ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN LỊCH SỬ
Câu 1. Đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, thực dân Anh đã cơ bản hoàn thành
quá trình xâm lược các quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam và Campuchia. B. Philippines và Myanmar.
C. Indonesia và Lào. D. Myanmar và Malaysia.
Câu 2. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh
phần lớn các nước Đông Nam Á
A. đang ở giai đoạn phát triển hưng thịnh.
B. bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng.
C. đang là những phiên thuộc của Trung Quốc.
D. mới được hình thành và bước đầu phát triển.
Câu 3. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm
nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
với mục tiêu
A. tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập thế giới.
B. nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp nặng, hội nhập với thị trường thế giới.
C. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự
chủ.
D. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Câu 4. Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự
do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô
viết đã
A. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
B. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.
C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
D. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phản ánh đúng nguyên nhân các nước
thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?
A. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
B. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
C. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào.
Câu 6. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận
dụng để đánh đuổi quân Nguyên xâm lược (1288)?
A. Tiên phát chế nhân. B. Vườn không nhà trống.
C. Đánh thành diệt viện. D. Đóng cọc trên sông.
Câu 7. Đâu là biểu hiện của quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản tự do
chuyển sang giai đoạn độc quyền?
A. Không có sự can thiệp của nhà nước.
B. Chịu sự chi phối của quy luật thị trường.
C. Tư bản dần tự do kinh doanh trên thị trường.
D. Nhà nước dần chi phối hầu hết nền kinh tế.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248) đã
A. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm.
B. tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Việt Nam.
C. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
D. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 9. Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử,
Việt Nam là
A. một đế quốc hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.
B. một cường quốc thương mại đường biển, có vai trò chi phối kinh tế thế giới.
C. “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
D. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và thế giới.
Câu 10. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát
triển của chủ nghĩa tư bản từ
A. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.
B. cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
C. nửa sau thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX.
D. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Câu 11. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Tuổi già nhưng sức chẳng già
Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan
Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,
Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”
A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Hoàn. C. Trần Hưng Đạo. D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 12. Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ
các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
D. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
Câu 13. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
A. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
B. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
C. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Á.
D. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp sản vật cho Đại Việt.
Câu 14. Trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nhân dân ba nước
Việt Nam, Lào, Campuchia nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân
A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Bồ Đào Nha
Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu đã chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?
A. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
B. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
C. Lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống.
D. Các nước cộng hòa tách khỏi Liên Xô.
Câu 16. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), những quốc gia nào ở Châu Á
giành được độc lập và chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội?
A. Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia.
B. Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Triều Tiên.
C. Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Câu 17. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đối với cách mạng
Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX là đã
A. chỉ ra kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam là giai cấp tư sản và địa chủ.
B. giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
C. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Câu 18. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
B. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.
Câu 19. Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu
cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã
A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.
B. khước từ mọi quan hệ giao thương với phương Tây.
C. tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại.
D. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về tiền đề kinh tế của các
cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà
nước phong kiến.
B. Các quý tộc tư sản hóa đã đuổi nông nô khỏi lãnh địa, biến ruộng thành đồng cỏ,
thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp thị trường.
C. Phong trào “rào đất cướp ruộng” cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI ở Pháp được
Thomas More ví là “Hiện tượng cừu ăn thịt người”.
D. Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công,
thương nghiệp.
Câu 21. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết là
A. Nga, Ukraine, Belarus và Litva.
B. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia.
C. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia.
D. Nga, Ukraine, Belarus và Ngoại Kavkaz.
Câu 22. Các cuộc cách mạng ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XVIII thắng lợi có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người là vì
các cuộc cách mạng này đã
A. xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, xây dựng nền chuyên chính vô sản.
C. xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xây dựng nhà nước pháp quyền.
D. xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 23. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. chủ nghĩa tư bản hiện đại. B. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
C. tự do cạnh tranh. D. đế quốc chủ nghĩa.
Câu 24. Chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng
8/1945), những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại
được độc lập dân tộc?
A. Myanmar, Lào, Thái Lan. B. Việt Nam, Lào, Indonesia.
C. Thái Lan, Việt Nam, Campuchia. D. Indonesia, Philipin, Lào.
Câu 25. Từ sau khi giành độc lập đến năm 1967, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục
tiêu
A. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
B. nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác khu vực.
D. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài.
Câu 26. Những sai lầm trong đường lối cải tổ đất nước đã tác động như thế nào
đến tình hình chính trị ở Liên Xô?
A. Suy giảm vai trò của Nhà nước trong quá trình điều tiết nền kinh tế.
B. Thu nhập quốc dân bị giảm sút, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng.
C. Suy giảm vai trò lãnh đạo của Nhà nước và Đảng Cộng sản Liên Xô.
D. Sự bất bình của nhân dân dẫn đến nhiều mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.
Câu 27. Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?
A. Thống nhất thị trường dân tộc.
B. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
C. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
D. Hình thành quốc gia dân tộc.
Câu 28. Quốc gia nào được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” và là đế quốc
thực dân “Mặt trời không bao giờ lặn”?
A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Đức.
Câu 29. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ
XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
B. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
C. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ; thống nhất lãnh thổ, thị trường dân tộc.
D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 30. Xã hội Pháp trước cách mạng tư sản tồn tại những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, tư sản và đẳng cấp thứ ba.
B. Quý tộc, tư sản và đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.
D. Quý tộc, tăng lữ và nông dân.
Câu 31. Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Nhật Bản. B. Đại Hàn Dân Quốc.
C. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a. D. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Câu 32. Mục đích quan trọng nhất khi các nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
thực hiện quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX là vì thuộc địa là nơi
A. cạnh tranh với các nước tư bản khác về khả năng ảnh hưởng và kiểm soát ở nhiều
vùng lãnh thổ mới chiếm được.
B. đứng chân vững chắc cho các nước tư bản trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh
với các nước khác trên thế giới.
C. các nước tư bản có thể đưa các giá trị và lối sống đến những vùng đất mới để thực
hiện sứ mệnh văn hóa và tôn giáo.
D. cung cấp nguyên liệu và nhân công, là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem
lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Câu 33. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
A. Trần Quốc Toản. B. Bùi Thị Xuân. C. Trần Bình Trọng. D. Nguyễn Huệ.
Câu 34. Sự hình thành của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh
giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á gắn liền với sự ra đời và phát triển của giai
cấp nào?
A. Địa chủ phong kiến. B. Nông dân.
C. Trí thức phong kiến. D. Công nhân.
Câu 35. Thực dân phương Tây đã sử dụng chính sách nào để chia rẽ khối đoàn
kết và làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á?
A. “Cấm đạo Thiên Chúa”. B. “Kinh tế chỉ huy”.
C. “Chia để trị”. D. “Tìm và diệt”.
Câu 36. Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, năm
1285, nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong cả nước
đến để bàn kế sách đánh giặc. Việc nhà Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng
KHÔNG thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Sự nhất trí đồng lòng đánh giặc của triều đình và nhân dân.
B. Cuộc kháng chiến của nhà Trần là cuộc chiến tranh nhân dân.
C. Nhà Trần sợ giặc Nguyên nên mới huy động nhân dân chiến đấu.
D. Quân dân nhà Trần kiên quyết đấu tranh chống quân Nguyên xâm lược.
Câu 37. Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân
ở khu vực Đông Nam Á?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Malacca.
B. Pháp tấn công Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng, Việt Nam).
C. Hà Lan xâm lươc Indonesia.
D. Tây Ban Nha xâm lược Philippines.
Câu 38. “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ
năm 1776 sau cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, có
ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới và
được vận dụng trong văn kiện nổi tiếng nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
B. Tuyên ngôn Độc lập của Indonesia (1945).
C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cộng hòa Pháp (1789).
D. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
Câu 39. Tháng 12/1978, Trung Quốc đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế?
A. Cải cách và đổi mới. B. Cải cách và mở cửa.
C. Thực hiện chính sách “Kinh tế mới”. D. Cộng sản thời chiến.
Câu 40. Một trong những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã rút ra được từ sự
sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là
A. nhà nước phải kiểm soát toàn bộ nền kinh tế.
B. phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
C. thực hiện cải cách chính trị và kinh tế triệt để.
D. phải mở rộng quan hệ hợp tác với các cường quốc.
Câu 41. Quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Liên Xô và Mỹ) có tàu đưa con người
bay vào vũ trụ là
A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc.
Câu 42. Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp nào?
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp địa chủ. D. Giai cấp công nhân.
Câu 43. Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng đóng góp của phong trào
Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
C. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
D. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
Câu 44. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô?
A. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
B. Nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ.
C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
D. Không bắt kịp các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Câu 45. Từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược, chúng ta có
thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay?
A. Xây dựng nhiều thành lũy kiên cố; nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí hiện đại.
B. Luôn hòa hoãn, nhân nhượng với các nước để giữ môi trường hòa bình, ổn định.
C. Củng cố khối đoàn kết toàn dân; cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.
D. Cầu viện sự giúp đỡ, viện trợ của các lược lượng bên ngoài khi có chiến tranh.
Câu 46. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt
Nam có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của đất nước, NGOẠI TRỪ
việc
A. giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
B. góp phần hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp.
C. đưa Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 47. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành
lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết?
A. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
B. Trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành
được chính quyền.
D. Thủ tiêu sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố và tăng cường sức mạnh của
Liên Xô.

---HẾT---

You might also like