Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 74

TAÂY TIEÁN

Quang Duõng
II. PHÂN TÍCH CỤ THỂ

1. KHỔ 1
1.1. Hai câu đầu - Cảm xúc
chủ đạo
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
+ Thi phẩm mở đầu bằng một lời gọi tha
thiết, thân thương dành cho Tây Tiến.
Tiếng gọi ấy được tái hiện trong một
dòng thơ đầy âm vang được tạo ra từ
hàng loạt những nguyên âm mở và
vang. Hiệu quả ngữ âm đã tác động
mạnh mẽ vào lòng độc giả, tạo cảm giác
da diết, bâng khuâng. Lắng nghe trong
con chữ là biết bao xúc cảm, biết bao
nỗi niềm trong lòng thi nhân.
+Câu thơ bảy âm tiết mà đã có
đến bốn âm tiết là tên riêng. Đó là
sông Mã. Đó là Tây Tiến. Và âu
chăng, giờ đây, địa danh không
chỉ đơn thuần là địa danh nữa mà
còn là nơi đi về của một miền kí
ức không dễ gì nguôi quên.
+ Sông Mã là dòng sông nhiều ghềnh thác,
đổ dốc dữ dội, một mình băng băng giữa
núi rừng hùng vĩ. Hai bên bờ sông còn rải
rác mồ chiến sĩ Tây Tiến. Vì thế, sông Mã
vừa là một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ,
vừa là hình ảnh của vùng đất miền Tây,
vừa là dòng sông gắn liền với chặng
đường hành quân của binh đoàn. Sông Mã
chính là chứng nhân, là nơi đựng đầy
những kỉ niệm, những buồn vui, những
mất mát, những hi sinh của binh đoàn Tây
Tiến….
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

+Tiếp nối ý thơ là từ “chơi vơi” bắt


vần với từ “ơi”, là điệp từ “nhớ”
được láy đi láy lại hai lần. Có gì khác
hơn nếu không phải là nỗi nhớ đang
miên man, đong đầy, da diết, day dứt,
không thể nguôi ngoai trong mỗi con
chữ, trong hồn người?! Âm điệu thơ
cứ thế mà tha thiết, sâu lắng, bồi
hồi…
+Chỉ một dòng thơ nhưng đã
vừa tái hiện được đối tượng
của nỗi nhớ là rừng núi Tây
Bắc hùng vĩ và thơ mộng, vừa
gợi ra sắc thái của nỗi nhớ:
“chơi vơi”.
+ Đó là nỗi nhớ về con đường hành quân
được vẽ nên trong thơ qua những cái tên như
Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường
Hịch, Mai Châu. Những địa danh ấy vừa gợi
ra một nơi chốn xa xôi, hoang vu của vùng
núi rừng, vừa vẽ nên những dặm dài gian
truân, vất vả, vừa tái hiện những năm tháng
quá khứ đầy kỉ niệm với những đồng đội thân
yêu nay kẻ còn người mất… Ta chưa từng đặt
chân đến những miền đất ấy, nhưng qua
trang thơ, tất cả lại trở nên thân thuộc, gần
gũi đến lạ kì…
+ “Chơi vơi” là một từ láy giàu giá trị biểu cảm. Ta
chợt nhớ đến:
Ra về nhớ bạn chơi vơi
(Ca dao)
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)
Phải chăng, có một niềm nhớ vừa cụ thể, rõ
ràng, vừa mơ hồ, khó nắm bắt, không thể đong đếm
đang hiện lên trong lòng tác giả?! Phải chăng, đấy là
cảm giác trơ trọi, trống trải, chống chếnh, chênh
chao, không biết bấu víu vào đâu để vơi đi nỗi niềm
khi kí ức ăm ắp của một thời đã qua đong đầy kỉ
niệm đang hiện về?!
1.2. Các câu còn lại – Nỗi nhớ về chặng đường hành quân

Câu 3 – câu 8: chặng đường hành quân giữa


thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng

Câu 9 – câu 10: hình ảnh người lính trên


chặng đường hành quân

Câu 11 – câu 12: sự dữ dội của thiên nhiên


Tây Bắc

Câu 13– câu 14: kỉ niệm tình quân dân trên


đường hành quân
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

+ Ấn tượng mạnh trong tâm trí


người đọc ở câu thơ này là hình ảnh
“sương lấp”. Chỉ với một động từ,
thi nhân đã khắc họa được cảnh
sương núi mênh mông, mù mịt, dày
đặc, bao trùm không gian, che khuất
tầm nhìn. Sương mù dường như
đang muốn nuốt chửng, vùi lấp sinh
mạng con người trong khoảnh khắc.
+ Trước những thử thách khắc
nghiệt ấy của thiên nhiên Tây Bắc,
binh đoàn Tây Tiến vẫn hành quân
không ngừng nghỉ. Họ đối diện với
sương gió, với mỏi mệt nhưng chưa
bao giờ vì thế mà nản lòng, chưa
bao giờ quên khúc hát “Ra đi, ra đi
bảo tồn sông núi. Ra đi, ra đi thà
chết không lùi…”
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

+ Dòng thơ chỉ có bảy âm tiết lại có


đến tận sáu thanh bằng. Về mặt ngữ
âm, câu thơ duỗi ra một cách mềm
mại, cân bằng sự trúc trắc của câu
thơ trước. Về mặt ngữ nghĩa, nó
dường như xua tan hết những gian
lao trong chặng đường hành quân
của binh đoàn.
+ Cảm giác ấy được tạo nên bởi hình
ảnh “hoa về” giàu sức gợi và đậm chất
lãng mạn. Phải chăng hương hoa đang
tỏa lan ngào ngạt giữa chốn núi rừng,
quyện theo bước chân người? Hay là
những đóa hoa lửa đang chập chờn,
lung linh, huyền ảo trong đêm? Độ nhòe
mờ ngữ nghĩa đã tạo sức hấp dẫn đặc
biệt cho ý thơ này. Dẫu hiểu theo cách
nào đi chăng nữa thì ánh lên trong thơ
vẫn là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình!
+ Không gian ấy lại được giăng mắc
bởi một màn sương với hai chữ
“đêm hơi” gợi chút se lạnh núi rừng.
Trong phút chốc, ta cảm giác hình
như mình đang ở xứ sở mộng và
thơ chứ không phải nơi trần thế,
không phải là chặng đường hành
quân nhiều gian lao, chông
gai…Thiên nhiên đã được cảm hận
một cách thật thi vị bởi những tâm
hồn lãng mạn, hào hoa!
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

+ Nhớ đến miền Tây Bắc, không thể nào


quên sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng
của những dốc núi. Nếu lời thơ phía trên
tạo ra nét nhẹ nhàng với những thanh
bằng thì câu thơ này tiếp tục quay lại với
hàng loạt thanh trắc. Ta nghe trong
thanh âm là những gian nan, trắc trở, là
những bước chân nhọc nhằn của người
lính trên những dặm dài hành quân.
+ Điệp từ “dốc” đã vẽ ra một khung
cảnh rợn ngợp. Dốc điệp trùng dốc.
Đèo điệp trùng đèo. Dốc núi như
chồng chất, như nối tiếp nhau tới vô
tận. Ta có cảm giác con dốc này
chưa qua, con dốc khác đã đợi sẵn.
Núi rừng miền Tây như muốn thử
thách ý chí, nghị lực của đoàn
quân…
+ Không những thế, những từ láy
tượng hình như “khúc khuỷu”,
“thăm thẳm” cộng hưởng với ý thơ
càng tô đậm sự hùng vĩ, hiểm trở
của núi rừng Tây Bắc. Sự gập
ghềnh, gồ ghề, quanh co của những
ngọn dốc và chiều sâu hun hút khôn
cùng đến rợn người của những vực
thẳm đang chứa đựng trong nó biết
bao hiểm nguy, biết bao bất trắc!
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
+ Núi rừng nơi đây được vẽ nên bởi chính
cảm nhận và trải nghiệm thật sự của Quang
Dũng trong những ngày tháng hành quân.
Chính vì thế mà nó hiện lên đầy cụ thể qua
cảm giác “heo hút”. Chỉ hai chữ ấy thôi
nhưng vừa gợi xa, vừa gợi cao, vừa gợi vắng.
Từ ấy lại được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh
sự hoang vu, lạnh lẽo, hiu quạnh với những
đỉnh núi cao bao phủ trong mây. Những từ láy
tượng hình vào bàn tay tài hoa của thi nhân
phát huy cao độ giá trị biểu cảm của nó.
+ Đối diện với tất cả những khó khăn, thử
thách khắc nghiệt đó, người lính Tây Tiến như
thế nào? Trong dòng thơ xuất hiện một cách
diễn đạt rất lạ: “súng ngửi trời”. Chi tiết này
phải chăng đã khắc họa hình ảnh những
chiến binh chân đạp trong mây, mũi súng
chạm trời?! Đấy có gì khác hơn nếu không
phải là tư thế sẵn sàng chiến đấu, hiên ngang
lồng lộng giữa đất trời! Đấy có gì khác hơn
nếu không phải là tâm thế trẻ trung, lạc quan,
yêu đời của những chàng trai năm ấy!
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

+ Một lần nữa, ta lại thấy xuất hiện trước


mắt khung cảnh hùng vĩ, mênh mông,
rộng lớn đến ngút ngàn của vùng núi
Tây Bắc – địa bàn hoạt động của đoàn
quân Tây Tiến. Điệp từ “ngàn thước”,
hai từ đối lập “lên – xuống” và nhịp thơ
4/3 đã khiến câu thơ bị gập đôi một cách
đột ngột. Sừng sững trong thơ những
đỉnh núi chon von với hai mái núi chênh
vênh cùng những bất trắc không thể
lường trước!
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

+ Đối lập với nét hùng vĩ ở trên là một


dòng thơ rất đỗi mềm mại. Sự kết hợp
vô cùng tuyệt vời giữa bảy thanh bằng
và hệ thống nguyên âm mở, vang khiến
không gian thơ êm đềm, nhẹ nhàng,
khiến âm điệu thơ vang vọng, ngân
nga… Hình như Quang Dũng đang phổ
nhạc vào thơ. Đúng như Xuân Diệu từng
chia sẻ, mỗi một chữ của bài thơ này
đều “ngậm nhạc”!
+ Bao trùm lên ý thơ là một màn mưa
miên man phủ khắp núi non theo ánh
nhìn từ trên cao hướng ra xa. Ta có cảm
giác vạn vật đang chìm trong biển nước,
nhạt nhòa trong làn mưa. Cảm giác này
chỉ những ai thật sự đã gắn bó với miền
đất ấy mới có thể thấm thía và thấu thị
được. Quang Dũng đã vẽ ra trong thơ
không gian bốn bề đất trời như đang ẩn
hiện, bồng bềnh, mông lung, hư ảo đến
lạ kì!
+ Xuất hiện giữa bức tranh ấy là hình ảnh “nhà ai”.
Đại từ phiếm chỉ, không xác định phủ lên thơ một vẻ
đẹp mơ mơ hồ hồ, hư hư thực thực. “Nhà ai” là nhà
ai? Ta không biết! Và âu chăng, không cần và cũng
không nên trả lời câu hỏi ấy! Bởi nói như nhà phê
bình Hoài Thanh, “mất đi một chút rõ ràng để được
thêm rất nhiều thơ mộng”! Nhưng có một điều ta
biết, đó là trong màn mưa rừng, ánh nhìn và tấm
lòng của những người lính Tây Tiến vẫn hướng về
nơi êm dịu, hiền hòa, ấm áp, bình yên và đầy yêu
thương là ngôi nhà thấp thoáng trong mưa kia! Hình
như có một nỗi nhớ nhung làm xao xuyến lòng
người xa quê… Đó là vẻ đẹp của những tâm hồn
lính nồng ấm ân tình dù trong khó khăn, gian khổ!
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

- Trong hành trình lần tìm về kỉ niệm trên


đường hành quân, kí ức về đồng đội đã hiện
về trong tâm hồn thi nhân. Từ láy “dãi dầu” đã
thể hiện tất cả những vất vả, nhọc nhằn của
các chiến sĩ khi hành quân, vượt qua những
núi cao, những vực sâu, những thác ghềnh
dữ dội… Tất cả được tái hiện trong hai dòng
thơ đong đầy cảm xúc, như một bức kí họa
đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến, khơi gợi
nhiều cách hiểu.
+ Các hình ảnh “không bước nữa”, “gục lên súng
mũ”, “bỏ quên đời” là lối nói nhã ngữ để chỉ sự hi
sinh của người lính Tây Tiến. Phải chăng nhà thơ
dùng cách nói này để vơi bớt đi những đau thương
mất mát?! Dẫu nói về cái chết nhưng độc giả vẫn có
cảm giác đấy là một sự lựa chọn hoàn toàn chủ
động, bình thản của những chiến binh Tây Tiến.
Hóa ra, với họ, chết cũng chỉ là một nhịp nghỉ trên
bước đường hành quân mà thôi! Trong thời khắc tạ
từ nhân gian, họ vẫn trong tư thế tiếp tục cuộc hành
trình. Đấy chính là vẻ đẹp kiêu hùng của Tây Tiến!
+ Ý thơ này cũng gợi ra một cách liên tưởng khác.
Đã có nhiều bạn đọc cho rằng, những cụm từ
“không bước nữa”, “gục lên súng mũ”, “bỏ quên
đời” để chỉ về một giấc ngủ, một phút chốc nghỉ
ngơi trên con đường hành quân dãi dầu mưa nắng.
Ẩn sâu trong con chữ là một trạng thái thanh thản,
an nhiên tự tại, là tư thế sẵn sàng, hiên ngang đánh
giặc. Dường như mọi khó khăn, gian lao, vất vả, thử
thách đều biến mất. Đó có gì khác hơn nếu không
phải là một ý chí, một bản lĩnh?!
- Dẫu hiểu theo cách nào đi chăng nữa
thì vẫn có một điều không thể phủ nhận
được. Đó chính là vẻ đẹp hào hùng, hiên
ngang, là cốt cách kiên cường của
những chiến binh Tây Tiến!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

- Tiếp nối mạch thơ, Quang Dũng tiếp


tục khắc họa những nét dữ dội của núi
non Tây Bắc. Bằng tài thẩm âm tinh tế
của người đã sống ở rừng, đã nghe, đã
nhìn, nhà thơ ghi lại những chủ âm đặc
thù của nơi đại ngàn hoang vu.
+ Hiện lên trong con chữ là những dòng
thác bọt tung trắng xóa với âm thanh
gầm thét man dại. Cách sắp xếp hai
thanh trắc trong dòng thơ làm nổi bật ấn
tượng về vẻ bí hiểm và oai hùng của
rừng thiêng nước độc. Dường như
những con thác cuộn xoáy ấy có thể
cướp đi sinh mạng con người bất cứ lúc
nào.
+ Không chỉ có thác mà núi rừng nơi đây
còn đáng sợ bởi “cọp trêu người”. Thi
nhân đã vô cùng tinh tế khi đặt hai thanh
nặng kế tiếp nhau. Ta có cảm giác như
đang có tiếng bước chân cọp thậm
thịch, thậm thịch trong đêm, gợi cái
thâm u, bí ẩn đầy đe dọa của núi rừng .
+ Những hình ảnh ấy lại được đặt trong
thời gian tuần hoàn, liên tục, lặp lại miên
viễn: “chiều chiều”, “đêm đêm”. Sức
mạnh của thiên nhiên khủng khiếp nơi
núi rừng miền Tây đã ngự trị từ muôn
đời nay luôn chực chờ, rình rập để đẩy
con người về phía hư vô.
- Nhà thơ cực tả sự hiểm ác của thiên nhiên
với dụng ý đối lập rất rõ. Con người chỉ anh
hùng khi vượt qua những thử thách khốc liệt.
Và chất hào sảng trong thơ Quang Dũng là lấy
ngoại cảnh núi rừng miền Tây để tô đậm và
khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây
Tiến. Mỗi vần thơ đã để lại trong tâm trí
người đọc ấn tượng về sự gian nan tột cùng
và can trường tột bậc của binh đoàn năm ấy!
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

+ Giọng thơ đột ngột thay đổi ở hai câu


thơ cuối khổ một. Từ “nhớ” cộng hưởng
với thán từ “ôi” đã tạo ra một khoảng
ngân da diết về miền kí ức với cảm xúc
bồi hồi, tha thiết. Có lẽ mọi niềm thương
nỗi nhớ đang vỡ òa, đang dâng trào
trong thanh âm con chữ, trong tiếng
lòng thi nhân.
+ Đấy là nỗi nhớ về “cơm lên khói”, về “thơm
nếp xôi”. Những hình ảnh gần gũi, thân thuộc,
mộc mạc, bình dị, ngọt ngào. Ấp ủ trong thơ
là mùi vị ấm cúng của sự sum họp. Ấp ủ trong
thơ là hương của lúa mới, của cuộc sống nơi
núi rừng. Tất cả gợi nên nét đặc trưng rất
riêng của vùng đất ấy, là những phút giây
thanh bình hiếm hoi, quí giá trong chiến tranh.
Và cũng chính những hình ảnh này đã trở
thành nỗi vấn vương của Quang Dũng, của
những chàng trai Tây Tiến.
+ Có một khái niệm rất lạ xuất hiện trong
ý thơ. Đó là “mùa em”. Không phải là
bốn mùa của dòng chảy thời gian vật lí
xuân hạ thu đông mà là mùa được tạo
nên bởi nỗi vương vấn. Phải chăng đấy
là mùa của niềm thương? Mùa của nỗi
nhớ? Mùa của nghĩa tình? Có lẽ là tất cả.
Nó tha thiết, tròn đầy trong tâm hồn
người lính trên chặng dài hành quân.
+ Khổ thơ đầu khép lại bằng sáu thanh
bằng. Hơi thơ trở nên nhẹ nhàng, êm ái.
Như lời nhắn gửi của một khúc tâm tình.
Như tiếng hát của một bài ca hoài niệm.
Như một nốt nhạc dịu dàng neo đậu lại
giữa lòng người. Da diết và tha thiết
khôn nguôi…
TIỂU KẾT
Như thế, chỉ với một đoạn thơ, với
những từ láy đầy giá trị biểu cảm, hình
ảnh thơ nhiều sức gợi, âm điệu thơ giàu
tính nhạc, Quang Dũng đã bộc lộ biết
bao xúc cảm, biết bao nỗi niềm về một
vùng đất mà mình từng gắn bó. Đó là
thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ vừa
thơ mộng. Và trên nền không gian ấy, ta
cũng cảm nhận được sự hào hùng và
hào hoa của những người lính trong
binh đoàn Tây Tiến.
2. Khổ 2
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

- Trong một ngã rẽ của hồi ức,


những kỉ niệm của đời lính lại
hiện về. Trước hết là khung cảnh
của một đêm liên hoan được vẽ
nên bằng cả ánh sáng và âm
thanh.
+ Hai chữ “bừng lên” là nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ.
Nó đem đến ấn tượng về một luồng ánh sáng mạnh mẽ,
chói lòa, đột ngột tràn ngập không gian, xua đi cái tối tăm,
lạnh lẽo của núi rừng. Những bó đuốc như những bông
hoa lửa rực rỡ, lung linh trong lễ hội. Cảm hứng lãng mạn
đã khiến ánh lửa bập bùng trở thành “đuốc hoa”, gợi
những liên tưởng thi vị, tình tứ. Không những thế, ngọn lửa
ấy phải chăng còn là ngọn lửa ấm nóng của tâm hồn, ngọn
lửa của niềm vui trẻ trung, lạc quan, ngọn lửa của tình yêu
với con người và cuộc đời, với vùng đất miền Tây của
những chàng trai Tây Tiến?!
+ Đêm liên hoan còn rộn rã âm thanh.
Đó là thanh âm của khèn lên, của nhạc
về. Không khí ấy là nét đặc trưng chỉ có
thể bắt gặp ở vùng đất Tây Bắc thân
thương! Những thanh âm ấy giờ đây
dội về trong tâm trí nhà thơ, làm sống
dậy những ngày tháng ân tình với nghĩa
tình quân dân thắm thiết!
- Kỉ niệm về buổi liên hoan là sự miên man nhung nhớ cả
cảnh và người. Đại từ nhân xưng “em”, “nàng” chất chứa
bao thân thương, sự gần gũi và cả nét tình tứ. Một chữ “kìa”
đã gói ghém trong đó bao ngạc nhiên, bao trầm trồ, bao ngỡ
ngàng của những chàng trai Tây Tiến trước sự xuất hiện của
những cô gái Tây Bắc. Với “xiêm áo” kiêu sa, với “man điệu”
uyển chuyển có một chút bí ẩn, say đắm của chốn núi rừng,
với nét “e ấp” thẹn thùng, kín đáo cực kì nữ tính, những cô
gái đã làm nên chất thơ, nét duyên thầm riêng của vùng đất
này. Người và cảnh quyện hòa làm nên sự thơ mộng và
khiến hồn lính ngây ngất men say. Chất lãng mạn đã làm dịu
đi rất nhiều sự khắc nghiệt của chiến tranh…
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Ở bốn câu thơ tiếp theo, dòng hồi tưởng trôi về
miền đất Châu Mộc. Người lính chiến với tâm hồn
thi sĩ đã khám phá ra bao vẻ đẹp lãng mạn của nơi
đây. Năm tháng trôi qua, cảnh và người miền đất
lạ đã trở thành miền thương nhớ, mảnh tâm hồn
của bao người. Nói như Chế Lan Viên, chính tình
yêu đã làm đất lạ hóa quê hương:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn
-Qua hoài niệm, tâm trí người
thơ sống lại với bao điều. Giọng
thơ cất lên như tiếng thì thầm,
tự hỏi “có thấy”, “có nhớ” bâng
khuâng, luyến lưu một nỗi niềm
về cảnh, về người...
-Hồn thơ nghiêng trôi về một buổi chiều biên ải
đầy cảm xúc. Chỉ trong ba chữ “chiều sương ấy”
đã thâu tóm trọn vẹn không – thời gian của miền
nhớ. Chiều vốn dĩ đã là thời điểm dễ khiến lòng
người có nhiều tâm trạng. Đã thế không gian lại
được bao phủ bởi màn sương mờ ảo, như thực
như mơ. Hình như chính điều đó đã khiến lòng
người mênh mang nỗi niềm, hoài niệm, nhớ
nhung…
+ Đó là lời hỏi về một bờ lau lay lắt bên bờ sông hoang dại. Cảnh thiên
nhiên gợi nhiều suy tư. Bởi lẽ, cây lau từ xưa đến nay là hình ảnh khơi
nguồn cảm hứng cho thi ca. Ta chợt nhớ:
Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng
(Chế Lan Viên)
Hình như thân lau nhẹ nhàng, hoa lau trắng xóa phất phơ trong gió
dễ khiến tâm hồn nghệ sĩ có nhiều xúc cảm. Và Quang Dũng cũng vậy.
Sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, cái phơ phất của
ngàn lau trong xào xạc gió núi… đã khiến rừng lau như có hồn, như
biết sẻ chia nỗi niềm cùng con người. Người thơ như cảm nhận được
cả linh hồn, thần thái của cỏ cây vô tri vô giác. “Thấy” được như thế,
hẳn phải gắn bó, thân thiết và thấu hiểu lắm… Những bờ lau kia khiến
nỗi nhớ trong lòng ngưới chiến sĩ đã gắn bó và đã chia xa miền Tây
càng trở nên xao xác, da diết, mênh mông…
+ Đó còn là lời nhắc về “dáng người trên độc
mộc” - hình ảnh thơ gắn với đặc trưng chốn núi
rừng. Nhưng qua ánh nhìn của Quang Dũng, lại
mang một vẻ đẹp rất đặc biệt. Ấy là sự đối lập
trong hòa điệu giữa nét vẽ mạnh mẽ, cuộn xoáy
(“dòng nước lũ”) với nét vẽ mềm mại, uyển
chuyển (“hoa đong đưa”). Con người miền Tây
hiện lên với dáng vẻ vừa cứng cỏi vừa nhẹ nhàng
trên con thuyền độc mộc băng băng lướt trên
thác lũ… Dáng người ấy, giờ đây trở thành hình
bóng của kí ức, của hoài niệm dễ gì nguôi quên…
TIỂU KẾT

Cảnh sắc và con người nơi núi rừng miền


Tây đã được thể hiện một cách tuyệt đẹp qua
bút pháp tài hoa và hồn thơ tinh tế, lãng mạn.
Những buồn vui đời lính thấm đẫm sắc điệu
hoài nhớ đã tạo thành một miền kí ức chưa
bao giờ phôi pha, chưa bao giờ thôi da diết,
chưa bao giờ thôi khắc khoải trong tâm trí
Quang Dũng. Vọng từ con chữ, độc giả cảm
nhận được bao điều về cảnh, về người của
vùng đất ấy và về cả tâm hồn của những
chàng trai trong binh đoàn Tây Tiến năm xưa.
3. KHỔ 3
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Trong toàn bộ mạch dòng của nỗi nhớ, dù xúc cảm có trôi về
kỉ niệm nào đi chăng nữa thì hình bóng người lính Tây Tiến vẫn
xuất hiện. Và đoạn thơ đặc tả nhất về những chiến binh trong
binh đoàn ấy chính là khổ thơ thứ ba. Trước hết, bằng những
nét vẽ hiện thực, nhà thơ đã phác họa một sự thật nghiệt ngã
đến trần trụi. Đó là thực tế những năm kháng chiến chống
Pháp, căn bệnh sốt rét rừng đã khiến cho rất nhiều người lính
bị rụng tóc, da bủng beo. Ta đã từng bắt gặp trong “Đồng chí”:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
(Chính Hữu)
Người lính của những năm tháng ấy đã phải chống chọi với
bệnh tật, đói rét và cả cái chết – đấy có gì khác hơn nếu không
phải là sự hi sinh lặng lẽ, âm thầm?!
+ Nhưng sáng lên trong thơ vẫn là vẻ đẹp bi
tráng của người lính. Có đau thương, có
mất mát nhưng bi mà không lụy. Cách nhìn
và cách nói về sự thật nghiệt ngã như
“không mọc tóc”, “dữ oai hùm” đã thể hiện
khí phách mạnh mẽ, thái độ lạc quan và bản
lĩnh vượt lên trên thực tại. Đó là điều làm
nên sức mạnh tinh thần, tạo nên cốt cách
kiên cường, kiêu dũng, oai phong lẫm liệt
như hùm thiêng chúa tể rừng xanh.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
+Nội lực của dòng thơ rơi vào hai chữ
“mắt trừng” – ánh mắt mở to, hướng
thẳng về phía trước. Nó biểu thị một ý
chí chiến đấu sắt đá, kiên cường, đầy
quyết tâm và khao khát cháy bỏng.
Trong đôi mắt ấy phải chăng đang ngời
lên giấc mộng anh hùng, lập chiến
công, mơ về ngày chiến thắng của
những người trai thời loạn?!
+ Nếu đó là vẻ đẹp hào hùng của tư thế chiến đấu thì ý
thơ nối tiếp lại vẽ nên tâm hồn hào hoa, tình tứ, lãng
mạn và đầy xúc cảm. Dù phía trước đang chờ đợi họ là
những trận đánh, là ranh giới giữa sự sống và cái chết
nhưng tâm hồn họ vẫn cứ ăm ắp mộng mơ ! Người lính
Tây Tiến mơ về “dáng kiều thơm”. Hiện lên trong con
chữ là Hà Nội đẹp như một dáng kiều thơm, là những
người con gái yêu kiều, duyên dáng, đầy nữ tính. Đó
chính là niềm thương, nỗi nhớ, là cõi đi về trong mộng
của người lính, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin, động
lực và ý chí để binh đoàn vượt qua bao khó khăn, thử
thách.
Ta chợt nhớ đến dòng thơ:
Hồn lính vương qua vài sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay
(Quán bên đường)
hay:
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ
(Đôi bờ)
Đấy là những xúc cảm rất thật và rất nhân
bản! Thơ Quang Dũng sống sâu và sống lâu trong
trái tim người đọc, âu chăng, cũng bởi những điều
như thế!
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Hiện lên trong không gian thơ là âm khí lạnh lẽo
đến rợn người. Những nấm mồ vô danh rải rác
dọc biên cương đã gợi lên biết bao đau thương,
biết bao mất mát của chiến tranh. Rất nhiều người
lính đã ngã xuống và “mãi mãi tuổi hai mươi”. Ý
thơ nói về sự thật tử biệt sinh li bi thương của
cuộc chiến đấu: Có bao nhiêu người đã ra đi? Có
bao nhiêu người đã không trở về? Và đến tận lúc
chết, mồ vẫn ở nơi xứ xa! Một gốc cây làm dấu.
Một tảng đá làm bia. Lưng đèo. Dốc núi. Bên
đường. Ven suối. Mưa nắng nhạt nhòa. Từ láy
tượng hình “rải rác” được đặt đầu dòng thơ càng
khắc sâu, tô đậm thêm thương đau.
- Nhưng từ câu chữ, ta vẫn nghe được
âm hưởng trang trọng, sự lẫm liệt của
những anh hùng đã ngã xuống để giữ
gìn biên cương Tổ quốc. Chính những
từ Hán Việt trong dòng thơ đã làm nên
âm điệu này! Sự hi sinh của những
người lính được đặt vào một không khí
thiêng liêng, tạo tâm thế ngưỡng mộ
đầy tôn kính cho người đọc.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Và cảm giác ảm đạm ngậm ngùi trong


câu thơ trên còn nhanh chóng được
vơi đi bởi tứ thơ mạnh mẽ, rắn rỏi như
một lời tuyên thệ. Những người lính
trong binh đoàn Tây Tiến lên đường
theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc
khi còn đang rất trẻ. Họ đang vào giai
đoạn thanh xuân – giai đoạn đẹp đẽ
nhất của một đời người.
- Nhưng khi Tổ quốc gọi, những con người
ấy đã sẵn sàng đi vào chiến trường để bảo
vệ biên cương đất nước. Ta đọc được trong
hai chữ “chẳng tiếc” một thái độ dứt khoát,
quyết tâm. Họ sẵn sàng hiến dâng cuộc đời
mình không tính toán thiệt hơn! Phải chăng,
đó chính là tâm thế của những tráng sĩ
“nhất khứ bất phục hoàn”?! Đây là lí tưởng
đẹp đẽ của một thế hệ, một thời đại “Quyết
tử cho tổ quốc quyết sinh”!
Áo bào thay chiếu anh về đất
Hiếm có câu thơ nào trong văn học Việt Nam
thời kì kháng chiến lại miêu tả trực tiếp về giây
phút biệt li, về sự ra đi của những người lính như
trong ý thơ này. Quang Dũng đã dùng cụm từ
“anh về đất” để nói về sự hi sinh. Lối nhã ngữ này
một phần làm vơi bớt đi những đau thương,
nhưng đồng thời là là niềm cảm khái của Quang
Dũng đối với đồng đội của mình. Nhà thơ nhìn về
sự ra đi của người lính Tây Tiến như một cuộc trở
về thanh thản, nhẹ nhõm với đất Mẹ Tổ quốc. Hóa
ra, họ đã hóa thân cùng sông núi quê hương! Hóa
ra, họ ra đi nhưng vẫn tồn tại giữa núi sông đất
nước này!
-Trong tứ thơ xuất hiện một sự thật nghiệt
ngã đến đau lòng. Có những chàng trai
trong binh đoàn Tây Tiến ra đi mà không có
lấy một manh chiếu liệm thây! Đó là hiện
thực bi thương. Nhưng bi mà không lụy!
Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã
khoác lên họ chiếc áo bào của những chiến
binh, của những tráng sĩ ngày xưa. Có gì
khác hơn tự nơi đây, nếu không phải là vẻ
đẹp bi tráng?!
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Khổ ba khép lại bởi một hình ảnh rất quen thuộc.
Đó là sông Mã, là người bạn thiết thân đã bao lần
đồng hành cùng Tây Tiến, là chứng nhân của bao
ngày tháng đã đi qua. Vào phút giây vĩnh quyết, li
biệt, sông Mã đã “gầm lên khúc độc hành”. Động
từ “gầm” trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ
mang trong nó những cung bậc cảm xúc mạnh
mẽ và dữ dội nhất: nỗi bi phẫn, đau thương đến
tột cùng nhưng vẫn vang lên âm hưởng mạnh mẽ,
hào sảng. Đó là tiếng ca trầm thống và cũng là
khúc ca trầm hùng vào khoảnh khắc tiễn biệt, chia
xa…
Đúng như Vũ Quần
Phương từng nhận định:
“Cái tiếng vang rung
chuyển ngự trị cả một vùng
thiên nhiên trời đất, sinh ra
từ những mất mát câm lặng
của con người”…
TIỂU KẾT

Bằng bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện


thực, chỉ với vỏn vẹn tám dòng thơ, thi nhân
đã khắc họa trọn vẹn bức chân dung ngoại
hình, tư thế và tâm hồn của những chiến binh
Tây Tiến. Ta cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng
và hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính
trong binh đoàn năm ấy. Vọng từ con chữ
cũng chính là những ân tình sâu nặng của
Quang Dũng đối với những năm tháng,
những con người không thể nào quên và
không bao giờ quên…
4. KHỔ 4
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Dòng cảm xúc đang trôi miên man về miền kí ức,


giờ đây trở về với thực tại. Quang Dũng đã bộc lộ
bao nỗi niềm rất đỗi chân tình về một thời Tây Tiến
đã xa. Đây là khúc tráng ca một đi không trở lại.
Trong lửa đạn chiến tranh, đã có biết bao lời hẹn
ước không thành, đã có biết bao cuộc chia tay đã
vĩnh viễn là cuộc chia tay cuối cùng. Bởi thế nên
nhà thơ đã đặt những cụm từ đầy ý nghĩa khái
quát vào khổ thơ cuối: “không hẹn ước”, “thăm
thẳm một chia phôi”
Từ láy “thăm thẳm” cũng kết
tụ trong nó bao điều. Nếu ở khổ
một, từ ngữ ấy gợi ra chiều cao
và chiều sâu của những con
dốc miền Tây Tổ quốc thì tại nơi
đây, ở câu thơ này, lại gợi ra sự
cách xa diệu vợi nghìn trùng…
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Thi phẩm khép lại trọn vẹn bằng ý


thơ giàu sức nặng ngữ nghĩa, để lại
nhiều suy tư trong lòng độc giả.
Khúc vĩ thanh này mở đầu bằng đại
từ phiếm chỉ “ai”. Đấy là thi nhân, là
những chàng trai gia nhập binh
đoàn Tây Tiến năm xưa…
Họ đã đến với Tây Tiến vào “mùa
xuân ấy”. Đấy là mùa xuân 1947
đầy ắp kỉ niệm. Đấy cũng là quãng
đời thanh xuân, tuổi trẻ của những
chàng trai trong binh đoàn. Đấy là
những tháng năm vời vợi nhớ
thương…
Họ đã để lại biết bao nhiêu niềm thương, biết
bao nhiêu nỗi nhớ về một thời đã qua ở vùng
biên cương Tổ quốc. Dẫu chia xa nhưng có lẽ
tâm hồn họ sẽ mãi hoài ở nơi đây. Chỉ một chữ
“về” thôi nhưng người yêu thơ cảm nhận
được biết bao điều. Hóa ra, Sầm Nứa đã là một
nơi vô cùng gắn bó, vô cùng thân thuộc, đã là
một lát cắt cuộc đời hóa thành vĩnh viễn. Lời
thơ khép lại mà giọng thơ vẫn cứ vấn vương,
để lại nhiều dư âm, dư ba, dư vang, dư vị trong
lòng người…

You might also like