Triết học

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

( highlight là phần chèn vô ppt nha , nếu thấy dài quá có thể

cắt mụt xíu nhóe )

I. Nhắc lại khái niệm

- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội . Tồn tại xã hội là một kiểu vật chất xã hội , là các quan hệ xã hội vật chất
được ý thức của xã hội phản ánh .

( dùng để chỉ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong
những giai đoạn lịch sử nhất định )

- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phần hợp thành của văn
hóa tinh thần của xã hội , bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những
tình cảm, tâm trạng, ... của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

(ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm ... của những
con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp
từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý
luận. Ý thức xã hội thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng
ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức xã hội có những tri
thức kinh nghiệm phong phú có thể trở thành tiền đề quan trọng cho sự hình thành
các lý thuyết xã hội)

( ví dụ : điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước , nhân đạo nhân nghĩa
của dân tộc và nhân dân Việt Nam rất cần cù chăm chỉ với truyền thống hiếu học được
truyền từ đời này sang đời khác )

(Trước khi qua slide mới, thì có câu hỏi

CH: Theo bạn đã học thì trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thì cái
nào quyết định cái nào?Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

GT: Như chúng ta đã biết, tồn tại xã hội là phương diện vật chất hay là mặt vật chất
của đời sống xã hội. Còn ý thức xã hội là phương diện tinh thần hay là mặt tinh thần
của đời sống xã hội. Thì sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội ở đây
chính là phương diện vật chất quyết định phương diện tinh thần của đời sống xã hội
hay là vật chất quyết định ý thức. Cụ thể ở chỗ là tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội,
hay là mặt vật chất sinh ra mặt tinh thần, vật chất sinh ra ý thức. Hay nói một cách
khác đó là ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội.
Bên cạnh đó thì tồn tại xã hội biến đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng phải biến đổi
theo. Điều này có nghĩa là phương diện vật chất hay là mặt vật chất của đời sống xã
hội thay đổi, thì ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo. Cụ thể là phương thức sản xuất
thay đổi, điều kiện tự nhiên hoàn cảnh địa lý thay đổi, dân số mật độ dân cư thay đổi
thì ý thức xã hội cũng sẽ có sự thay đổi theo tương ứng. Đặc biệt là sự thay đổi, sự
phát triển của phương thức sản xuất sẽ là yếu tố thúc đẩy sự thay đổi sự phát triển của
ý thức xã hội. )

VD: Khi một xã hội xác định rằng việc tuân thủ luật pháp là quan trọng và cần thiết.
Khi mọi người trong xã hội này chấp nhận và tuân thủ luật pháp, ý thức xã hội về tầm
quan trọng của việc tuân thủ luật pháp sẽ được củng cố và lan rộng. Điều này có thể
dẫn đến việc tạo ra một môi trường xã hội ổn định và công bằng hơn, nơi mà mọi
người đều chấp nhận và tôn trọng quy định pháp luật.

II. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội


● Tồn tại xã hội là cái thứ nhất , ý thức xã hội là cái thứ hai .

Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy . Tồn tại xã hội quyết định nội
dung , tính chất , đặc điểm và xu hướng biến đổi , phát triển của ý thức xã
hội . Ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội

● Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay
đổi .

Khi tồn tại xã hội , nhất là phương thức sản xuất , thay đổi thì những tư
tưởng , quan điểm về chính trị , pháp luật và triết học sớm hay muộn thì
cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định

● Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn , trực tiếp
thường thông quan các khâu trung gian
Không phải bất kì tư tưởng , quan niệm , lý luận , hình thái ý thức xã hội
nào cũng sẽ phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời
đại mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ được những mối quan hệ kinh
tế được phản ánh , bằng cách này hay cách khác , trong những tư tưởng ấy .
Như vậy , sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét
một cách biện chứng .

II. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội


Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội,
chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ
động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời
sống kinh tế - xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối biểu hiện ở
những điểm sau đây :

1. Thứ nhất : Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

- Theo nguyên lí , tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội , khi tồn tại xã hội biến đổi
tất yếu dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội . Tuy nhiên không phải trong mọi trường
hợp sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã
hội , trái lại không ít những yếu tố của ý thức xã hội đặc biệt là trong đời sống tâm lý
và xã hội có thể tồn tại rất lâu dài ngay cả khi tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã được
thay đổi căn bản .

( Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất
lâu rồi , song ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại .
Điều này biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội
như những truyền thống , thói quen và nhất là tập quán. Tính lạc hậu
của ý thức xã hội biểu hiện rõ nét nhất trong tâm lý xã hội, các hiện
tượng ý thức xã hội có nguồn và nảy sinh từ xã hội cũ vẫn tồn tại giai
dẳng trong xã hội mới dù xã hội đó đã mất đi rất lâu . Không chỉ tâm lý
mà ngay cả cấp độ lý luận ý thức xã hội vẫn có thể tồn tại xã hội bị bỏ
xa nếu như lý luận đó không chuyển đổi kịp thời so với sự biến đổi của
hiện thực )

VD: Một ví dụ cụ thể có thể là sự chậm trễ trong việc thích nghi với các
thay đổi xã hội và công nghệ. Khi công nghệ phát triển, một số người
vẫn giữ quan điểm truyền thống và không chấp nhận sự thay đổi, dẫn
đến sự lạc hậu trong việc áp dụng công nghệ mới vào cuộc sống hàng
ngày (như còn nấu ăn bằng bếp củi, sinh hoạt nước bằng nước sông
nước giếng,...).
Hay có thể nói là quan điểm TRỌNG NAM KHINH NỮ (nam được đi
học, nữ thì không) trong cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn còn hiện diện,
chưa khắc phục hoàn toàn.

Ví dụ, trong việc chấp nhận và thừa nhận các quyền lợi của cộng đồng
LGBT, một số người vẫn giữ quan điểm cũ và không thể chấp nhận sự
đa dạng và bình đẳng trong xã hội.

Chính vì như vậy, V.I.Lênin đã khẳng định “ sức mạnh của tập quán ở
hàng triệu và hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất”

- Nguyên nhân của điều này ta có thể kể đến :

+ Do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên tồn
tại xã hội diễn ra nhanh hơn so với khả năng phản ánh của ý thức xã hội .

+ Do sức mạnh của thói quen , tập quán , truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình
thái xã hội . Hơn nữa , những điều kiện tồn tại xã hội mới chưa đủ để làm những thói
quen , tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi .

+ Ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người , của các giai cấp nào
đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo , bám chặt vào
những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỉ của họ , chống lại các lực
lượng tiến bộ trong xã hội

- Ý nghĩa :

+ Những tư tưởng cũ lạc hậu không tự động mất đi mà phải thông qua những cuộc đấu
tranh cải tạo
+ Phải xây dựng lý luận khoa học trên cơ sở tổng kết thực tiễn , đảm bảo phản ánh kịp
thời những thay đổi của cuộc sống đồng thời tạo dựng cơ sở vật chất để hình thành ý
thức xã hội mới .

ð Vì vậy , muốn xây dựng xã hội mới thì phải từng bước xóa bỏ được những
tàn dư , những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song đó là bồi đắp , xây
dựng và phát triển ý thức xã hội mới . Tuy nhiên , khi thực hiện những
nhiệm vụ này không được nóng vội , không được dùng các biện pháp hành
chính như đã từng xảy ra ở các nước XHCN và cả ở nước ta nhiều năm
trước đây .

2. Thứ hai : Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

· Biểu hiện : Khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại
xã hội , triết học Mác đồng thời thừa nhận rằng : Trong những điều kiện
nhất định , tư tưởng của con người , đặc biệt là những tư tưởng khoa học
tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội , có tác dụng định
hướng và dự báo được xu thế phát triển tương lai của tồn tại xã hội.

· Khi khẳng định vấn đề này chúng ta có 3 lưu ý sau

+ Có những tư tưởng vượt trước khoa học khi nó xuất phát từ tồn tại xã hội
tức là nó phản ánh đúng được những mối liên hệ bản chất của tồn tại xã
hội.Tức là nó phản ánh được logic khách quan ,xu thế phát triển tất yếu của
tồn tại xã hội. Lịch sử đã cho thấy nhiều dự báo của các nhà tư tưởng lớn
phải sau một thời gian, có thể ngắn hoặc rất dài, mới được thực tiễn xác
nhận. Nhiều dự báo của C.Mác đang trở thành sự thật trong thời đại chúng
ta đã hoàn toàn khẳng định điều đỏ.

(ví dụ như học thuyết Mác . Mác đã đưa ra học thuyết hình thái kinh tế xã
hội . Loài người sẽ tiến lên cái hình thái cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn
đầu là chủ nghĩa xã hội . Mác đã đưa ra từ những năm 40 của thế kỉ 19
trong khi đó chưa có cách mạng xã hội chủ nghĩa , chưa có nhà nước xã hội
chủ nghĩa được hình thành . Tư tưởng của Mác sau đó đã được Leenin hiện
thực hóa . Đó chính là cách mạng tháng 10 Nga vào năm 1977 . Cách mạng
xhcn đầu tiên và xây dựng nhà nước XHCN đầu tiên là nước Nga Xô Viết )

+ Có những quan điểm vượt trước không khoa học, là phản khoa học, nó sẽ
rơi vào sai lầm ,ảo tưởng ,chủ quan khi nó xuất phát từ ý muốn chủ quan
của con người chứ không phải xuất phát từ hiện thực khách quan

( ví dụ như học thuyết Mác đã phản ánh được xã hội tư bản , cái mâu thuẫn
lên tới đỉnh điểm của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản . Công nhân
không thể nào mãi chịu đựng cuộc sống bị áp bức nữa , họ đứng lên đấu
tranh và ý thức về sức mạnh lịch sử của giai cấp mình . Các cuộc đấu tranh
của công nhân cách mạng vô sản diễn ra ở nhiều nơi mà Mác đã chứng
kiến ở Anh , Pháp , Đức. Cho nên khi mà ý thức xã hội này , học thuyết Mác
được hình thành dựa trên cái khách quan tất yếu của tồn tại xã hội thì nó có
khả năng vượt trước và sau này , gần 80 năm sau Lenin đã chứng minh cái
tính đúng đắn này )

+ Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội ,dự kiến được
quá trình phát triển khách quan của xã hội ,nó có tác dụng tổ chức ,chỉ đạo,
hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn.Tuy nhiên ,điều đó không
có nghĩa là những tư tưởng khoa học đó không còn bị tồn tại xã hội quy
định và quyết định nữa.Hay nói cách khác là nó không thoát ly khỏi tồn tại
xã hội mà thực chất ở đây những tư tưởng khoa học đó phải xuất phát từ tồn
tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội chính xác hơn, sâu sắc hơn do nó nắm đc
được bản chất ,tính tất yếu quy luật của sự phát triển ,của tồn tại xã hội

VD : Các nhà triết học trung quốc Cổ đại như Khổng tử , Mạnh Tử ,
Tuân tử , những nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Socrates , Plato ,
Aristotle , Epicurus luôn có những tư tưởng, triết học đi trước thời đại cả
nghìn năm .

VD: về các phong trào cách mạng hoặc các phong trào xã hội đã thay đổi
cấu trúc xã hội. Ví dụ, trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789, ý thức xã hội
về quyền lợi và tự do cá nhân đã thúc đẩy người dân Pháp tiến hành cách
mạng chống lại chế độ quốc vương tối cao. Ý thức xã hội về sự bất công và
cần thiết phải thay đổi đã tạo ra sức mạnh cách mạng, dẫn đến sự thay đổi
to lớn trong cấu trúc xã hội Pháp.
(https://youtu.be/t5fahfNM67w?si=YCuyPloSX1Aq0cx0) cần 3 phút đầu

Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng là một ví dụ điển hình khác. Chủ nghĩa
Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của thời đại – giai
cấp công nhân, tuy ra đời vào thế kỷ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản
nhưng đã chỉ ra được những quy luật vận động tất yếu của xã hội loài người
nói chung, của xã hội tư bản nói riêng, qua đó chỉ ra rằng xã hội tư bản nhất
định sẽ bị thay thế bằng xã hội cộng sản.

Ý nghĩa: Muốn có ý thức xã hội mới – ý thức xã hội XHCN chúng ta phải
phát huy cao tính năng động sáng tạo của nó và vai trò của con người trong
nhận thức và cải tạo thế giới đồng thời khắc phục tính bảo thủ, thụ động ỷ
lại trong cuộc sống.
Ý thức xã hội có tính kế thừa:

- Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các
quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những
tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó. Quan hệ kế thừa làm cho sự phát
triển trong lĩnh vực, ý thức xã hội diễn ra như một dòng chảy lịch sử tự nhiên nối
tiếp liên tục của tư duy giữa các thế hệ.

- Trong sự phát triển của ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích một
tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các quan
hệ kinh tế - xã hội

- Trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những di sản
khác nhau của những giai đoạn trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những tư
tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại

- Chính vì thế, quá trình tồn tại xã hội và ý thức xã hội luôn có tính kế thừa nó
không ra đời từ hư vô mà ra đời những tiền đề kinh tế xã hội và những tư tưởng
trước đó.

Ví dụ:

Một ví dụ phổ biến là thông qua việc quan sát và học hỏi từ người thân trong gia đình.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em thường học hỏi và sao chép hành vi, quan điểm và
giá trị từ cha mẹ và người chăm sóc của họ. Điều này có thể dẫn đến việc ý thức xã
hội được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình kế thừa gen và
môi trường gia đình.

( https://vt.tiktok.com/ZSF9qggQY/ )

Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã thừa nhận rằng, ngay cả chủ nghĩa cộng sản
phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp… Và, “nếu trước đó
không có triết học Đức, đặc biệt là triết học Hêghen, thì sẽ không bao giờ có chủ
nghĩa xã hội khoa học Đức, chủ nghĩa xã hội duy nhất khoa học tồn tại từ trước đến
nay.”

⇨ Chủ nghĩa Mác không chỉ đã tiếp thu tất cả những gì là tinh hoa trong lịch sử văn
minh nhân loại mà còn kế thừa trực tiếp từ nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính
trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

Ý nghĩa:
- Chủ động lựa chọn kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại để xây
dựng xã hội mới cần gìn giữ và nâng cao các giá trị truyền thống quý báu như yêu
nước, nhân ái đoàn kết… của dân tộc.

- Làm cơ sở đấu tranh chống quan điểm phủ định sạch trơn đối với quá khứ cũng như
thái độ bảo thủ bê nguyên si những yếu tố tinh thần của các thời kỳ trước trong kế
thừa di sản văn hóa.

Ví dụ:

1. Trình độ phát triển kinh tế của nước Pháp vào thế kỷ XVIII kém xa nước Anh
nhưng tư tưởng lý luận thì nước Pháp tiên tiến hơn nước Anh nhiều

2. Kinh tế nước Đức đầu thế kỷ XIX kém xa nước Anh và nước Pháp nhưng nền triết
học của nước Đức thì vượt xa hai nước kia

⇨ Sự phát triển của ý thức xã hội không phải bao giờ cũng song hành với sự phát triển
kinh tế và các quan hệ kinh tế

( Giai cấp tiến bộ đang lên sẽ chọn kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại
trước, trái lại, giai cấp lỗi thời, đi xuống bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư
tưởng và lý thuyết bảo thủ, phản tiến bộ để cố gắng tìm cách duy trì sự thống trị
của mình)

Ví dụ: Khi làm cách mạng tư sản chống phong kiến, các nhà tư tưởng tiên tiến của
giai cấp tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và nhân bản của thời cổ đại.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội:

- Trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, các hình thái ý thức xã hội như ý thức
chính trị, đạo đức pháp quyền tôn giáo, triết học…. không thể thay thế nhau không
thể tách rời nhau nhưng ảnh hưởng lẫn nhau xâm nhập vào nhau trên cơ sở phản
ánh tồn tại xã hội.

- Mối liên hệ và tác động lẫn nhau đó làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những
tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp được bằng các quan hệ vật
chất.

Ví dụ: Ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn; còn ở Tây
Âu trung cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần xã hội như triết
học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền
- Bên cạnh đó, trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị
có vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng
cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.

Ví dụ: Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết
học, văn học nghệ thuật… mà tách rời đường lối chính trị đúng đắn của Đảng sẽ
không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, không thể đóng góp tích cực
vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:

- Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay
yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào các quan hệ kinh tế vốn
là cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sự xâm
nhập của ý thức xã hội vào quần chúng cả chiều sâu, chiều rộng; và đặc biệt là vào
vai trò lịch sử của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó

- Sự tác động này phải thông qua hoạt động của con người và diễn ra theo 2 khuynh
hướng khác nhau:

· Tác động tích cực:

- Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của tồn tại xã hội
thì thông qua hoạt động của con người nó có thể tác động tích cực đến sự tồn tại
của xã hội thúc đẩy xã hội phát triển.

· Tác động tiêu cực:

- Nếu ý thức xã hội lạc hậu phản ánh đúng quy luật vận động của sự tồn tại phát
triển của xã hội, ý thức xã hội phản ánh tiến bộ nhất là ý thức chính trị sẽ tác động
tiêu cực cũng như những tư tưởng lạc hậu, phản động sẽ làm kìm hãm đến sự phát
triển của tồn tại xã hội.

· Mức độ tính chất và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại
xã hội:

- Tính tiến bộ cách mạng hay lạc hậu phản động của chủ thể mang ý thức xã hội.
- Tính khoa học hay không khoa học của ý thức xã hội

- Mức độ xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng nhân dân.

- Mức độ truyền bá mở rộng của tư tưởng đó trong quần chúng.


Ý nghĩa :

- Cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của xã hội
với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội đặc biệt xây dựng xã hội mới
chú trọng đúng mức lĩnh vực tư tưởng loại bỏ những tư tưởng thói quen lạc hậu và
chống lại chủ nghĩa duy vật tầm thường chủ nghĩa duy vật kinh tế là những quan
điểm không thấy hoặc phủ nhận tác động tích cực của xã hội.. Từ đó ta có thể thấy
ý thức xã hội với tính cách là thể thống nhất độc lập, tích cực tác động ngược trở
lại lên tồn tại xã hội nói riêng và lên đời sống xã hội nói chung

VD: Giáo dục là một hình thức ý thức xã hội, nơi mà giá trị, kiến thức và quan niệm
được truyền đạt và hình thành. Qua quá trình giáo dục, con người học hỏi, phát
triển và hình thành những giá trị, quan điểm về thế giới xung quanh. Ví dụ, một hệ
thống giáo dục tốt có thể giúp nâng cao tri thức và nhận thức của cộng đồng, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Những giá trị và quan niệm tích lũy thông qua
giáo dục cũng có thể ảnh hưởng đến các quyết định chính trị, xã hội và văn hóa
trong xã hội.

Ý nghĩa phương pháp luận:

1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời
sống xã hội. đây là hai phương diện của đời sống xã hội không thể tách rời được.
Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng
thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Ví dụ: Trong nền kinh tế thị trường, việc thực hiện chính sách giảm thuế có thể thúc
đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra những thay đổi trong tồn tại xã hội, nhưng cũng cần
phải đồng thời thực hiện các chính sách văn hóa, giáo dục để cải thiện ý thức xã hội và
thích nghi với những thay đổi kinh tế này.

2. Quan trọng không kém là ta cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều
kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội. Tức là nếu muốn thay đổi ý thức xã hội,
ta phải khởi đầu từ việc thay đổi tồn tại xã hội

Ví dụ: Để thay đổi tình trạng phân biệt chủng tộc và tạo ra sự bình đẳng, những nhà
hoạt động dân quyền đã bắt đầu với việc thay đổi tồn tại xã hội, chẳng hạn như tổ
chức các cuộc biểu tình và diễn tập, phá bỏ các quy định phân biệt chủng tộc và yêu
cầu sự bình đẳng trong đối xử và cơ hội. Thông qua các hoạt động này, họ đã tạo ra
một môi trường xã hội mới, khác với môi trường trước đó của sự phân biệt đối xử.
(Kết quả của việc thay đổi tồn tại xã hội này là tạo ra một sự thay đổi ý thức xã hội,
trong đó người Mỹ đã bắt đầu suy nghĩ lại về sự bình đẳng và phân biệt chủng tộc)

3. Đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những
biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội. Tức là không chỉ có tồn tại xã hội
ảnh hưởng đến ý thức xã hội, mà ngược lại, đời sống tinh thần của xã hội cũng có
thể tác động mạnh mẽ đến tồn tại xã hội.

Ví dụ: Cuộc cách mạng văn hóa tại Trung Quốc vào những năm 1960. Khi đó,
chính phủ Trung Quốc đưa ra một chính sách tập trung vào sự cách mạng văn hóa
để thay đổi tồn tại xã hội, bằng cách thúc đẩy một số giá trị, tư tưởng và phong
trào mới như "chủ nghĩa cộng đồng" và "chủ nghĩa văn hóa tiên tiến". (Chẳng hạn,
người dân được khuyến khích tham gia các hoạt động văn hóa mới, như xem các
bộ phim và đọc các tác phẩm văn học mới). Những biến đổi này bao gồm sự thay
đổi trong cách thức sản xuất và tiêu dùng, sự phát triển của các lĩnh vực mới như
giáo dục và công nghệ, và sự thay đổi trong các giá trị và tư tưởng xã hội.

4. Cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất để xây dựng được đời sống tinh
thần của xã hội chủ nghĩa. Tức là trong việc xây dựng một xã hội chủ nghĩa, phải
đặt sự phát triển kinh tế lên hàng đầu và tạo ra những thay đổi đáng kể trong cuộc
sống vật chất. Chỉ khi triệt để cải cách phương thức sản xuất, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới có thể tạo ra cơ sở vật chất đủ mạnh để
hỗ trợ cho đời sống tinh thần và xây dựng được một xã hội chủ nghĩa.

Ví dụ: trong việc xây dựng một xã hội chủ nghĩa, phải đặt sự phát triển kinh tế lên
hàng đầu và tạo ra những thay đổi đáng kể trong cuộc sống vật chất.Chỉ khi triệt để
cải cách phương thức sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì
mới có thể tạo ra cơ sở vật chất đủ mạnh để hỗ trợ cho đời sống tinh thần và xây dựng
được một xã hội chủ nghĩa

⇨ Không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi
to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời
sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến
đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

III. Liên hệ thực tiễn (Văn hóa ứng xử của giới trẻ trên không gian
mạng hiện nay)
1.Giải thích
- Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền
tảng văn hóa của xã hội loài người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người
cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong
xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.
- Hiện nay, mạng xã hội là phương tiện để mọi người truyền tải cảm hứng cho
nhau, để bày tỏ quan điểm cá nhân, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sống, nêu
gương người tốt, việc tốt để mọi người học tập và làm theo; hoặc phản ánh
những tiêu cực, bất hợp lý, những hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá
nhân.

(https://youtu.be/7oaosb0H_eM?si=9-aI1_X96FFzeATg) cần 1’25s

2. Thực trạng:

- Tính đến tháng 1/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam lên tới 68,17
triệu người (chiếm 70,3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau.
Trong đó, giới trẻ (từ 18-24 tuổi) chiếm khoảng hơn 60% , với 94% người dùng
6h/ngày (bao gồm cả trẻ em ). Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử
dụng Internet cao nhất thế giới.
- Bên cạnh những lợi ích của mạng xã hội mang lại, đóng góp tích cực vào phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước thì mạng xã hội cũng nảy sinh không ít vấn đề,
nhiều cá nhân lợi dụng mạng xã hội để đăng thông tin xấu độc sai sự thật, hoặc
có ứng xử thiếu văn hóa,.. Các trường hợp người dùng Internet kém văn minh,
chửi bới khá phổ biến. Chúng xuất hiện nhiều trên Facebook, YouTube hay bất
kỳ nền tảng nào cho phép bình luận.

VD: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp đang diễn ra hiện nay là việc
đăng tải thông tin sai sự thật. Với mục đích ban đầu chỉ để câu view, câu like
song đó lại gây hoang mang nghiêm trọng trong dư luận. Hậu quả là sau đó họ
phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành động mình gây ra theo quy định của
các bộ Luật hiện hành Thời đại thông tin. Hầu như chúng ta không có thời gian
để đọc nhiều nhưng khi chỉ lướt qua trúng một cụm từ điểm nhấn giật cái tít
thôi là đủ vũ khí cho một cuộc khẩu chiến.

(Chúng ta chỉ tin vào những điều mà chúng ta muốn tin. Cảm xúc bị cuốn
theo làn sóng tin tức thời thượng, thật khó để bình tâm mà nhận định khách
quan. Vài người trong chúng ta đã vô tình hay cố ý làm tổn thương người
khác và tổn thương chính mình trong một cuộc chiến bàn phím vô nghĩa và
hỗn loạn. Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua câu ngạn ngữ nổi tiếng "Một
nửa ổ bánh mì chỉ là một nửa ổ bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn
là sự thật". Nhưng có vẻ như tất cả chúng ta đều đang hài lòng với chỉ một
nửa sự thật.)
3. Nguyên nhân:

- Chủ quan: Do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ
muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý.
- Khách quan: Do ảnh hưởng từ môi trường sống, từ lối sống của cộng đồng,
chưa có được sự định hướng rõ ràng từ gia đình , nhà trường,…Giống như
Các-Mác đã từng nói: “ Xét về mặt xã hội, con người là tổng hoà các mối quan
hệ xã hội. Điều này hoàn toàn đúng, xét đến cùng thì con người hình thành
nhân cách tốt đẹp hay tha hoá về mặt nhân cách đều ở trong một môi trường xã
hội nhất định và chịu tác động của môi trường đó”.

4 Hậu quả:

( https://vt.tiktok.com/ZSFxaAbD2/)

- Nạn nhân thường xuyên nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất của vấn đề văn hóa
ứng xử trên không gian mạng là những thanh thiếu niên, bởi đây là những đối
tượng sử dụng điện thoại thông minh và các mạng xã hội nhiều nhất. Theo
nghiên cứu thì có đến 41% học sinh đã từng là nạn nhân của nạn quấy rối trên
không gian mạng, 7% trong số đó là nạn nhân của các vụ bạo hành, đe dọa và
uy hiếp trên mạng Internet.
- Những ảnh hưởng tiêu cực vô cùng lớn lên sức khỏe tinh thần của giới trẻ, kể
cả trẻ em là không hề nhỏ. Nạn nhân phải hứng chịu sự xa lánh, dần trở nên
sống khép kín, rối loạn tâm lý, dễ cảm thấy bất an, suy sụp hơn. Nạn nhân của
vấn đề này có nguy cơ cao sẽ mắc chứng trầm cảm hay các triệu chứng căng
thẳng thần kinh khác như đau đầu, đau bụng, mất ngủ, thiếu cảm giác an toàn,
thậm chí là tìm đến cái chết. Thời gian qua, cũng vì những thông tin sai sự thật
trên mạng xã hội mà nhiều gia đình đổ vỡ, nhiều mối quan hệ đi đến xích
mích,....

Ý nghĩa:

- Những cách ứng xử tốt đẹp tạo nên một thế hệ trẻ tiến bộ, văn minh
- Những hành vi xấu làm suy đồi đạo đức giới trẻ, bôi nhọ hình ảnh tương lai đất
nước

5 Giải pháp:

- Tháng 7 năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử liên minh châu Âu tuyên bố áp
dụng các quy định chuyển phát chung đối với các mạng xã hội như Facebook,
YouTube, Twitter .Theo đó các nền tảng này phải có biện pháp ngăn chặn
những nội dung bị gắn cảnh báo kích động, bạo lực, thù hận. Theo nhiều
chuyên gia đó cũng là giải pháp cần được đẩy mạnh tại Việt Nam, tăng cường
trách nhiệm của các nền tảng mạng xã hội.
- Ở VN, bộ luật Hình Sự 2015 và luật an ninh mạng 2018 cũng đã quy định rõ:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng tải
thông tin sai sự thật, tội làm nhục người khác có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2
năm, tội vu khống có thể bị phạt từ 1 đến 3 năm, gây rối loạn tâm thần hoặc
làm nạn nhân tự sát có thể bị phạt tù từ 2 đến 5 năm.

6. Lời kết: Vai trò to lớn của không gian mạng đối với sự phát triển của xã hội loài
người nói chung và giới trẻ nói riêng là không thể phủ nhận. Vì vậy, để không gian
mạnh trở thành một công cụ hữu ích giống như kỳ vọng ban đầu. Chúng ta phải hiểu
rằng để giữ gìn môi trường mạng lành mạnh thì cần có sự chung tay của cả cộng đồng,
đặc biệt là ý thức trách nhiệm của chính mỗi người chúng ta. Hãy là người chia sẻ có
trách nhiệm, cẩn trọng với mỗi phát ngôn, mỗi cái nhấp chuột…

You might also like