Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống
nhau.
- Nhận định này là SAI.
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được đo
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc
số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng
hóa. Ví dụ: Công nhân B trong một giờ sản xuất được hai đơn vị sản
phẩm. Năng suất lao động của người công nhân B là 2 sản phẩm / giờ.
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ
hao phí của lao động (như thời gian làm việc trong một ngày, ...). Ví
dụ: Công nhân B một ngày làm việc tám giờ. Cường độ lao động của
người công nhân B là 8 giờ/ ngày.

2. Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là
phương tiện thanh toán.
- Nhận định này là SAI. Bởi:
- Tiền thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán trong trường hợp
tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hoá.
- Khi tiền rút ra khỏi lưu thông sẽ đi vào cất trữ để khi cần thiết mới
đem ra mua hàng hoá, lúc này nó thực hiện chức năng là phương tiện
cất trữ.

3. Dù là lao động đơn giản hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là
cụ thể và trừu tượng.
(Câu này tui có 2 hướng, mọi người đọc giáo trình trang 40, 45 thấy hướng nào
hợp lí thì tham khảo nha)
 Cách 1:
- Nhận định này là SAI.
- Không phải lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính
hai mặt là cụ thể và trừu tượng.
- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một
cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng
có thể thao tác được.
- Lao động phức tạp là những hoạt động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tạo ra giá
trị sử dụng của hàng hóa.
- Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động
nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
- Mặt trừu tượng của lao động chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa
nên nó là một phạm trù lịch sử, còn mặt cụ thể của lao động thì tồn tại
gắn liền với vật phẩm, tức tồn tại trong mọi nền sản xuất kinh tế.
- Mặt khác, lao động trong nền sản xuất tự cung tự cấp là lao động giản
đơn, nhưng kết quả của nó chỉ được dùng phục vụ nhu cầu của một
nhóm người, không có sự tham gia vào quá trình trao đổi, mua bán, vì
thế nó chỉ mang tính cụ thể, không có tính trừu tượng.
- Vậy chỉ có lao động trong nền sản xuất hàng hóa mới có cả hai mặt cụ
thể và trừu tượng.
 Cách 2:
- Nhận định này là ĐÚNG.
- Vì dù là lao động đơn giản hay lao động phức tạp thì đều có mặt cụ
thể (lao động có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng,
phương pháp riêng và kết quả riêng) và mặt trừu tượng (sự tiêu hao
năng lượng về thần kinh, cơ bắp,...):
- Lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ
thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau
- Lao động trừu tượng là nhân tô duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa.
Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động trừu tượng.

4. Hàng hoá có 2 thuộc tính vì có 2 loại lao động khác nhau kết tinh trong
hàng hoá.
- Nhận định SAI.
- Vì hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị
của hàng hóa. Hai thuộc tính đó không phải do có hai loại lao động
khác nhau kết tinh trong nó, mà do lao động của người sản xuất hàng
hóa có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

5. Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hoá đặc biệt, giống với mọi
thứ hàng hoá.
- Nhận định SAI.
- Về mặt bản chất, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật
ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác, làm
phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ
nần. Bản chất này đã mang lại cho tiền tệ một tính chất hết sức đặc
biệt, đó là khả năng có thể đổi lấy bất cứ một hàng hóa hay dịch vụ
nào để thỏa mãn nhu cầu của người chủ tiền tệ. Như vậy, tiền tệ là
một thứ hàng hoá đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, nên
không thể giống với mọi thứ hàng hoá được.
- Ví dụ: Tiền được dùng làm vật ngang giá và là phương tiện thanh toán
cho cho mọi loại hàng hóa (ví dụ như một bịch bánh) và không có
chiều ngược lại, tức là không có loại hàng hóa nào được lấy ra làm vật
ngang giá hay phương tiện thanh toán cho tiền. Và mọi loại hàng hóa
(ví dụ như một bịch bánh 10.000 đồng) cũng không thể trở thành vật
ngang giá chung hay phương tiện thanh toán cho những hàng hoá
khác.

6. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa
trên cơ sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội.
- Nhận định SAI.
- Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ
sở giá trị xã hội hay phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần
thiết. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông quan sự
vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới tác động của quan hệ
cung-cầu.
+ Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được
hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì
lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian lao
động xã hội cần thiết.
+ Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá,
lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.

7. Giá trị sử dụng của mọi hàng hoá đặc biệt đều giống nhau
- Nhận định SAI.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, tức là khả
năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Mỗi loại hàng hóa
thông thường và hàng hóa đặc biệt sẽ có những giá trị sử dụng khác
nhau phù hợp với nhu cầu, mục đích của con nguời.
- Ví dụ:
+ Giá trị sử dụng của tiền là làm vật ngang giá và phương tiện thanh
toán cho mọi loại hàng hóa
+ Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là sử dụng để sản xuất và
tạo ra giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm so với giá trị bản thân nó
+ Gía trị sử dụng của dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người có
nhu cầu về loại hình dịch vụ nào đó
8. Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau.
- Nhận định SAI
- Hàng hóa thông thường chủ yếu là các sản phẩm hữu hình có giá trị
sử dụng, đồng thời có giá trị trao đổi và có thể tích lũy, có sẵn trên thị
trường. Ví dụ: Quyển sách, cây bút, ...
- Hàng hóa dịch vụ cũng như các hàng hóa khác, có giá trị sử dụng,
đồng thời có giá trị trao đổi. Nhưng khác với những loại hàng hóa
thông thường, hàng hóa dịch vụ là loại hàng hóa vô hình và được tiêu
dùng ngay trong thời điểm sản xuất, không thể tích lũy. Ví dụ: dịch vụ
khám sức khoẻ, dịch vụ vận tải,…
- Tuy dịch vụ không mang hình thái vật thể, nhưng việc tiêu dùng dịch
vụ sẽ để lại những dấu ấn vật chất. VD: người bệnh được chữa bệnh,
người học có được kiến thức, đồ vật và hành khách được di chuyển,…

9. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá
trị của một đơn vị hàng hóa.
- Nhận định SAI
- Vì năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa, cường độ lao động tăng thì lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa không đổi.
- Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản
xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa các yếu tố vật tư,
nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí
lao động mới kết tinh thêm.
- NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng
thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Khi năng suất lao động càng tăng, chi phí sản xuất cần thiết để sản
xuất ra một đơn vị hàng hóa càng giảm, tức là lượng giá trị của một
đơn vị sản phẩm hàng hóa càng ít đi. Ngược lại, NSLĐ càng giảm, chi
phí sản xuất ra một đơn vị hàng hóa càng tăng, tức là lượng giá trị của
một đơn vị sản phẩm hàng hóa càng nhiều. Như vậy, NSLĐ tỉ lệ
nghịch với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
- CĐLĐ là mức độ khẩn trương lao động hay mức độ hao phí của lao
động. Khi tăng cường độ lao động thì khối lượng hàng hóa tăng lên,
tổng giá trị hàng hóa tăng lên, nhưng lượng giá trị của 1 đơn vị hàng
hóa không thay đổi.
10. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
- Nhận định ĐÚNG.
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị
trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ
sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động,
điều tiết của các quy luật thị trường.
- Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh
tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế. Cơ chế thị trường là
phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài
nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ… trong nền kinh tế
thị trường.

You might also like