Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

61.

Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi
nhuận ngày càng giảm → Sai
Vì nếu mức độ khai thác sức lao động tăng thì sẽ làm thời gian lao động tất yếu
giảm, thời gian lao động thặng sư tăng thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng.
62. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu
được càng tăng → Sai
Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải nỗ lực rút
ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản trên cơ sở
nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển của tư bản, đồng thời
sử dụng hiệu quả tư bản cố định và tư bản lưu động.
Vậy nên tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư
thu được càng giảm và ngược lại nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh
thì quy mô giá trị thăng dư thu được càng tăng
63. Tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị 
Sai
- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá
trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn
vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao
động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không chuyển
hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất.
 Vì ở tư bản bất biến, giá trị được chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
còn tư bản cố định thì giá trị của nó không chuyển hết một lần mà chuyển dịch
từng phần vào trong quá trình sản xuất nên tư bản bất biến và tư bản cố định
khác nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị.
64. Sức lao động của người làm thuê là hàng hoá đặc biệt  Đúng
 Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người. Nó chỉ trở thành hàng hoá khi có 2 điều kiện sau đây:
- Một là, người có sức lao động phải là công dân tự do ( được tự do về thân thể)
- Hai là, họ không có tư liệu sản xuất và các của cải khác
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
 Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Giá trị sức lao động được
quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng nhằm mục đích thoả mãn nhu
cầu của người mua. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao
động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng
hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong
công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.
 Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và
lịch sử. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính năng đặc biệt mà
không hàng hoá thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó,
không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị
lớn hơn. Đây chính là chìa khoá chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị
thặng dư do hao phí sức lao động mà có.
65. Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến→ Sai
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất ( gồm máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,…) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không
chuyển hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất.
- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá
trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn
vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
66. Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản  Đúng
 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động
của con người. Nó chỉ trở thành hàng hoá khi có 2 điều kiện sau đây:
- Một là, người có sức lao động phải là công dân tự do ( được tự do về thân thể)
- Hai là, họ không có tư liệu sản xuất và các của cải khác
 Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Giá trị sức lao động được
quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng nhằm mục đích thoả mãn nhu
cầu của người mua. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao
động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng
hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong
công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.
67. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Sai. Vì C.Mác đã chỉ ra nhà tư bản sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương
đối.
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
quá giới hạn thời gian lao động tất yếu. Nghĩa là ngày lao động kéo dài ra trong
khi năng suất lao động, giá trị sức lao động ( tiền công) và thời gian lao động tất
yếu không đổi.
- Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất
vật liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được thời gian
lao động thăng dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao
động vẫn như cũ.
68. Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thị trường tư bản chủ
nghĩa Sai. Vì C.Mác đã chỉ ra nhà tư bản chỉ sử dụng hai phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư
tương đối.
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
quá giới hạn thời gian lao động tất yếu. Nghĩa là ngày lao động kéo dài ra trong
khi năng suất lao động, giá trị sức lao động ( tiền công) và thời gian lao động tất
yếu không đổi.
- Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất
vật liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được thời gian
lao động thăng dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao
động vẫn như cũ
69. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối khác về chất so với phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối → Đúng
Khác Phương pháp sản xuất giá trị Phương pháp sản xuất giá trị
nhau thặng dư tuyệt đối thặng dư tương đối
Cách thức - Kéo dài ngày lao động, vượt - Tăng năng suất lao động xã
tiến hành quá thời gian lao động tất yếu, hội→ rút ngắn thời gian lao
hoặc tăng cường độ lao động tất yếu →làm tăng thời
động. gian lao động thặng dư.
- Năng suất lao động, thời gian - Cường độ lao động, độ dài
lao động tất yếu không thay đổi. ngày lao động không đổi hoặc
thậm chí rút ngắn.
Cơ sở - Dựa vào tăng cường độ lao - Dựa vào sự tăng năng suất lao
thực hiện động, được áp dụng phổ biến ở động, chiếm ưu thế trong thời kỳ
giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư chủ nghĩa tư bản đã phát triển
bản khi lao động còn ở trình độ mạnh mẽ, năng suất lao động
thủ công và năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.
còn thấp.
Giới hạn - Giới hạn bởi yếu tố thể chất và - Không có giới hạn, vì năng
tinh thần của người lao động. suất lao động có thể tăng lên vô
Ngoài ra, do đấu tranh quyết liệt hạn.
của công nhân đòi rút ngắn ngày
lao động, cho
nên ngày lao động không thể
kéo dài vô hạn.

70. Năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản Đúng
- Tích luỹ tư bản là một tất yếu khách quan, do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh quy định. Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là
giá trị thặng dư.
- Tái sản xuất, tái sản xuất mở rộng tích luỹ tư bản là tư bản hoá một phần giá
trị thặng dư. Bản chất của tích luỹ tư bản là tái sản xuất mở rộng.
- Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản là năng suất
lao động xã hội. Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm
xuống, giá trị sức lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị
thặng dư hơn, góp phần tăng quy mô tích luỹ.

You might also like