Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 3/84:

Thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ luôn có một nét đẹp gì đó khiến con người ta
xao xuyến, bùi ngùi. Chính nhà thơ Hữu Thỉnh cùng tâm hồn tinh tế và tình cảm thiết tha đã viết nên một bài
thơ” Sang Thu” về khoảnh khắc giao mùa ấy. Bài thơ đã thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước
những biến đổi của thiên nhiên ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, được thể hiện một cách độc đáo ở 2 khổ
thơ cuối.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Vẫn còn bao nhiêu nắng


Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông viết nhiều, viết rất hay
về con người, về mùa thu. Những vần thơ của ông mộc mạc, bình dị mà gợi bao cảm xúc bâng khuâng, lưu
luyến. Bài thơ “Sang Thu” ra đời gần cuối năm 1977, thời điểm quốc gia mới giải phóng được 2 năm, trong
một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè. Xuất bản đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó xuất hiện trong tập
thơ Từ chiến hào đến thành phố. Sang thu không chỉ mở ra bức tranh tuyệt đẹp của đất trời trong khoảnh
khắc chuyển giao từ hạ sang thu mà còn chứa đựng những suy ngẫm sâu sắc về con người, cuộc đời của
nhà thơ.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã’’

Nếu như ở khổ thơ đầu, chúng ta được gặp gỡ những dấu hiệu, biểu hiện đầu tiên của mùa thu sang thì
đến khổ thơ thứ hai ta đã cảm nhận được sự biến chuyển trong không gian cũng như vẻ đẹp của đất trời
khi sang thu. Với nghệ thuật nhân hóa tài tình tác giả đã dựng lên linh hồn cho cảnh vật. Dòng sông như
được dịp, được thời, lắng lại trầm xuống, lững lờ chảy. Vào mùa thu dòng sông trở nên êm đềm, nhẹ
nhàng, sâu lắng không mạnh mẽ, cuồn cuộn như mùa hạ. Tiết trời sang thu đã khiến cho dòng sông sống
chậm lại, nhẹ nhàng, nó đang chậm chạp chảy trong không gian tuyệt đẹp của mùa thu. Dường như dòng
sông cũng không muốn chia tay mùa hạ, ngập ngừng níu kéo. Sông cũng giống như tâm trạng của con
người đang sống chậm lại suy nghĩ chiêm nghiệm về cuộc đời. Trái ngược với sự yên ả của dòng sông
những chú chim "vội vã" đầy lo lắng trước khoảnh khắc giao mùa. Chim là động vật có sự nhạy cảm về thời
tiết trước những cơn bão hoặc khi giao mùa chúng đều cảm nhận được rất rõ. Thu sang đàn chim đã bắt
đầu cảm nhận được chút se lạnh của tiết trời. Tác giả tinh tế khi sử dụng từ "bắt đầu" bởi mùa thu mới
ngập ngừng bước tới vẫn còn đủ thời gian cho những cánh chim làm tổ, tha mồi chuẩn bị cho một mùa
đông lạnh kéo dài. Sự vội vã của chim đối lập với dòng chảy lững lờ trôi của sông tạo sự tương phản đặc
sắc. Hữu Thỉnh đã vẽ lên bức tranh thu đầy sinh động, nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng không kém phần hối hả
tấp nập.

Có đám mây mùa hạ


Vắt nửa mình sang thu

Lại một sự vật được Hữu Thỉnh nhân hóa diễn tả sự vận động của thời gian. Không gian trở nên rộng mở
hơn, bao la hơn. Đám mây bé nhỏ như trải dài hơn, trôi lững lờ trên bầu trời xanh ngắt. Nó vẫn còn vương
vấn ánh nắng ấm áp của mùa hạ nên mới chỉ vắt nửa mình sang thu. Với những hình ảnh tiêu biểu cùng
biện pháp nghệ thuật nhân hóa tất cả góp phần tạo nên một thời khắc giao mùa đầy chất thơ, tinh tế và
nhạy cảm, độc đáo nhưng bâng khuâng trong không gian êm dịu của mùa thu. những sự vật nhân hóa
khiến cho bức tranh thu hữu tình của Hữu Thỉnh trở nên thi vị hơn, qua đó ta thấy được một tâm hồn nhạy
cảm yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng bay bổng độc đáo của nhà thơ. Thể thơ năm chữ giàu
nhịp điệu kết hợp với những hình ảnh nhân hóa đặc sắc Hữu Thỉnh đã mang đến cho thơ ca Việt Nam một
mùa thu thật đẹp, mộc mạc giản dị. Đọc đoạn thơ ta cảm nhận được cảnh vật như có hồn. Sang Thu là một
tiếng lòng trang trải gửi gắm bao tình yêu với mùa thu của quê, hương đất nước một tiếng thu lồng hậu
thiết tha.

“Vẫn còn bao nhiêu nắng


Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn
mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng
sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên
tưởng thú vị. Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn
là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người
như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng
tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của
hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi
đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi
trẻ, để mở ra một mùa mới, một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn. Ở tuổi "sang thu",
con người không còn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

Bài thơ ngắn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi
cảm. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy.

Cùng viết chủ đề về thiên nhiên đất trời, về thời khắc chuyển giao giữa các mùa trong năm ta lại nhớ đến
những vần thơ trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, đặc biệt đươc thể hiện ở khổ thơ đầu:

“Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Nhà thơ xứ Huế Thanh Hải được biết đến là người có giọng thơ bình dị nhẹ nhàng, có tình yêu cuộc sống
tha thiết. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời vào tháng 11-1980 vào lúc lâm bệnh nặng nhưng ông không
quên thể hiện tình yêu đó vào trong thơ ca. Ở khổ thơ đầu Thanh Hải đã dẫn dắt chúng ta vào với vẻ đẹp
của thiên nhiên, làm cho chúng ta đắm mình vào những cảnh sắc tươi mới mùa xuân mang lại. Sau những
ngày đông lạnh giá, mùa xuân đến với sự ấm áp và sự tươi mới của tạo hóa. Các cảnh sắc quen thuộc của
thiên nhiên - dòng sông xanh, bông hoa tím, và tiếng chim chiền chiện - đã trở lại và hiện diện trên khắp
nơi, trên đất trời, hoa lá, và chim muông. Tiếng hót của chim trên cao cũng như tiếng mưa xuân phấp phới
trong không gian, tạo ra những giọt mật của mùa xuân rơi xuống đất. “Tôi đưa tay tôi hứng” dường như đó
là khoảnh khắc bồi hồi, xúc động mà tác giả đã đưa tay nhẹ nhàng”hứng” từng giọt mật của mùa xuân một
cách nâng niu,trân trọng . Hai bài thơ tuy được viết trong hai hoàn cảnh khác nhau, về hai mùa khác nhau
nhưng đều khắc hoạ hình ảnh của thiên nhiên cùng tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết, niềm cảm
hứng dạt dào với cảnh sắc quê hương. Nếu như Thanh Hải cho ta cảm nhận một mùa xuân êm đềm, rộn rã
của con người trong thời kì xây dựng đất nước thì Hữu Thỉnh lại mang đến cảm nhận về một mùa thu yên
bình, dân dã, quen thuộc. Dẫu hai ngòi bút nghệ thuật khắc họa hai đường nét đặc sắc khác nhau nhưng
đâu đó ta vẫn thấy ngân vang lên yêu thiên nhiên nồng nàn say đắm, tầm hồn thi sĩ luôn lạc quan và say
sưa trong niềm cảm hứng bất tận với cảnh sắc quê hương. Điều đó phần nào đã được gợi tả thật thành
công qua hai khổ thơ hấp dẫn ở trên.

Mỗi nhà thơ có cảm nhận riêng về cảnh sắc thiên nhiên, những chiêm nghiệm, những suy nghĩ về
cuộc đời, về con người, tình người trong cuộc sống nhưng thật cảm động và kính phục biết bao
khi đọc những vần thơ đầy xúc động với hình ảnh thiên nhiên gợi lên thật đẹp. Hai bài thơ để lại
trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ và vẫn sẽ tiếp tục trường tồn
cùng với những bước đi lên của đất nước,

You might also like