Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CÂU HỎI VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MARKETING

 Marketing có tạo ra nhu cầu không hay chỉ tìm kiếm, phát hiện và thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng?
Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có
thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những nhu cầu
này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành
cơ thể con người và nhân thân con người.
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu xa
hơn đó. Ví dụ: một người có nhu cầu thức uống và mong muốn có món trà sữa hoặc “con cọp”, có nhu cầu
về quần áo và mong muốn có bộ đồ Cholon hoặc Zara, có nhu cầu về sự hấp dẫn và mong muốn có vòng
ngực 90 hoặc vòng eo 56…
Mặc dù nhu cầu của con người thì ít, nhưng mong muốn thì nhiều.
Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng
mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.
Nhiều người mong muốn có một chiếc o tô để đi đường khỏi nắng mưa, hít bụi, nhưng chỉ có một số ít người
có khả năng và sẵn sàng mua nó. Vì thế doanh nghiệp không những phải định lượng xem có bao nhiêu người
mong muốn có sản phẩm của mình, mà điều quan trọng hơn là phải định lượng xem có bao nhiêu người thực
sự sẵn sàng và có khả năng mua nó.
Những người làm marketing không tạo ra nhu cầu, nhu cầu đã tồn tại trước khi có những người làm
marketing.
Cùng với những yếu tố ảnh hưởng khác trong xã hội, những người làm marketing có tác động đến những
mong muốn.
Họ tác động đến yêu cầu bằng cách làm ra sản phẩm thích hợp, hấp dẫn, vừa túi tiền
và dễ kiếm cho những người tiêu dùng mục tiêu.
Marketing thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng hàng hoá và dịch vụ.
Thuật ngữ sản phẩm ở đây được hiểu là cả hàng hoá lẫn dịch vụ. Ý nghĩa quan trọng của sản phẩm vật chất
bắt nguồn không phải từ việc sở hữu chúng, mà chính là từ việc có được những dịch vụ mà chúng đem lại.
Ta mua một chiếc xe không phải để ngắm nhìn nó mà vì nó cung ứng vận chuyển. Ta mua một cái bếp
không phải để chiêm ngưỡng mà vì nó đảm bảo dịch vụ nấu nướng. Vì vậy các sản phẩm vật chất thực sự là
những phương tiện đảm bảo phục vụ chúng ta.
Thực ra thì dịch vụ còn do những yếu tố khác đảm bảo, như con người, địa điểm, các hoạt động, tổ chức và ý
tưởng. Nếu ta cảm thấy buồn thì ta có thể đến một câu lạc bộ hài kịch để xem một diễn viên hài biểu diễn,
gia nhập câu lạc bộ độc thân (tổ chức) hay chấp nhân triết lý sống khác nhau (ý tưởng). Vì thế ta sẽ sử dụng
thuật ngữ sản phẩm để ám chỉ sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ và những phương tiện khác có khả năng
thoả mãn một mong muốn hay một nhu cầu.
 Chu kỳ sống quyết định chiến lược marketing
Chu kỳ sống của 1 sản phẩm bất kỳ sẽ được thể hiện qua 4 giai đoạn: triển khai, tăng trưởng, bão hòa và suy
thoái.

Giai đoạn 1: Triển khai


Sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường và bắt đầu 1 chu kỳ sống. Đây là giai đoạn triển khai
của sản phẩm đó. Ở giai đoạn này, rất ít người tiêu dùng biết đến sự có mặt của sản phẩm, do vậy công việc
chính của doanh nghiệp là giới thiệu sản phẩm mới này đến khách hàng mục tiêu. Doanh số của sản phẩm
trong giai đoạn này thường rất thấp, lợi nhuận âm do chi phí quảng bá và chi phí khách hàng cao. Cạnh
tranh cũng rất thấp.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn triển khai:
+ Chiến lược chung: Quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu
+ Khách hàng chủ yếu: "Innovator" - nhóm khách hàng chuyên săn săn đón sản phẩm mới
+ Chiến lược marketing mix:
 Sản phẩm: Sử dụng sản phẩm cơ bản
 Giá cả: Sử dụng chiến lược giá hớt váng sữa (định giá thành rất cao khi tung sản phẩm, sau đó giảm
dần theo thời gian) nếu sản phẩm là hàng hot (hàng công nghệ, thời trang, xe máy, xe hơi...) hoặc
chiến lược giá xâm nhập thị trường (định giá thành rất thấp khi tung sản phẩm, sau đó tăng dần theo
thời gian) nếu sản phẩm là hàng dân dụng (mì gói, nước giải khát, dầu gội đầu, bột giặt, nước xả
vải...)
 Phân phối: sử dụng kênh phân phối chọn lọc
 Promotion: Quảng cáo đại trà trên các phương tiện truyền thông (TV, radio, báo chí, Internet...) hoặc
quảng cáo qua hoạt động bán hàng cá nhân, sử dụng các công cụ sales promotion như phát mẫu dùng
thử, coupons, mời báo chí đến viết bài PR..
Iphone 6 trong những ngày đầu tung ra thị trường có giá rất cao, sau chưa đầy một tuần đó mức giá ấy
giảm dần

Giai đoạn 2: Tăng trưởng


Khi doanh số và lợi nhuận bắt đầu tăng với tốc độ nhanh, điều đó có nghĩa sản phẩm ấy đã bắt đầu bước sang
giai đoạn tăng trưởng. Ở giai đoạn này, càng ngày càng có nhiều khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm, chi
phí khách hàng bắt đầu giảm lại dẫn đến tăng trưởng về lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bắt đầu mở
rộng hệ thống phân phối, mức độ cạnh tranh bắt đầu tăng.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng:
+ Chiến lược chung: thâm nhập thị trường
+ Khách hàng chủ yếu: "Early adopter" - nhóm khách hàng thích nghi nhanh
+ Chiến lược marketing mix:
 Sản phẩm: Cải thiện chất lượng sản phẩm, tung thêm các dòng sản phẩm cải biến (ví dụ: Apple sau
khi ra mắt sản phẩm Iphone 5, sau 1 thời gian đã tung thêm 2 dòng sản phẩm cải biến là Iphone 5S
và Iphone 5C). Tăng cường sản lượng sản xuất.
 Giá cả: Định giá theo giá trị sản phẩm đối với sản phẩm "hot" hoặc chi phí sản xuất đối với sản
phẩm dân dụng.
 Phân phối: Mở rộng hệ thống phân phối, kênh phân phối
 Promotion: Giảm bớt chi phí quảng cáo nếu cần thiết, sử dụng các kênh giao tiếp như điện thoại,
SMS, email, Facebook... nhằm tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Theo báo cáo doanh thu của một số cửa hàng di động, doanh số Iphone 6 bắt đầu tăng mạnh sau 2 tuần kể
từ ngày ra mắt

Giai đoạn 3: Bão hòa


Một sản phẩm bước sang giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống khi doanh số của sản phẩm này bắt đầu tăng
chậm lại và chuẩn bị chạm trần. Lợi nhuận ở mức cao nhưng tăng trưởng thấp. Điều đáng chú ý là mức độ
cạnh tranh trong giai đoạn này rất cao kéo theo chi phí khách hàng tăng.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn bão hòa:
+ Chiến lược chung: Cũng cố thương hiệu
+ Khách hàng chủ yếu: "Early maturity" và "late maturity" - nhóm khách hàng trung thành
+ Chiến lược marketing mix
 Sản phẩm: Cải tiến đặc tính và cải thiện chất lượng sản phẩm
 Giá cả: Tùy theo mức độ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp mới, nhỏ, chưa có tên tuổi thì nên định
mức giá sản phẩm ngang hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp lớn đã có tiếng
tăm thì có thể định mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm khẳng định chất lượng và giá trị sản
phẩm.
 Phân phối: Tiếp tục sử dụng hệ thống phân phối đã tạo dựng ở các giai đoạn trước
 Promotion: Nội dung quảng cáo tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp so với sản
phẩm đối thủ cạnh tranh. Tăng cường chăm sóc khách hàng. Sử dụng các công cụ sales promotion
nếu cần thiết như price packs, coupons, sản phẩm tặng kèm...
Sản phẩm Xperia Z của Sony sau 1 thời gian tung ra thị trường đã gặp phải đối thủ cạnh tranh dữ dội như
Iphone 5, Samsung Galaxy S4, HTC Butterfly...

Giai đoạn 4: Suy thoái


Suy thoái là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của một sản phẩm, khi doanh thu và lợi nhuận của sản
phẩm bắt đầu giảm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu rút sản phẩm ra khỏi thị trường.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn suy thoái:
+Chiến lược chung: rút sản phẩm khỏi thị trường/ chiến lược gối đầu lên nhau của chu kỳ sống sản phẩm
(sgk)
+Khách hàng chủ yếu: "laggard" - nhóm khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm lỗi thời
+Chiến lược marketing mix:
 Sản phẩm: giữ nguyên hoặc cải tiến sản phẩm nếu cần thiết. Điều quan trọng là doanh nghiệp nên
tính toán sản lượng sản xuất sao cho lượng hàng tồn không bị ứ đọng khi doanh nghiệp đã hoàn toàn
rút sản phẩm khỏi thị trường.
 Giá cả: giảm đến mức có thể, sử dụng các chiến lược discount, allowance nhằm tăng cường khả năng
thanh lý
 Phân phối: Xóa dần sản phẩm khỏi các điểm phân phối nhằm giảm chi phí.
 Promotions: Tăng cường sử dụng các công cụ sales promotions nhằm hỗ trợ việc thanh lý.
 Nhóm yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua của người tiêu dùng? Giải thích.
Văn hoá là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được hình thành,
phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ. Văn hóa được hấp thụ ngay trong cuộc sống gia đình, sau đó là trong
trường học và trong xã hội.
Văn hoá là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói
riêng. Đó chính là văn hoá tiêu dùng. Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện
mình thông qua tiêu dùng... đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa. Những con người có nền văn hoá
khác nhau thì sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, người miền Bắc ăn uống, sử dụng xe cộ, nhà cửa,
quần áo khác người miền Nam. Phong cách tiêu dùng của người châu Âu có sự khác biệt lớn so với người
châu Á. Do vậy, để thành công các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiều kỹ văn hóa tiêu dùng của các nước
nhập khẩu.
Nhánh văn hoá là một bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hoá. Nhóm tôn giáo là một loại nhánh
văn hoá. Các nhánh văn hoá khác nhau có các lối sống riêng, hành vi tiêu dùng riêng. Người đạo Hồi kiêng
không ăn thịt bò, phụ nữ ra đường đều phải bịt mạng và mặc quần áo kín mít. Như vậy, các nhánh văn hoá
khác nhau sẽ tạo thành các phân đoạn thị trường khác nhau.
Giai tầng xã hội là những nhóm người tương đối ổn định trong xã hội được sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp,
được đặc trưng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng.
Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hành vi tiêu dùng trong các giai tầng, đặc biệt là đối với các hàng hoá có
tính dễ phô trương như quần áo, giày dép, xe cộ, nhà cửa, hoạt động vui chơi, giả trí... Hiểu rõ hành vi tiêu
dùng của các giai tầng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để thực hiện phương châm "Bán những thứ mà khách hàng
cần".
Ở Việt Nam chưa có phân loại chính thức xã hội thành các giai tầng. Tuy nhiên, trong xã hội cũng thừa nhận
một số các tầng lớp dân cư khác nhau. Những người cùng chung trong một giai tầng thì thường có hành vi
tiêu dùng giống nhau. Những người thuộc tầng lớp thượng lưu không ăn ở các quán ăn bình dân. Họ mua
sắm các hàng hoá tiêu dùng đắt tiền, ở nhà cao cửa rộng, chơi tenít, đi xe ô tô sang trọng... Ở Mỹ, người ta
phân loại ra thành 6 giai tầng xã hội khác nhau căn cứ vào nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn.
 Hoạt động nhượng quyền thương mại. Cho ví dụ
Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh đang cạnh tranh nhau để chiếm lĩnh thị trường thì hoạt động nhượng
quyền thương mại càng diễn ra phổ biến vì nó vừa mang được lợi ích cho cả đôi bên, bên nhượng quyền và
bên nhận quyền.

Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại năm 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương
mại, theo đó bên nhượng quyền yêu cầu và cho phép bên nhận quyền phải tự mình thực hiện việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được sử
dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh;…của bên nhượng
quyền. Bên nhượng quyền trợ giúp và kiểm soát bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Lợi ích của việc nhượng quyền thương mại


Đối với bên nhượng quyền không phải đầu tư nhiều vốn nhưng mô hình kinh doanh, thị trường tiêu thụ hàng
hóa sẽ được mở rộng hơn, từ đó giới thiệu, quảng bá được thương hiệu của mình đến nhiều nơi.
Đối với bên nhận quyền sẽ được thừa hưởng kinh nghiệm, bí quyết về cách sản xuất hàng hóa, cách tổ chức
kinh doanh từ bên nhượng quyền, góp phần giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Hơn
nữa bên nhận quyền không cần phải xây dựng thương hiệu, đặt tên sản phẩm, đăng kí nhãn hiệu…góp phần
giảm thiểu thời gian và chi phí kinh doanh.

Ví dụ điển hình về nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam


Nhượng quyền thương hiệu Cà phê Trung Nguyên
Năm 1996, Cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên chính thức ra đời tại Buôn Mê Thuộc. Để giới thiệu và
quảng bá thương hiệu đến nhiều người tiêu dùng, năm 1998, Công ty Trung Nguyên mở quán cà phê đầu tiên
ở thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, cũng từ đó các
quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc.
Năm 2000 là dấu mốc phát triển nhảy vọt của thương hiệu Trung Nguyên vì đã hiện diện tại Hà Nội, các tỉnh
khác tại Việt Nam và cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản, tiếp theo đó là những nước như: Mĩ, Sin-ga-
po, Thái Lan, Trung Quốc,… Tính đến năm 2013 đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và
hơn 50 Quốc gia trên thế giới. Với vai trò của hoạt động chuyển nhượng thương hiệu thì cà phê thương hiệu
Trung Nguyên đã được đã được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ lan rộng tại trong nước và nước
ngoài.
Nhượng quyền của Phở 24
Phở 24 là chuỗi cửa hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group – Tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả
nước. Phở 24 đầu tiên được mở vào năm 2003 tại số 5, Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với
mục tiêu xây dựng một thương hiệu phở nổi tiếng, doanh nhân Lý Quý Trung đã chọn hình thức nhượng
quyền thương hiệu Phở 24 để tiết kiệm vốn đầu tư, chi phí về nhân công…
Đến 2009, đã có gần 80 cửa hàng Phở 24 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu… và
có mặt tại một số nước như: Philippines, Hàn Quốc, Úc, Indonesia. Năm 2012, Phở 24 đã đạt khoảng 200
cửa hàng thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Hoạt động nhượng quyền thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc các doanh nghiệp muốn phát triển,
mở rộng thương hiệu đến người tiêu dùng, thông qua đó thương hiệu sẽ vững mạnh và tăng sức cạnh tranh
đối với các doanh nghiệp khác.
 Trình bày hiện tượng nhiễu trong truyền thông. Cho ví dụ
Nhiễu tạp (noise) là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông dẫn đến kết quả là
người nhận nhận được một thông điệp không giống thông điệp được gửi đi.
Hiệu quả của quá trình truyền thông bị chi phối bởi các yếu tố gọi là nhiễu. Các yếu tố nhiễu bao gồm:
- Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa.
- Môi trường truyền thông không tốt. Ví dụ như tiếng ồn, thời tiết...
- Ý nghĩa không rõ ràng, quá trình mã hóa bị lỗi. Ví dụ như người nói sử dụng ngôn ngữ không chính
xác, dùng từ địa phương.
- Kênh truyền thông hoạt động không hiệu quả: phát âm không chuẩn, độ nhạy của giác quan kém, chữ
viết không rõ ràng, điện thoại bị trục trặc...
- Các yếu tố tâm lý ở người phát và người nhận: sự không tập trung, sự nóng vội, những định kiến,
thành kiến, tâm trạng không tốt...
Công việc của người gửi là đưa được thông điệp của mình đến người nhận. Nhưng trong bối cảnh bị tác động
của hàng trăm thông điệp thương mại mỗi ngày, công chúng mục tiêu có thể không nhận được thông điệp
gửi đến vì một trong ba lý do. Thứ nhất là sự chú ý có chọn lọc, nghĩa là họ chỉ nhớ được một phần nhỏ
thông điệp truyền đến họ. Người truyền thông phải thiết kế thông điệp làm sao để nó vẫn thu hút được sự chú
ý mặc dù xung quanh có nhiều tác nhân làm phân tán. Sự chú ý có chọn lọc giải thích tại sao quảng cáo với
tiêu đề đậm nét hứa hẹn một điều gì đó, chẳng hạn như “Làm thế nào để trẻ mãi” cùng với minh họa hấp dẫn
và một vài lời ngắn gọn, lại có rất nhiều khả năng được chú ý đến.
Đối với sự bóp méo có chọn lọc, người nhận có thái độ làm cho họ kỳ vọng về cái mà họ muốn nghe hay
thấy. Họ sẽ nghe thấy những cái phù hợp với hệ thống niềm tin của mình. Kết quả là người nhận thường
thêm vào thông điệp những điều không có (phóng đại) và không nhận thấy những điều khác thực có (lược
bớt). Nhiệm vụ của người truyền đạt là cố gắng đảm bảo thông điệp đơn giản, rõ ràng, lý thú và lặp lại nhiều
lần để truyền đạt được những điểm chính đến công chúng.
Đối với sự ghi nhớ có chọn lọc người truyền đạt phải cố làm cho thông điệp lưu lại lâu dài trong trí nhớ của
người nhận, nơi lưu giữ tất cả những thông tin đã được xử lý. Khi đi vào trí nhớ lâu dài của người nhận
thông điệp có thể cải biến niềm tin và thái độ của người nhận. Nhưng trước tiên thông điệp phải lọt vào được
trí nhớ ngắn của người nhận, nơi xử lý những thông tin đến với dung lượng lưu trữ có hạn, và từ đó nó được
chuyển sang trí nhớ lâu dài của họ tùy thuộc vào số lần người nhận nhớ lại thông điệp đó và chi tiết hóa ý
nghĩa của thông tin. Nếu thái độ lúc đầu của người nhận đối với sự vật là tích cực và người đó nhớ lại những
luận cứ ủng hộ, thì thông điệp đó sẽ tiếp nhận và ghi nhớ kỹ. Nếu thái độ lúc đầu của người nhận là tiêu cực
và người đó nhớ lại những lý lẽ phản bác, thì thông điệp bị từ chối, nhưng vẫn lưu lại trong trí nhớ lâu dài.
Lập luận phản bác ức chế việc thuyết phục bằng cách đưa ra một thông điệp chống lại đã có sẵn. Phần lớn
việc thuyết phục đòi hỏi người nhận phải nhớ lại những suy nghĩ của mình. Phần lớn những trường hợp gọi
là thuyết phục thật ra là tự thuyết phục.
Trình bày quan điểm về phát biểu “quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi”
Gần 1 thập kỷ trôi qua kể từ khi quan điểm "quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi" được công bố, thế giới đã
chứng kiến nhiều thay đổi. Quảng cáo và PR cũng thay đổi, nhưng có vẻ như quảng cáo vẫn chưa hề thoái vị,
PR vẫn chưa trở thành "ông hoàng" khi ngân sách của các công ty dành cho quảng cáo tiếp tục gia tăng.
Tính ưu việt của PR so với quảng cáo.
Quan điểm về “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi”
Quảng cáo chưa thoái vị. Có thể thấy những luận điểm trong cuốn sách của Ries về Quảng cáo thoái vị, PR
lên ngôi không sai trong thời điểm ông viết. Tuy nhiên quảng cáo đã không “thoái vị” như Ries nghĩ. Chúng
ta có thể thấy một vài con số minh chứng cho điều này: Tại Mỹ, chi phí quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông đại chúng vẫn tăng 4-5% mỗi năm, cao hơn cả tốc độ tăng GDP và đạt đến mức 300 tỉ
USD/năm. Tại các thị trường mới nổi khác, quảng cáo còn tăng kinh khủng hơn, như ở Trung Quốc và ngay
ở Việt Nam ta chẳng hạn. Năm 2006, chi phí quảng cáo ở Việt Nam đạt tới trên 300 triệu USD trên các
phương tiện TV, báo chí và radio, chưa tính Internet. Riêng ngành công nghiệp sản xuất ôtô Mỹ dành ra 3.24
tỷ USD cho quảng cáo trực tuyến trong năm này. Chi phí quảng cáo cũng bắt đầu tăng lên. Trong 9 tháng
đầu năm 2010, Kantar Media cho biết chi phí quảng cáo ngành công nghiệp ôtô Mỹ đã tăng 23% so với cùng
kỳ 2009. Riêng về quảng cáo trực tuyến, ngành công nghiệp ôtô Mỹ tăng chi phí lên 12% trong năm 2010
sau khi phải thắt lưng buộc bụng giảm 14% trong năm 2009. Trong năm này, với mức 14% chi phí quảng
cáo trực tuyến thì ngành ôtô Mỹ tăng mức chi lên 3,24 tỷ USD. Vào năm 2015, eMarketer ước tính ngành
ôtô sẽ chi 5,6 tỷ USD cho quảng cáo trực tuyến. Trong số 100 nhãn hiệu quảng cáo nhiều nhất tại Mỹ, chúng
ta gặp những doanh nghiệp danh tiếng lẫy lừng. Theo thống kê 10 doanh nghiệp quảng cáo nhiều nhất tại Mỹ
năm 2005 là: GM, P&G, Time Warner, Pfizer, SBC, DaimlerChrysler, Ford, Walt Disney, Verizon và
Johnson & Johnson. Họ đều là những bậc thầy về kinh doanh hiệu quả, trong đó có P&G, một trong những
doanh nghiệp tài giỏi nhất về marketing; có đầy đủ các công cụ nghiên cứu và đo lường hiệu quả ROI
(Return on Investment) của quảng cáo và tiếp thị, cho nên những đồng tiền họ chi ra phần lớn sẽ phải đúng
chỗ. Tại Việt Nam, hoạt động quảng cáo vẫn chiếm vị trí cao và luôn được các doanh nghiệp ưu tiên. Hằng
năm doanh nghiệp vẫn dành lượng ngân sách lớn để đầu tư cho bộ phận quảng cáo và lượng ngân sách này
vẫn tiếp tục tăng. Doanh nghiệp vẫn sử dụng biện pháp quảng cáo là kênh chính để quảng bá hình ảnh của họ
và người tiêu dùng vẫn tiếp nhận hình thức quảng cáo hơn là hình thức PR. Mặt khác các hình thức quảng
cáo ngày càng phát triển phong phú hơn và đạt được nhiều thành công hơn. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục
đầu tư cho quảng cáo hơn là PR vì hình thức PR tại việt nam còn khá mới là và hiệu quả của nó phải mất một
thời gian dài mới thể hiện. Trong toàn bộ lĩnh vực quảng cáo, chi phí cho hoạt động quảng cáo trên truyền
hình chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức trên 50% trong tổng chi phí cho hoạt động quảng cáo của các
doanh nghiệp. Về PR tại Việt Nam, các công ty nước ngoài đã đưa PR vào Việt Nam từ những năm 90 của
thế kỉ XX. Các doanh nghiệp dần dần đưa hoạt động PR là một trong những hoạt động quan trọng của họ và
đã đạt được một số thành công bước đầu trên lĩnh vực này. Do đó hoạt động PR đang trên đà phát triển tại
Việt Nam, tuy nhiên đó mới chỉ là ở giai đoạn đầu, hoạt động PR còn vô cùng non kém. Thực tế đã cho thấy
hoạt động PR tại Việt Nam còn vô cùng non yếu, chưa thể sánh cùng với hoạt động quảng cáo. Quảng cáo
vẫn là sự lựa chọn của doanh nghiệp để tiếp cận với người tiêu dùng. Đa số doanh ng hiệp Việt Nam vẫn quá
lơ mơ về PR, dù tên gọi của nó thì dường như doanh nghiệp nào cũng biết. Theo kết quả của một cuộc khảo
sát, được công bố hội tại hội thảo “PR – Trái tim thương hiệu” ngày 10/01/2009 tại Hải Phòng cho thấy, có
tới 92% doanh nghiệp “hiểu” PR là hoạt động quảng cáo, tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng – tức chỉ
là các hoạt động rời rạc để phục vụ một mục đích kinh doanh cụ thể. Để xây dựng và phát triển thương hiệu,
57% các doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo, số còn lại kết hợp hình thức quảng cáo và marketing.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, 40% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ rất chú trọng và đã thực hiện
tốt các hoạt động quan hệ cộng đồng; 38% các doanh nghiệp chú trọng đến các hoạt động công chúng.
Quảng cáo không đáng tin nhưng vẫn là cách diễn đạt giàu cảm xúc và hình ảnh Về phía doanh nghiệp,
quảng cáo và PR là những công cụ giúp họ thực thi các chiến lược và chiến thuật marketing xoay quanh các
cấu thành marketing mix (tuỳ vào đặc điểm riêng của mỗi ngành kinh doanh và doanh nghiệp, marketing mix
ngày nay đã tiến hoá ra ngoài 4Ps truyền thống lên 5Ps, 6Ps... rồi 10Ps). Quảng cáo có lợi thế riêng và hạn
chế riêng, PR cũng vậy. Quảng cáo thì không đáng tin bằng PR, nhưng PR đâu thể nhanh bằng quảng cáo,
đâu thể diễn giải các thông điệp marketing, giá trị cốt lõi của thương hiệu, lời hứa thương hiệu, định vị
thương hiệu, tính cách thương hiệu, bản sắc thương hiệu, dấu ấn thương hiệu, tài sản thương hiệu, USP v.v..
và v... một cách giàu hình ảnh và cảm xúc như 1 quảng cáo xuất sắc. Vấn đề tính tin cậy, do đó, chỉ là một
yếu tố góp phần đưa đến quyết định của người lãnh đạo hoạt động marketing trong doanh nghiệp trước khi
tính toán phân bổ bao nhiêu tiền cho quảng cáo và bao nhiêu tiền cho PR. Người tiêu dùng không tin vào các
thông điệp quảng cáo và có xu hướng tin cậy hơn vào PR không có nghĩa là giới quản trị doanh nghiệp nên
đổ xô vào chi tiền cho PR thay vì chi tiền cho quảng cáo. Trong chiến lược và chiến thuật marketing, quảng
cáo và PR là hai công cụ bổ sung, hỗ trợ cho nhau chứ không phải thay thế, loại trừ, bởi mỗi công cụ có điểm
mạnh và điểm hạn chế riêng. Khi vào Việt Nam, chẳng ai mua ngay Royal Coke vì hãng này làm PR hàng
loạt trên báo chí rằng chất lượng tốt, giá thành rẻ và từ bỏ Pepsi vì không tin vào những quảng cáo của hãng
này. Thực tế đã xảy ra là giới trẻ thích thú coi quảng cáo của Pepsi còn hơn coi phim Hàn Quốc bởi họ gặp
trong đó Britney Spears, Beyonce, các thành viên nhóm nhạc F4, và cả ca sĩ Mỹ Tâm lẫn Đan Trường.
Quảng cáo có sức mạnh đặc biệt trong việc xây dựng giá trị thương hiệu lâu bền ở góc độ cảm xúc, hình ảnh,
âm thanh mà PR khó lòng đạt được. Xuất hiện các hình thức quảng cáo mới, giá cả phải chăng Đến thời
điểm này phải nói rằng, quảng cáo trên truyền hình vẫn khá đắt đỏ. Nhưng với sự phổ cập của internet,
ngành quảng cáo đã hạ thấp được giá thành với sự xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức quảng cáo mới:
quảng cáo qua các diễn đàn, forum, blog, quảng cáo bằng search engine, quảng cáo lan tỏa... những hình
thức quảng cáo này không quá đắt như quảng cáo truyền thống trên truyền hình mà vẫn tiếp cập được với
một số lượng lượng lớn khách hàng.
PR chưa lên ngôi. Hiệu quả của PR vẫn chưa đánh giá được cụ thể. Hiệu quả quảng cáo ngày càng giảm
không có nghĩa là hiệu quả của PR ngày càng tăng. Thực tế cho thấy từ khi cuốn sách của Ries ra đời, cho
đến nay những người hành nghề PR vẫn còn vật lộn với nhau để đo lường giá trị cụ thể của PR. Quảng cáo
thì từ lâu đã có các công cụ đo lường truyền thống: Reach, GRP, Readership, Target Audience v.v... và nay
còn có thêm nhiều chỉ số đo lường tác động của quảng cáo đến việc gia tăng tài sản thương hiệu (nhân tiện
cũng cần nói Coca Cola đã không thể trở thành nhãn hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu với gần 70 tỷ USD nếu
không quảng cáo liên tục, quảng cáo mãnh liệt từ khi nó ra đời). Còn PR, làm thế nào để đo mỗi đồng chi
vào PR đem lại hiệu quả gì, tới bao nhiêu người và đóng góp ra sao vào tài sản thương hiệu. PR không còn là
“bên thứ 3” trung lập. Theo như Al Ries lập luận trong cuốn Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi: PR đóng vai
trò là kênh thứ 3 trung gian đưa ra những nhận xét khách quan về sản phẩm, dịch vụ. Đây là điểm chính yếu
giúp PR thành công. Tuy vậy, ngày nay lòng tham và cạnh tranh đã đẩy các công ty PR đến việc bán các bài
viết về sản phẩm dịch vụ. Các công ty PR không còn có thể che dấu các thông điệp thương mại trong các bài
PR của họ được nữa. Kết quả là PR đã trở thành công cụ của các công ty và cũng không còn đáng tin cậy
như trước đây nữa. PR dựa trên truyền thông, nhưng truyền thông đang bị cạnh tranh bởi các mạng xã hội
Tuy vậy, với sự ra đời của hàng loạt diễn đàn, mạng xã hội, blog, chỉ tính riêng facebook cũng có hơn 500
triệu người dùng, truyền thông cũng chỉ là 1 trong rất nhiều tiếng nói trong kỷ nguyên internet bùng nổ hiện
nay. Sức mạnh của “quyền lực thứ tư” hiện nay được chuyển sang các diễn đàn, mạng xã hội: Facebook,
twitter... nơi mọi người có thể chia sẻ các quan điểm, cảm xúc về bất cứ thứ gì họ quan tâm. Ví dụ điển hình
cho sức mạnh của internet và mạng xã hội là chiến thắng vang dội của ứng cử viên Barack Obama trong
cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 khi ông có hàng triệu người ủng hộ trên mạng hay gần đây là các
chính biến tại Tunisia, Ai Cập khi các chính phủ nước này bị lật đổ do các mạng xã hội. PR quá chậm chạp
trong việc xây dựng thương hiệu, nhất là trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay Trong
thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc triển khai quy trình PR rồi mới đến quảng cáo không còn hiệu quả. PR
xây dựng thương hiệu quá chậm chạp. Khi các sản phẩm kỹ thuật số có thể dễ dàng bị bắt chước, sản xuất
đại trà chỉ sau 3-6 tháng thì việc xây dựng thương hiệu chậm chạp như PR có thể sẽ dẫn doanh nghiệp đến
phá sản do cạnh tranh khốc liệt trên toàn thế giới. Theo cách làm như Al Ries đề xuất, PR sẽ khiến việc xây
dựng thương hiệu mất rất nhiều thời gian. Với sự xuất hiện của internet, thông qua các mạng xã hội và diễn
đàn các thông điệp có thể lan truyền với tốc độ kinh khủng. Với sự lan tỏa nhanh và mạnh như virut này, các
thông điệp PR trở nên quá chậm chạp. Ví dụ điển hình, thông tin về cái chết của Bin Laden đã được lan
truyền trên twitter với tốc độ 4000 tweet/giây trước khi Tổng thống Mỹ chính thức công bố tin này. Phải chú
ý thêm rằng, đối với người đã đọc cuốn sách của Al Ries, bối cảnh của cuốn sách là khá rõ ràng, Mĩ và châu
Âu, những khu vực mà người ta gọi là có nền kinh tế phát triển, khác với Việt Nam, một đất nước mà kinh tế
đang phát triển. Bước thêm một bước nữa về bối cảnh cuốn sách, chúng ta thấy rằng khu vực mà cuốn sách
đề cập đến có văn hoá khác biệt hẳn với văn hoá Việt Nam. Xã hội cũng khác, giáo dục cũng chẳng giống, và
hai điều nữa cũng rất quan trọng và có liên quan đến nhau, truyền thông và chính trị, cũng không hề giống
nhau. Trước khi đi xa hơn, chúng ta hãy nhớ lại trong marketing có khái niệm Product life cycle để nói đến 4
quá trình phát triển của một sản phẩm, thương hiệu: Introduction - Growth - Maturity - Decline. Như vậy nói
như tác giả cuốn sách, thì quảng cáo đang nằm ở chỗ Decline. Đó là quan niệm dành cho quảng cáo ở Tân
thế giới. Nhưng ở Việt Nam, quảng cáo, nếu xét như là hàng hoá, sản phẩm, vẫn đang có một vị trí khả thi để
tiếp tục kiếm ăn, vẫn còn nhiều cơ hội để tăng Market Sales, quảng cáo vẫn đang nằm ở Growth hoặc
Maturity. Tại Việt Nam, nhiều người vẫn khá tin tưởng vào quảng cáo, đối với họ, một cái gì đó lên được TV
là tốt và có thể tin cậy được rồi. Vì vậy, không thể cho rằng quảng cáo ở Việt Nam đã hết thời trong việc xây
dựng thương hiệu. Nếu nói một cách chính xác thì quảng cáo có vẻ sắp hết thời thôi; nhưng chúng ta cũng
chưa thể nói chính xác là bao giờ. Như vậy có thể nói là bất cứ một quan điểm nào khi được đưa ra cũng đều
phải đặt nó trong một bối cảnh, một hoàn cảnh cụ thể. Không thể áp đặt nó từ một hoàn cảnh này sang một
hoàn cảnh khác được. Và như vậy, việc PR “ lên ngôi” và quảng cáo “ thoái vị” cũng chỉ mang tính chất
tương đối. Trong quy luật của sự phát triển kinh tế, không có cái nào chiếm được thế thượng phong nhanh
chóng, cũng không có cái nào nhanh chóng bị phủ nhận, mà sự thay thế cần có thời gian và chính thời gian là
yếu tố tuyệt đối để khẳng định tính ưu việt của cái mới và phủ nhận những yếu kém của cái cũ.
KẾT LUẬN Thực tế đã cho thấy, xét trên phạm vi toàn cầu thì PR đang phát triển nhanh, tuy nhiên quảng
cáo đã thực sự thoái vị hay chưa thì vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Tôi cho rằng, trước thực tế phát triển của
quảng cáo và PR hiện nay chúng ta không thể phủ định sạch trơn quảng cáo và đề cao quá mức PR như học
giả Ries nhận định trong cuốn “quảng cáo thoái vị, P R lên ngôi”. Căn cứ vào những luận điểm đã nêu trong
2 phần trên, thì PR rõ ràng là đang chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của nó bằng những hiệu quả mà nó
đang ngày ngày mang lại cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp đang đạt được
những thành công rất lớn nhờ vào hoạt động quảng cáo. Quảng cáo, dù bộc lộ rất nhiều yếu điểm, vẫn đang
đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp khi họ tung ra những sản phẩm mới, hoặc khi họ muốn thu hút
sự chú ý của khách hàng… và vì thế, số tiền chi cho quảng cáo vẫn đang ngày một tăng lên.

 Phân biệt quảng cáo và pr? Hoạt động nào hiệu quả hơn?
Quảng cáo (Advertising) là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những
phương tiện truyền thông phải trả tiền và xác định rõ nguồn gốc kinh phí.
Quan hệ công chúng (PR) là công cụ dùng để truyền thông cho sản phẩm, con người, địa điểm, ý tưởng, hoạt
động, tổ chức, và thậm chí là cả quốc gia. Người ta sử dụng PR để xây dựng những mối quan hệ tốt với
khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông và cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.
Quan hệ công chúng (Public Relation) ra đời sau quảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt
trội hơn hẳn so với quảng cáo.
Công dụng của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ thể như, nhờ khai thác thành công
công cụ PR mà các công ty như Coca-Cola, Apple, Nokia, KFC…trở thành những thương hiệu hàng đầu thế
giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước chưa thấy được những ưu điểm của PR. Thay vì sử dụng quan hệ
công chúng trong tiếp thị thì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chi rất nhiều cho quảng cáo mặc dù họ biết
thành công của một chiến dịch quảng cáo không dễ dàng và không kéo dài.
Lẽ ra các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng triệt để công cụ PR vì nó thích hợp với quy mô vốn vừa và
nhỏ của doanh nghiệp, và cũng vì PR thật sự sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn cho doanh nghiệp so với quảng
cáo. 5 điểm ưu việt chính của PR so với quảng cáo:
Một là, sức ảnh hưởng của PR lớn hơn so với quảng cáo.
Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến. Việc bán hàng càng đẩy mạnh
bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu. Trái ngược với quảng cáo.
Thông điệp của PR chính là “sự quan tâm chú ý của khách hàng đến sản phẩm của chúng ta thì chúng ta sẽ
dễ dàng được chấp nhận”.
Hai là, các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin đáng tin cậy hơn cho người tiêu dùng.
Vì chẳng có thông tin gì trên quảng cáo ngoài hình ảnh. Lời nói nếu có chỉ để tăng cường cho hình ảnh mà
thôi. Người ta ít tin cậy lời nói trong một quảng cáo bởi lời nói trên những banner quảng cáo luôn hô hào sáo
rỗng “Chúng tôi là tốt nhất”. Phản ứng của người tiêu dùng sẽ là “công ty nào mà chẳng nói như thế!” Khẳng
định sự vượt trội so với quảng cáo, PR dùng ngôn từ để diễn đạt thay vì hình ảnh. PR đã “đánh trúng” tâm lí
của người tiêu dùng là khách hàng suy nghĩ bằng ngôn từ, không bằng hình ảnh. Và một khi những thông tin
về doanh nghiệp đã được công chúng thừa nhận, tạo ra dư luận tốt, nó sẽ có sức lan tỏa rộng lớn. Nếu như
quảng cáo tìm cách đưa tới cho công chúng lý do để họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thì hoạt động
PR cung cấp cho thị trường những thông tin, kiến thức cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm. Và mọi người
thường tin tưởng vào những thông tin được các nhà phân tích báo chí đăng tải.
Ba là, doanh nghiệp thừa hưởng ảnh hưởng của PR lâu dài hơn so với ảnh hưởng của quảng cáo.
Đối với một người tiêu dùng bình thường, một mẩu quảng cáo chẳng khác nào một chú bướm: sống ngắn
ngủi rồi chết. Đối với PR thì không như thế. Một tin tức hay bài báo hay sẽ sống mãi. Chiến lược cơ bản của
PR là đăng tin trong một tờ báo và, giống như leo thang, đưa nó đến một tờ báo lớn hơn, hoặc từ báo in sang
đài phát thanh hay truyền hình.
Bốn là, hoạt động PR có tác dụng tích cực cho xã hội.
Bằng việc tham gia hay phát động những hoạt động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội khách
hàng, tư vấn việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc màu da cam…
các doanh nghiệp ít nhiều đã góp phần chia sẻ với cộng đồng và xã hội. Ví dụ chương trình “P/S bảo vệ nụ
cười” của Unilever, “Đèn đom đóm” của Dutch Lady Việt Nam, chương trình “Thắp sáng ước mơ xanh” của
Công ty Dệt May Thái Tuấn, “Tiếp sức mùa thi” của Thiên Long, “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk hay
“Ấm áp mùa đông” của Công ty 4 Oranges,… là những ví dụ điển hình của hoạt động PR vì một mục đích
cao đẹp chung tay xây dựng cộng đồng Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn.
Năm là, doanh nghiệp không phải đầu tư chi phí lớn cho hoạt động PR như quảng cáo.
Thay vì phải tốn nhiều tiền cho quảng cáo mà kết quả thu được không cao, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
cần chi một khoản ngân sách bằng 1/10 phí quảng cáo cho một chiến lược PR đã có thể mang lại những hiệu
quả khó có thể được biểu thị bằng 1 con số chính xác. Các hoạt động của nó thường có chi phí thấp hơn do
không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi
phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí
quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của
đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth). Hoạt động PR thích hợp với các doanh
nghiệp Việt Nam.

So sánh quảng cáo và quan hệ công chúng (PR)


Giống nhau:
Quảng cáo và PR đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu về hàng hóa dịch vụ,
hình ảnh của một tổ chức, doanh nghiệp; tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong họ, củng cố niềm tin và
thúc đẩy hành động có lợi cho người đưa thông tin.
Khác nhau:

Quảng cáo:
1. Quảng cáo chủ yếu là cách thức truyền tải thông tin từ nhà sản xuất, kinh doanh đến khách hàng mục
tiêu. Quá trình thông tin này thường mang tính chất một chiều và áp đặt không có sự phản hồi ngay
lập tức từ phía doanh nghiệp, tổ chức.
2. Quảng cáo là thông tin của chính các nhà kinh doanh nói về mình, mang tính thương mại.
3. Mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tăng cường khả
năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
4. Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền.
5. Quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin để đảm bảo có tính thống nhất khi truyền tin trên các
phương tiện khác nhau.
6. Quảng cáo được lặp lại nhiều lần nhằm tác động vào tâm lí, củng cố niềm tin.
7. Thông tin của quảng cáo hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể.
8. Chi phí cho hoạt động quảng cáo rất tốn kém (Quảng cáo thường hướng tới lượng khách hàng mục
tiêu có giới hạn cụ thể, nên chi phí trên lượng khách hàng sẽ cao).
9. Tính khách quan và độ tin cậy của công chúng vào quảng cáo thấp hơn PR (do quảng cáo là tự doanh
nghiệp nói về mình).
10. Hình thức chuyển tải thông tin của quảng cáo linh hoạt, đa dạng và rất phong phú thậm chí hài hước.
11. Quảng cáo chủ yếu dành cho các doanh nghiệp.
PR:
1. Trong khi đó, PR là các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp đối nội và đối ngoại của
một tổ chức, có tầm bao quát rộng hơn và thông tin mang tính hai chiều.
2. PR là thông tin của bên thứ ba, của giới truyền thông nói về tổ chức nên nó mang tính gián tiếp và
phi thương mại.
3. Mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ chức.
4. PR là hình thức truyền thông không phải trả tiền.
5. PR không kiểm soát được nội dung và thời gian thông tin; mặt khác thông tin của PR thiếu nhất
quán, do nhiều người tiếp cận thông tin theo góc độ và quan điểm khác nhau.
6. PR không lặp lại thông tin nên thiếu tính khắc họa.
7. Thông tin của PR lan tỏa đến nhiều nhóm công chúng rộng rãi (nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp,
nhà phân phối, cộng đồng...).
8. Chi phí cho PR đỡ tốn kém hơn (do PR có sức lan tỏa lớn, được nhiều người biết tới).
9. PR là hoạt động giới truyền thông nói về các doanh nghiệp, nên sẽ có được nhiều cảm tình của công
chúng, tin tưởng vào thông tin được cung cấp.
10. Hình thức chuyển tải thông tin của PR nghiêm túc và chuẩn mực hơn.
11. PR có thể sử dụng cho tất cả các tổ chức và cá nhân.
12. PR khắc phục trở ngại của quảng cáo do hạn chế vùng phát sóng.
13. PR truyền thông những nội dung không được quảng cáo.

so sánh bán hàng và Mar

You might also like