httddldc (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Câu 1. Trính bày khái niệm điểm du lịch?

Trình bày phân loại và điều điện


công nhận điểm du lịch, điểm du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia?
 Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn được đầu tư, khai thác
nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.( luật du lịch 2017)
VD: Bà Nà Hills, Đại Nội Huế, Tam Đảo, Ba Vì, Lào Cai
 Phân loại điểm du lịch:
*Nhóm 1: Điểm du lịch mà hoạt động của nó chủ yếu dựa vào việc khai thác
giá trị các tài nguyên du lịch tự nhiên (trung tâm điều dưỡng, điểm du lịch phát triển
trong nền khí hậu núi và biển,…). VD: Đà Lạt, SaPa, Vịnh Hạ Long,…
*Nhóm 2: Điểm du lịch phát triển các thể loại du lịch văn hóa . Điểm du lịch
phát triển các thể loại du lịch văn hóa(trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm
nghệ thuật, điểm du lịch tôn giáo,…).VD: Viện Hải Dương Học (Nha Trang), Duyệt
Thị Đường, khu du lịch tôn giáo La Vang, khu di tích Mỹ Sơn
*Nhóm 3: Điểm du lịch đô thị mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình du lịch
liên quan đến các nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các đô thị, trung tâm kinh tế của
thế giới , quốc gia hay khu vực VD: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,…
*Nhóm 4: Điểm du lịch đầu mối giao thông như nơi có nhà ga , sân bây nơi
giao nhau các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời của du khâchs
VD: Sân bay,…
 Điều kiện công nhận điểm du lịch:
*Điều kiện công nhận điểm du lịch :
+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du
khách.
+ Đảm bảo điều kiện vệ sinh cần thiết.
+ Cơ sở xây dựng tốt, có lối đi thuận tiện và luôn được duy trì tốt.
+ Có cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, camping.
+ Có các cửa hàng và các quầy bán hàng lưu niệm, đặc biệt là hàng thực phẩm.
+ Trang bị đa dạng, đầy đủ các nơi tập luyện trang thiết bị y tế, nơi chơi thể
thao, bể bơi.
* Điều kiện công nhận điểm du lịch địa phương:
+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
+ Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 10.000 lượt khách du lịch trong một
năm.
+ Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đổ xe,
có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và
các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
+ Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi
trường theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Bãi Biển Kim Sơn, Khu Du Lịch Thung Nham, Chùa Bái Đính thuộc
ninh bình
*Điều kiện công nhận điểm du lịch quốc gia:
+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
+ Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 100.000 lượt khách du lịch trong một
năm.
+ Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đổ xe,
có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và
các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
+ Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi
trường theo quy định của pháp luật.
 Điểm du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận.
Ví dụ: Khu du lịch Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà, Vườn quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng

Câu 2. Trình bày khái niệm tuyến du lịch? Điều kiện công nhận tuyến
du lịch quốc gia du lịch địa phương
 Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
hàng không.
VD: Huế - Đà Nẵng – Hội An.
Đại Nội Huế - Chùa Thiên Mụ.
 Điều kiện công nhận tuyến du lịch quốc gia:
+ Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có các khu du lịch, điểm du lịch
quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh kết nối các cửa khẩu quốc tế.
+ Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách
du lịch dọc theo tuyến.
+ Cơ quản quản lý về du lịch ở cấp trung ương sẽ quy định về tuyến du lịch
quốc gia và quốc tế
Ví dụ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (khoảng 330km) có các điểm tham
quan chính sau đây:
- Các di tích văn hoá - lịch sử ở Hà Nội, Hải Phòng;
- Đảo Cát Bà;
- Vịnh Hạ Long;
- Thành phố và cửa khẩu Móng Cái.

 Điều kiện công nhận tuyến du lịch địa phương:


+ Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương.
+ Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách
du lịch dọc theo tuyến.
Ví dụ: huế - đại nội- lăng vua Khải Định- Thiên Mụ
Câu 3. Phân tích tầm quan trọng của tuyến điểm du lịch trong hoạt
động kinh doanh du lịch và đối với công tác hướng dẫn viên
 Tầm quan trọng của tuyến điểm Dl trong toàn bộ hoạt động kinh doanh
DL
 Góp phần đưa đến sự phát triển và thành công cho công ty DL:
 Định hướng cho sự phát triển các tài nguyên dl of đất nước:
 Tạo mối quan hệ tương tác với sự thành đạt của kinh doanh DL:
* phân tích:
 góp phần đưa đến sự thành công của công ty du lịch:
 Như đã biết tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch và cơ sở cung cấp
dịch vụ chính vì vậy mà các tuyến du lịch là cơ hội để các nhà kinh doanh lữ
hành liên kết và tạo ra nhiều tour du lịch mới, đa dạng, tạo ra sức cạnh trạnh với
các sản phẩm dịch vụ du lịch mới mang bản sắc riêng cảu công ty và tạo ra sự
khác biệt với các công ty lữ hành khác, đây chính là đặc điểm tạo nên sự thành
công cảu một công ty du lịch và hơn hết là đáp ững nhu cầu phong phú của
khách du lịch.
 định hướng cho sự phát triển các tài nguyên du lịch của đất nước
 tạo mqh tương tác với sự thành đạt của kinh doanh DL
* viêc nắm rõ hệ thống tuyến điểm du lịch ở Việt nam có vai trò rất quan
trọng đối với sự thành công của người làm HDV Dl :
 tạo sự tự tin trước du khách : khi đã nắm rõ đc kiến thức, hdv sẽ ko bị lung túng
trước những câu hỏi của khách, tự tin trả lời mọi vướng mắc của khách, và tự
tin vào những gì minh đang nói mà ko sợ bị khách kiểm tra kiến thức. Tránh đc
tình trạng dhv dung những câu chuyện suốt chuyến đi để lấp lỗ hổng kiến thức
của mình.
 Chủ động trong thuyết minh: khi nắm đc httđ hdv sẽ chủ động đc trong việc
thuyết minh về tuyến đường mình đang đi và điểm tham quan sắp tới, để du
khách tiện nắm bắt thông tin và hào hứng tham quan điểm tới. Thuyết minh 1
cách chính xác và đầy đủ về điểm du lịch.
 Một trong những yêu cầu quan trọng của một người HDV đó chính là phải có
kiến thức tổng hợp về hệ thống tuyến điểm du lịch để từ đó HDV nắm rõ đc các
nguyên tắc, quy định và văn hóa của từng điểm du lịch, trên cơ sở đó có thể dễ
dàng thích nghi trong quá trình Hướng dẫn và hơn hết và thuyết trình cho du
khách một cách chính xác và đầy đủ về các điểm du lịch trong tuyến du lịch.
Nẵm rõ các hệ thống tuyến điểm giúp HDV biết cách dẫn chuyện và biết cách
sắp xếp thời gian thuyế trình một cách hợp lý cho du khách, tránh tình trạng
KDL nhàm chán với lượng thông tin nhiều trong tuyến du lịch
Vd: với Tuyến tham quan Lăng Chủ tịch HCM – nhà sàn Bác Hồ – chùa Một
Cột – Bảo Tàng HCM – Văn Miếu – Cầu Thê Húc – 36 phố phường. đây là
các điểm di tích nổi tiếng tại Hà Nội. HDV nắm rõ đc hệ thống tuyến điểm sẽ
thuyết trình trước lịch sử , quá trình xây dựng các điểm du lịch cho KDL ngay
trên xe và khi đến tham quan thì KDL chỉ cần nghe vè các nét nghệ thuật sẽ tạo
cho KDL sự thoải mái khi tham qua
 Việc nắm rõ hệ thống tuyến điêm du lịch giúp HDV linh hoặt và năng động,
khéo léo giải quyết các tình huống xảy ra đột xuất trong quá trình hướng dẫn
như những tuyến du lịch có chặng đường dài, điều kiện giao thông khó khăn,
các điểm tham quan, cơ sở lưu trú, ăn uống cách xa nhau…sẽ khó khăn hơn cho
việc tổ chức, dễ nảy sinh các tình huống bất thường
vd : điểm du lịch Hà Nội với điều kiện giao thông khó khắn nhất là đối với loại
xe du lịch lơn thường có thời gian quy định để vào thành phố và các địa điểm
như khách sạn và điểm tham quan lại cách xa nhau chính vì vậy mà HDV đã
nắm rõ đặc điểm này sẽ biết điều tiết thời gian khởi hành vào thành phố vào
những thời gian cho phép và dể khách tham quan các điểm du lịch có tính kết
nối như Lăng Chủ Tịch- chùa Một Cột và bảo tàng Hồ Chí Minh
 hdv dl chủ động hoạt động hướng dẫn du lịch theo lịch trình đề ra thuận lợi hơn,
chính xác và đạt hiệu quả cao hơn. Quy trình trong hướng dẫn phù hợp với ko
gian và thời gian.
 Việc nắm rõ các hệ thống tuyến điểm du lịch giúp HDV căn cứ và đặc điểm của
tuyến, điểm du lịch có thể nhận các tour du lịch phù hợp với khả năng và
chuyên môn của mình.
 Tạo uy tín cho công ty
 Tăng doanh thu của công ty, năng lực của hdv càng đc nâng cao và dần khẳng
định đc bản thân mình.
Câu 4. Phân tích tiêu chí xây dựng tuyến điểm du lịch
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên:
+ Địa hình: địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các
đá dễ hòa tan. Ở Việt Nam, động Phong Nha (Quảng Bình) được coi là hang
nước đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như động Tiên
Cung, Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà
Tây),…đang rất thu hút khách du lịch.
+ Khí hậu: tùy vào từng thời điểm mà từng nơi có nét đẹp riêng, đi mùa nào là
đẹp nhất: Đà Lạt là khoảng thời gian đầu tháng 11 tới tháng 3, cuối thu chớm
đông và mùa xuân bắt đầu. Bạn có thể du lịch Hà Giang vào bất kỳ mùa nào
trong năm, người ta thường đến Hà Giang vào mùa thu lúa chín vàng. Thời gian
đẹp nhất là tháng 10, 11 và 12 khi hoa tam giác mạch hay những cánh đồng cải
khoe sắc. Còn mùa xuân, hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng khiến bạn như đang
bồng bềnh trên mây.
+ Tài nguyên nước: ở Việt Nam có hơn 2.000km đường bờ biển, do quá trình
chia cắt kiến tạo do ảnh hưởng của chế độ thủy triều và sóng mà dọc đất nước
đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ
An), Lăng Cô (Thừa Thiêm Huế), Nha Trang (Khánh Hòa),…
+ Hệ động thực vật: hiện nay chúng ta có các vườn quốc gia phục vụ phát triển
du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng),
Bạch Mã (Huế),…
- Tiêu chí văn hóa – văn minh:
+ Chú trọng xây dựng văn hóa văn minh du lịch, khuyến khích mỗi người dân
và mỗi khách du lịch có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng môi trường du
lịch văn minh, thân thiện và bền vững.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư tại điểm đến nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách,
cảnh quan môi trường, vệ sinh dịch tễ, bảo đảm việc ứng xử văn hóa, văn minh
tại các khu, điểm du lịch.
+ Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong hình thành chuỗi cung ứng
dịch vụ du lịch cạnh tranh và có trách nhiệm. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng
cao ý thức trong cộng đồng, để mỗi người dân là một “đại sứ du lịch”.
+ Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa
phương, vùng miền, tạo thành chuỗi các điểm đến và phát huy sức mạnh sáng
tạo của mỗi người dân trong vùng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát
triển du lịch.
+ Chủ động, linh hoạt và đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thị trường du lịch
quốc tế.
+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động phát triển du lịch.
+ Cần truyền thông, quảng bá mạnh mẽ du lịch Việt Nam ra thế giới bằng nhiều
kênh và hình thức khác nhau.
- Tiêu chí kỹ nghệ giải trí hiện đại: nhu cầu của khách rất phong phú và
không giới hạn, cần tạo được sự khác biệt với những điểm du lịch khác.
- Kỹ năng cơ bản thiết kế tuyến điểm: phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu
như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu
của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch. Phù hợp với từng
lộ trình tham quan cũng như phương án lưu trú, ăn uống.

Câu 5 :Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống
tuyến điểm DL Hà Nội trong sự phát triển DL hiện nay? VD?
Thuận Lợi
 Vị trí: HN là thành phố cổ, là thủ đô của cả nước, được xây dựng cách đây hàng
nghìn năm, là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống và
nhân tài. HN cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông của cả nước.
 Khí hậu: mùa hè nóng, mưa nhiều; đông lạnh, mưa ít.
 Tài nguyên DL:
 Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước
bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch. Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên
và nhân văn phong phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan
rất riêng của Hà Nội: như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm
Vân Trì…đặc biệt Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền
Phù Đổng ngoài ra, hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc
Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình
ký ức thế giới của UNESCO đây là trường học cổ kính nhất thăng long và là
trường đại học đàu tiên của ĐNA, văn miếu có tường bao quanh bằng gạch bát
tràng và có tường ngăn cách năm khu vực, lưu giữ 82 bia tiến sĩ( bia xưa nhất
ghi về khoa thi 1442 muộn nhất ghi khoa thi 1779) cùng nhiều di vật như
chương, khánh đá và văn miếu được xây dựng vào 10/1970 Do vậy, Hà Nội
luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn
 Hà Nội còn có các làng nghề nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, làng Ngũ Xã
đúc đồng, làng lụa Vạn Phúc, làng nón Chuông, sơn mài Hạ Thái lưu giữ được
nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
 Hà Nội là thành phố có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam với tổng
cộng hơn 10 bào tàng: Bào tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân
sự, Bảo tàng Lịch sừ Quốc gia, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bào tàng Mỹ thuật
Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cùng với nhiều thư viện, trung tâm triển
lãm, trung tâm thông tin,...
 Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội được mở rộng gấp 3,6 lần
diện tích cũ. Với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng
đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch
văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh… Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch
sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng
cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí. Ngoài ra còn có thêm một số khu
du lịch vui chơi giải trí
 Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như
trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn như: các nhà
biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối
với du khách quốc tế và trong nước.
 Giao thông: Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ
Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả
đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
 Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có
sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên Về giao thông đường
thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen trên sông
Hồng đi các tỉnh trong khu vực như Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình…
 Cơ sở vật chất, hạ tầng : HN có nhiều khách sạn lớn (12 khách sạn 5 sao và
nhiều khách sạn lớn nhỏ khác). Về doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành, vận
chuyển: Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần
500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh
doanh vận chuyển khách du lịch. Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như các nhà
hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar phát triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua
thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân
nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội. Hiện Hà Nội có 10
trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa hàng với đủ các
chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân
dân và du khách đến Hà Nội  phát triển DL làng nghề và mua sắm
 Đây còn là trung tâm kết nối các trong điểm du lịch khác như Hạ Long, Cát Bà,
Sa Pa, Ninh Bình…vì vậy viêc thiết kế tuyến điểm trong tour cho du khách là 1
đk thuận lợi.
Khó khăn
 Khí hậu: mùa đông lạnh, có nhiều thiên tai, bão, lụt
 Nguồn nhân lực: chưa được đào tạo bài bản
 Tuyến đg đến các điểm du lịch miền núi như Sa Pa, Trà Cổ, Hồ Ba Bể hay Pác
Bó đg còn nhỏ, thường bị sạt lở và mùa mưa chưa thuận tiện cho việc phục vụ
DL.
 Quy hoạch: ?????????
 Quảng bá: chưa có hình thức quảng bá mới, mang lại hiệu quả cao
 Tệ nạn: Các hành vi nhẹ là đeo bám, chèo kéo khách mua bưu ảnh, đánh giày;
nặng là “chặt chém”, lừa đảo, trộm cắp có thể xảy ra ở bất cứ điểm du lịch nào
tại Hà Nội
câu 6:Hãy nêu những lợi thế và hạn chế của tuyến điểm DL miền Trung
(BắcTrung Bộ)? VD?
Lợi thế
 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
 Vùng DL Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước. Là nơi giao lưu
chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu – miền Bắc và miền Nam, giữa 2 đơn vị kiến
tạo lớn, là nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư của thực, động vật. Vì vậy đã tạo cho
thiên nhiên của vùng đa dạng, phong phú có những nét độc đáo riêng.
 4/5 diện tích của vùng là đồi núi và cồn cát, phần lớn bị chia cắt thành những
vùng nhỏ. Núi thường ăn lan ra biển tạo nên những cảnh quan đẹp như đèo
Ngang, đèo Hải Vân. Đường bờ biển dài, bờ biển có nhiều đầm phá và có nhiều
bãi biển đẹp, nhiều đảo và cù lao
 Thực động vật phong phú, đa dạng sinh học cao.
 Tài nguyên DL:
 TNDL tự nhiên: vùng có nhiều TN DL tự nhiên, là đối tượng tham quan, nghỉ
ngơi, thể thao, tắm biển, nghiên cứu khoa học rất hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước, như: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Lăng Cô, VQG Bạch
Mã, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,… Nhiều
cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển, hồ, đầm phá
 TNDL nhân văn: phong phú, mức độ tập trung cao, có giá trị về lịch sử văn hóa
tạo cho vùng có nhiều trung tâm, điểm DL với khoảng cách gần nhau thuận tiện
cho việc tổ chức tham quan, hấp dẫn du khách.
 Vùng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ chống Mỹ,
như: cầu Hiền Lương, di tích sông Bến Hải, thành cổ Quảng Trị, đường Trường
Sơn,… Có 4 di sản văn hóa TG tập trung ở vùng này. Vùng còn lưu giữ nhiều
ngôi chùa, đền, các bảo tàng nổi tiếng
 Có nhiều di tích văn hóa nghệ thuật về tinh thần, như: những điệu nhạc, khúc
hát cung đình, những làn điệu hát Bội, những điệu hò Huế,…Nhiều phong tục,
tập quán mang nét truyền thống of dân tộc và nhiều nghề cổ truyền nổi tiếng:
dệt thổ cẩm của người Bru – Vân Kiều, nghề chạm khắc đá ở chân núi Ngũ
Hành Sơn
 Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc vẫn còn
lưu giữ những nét đẹp về bản sắc văn hóa riêng có cũng là tài nguyên quý giá
để phát triển DL.
 Cơ sở vật chất: đáp ứng được nhu cầu ăn ở của du khách, có nhiều khách sạn,
nhà hàng, nghĩ dưỡng chất lượng cao.
 Giao thông:
 Đường bộ và đường sắt: Quốc lộ 9, 14, Đường Hồ Chí Minh và Đường sắt Bắc
– Nam
 Đường hàng không: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay Chu Lai (Q.Ngãi), Sân
bay Phú Bài.
 Cảng lớn: Cảng Đà Nẵng, cảng Chân Mây đón nhiều đoàn khách quốc tế.
Hạn chế
 Khí hậu: vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, bão lụt, gió phơn gây khó
khăn cho hoạt động DL và phát triển kinh tế. Sông ngòi thường có lũ đột ngột
 Cản trở lớn nhất đối với du lịch các tỉnh BTB là hoạt động một mùa, xa các
trung tâm du lịch của cả nước cho nên rất khó thu hút được các dự án đầu tư lớn
hay đầu tư nước ngoài để tạo ra sản phẩm đặc sắc.
 Đầu tư: còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm đơn điệu, khó thu hút được du khách.
 Nguồn nhân lực : còn thiếu về số lượng và yếu cả về chuyên môn.
 hệ thống cung cấp điện và nước cảu vùng còn kém phát triển chưa đáp ứng nhu
cầu sản xuất, sinh hoặt
 hệ thống thông tin liên lạc ơ các vùng xa còn nhiều khó khăn
 các nhà KDDL chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của vùng
 các tuyến điểm du lịch chưa được phát triển mạnh và gay nhàm chán cho khách
du lịch.
 Quảng bá: chưa đc đầu tư rộng rãi
 Còn hiện tượng chặt chém giá cả, chèo kéo khách, chửi khách…

Câu 7: Thuận lợi và khó khăn của thành phố Hồ Chí Minh trong việc
phát triển du lịch:
Thuận lợi:
+Là một vùng đất mới với hơn 300 năm hình thành và phát triển.
+ Là một địa danh lịch sử, nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến anh dũng chống
quân xâm lược Pháp và là nơi kết thúc thắng lợi quá trình dành độc lập của dân tộc
Việt Nam với chiến dịch HCM lịch sử ngày 30/4/1975.
+ Hiện nay, thành phố HCM là trung tâm du lịch lớn của cả nước, thu hút hằng
năm 70% lượng khách quốc tế đến VN.
+ Các điểm đến tương đối đa dạng: bảo tàng, chùa, đền, nhà thờ,…
+ Là trung tâm mua sắm và giải trí lớn của cả nước.
+ Một số điểm tham quan: Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành,
Địa Đạo Củ Chi, bảo tàng thành phố HCM, Thảo Cầm Viên,…
+ Có sân bay quốc tế, có hệ thống giao thông phát triển nhất cả nước và cả miền
Nam.
+ Cảng sg lớn, Khách sạn , nhà hàng lớn.
+ Khí hậu ôn hòa nên du lịch không mang tính thời vụ mà phát triển quanh
năm.
+ Nguồn nhân lực lao động dồi dào.
Khó khăn:
+ Dân số đông nên việc quản lý dân số khó khăn, vấn nạn về nhà ở, ô nhiễm
môi trường, giao thông tắc nghẽn,…
+ Không có biển nên khí hậu nóng quanh năm.
+ Tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật nhiều.
+ Quy hoạch du lịch còn nhiều hạn chế.
Câu 8. Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của tuyến điểm DL
ở Tây Nguyên hiện nay? VD minh họa?
Thuận lợi
 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc
giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai,
Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakirivà
Mondulkiri (Campuchia) thuận tiện cho việc thực hiện các tuyến DL liên
vùng.
 Tài nguyên du lịch:
 Nhiều cao nguyên, thung lung: CN Kon Hà Nừng, Plâku, CN Lâm Viên( cao
1500m)m, CN Di Linh(900-1000m).
 Rừng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo. Đó la những khu
rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối,
hồ( Biển Hồ). cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn.
Kết hợp với tuyến đg rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền tren song, cưỡi
voi xuyên rừng như voi ở Bôn Đôn( đắc lắc)…
 Bên cạnh đó, nơi đây có tiềm năng du lịch văn hoá với một hệ thống các buôn,
làng, trò chơi cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ còn giữ được
những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt, ngành nghề thủ công truyền thống và hàng
chục lễ hội đặc sắc ở hầu hết các dân tộc.Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc
thiểu số như Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn K’ni, K’lông pút, Đàn Goong, T’rưng,
…Các lễ hội như Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới, Lễ bỏ mả..Ngoài ra, TN còn
có các món đặc sản như Rượu cần, Phở khô (loại phở hai tô), muối kiến vàng,

 Khí hậu:Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm
hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500
m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như
Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao àthích
hợp với nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng
 Cơ sở vc-kt: Đã có sự vào cuộc và đầu tư của các cơ quan ban ngành vào du
lịch: tu bổ, quản lý các địa điểm du lịch, đầu tư về nhân lực (đào tạo du lịch
chính quy tại các trường đại học ở khu vực: trường đh Tây Nguyên, đại học Đà
Lạt…). Các công trình điện – đường – y tế – khu vui chơi giải trí – mua sắm đã
và đang được đầu tư để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Khó khăn:
 Địa hình – Khí hậu: địa hình núi cao khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật
chất phục vụ du lịch, không tiếp giáp biển => thiếu hải sản phục vụ khách du
lịch. Hay sảy ra lũ quét và sạt lở đất vào mùa mưa.
 Nguồn nhân lực: thiếu số lượng, yếu về trình độ chuyên môn. Đội ngũ nhân lực
giỏi nghề chưa được chú trọng đầu tư mạnh để phục vụ du lịch.
 Giao thông: tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng tuyến đường ở TN còn khá xấu,
có nhiều đoạn cua nguy hiểm, nhiều con đường xuống cấp nặng, giao thông liên
vùng gặp nhiều khó khăn. Không có giao thông đường biển, đây là một hạn chế
rất lớn để khách dl nước ngoài đến với Tây Nguyên.
 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn: (do kinh tế
còn chưa phát triển) các khách sạn cao cấp rất ít, còn thiếu nhiều khách sạn nhà
nghỉ, khu vui chơi giải trí – mua sắm.VD: Tại tp Đà lạt chỉ có 1 khách sạn 5 sao
(Dalat Palace Hotel) trong khi số lượng khách du lịch cao cấp đến đây rất lớn.
 Tồn tại nạn phá rừng
 Người dân chưa biết cách làm du lịch hoặc chưa chuyên nghiệp, các sp di lịch
còn nghèo nàn, tg đối giống nhauVD: tất cả các tuyến điểm đều có các thác
nước, giao lưu văn hóa khá giống nau vì dựa trên một mô típ – sân khấu hóa.
Câu 9. Trung tâm DL TTHuế có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát
triển DL hiện nay. TTHuế nên phát triển loại hình DL nào? Cho VD?
Thuận lợi:
 Nằm ở vị trí trung trung tâm của con đường di sản miền Trung (phía bắc: thành
cổ, tuyến du lịch DMZ; Phía Nam: Đà Nẵng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hill,
Quảng Nam: thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An).Thừa Thiên-Huế có điều kiện
khá thuận lợi để phát triển du lịch. Tỉnh có địa hình miền núi và trung du chiếm
3/2 diện tích. Nhìn chung đồi núi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Đồng bằng phân
bố ở ven biển, kiểu mài mòn, bồi tụ, có nhiều cồn cát, đầm phá như phá Tam
Giang, đầm Cầu Hai; nhiều cửa biển và bãi biển đẹp như Thuận An, Lăng Cô,
Tư Hiền với chiều dài bờ biển khoảng 128km
 TN DL: Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên – Huế khá phong phú, đa dạng, bao
gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển
nhiều loại du lịch phong phú như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch
biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao…Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa –
du lịch lớn của cả nước.
 Văn hóa Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, trong đó quần thể di tích cố đô Huế
và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa
thế giới.. Cố đô Huế là nơi lưu giữ những di sản văn hoá vật thê và phi vật thể
chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Suốt mấy the kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về
đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc để dệt thành một bức tranh
thiên nhiên tuyệt vời với sông núi hữu tình, thơ mộng. Bời vậy, nói đến Huế,
người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài,
miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm điển hình như lăng vua khải định
hay còn gọi là ứng lăng là nơi an nghỉ của vua khải điinhj vị vua thứ 12 của
triều đại nhà nguyễn triều đại phong kiến của dân tộc Việt Nam lăng được xây
dựng vào năm 1920 và hoàn thành sau 11 năm 1931 . Tổng thể Lăng là một
khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bật với 5 tầng
 Thừa Thiên Huế có các sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao như:
+ Khu du lịch tổng hợp quốc gia Bạch Mã – Lăng Cô – Cảnh Dương – Hải
Vân.
+ Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
+ Nhiều khu du lịch sinh thái ở vùng ven biển, vùng đầm phá, vùng gò đồi và
miền núi.
+ Nhiều tour du lịch hấp dẫn như du lịch xuyên Đông Nam Á, tham quan các di
sản miền Trung, di tích cố đô, nhà vườn, phố cổ, chùa Huế, văn hóa các dân tộc
thiểu số, cảnh quan môi trường, du lịch xanh, đường Hồ Chí Minh huyền
thoại…
 Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và
lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén,
hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức
định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam
và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước…
 Cơ sở vật chất: Toàn tỉnh hiện có hơn 104 cơ sở lưu trú gồm 2.821 phòng. Huế
có hệ thống khách sạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn từ 2-5 sao. Dịch vụ đa dạng từ
truyền thống đến hiện đại. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng
được mở rộng và phát triển
 Giao thông: có cảng nước sâu Chân Mây; có sân bay Phú Bài cách TP. Huế 12
km, nay đã trở thành 1 trong 4 sân bay có cơ sở hạ tầng hiện đại nhất cả nước,
được thiết kế công suất phục vụ 600 hành khách/giờ, tương đương 1,2 – 1,5
triệu khách/năm, có thể đón máy bay A320, A321. Hiện mỗi ngày có ba chuyến
đi Hà Nội, bốn chuyến đi TP.HCM và ngược lại với hơn 2.000 lượt khách.
Ngoài ra còn có đường HCM, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh,
thuận tiện cho việc di chuyển và đón khách du lịch bằng nhiều loại hình vận tải
 Diện tích đầm phá: 22.000ha
Hạn chế:
 Điều kiện tự nhiên không ưu đãi: thường xuyên sảy ra lũ lụt, mùa hè nắng gay
gắt, mùa mưa kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của khách du lịch,
đây chính là hạn chế lớn và là bài toán nan giải cho sự phát triển du lịch của
tỉnh.
 Các công trình di tích bị xuống cấp trầm trọng (Văn Thánh – Võ Thánh)
 Công tác quản lý dl vẫn chưa đảm bảo: vẫn còn xuất hiện các hiện tượng chèo
kéo, chém giá cao tại các điểm tham quan, chưa thực sự tạo ra được mối liên
kết giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp, doanh nghiệp – người dân, cách làm du
lịch còn manh mún…
Vd: trong các tour dl cộng đồng tại phá Tam Giang hay tại Nam Đông, người
dân vẫn chưa thực sự được hưởng lợi (hoặc rất ít) từ hoạt động du lịch đem lại.
 Chưa thực sự phát triển tương xứng với những tiềm năng của tỉnh.
Vd: khu vực đầm phá Tam giang có rất nhiều tiềm năng về du lịch, tuy nhiên
chỉ mới phát triển dừng lại ở du lịch cộng đồng, và thời gian giữ chân khách là
không quá 2 ngày…
 Quy hoạch: Doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư
 Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được tăng cường. Đặc biệt là trình độ
ngoại ngữ, kỹ năng xã hội của hướng dẫn viên chưa cao.
 Vai trò của doanh nghiệp và người dân trong tuyên truyền quảng bá điểm đến,
xây dựng các sản phẩm du lịch dịch vụ còn nhiều hạn chế, chưa chuyên
nghiệpTệ nạn xã hội: vẫn còn những tình trạng chèo kéo, ăn xin, bám theo gây
khó chịu cho du khách

You might also like