Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------🙢🕮🙠------------------

KHOA: LUẬT QUỐC TẾ

LỚP: QUỐC TẾ 47.4

NHÓM 4

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

BÀI THUYẾT TRÌNH


BẢN ÁN SỐ 05/2023/KDTM-PT NGÀY 18-9-2023 CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC VỀ VIỆC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023.


DANH SÁCH NHÓM 4

STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ

1 Lê Thanh Thúy 2253801015314

2 Trần Lê Thanh Thúy 2253801015317

3 Lê Thị Bích Thủy 2253801015320

4 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 2253801015328

5 Doãn Ngọc Bảo Trân 2253801015331

6 Nguyễn Hoàng Ngọc Trân 2253801015335

7 Nguyễn Võ Hương Trúc 2253801015351

8 Đinh Thị Cẩm Tú 2253801015355

9 Lê Nguyễn Đăng Vy 2253801015386

10 Tô Thảo Vy 2253801015395
MỤC LỤC
1. Tóm tắt bản án số 05/2023/KDTM-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước về
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.........................................................................1
2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến bản án số 05/2023-KDTM – PT của Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Phước................................................................................................1
2.1. Hiệu lực của Hợp đồng Mua bán Hàng hóa.......................................................1
2.1.1. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng....................................................................1
2.1.2. Các điều kiện bắt buộc để có hiệu lực của hợp đồng:.....................................1
2.1.3. Bình luận bản án..............................................................................................1
2.2. Hiệu lực của hợp đồng đặt cọc.............................................................................3
2.2.1. Khái niệm............................................................................................................3
2.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:...............................................................3
2.2.3. Bình luận về bản án.........................................................................................3
2.3. Phạt vi phạm hợp đồng.........................................................................................5
2.3.1. Khái niệm của chế tài phạt vi phạm hợp đồng................................................5
2.3.2. Quy định về chế tài phạt vi phạm trong Luật Thương mại 2005....................5
2.3.3. Bình luận về bản án.........................................................................................8
3. Nhận xét quyết định của Tòa...................................................................................10
1. Tóm tắt bản án số 05/2023/KDTM-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước
về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nguyên đơn: Công ty TNHH MTV A;

Bị đơn: Công ty TNHH MTV N.

Nội dung vụ việc

Nguyên đơn trình bày: hai bên tiến hành chốt hợp đồng cung cấp hàng hóa qua
Zalo/Email để mua bán 2 cont tấm pin năng lượng mặt trời với giá là 4.170.540.000đ và
Công ty A đã chuyển khoản đặt cọc cho công ty N số tiền 1.900.000.000đ nhưng sau đó
công ty N đã không giao được hàng theo đúng thỏa thuận. Nay công ty A khởi kiện yêu
cầu công ty N có nghĩa vụ trả cho công ty A tổng số tiền 2.110.000.000đ bao gồm tiền đặt
cọc và tiền phạt vi phạm hợp đồng.

Quyết định của Tòa án

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn công ty TNHH MTV A về
việc buộc bị đơn công ty TNHH MTV N phải trả cho nguyên đơn tổng số tiền
2.108.527.000đ và công ty A phải thanh toán án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến bản án số 05/2023-KDTM – PT của Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Phước
2.1. Hiệu lực của Hợp đồng Mua bán Hàng hóa
2.1.1. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng

“Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng
phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó”1.

Về phương diện lý luận, việc nhận thức đúng khái niệm hiệu lực hợp đồng là cơ sở
để tiếp cận các vấn đề khác có liên quan đến việc nghiên cứu quá trình tạo lập, xác nhận
giá trị pháp lý và thực thi hợp đồng. Khi bàn về hiệu lực của hợp đồng, người ta thường
nhìn nhận hiệu lực hợp đồng ở nhiều khía cạnh: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời

1
Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, 2010, tr.20.

1
điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, và hiệu lực tương đối
của hợp đồng.

2.1.2. Các điều kiện bắt buộc để có hiệu lực của hợp đồng:

Bắt nguồn từ bản chất của hợp đồng, pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng phải
tuân thủ các điều kiện bắt buộc:

Thứ nhất, chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự. Chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân - chủ thể này có nghĩa vụ đăng kí kinh
doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa nhằm mục
đích sinh lợi. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế, việc giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Phạm vi quyền hạn của
người đại diện theo pháp luật được xác định theo điều lệ doanh nghiệp và pháp luật
doanh nghiệp. Như vậy, để hợp đồng mua bán hàng hóa của thương nhân có hiệu lực thì
chủ thể tham gia hợp đồng phải đáp ứng yêu cầu về đăng kí kinh doanh và về thẩm quyền
người kí kết.

Thứ hai, nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội. Những hợp đồng mua bán hàng hóa có mục đích và nội dung
vi phạm điều kiện này bị vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thứ ba, các bên hoàn toàn tự nguyện. Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật
trong giao kết hợp đồng, bởi lẽ hợp đồng phải là sự thống nhất ý chí của các bên và các
bên phải tự nguyện trong việc xác lập và thể hiện ý chí của mình, mọi trường hợp giao
kết trên lừa dối, đe dọa đều dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.

Thứ tư, hình thức hợp đồng - Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp
pháp luật có quy định. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh, thương mại phải
được thể hiện ra bên ngoài, biểu hiện bằng một hình thức nhất định. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sư 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể dựa trên nguyên tắc chung, theo đó, Luật Thương
mại cũng quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể (khoản 1 Điều 24 Luật Thương mại
2005).

2
Thứ năm, thông điệp dữ liệu - một dạng đặc biệt của hình thức bằng văn bản.
Ngoài hình thức văn bản truyền thống, pháp luật hiện hành Việt Nam cũng thừa nhận một
thể thức tương đương văn bản, đó là thông điệp dữ liệu được ghi nhận trong cả Bộ luật
dân sự 2015 (khoản 1 Điều 119) và Luật thương mại 2005 (khoản 15 Điều 3 và Điều 15).
Theo khoản 1 Điều 119 thì: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình
thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao
dịch bằng văn bản”. Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005, thì
“Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp
dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”. Điều 15 Luật thương mại
2005 cũng quy định nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong
hoạt động thương mại: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng
điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị
pháp lý tương đương văn bản”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 về hình thức của thông điệp dữ liệu: “Trường
hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu
được xem là đáp ứng nhu cầu nếu thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập
và sử dụng được để tham chiếu”. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được quy định tại
Điều 10 và Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2023, giao dịch điện tử có giá trị như bản gốc
và thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ. Theo đó, các Điều 34, Điều 35 định
nghĩa về hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử, thì “Giao kết hợp đồng điện tử
là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong
quá trình giao kết hợp đồng điện tử”.

Như vậy, đi cùng với sự hiện đại, tân tiến của xã hội, thông điệp dữ liệu qua giao
kết hợp đồng cũng đã đáp ứng được nguyện vọng, tính tiện dụng, nhanh gọn của các bên
trong giao kết hợp đồng. Nhưng pháp luật không để ngõ, nới lòng mà hợp đồng qua giao
dịch dữ liệu cần phải đáp ứng những nhu cầu kỹ thuật và pháp lý nhất định, sao cho bảo
đảm tính nguyên gốc và sự toàn vẹn về nội dung thông tin (không bị sửa chữa, thay đổi,
cắt xén hoặc đưa thêm thông tin khác vào), có thể lưu trữ và truy cập để tham chiếu khi
cần thiết.

2.1.3. Bình luận bản án

a. Phán quyết của tòa về hiệu lực hợp đồng:


3
Trong bản án số: 05/2023/KDTM-PT về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa, Tòa án đã đưa ra những lí lẽ sau:

Thứ nhất, Mặc dù các bên có thỏa thuận trao đổi liên quan đến hợp đồng cung cấp
hàng hóa số 062411/2020/N ngày 24/11/2020 qua Zalo nhưng các bên vẫn chưa thực
hiện việc ký kết hợp đồng nên hợp đồng vẫn chưa phát sinh hiệu lực, chưa làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các bên theo thỏa thuận của hợp đồng theo Điều 401 Bộ luật sân
sự 2015.

Thứ hai, đại diện pháp luật của công ty A trao đổi qua Zalo để thỏa thuận kí hợp
đồng với ông Vũ Gia H, tuy nhiên, ông H không phải giám đốc công ty N chưa được sự
ủy quyền của giám đốc công ty và cũng chưa có sự thống nhất đồng ý về nội dung hợp
đồng.

Vì các lẽ trên, Hợp đồng giao kết hàng hóa giữa công ty A và công ty N không đủ
các điều kiện cần thiết để hợp đồng có hiệu lực.

b. Quan điểm của nhóm:

Thứ nhất, Công ty A tham gia quan hệ hợp đồng với người đại diện của công ty N,
trong khi đó, người đại diện này không có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng được
xác lập. Do ông H không phải giám đốc và chưa nhận được sự ủy quyền của giám đốc
công ty nên ông H không là người đại diện hợp pháp của công ty N. Người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, chủ thể lúc này không đáp ứng yêu cầu về thẩm quyền của người ký kết hợp
đồng.

Thứ hai, Hợp đồng phải đáp ứng quy định của pháp luật về hình thức. Hình thức là
một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện chứng với bản chất, nội
dung, giá trị hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và phương tiện để diễn đạt ý
chí của các bên, cũng như để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Người ta sẽ không biết
đến sự tồn tại của hợp đồng, nếu nó không được thể hiện dưới một hình thức xác định.
Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Theo khoản 1 Điều
24 LTM 2005: “Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản

4
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể”. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có văn bản nào quy
định hình thức trao đổi qua Zalo nói riêng hoặc qua các trang mạng xã hội nói chung
thuộc trường hợp hợp đồng mua bán được xác lập bằng lời nói hay văn bản, và chưa xác
định được cụ thể thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập theo hình thức này.

Tóm lại, về điều kiện tiên quyết, đầu tiên là chủ thể công ty A lại không đáp ứng
được. Khi giao kết với chủ thể không có năng lực phù hợp với hợp đồng được xác lập, ở
đây là giao kết với ông H không phải là người đại diện hợp pháp của công ty N. Nói cách
khác hợp đồng vẫn chưa phát sinh hiệu lực với các bên.

2.2. Hiệu lực của hợp đồng đặt cọc


2.2.1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa
là sự thỏa thuẩn giữa các bên, theo đó một bên đưa cho bên kia một khoản tiền hoặc kim
khí, đá quý, vật có giá trị trong một thời gian nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng”.

Đặt cọc được xem là một trong những chế định bảo đảm nghĩa vụ xuất hiện từ
sớm trong xã hội. Biện pháp đặt cọc được sử dụng phổ biến do sự đơn giản, cũng như
những chức năng của đặt cọc mang lại trong các giao dịch dân sự.

2.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:

Theo quy định tại Điều 116 BLDS 2015, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành
vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy hợp đồng đặt cọc cũng được xem là một giao dịch dân sự vì thế để hợp đồng đặt
cọc có hiệu lực pháp luật cần đáp ứng các điều kiện căn cứ theo Điều 117 BLDS 2015,
bao gồm: chủ thể tham gia phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự;
chủ thể tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Bên có quyền được phép yêu cầu
bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng và được hưởng mọi quyền lợi hợp

5
pháp phát sinh từ hợp đồng. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam
kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền về việc vi phạm
hợp đồng. Kể từ thời điểm này, các bên không thể tự ý rút lại, sửa đổi, hủy bỏ cam kết
trong hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên giống như pháp luật.

2.2.3. Bình luận về bản án

Theo Bản án số 05/2023/KDTM-PT về Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa:
Ngày 24/11/2020, đại diện theo pháp luật của công ty A trao đổi qua Zalo để thỏa thuận
và đặt cọc 1.900.000.000 đồng với ông Vũ Gia H không phải Giám đốc công ty và cũng
chưa được sự ủy quyền của bà Phạm Thị Phương Ái – Giám đốc công ty N và cũng chưa
có sự thống nhất về nội dung của hợp đồng nên hợp đồng trên không đủ điều kiện để có
hiệu lực:

Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 79 LDN về đại diện theo pháp luật của Công ty
TNHH MTV thì “người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ
tịch Công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu điều lệ công ty không quy định thì
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của
công ty”. Tuy nhiên theo bản án thì người đại diện theo pháp luật của công ty A lại thỏa
thuận giao dịch với người không phải là đại diện theo pháp luật của công ty N. Ông Vũ
Gia H không phải giám đốc Công ty N, chưa được sự ủy quyền của bà Phạm Thị Phương
Ái – Giám đốc Công ty N và cũng chưa có sự thống nhất đồng ý về nội dung của Hợp
đồng vì vậy Hợp đồng trên chưa đủ cơ sở pháp lý buộc hai bên thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo các điều khoản trong hợp đồng.

Vì vậy, thỏa thuận này không có giá trị pháp lý nên công ty N trả lại số tiền
1.900.000.000 đồng cho công ty A là hợp lí, tuy nhiên công ty A còn yêu cầu công ty N
trả tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền 208.527.000 đồng là không hợp lí vì “phạt vi
phạm được quy định tại Điều 300 LTM 2005: phạt vi phạm là việc bên vi phạm yêu cầu
bên vi phạm trả 1 khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa
thuận, trừ trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này” cũng như
việc thỏa thuận của hai bên chưa phát sinh giao dịch dân sự cũng như giao dịch về đặt
cọc

Điều kiện về mặt hình thức:

6
Theo quy định tại Điều 328 BLDS 2015: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là
bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một
thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho
bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 2 Điều 328 BLDS 2015). Tuy nhiên theo bản án
thì do cả hai bên không thống nhất được với nhau thời gian nhận hàng chứ không phải do
bên nhận đặt cọc không thực hiện hợp đồng hay từ chối thực hiện hợp đồng nên bên nhận
đặt cọc (công ty N) không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên đặt cọc (công ty A).

Bản chất của hợp đồng đặt cọc là để đảm bảo thực hiện hợp đồng, theo bản án do
cả hai bên không thỏa thuận được với nhau nên giao dịch không thể thực hiện được nên
công ty N trả lại số tiền đặt cọc cho công ty A theo quy định tại khoản 2 Điều 328 BLDS
2015. Mặc dù, số tiền đặt cọc này các bên cũng không trao đổi, thỏa thuận chi tiết như
một hợp đồng đặt cọc quy định tại Điều 328 của Bộ luât Dân sự 2015 mà chỉ trao đổi qua
tin nhắn Zalo. Khi hợp đồng mua bán không thực hiện được thì công ty N phải trả lại số
tiền mà công ty A đặt cọc trước đó (1.900.000.000đ) là đúng theo quy định.

2.3. Phạt vi phạm hợp đồng


2.3.1. Khái niệm của chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Điều 300 LTM 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên
vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận,
trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

Chế tài phạt vi phạm là một dạng chế tài mang tính chất dân sự nhiều hơn khi trao
quyền thỏa thuận cho các bên và không mang tính cưỡng chế, can thiệp của nhà nước trừ
khi phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm là một thỏa thuận dân sự, do
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận dân sự theo Điều 117
của BLDS 2015. Cũng theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận
giữa các bên trong hợp đồng, vì vậy nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng thì khi
có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra, các bên cũng không được yêu cầu phạt vi phạm.
Theo khoản 12 Điều 3 LTM 2005 quy định “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không

7
thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận
giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.” Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi
phạm hợp đồng nào cũng dẫn đến làm phát sinh chế tài phạt vi phạm. Nếu bên vi phạm
hợp đồng thuộc trường hợp miễn trách được quy định tại Điều 294 LTM 2005 thì được
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.

2.3.2. Quy định về chế tài phạt vi phạm trong Luật Thương mại 2005.

a. Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm

Có ba căn cứ làm phát sinh chế tài phạt vi phạm, bao gồm: (i) có thỏa thuận trong
hợp đồng việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, (ii) có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng,
(iii) không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.

Thứ nhất, có sự thỏa thuận về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm giữa các bên
trong quan hệ hợp đồng. Chế tài phạt vi phạm không đương nhiên áp dụng mà chỉ được
áp dụng khi các bên có thỏa thuận về điều khoản này trong hợp đồng. Pháp luật thương
mại không quy định cụ thể về thời điểm thỏa thuận. Về hình thức thỏa thuận, LTM 2005
chỉ quy định đây là một thỏa thuận trong hợp đồng, như vậy các bên có quyền tự do thỏa
thuận về hình thức, tức là có thể được giao kết dưới dạng lời nói, hành vi cụ thể, bằng văn
bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương mà không bị ràng buộc.

Thứ hai, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Nếu việc các bên thỏa thuận
về phạt vi phạm trong hợp đồng là điều kiện cần thì việc có hành vi vi phạm hợp đồng
xảy ra là điều kiện đủ của chế tài phạt vi phạm. Theo khoản 12 Điều 3, vi phạm hợp đồng
bao gồm việc không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
theo thỏa thuận hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận. Tuy nhiên, các bên
không cần phải nêu rõ những hành vi vi nào sẽ được áp dụng chế tài này, mà có thể áp
dụng với bất cứ hành vi vi phạm2.

Thứ ba, chế tài phạt vi phạm không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm. Điều
294 LTM 2005 quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm bao gồm: trường hợp
miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của

2
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.464.

8
một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng. Theo đó, quy định này được xem là ngoại lệ và nếu hành vi
vi phạm của một bên thuộc một trong những trường hợp được quy định ở trên thì bên vi
phạm sẽ không bị áp dụng chế tài. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải chứng minh
các trường hợp miễn trách nhiệm.

b. Mức phạt vi phạm

Điều 301 LTM 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau: “Mức phạt đối với vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa
thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,
trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Về nguyên tắc, các bên được tự do thỏa thuận về mức dưới mức tối đa là 8% giá
trị phần nghĩa vụ hợp đồng. Nếu phần giá trị phạt vi phạm vượt mức khống chế của luật
thì phần này sẽ không có giá trị và thỏa thuận đó vô hiệu một phần3.

Ngoài ra, có một ngoại lệ là trường hợp phạt vi phạm do vô ý giám định sai tại
khoản 1 Điều 266 LTM 2005. “Trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám
định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý” thì khách hàng có quyền yêu
cầu thương nhân giám định trả một khoản tiền phạt do vô ý giám định sai căn cứ mà
không cần sự thỏa thuận giữa các bên. LTM 2005 cũng đã khống chế mức phạt vi phạm
tại khoản này “không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định”.

c. Các trường hợp miễn trách nhiệm

Khoản 1 Điều 294 LTM 2005 quy định các trường hợp miễn trách bao gồm:
trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; sự kiện bất khả kháng; hành vi vi
phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực
hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết
được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu bên vi phạm chứng minh được hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng của mình thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
điều này thì không phải chịu chế tài phạt vi phạm.
3
Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, tlđd, tr.464.

9
Thứ nhất, xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận. Điều
kiện để có thể miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp này là các bên có thỏa thuận cụ thể.
Các bên có thể thỏa thuận khi giao kết hợp đồng hoặc sau khi xảy ra vi phạm hợp đồng
và có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản và các hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.

Thứ hai, xảy ra sự kiện bất khả kháng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép.” Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự kiện bất khả kháng xảy ra chỉ trì
hoãn việc thực hiện hợp đồng và các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn được quy định tại khoản
1 Điều 296 LTM 2005. Sau khi các bên đã thỏa thuận trong trường hợp này mà bên vi
phạm lại tiếp tục vi phạm thì không thể áp dụng sự kiện bất khả kháng đã xảy ra trước đó
để miễn trừ trách nhiệm4.

Thứ ba, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia. Căn cứ để
miễn trừ trách nhiệm là hành vi có lỗi của bên bị vi phạm dẫn đến vi phạm hợp đồng. Tuy
nhiên, nếu “lỗi” của bên bị vi phạm thuộc một trong các trường hợp miễn trách nhiệm
như sự kiện bất khả kháng thì bên này sẽ được xem là không có lỗi, và bên vi phạm sẽ
không được miễn trừ trách nhiệm.

Thứ tư, một bên do thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến có
hành vi vi phạm mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Điều
kiện để được miễn trách nhiệm là một bên do tuân thủ các quyết định của cơ quan có
thẩm quyền làm phát sinh hành vi vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm.

2.3.3. Bình luận về bản án

a. Phán quyết của Tòa về chế tài phạt vi phạm

Trong bản án số: 05/2023/KDTM-PT về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa, Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty A, buộc Công ty N

4
Võ Thị Ngọc Hạnh (2014), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại”, Khóa luận tốt nghiệp, tr.
26.

10
có nghĩa vụ hoàn trả cho Công ty A số tiền phạt vi phạm hợp đồng là 208.527.000 đồng
là không có căn cứ, không đúng thực tế khách quan và không đúng thoả thuận của các
bên. Tòa đã đưa ra những lý lẽ sau:

Thứ nhất, đại diện theo pháp luật của Công ty A là ông Phạm Thành Văn trao đổi
qua Zalo để thỏa thuận ký Hợp đồng với ông Vũ Gia H không phải giám đốc Công ty N,
chưa được sự ủy quyền của bà Phạm Thị Phương Ái – Giám đốc Công ty N và cũng chưa
có sự thống nhất đồng ý về nội dung của Hợp đồng vì vậy Hợp đồng trên chưa đủ cơ sở
pháp lý buộc hai bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các điều khoản trong hợp
đồng.

Thứ hai, mặc dù các bên thừa nhận có thỏa thuận trao đổi liên quan đến hợp đồng
cung cấp hàng hóa số 062411/2020/N ngày 24/11/2020 qua Zalo nhưng các bên vẫn chưa
thực hiện việc ký kết hợp đồng nên hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực, chưa làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận của hợp đồng tại Điều 401 Bộ luật dân sự
2015.

Do đó, phía nguyên đơn buộc Công ty N bồi thường số tiền 208.527.000 đồng vi
phạm hợp đồng là thiếu căn cứ, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

b. Quan điểm của nhóm và những vướng mắc trong thực tiễn

Từ phán quyết của bản án trên có thể thấy, Tòa đã viện dẫn lý do hợp đồng mua
bán hàng hóa được xác lập giữa Công ty A và Công ty N không đáp ứng yêu cầu về hình
thức và thẩm quyền của người ký kết hợp đồng. Do đó Tòa tuyên xử việc Công ty A buộc
Công ty N có nghĩa vụ hoàn trả số tiền phạt vi phạm hợp đồng là 208.527.000 đồng là
không có căn cứ, không đúng thực tế khách quan và không đúng thoả thuận của các bên.

Theo nhóm, phán quyết của Tòa về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong trường
hợp này là phù hợp với quy định của khoản 1 Điều 24 LTM 2005.

Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập bằng lời nói. Khi các bên thỏa
thuận được những nội dung cơ bản trong hợp đồng bằng lời nói và đi đến thống nhất ý
kiến thì lúc này hợp đồng được xem là đã giao kết và bắt đầu có hiệu lực, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.

11
Thứ hai, hợp đồng được xác lập bằng văn bản. Trong trường hợp này, những nội
dung và điều khoản cơ bản của hợp đồng đã được thể hiện dưới dạng “văn bản”, hợp
đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm các bên ký kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
luật liên quan có quy định khác (khoản 1 Điều 401 BLDS 2015).

Thứ ba, hợp đồng được xác lập bằng hành vi cụ thể. Thông thường, hình thức hợp
đồng bằng hành vi cụ thể được sử dụng khi bên thực hiện hành vi giao kết hợp đồng đã
biết rõ nội dung của hợp đồng và chấp nhận tất cả các điều kiện mà bên kia đưa ra, và bên
kia không loại trừ việc trả lời bằng hành vi hoặc không đưa ra một yêu cầu rõ ràng về
hình thức của sự trả lời chấp nhận5.

Như vậy, hình thức trao đổi qua Zalo để thỏa thuận ký kết hợp đồng giữa Công ty
A và Công ty N không thuộc những trường hợp được quy định trên, và hiện tại vẫn chưa
có văn bản nào quy định hình thức trao đổi qua Zalo nói riêng hoặc qua các trang mạng
xã hội nói chung thuộc trường hợp hợp đồng mua bán được xác lập bằng lời nói hay văn
bản, và chưa xác định được cụ thể thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập theo
hình thức này. Do đó, Tòa án không công nhận hợp đồng của các bên được thỏa thuận
qua Zalo và việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn là Công ty A
buộc Công ty N có nghĩa vụ hoàn trả cho Công ty A số tiền phạt vi phạm hợp đồng là
208.527.000 đồng là hợp lý.

3. Nhận xét quyết định của Tòa

Về phán quyết của Tòa án: chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn Công ty N;
không chấp nhận yêu cầu của công ty A về việc buộc công ty N phải trả tổng số tiền
bao gồm tiền đặt cọc và tiền phạt vi phạm hợp đồng. Theo nhóm, đây là phán quyết hợp
lí, cụ thể:
Thứ nhất, Công ty A và Công ty N có thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp hàng
hóa số 062411/2020/N ngày 24/11/2020 thông qua zalo. Sau đó, nguyên đơn đã chuyển
tiền đặt cọc cho công ty A. Tuy nhiên, số tiền cọc này chỉ được trao đổi qua tin nhắn
Zalo, mà không được thỏa thuận chi tiết như một hợp đồng đặt cọc (Điều 328 của

5
Lê Minh Hùng (2010), “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 58-59.

12
BLDS 2015). Trong khi đó, phía bị đơn không có hàng để giao theo hợp đồng nên công
ty A yêu cầu bị đơn phải trả tiền cọc và tiền phạt cọc.
Theo nhóm em, yêu cầu trả tiền cọc trên là đúng pháp luật. Theo khoản 2 Điều
328 BLDS 2015, khi hợp đồng mua bán không thực hiện được thì bên nhận tiền phải
trả lại số tiền đặt cọc cho bên chuyển tiền. Tuy nhiên, nhóm không đồng tình với yêu
cầu trả tiền phạt vi phạt hợp đồng trên của công ty A, vì hợp đồng giữa công ty N và
công ty A vẫn chưa phát sinh hiệu lực, cụ thể:
Về hình thức giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa theo Điều 24 LTM 2005,
hình thức giao kết hợp đồng qua Zalo giữa hai công ty không phù hợp.
Về thẩm quyền của chủ thể giao kết hợp đồng: ông H là người đại diện của công
ty N, nhưng không có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng, do đó, ông H không là
người đại diện hợp pháp của công ty N.

Như vậy, việc công ty A buộc Công ty N bồi thường tổng số tiền bao gồm tiền đặt
cọc và tiền phạt vi phạm hợp đồng là thiếu căn cứ, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên. Qua các phân tích trên, việc Tòa chấp nhận yêu cầu kháng cáo của
Công ty N; không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty A là có căn cứ, đúng quy
định của pháp luật, phù hợp với Hội đồng xét xử.

13

You might also like