc tính quan trọng nhất của
thép không gỉ (inox) là khả năng chống ăn mòn của nó.
» Đọc thêm: Ứng dụng của các loại vật liệu gang trong cơ khí

1.
Phân loại thép dùng trong cơ khí

2.

Dựa theo thành phần hóa học của các nguyên tố trong thép thì chia thành hai
nhóm là thép cacbon và thép hợp kim.
2.1 Thép cacbon
Thành phần hóa học trong thép cacbon ngoài sắt và cacbon thì còn một số
nguyên tố khác gọi là các tạp chất trong thành phần của thép như Mn, Si, P,
S… Tùy theo phần trăm cacbon trong thép mà thép cacbon được chia thành 4
nhóm:

 Thép cacbon thấp (hàm lượng C không quá 0,25%): thép có độ dẻo, dai
nhất định nhưng độ bền và độ cứng thấp.
 Thép cacbon trung bình (hàm lượng C từ 0,3% đến 0,5%): thép có thể
chịu tải trọng tĩnh và chịu sức va đập cao.
 Thép cacbon tương đối (hàm lượng C từ 0,55% đến 0,65%): thép có tính
đàn hồi cao, độ bền lớn.
 Thép cacbon cao (hàm lượng C > 0,7%): thép có độ cứng, độ bền cao.
2.2 Thép hợp kim
Đối với loại thép này thì ngoài sắt và cacbon và các tạp chất như trên thì người
ta còn đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt (như Cr, Ni, Mn, W, V, Mo, Ti, Cu,
Ta, B, N….) với một hàm lượng nhất định để làm thay đổi tính chất của thép
phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Dựa vào thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép thì thép hợp kim được
chia thành 3 loại:

 Thép hợp kim thấp: Nguyên tố hợp kim ≤ 2,5 %


 Thép hợp kim trung bình: Nguyên tố hợp kim chiếm 2,5 – 10%
 Thép hợp kim cao: Nguyên tố hợp kim ≥ 10 %
Phân loại theo các nguyên tố hợp kim chúng ta có các loại như thép có chứa
hàm lượng silic gọi là thép silic, thép có hàm lượng phốt pho gọi là thép phốt
pho, thép có hàm lượng crom gọi là thép crom,….
Phân loại thép hợp kim theo công dụng thì chúng ta có:

 Thép hợp kim kết cấu: là loại thép có chứa khoảng 0,1 – 0,85% cacbon
và hàm lượng nguyên tố hợp kim thấp. Thép có độ cứng cao, khả năng
chống mài mòn tốt và khả năng chịu tải trọng lớn. Môt số mác thép C20,
C45, C65 …
 Thép hợp kim dụng cụ: có độ chống mài mòn, độ cứng cao sau khi
được nhiệt luyện. Hàm lượng cacbon trong thép hợp kim dụng cụ
khoảng 0,7 – 1,4%, hàm lượng tạp chất lưu huỳnh và phốt pho không
đáng kể (<0,025%). Một số mác thép CD70, CD80, CD100
 Thép gió: loại thép này có các thành phần nguyên tố sắt, cacbon,
vonfram, coban,.. có độ cứng, độ bền cao, chống chịu mài mòn tốt và
chịu nhiệt lên đến 650O C. Thép gió được ứng dụng nhiều để làm các
dụng cụ cắt gọt hay các chi tiết máy phức tạp. Một số mác thép
90W9V2, 75W18V, 140W9V5, 90W18V2.
 Thép không gỉ: hay còn gọi là inox, có khả năng chống ăn mòn cực tốt
với hàm lượng crom khá cao (> 12%), thép không gỉ được chia thành 4
loại chính gồm austenit, ferit, austenit-ferit, mactenxit. Một số mác thép
304, 304H, 304L, 316, 201…

1.
Các ứng dụng của thép trong ngành cơ khí

2.
Mỗi loại thép có những đặc tính riêng để đáp ứng cho những yêu cầu khác nhau
trong thực tế, thông thường các loại thép sẽ được ứng dụng để chế tạo các sản
phẩm như sau.
Chế tạo máy

Những loại thép có độ dẻo dai, bền, chịu tải trọng và chống mài mòn tốt sẽ
được sử dụng để chế tạo các chi tiết máy như trục máy, trục vít, trục cán… Các
mác thép được ứng dụng để chế tạo máy như SS400; thép 45C, S45C, C45 PHI
3; thép SNCM439 NIPPON STEEL; thép 40X – 40X STEEL; thép 55C, S55C
– 55C, S55C STEEL…
Dụng cụ cơ khí

Thép gió được sử dụng phổ biến để chế tạo các dụng cụ cắt gọt, công cụ tháo
lắp như các mũi khoan, dao phay, mỏ lết, cờ lê, tuốc nơ vít,… vì thép gió có
tính dẻo dai và chống mài mòn tốt. Một số mác thép như M42, SKH59; SKH51
SKH55 / M35 STEEL, SKH55, M35; M42, SKH59…
Xem thêm các loại dao cụ HSS của OSG
Làm lõi khuôn

Thép cũng được sử dụng là loại vật liệu làm lõi khuôn, tuy nhiên với các loại
khuôn khác nhau như khuôn nhựa, khuôn dập nóng, khuôn dập nguội… lại
được làm từ những loại thép khác nhau.

 Thép dùng làm khuôn nhựa: Thép FDAC – FDAC STEEL, G-STAR /
HPM77 STEEL, THÉP G-STAR / HPM77; HPM-MAGIC – HPM-
MAGIC STEEL; STAVAX / STAR STEEL; STAVAX / STAR; 2083
STEEL; 2083 không có độ cứng; NAK80 / CENA1 STEEL; NAK80 /
CENA1… có khả năng chống gỉ cao, dễ gia công; chống mài mòn và
đánh bóng tốt, độ cứng đồng nhất, chi phí bảo trì thấp.
 Thép dùng làm khuôn dập nóng: Thép SKD61 HITACHI; SKD61;
SKD62 – SKD62 STEEL; FDAC – FDAC STEEL; SKD61 cải tiến –
DAC55; SKT4 – SKT4 STEEL có độ dai va đập tốt, độ bền nhiệt cao,
biến dạng ít khi nhiệt luyện, khả năng gia công cơ tốt.
 Thép dùng làm khuôn dập nguội: Thép tấm SKD11 NIPPON Nhật
Bản; thép SDK11 HITACHI; SKD11 dày 8 ly; SLD-MAGIC STEEL,
THÉP SLD-MAGIC; SDK11 HITACHI có độ thấm tôi tốt, dễ gia công,
khả năng chống mài mòn cao…
Các chi tiết chịu mài mòn cao
Những loại thép được dùng để làm khuôn dập nguội vì có đặc tính chống mài
mòn cao nên cũng được sử dụng để chế tạo các chi tiết sử dụng trong môi
trường hay bị mài mòn, như bản lề, ốc vít, bánh răng, băng chuyền, chốt…

3. Phân loại và ứng dụng của các loại gang


3.1. Gang thường (gang trắng)
Gang trắng thường là hợp kim sắt và cacbon, trong đó cacbon có hàm lượng ở
dạng liên kết Fe3C là 3-3,5%. Vì vậy, gang thường luôn chứa hỗn hợp cùng
tinh và chia làm 3 loại, cụ thể:
 Gang trắng cùng tinh %C = 4,3%.
 Gang trắng trước cùng tinh %C ≤ 4,3%.
 Gang trắng sau cùng tinh %C ≥ 4,3%.

Dòng gang này có màu sáng trắng với đặc tính là độ cứng, độ giòn cao, gia
công hàn hoặc cắt khó khăn. Do đó, gang chủ yếu được ứng dụng cho mục đích
chế tạo các chi tiết máy cần tính chống ăn mòn cao hoặc luyện thép. Hoặc sử
dụng để đúc ủ thành các loại gang khác như gang xám biến trắng, gang dẻo.

Gang Graphit
Gang Graphit là sự kết hợp của hợp kim sắt và cacbon. Trong đó, Cacbon có
thành phần lớn hơn 2,14% và thêm các tạp chất Si, Mn, P, S,.... Phần lớn tổ
chức của gang chứa cacbon ở dạng tự do graphit với nhiều hình dạng như: cầu,
tấm, cụm. Gang Graphit không có Fe3C hoặc có rất ít.
Dựa vào hình dạng của graphit nên được phân loại thành các loại sau:
 Gang xám (Gray cast iron): Là loại gang thông dụng nhất được thiết kế
toàn bộ Cacbon tồn tại dưới dạng graphit ở dạng phiến, tấm, chuỗi. Ưu
điểm của gang xám là giá thành tương đối rẻ, khả năng cách âm cao, uốn
dẻo tốt. Nhiệt độ nóng chảy của gang xám thấp 1350ºC. Nhược điểm là bề
mặt xù xì, trọng lượng nặng, không mang tính thẩm mỹ cao, độ giòn cao
và khó rèn.
 Gang cầu (ductile iron): Thiết kế bên ngoài gang cầu có dạng quả cầu tròn
với đặc tính chống va đập tốt, độ bền cao, khả năng chống mài mòn và độ
bền dẻo. Gang cầu chứa thành phần gồm 4,3 – 4,6% nguyên tố C và Si. Nó
được ứng dụng phổ biến trong sản xuất các loại van công nghiệp hoặc chế
tạo chi tiết máy trung bình và lớn cần chịu tải trọng cao, hình dạng phức
tạp.
 Gang dẻo (malleable iron): Là dạng graphit cụm bông được ủ “graphit
hóa” trong nhiệt độ khoảng 850 – 1050⁰C từ loại gang trắng. Gang này có
ưu điểm là độ bền cơ học tốt, tính dẻo và thẩm mỹ cao, tuổi thọ dài. Tất cả
các loại van trong ngành van công nghiệp đều có thể dùng gang dẻo để chế
tạo. Tuy nhiên, vì giá thành cao và công nghệ sản xuất phức tạp nên ít
được dùng.
 Gang xám biến trắng: Bản chất của gang xám biến trắng là gang xám . Tuy
nhiên khi được đúc trong khuôn bề mặt sẽ được nhanh chóng làm nguội và
chuyển đổi thành gang trắng.
 Gang graphit ngắn (Gang CGI, GJV, CV): Tinh thể trong graphit ngắn và
dày hơn so với gang xám. Các hạt hợp kim gang được nung ở nhiệt độ cao
và ép vào khuôn ở áp suất cao nhằm liên kết các hạt graphit với nhau tạo
thành tổ chức gang.

Sản xuất gang thế nào?


4.1. Nguyên liệu sản xuất
 Quặng sắt trong tự nhiên (thành phần chủ yếu là oxit sắt) gồm có quặng
hematit chứa Fe2O3, quặng này có nhiều ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà
Tĩnh… và quặng manhetit chứa Fe3O4
4.2. Nguyên lý sản xuất gang
Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim
4.3. Quy trình sản xuất
 Quặng, đá vôi, than cốc được đưa vào lò cao và xếp thành từng lớp xen kẽ
nhau. không khí nóng được thổi từ phía dưới 2 bên lò. Phản ứng tạo ra khí
CO
 Khí Co khử oxit sắt trong quặng thành sắt, một số oxit khác cũng bị khử
tạo thành đơn chất. Sắt nóng chảy hòa tan một lượng nhỏ cacbon và một số
chất khác tạo ra gang lỏng rồi chảy xuống nồi và được đưa ra ngoài
 Đá vôi thì bị phân hủy ra Cao. CaO kết hợp với oxit SiO2 tạo thành xỉ. Xỉ
nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ngoài
 Khí tạo thành trong lò cao được thoát ra ở phía trên
5. Một số câu hỏi thường gặp
 Ký hiệu của gang là gì?

Gang xám: Theo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam TCVN 1659 – 75, ký hiệu
gang xám là bằng 2 chữ GX và hai số tiếp theo như: GX12-28; GX00; GX15-
32; GX21-40; GX18-38; GX28-48; GX36-56; GX32-52; GX40-60; GX44-64.
Gang dẻo: Ký hiệu là GZ và hai số tiếp theo chỉ độ giãn dài và bền kéo tương
đối tính theo %.
Gang cầu: Ký hiệu là GC với hai cặp chữ số chỉ giá trị tối thiểu của giới hạn
bền kéo và độ dẻo của gang.

You might also like