Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: MARKETING CĂN BẢN

CÁCH MÀ THƯƠNG HIỆU NÓN SƠN CHINH PHỤC THỊ


TRƯỜNG VIỆT NAM

GVHD: TS. TRẦN ĐÌNH LÝ

HVTH: LÊ THỊ THỦY

MSSV: 23123102

Lớp: DH23KE

1
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

Ngày…. tháng…. năm….

Giáo viên chấm điểm

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................Error! Bookmark not defined.


A. LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................... 5
Lý do chọn đề tài ................................................................................5
1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................7
a. Mục tiêu chung ....................................................................... 7
b. Mục tiêu cụ thể ........................................................................8
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................9
a. Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 9
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................10
4. Cấu trúc của đề tài ...................................................................... 10
B. NỘi DUNG
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ...........................................10
I. Lịch sử hình thành. .................................................................... 10
II. Tệp khách hàng. .......................................................................12
III. Sứ mệnh hướng tới. ...............................................................15
IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing mix.
17
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING HỔN HỢP ...............20
I. Sản phẩm. .................................................................................20
II. Giá. ...........................................................................................20
III. Phân phối. ................................................................................21
IV. Chiêu thị. ...................................................................................24
CHƯƠNG 3

3
GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
CỦA THƯƠNG HIỆU NÓN SƠN TRONG TƯƠNG LAI ........... 25
I. Căn cứ để đưa ra giải pháp ...................................................... 25
1. Sự thay dổi của thị trường ....................................................... 25
II. Giải pháp để phát triển chiến lược marketing mix của thương
hiệu nón Sơn trong tương lai. ........................................................26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 30
III. Kết luận ................................................................................. 30
IV. Kiến nghị ...............................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 31

4
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến
thầy Trần Đình Lý. Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn
học Marketing căn bản, em và các bạn sinh viên trong lớp đã
được thầy chỉ dạy, quan tâm trong cả một kỳ học vừa qua.
Thứ chúng em được nhận từ thầy Lý không chỉ là kiến thức
của môn học mà còn là những kỹ năng và những niền vui
nhỏ từ cách dạy gần gủi, luôn quan tâm đến các bạn sinh
viên đầy thắm thiết của thầy.
Trong quá trình tìm hiểu, tổng hợp và nghiên cứu chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
những đóng góp đến từ thầy để có thêm nhiều kinh nghiệm
phát triển và hoàn thiện bài tiểu luận một cách đầy đủ nhất.
Em xin chân thành cảm ơn thầy

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ
và Vừa Việt Nam, trên thị trường Việt Nam đang có khoảng 500

5
thương hiệu nón nổi tiếng, bao gồm cả những thương hiệu nội địa
và thương hiệu quốc tế. Trong đó, một số thương hiệu nón nổi tiếng
có thể kể đến như: Nón Sơn, MLB, Nike, Adidas, New Era, và Nón
Sơn đang là thương hiệu nón chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam
với khoảng 30% thị phần.

Nón Sơn để lại trong tâm trí người tiêu dùng những ấn tượng đặc
biệt về thiết kết, thương hiệu và đặc biệt là về cách họ giới thiệu
mình với người tiêu dùng. Nếu nói đến xe máy người ta sẽ nghỉ
ngay đến Honda thì tại Việt Nam khi nói đến mủ nón người ta
thường nghỉ ngay đến Nón Sơn như một điều hiển nhiên và đễ làm
như vậy thật sự là một thành công rất lớn của một thương hiệu có
suất phát điểm khiêm tốn như Nón Sơn.

Thương hiệu Nón Sơn thành lập vào năm đầu 2000 và Founder là
ông Trần Anh Sơn. Từ cuối những năm 1996 ông Sơn và vợ đã
kinh doanh các mặt hàng mũ nón nhập khẩu từ Hàn Quốc, sau 3
năm kinh doanh vợ chồng ông Sơn nhận thấy nhu cầu về mẫu mã
của người tiêu dùng trên thị trường tăng cao, nên vợ chồng ông
quyết định mở một thương hiệu nón mang chính cái tên ông Sơn
với logo tự thiết kế là 2 chiếc nón úp ngược vào nhau hình chữ S.

Nón Sơn được biết đến là một thương hiệu chuyên cung cấp các
sản phẩm nón với chất lượng cao và kiểu dáng thời trang phù hợp
với thị hiếu của giới trẻ. Giá cả của các sản phẩm nón sơn được
đánh giá là phù hợp với chất lượng và giá trị mà sản phẩm đem lại.

6
Nón Sơn có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, bao gồm các
cửa hàng, đại lý và các kênh bán lẻ trực tuyến. Và điều đặc biệt
nhất làm nên thành công của Nón Sơn đó là chiến lược marketing
mix vô cùng sáng tạo, táo bạo và vô cùng hiệu quả của mình. Mục
tiêu của bài tiểu luận này là cung cấp cái nhìn tổng quan về chiến
lược “marketing mix” của Nón Sơn, từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm quý giá để học hỏi cho mọi người và đặc biệt là các
doanh nghiệp khác. Và đó là lý do em chọn đề tài.

1. Mục tiêu nghiên cứu


a. Mục tiêu chung
 Mục tiêu chung của bài tiểu luận là để xác định tình hình
marketing mix của thương hiệu Nón Sơn hiện nay, phân tích, đánh
giá hiệu quả của marketing mix của thương hiệu Nón Sơn và đề
xuất giải pháp hoàn thiện marketing mix của thương hiệu Nón Sơn.
 Mục tiêu chung này được chia thành 3 mục tiêu nhỏ hơn, bao gồm:
 Xác định tình hình marketing mix của thương hiệu Nón Sơn hiện
nay. Mục tiêu này nhằm xác định các yếu tố của marketing mix mà
thương hiệu Nón Sơn đang sử dụng, bao gồm: sản phẩm, giá, phân
phối và xúc tiến.
 Phân tích, đánh giá hiệu quả của marketing mix của thương hiệu
Nón Sơn. Mục tiêu này nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả của từng
yếu tố marketing mix mà thương hiệu Nón Sơn đang sử dụng.
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing mix của thương hiệu Nón
Sơn.

7
b. Mục tiêu cụ thể

 Mục tiêu cụ thể của bài tiểu luận là để khảo sát thực trạng
marketing mix của thương hiệu Nón Sơn, phân tích những yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả của marketing mix của thương hiệu Nón
Sơn, đánh giá tác động của marketing mix đối với hiệu quả kinh
doanh của thương hiệu Nón Sơn và đề xuất giải pháp hoàn thiện
marketing mix của thương hiệu Nón Sơn.

 Mục tiêu riêng này được chia thành 4 mục tiêu nhỏ hơn, bao gồm:

 Khảo sát thực trạng marketing mix của thương hiệu Nón Sơn.
Mục tiêu này nhằm thu thập thông tin về marketing mix của thương
hiệu Nón Sơn thông qua các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn,
nghiên cứu tài liệu,...

 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của marketing
mix của thương hiệu Nón Sơn. Mục tiêu này nhằm phân tích những
yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả của
marketing mix của thương hiệu Nón Sơn.

 Đánh giá tác động của marketing mix đối với hiệu quả kinh doanh
của thương hiệu Nón Sơn. Mục tiêu này nhằm đánh giá tác động
của marketing mix đối với hiệu quả kinh doanh của thương hiệu
Nón Sơn, bao gồm doanh thu, thị phần, lợi nhuận,...

8
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing mix của thương hiệu Nón
Sơn.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


a. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung vào nghiên cứu chiến lược marketing mix
của thương hiệu Nón Sơn.
Cựu thể đối tượng nghiên cứu bao gồm:

 Các yếu tố của marketing mix: sản phẩm, giá, phân phối và xúc
tiến.

 Hiệu quả của marketing mix đối với hiệu quả kinh doanh của
thương hiệu Nón Sơn.

 Khảo sát thực trạng marketing mix của thương hiệu Nón Sơn.

 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của marketing
mix của thương hiệu Nón Sơn.

 Đánh giá tác động của marketing mix đối với hiệu quả kinh doanh
của thương hiệu Nón Sơn.

 Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing mix của thương hiệu Nón
Sơn.

b. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận trên là chiến lược marketing
mix của thương hiệu Nón Sơn tại thị trường Việt Nam.

9
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu bao gồm:

 Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.

 Không gian nghiên cứu: thị trường Việt Nam.

3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Bài tiểu luận về chiến lược marketing mix của thương hiệu Nón Sơn
có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các sinh viên, đặc biệt là
các sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh. Bài tiểu luận
giúp các sinh viên có cái nhìn tổng quan về chiến lược marketing
mix, từ đó hiểu rõ hơn về các yếu tố của marketing mix và cách
thức triển khai chiến lược marketing mix hiệu quả.

4. Cấu trúc của đề tài


Chương 1: Phân tích môi trường marketing.
Chương 2: Phân tích chiến lược marketing của nón sơn
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing của nón
sơn

CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH MARKETING MIX
I. Tổng quan về Marketing mi
1. Khái niệm, đặc trưng của Marketing mix
a. Khái niệm về Marketing mix.
 Marketing mix là một tập hợp các công cụ marketing mà doanh
nghiệp sử dụng để tạo ra giá trị cho khách hàng và đạt được mục
tiêu tiếp thị của mình. Các công cụ này bao gồm:

10
 Sản phẩm (Product): Sản phẩm là bất kỳ thứ gì được cung cấp cho
thị trường để đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng.
Sản phẩm có thể là hàng hóa, dịch vụ, kinh nghiệm hoặc ý tưởng.
 Giá cả (Price): Giá cả là số tiền mà khách hàng phải trả để mua
sản phẩm. Giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc định vị sản
phẩm và cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
 Phân phối (Place): Phân phối là quá trình đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng. Phân phối bao gồm các kênh phân phối, vị trí bán
hàng và các hoạt động hậu cần.
 Xúc tiến (Promotion): Xúc tiến là quá trình thông báo cho khách
hàng về sản phẩm và thuyết phục họ mua sản phẩm. Xúc tiến bao
gồm các hoạt động như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, quan hệ công
chúng và khuyến mãi.
 Marketing mix là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đạt
được mục tiêu tiếp thị của mình. Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố
trong marketing mix, doanh nghiệp có thể tăng cường giá trị sản
phẩm, dịch vụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng thu hút,
duy trì khách hang.

b.Những đặc trưng cơ bản của Marketing mix


 Tính linh hoạt: Marketing mix là một công cụ linh hoạt có thể
được điều chỉnh để phù hợp với từng doanh nghiệp và thị trường cụ
thể. Doanh nghiệp có thể thay đổi các yếu tố trong marketing mix

11
để đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, môi
trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh.
 Tính tổng thể: Các yếu tố trong marketing mix có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố này một
cách tổng thể để đảm bảo rằng chúng hỗ trợ lẫn nhau và đạt được
mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.
 Tính hướng về khách hàng: Marketing mix tập trung vào việc đáp
ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Doanh nghiệp cần
hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để có thể phát triển sản phẩm, định
giá, phân phối và xúc tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách
hàng.
 Tính sáng tạo: Marketing mix đòi hỏi sự sáng tạo của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm ra những cách mới và sáng tạo để sử
dụng các yếu tố trong marketing mix để đạt được mục tiêu tiếp thị
của mình.

II. Phân loại marketing mix


 Mô hình 4P: Đây là mô hình marketing mix truyền thống, được
phát triển bởi E. Jerome McCarthy vào năm 1960. Mô hình này bao
gồm bốn yếu tố chính:
 Sản phẩm (Product): Sản phẩm là bất kỳ thứ gì được cung cấp cho
thị trường để đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng.
Sản phẩm có thể là hàng hóa, dịch vụ, kinh nghiệm hoặc ý tưởng.

12
 Giá cả (Price): Giá cả là số tiền mà khách hàng phải trả để mua
sản phẩm. Giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc định vị sản
phẩm và cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
 Phân phối (Place): Phân phối là quá trình đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng. Phân phối bao gồm các kênh phân phối, vị trí bán
hàng và các hoạt động hậu cần.
 Xúc tiến (Promotion): Xúc tiến là quá trình thông báo cho khách
hàng về sản phẩm và thuyết phục họ mua sản phẩm. Xúc tiến bao
gồm các hoạt động như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, quan hệ công
chúng và khuyến mãi.
 Mô hình 7P: Mô hình này được phát triển bởi Philip Kotler vào
năm 1980. Mô hình này bổ sung thêm ba yếu tố mới vào mô hình
4P truyền thống:
 Con người (People): Con người là những người tham gia vào quá
trình marketing, bao gồm nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc
khách hàng và đại lý phân phối.
 Quy trình (Processes): Quy trình là các bước mà doanh nghiệp
thực hiện để sản xuất, phân phối và bán sản phẩm.
 Bằng chứng vật chất (Physical Evidence): Bằng chứng vật chất là
những thứ có thể nhìn thấy và cảm nhận được, chẳng hạn như cửa
hàng bán lẻ, trang web của doanh nghiệp và bao bì sản phẩm.
 Mô hình 4P và mô hình 7P đều là những công cụ hiệu quả giúp
doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp thị của mình. Doanh nghiệp

13
có thể lựa chọn mô hình phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cụ thể
của mình.
 Ngoài hai mô hình chính này, còn có một số mô hình marketing
mix khác được phát triển dựa trên nhu cầu và mục tiêu cụ thể của
doanh nghiệp. Ví dụ, mô hình marketing mix 8P được phát triển
bởi Michael E. Porter, bao gồm thêm yếu tố "Chiến lược
(Strategy)"

Vai trò của phát triển chiến lược marketing mix

 Marketing luôn là bài toán mà các doanh nghiệp phải giải quyết
khi muốn đưa sản phẩn đến gần hơn với người tiêu dùng, các chiến
lược marketing mix cũng thường xuyên phải thay đổi và phát triển
theo thời gian để phù hợp với thị trường. Trong thời đại hội nhập
và phát triển mạnh như hiện tại, thị trường sẽ luôn biến động và vai
trò của việc phát triển các chiến lược marketing mix là vô cùng
quan trọng.
 Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp cần phát triển chiến lược
marketing mix. Dưới đây là một số lý do chính:
 Để đạt được mục tiêu kinh doanh: Chiến lược marketing mix là
một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu
kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như tăng doanh số bán hàng, mở rộng
thị trường hoặc tăng thị phần.

14
 Để cạnh tranh với đối thủ: Trong môi trường kinh doanh ngày
càng cạnh tranh, doanh nghiệp cần có một chiến lược marketing
mix hiệu quả để cạnh tranh với đối thủ và thu hút khách hàng.
 Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Chiến lược marketing mix
giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng,
tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và xây dựng mối quan
hệ lâu dài với khách hàng.
 Để tối ưu hóa hiệu quả marketing: Chiến lược marketing mix giúp
doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả marketing, tránh lãng phí nguồn
lực và đạt được hiệu quả cao hơn.

III. Nội dung phát triển chiến lược marketing mix


1. Khái niệm phát triển chiến lược marketing mix
Phát triển marketing mix là quá trình mà doanh nghiệp phát triển
các công cụ marketing phù hợp với các mục tiêu cảu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu và mục tiêu cụ thể của
chiến lược marketing mix. Các mục tiêu này có thể bao gồm tăng
doanh số bán hàng, mở rộng thị trường hoặc tăng thị phần. Để xác
định mục tiêu doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường đặc biệt
là các thị trường tiềm năng. Với khách hàng, daonh nghiệp cần phải
nghiên cứu kỹ nhu cau và mong muốn cảu khách hàng nhằm sắc
định rõ nhu cầu cũng như giái cả phù hợp để kinh doanh trong
tương lai.
2. Nội dung phát triển chiến lược marketing mix

15
a. Xác định mục tiêu và mục tiêu
Mục tiêu và mục tiêu là những gì doanh nghiệp muốn đạt được
thông qua chiến lược marketing mix. Mục tiêu cần cụ thể, đo lường
được, có thể đạt được, phù hợp với thời gian và có tính liên kết.
b.Phân tích môi trường kinh doanh
Phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định các
cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh. Các yếu tố cần
phân tích bao gồm thị trường, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị
trường.
c. Phân tích khách hàng
Phân tích khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong
muốn của khách hàng. Các yếu tố cần phân tích bao gồm nhân
khẩu học, tâm lý học, hành vi và thái độ của khách hàng.
d.Xác định các công cụ marketing
 Các công cụ marketing bao gồm:
 Sản phẩm: Thiết kế, tính năng, tính năng, bao bì, nhãn hiệu, dịch
vụ khách hàng.
 Giá cả: Giá cả, chiết khấu, trả góp, khuyến mãi.
 Phân phối: Kênh phân phối, vị trí bán hàng, hậu cần.
 Xúc tiến: Quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, quan hệ công chúng,
khuyến mãi.
 Doanh nghiệp cần xác định các công cụ marketing phù hợp với
mục tiêu và mục tiêu của mình.

16
e. Triển khai chiến lược
Triển khai chiến lược marketing mix là quá trình thực hiện các hoạt
động marketing theo kế hoạch đã đề ra. Doanh nghiệp cần có đội
ngũ nhân viên marketing có năng lực và kinh nghiệm để triển khai
chiến lược marketing mix một cách hiệu quả.
f. Một số lưu ý khi phát triển chiến lược marketing mix
 Chiến lược marketing mix cần được linh hoạt và có thể điều chỉnh
khi cần thiết.
 Chiến lược marketing mix cần được đánh giá thường xuyên để
đảm bảo hiệu quả.

IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing
mix
1. Chỉ tiêu định lượng
 Doanh số bán hàng: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá
hiệu quả của chiến lược marketing mix. Doanh số bán hàng cao cho
thấy chiến lược marketing mix đã thành công trong việc thu hút
khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
 Thị phần: Thị phần là tỷ lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp
chiếm giữ. Thị phần cao cho thấy doanh nghiệp đang cạnh tranh
hiệu quả và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
 Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí. Lợi nhuận cao cho thấy chiến lược marketing mix đang mang
lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

17
 Chi phí marketing: Chi phí marketing là toàn bộ chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động marketing. Chi phí
marketing thấp cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả các
nguồn lực marketing của mình.
2. Chỉ tiêu định tín
 Nhận thức của khách hàng về thương hiệu: Nhận thức của khách
hàng về thương hiệu là mức độ biết đến và hiểu biết của khách
hàng về thương hiệu của doanh nghiệp. Nhận thức thương hiệu cao
cho thấy chiến lược marketing mix đã thành công trong việc xây
dựng thương hiệu và tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp.
 Sự hài lòng của khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng là mức
độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm
mua sắm của doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng cao cho
thấy chiến lược marketing mix đã thành công trong việc đáp ứng
nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
3. Các chỉ tiêu khác
 Ngoài những chỉ tiêu trên chngs ta cũng có thể sử dụng các chỉ
tiêu khác nhằm đánh giá trực quan theo từng daonh nghiệp khác
nhau.
 Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khác tùy thuộc
vào mục tiêu và mục tiêu cụ thể của chiến lược marketing mix. Ví
dụ, nếu mục tiêu của chiến lược marketing mix là mở rộng thị
trường, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu như số lượng khách
hàng mới, thị trường mới thâm nhập,...

18
 Doanh nghiệp cần lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phù hợp để đánh
giá hiệu quả của chiến lược marketing mix một cách toàn diện và
chính xác.

19
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA
THƯƠNG HIỆU NÓN SƠN
I. Chiến lược marketing mix của thương hiệu Nón Sơn từ khi
mới thành lập đến nay
Ở thời điểm hiện tại có lẽ chúng ta ít khi thấy nón sơn quảng cáo
râm rộ, nhưng nếu quay ngược về khoảng 20 năm về trước khi mới
thành lập. Ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao với
những thiết kế thời trang thì thương hiệu nón sơn đã đầu tư rất
nhiều vào mặt trận marketing của mình.
Họ đã làm thương hiệu thông qua các cuộc thi hoa hậu, thậm chí họ
còn táo bạo tặng mũ miễn phí ở các quán bar vũ trường ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Còn những chương trình khuyến mãi đặc biệt khác như dù chỉ mua
sản phẩm với 80 nghìn đồng khách hàng lại được tặng ngay một
thùng cocacocla trị giá hơn 100 nghìn đồng, hoặc cho khách hàng
bốc thăm trúng thưởng, thậm chí là trúng cả chỉ vàng.
Với chiến lược định vị sản phẩm ở cấp cao nón sơn đã mạnh tay chi
tiền cho cuông cuộc marketing của mình thậm chí có thời điểm báo
nhiêu lợi nhuận của công ty đều được dồn vào công việc marketing.
II. Chiến lược marketing mix sáng tạo của thương hiệu Nón
Sơn hiện nay
Hiện nay tuy thương hiệu không còn marketing rộng rãi, tuy nhiên
vẫn có những cách thức marketing mang dấu ấn riêng biệt của Nón
Sơn, như việc thường khuyến mãi mua 1 tặng 1, khiến người tiêu
dùng luôn chú ý và cảm thấy hời khi mua sản phẩm. Một chiến

20
lược quảng cáo rất thú vị của Nón Sơn đó là sử dụng chính các cửa
hàng ở những vị trí đắc địa của mình. Thay vì thuê các bẳng quảng
cáo ở những vị trí tương tự thì họ sẽ đặt những biển hiệu rất lớn
mang màu hồng đặc trung của thương hiệu, theo chia sẻ của thương
hiệu, thì những của hàng tại các vị trí đắc địa của thương hiệu
thường có diện tích khá nhỏ, những vẫn sẽ được thương hiệu làm
những bảng hiệu rất lớn để thu hút sự chú ý của lượng lớn người đi
đường.
Ngoài những phương phấp quảng cáo khá đặc biệt cảu mình ra thì
thuơng hiệu cũng có một mô hình marketing mix 4P vô cùng chỉ
chu và hiệu quả.

III. Chiến lược marketing mix 4P của thương hiệu Nón Sơn
hiện nay
1. Sản phẩm (Product)
 Hiện nay nón sơn đang cung cấp một loạt các sản phẩm về nón
và phụ kiện thời trang khác như mắt kính dây đeo. Sản phẩm chủ
lực của thương hiệu Nón Sơn là nón bảo hiểm, ngoài ra các mặt
hàng như nón lưỡi chai, nón rộng vành… cũng đóng một vai trò rất
quan trọng với doanh thu của công ty.
 Các sản phẩm của nón sơn được thiết kế với chất lượng cao và có
kiểu dáng thời trang vô cùng phù hợp với thị hiếu của giới trẻ.
Theo thông tin của Nón Sơn cung cấp, các sản phẩm của nón Sơn
được làm từ các vật liệu cao cấp, an toàn, thân thiện với môi trường.
Quy trình sản xuất các sản phẩm của nón Sơn được thực hiện theo

21
tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu
chuẩn cao. Nhờ việc sử dụng các vật liệu cao cấp, quy trình sản
xuất hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến, các sản phẩm của nón
Sơn luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, thiết kế, giá
cả
 Thương hiệu này cũng chú trọng đến việc phát triển các sản
phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2. Gía cả của các sản phẩm từ thương hiệu Nón Sơn (Price)
 Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của khách hàng. Đối với thương hiệu nón Sơn, giá
cả của các sản phẩm được đánh giá là hợp lý, cạnh tranh so với các
thương hiệu nón bảo hiểm và nón mũ thời trang khác trên thị
trường.
 Giá nón bảo hiểm nón Sơn dao động từ 300.000 đồng đến
1.500.000 đồng, tùy thuộc vào mẫu mã, chất liệu và tính năng của
sản phẩm.
 Chiến lược marketing đánh vào giá thu hút sự tò mò lớn của
khách hàng, khiến họ phải đặt ra câu hỏi: chỉ là bán nón thôi mà tại
sao lại đắt đến như vậy. Tuy nhiên, "tiền nào của nấy". Sản phẩm
đáng tiền, tương xứng với chất lượng thì chắc chắn sẽ nhận được sự
ủng hộ lâu dài của khách hàng.
 Mũ của Nón Sơn có thể dùng được lâu, độ bền tính bằng
năm. Nếu giữ gìn cẩn thận, một chiếc mũ có thể dùng được 3-4
năm mà vẫn mới và không bị phai màu

22
3. Các kênh phân phối của thương hiệu Nón Sơn (Place)
 Cụ thể, kênh phân phối của nón Sơn như sau:
 Kênh phân phối trực tiếp: Nón Sơn có hệ thống showroom, đại lý,
cửa hàng bán lẻ rộng khắp cả nước. Hệ thống phân phối này đảm
bảo cho khách hàng có thể mua sản phẩm nón Sơn chính hãng, chất
lượng cao với giá cả hợp lý.
 Kênh phân phối gián tiếp: Nón Sơn hợp tác với các nhà phân phối,
đại lý ở các tỉnh thành trên cả nước để phân phối sản phẩm. Nhờ
kênh phân phối này, nón Sơn có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng
hơn ở các khu vực xa trung tâm.
 Kênh phân phối thương mại điện tử: Nón Sơn có website bán
hàng chính hãng, đồng thời hợp tác với các sàn thương mại điện tử
lớn như Lazada, Shopee, Tiki,... để phân phối sản phẩm đến khách
hàng. Kênh phân phối này giúp nón Sơn tiếp cận đến nhiều khách
hàng hơn, đặc biệt là khách hàng ở các khu vực xa trung tâm.
 Nhìn chung, hệ thống kênh phân phối của thương hiệu nón Sơn
được đánh giá là khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua hàng của nhiều
đối tượng khách hàng.
 Nón Sơn không tập trung chạy marketing trên các phương tiện
truyền thông hay PR quảng cáo báo chí. Bù lại, với việc thuê mặt
bằng đắc địa, Nón Sơn luôn biết cách "chào hàng" bằng các chương
trình khuyến mãi diễn ra quanh năm suốt tháng. Nếu để ý, các
poster khuyến mãi giảm giá luôn được treo nổi bật ngoài cửa hàng.

23
4. Các phương pháp truyền thông khuyến mãi của thương hiệu
( Promotion)
 Vì xác định tập trung vào chất lượng và độ thủ công của sản phẩm
nên giá thành Nón Sơn đưa ra không hề rẻ. Theo khảo sát trên
website chính hãng, mũ bảo hiểm thường có giá từ 300.000 đến
trên 400.000 đồng/cái; mũ thời trang nam, nữ giá trung bình từ
500.000 -1 triệu đồng/cái và có những mẫu cá biệt mức giá lên tới
5-10 triệu đồng.
 Bù lại mức giá cao này, Nón Sơn có lẽ là thương hiệu duy nhất
chạy khuyến mại quanh năm suốt tháng. Có thể thấy, các sản phẩm
Nón Sơn luôn được bán theo hình thức mua một tặng một kèm
miễn phí ship. Với những mẫu không áp dụng mua một tặng một,
Nón Sơn sẽ đổi thành chương trình giảm giá lên tới 75%. Nếu tính
toán chi li, giá sản phẩm trên thực tế sẽ chỉ bằng một nửa giá niêm
yết, thậm chí là thấp hơn

24
CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING


MIX CỦA THƯƠNG HIỆU NÓN SƠN TRONG TƯƠNG LAI
I. Căn cứ để đưa ra giải pháp
1. Sự thay dổi của thị trường
Thị trường nón bảo hiểm và nón mũ thời trang đang ngày càng cạnh
tranh gay gắt. Các thương hiệu mới xuất hiện liên tục với nhiều sản
phẩm đa dạng như: Mũ bảo hiểm Royal, Mũ bảo hiểm 3/4 Andes,
Mũ bảo hiểm LS2, Mũ bảo hiểm AGV, Mũ bảo hiểm POC. Nhiều
sản phẩm còn có những thiết kế rất đẹp và phù hợp với thời trang
của giới trẻ, bên cạnh đó các thương hiệu khác còn thường xuyên
đưa ra những mức giá cả cạnh tranh. Do đó, nón Sơn cần đổi mới
và nâng cao chiến lược marketing mix của mình để đáp ứng nhu
cầu của thị trường và cạnh tranh với các đối thủ.
2. Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi, ví dụ như ở
thời điểm hiện tại, rất nhiều cấc bạn trẽ yêu thích các mũ bảo hiểm
nhẹ, có thiết kế lạ mắt, thường dùng cho xe đạp như POC. Khách
hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan
tâm đến thiết kế, giá cả, dịch vụ hậu mãi,... Do đó, nón Sơn cần tập
trung phát triển các sản phẩm mới, đánh vào các sản phẩm mà lâu
nay thương hiệu không quan tâm đến, đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng.

25
3. Xu hướng phát triển của công ngh
Công nghệ đang phát triển nhanh chóng, tác động đến mọi mặt của
đời sống xã hội, trong đó có marketing. Nón Sơn cần ứng dụng
công nghệ vào chiến lược marketing mix của mình để nâng cao
hiệu quả.
II. Giải pháp để phát triển chiến lược marketing mix của
thương hiệu nón Sơn trong tương lai
1. Tình hình của thương hiệu hiện nay
Hiện nay, sức mạnh của thương hiệu Nón Sơn tại thị trường Việt
Nam là không thể bàn cãi. Những với sự phát triển của thị trường
nhất là thị trường hội nhập chung như hiện tại. Địa vị của thương
hiệu là cao nhưng không có đảm bảo nào trước một thị trường cạnh
tranh như hiện tại. Vì vậy, để tiếp tục phát triển trong tương lai,
nón Sơn cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chiến lược marketing mix
của mình.

2. Dưới đây là một số giải pháp mà em đề xuất để phát triển


chiến lược marketing mix của nón Sơn trong tương lai

 Sản phẩm (Product)

 Tập trung phát triển các dòng sản phẩm mới: Nón Sơn cần tập
trung phát triển các dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm mới cần được thiết kế
thời trang, hiện đại, chất liệu cao cấp, đảm bảo an toàn cho người
sử dụng.

26
 Đổi mới công nghệ sản xuất: Nón Sơn cần đổi mới công nghệ sản
xuất, vật liệu sản xuất và cả quy trình sản xuất để tạo ra các sản
phẩm chất lượng cao, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế.

 Tăng cường bảo vệ thương hiệu: Hiện nay các sản phẩm nón bảo
hiểm giả, kém chất lượng xuất hiện vô cùng nhiều trên thị trường,
gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu và đôi khi vô tình gây ảnh
hưởng đến hình ảnh chất lượng của các sản phẩm Nón Sơn. Lớn
hơn còn gây nguy hại đến tính mạng cảu người sử dụng vì sản
phẩm nón bảo hiểm đóng vai trtof vô cùng quan trọng với an nguy
cảu người tiêu dùng. Nón Sơn cần tăng cường bảo vệ thương hiệu
của mình, ngăn chặn các hành vi vi phạm bản quyền, nhái thương
hiệu.

 Giá cả (Price)

 Tăng cường cạnh tranh về giá: Nón Sơn cần tăng cường cạnh
tranh về giá với các thương hiệu khác trên thị trường. Giá cả của
các sản phẩm nón Sơn cần hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của
nhiều đối tượng khách hàng.

 Kênh phân phối (Place)

 Mở rộng hệ thống phân phối: Nón Sơn cần mở rộng hệ thống


phân phối của mình, bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân

27
phối gián tiếp và kênh phân phối thương mại điện tử. Đặc biệt là
các kênh thương mại điện tử, vì ở thời điểm hiện tại, người tiêu
dùng đanh mua hàng rất nhiều trên cấc kênh thương mại điện tử
như Shoppe, TikTok,…. Và đó cũng sẽ là xu thế mua sắm ở hiện
tại và trong tương lai. Điều này giúp nón Sơn tiếp cận được nhiều
khách hàng hơn, đặc biệt là khách hàng ở các khu vực xa trung tâm.

 Tăng cường hợp tác với các đối tác phân phối: Nón Sơn cần tăng
cường hợp tác với các đối tác phân phối và mới nhất ở thời điểm
hiện tại là cần tăng cường hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung trẻ,
các KOL trên cấc nền tảng mạng xã hội để mở rộng thị trường, tiếp
cận được nhiều khách hàng hơn.

 Truyền thông, khuyến mãi (Promotion)

 Nâng cao nhận diện thương hiệu: Nón Sơn cần tiếp tục nâng cao
nhận diện thương hiệu của mình thông qua các hoạt động truyền
thông truyền thống và trực tuyến.
 Tăng cường tương tác với khách hàng : Nón Sơn cần tăng cường
tương tác với khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội,
website,... Điều này giúp nón Sơn hiểu rõ hơn nhu cầu của khách
hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
 Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Nón Sơn cần tăng cường trải
nghiệm khách hàng thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng,

28
hậu mãi. Điều này giúp nón Sơn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng, tạo sự trung thành cho thương hiệu.

29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III. Kết luận
 Chiến lược marketing mix của Nón Sơn đã đạt được những
thành công nhất định. Từ những chiến lược bài bản của công
ty, đến những ciến lược đầy táo bao và sáng tạo đã giúp
thương hiệu này trở thành một trong những thương hiệu mũ
nón nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Cụ thể, thị phần của thương
hiệu Nón Sơn tại Việt Nam là áp đảo các thương hiệu khác,
các sản phẩm của Nón Sơn được đánh giá cao về chất lượng,
mẫu mã, giá cả và dịch vụ hậu mãi. Chiến lược marketing của
Nón Sơn cũng tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và tạo
dựng lòng trung thành của khách hàng.
 Tuy nhiên, ở thời đại 4.0 hiện tại, Chính sách truyền thông,
quảng cáo của thương hiệu Nón Sơn vẫn chưa đa dạng. Chưa
đẩy mạnh việc marketing trên các trang mạng xã để tiếp cận
nhiều hơn với giới trẻ.
 Cùng với đó là câu chuyện chăm sóc khách hàng của thương
hiệu vẫn còn rất mơ hồ. Khách hàng thường khó được hỗ trợ
và đặc biệt là khó được giải quyết các khiếu nại, khiến thương
hiệu dễ mất khách hàng và có thể gặp rũi ro trong tương lai.
IV. Kiến nghị
Ngoài những giải pháp để phát triển chiến lược marketing mix của
thương hiệu trong tương lai.
Em kiến nghị thương hiệu phải sửa chữa các bất cập hiện tại của
bản thân, như đẩy mạnh truyền thông ở các trang mạng xã hội lớn
như Facebook, Tik Tok,.... có thể đẩy mạnh hợp tác với những
người nooit tiếng, các KOL, các nhà sáng tạo nội dung nổi bật trên
các nền tảng mạng xã hội. Cùng với đó là tăng cường chăm sóc
khách hàng, đẩy mạnh các dịch vụ sau bán hàng, có thể là bảo hành
sữa chữa nón, hoặc các lợi ích cho khách hàng khi mua hàng nhiều
lần tại Nón Sơn.

30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Video youtube “Giải mã mô hình kinh doanh kỳ lạ của Nón
Sơn” https://www.youtube.com/watch?v=M8MBw2zXFF4&t=219s
 Bài viết “Chiến lược marketing mix 4P của Nón Sơn và thuyết
âm mưu đằng sau mô hình kinh doanh kỳ lạ”
https://marketingai.vn/chien-luoc-marketing-mix-4p-cua-non-son-
va-thuyet-am-muu-dang-sau-mo-hinh-kinh-doanh-ky-la-
194102919.htm

 Bài viết “Chiến lược marketing 4P của Nón Sơn: Không


truyền thông rầm rộ nhưng sống khỏe suốt hơn 2 thập kỷ”
https://cmo.com.vn/chien-luoc-marketing-4p-cua-non-son-khong-
truyen-thong-ram-ro-nhung-song-khoe-suot-hon-2-thap-ky/
 Bài viết “Marketing mix là gì”
https://byjus.com/commerce/marketing-mix/

31

You might also like