Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 83

LUẬT HÀNH CHÍNH

Chương I: HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH


LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
I. Quản lý nhà nước và hoạt động hành chính nhà nước – nội dung của
ngành luật Hành chính Việt Nam
1.Quản lí
Theo định nghịa của “điều khiển học”: quản lí là điều khiên, chỉ đạo lên 1 hệ
thống hay 1 trình dựa trên những quy luật, định luật hay những nguyên tắc tương
ứng để quá trình hay hệ thống ấy vận động theo ý muốn của người quản lí
2.Quản lí xh
- Kn: là một hình thưc của quản lí, là sự tác động giữa ng vs ng trên cơ sở tổ chức
và quyền uy nhằm thiết lâp trật tự xh trong qtrinh tồn tại và pt của cng.
- đặc trưng:
+ Tổ chức:
 nghĩa thứ nhất (danh từ) là tập hợp những cá nhân riêng lẻ đc gắn kết vs nhau
bởi những tiêu chí nhất định. tổ chức khác vs pháp nhân, pháp nhân là 1 tổ chức
nhưng ko phải tổ chức nào cũng là pháp nhân, pháp nhân là 1 tổ chức hoàn
chỉnh (có đầy đủ các đk theo quy định của BLDS). Ko cần là 1 pháp nhân mà
chỉ cần là tổ chức đã đủ để pháp sinh qhe quản lí  Tổ chức đóng vai trò là nơi
để thiết lập qhe quản lí xh
 nghĩa thứ hai (danh từ) là giai đoạn trung tâm chu trình quản lí hiện thực hóa kế
hoạch quản lí (Giai đoạn 1: kế hạch quản lí; Giai đoạn 2: tổ chức thực hiện kế
hoạch, Giai đoạn 3: tổng kết)
+ Quyền uy: là sự trói buộc, sự áp đặt về mặt ý chí của kẻ đối vs kẻ khác buộc kẻ
khác phải phục tùng, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề. Đc hình hành từ 2
yếu tố là quyền lực và uy tín:

 Quyền lực: là sự vật chât hóa của quyền uy đc thể hiện ra bên ngoài là khả năng
trân áp về mặt ý chí hành động đối vs ng khác, 1 ng có quyền lực là sẽ có quyền
uy. Con đường để có quyền lực là do ng khác trao cho
 Uy tín: ko có uy tín vấn có quyền uy nhưng uy ín sẽ củng cố quyền và duy trì
quyền uy và sẽ nhận đc sự phục tùng trọn vẹ
24/2/2022
3.Quản lí nhà nước
Được hiểu theo hai phạm vi: quản lý nhà nước theo nghĩa rộng và theo
nghĩa hẹp

* Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng:


- là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước đến các đối tg quản lí
thuộc quyền nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của NN.
- Quản lí nhà nước sẽ đc thực hiện thông qua nhà nước và sẽ đc nhìn thấy thông
qua BMNN. Quản lí nhà nước đc thực hiện thông qua chức năng của các cquan
NN

** Khi quản lí NN xuất hiện thì quản lí XH có còn ko? Và thay đổi ntn?
Quản lí NN xuất hiện cùng vs sự xuất hiện của NN tuy nhiên xét về thứ tự nhu cầu, quản lí NN
xuất hiện trước vì là nhu cầu tự nhiên, đòi hỏi một trật tự cao hơn quản lí XH, đó là trật tự của
NN, do đó hoạt động quản lí NN quyết định sự hình thành NN.
Khi quản lí NN xuất hiện thì quản lí xh vẫn còn vì nn ko thể quản lí hết bởi 3 lí do: NN ko đủ
khả năng, qhe XH luôn biến động, *có những hoạt động quản lí xh hiệu quả hơn, hay hơn quản lí
nn (NN ngày càng phát triển theo con đường thu hẹp lại: hình thái KT-XH)

+ Cquan quyền lực NN :


 Ở TƯ : quốc hội (lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn dề
qtrong của QG)
 Ở ĐP : HĐND các cấp (giám sát và quyết định các vấn dề qtrong của ĐP)
+ Chế đinh CTN : là NTQG, là ng đứng đầu NN, đại diện NN về đối nội đối
ngoại
+ Cquan HC NN : thực hiện chức năng HC NN (quản lí NN theo nghĩa hẹp)
 Ở TƯ : CP, các bộ và cquan ngang bộ
 Ở ĐP : UBND cấc cấp, các sở, các phòng
+ Cquan TAND : chức năng chung là xét xử
 Ở TƯ : TAND TC, CC
 Ở ĐP: TAND cấp tỉnh, huyện
+ Cquan VKSND: thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp
 Ở TƯ: VKSND TC, CC
 Ở ĐP: VKSND cấp tỉnh, huyện
+ Các thiết chế hiến định độc lập: HĐ bầu cử QG (thực hiện chức năng hd và
quản lí công tác bầu cử), kiểm toán NN (ktra và giám sát tài chính công, tài sản
công)
* Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp (hoạt động hành chính nhà nước): là 1
hình thức của quản lí NN. Là hoạt động của các chủ thể là các cquan HC NN
nhằm triển khai và thực hiện trên thực tế các vban của cquan NN cấp trên và
cquan quyền lực NN cùng cấp để chỉ đạo trực tiếp thg xuyên các lĩnh vực đời
sống XH.
- Chủ thể của quản lí HC NN: cquan HC NN là chủ đạo ngoài ra còn có những
cá nhân tổ chức đc trao quyền và những cquan NN khác khi quản lí HC nội bộ

- Nội dung hoạt động HC: nhằm triển khai PL của cquan NN cấp trên (theo
chiều dọc) và vban của cquan quyền lực cùng cấp (theo chiều ngang) để đưa các
vban này áp dụng vào thực tế (cquan HC ở ĐP đc tổ chức theo nguyên tắc “Song
trùng trực thuộc”)
P/s: nói đến TPHCM thì ko có tổ chức HĐND cấp quận và cấp phường vì đang
thí điểm nên chủ yếu trực thuộc chiều dọc và chịu sự giám sát trực tiếp của
HĐND thành phố

1/3/2022
- Các đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước:
+ Là họat động vừa mang tính chấp hành vừa mang tính điều hành (bản chất):
nói lên đc nội dung và tính chất của hoạt động HC NN nên ta còn dùng từ chấp
hành, điều hành thay cho từ hoạt động HC NN. Chính đặc trưng này quyết định
các đặc trưng còn lại, bởi vì nếu như ko có chấp hành điều hành thì ngta đã ko
đặt vấn về chủ động sáng tạo cao, ko có nhu cầu bảo đảm về mặt nhân lực và cơ
sở vật chất
+ Là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo cao
**Vì sao phải chủ động, sáng tạo cao? Để đưa PL(quy định đứng yên-trên giấy
tờ…) vào cs vốn luôn thay đổi ko ngừng, chủ thể quản lí phải chủ động sáng tạo
sao cho hình thành đc 1 cơ chế hiệu quả nhất để PL phát huy hiệu giá trị điều
chỉnh trên thực tế
**Sự chủ động, sáng tạo đó được thể hiện như thế nào?
 Chủ thể quản lí HC đc đưa ra các quy luật đặc thù áp dụng cho các đôi tg đặc
thù (khi nhìn thấy các đối tg nổi trội, nên có 1 cơ chế riêng đê hoạt động hiệu
quả hơn thì chủ thể quản lí HC sẽ đưa ra quy luật đặc thù. Vd: 63 tỉnh thành mà
chỉ có 5 tp trực thuộc TƯ và xét về mặt tính chất đây là những đô thị phát triển,
v thì 5 tp này cần có cơ chế riêng nên CP ban hành các NĐ riêng)  tránh
trường hợp cào bằng
 Chủ thể quản lí có quyền lựa chọn 1 trong nhiều giải pháp đc PL quy định sao
cho áp dụng phù hợp vs đối tượng (ở đây chủ thể sẽ ko đưa ra các phương án đb
như là trường hợp 1, mà là chọn, do đó việc lựa chọn phương án cũng đc xem là
sự chủ động sáng tạo khi PL tạo ra nhiều phương án (“khung”). Vd: nếu QH chỉ
đưa ra 1 phương án thì vô tình tạo nên sự áp đặt chứ ko phải gọi là “khung”.)
 Chính phủ đc ban hành NĐ ko nhằm quy định chi tiết bất kì vban luật hay pháp
lệnh nào, mà nhằm điều chỉnh cac qhe xh đã phát sinh nhưng chưa đc luật hay
pháp lệnh điều chỉnh. (CP là chủ thể chịu trách nhiệm về quản lí HC NN theo
một hệ thống tư TƯ xuống ĐP, là chủ thể nhiều quyền năng nhất nên CP đc ban
hành NĐ. NĐ của CP đc chia làm hai loại: loại 1 là NĐ của CP nhằm quy định
chi tiết vấn đề nào đó, nó đóng vai trò là 1 vban hậu bối chứ ko phải tiền đề, đa
số CP sẽ ban hành loại NĐ số 1 này. Vd: QH trong luật quy định CP sẽ quy định
chi tiết điều này thì lúc đó CP mới ban hành NĐ chứ ko phải là chủ động làm,
QH ko giao thì ko làm. Loại thứ 2 là lúc đó chưa có luật hay pháp lệnh điều
chỉnh và chỉ sd trong 1 khoảng time nhất định thôi khi mà có luật r thì nó sẽ mất
hiệu lực, là quyền năng của CP đc QH giao cho, đc gọi là “NĐ tiên phát” hay là
“NĐ ko đầu”, lúc này CP đc xem là cquan lập pháp ủy quyền của QH. Mở
rộng: hiện nay nước ta có 2 cquan lập pháp ủy quyền của QH là UBTVQH và
CP)
+ Là hoạt động được đảm bảo về mặt nhân lực và cơ sở vật chất:
 Để quản lí điều hành các lĩnh vực đời sống xh chủ thể quản lí phải đc trang bị về
cng và cơ sở vật chất, đc chủ động sd nguồn lực trong những trường hợp cần
thiết
 Quản lí HC là hoạt động tổ chức trực tiếp có tính chuyên môn về ngành lĩnh vực
cho nên ko thể thiếu lực lg dân sự có chuyên môn cao và trang thiết bị cơ sở vật
chất
Vd: để phòng chống Covd, chủ thể quản lí HC NN như UBND TPHCM thì cần
nhân lực (y bác sĩ), cơ sở vật chất (đầu tư trang bị máy thở, bệnh viện dã chiến,
thuôc men, vacxin…)

 Những đặc trưng của hoạt động NN làm nên những sự khác biệt đặc sắc của
quản lí HC NN so vs quản lí NN khác, chẳng hạn QH và hệ thống tư pháp ko có
đặc trưng chấp hành điều hành chủ động sáng tạo cao hay đc đảm bảo về nhân
lực, cơ sở vật chất (vd: QH cquan hoạt động theo kì họp, TA là cqua xét xử độc
lập và tuân theo PL; có nhân lực, cơ sở vật chất ổn định)

II/ NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM


1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
- Khái niệm: là những qhe xh phát sinh trong hoạt động HC NN đc QPPL HC tác
động tới
Việc phân chia các nhóm đối tg điều chỉnh của luật HC là hoạt động mang tính
khoa học để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu nên việc chia nhóm chỉ mang
tính tương đối, có thể chia nhều nhóm… tùy vào nhu cầu nghiên cứu miễn rằng
ko bỏ xót các qhe xh thuộc đối tg điều chỉnh của luật HC. Cụ thể theo GT:
+ nhóm I: Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành và điều hành trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội đây là nhóm đối tg điều chỉnh cban và qtrong
nhất của luật HC vì qhe xh thuộc nhóm 1 là qhe xh trụ cột tạo nên ngành luật
HC (nếu như ko có qhe xh thuộc nhóm 1 này thì sẽ ko có nhu cầu phát sinh một
ngành luật HC, vì để điều chỉnh những qhe xh này nên mới xuất hiện các QPPL
về luật HC. Do đó, nếu như trong 4 nhóm mà chúng ta bỏ mất đi nhóm 1 thì tức
là chúng ta đã bỏ luôn ngành luật HC vì 3 nhóm còn lại chỉ mang tính phụ thêm
ko đủ để truyền tải hết bản chất của qhe HC NN. Nghĩa là chúng ta bỏ 3 nhóm
kia thì đc còn nhóm 1 thì ko)
Trong nhóm này có 9 nhóm nhỏ:
+ Một: quan hệ quản lý giữa cquan hành chính NN cấp trên với cquan
hành chính NN cấp dưới theo hệ thống dọc.

**Tuy nhiên qhe HC thuộc nhóm này sẽ đc phát sinh theo từng cấp, nhưng trong
trường khẩn cấp vì lí do an ninh QP có thể xảy ra qhe vượt cấp (vd: CP chỉ đạo
xuống UBND cấp huyện)

+ Hai: quan hệ quản lý giữa cquan hành chính NN có thẩm quyền chung
với cquan hành chính NN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
+ Ba: quan hệ quản lý giữa cquan hành chính NN có thẩm quyền
chuyên môn cấp trên với cquan hành chính NN có thẩm quyền chung cấp dưới.

Vd: sở tư pháp hướng dẫn chuyên môn cho UBND cấp huyện về ban hành vban
thì UBND cấp huyện phải chấp hành. Tuy nhiên, cquan chuyên môn cấp huyện
chỉ đc quản lí và điều hành trong lĩnh vực chuyên môn của mình

+ Bốn: quan hệ quản lý giữa các cquan hành chính NN có thẩm quyền
chuyên môn cùng cấp.

Vd: bộ tư pháp ra quyết định tổng ktra vban của các bộ khác. Như v, các bộ đều
là các cquan ngang nhau nhưng nếu vấn đề đó thuộc lĩnh vực chuyên môn của
ai thì ng đó sẽ đc quản lí và đc quyền quyết định
+ Năm: qhe quản lý giữa các cquan hành chính NN với các đơn vị cơ sở trực
thuộc.
Vd: Bộ GD - ĐT với Trường Đại học Luật TPHCM
+ Sáu: qhe quản lý giữa các cquan hành chính NN ở địa phương với các đơn vị
cơ sở trực thuộc TW đóng tại địa phương.
Vd: Trường ĐH Luật với UBND tp HCM.
+ Bảy: qhe quản lý giữa các cquan hành chính NN với các tổ chức CT, CT - XH.
Vd: UBNDTP.HCM với Thành Đoàn TPHCM

Các tổ chức CT, CT-XH chịu sự điều chỉnh của 2 loại quy phạm
Loại 1: Là các quy chế điều lệ do các tổ chức CT, CT-XH ban hành, các quy chế
này chỉ điều chỉnh bên trong các vấn đề nội bộ của tổ chức CT, CT-XH.
Loại 2: quy phạm luật HC. PL HC điều chỉnh qtrinh hình thành hoạt động giải
thể của tổ chức CT-XH

+ Tám: qhe quản lý giữa các cquan hành chính NN với các tổ chức kinh tế
ngoài quốc doanh.
Vd: Quan hệ giữa Sở KHĐT với doanh nghiệp
 NN thiết lập về qhe HC KT chỉ ở phạm vi lớn mang tính chất vĩ mô thông qua
các đòn bẩy kt, chính sách về kt, ko can thiệp sâu vào hoạt động kt của các
doanh nghiệp.
 Quản lí NN về KT phát sinh trong những trương hợp sau: khi đăng kí thành lập
doanh nghiệp, thay đổi chức năng, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, khi
doanh nghiệ vi phạm PL hành chính, khi doanh nghiệp khiếu nại tố cáo, khi giải
thể, khi bị trưng mua trưng dụng tài sản …

+ Chín: qhe quản lý giữa các cquan hành chính NN với công dân, người nước
ngoài, người không có quốc tịch.
 Giữa cquan HC NN vs công dân VN: trong những cột mốc qtrong liên quan
đến nhân thân và tài sản (thay đổi họ tên, kết hôn, xin con nuôi, sang nhượng bất
động sản…)
 Giữa cquan HC NN vs ng ngước ngoài và ng ko quốc tịch: quản lí HC NN đc
thực hiện theo quy định chung vs ng nc ngoài và ng ko quốc tịch trừ trường hợp
điều ước qte mà VN kí kết hoặc tham gia có quy định khác
3/3/2022

- Nhóm II: những QHXH phát sinh trong quá trình các CQNN, các cơ quan phục
vụ của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội thực hiện hoạt động quản lý hành
chính nội bộ
+ quản lí HC nội bộ là hoạt động thường trực thuộc về mọi cquan NN, mọi tổ
chức nhằm ổn định tình hình nội bộ bên trong cơ quan tổ chức bao gồm những
hoạt động chủ yếu liên quan đến tổ chức nhân sự như: bầu, bổ nhiệm, tuyển
dụng, khen thưởng kỉ luật, phân công, điều đồng luân chuyển,…

** điểm khác biệt giữa nhóm II vs nhóm I:


 Chủ thể nhóm II đa dạng hơn nhóm I bao gồm mọi cquan NN và các tổ chức
phục vụ (văn phòng Đảng ủy, văn phòng MTTQ VN) của các tổ chức CT, CT-
XH
 Quản lí HC thuộc nhóm 2 sẽ có tính hướng nội (đc thực hiện bên trong 1 cquan
tổ chức) trừ trường hợp nội bộ trong hệ thống ngành TA, KS.

- Nhóm III: Nhóm các QHXH phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước
được trao quyền thực hiện hoạt động hành chính nhà nước, như: Kiểm toán NN,
các cơ quan phục vụ của QH, Chủ tịch nước…
+ Chủ thể thực hiện quản lí HC ở nhóm 3 là các cquan NN đc trao quyền (ko
bao gồm cquan HC NN vì nếu bao gồm thì sẽ thuộc nhóm I) (đặc điểm này
giống nhóm II khi chủ thể đa dạng)
+ qhe HC ở nhóm 3 đc hướng ra bên ngoài (giống nhóm I)

- Nhóm IV: những QHXH phát sinh trong quá trình các cá nhân, tổ chức được
NN trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số
trường hợp cụ thể theo quy định của PL.
(nhóm III và nhóm IV giống nhau ở chỗ là nhóm trao quyền)

+ quản lí HC NN rất rộng, đa dạng, diễn ra ko ngừng nên nhu cầu quản lí là
thường xuyên, tuy nhiên vì 2 lí do sau mà chúng ta trao quyền cho một số chủ
thể đc diễn ra:
 Lí do 1: cquan HC NN ko hiện diện kịp thời, kịp lúc để tiến hành quản lí HC nên
trao quyền cho một số chủ thể nhằm bảo đảm hiệu quả của quản lí HC
 Lí do 2: các chủ thể đc trao quyền sẽ thực hiện tốt hơn các chức năng chủ yếu
của mình

Vd1: kiểm toán NN sắp tới đc trao quyền xử phạt VP HC thì một phần sẽ đỡ đần
cho cquan NN trong việc ktra giám sát tài chính công và một phần cquan kiểm
toán NN sẽ đc hỗ trợ rất lớn.
Vd2: ng điều khiển phương tiện máy bay, tàu biển khi máy bay đã rời khỏi sân
bay, bến cản có quyền tạm giữ ng VP HC trên máy bay, tàu biển  tạm giữ ng
là hoạt động HC NN chỉ có NN mới đc làm. Tuy nhiên, trong tình huống này
NN xuất hiện ko kịp thời nên trao quyền cho ng điều khiển máy bay, tàu biển
nhằm đảm bảo tính kịp thời đồng thời tăng uy tín, tăng điều hành, tiếng nói của
cơ trưởng, thuyền trưởng.
2. Phương pháp điều chỉnh
- Khái niệm: Là cách thức, phg thức mà NN sử dụng tác động đến các qhe XH
thuộc đối tg điều chỉnh của luật HC nhằm bảo đảm cho các qhe XH này phát
triển đúng định hướng
 2 yếu tố cban quyết định phg pháp điều chỉnh của ngành luật HC: đối tg điều
chỉnh và pp điều chỉnh. Mục đích điều chỉnh: hướng đến bảo đảm trật tự quản lí
trong ngành lĩnh vực

- Nội dung phương pháp:

* Luật Hành chính sử dụng chủ yếu phương pháp "quyền lực - phục tùng"
("quyền uy", "mệnh lệnh")
+ Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính: Xác nhận sự bất
bình đẵng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính.
+ Thể hiện của sự bất bình đẵng trong quan hệ quản lý hành chính (3 thể hiện):
 chủ thể quản lí đc ra mệnh lệnh mang tính đơn phg và bắt buộc thi hành đối vs
bên kia khi cần có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
 đối tg quản lí có quyền đưa ra các đề nghị, kiến nghị và chủ thể quản lí có quyền
xem xét chấp nhận hoặc ko (dù họ có chấp nhận hay ko thì cũng sẽ đưa về đối tg
quản lí và trở thành mệnh lệnh)
 hai bên có quyền và vị thế ngang nhau nhưng bên này muốn quyết định vấn đề
gì phải có sự đồng ý của bên kia
* Phương pháp thỏa thuận trong Luật Hành chính
+ Cơ sở áp dụng phương pháp: trong luật HC hiện đại nhằm tăng tính phục vụ
của NN và giảm bớt tính quyền uy trong quản lí HC, chủ thể quản lí đc sd pp
thỏa thuận trong những trường hợp thấy cần thiết

+ Vị trí, vai trò, ý nghĩa của phương pháp: Trong phương pháp thỏa thuận chỉ
được sử dụng như một phương pháp bổ trợ và được áp dụng trong những trường
hợp nhất định khi chủ thể quản lí thấy cần thiết

**Pp thỏa thuận phải áp dụng kèm vs pp quyền uy, ko đc áp dụng độc lập
**Sự xuất hiện của pp này ko là thay đổi bản chất của pp quyền uy mà giúp cho
pp quyền uy đc áp dụng một cách mềm dẻo linh hoạt

Từ đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, có thể nêu khái niệm về
ngành Luật Hành chính Việt Nam như sau:
=> Khái niệm Luật hành chính Việt Nam: Là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước trên cơ sở
sử dụng phương pháp điều chỉnh chủ đạo là quyền uy – phục tùng
3. Luật Hành chính và các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt
Nam (xem GT)
Chương II: QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH; NGUỒN CỦA
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
I. Quy phạm pháp luật hành chính
1.Khái niệm, đặc điểm QPPLHC
1.1 khái niệm: - Quy phạm pháp luật hành chính là các quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính.
1.2.1. Các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật:
- Là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung;
Tư duy, dự định… ko đc tính là các quy tắc xử sử mà hành vi dưới dạng hành
động hoặc ko hành động thì mới đc xem là các quy tắc xử sử.
tính bắt buộc chung ở đây ko phải là cào bằng mà là với những đối tg giống
nhau thì mới có quy định bắt buộc chung. Vd: luật cán bộ công chức thì chỉ dành
cho cán bộ công chức
- Có hiệu lực nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống;
Có một số QP ko đc áp dụng nhiều lần và thậm chí ít xuất hiện trong cs nguyên
nhân là do NN có tính dự liệu trước có thể sẽ xảy ra. Vd:khi có Covid thì các
nước đều công bố tình trạng khẩn cấp nhưng riêng VN thì ko. Nguyên nhân đầu
tiên là do PL, tình trạng khẩn cấp ở nước ta đc tồn tại thành pháp lệnh chứ ko đc
xem là luật và đã đc quy định từ rất lâu r. Do đó khi xuất hiện Covid thì pháp
lệnh tình trạng khẩn cấp trở nên lạc hậu, tư duy của mấy chục năm r nên nó ko
còn phù hợp nữa, thứ hai là do tình trạng khẩn cấp chỉ quy định chung chung
trong khi Covid lại khắc nghiệt nằm ngoài dự liệu, thứ ba là do các nước khi
thường xuyên đối mặt với khó khăn như dịch Ebola… nên CP và ng dân đã quen
với tình trạng khẩn cấp, trong khi đối vs VN thì Covid lại mới mẻ.
- Được thể hiện trong các VBQPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo trình tự luật định và đươc bảo đảm thực hiện. (thẩm quyền ban hành
và trình tự ban hành đc quy định trong luật ban hành vban QPPL)
1.2.2. Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính
- QPPL HC được phân công điều chỉnh quan hệ quản lý hành chính nhà nước;
- QPPL HC mang tính mệnh lệnh đặc trưng được thể hiện ở ba mức độ: Cho
phép/ bắt buộc/ cấm đoán (tính mệnh lệnh ko phải lúc nào cũng cao trào. ở đây
tính mệnh lệnh sẽ thấp đi chứ ko phải là mất đi. Tính mệnh lệnh thấp nhất là cho
phép và cao nhất là cấm đoán)
- QPPL HC có số lượng lớn, ổn định không cao và chủ yếu là quy phạm dưới
luật.(luật ở đây ko chỉ là vban do QH hay do cquan quyền lực NN ban hành mà
là chỉ những vban QPPL nói chung do chủ thể quản lí HC NN triển khai thi
hành)
 Hoạt động HC NN là hoạt động tổ chức và thi hành PL cho nên QPPL HC chủ
yếu là QP dưới luật
 Do xh biến đổi ko ngừng nên PL cũng phải biến đổi để phù hợp do đó ko có tính
ổn đinh cao
vd1: QH ban hành luật xử lý VP HC sau đó CP ban hành NĐ quy định chi tiết
luật xử lý VP HC
vd2: UBND TPHCM ban hành quyết định về hỗ trợ phòng chống dịch COVID
19  UBND các quận huyện trên địa bàn TPHCM ban hành quyết định triển
khai quyết định của UBND TP.

8/3/2022
2. Phân loại
2.1. Ý nghĩa phân loại:
Đánh giá các loại QPPLHC theo nhu cầu nhằm phục vụ công tác xây dựng,
phát triển ngành luật HC VN
2.2. Các căn cứ phân loại:
a. Căn cứ vào tính chất và nhiệm vụ của QPPL HC, chia thành 2 loại:
- QPPL HC nội dung (QP nền tảng): là những QP đưa ra các quyền và nghĩa vụ
- QPPL HC thủ tục: là QP đưa ra cách thức để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đc
nêu trong QP nội dung
(là cách phân loại có tính khoa học nhất)
b. Căn cứ vào chủ thể ban hành: quy định trong luật ban hành vban QPPL
- Mỗi loại QPPL HC tương ứng với chủ thể được ban hành QPPL HC theo quy
định chung.
- Các loại vban QP HC chủ đạo: QPPLHC do cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất ban hành; do Chính phủ ban hành; do bộ trưởng ban hành; do CTN ban
hành; do UBND các cấp ban hành...

3. Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính: là các bộ phận có mối liên hệ chặt
chẽ tạo thành 1 QPPL HC thống nhất
3.1. Về nội dung: mỗi QPPLHC luôn có đầy đủ ba bộ phận, gồm:
+ Giả định: đưa ra các thông tin mang tính dự liệu
+ Quy định: đưa ra cách xử sự bắt buộc
+ Chế tài: đưa ra hậu quả pháp lý

3.2. Về hình thức thể hiện của QPPLHC


Một QPPLHC có thể khuyết quy định hoặc chế tài khi vận dụng các kỹ thuật tổ
chức, phân định văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật thành văn
(vd: luât giao thông đg bộ quy định, giả định nhưng ko có chế tài mà chế tài nó
nằm ở luật xử lý VP HC vì chế tài ở mỗi luật đều gọi chung là xử lý vi phạm HC
nên thay vì quy định riêng từng luật thì đưa về cùng một văn bản, cách này gọi
là phân luồng vban nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong hoạt đông ban hành
vban VPPL HC giúp nâng cao kĩ thuật lâp pháp, tránh ban hành dàn trải và trùng
lập)
=> Phần bị khuyết của một QPPLHC có thể được quy định tại một điều luật khác,
một chế định khác, một VBPL khác hoặc một ngành luật khác.

4. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính


- Được xác định theo hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hành chính chứa
nó nhưng không đồng nhất (vd1: các QPPL trong cùng một vban có hiệu lực vào
ngày 1/7//2023 thì đến thời điểm đó toàn bộ QPPL trong vban đó đều có hiệu lực
nhưng nếu nó ghi trừ những QPPL sau đây sẽ có hiệu lực ngày khác; vd2: có
một số QPPL đc sửa đổi bổ sung nên sẽ có hiệu lực vào ngày khác)
- Là giá trị thi hành của quy phạm pháp luật HC về thời gian, không gian và đối
tượng.
4.1. Hiệu lực theo thời gian:
Là thời điểm bắt đầu, tạm ngưng và chấm dứt hiệu lực của quy phạm
pháp luật hành chính.
- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của QPPLHC:
+ Được quy định trong chính văn bản chứa nó nhưng không được sớm hơn 45
ngày (TW)/ 10 ngày (cấp tỉnh)/ 7 ngày (cấp huyện và cấp xã) kể từ ngày ký ban
hành/ thông qua
+ Hiệu lực QPPLHC trong trường hợp khẩn cấp: trường hợp khẩn cấp, QPPLHC
co thể được ban hành theo thủ tục rút gọn => Có hiệu lực từ ngày ký/ thông qua

- Ngưng hiệu lực QPPLHC: (giải pháp tạm thời)


QPPL HC sẽ bị ngưng hiệu lực khi bị đình chỉ thi hành và sẽ tiếp tục có hiệu lực
lại nếu tiếp tục được thực hiện hoặc chấm dứt sau đó nếu bị bãi bỏ.
- Chấm dứt hiệu lực của QPPLHC:
Về pháp lý: QPPL HC chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
 TH1: Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản (tự bỏ)
 TH2: Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật
mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; (cquan có thẩm quyền
cấp trên sẽ bỏ) (vd: HĐND bãi bỏ vban của UBND cùng cấp; CT UBND cấp
trên hoặc thu tướng CP bãi bỏ vban của UBND cấp dưới.)
 TH3: Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 TH4: Quy phạm mà nó quy định chi tiết chấm dứt hiệu lực (vd: CP ban hành
NĐ quy định chi tiết luật và khi luật chấm dứt hiệu lực thì NĐ cũng chấm dứt
theo)
(*)Hiệu lực hồi tố của QPPLHC (phổ biến trong hình sự)
+ Chỉ áp dụng cho QPPLHC do cơ quan có thẩm quyền ở TƯ ban hành;
+ Tuân thủ nguyên tắc hiệu lực hồi tố: ko áp dụng hiệu lực hồi tố nếu gây bất lợi
cho chủ thể (quy định trách nhiệm mới hoặc trach nhiệm năng)

4.2. Hiệu lực theo không gian của QPLHC:


Là giá trị thi hành của QPPLHC tính theo lãnh thổ, địa giới hành chính. Được
chia thành hai nhóm:
- Quy phạm hành chính có hiệu lực trên phạm vi cả nước: do cơ quan NN có
thẩm quyền ở TW ban hành (nếu như trong vban ko nói j)
- Quy phạm có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương, trong phạm vi lãnh thổ
nhất định:
+ Do chính quyền địa phương ban hành
+ Do chính quyền TW ban hành có giới hạn phạm vi lãnh thổ có hiệu lực

4.3. Hiệu lực theo đối tượng


Là giá trị thi hành của QPPLHC đối với cá nhân, tổ chức. Gồm hai loại:
- Quy phạm chung: có hiệu lực đối với mọi công dân, tổ chức (như quy phạm
về phòng cháy, chữa cháy, các quy tắc về trật tự công cộng, an toàn giao
thông…)
- Quy phạm riêng: có hiệu lực đối với từng nhóm đối tượng nhất định (như luật
cán bộ công chức có hiệu lực đối vs cán bộ công chức…)

**Note: Hiệu lực về đối tg có thể gắn liền vs hiệu lực về ko gian nhưng ko
đồng nhất (vd: quy định về đại sứ quán thì chỉ có hiệu lực đối vs đại sứ quán
nhưng ko có hiệu lực ko gian trên nước bạn)
5. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính:
a/ Khái niệm: là việc đưa pháp luật hành chính vào thực tiễn cuộc sống bằng
những hình thức khác nhau
b/ Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính: 2 hình thức
- Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính:
+ Khái niệm: Là việc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức xử sự đúng với yêu cầu của
quy phạm pháp luật hành chính.
+ Các thể hiện của việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính:
 Không đuợc làm những gì pháp luật hành chính cấm (ko hành động)
 Thực hiện những gì pháp luật hành chính buộc phải thực hiện (hành động)
 Sử dụng đúng quy phạm pháp luật hành chính. (hành động hoặc ko)
=> Hệ quả của việc không chấp hành QPPPLHC ở mỗi hình thức chấp hành
khác nhau là khác nhau
*ở hình thức số 1 và 2 là dạng chấp hành tuyệt đối nên hệ quả nếu ko chấp hành
là bị chế tài, hình thức số 3 thì nếu ko sd ko đúng thì sẽ ko bị chế tài nhưng
quyền đó sẽ ko đc phát sinh và bảo đảm (vd: Đăng kí kết hôn)
- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
+ Khái niệm: Là việc những chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật căn cứ
vào QPPLHC để giải quyết các vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt
động hành chính NN (chủ thể áp dụng phải là ng có thẩm quyền đc pl quy định
cụ thể)
+ Các hình thức áp dụng QPPLHC (Áp dụng là việc dựa vào, căn cứ vào một hoặc
nhiều QPPL HC để xử lý các vụ việc phát sinh). Căn cứ mục đích và tính chất
gồm hai hình thức: áp dụng tích cực và áp dụng nhằm xử lý hành chính.
 Áp dụng tích cực (phổ biến hơn): là hình thức áp dụng phổ biến nhất nhằm mục
đích tổ chức, điều hành (vd: ra quyết đinh bổ nhiệm khen thưởng, di dời dân
cư...)
 Áp dụng nhằm xử lý HC: đc thực hiện khi có vi phạm HC xảy ra

**Note: Áp dụng pl HC còn gọi là hoạt động ban hành quyết định HC cá biệt
(vd: anh A vi phạm thì lập biên bản anh A chứ ko xài cho anh B)

+ Các yêu cầu của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:
 Đúng với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật hành chính;
 Phải đúng thẩm quyền, đúng thủ tục; (nếu sai thì ko có hiệu lực)
 Phải nhanh chóng, công khai, đúng thời hạn pháp luật quy định; (công khai đảm
bảo tính minh bạch)
 Kết quả việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thể hiện bằng văn bản;
 Tuân thủ các nguyên tắc hiệu lực theo quy định pháp luật. (áp dụng nguyên tắc
hiệu lực nói chung của pl)

- Quan hệ giữa chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
+ Việc chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính;
+ Việc không chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành
chính;
+ Việc áp dụng cũng có thể dẫn đến chấp hành quy phạm pháp luật hành chính.

II. Nguồn của Luật hành chính Việt Nam


1. Khái niệm:
Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam là những hình thức có chứa đựng quy tắc
xử sự trong quản lý hành chính nhà nước.
2. Các loại nguồn:
+ Nguồn cơ bản, chủ đạo là: các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục luật định có chứa quy phạm pháp
luật hành chính.(chứa đc hiểu là có là đc chứ ko phải là có hết, vd: trong toàn bộ
vban đó chỉ có một QPPL HC thì vẫn đc xem là nguồn luật HC)
Vban do cquan quyền lực NN ban hành: GT trang 77
+ Nguồn khác: được xem là nguồn không phổ biến, chỉ áp dụng trong
một số trường hợp và phải được chỉ dẫn từ văn bản quy phạm pháp luật. (GT)

3. Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính (xem Giáo trình, trang 78 – 81)
10/3/2022
Chương III: QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC
I. Khái niệm – đặc điểm:
1. Định nghĩa:
Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quản lý hành chính
nhà nước được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh.
Qhe PL HC khác vs các QHXH khác ở hai chỗ: thứ nhất, qhe xh nảy sinh trở
thành qhe PL HC nó là qhe HC NN; thứ hai, được quy phạm pháp luật hành
chính điều chỉnh
2. Đặc điểm:
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHPLHC mang tính chấp hành và điều
hành;
2. Một bên chủ thể bắt buộc là chủ thể mang quyền lực nhà nước;
3. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do sáng kiến, yêu cầu, hành vi
của bất cứ bên nào mà sự đồng ý của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc.
4. Những tranh chấp phát sinh giữa các bên trong QHPLHC được giải quyết
theo thủ tục hành chính hoặc/ và thủ tục tố tụng hành chính: thứ nhất, theo
thủ tục hành chính tức là khiếu nại HC theo quy định của luật khiếu nại
hoặc Thứ hai, theo thủ tục tố tụng HC, Cá nhân, tổ chức khởi kiện vụ án ra
TAND

5. Trách nhiệm hành chính phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính là trách
nhiệm trước nhà nước.

II. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính


1. Căn cứ vào tính chất của mối liên hệ giũa các chủ thể
+ Quan hệ hành chính dọc: là qhe PL HC phát sinh giữa các bên có sư
trực thuôc về tổ chức. Vd: giữa UBND cấp trên và cấp dưới, giữa UBND tỉnh vs
các sở
+ Quan hệ hành chính ngang: phát snh giữa những bên ko trực thuộc trực
tiếp vào tổ chức. Vd: bộ - bộ; cquan NN vs tổ chức CT-XH…
2. Căn cứ tính chất của quyền và nghĩa vụ của các bên:
+ Quan hệ hành chính nội dung: phát sinh để triển khai quyền và nghĩa vụ
trong quy phạm nội dung
+ Quan hệ hành chính thủ tục: phát sinh trên cơ sở QP HC thủ tục, là hình
thức tồn tại của qhe hành chính nội dung
3. Cơ cấu (thành phần) của quan hệ pháp luật hành chính:
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật: là các bên tham gia qhe PL HC

*Để trở thành chủ thể QHPLHC cần có:


- Thứ nhất, Năng lực chủ thể hành chính (năng lực pháp luật hành chính;
năng lực hành vi hành chính).
+ Đối với năng lực PL HC của cá nhân phát sinh khi đc sinh ra và mất khi
chết; đối vs tổ chức thì năng lực PL HC phát sinh khi đc thành lập và mất khi tổ
chức đó giải thể/phá sản; đối vs cán bộ công chức phát sinh khi đc tuyển dụng/
bổ nhiệm/ bầu/ giao nhv nói chung và mất đi khi ko còn giữ vị trí đó nữa/ko còn
giao nhv.
+ năng lực hành vi HC của cá nhân phát sinh khi cá nhân từ đủ 9 tuổi (vd:
nhận nuôi, thay đổi họ tên cần có sự đồng ý) năng lực hành vi HC của tổ chức
phát sinh cùng lúc vs năng lực PL, năng lực hành vi HC của cán bộ, công chức
phát sinh cùng lúc vs năng lực PL
- Thứ hai, các chủ thể phải tham gia vào quan hệ PLHC cụ thể: Để trở
thành chủ thể của qhe PL HC, những cá nhân tổ chức có năng lực chủ thể phải
tham gia vào qhe PL HC (trạng thái động) có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ
qhe PL HC đó.

**Cần phân biệt chủ thể luật hành chính và chủ thể quan hệ pháp luật hành
chính: muốn trở thành chủ thể qhe PLHC thì phải là chủ thể của luật HC tham
gia vào qhe PLHC

b. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích mà chủ thể mong muốn
đat được.
Khách thể trong QHPLHC là trật tự quản lý NN trên các lĩnh vực, quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (lợi ích chung của công đồng)
Vd: bị xử phạt về giao thông thì mình ko đc lợi nhưng lợi ích ở đây dành cho
công đồng, bve trật tự NN
c. Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Lưu ý vs cán bộ công chức hoặc cquan NN
ns chung thì quyền và nghĩa vụ ko tách rời nhau và đc gọi chung là nhiệm vụ
quyền hạn
4. Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dưt quan hệ pháp luật hành chính
Có ba điều kiện hoặc ba căn cứ:
a) 1.Phải có Quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điểu chỉnh quan hệ đó:
đóng vai trò là cơ sở pháp lí để đưa một qhe xh thành một qhe pl
b) Năng lực chủ thể: là những cá nhân tổ chức có đầy đủ năng lực chủ thể HC
c) Sự kiện pháp lý hành chính: là những sự kiện xảy ra trên thực tế mà việc xuất
hiện của chúng sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt qhe pl HC. Sự kiện pháp lý
bao gồm hành vi và sự biến:
Hành vi (sự kiện ý chí)
Sự biến (sự kiện phi ý chí)

15/3/2022
Chương IV: CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ NN HC
I. Khái niệm – đặc điểm:
1. Khái niệm:
Là nhưng quan điểm, những tư tuơng chỉ đạo định hướng cho hoạt động quản lí
HC NN
2. Đặc điểm
Nguyên tắc QLHCNN mang tính chính trị sâu sắc: vì đuơc tổng kết và đc ghi
nhận trc hết bởi tổ chức CT (ở VN thì là ĐCS)
Ntắc QLHCNN mang tính pháp lý và bắt buộc thi hành: Pháp lí vì đc thể chế
hóa thông qua các quy định pl, nên có tính bắt buộc thi hành
Ntắc QLHCNN mang tính khách quan: vì đc tổng kết từ quá trình phát triển của
thực tiễn CT-XH QG
Ntắc QLHCNN cũng mang tính chủ quan: vì đc tổng kết và ghi nhận bởi các chủ
thể quản lí (cùng một sự kiện giống nhau những đứng trên lập trường của những
ng khác nhau thì có sự nhận thức khac nhau, đa chiều)
Ntắc QLHCNN mang tính ổn định tương đối: so vs pl, ngtac có tính chất lâu dài
hơn bởi ngtac là sự tổng kết qtrinh phù hợp vs xu hướng NN nhưng sự ổn định
của nó ko phải là bất biến, có thể đến một lúc nào đó sẽ thay đổi theo nhu cầu
thực tiễn.
3. Hệ thống các nguyên tắc QLHC của NNCHXHCNVN
a. Các nguyên tắc chính trị - xã hội
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo QLHCNN:
+ Cơ sở pháp lý: Điều 4 HP 2013
+ Nội dung nguyên tắc: Đảng lãnh đạo hoạt động QLNN nói chung, trong đó
có QLHCNN. Đảng lãnh đạo QLHCNN qua hình thức và phương pháp lãnh đạo
của Đảng. (ko áp dụng hình thức đa Đảng bởi khi đa Đảng phải cho phép có sự
cạnh tranh, tranh cử, do đó việc ĐCS có thể ko lãnh đạo thì điều này ko phù hợp
vs đường lối của lenin)
+ Hình thức lãnh đạo của Đảng:
 Đường lối, chính sách (các Nghị quyết): Cquan quản lí sẽ thể chế hóa thành pl
HC
 Công tác cán bộ: Đảng đào tạo và giới thiệu những Đảng viên ưu tú cho cquan
HCNN lựa chọn
 Công tác kiểm tra của Đảng: để xác định tính đúng đắn trong đường lối chính
sách của Đảng để từ đó hoàn thiện đường lối chính sách (Đảng chỉ xử lý Đảng
viên, còn nhdan thì ko)
 Phương pháp lãnh đạo của Đảng: Đảng sử dụng phg pháp thuyết phục là chủ
yếu. Cưỡng chế mang tính chính trị (kỷ luật Đảng) và chỉ đối với Đảng viên
+ Ý nghĩa của nguyên tắc:
 Nguyên tắc là sự khẳng định vai trò lãnh đạo không thể thay thế của ĐCSVN đối
với CMVN
 Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo đưa NN ta phát triển đúng định hướng.

- Nguyên tắc tập trung – dân chủ:


+ Cơ sở pháp lý: Điều 8 – HP 2013
+ Nội dung nguyên tắc:
+ Các khái niệm:
 Tập trung: quy(gom lại) quyền lực qli NN vào các chủ thể có thẩm quyền
 Dân chủ: là sự trao quyền cho đối tg qli hay cấp dươi ns chung
 Tập trung - dân chủ: là sự kết hợp linh hoạt giữa sự tập trung quyền lực của chủ
thể qli vs sự mở rộng thẩm quyền của đối tg qli. Tập trung > dân chủ, tập trung
là trụ cột, là cơ sở nền tảng của ngtac này, dân chủ là cái xuất hiện sau để bổ
nghĩa cho tập trung.
+ Thể hiện của nguyên tắc

Trực thuộc
hai chiều
 Sự trực thuộc của CQHCNN đối với CQ quyền lực NN cùng cấp (chiều ngang):
CP trực thuộc QH, UBND trực thuộc HĐND. Khi dân trao quyền cho cquan NN
thì QH và HĐND là cquan đc nhận đầu tiên bởi đc nhdan bầu cử trực tiếp, CP và
UBND là cquan HC NN để tiến hành triển khai. Như vậy, CQ quyền lực NN
(tập trung quyền lực NN) – CQHCNN ((biểu hiện của dân chủ). Tập trung – dân
chủ ko phải cân bằng nhau do đó mới lí giải tại sao chỉ có QH (tập trung quyền
lực cao nhất) là cquan được CP chấp hành.
 Sự phụ thuộc của CQHCNN cấp dưới đối với CQHCNN cấp trên, địa phương
đối với TW (chiều dọc): cấp trên (chủ thể tập trung quyền lực NN) – cấp dưới
(biểu hiện của dân chủ)
 Sự phân cấp QLHCNN: sự phân định thẩm quyền giữa các cấp từ TƯ đếp ĐP,
phân cấp qli NN sẽ bảo đảm chính quyền TƯ và cấp trên tập trung vào những
việc mang tính vĩ mô, chiến lược; còn ĐP và cấp dưới sẽ đc chủ động phát huy
năng lực, tăng tính chủ động sáng tạo
+ Ý nghĩa của nguyên tắc:
 Nguyên tắc nhấn mạnh sự kết hợp hài hoà giữa “tập trung” và “dân chủ” khi
thực hiện quyền lực NN trong đó tập trung/ tập quyền là chủ đạo
 Thực hiện tốt nguyên tắc sẽ triễn khai 1 cách nhịp nhàng hoạt động QLHCNN
trên cơ sở kết hợp giữa các bộ phận trong bộ máy hành chính

- Nguyên tắc pháp chế XHCN: (hiện nay ko còn từ pháp chế ở VN nữa nhưng
mà vẫn còn tinh thần của nó - tuân thủ pháp luật. Nghĩa là ở đâu có pl thì ở đó có
pháp chế)
+ Cơ sở pháp lý: Điều 8 HP 2013
( “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã
hội bằng Hiến pháp và pháp luật”)
+ Nội dung nguyên tắc:
 Khái niệm pháp chế: là sự hiện diện của 1 hệ thống pl và sự tuân thủ hệ thống
pl HC một cách nghiêm chỉnh, chính xác, triệt để của mọi cá nhân, cquan tổ
chức.
 Để có pháp chế trong QLHCNN:
 Trong hoạt động ban hành VBQPPLHC: phải tuân thủ các quy định thẩm quyền
thủ tục và các quy định khác bảo đảm giá trị pháp lí của vban; ngoài tính hợp
pháp, vban HC đc ban hành cần đảm bảo tính hợp lí
 Trong hoạt động thực hiện pháp luật hành chính: tăng cường công tác tuyên
truyền giáo dục về pl; chủ thể ADPL phải bảo đảm các yêu cầu về tính hợp pháp
+ Ý nghĩa nguyên tắc: nguyên tắc này sẽ đảm bảo trật tự, kỹ cương trong quản
lý hành chính NN, bảo đảm “tập trung, dân chủ”. Pháp chế bảo đảm pl đc thực
hiện nghiệm chỉnh chính xác qua đó ý chí của TƯ và cấp trên đc bảo đảm và đạt
đc ngtac tập trung - dân chủ

Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia QLHCNN (GT)
Nguyên tắc bình đẵng giữa các dân tộc. (GT)

22/3/2022:
b. Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật (không ảnh hưởng đến xu hướng CT của
các nước)
- Nguyên tắc kết hơp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ:
+ Các định nghĩa:
 Ngành và quản lý ngành: ngành là một thuật ngữ kt học dùng để chỉ tổng thể
các cquan tổ chức đơn vị có cùng sản phẩm đầu ra; để bảo đảm sự phát triển
ngành cần có hoạt động quản lí ngành; cquan quản lí ngành là các cquan có
thẩm quyền chuyên môn (vd: các bộ, các sở, các ngành,… ngành GD thì có bộ
GT và ĐT; ngành y tế có bộ y tế…)
 Chức năng (lĩnh vực) và quản lý chức năng: là những phương diện hoạt động
nhằm bảo đảm sự phát triển của ngành (khác vs ngành là ko dựa vào sp đầu ra);
vì có chức năng nên hình thành nhu cầu quản lí về chức năng (chức năng đối
ngoại có bộ ngoại giao, chức năng về tổ chức dân sự có bộ nội vụ)
 Quản lý theo lãnh thổ: là hoạt động tổ chức điều hành của cquan NN có thẩm
quyền chung ở ĐP trên phạm vi lãnh thổ địa giới HC, được tính theo lãnh thổ địa
giới HC (qli theo lãnh thổ là do UBND các cấp)
+ Vì sao phải kết hợp quản lý ngành dọc với quản lý chung ở địa phương:
 Đối với địa phương: việc kết hợp nhằm khai thác hơp lí những nguồn lực vốn có
của ĐP trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định từ đó nâng cao KT-XH ở ĐP;
(tạo ra thế mạnh riêng)
 Đối với ngành dọc trên phạm vi cả nước: việc pt ĐP trong ngành lĩnh vực sẽ góp
phần tạo nên kết quả chung trong ngành lĩnh vực trên phạm vi cả nước

- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo chức năng:
 sự phát triển của mỗi ngành sẽ là đk để phát triển các chức năng và ngược lại sự
phát triển của chức năng sẽ bảo đảm sự phát triển toàn diện của ngành
 sự kết hợp này bảo đảm tính hệ thống trong phát triển ngành và chức năng
(vd: trong ngành GD có chức năng đối ngoại, thanh tra, nhân sự,… v thì sự phát
triển của bộ ngoại giao sẽ làm cho chức năng đối ngoại của tất cả các ngành đều
tốt; giữa ngành và chức năng phải kết hợp vs nhau để đạt đc tính hệ thống
chung)

CHƯƠNG VII: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


I. khái niệm – đặc điểm cqhcnn
1. Khái niệm cơ quan HCNN
“Cơ quan HCNN là một loại CQ trong BMNN được thành lập để thực
hiện chức năng qli NN”. (giữa chức năng với cquan thì cái nào có trước? Cái
nào quyết định cái nào? Chức năng quyết định cquan, vd: vì cần xét xử nên mới
lập ra TA, như vật chức năng là cơ sở, lí do để lập ra cquan NN, chức năng
quyết định sự khác nhau đối vs các cquan NN)
2. Đặc điểm
 Chung:
- Mang tính độc lập tương đối: mỗi một cquan HC NN sẽ độc lập về nhân sự, có
bộ máy riêng; tuy nhiên độc lập chỉ mag tính tương đối bởi nó ko tách rời hoàn
toàn vs những cquan NN khác
- Được thành lập theo quy định của pháp luật: thể hiện tinh thần pháp chế, ko
cquan đứng ngoài pl.
- Có thẩm quyền do pháp luật quy định: mỗi cquan có chức năng khác nhau nên
thẩm quyền khác nhau, thẩm quyền là để phục vụ cho chức năng.
 Riêng:
- Là cơ quan thực hiện chức năng chấp hành – điều hành:
- Các CQHC có mối quan hệ chỉ đạo – điều hành rất chặt chẽ: hình thành qhe thứ
bậc từ trên xuống ngoại trừ TA và cquan quyền lực NN (HĐND các cấp).
- Có số lượng lớn cán bộ, công chức, tạo thành một hệ thống chặt chẽ, phức tạp:
hoạt động HC NN điều hành liên tục không ngừng nên luôn luôn trong trạng thái
động do đó cần lượng cán bộ, công chức đông đảo phục vụ cho BMNN; làm cho
BMHC rất rộng, vì có nhiều chức năng nên buộc phải có hệ thống chặt chẽ,
phức tạp.
- Có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc từ trung ương đến địa phương: cquan
HC NN luôn có cơ sở trực thuộc, tạo ra hệ thống “chân rết” để giúp cquan HC
NN triển khai và thực hiện tốt chức năng của mình (vd; bộ y tế lập ra các bệnh
viện công,..)
II. Quy chế pháp lý hành chính của CQHCNN (GT)
III. Phân loại cơ quan HCNN
Ý nghĩa phân loại: nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện của các cquan HC NN để
có xu hướng chỉnh sửa bổ sung hợp lí
Các căn cứ phân loại:
- Căn cứ pháp lý thành lập:
 Cơ quan hiến định: Là những cquan HC đc hiến pháp quy định về việc thành lập
(vd: UBND các cấp) (cquan hiến định bền vững hơn vì gắn liền với những cquan
gốc, trụ cột.)
 Cơ quan pháp định: Là những cquan HC đc luật và vban dưới luật quy định về
việc thành lập.(đa phần là cquan sinh ra để giúp cho cquan hiến định thực hiện
tốt chức năng của mình)
- Căn cứ tính chất thẩm quyền:
 Cơ quan hành chính có thẩm quyền chung: là những cquan HC có thẩm quyền
qli mọi ngành, mọi lĩnh vực trên phạm vi cả nước hoặc ĐP; bao gồm CP và
UBND cc.
 Cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn: là những cquan đc qli một hoặc
một số ngành lĩnh vực nhất định; gồm 2 loại: đơn ngành(vd: bộ tài chính, bộ
GD-ĐT) và đa ngành(vd: bộ công thương,…).
- Căn cứ vào chế độ tổ chức và hoạt động:
+ Cơ quan HCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo cá
nhân phụ trách: Bao gồm CP và UBND các cấp; trong cquan này thẩm quyền
tập thể là qtrong nhất, ngoài ra còn thẩm quyền của ng đứng đầu và cá nhân
khác. (tính tập thể để cao nhất sau đó mới tới cá nhân, do đó bảo thủ tướng là
người quyền lực nhất CP là sai vì trên thủ tướng còn có tập thể CP)
(Ưu: dân chủ, quy tụ đc quan điểm của nhiều người. Khuyết: họp hành chậm
chạp, ko xác định dc trách nhiệm cá nhân làm thiếu tính trách nhiệm trong công
việc, rất dễ mai một nhân tố cá nhân, thiếu sự khuyến khích)
+ Cơ quan HCNN hoạt động theo chế độ thủ trưởng: trong cquan này
thẩm quyền thuộc về ng đứng đầu (còn gọi là thủ trưởng);
(Ưu: nhanh đáp ứng kịp thời, xác định dc trách nhiệm cá nhân nên thủ trưởng sẽ
để tâm vào trách nhiệm của mình, quyền cao đi kèm trách nhiệm lớn. khuyết: dễ
dẫn đến chủ quan duy ý chí, bảo thủ)

24/03/2022
IV. Quy chế pháp lý hành chính của Chính phủ
1. Vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ

- Cơ sở pháp lý: Đ94 HP2013, Đ1 Luật TCCP 2015.


“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”
=> Điểm mới của Hiến pháp 2013 và Luật TCCP 2015 về vị trí, tính chất pháp
lý của Chính phủ và ý nghĩa của nó? ( thay đổi vị trí: cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước CHXHCNVN đc đưa lên đầu; thêm: xác định thêm CP
thực hiện quyền hành pháp)
- Chính phủ có hai vị trí, tính chất:
– Thứ nhất, là cơ quan HCNN cao nhất, thực hiện quyền hành pháp
+ Hoạch định chính sách phát triển quốc gia (yếu tố làm nên quyền hành pháp
nhiều nhất): mang tầm vĩ mô chiến lược
+ Thống nhất quản lý các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước
+ Bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật
+ Thống nhất lãnh đạo hệ thống bộ máy hành chính từ TƯ đến địa phương, bảo
đảm cho bộ máy HCNN hoạt động hiệu lực và hiệu quả;
+ Bảo đảm đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân
– Thứ hai, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
+ Chính phủ do Quốc hội thành lập và bãi miễn
+ Chính phủ có trách nhiệm triển khai thực hiện các VB của Quốc hội và các CQ
của Quốc hội
+ Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, báo cáo
trước UBTVQH;
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ (GT 173 – 174; Điều 5
Luật Tổ chức Chính phủ 2015)

3. Cơ cấu của Chính phủ

- Về cơ cấu thành phần của Chính phủ


Theo Đ95 HP2013, Đ2 của Luật Tổ chức - Thành lập Chính phủ (Hiến
Chính phủ 2015 thì thành phần Chính phủ được gọi pháp 2013, Luật TCCP
là cơ cấu thành viên của Chính phủ gồm: Thủ tướng, 2015)

các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ * Thủ tướng Chính phủ: do
quan ngang Bộ (Có thể linh động vì số lượng thành Quố c Hộ i bầ u và bã i miễn theo
đề nghị củ a Chủ tịch nướ c
viên Chính
- Cơ cấu phủ
tổ chức dophủ:
Chính “Thủbao tướng
gồm cáctrình QHcquan
bộ và các quyết
ngang bộ
định”) • Các Phó TTCP và các
thành viên khác của
Chính phủ: do Thủ
4. Hình thức hoạt động của Chính phủ tướ ng đề nghị, Quố c hộ i
phê chuẩ n, Chủ tịch
nướ c bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cá ch chứ c.

• Điều kiện: Thủ tướ ng


phả i là ĐBQH, cá c Phó
TTCP định
Họp tập thể quyết và cánhững
c thà nh viên
khá c thì
vấn đề quan trọng, CP khô
làm ng
việcnhấ t
thường xuyên chứ không phải
họpa.mới
Tậplàm việc
thể Chính phủ
• Chính phủ họp và biểu quyết theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính
phủ => Vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ (quy định trong luật
TCCP)
• Trách nhiệm của Chính phủ:
– Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH
– Báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN 1 năm 2 lần
– Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của QH, UBTVQH, CTN
– Báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của
Chính phủ
b. Hoạt động lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
• TTCP là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống HCNN nên TTCP hoạt động
thông qua việc lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và nền hành chính
quốc gia.
• TTCP Báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN và trước nhân dân, chịu
trách nhiệm trước QH về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
c. Hoạt động của các thành viên khác của CP
* Hoạt động của các Phó Thủ tướng: (Đ 31 luật TCCP)
+ Làm việc theo sự phân công của TTCP và chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng;
+ Khi TTCP vắng mặt, Phó TTCP sẽ lãnh đạo và điều hành công tác của
Chính phủ khi được TTCP ủy quyền và chịu trách nhiệm trước TTCP
* Hoạt động của Bộ trưởng, TTCQNB là thành viên Chính phủ
+ Với tư cách là thành viên của CP => Bộ trưởng cùng với tập thể Chính phủ
chịu trách nhiệm liên đới trước Quốc hội về hiệu quả hoạt động của Chính phủ
(Đ33, 37 Luật TCCP 2015)
+ Với tư cách là người đứng đầu Bộ, CQNB => Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá
nhân (Đ34, 37 Luật TCCP 2015)
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Điều 6 –27
Luật TCCP 2015).

Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trên tất cả các lĩnh vực: bao gồm: thi
hành Hiến pháp và PL, hoạch định chính sách và trình dự án luật, kinh tế, môi
trường, KHCN, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, y tế, tín
ngưỡng tôn giáo, an ninh quốc phòng, cơ yếu, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân, khiếu nại, tố cáo, nhân sự bộ máy nhà nước.
Các cấp độ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trên các lĩnh vực

Trong các nhiệm vụ, quyền hạn thì những nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây được xem là quan trọng và có thể mang tư cách là phương tiện để thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực:
* Đối với Chính phủ:
- Tổ chức triển khai thi hành pháp luật, bảo đảm tính thống nhất và chấp hành
Hiến pháp và pháp luật từ trung ương đến địa phương. Được thể hiện thông qua
thẩm quyền lập quy của Chính phủ
- Hoạch định các chính sách, tham gia ban hành Luật, Pháp lệnh:
+ Trình QH, UBTVQH dự thảo Nghị quyết
+ Ban hành các Nghị quyết đưa ra các chương trình, kế hoạch chiến lược
+ Trình Dự án Luật trước QH, Dự án pháp lệnh trước UBTVQH.
* Thủ tướng Chính phủ có nhiều quyền hạn quan trọng với hai vai trò vừa là
người đứng đầu Chính phủ vừa là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà
nước:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Chính phủ
+ Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống HCNN từ trung ương
đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành
chính quốc gia
+ Ban hành quyết định quy phạm thực hiện thẩm quyền cá nhân;
+ Xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền
=> Luật TCCP 2015 đề cao vai trò, vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của TTCP
đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, tính thống nhất và liên tục trong
hoạt động của hệ thống CQHCNN
V. Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Vị trí, tính chất pháp lý

- Là cơ quan của Chính phủ;


- Là CQ quản lý ngành, lĩnh vực: thực hiện hai chức năng:
+ Quản lý về ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước
+ Quản lý dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi cả nước (vd:
bệnh viện, trường học
Bộ có thể được phân thành hai loại:
+ Bộ quản lý ngành: là những Bộ có trách nhiệm quản lý các ngành KT-
KThuật hoặc sự nghiệp có thể tập hợp với nhau thành một nhóm ngành có quan
hệ mật thiết với nhau như: Bộ NN và PTNT, Bộ Y tế, Bộ GDĐT, Bộ Công
Thương…
+ Bộ quản lý lĩnh vực: là loại Bộ có trách nhiệm quản lý theo những lĩnh
vực hay chức năng nhất định như Bộ Tài chính; Bộ LĐTBXH; Bộ Kế hoạch và
Đầu tư; Ngân hàng nhà nước… Hoạt động của loại Bộ này liên quan tới tất cả
các ngành và lĩnh vực khác.
2. Cơ cấu tổ chức
1,2,3 là bắt buộc có ở tất cả các
bộ (thiên về chức năng quản lí
HC)

4,5,6 có cơ cấu linh động, có bộ


có bộ ko (thiên về hoạt động qli
nghiệp vụ và cung ứng dịch vụ
công).

Sơ đồ: tự phân biệt cục và tổng


cục
Trình tự thành lập
Bộ, cquan ngang bộ do QH thành lập, sát nhập, giải thể
1. Bộ trưởng do thủ tướng đề, QH phê, CTN bổ miễn nhiệm, cách chức
2. Thứ trưởng do thủ tướng bổ miễn cách chức, theo đề nghị của bộ trưởng
3. Người đứng đầu thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ (tổng cục trưởng, cục trưởng,
chánh thanh tra vụ, chánh văn phòng vụ) do bộ trưởng bổ miễn cách chức.
4. Các thành viên còn lại (phó của người nhóm 3: phó cục, phó tổng cục) do bộ
trưởng bổ miễn cách chức theo đề nghị của người nhóm 3

3. Hình thức hoạt động

+ Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Bộ là sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra
của Bộ trưởng đối với các CQ, tổ chức, cá nhân thuộc quyền.(hoạt động theo chế
độ thủ trưởng)
+ Hoạt động của những cán bộ, công chức có thẩm quyền như Thứ trưởng, người
đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ như Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh thanh
tra… (nhiều người giúp Bộ trưởng)

5. Nhiệm vụ, quyền hạn Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ (Điều 6 – 16 Nghị
định 123)

Bộ trưởng (Xem Điều 24 – 29 Nghị định 123).


+ Trong đó quan trọng nhất là quyền ban hành VBQPPL dưới hình thức Thông
tư.
+ Kiểm tra, thanh tra các Bộ khác trong việc thực hiện các quy định của Bộ
mình
+ Kiến nghị đình chỉ, đình chỉ và bãi bỏ một số VB của một số chủ thể theo
thẩm quyền
Những bất cập về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ:
(1) Có quá nhiều Nghị định điều chỉnh về các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(2) Có những Bộ không có chức năng QLNN nhưng Bộ trưởng vẫn là thành viên
CP và có quyền ban hành VBQPPL
(3) Sự chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các Bộ; sự phối hợp giữa các
Bộ

Cơ quan thuộc Chính phủ


* Vị trí, chức năng: Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức
năng phục vụ nhiệm vụ QLNN của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có
đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo (Nghị định
10/2016/NĐ-CP ngày 1/2/2016) (thường ko ổn định)
Cơ quan thuộc Chính phủ đặt dưới sự quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

+ Do Chính phủ thành lập, sáp nhập, giải thể;


+ Người đứng đầu cơ quan do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm;
+ Không có quyền biểu quyết tại phiên họp của Chính phủ;
+ Không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Có 8 cơ quan thuộc CP
+ Thông tấn xã Việt nam
+ Đài tiếng nói Việt nam
+ Đài Truyền hình Việt nam
+ Bảo hiểm xã hội VN
+ Ban quản lý lăng Chủ tịch HCM
+ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN
+ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
+ Học viện Chính trị Quốc gia HCM.

7/4/2022:
VI. Các CQHC nhà nước ở địa phương
1. UBND các cấp

- vị trí và tính chất plí: (Đ114 hp13)

Note: cấp chính quyền đp: mỗi cấp đều có HĐND và UBND. khi tiến hành thí
điểm bỏ HĐND ở quận, huyện, phường ở 10 tỉnh thành vì 3 cái này là trên thực
tế là cấp trung gian đưa chính sách từ TƯ xuống cấp xã -> bỏ đi để bớt tốn kém
ngân sách.

CQĐP: UBND

cấp CQĐP: UBND và HĐND

+ là cquan chấp hành của HĐND:

 Do HĐND cùng cấp bầu và bãi miễn


 Có nhiệm vụ triễn khai thực hiện các văn bản của HĐND
 Chịu sự giám sát của HĐND
 HĐND có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm các thành viên UBND

+ là cquan hành chính NN ở đp: UBND gần gũi vs ng dân hơn

 Quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực trong phạm vi địa phương
 Đảm bảo việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương,
 Góp phần đảm bảo tính thống nhất của bộ máy HC từ trung ương đến địa
phương
 Chăm lo đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân địa phương

- Thành phần, cơ cấu tổ chức: bình quân có 6 loại UBND nên số phó chủ tich
và ủy viên sẽ khác nhau

Loại nông thôn ( tỉnh, huyện, xã)

* Đơn vị hành chính Tỉnh:

+ UBND tỉnh loại I: ko quá 4 phó chủ tịch ( dân cư nhiều hơn, mật đọ dân số cao
hơn  nhu cầu qlí nhìu hơn)

+ UBND tỉnh loại II, III: ko quá 3 phó chủ tịch

+ Số ủy viên: Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các người đứng đầu cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (GĐ sở), Ủy viên phụ trách quân sự
(trưởng ban chỉ huy quân sự tỉnh), Ủy viên phụ trách công an (GĐ công an tỉnh)
* Đơn vị hành chính huyện

+ Ủy ban nhân dân huyện loại I: không quá ba Phó Chủ tịch;

+ Ủy ban nhân dân huyện loại II và loại III: không quá hai Phó Chủ tịch.

+ Số ủy viên: Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện (trưởng phòng), Ủy viên
phụ trách quân sự (trưởng chỉ huy quân sự huyện), Ủy viên phụ trách công an
(trưởng công an huyện)

* Đơn vị hành chính xã (ko có cquan chuyên môn)

+ Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự,
Ủy viên phụ trách công an (ko có cquan chuyên môn)

+ Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III
có một Phó Chủ tịch

Loại đô thị

* Đơn vị hành chính TP thuộc TW: ( có 5 tp trực thuộc TƯ là loại I trong đó


có tp hcm và tp hn là thuộc vào loại đb)

+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân;

+ Các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân.

+ Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là
người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực
thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

* Quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP:

+ Ủy ban nhân dân quận loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; quận loại II và
loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.

+ Ủy viên Ủy ban nhân dân quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên
phụ trách công an.

* Phường, thị trấn:


+ Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân
sự, Ủy viên phụ trách công an.

+ Ủy ban nhân dân phường loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại II
và loại III có một Phó Chủ tịch.

CT. UBND: 1 người

Các phó ct: cao nhất là 5 ng ( tp HN, TPHCM), 4 ng ( tỉnh loại I, tp trực thuộc
TƯ khác HN và HCM), 3 ( tỉnh loại II, III, quận, thị xã, tp thuộc tp, tp thuộc tỉnh
– quận loại I) , 2 ( quận loại II ,III; xã, phường loại I) , 1 ( xã, phường loại II III)

Ủy viên là trưởng các cquan chuyên môn: GĐ sở / trưởng phòng / xã ko có

Uv quân sự: trưởng ban chỉ huy quân sự / trưởng chỉ huy quân sự xã

Uv công an: GĐ công an tỉnh/ trưởng công an huyện / trưởng công an xã.

- Thành lập:

+ Chủ tịch UBND các cấp: do HĐND cùng cấp bầu theo đề nghị CT HĐND
cùng cấp (HĐND giải tán trước -> xong bầu lại HĐND -> bầu ct HĐND -> bầu
CT UBND -> bầu PCT và ủy viên UBND)

+ Các Phó Chủ tịch và các UV: do HĐND cùng cấp bầu theo đề nghị của chủ
tịch UBND (Ở vn trưởng ko có quyền chọn phó cho mình mà chỉ đề nghị thoi vì
tránh lạm quyền, bè phái)

(Chủ tịch UBND bắt buộc phải là ĐBHĐND cùng cấp, các thành viên khác
không nhất thiết trừ trường hợp pháp luật quy định khác)

+ Thủ tục phê chuẩn: kq bầu ct và pct ubnd phải đc ct ubnd cấp trên (đối với cấp
xã, huyện) hoặc thủ tướng cp phe chuẩn (đối vs cấp tỉnh).

 Nguyên tắc trực thuộc hai chiều

- Cơ cấu tổ chức:

+ Bao gồm các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
 UBND tỉnh, TP thuộc TW: Các sở, cơ quan ngang sở ( ban dân tộc,…)
 UBND cấp huyện: Phòng, cơ quan tương đương phòng

+ Số lượng cơ quan chuyên môn tùy thuộc từng loại đơn vị hành chính lãnh thổ
và tùy vào tình hình thực tế của từng địa phương

- Hình thức hoạt động: khác vs CP chỉ có chủ tịch và 1/3 thành viên UBND đề
nghị họp

+ Hoạt động của tập thể UBND

+ Hoạt động của Chủ tịch UBND và của các thành viên khác của UBND.

+ Hoạt động của các CQCM thuộc UBND.

Một số quyền hạn qtrong của ubnd và ct ubnd

+ UBND có quyền ban hành VBQPPL (quyết định) (quyết định của chủ tịch là
QĐ cá biệt)

+ Chủ tịch UBND có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó CT
UBND cấp dưới trực tiếp

+ CT UBND có quyền đình chỉ và bãi bỏ VB sai trái theo quy định pháp luật..

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

- Vị trí chức năng:

+ Là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;

+ Gồm hai chức năng:

 Tham mưu giúp UBND quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương
 Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của UBND,
chủ tịch UBND

- Tổ chức cơ quan chuyên môn

Nguyên tắc tổ chức: Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo nguyên tắc
song trùng trực thuộc: chiều ngang trực thuộc UBND (về tổ chức và hoạt động),
chiều dọc trực thuộc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp trên (vd: phòng tư
pháp trực thuộc vào chuyên môn sở tư pháp)

Các loại cơ quan chuyên môn:

+ Cơ quan chuyên môn thống nhất: là những cquan chuyên môn đc thành
lập ở tất cả các đp ( sở GD-ĐT, sở y tế, sở kế hoạch đầu tư...)

+ Cơ quan chuyên môn đặc thù: đc tổ chức tùy theo nhu cầu và tình hình của
từng đp ( sở ngoại vụ ko trực thuộc UBND mà trực thuôc bộ ngoại giao, đc
thành lập ở đp có đường biên giới giáp ranh, có nhiều ng nước ngoài sinh sống,
có di sản văn hóa đc UNESCO công nhận; sở quy hoạch kiến trúc chỉ mới có ở
tpchm và tphn; ban dtộc đc thành lập ở đp nhiều dân tộc sinh sống. Ở huyện có
phòng KT, Phòng Quản lý đô thị, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn)

=> ko nhất thiết ở TƯ có bộ nào thì đp có cquan chuyên môn tương ứng (có sở
ngoại vụ nhưng ko có bộ ngoại vụ). Ko nhất thiết đp có cquan chuyên môn nào
thì cấp trên có cquan chuyên môn vs tên gọi như nhau (sở quy hoạch kiến trúc
giao cho bộ xây dựng)

CHƯƠNG VIII-IX: CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, CÔNG CHỨC


I. khái niệm – đặc điểm – phân loại
1. Khái niệm

- Định nghĩa cán bộ công chức ( khoản 1 Điều 4 luật cán bộ công chức 2008 sửa
đổi bổ sung năm 2019)
+ Cán bộ chỉ đc xác định từ cấp huyện trở lên (ko có cấp xã vì cán bộ xã sẽ có
quy định riêng), do đó nếu như ko nói gì thêm mà chỉ ghi CB thì phải hiểu là chỉ
dành cho cấp huyện trở lên
+ Cán bộ là công dân VN
+ Cách hình thành: bầu (đại biểu QH chuyên trách, CTN,…) ; bầu - phê chuẩn
(ct, pct UBND cấp huyện trở lên); phê chuẩn - bổ nhiệm ( phó thủ tướng, bộ
trưởng )
Note: phê chuẩn hay bổ nhiệm ko phải là con đường hình thành CBCC; hiện nay
CB CC ở VN ko được bầu trực tiếp mà phai phê chuẩn trước r bổ nhiệm sau
+ Cán bộ giữ những chức vụ qtrong trong hệ thống CT do đó ko có chức vụ,
chức danh suốt đời mà phải theo nhiệm kỳ để quyền lực ko thuộc về một người
suốt đời (là một cách để kiểm soát quyền lực NN đồng thời tạo động lực để cán
bộ luôn phấn đấu trong công việc để giữ được chức vụ)
- Định nghĩa công chức (khoản 2 Điều 4 luật cán bộ công chức 2008)

+ là công dân VN

+ Cách hình thành: mọi công chức đều phải thực hiện quy trình tuyển dụng và
bổ nhiệm (một CC sau khi thi tuyển hoặc đc tuyển dụng sẽ đc bổ nhiệm vào
ngạch CC thì mới trở thành CC đc – ngạch dùng để chỉ trình độ chuyên môn, có
ngạch cao hơn thì sẽ đẳng cấp hơn, đc NN công nhận năng lực cao hơn). Bổ
nhiệm vào chức vụ, chức danh thì khác so với tuyển dụng: chức vụ dành cho CC
quản lí (đc bổ nhiệm thêm một lần nữa để trở thành CC quản lí); chức danh dành
cho CC có chức danh đặc thù (vd: thẩm phán, KSV,…)

+ Là việc theo vị trí việc làm: tuyển ng dựa trên công việc để tránh việc có ng ko
phù hợp vs công việc  chuyển từ mô hình chức nghiệp sang mô hình việc làm,
xem công chức như một ng lđ và thị trường hóa lđ và đánh giá dựa trên năng lực
chứ ko dựa trên tuổi tác.

+ Khác vs cán bộ, công chức làm việc thường xuyên lâu dài (ko theo nhiệm kỳ)
+ Nơi làm việc: làm việc trong Đảng, NN và tổ chức CT-XH thì CC khác vs CB
 CC là lực lg chuyên môn, còn CB là lực lg cốt cán. Ngoài ra CC có phục vụ
trong lực lg vũ trang nhưng ko phải là lực lg chuyên nghiệp (đc đào tạo bài bản,
đc phong hàm cấp,…), chỉ là lực lg phục vụ (soạn phong thư,…).

- Định nghĩa cán bộ, công chức cấp xã (khoản 3 Điều 4 luật cán bộ công chức
2008)

+ CB cấp xã: ng đứng đầu tổ chức CT-XH (chủ tịch MTTQ xã, chủ tịch hội phụ
nữ xã, bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội cựu chiến binh)

+ CC cấp xã: chức danh chuyên môn ( CC về tư pháp, CC về hộ tịch, CC về đất


đai,...)

- Định nghĩa viên chức: Điều 2 Luật VC

+ vd: phát thanh viên, giảng viên, bác sĩ,...: làm việc theo chế độ hợp đồng làm
việc chứ ko phải hợp đồng lđ và chỉ làm việc ở các đvị sự nghiệp công lập.
13/4/2022
2. Đặc điểm

CB CC VC

Nơi làm việc Cquan Đảng, NN, các Cquan Đảng, NN, các Đơn vị sự nghiệp
tổ chức CT-XH tổ chức CT-XH, lực công lập (ĐVSNCL)
lượng vũ trang

Phương thức Bầu Tuyển dụng Tuyển dụng


tạo lập Bầu – phê chuẩn
Bầu – bổ nhiệm

Tính chất ổn Làm theo nhiệm kỳ  ổn định lâu dài Ít ổn định do làm việc
định ko ổn định theo chế độ hợp đồng

Tính chất Ko đc xếp vào thứ bậc Đc xếp vào ngạch Xếp vào chức danh
chuyên môn chuyên môn chuyên môn nghề nghiệp

Lương Hưởng từ ngân sách Hưởng từ ngân sách Hưởng từ quỹ lương
NN NN của ĐVSNCL lập
gồm hai nguồn: ngân
sách NN và nguồn
thu của ĐVSNCL

3. Phân loại CC, VC


- Ý nghĩa:
+ Nhằm đánh giá về chất lượng của đội ngũ CC VC và có kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng thích hợp
+ Nhằm sx bố trí vị trí công tác thich hợp đói vs từng loại CC VC
+ Nhằm xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý phù hợp vs từng loại CC VC từ đó
khuyến khích CC VC học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Các căn cứ phân loại công chức:


 Phân loại theo ngạch được bổ nhiệm (4 loại):
+ Công chức loại A: ngạch chuyên viên cao cấp
+ Công chức loại B: ngạch chuyên viên chính;
+ Công chức loại C: ngạch chuyên viên
+ Công chức loại D: ngạch cán sự & nhân viên
Tốt nghiệp ĐH ra sẽ đc xếp vào ngạch chuyên viên  Từ chuyên viên lên
chuyên viên chính có thể thi hoặc xét phân ngạch khi có thành tích xuất sắc 
Sau đó thi hoặc xét lên cao cấp.
 Phân loại theo vị trí công tác (2 loại):
+ Công chức lãnh đạo, quản lý
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Các căn cứ phân loại viên chức (Nghị định 115/2020))


 Phân loại theo chức danh nghề nghiệp: đánh giá chuyên môn nghề nghiệp
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV
 Phân loại theo trình độ đào tạo: TS – Ths – Đai học – Cao đẳng – Trung cấp
 Phân loại theo vị trí việc làm (2 loại):
+ Viên chức quản lý: ko có VC lãnh đạo
+ Viên chức chuyên môn nghiệp vụ

II. Công vụ - các nguyên tắc của công vụ (GT)


III. Quy chế pháp lý của CB, CC, VC
1/ Tuyển dụng công chức, viên chức

* Cán bộ (bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm): việc hình thành CB đc điều chỉnh
chủ yếu bởi HP, các luật về tổ chức BMNN, điều lệ Đảng và các quy chế của tổ
chức ct-xh quy định.
* Công chức, viên chức (Luật CBCC và Luật VC)

- Đk dự tuyển:
+ Đk chung: đối vs CC quy định tại Đ36 luật CBCC và VC quy định tại điều 22
luật VC

đc đăng kí dự CC VC
tuyển

Quốc tịch Chỉ mang 1 quốc tịch Ngoài quốc tịch VN thì
VN  gắn liền vs CT, đc có nhiều quốc tịch
nghĩa vụ trung thành vs khác  quy định thoải
tổ quốc, vs nhân dân mái hơn, thu hút nhân tài
nên bắt buộc chỉ có ng nước ngoài muốn
quốc tịch VN sống và cống hiến cho
VN

Tuổi Từ đủ 18 Từ đủ 15 tuổi

Sức khỏe Có giấy chứng nhận sức Có giấy chứng nhận sức
khỏe khỏe

Ko đc đăng kí dự Nhiều quy định Ít quy định hơn


tuyển

Đc đki khi chấp hành Đc đki chấp hành xong


xong bản án và phải đc bản án là đc chứ ko cần
xóa án tích phải xóa án tích

Ko cấm đối vs ng bị đưa cấm đối vs ng bị đưa vào


vào trường giáo dưỡng trường giáo dưỡng
(do trường giáo dưỡng
là cho người chưa thành
niên mà CC quy định là
ng từ đủ 18)

+ Đk riêng: tùy vào vị trí công tác và yêu cầu nhvu của cquan mà ng dự tuyển có
thể cần thêm những đk như: ngoại ngữ đb (ngoài 5 ngôn ngữ quốc tế: anh, nga,
pháp, đức, TQ ), ngoại hình ( tại bộ ngoại giao, giao tiếp), giọng nói ( phát thanh
viên),..

- hình thức tuyển dụng


+ thi tuyển
+ xét tuyển ( ko phải thi):
 ng tình nguyện công tác tại vùng sâu vùng xa, vùng dtoc ít ng từ 5 năm trở lên
 ng có học hành, học vị cao hơn yêu cầu của vị trí cần tuyển
 những nhà khoa học trẻ tài năng (dưới 35t có công trình nghiên cứu xuất sắc)
 đc cử đi học (đp cử đi học để về phục vụ cho đp)
+ tiếp nhận (ko thi, ko xét)
Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
 Cán bộ, công chức cấp xã;
 Người công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, cơ yếu không phải là công
chức;
 Người giữ chức vụ chủ chốt trong DNNN
(Lưu ý: Những trường hợp này phải có đủ 5 năm công tác trở lên)
 Người từng là CBCC nhưng được luân chuyển sang vị trí không là CBCC
- quy trình tuyển dụng: thông báo tuyển dụng => nhận hồ sơ dự tuyển => tổ
chức sơ tuyển (nếu có quá nhiều hồ sơ) => tổ chức thi tuyển/ xét tuyển => thông
báo trúng tuyển và nhận việc
Note: thi 3 môn bao gồm pháp luật chung, bài chuyên ngành, bài ngoại ngữ - tin
học. xét điểm từ trên xuống nếu bằng nhau thì xét bài chuyên ngành ai cao hơn.
+ Về hình thức thông báo:
 Việc thông báo phải đc thực hiên trước ít nhất 30 ngày; thông báo bắt buộc ít
nhất một kì trên phg tiện thông tin đại chúng; thông báo bắt buộc trên trang
thông tin điện tử; thông báo tại trụ sở cquan.
 Trong thời gian 30 ngày ng trúng tuyển phải đến trình diện và nhận việc. Nếu
quá 30 ngày mà ko đến mà ko có lí do thì sẽ bị hủy kq.
 Chế độ tập sự: trong thgian tập sự CC VC chỉ đc hưởng 85% lương, trừ trường
hợp tình nguyện công tác tại vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít ng thì đc hưởng
100% lương.
* Chế độ tập sự, của công chức, VC
 Chế độ tập sự của công chức
CC loại C: tập sự 12 tháng
CC loại D: tập sự 06 tháng
 Chế độ tập sự của viên chức: (Đ 27 Luật VC)
Theo Luật VC: VC tập sự từ 3 – 12 tháng được xác định trong HĐLV =>
Tính theo trình độ đào tạo: ĐH trở lên: 12 tháng (BS 9 th); CĐ: 6 th: T.cấp: 3
tháng.
 Chấm dứt tập sự: không hoàn thành nhiệm vụ/ kỷ luật từ cảnh cáo trở
lên (đối với CC: từ khiển trách trở lên)
- hợp đồng làm việc của viên chức:
+ Các loại HĐ làm việc:
 HĐ làm việc có thời hạn từ đủ 12 – 60 tháng
 HĐ làm việc không xác định thời hạn
+ Phương thức áp dụng các loại HĐ làm việc:
 HĐLV có thời hạn: được áp dụng với người được tuyển dụng từ 1.7.2020 (ngày
luật CB CC có hiệu lực)
 HĐLV kg xác định thời hạn: (3 trường hợp ngoại lệ từ 1/7/2020 thì chỉ có hợp
đồng có thời hạn )
 Với những ng tuyển dụng trước ngày 1.7.2020
 CBCC chuyển sang làm VC
 Người được tuyển dụng làm việc tại vùng KT khó khăn
+ Các trường hợp đơn phg chấm dứt hợp đồng làm việc (Điều 29 luật VC)
3. Nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức. Những việc CB, CC,
VC không được làm (Điều 8 – điều 20 Luật CBCC, Đ11 – Đ19 Luật VC)

- Chấp hành mệnh lệnh sai trái thì đối vs CBCC ko đc từ chối nhưng có thể làm
một số điều để ko cần chịu trách nhiệm, còn VC có quyền từ chối mà nếu như
đồng ý làm mà điều đó sai thì phải chịu trách nhiệm
- Quy định về quyền tham gia hoạt đọng kt: CBCC ko đc tham gia bất cứ hđ
kinh doanh nào, chỉ đc tư vấn nhưng ko tư vấn liên quan đến ngành đang làm (tư
vấn trái ngành nghề); VC thì đc đầu tư kinh doanh nhưng ko đc tham gia quản lí
điều hành

- CBCC ko đc làm thêm ngoài h nhưng VC thì đc kí hợp đồng phụ việc bên
ngoài

 so vs CBCC, quyền và nghĩa vụ của VC linh hoạt hơn; VC được xem như
một người lao động chứ ko còn xem như CBCC như trước

4. Đánh giá CB, CC, VC (Đ 55 – Đ 58 Luật CBCC, Điều 39 – 44 Luật VC)

- Đánh giá CB, CC, VC: đc thực hiện hàng năm vào cuối năm dương lịch (tháng
12); riêng CC, VC trong ngành GD đc thực hiện vào cuối năm học (tháng 6).
- KQ đánh giá: loại A (xuất sắc), loại B (tốt), C (hoàn thành), D (ko hoàn thành)
*Note: Nếu CBCC 2 năm liên tiếp bị xếp loại D thì sẽ bị bãi nhiệm, cho thôi
làm nhvu đối vs CB và cho thôi việc đối vs CC, VC.
5. Điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, công chức, VC (Điều 50, 52, 53
Luật CBCC)/ Viên chức: Đ 36 Luật VC

- Điều động: là việc chuyển CB VC CC từ cquan này sang cquan khác theo yêu
cầu công tác (chuyển luôn)
- Biệt phái: (ko áp dụng vs CB) là việc chuyển VC CC từ cquan này sang cquan
khác theo yêu cầu công tác có thời hạn (đi r về). Mỗi lần biệt phái ko quá 3 năm;
ko đc biệt phái đối vs CC VC là nữ đang mang thái hoặc nuôi con dưới 36 tháng
tuổi.
- Luân chuyển: là việc chuyển CB CC từ cquan này sang cquan khác để thực
hiện nhv quản lí (giành cho vị trí quản lí; chuyển luôn)

14/04/2022

5. Hưu trí, cho thôi việc, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, VC (Đ 54,
59 , 60 Luật CBCC)/ VC: Đ45, 46 Luật VC

Hưu trí:

- Tuổi nghỉ hưu: nam: 60 + 3 tháng (mỗi năm tăng 3 tháng) => đến 2028 (tròn
62 tuổi là ko tăng nữa); nữ: 55 + 4 tháng (mỗi năm tăng 4 tháng) => 2035 (tròn
60 là ko tăng nữa)  nguyên nhân kéo dài tuổi nghỉ hưu: tuổi thọ tb của ng VN
tăng lên

- Nghỉ hưu sớm: làm việc khu vực độc hại từ 15 năm trở lên; suy giảm lao động
từ 60%, sớm hơn 5 năm của tuổi nghỉ hưu (tuy nhiên cao nhất chỉ đc nghỉ hưu
sớm hơn 5 năm của tuổi nghỉ hưu)

- Kéo dài tuổi nghỉ hưu:

+ CB từ bộ trưởng trở lên trong trường hợp đặc biệt (luật ko có quy định)

+ CBCC theo Nghị định 53/2013 (CBCC nữ là phó chủ nhiệm VP CTN, phó
Chủ nhiệm VPQH, Thứ trưởng và tương đương, Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh,
Phó Chủ tịch HĐND, UBND Tp HN, HCM… TP TANDTC, VT VKSNDTC)
=> kéo dài 5 năm (nữ tham gia vào hoạt động CT ko nhiều do đó muốn kéo dài
thời gian làm việc của nữ nhằm thực hiện chính sách bình đẳng giới  khuyến
khích tham gia hoạt động CT )

+ Người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở TW có học hàm, học vị (5 năm)

+ Người ctac ngành GD (Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học.): TS, PGS, GS (ngành GD kéo dài
tuổi nghỉ hưu theo cấp bậc học vị)
- Chế độ lương: nhận 1 lần (NN ko chịu trách nhiệm về cuộc đời của chúng ta
sau đó) hoặc nhận hằng tháng (NN chịu trách nhiệm về cuộc đời của chúng ta
cho đến khi chết  đk để nhận hằng tháng: có ít nhất 20 năm đóng BHXH)

Cho thôi việc

- Các trường hợp cho thôi việc:

+ khi CBCCVC có đơn xin thôi việc

+ tinh giảm biên chế

+ 2 năm liên tiếp bị xếp loại D (ko hoàn thành)

- Chế độ thôi việc

+ Đối vs CC: 1 năm làm việc bằng một nửa tháng lương (nếu tháng lẻ từ 7 tháng
trở lên sẽ tính tron luôn 1 năm, chưa đủ 7 tháng thì tính nửa năm, nửa năm là 1/4
tháng lương, lương này là lương tb của 6 tháng cuối cùng trước khi nghỉ) (ngân
sách NN chi trả)

+ Đối vs VC: đc nhận trợ cấp thôi việc giống CC cho đến trc ngày 1.1.2009; từ
1.1.2009 trở đi VC đc nhận trợ cấp thất nghiệp (quỹ bảo hiểm XH chi trả)

Từ chức miễn nhiệm (gt)

IV. Trách nhiệm pháp lý của CB, CC, VC


1. Phân loại ( trách nhiệm hình sự,...)

- trách nhiệm hình sự: phát sinh khi CBCCVC thực hiện 1 hành vi phạm tội đc
quy đinh trong bộ luật hình sự. Tuy nhiên vs thân phận là CBCCVC thì đây ko
phải tội bthg mà chỉ khi là CBCCVC thì mới có thể phạm tội này thôi (vd các tội
phạm về chức vụ: hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn,...)

- trách nhiem HC: phát sinh khi CBCCVC thực hiện hành vi vi phạm HC

*Note: CBCCVC bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm
hành chính có thể bị xử lý kỷ luật
- 2 loại đặc thù dành riêng cho CBCCVC (trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm
vật chất)

2. Trách nhiệm kỷ luật của CBCCVC

 Trách nhiện kỷ luật: Là những hậu quả pháp lý bất lợi mà CBCCVC phải chịu
khi thực hiện hành vi vi phạm các quy định pháp luật mà theo quy định pháp luật
phải bị xử lý kỷ luật

+ đặc điểm:

 Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật và những VPPL khác mà theo
quy định phải bị xử lý kỷ luật. (Vi phạm quy chế, nội quy cquan hoặc VPPL
khác gồm hình sự, HC  vi phạm hình sự, HC đc xem là cơ sở làm phát sinh
trách nhiệm kỷ luật)
 Đối tượng áp dụng trách nhiệm kỷ luật là cán bộ, công chức, VC (chủ thể đặc
thù)
 Giữa người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và cán bộ, công chức, viên chức
bị kỷ luật có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức. (chỉ có cấp trên mới xử lý cấp
dưới  cơ chế xử lý mang tính chất nội bộ nhưng vẫn là một loại trách nhiệm
pháp lý bình thường như bao TNPL khác chứ ko phải là một loại trách nhiệm
nội bộ, còn việc giao cho người của cquan xử lý nhằm bảo đảm sự hợp lý vì
cquan mới biết rõ diễn biến vi phạm ntn để đưa ra hướng xử lý)
 TNKL có thể được áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm hình sự, hành
chính, vật chất. (1 hành vi phát sinh nhiều nhất 3 loại trách nhiệm pháp lý: hình
sự, hc vật chất)
 Thủ tục truy cứu TNKL là thủ tục hành chính.
 Kết quả của việc truy cứu TNKL là quyết định XLKL của người có thẩm quyền.
(quyết đinh cá biệt)

a. Cơ sở làm phát sinh trách nhịêm kỷ luật: hành vi vi phạm kỷ luật


(Điều 6 Nghị định 112) (dùng mức độ định tính này để áp vào một định tính
khác làm cho ng bị xử lý vi phạm bị chủ quan; dễ bị lạm dụng, bao che như ghét
thì cho nặng, thích thì cho nhẹ)

b/ Hình thức xử lý kỷ luật:

+ Cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm
+ Công chức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức,
buộc thôi việc

+ Viên chức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, Buộc thôi việc (Luật VC)

*Note:

- Ko áp dụng hình thức giáng chức cách chức cho CBCCVC ko giữ chức vụ
lãnh đạo quản lí
- ko áp dụng hình thức hạ bậc lương cho 2 đối tg: công chức quản lí và cc
đang hưởng lương bậc 1

c/ Nguyên tắc xử lý kỷ luật CBCCVC (Điều 2 NĐ 112):

- Định nghĩa: Là những quan điểm những tư tưởng chỉ đạo, định hướng
cho việc xử lý kỷ luật đc đúng đắn, hợp pháp hợp lí

- Một số nguyên tắc quan trọng:

+ Nguyên tắc 2 (Khoản 2 Đ2 NĐ 112) (hành vi t1 là khiển trách,


hành vi t2 là cảnh cáo thì cộng lại ra hạ bậc lương; hành vi t1 là cảnh cáo, hành
vi t2 là buộc thôi việc thì cộng lại ra buộc thôi việc)

+ Nguyên tắc 3 (Khoản 3 Điều 2 NĐ112) (trong time bị hạ bâc lương


anh này bị khiển trách thì anh này bị buộc thôi việc  hạ bậc lương tức anh này
ko là quản lí mà có quy định ko áp dụng hình thức giáng chức cách chức cho
CBCCVC ko giữ chức vụ lãnh đạo quản lí nên nhảy sang cái cuối là buộc thôi
việc)

+ Nguyên tắc 6 (khoản 6 Đ2 NĐ 112)

+ Nguyên tắc 8 (Khoản 8 Đ 2 NĐ 112)

d/ Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật ( Đ 80 Luật CBCC, Điều 53 – Luật VC,
Đ5 NĐ 112)

- Khái niệm thời hiệu: Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời
hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ
luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.  thời
hiệu dành cho người xử lý

- Thời hiệu:
+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng
hình thức khiển trách;

+ 05 năm đối với hành vi vi phạm khác (trừ trường hợp kg áp dụng thời hiệu)
không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

+ Lưu ý: không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật với các vi phạm sau: (NN ko
thể nào bỏ qua đc)

a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng
hình thức khai trừ; (vi phạm này đc xem là đb nghiêm trọng)

b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
đối ngoại;

d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp
pháp. (ko nghiệm trọng cho lắm)

 tạo cho CBCCVC một tâm lý ái ngại, lo sợ cả đời; ko đảm bảo về quyền con
người

*Note: Thời hiệu là thời gian có quyền xử lý còn thời hạn là thgian từ lúc
phát hiện đến khi đưa ra quyết định xử lý

Ra quyết định
xử lý kỷ luật, ko
đc xài qua phần
thời hiệu
Thời điểm
thực hiện
hvvp
Thời hạn: 90 – 150 day

7/5/2020 Thời hiệu: 2 năm

Đồng thời
*Note: thời hạn phải có dính thời hiệu, nếu vượt ra khỏi thời hiệu thì xem
như hết thời hạn xử lý (vd: ngày phát hiện là ngày cuối cùng của thời hiệu
thì vẫn có 90-150 ngày để ra QĐ còn nếu là ngày 8/5/2022 thì ko còn xử lý
đc nữa)

Thời điểm
thực hiện
hvvp Ngày cuối cùng của thời hiệu Ra quyết định
mà phát hiện xử lý kỷ luật
Thời hiệu: 2 năm Thời hạn: 90 – 150 day

7/5/2022
7/5/2020

- Thời gian không tính vào thời hạn XLKL:

+ Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật (Đ3 NĐ112) (điều trị nội trú thôi, ngoại
trú ko đc)

+ Thời gian điều tra, truy tố, xét xử

+ Thời gian khiếu nại, khởi kiện QĐKL

- Ý nghĩa của thời hiệu xử lý kỷ luật CBCCVC

+ Nhằm buộc ng có thẩm quyền phải tiến hành xử lý kỷ luật đúng thgian, tránh
bao che;

+ Nhằm đảm vào việc xử lý kỷ luật nhanh chóng, ổn định tình hình nội bộ cơ
quan

20/4/2022:
e/ Thẩm quyền xử lý kỷ luật CB, CC, VC
 Đối với CB:
- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm
quyền XLKL.
- Đối với các chức vụ, chức danh trong CQ hành chính nhà nước do Quốc hội phê
chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định XLKL.
Vd: Phó thủ tướng, bộ trưởng thì thủ tướng xử lí kỷ luật
 Đối với CC:

Chủ thể vi Công chức lãnh đạo, quản lý Công chức không giữ
phạm kỷ chức vụ lãnh đạo, quản
luật lý

Chủ thể có Người đứng đầu CQ, TC có thẩm Người đứng đầu CQ
thẩm quyền quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp quản lý hoặc CQ được
xử lý thẩm quyền bổ nhiệm (vd: giám đốc phân cấp quản lý
sở do chủ tịch UBND xử lí)

 Đối với người đã nghỉ hưu: xử lí kỷ luật 3 hình thức là khiển trách; cảnh cáo;
xóa tư cách chức vụ
- khiển trách hoặc cảnh cáo: (CCCBVC lúc đi làm ko có chức vụ)
Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm
vào chức vụ, chức danh ra quyết định XLKL.

- xóa tư cách chức vụ, chức danh: (bỏ đi chữ "nguyên")


Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ
nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lí kỷ luật.
 Thể hiện sự quyết tâm của NN trong việc ngăn chặn việc vi phạm khi còn
đương nhiệm vì những người đương nhiệm nhưng sắp nghỉ họ luôn nghĩ rằng vi
phạm thì không có ai xử lý mình nữa  đánh vào tâm lý và có tác động đến hồ
sơ cá nhân, lý lịch
*Note: ai bổ nhiệm, ai phê duyệt kết quả thì là ng xử lí mình
VC:
- Viên chức không giữ chức vụ: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp (giảng viên thì
hiệu trưởng xử lý)
- Viên chức quản lý: người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm (trưởng
khoa thì hiệu trưởng xử lý)
- Viên chức được bầu: cấp nào phê chuẩn, công nhận kết quả bầu ra quyết định
(chủ tịch hội đồng trường do bộ trưởng bộ GD xử lý)
- VC đã nghỉ việc, nghỉ hưu: kết hợp với hình thức kỷ luật xác định thẩm quyền.

f/ Quy trình xử lý kỷ luật CBCCVC


Cb: chức danh đb nên có quy trình riêng, chịu can thiệp rất lớn từ quy định xử
lý của cquan Đảng
Đã có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền (cquan Đảng):
(1) Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan
tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình
thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. (thông thường
khi đã có quyết định kỷ luật của Đảng r thì bên phía NN cũng sẽ áp dụng hình
thức tương tự)
Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy
định tại Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quyết định tổ chức họp kiểm điểm,
xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền.
Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức
kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất
được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.

(2) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật

Chưa có quyết đinh xư lý kỷ luật

 Quy trình xử lý kỷ luật CCVC:


- Tổ chức họp kiểm điểm
B1: Thành lập HĐKL
+ Thành phần Hội đồng kỷ luật CCVC (CC: Điều 28 NĐ 112; VC: Điều
35 NĐ 112)
Việc thành lập hội đồng kỷ luật CCVC là bắt buộc trừ hai trường hợp sau đây:
(1) đã có quyết định xử lý kỷ luật của cquan Đảng (Đảng đã kỷ luật r nên mình
chỉ việc xài), (2) khi có kết luận của cquan NN có thẩm quyền về hành vi vppl
trong đó có đề nghị hình thức kỷ luật (TA, những cquan có thẩm quyền xử phạt
vp HC)
+ Vai trò Hội đồng kỷ luật CCVC: hội đồng chỉ có vai trò, tham mưu, tư
vấn ko có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật
+ Điều kiện họp hội đồng kỷ luật CBCC: khi có từ 03 thành viên trở lên
có mặt, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch và thư ký (3,4,5 được)
+ Nguyên tắc làm việc của hội đồng kỷ luật: phát biểu thảo luận công khai
nhưng bỏ phiếu kín về hình thức kỷ luật
B2: Triệu tập CCVC vi phạm: triệu tập trước ít nhất 7 ngày hội đồng kỷ
luật họp. Triệu tập 3 lần. Nếu CCVC ko đến khi có lý do chính đáng thì sẽ hoãn;
ko đến và ko có lý do chính đáng thì vẫn họp vắng mặt
B3: Họp Hội đồng kỷ luật: đc mời thêm nhưng người có liên quan đến vụ việc
tham gia, các cquan tổ chức ct-xh, xh được quyền phát biểu nhưng ko có quyền
biểu quyết  biên bản cuộc họp chốt lại hình thức kỷ luật đc đề xuất
B4: Ra quyết định kỷ luật: dựa vào biên bản tham mưu để ra quyết đinh 
thẩm quyền của cá nhân ng ký quyết dịnh xử lý chứ Hội đồng kỷ luật chỉ tham
mưu.
B5: Khiếu nại, khởi kiện: CCVC bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại trong
thgian 90 ngày, quyền khởi kiện trong thời hạn 1 năm
+ khiếu nại: đc áp dụng vs mọi trường hợp CCVC bị xử lý kỷ luật và cho rằng
quyết định xử lý kỷ luật ko hợp pháp
+ khởi kiện: đối vs CC đc khởi kiện vụ án HC ra TA nhdan khi thỏa mãn 2 đk
sau:
(1) chỉ áp dụng vs CC giữ chức vụ từ tổng cục trưởng trở xuống (là cấp thứ 3 sau
trong bộ, đứng sau thứ trưởng và bộ trưởng; vd: thứ trưởng là cấp phó của bộ
trưởng, thủ tướng bổ nhiệm thứ trưởng nên thứ trưởng kiện thủ tướng mà kiện
thủ tướng thì ko có luật định, chỉ đc kiện từ bộ trưởng trở xuống thôi nên ko áp
dụng kiện trên tổng cục trưởng, còn tổng cục trưởng kiện đc bộ trưởng)
(2) bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc (giá trị quyết định kỷ luật bị giảm sút
nghiêm trọng nếu hình thức nào cũng cho kiện)
Với VC, ko đc khởi kiện vụ án HC mà chỉ đc khởi kiện vụ án lđ liên quan đến
tranh chấp hợp đồng làm việc (vì VC làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc về
mặt bản chất là hợp đồng lao động nhưng TA HC ko đủ chuyên môn để thụ lý
mà đưa sang cho tòa lđ; thứ hai, TA ko giải quyết về quyết định xử lý kỷ luật mà
chỉ xử lý vấn đề liên quan đến hợp động làm việc. vd: cô bị xử lý kỷ luật thôi
việc thì sẽ bi đơn phương chấm dưt hợp đồng làm việc vs cô, cô kiện trường vì
đơn phương chấm dứt hơp đồng chứ ko đc kiện hội đồng kỷ luật)

Chuyên viên Sở Giám đốc sở tư Bác sĩ bệnh viện Trưởng khoa tim
tư pháp pháp Chợ Rẫy, khoa mạch bệnh viện
Thành lập hội
tim mạch Chợ Rẫy
đồng kỷ luật

Khoản 1 điều 28 Khoản 2 điều 28 Khoản 2 điều 35 Khoản 3 điều 35

Chủ tịch hội CT hoặc PCT CT hoặc PCT GĐ hoặc PGĐ


GĐ bệnh viện
đồng UBND tỉnh UBND tỉnh bệnh viện

GĐ hoặc PGĐ Sở Trưởng khoa hoặc


Ủy viên PGĐ Sở tư pháp PGĐ bệnh viện
tư pháp trưởng phó khoa

Đảng ủy Sở tư Đảng ủy UBND Chi bộ khoa tim Đảng ủy bệnh


Ủy viên
pháp tỉnh mạch viện

Đại diện ban


Đại diện ban chấp
Đại diện Công Đại diện Công chấp hành Công
Ủy viên hành Công đoàn
đoàn UBND tỉnh đoàn UBND tỉnh đoàn của bệnh
của bệnh viện
viện

Đại diện phòng tổ


Đại diện Sở nội
Đại diện Sở nội chức nhân sự phòng tổ chức
Ủy viên vụ (bắt buộc là
vụ hoặc phòng hành nhân sự
GĐ hoặc PGĐ)
chính

* Hiệu lực của quyết định kỷ luật: có hiệu lực từ ngày ký trừ trường hợp có
quy định thời hạn khác
* Đình chỉ công tác CBCCVC khi bị xử lý kỷ luật (Đ81 Luật CBCC, Đ54
Luật VC, Đ41 NĐ 112)
- Đình chỉ công tác: trong quá trình xử lý kỷ luật, nếu cần thiết thì CBCCVC có
thể bị tạm đình chỉ công tác
- Thời gian tạm đình chỉ công tác từ 15-30 ngày
- Trong thời gian tạm đình chỉ, CCCBVC đc nhận 50% lương (nếu CBCCVC bị
xử lý kỷ luật thì ko đc nhận lại 50% lương còn nếu ko bị xử lý thì nhận đc 50%
lương)
* Các hậu quả pháp lý khác của CBCCVC bị xử lý kỷ luật (Đ39, 40 NĐ112)

21/4/2022:
3. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của công chức, viên chức: (là một loại
trách nhiệm ds đc áp dụng vs CCVC, ko áp dụng vs CB vì CB ko trực tiếp thực
hiện công vụ nên ko xảy ra trách nhiệm bồi thường, hoàn trả )

Cơ sở pháp lý:
- Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 (đã được thay thế bằng Luật 2017):
áp dụng với CC
- NĐ27/ 2012 về trách nhiệm kl và bồi thường, hoàn trả (đã sửa năm 2020): áp
dụng với VC
Khái niệm: là trách nhiệm bồi thường bằng tiền đc áp dụng vs CCVC khi
CCVC làm hư hỏng, mất mát tài sản của cquan đvị hoặc gây thiệt hại cho cá
nhân tổ chức bên ngoài trong quá trình thi hành công vụ (gây thiệt hại cho cá
nhân tổ chức bên ngoài trong quá trình thi hành công vụ thì cquan trả tiền, còn
CC sẽ trả tiền chi cquan)
Đặc điểm:
- Cơ sở thực tế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, hoàn trả là thiệt hại
tính được bằng tiền trên thực tế;  là thiệt hại nhìn thấy được, thiệt hại về mặt
vật chất, định giá được, chứ ko phải là về mặt tinh thần
- Chủ thể bị áp dụng CCVC  Là những ng trực tiếp thi hành công vụ
- Không được áp dụng độc lập mà áp dụng kèm theo với các loại trách nhiệm
khác như hành chính/HS, kỷ luật; vd: CC vào ngày nghỉ lấy máy tính cquan chơi
game ko làm hư thì phát sinh trách nhiệm kỷ luật, nếu máy hư thì phải phát sinh
trách nhiệm bồi thường  trách nhiệm bồi thường ko tự nhiên có mà nó bắt đầu
từ một hành vi vi phạm trước đó.
- Người có quyền truy cứu TN: người có mối quan hệ công tác hoặc Tòa án (áp
dụng với VC bị TA tuyên phạt tù giam)
Nguyên tắc:
- CCVC có thể bồi thường toàn bộ thiệt hại hoặc một phần tùy vào mức độ lỗi
- việc bồi thường đc thực hiện một lần hoặc trừ dần vào lương hàng tháng. Mỗi
lần trừ ko quá 30%
- nếu có nhìu ng cùng gây thiệt hại thì mỗi người đều phải bồi thường, hoàn trả
theo tỉ lệ dựa trên mức độ lỗi theo ngtac trách nhiệm liên đới (tài sản chung hợp
nhất)
- việc thực hiện trách nhiệm bồi thường hoàn trả phải thành lập hội đồng (là hội
đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, trừ trường hợp CC VC tự nguyện bồi thường
hoàn trả và đc cquan đồng ý)

Các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
• CC: Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân
sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho
người bị thiệt hại.
• Được quyết định bởi phạm vi bồi thường nhà nước (Điều 17 Luật TNBTNN)
VC: Điều 24 Nghị đinh 27

CHƯƠNG XVII-XVIII-XIX: CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH


NHIỆM HÀNH CHÍNH
I. Khái niệm – đặc điểm CCHC
1. Khái niệm

cưỡng chế HC là tổng thể các biện pháp mang tính bạo lực do chủ thể có thẩm
quyền đối vs các cá nhân tổ chức nhằm phòng ngừa vp HC hoặc vì lý do an ninh
quốc phòng; nhằm ngăn chặn và đảm bảo xử lý hc; nhằm xử phạt vp HC; nhằm
xử lý các đối tg đb
2. đặc điểm
- Cưỡng chế là một thuộc tính của quyền lực nhà nước  Vì chỉ có NN mới có
quyền cưỡng chế, là cưỡng chế chính danh đc pl bve và bảo đảm
- Cưỡng chế hành chính không chỉ được áp dụng khi có vi phạm xảy ra mà có
thể áp dụng ngay cả khi chưa hoặc không có vi phạm, hoặc không liên quan đến
vi phạm HC; vì lý do an ninh quốc phòng

- Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính NN áp dụng;

+ Cquan hc là lực lượng cban cưỡng chế HC vì cưỡng chế HC là một loại quản
lí NN

+ ngoài cquan HC NN ra các chủ thể khác cũng có quyền cưỡng chế như TA,
cquan kiểm toán NN, Hội đồng cạnh tranh
- Cưỡng chế hành chính được tiến hành theo thủ tục hành chính  Ko theo thủ
tục tư pháp mà theo thủ tục hc

II. Các biện pháp cưỡng chế hành chính


1. Nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính:

Được áp dụng khi vi phạm hành chính chưa xảy ra hoặc không liên quan
đến vi phạm hành chính mà vì lý do an ninh quốc phòng
* Biện pháp phòng ngừa trực tiếp: là những biện pháp tác động
trực tiếp đến đối tượng nhằm kiểm soát vi phạm hành chính trước khi nó có khả
năng xảy ra trên thực tế (áp dụng trong trường hợp vi phạm chưa xảy ra hoặc có
liên quan đến an ninh quốc phòng)
* Biện pháp phòng ngừa hạn chế quyền: Hạn chế một hoặc nhiều
quyền nhất định của cá nhân, tổ chức nhằm đề phòng vi phạm hành chính xảy ra
hoặc vì lý do an ninh quốc phòng
2. Nhóm các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm
hành chính: gồm các biện pháp sau:

Các trường hợp áp dụng:


- Khi vi phạm hành chính tin chắc sẽ xảy ra
- Khi vi phạm hành chính đang xảy ra (nhìn thấy trước mắt, bắt quả tang)
- Khi vi phạm hành chính đã được thực hiện nhưng chưa xử lý và chưa đủ
điều kiện xử lý ngay (Tạm giữ người; áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật,
phương tiện, quản lý người nước ngoài trong thời gian chờ trục xuất; giao cho
gia đình, tổ chức quản lý; truy tìm người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
bỏ trốn)
Bao gồm các biện pháp sau:
Tạm giữ người; áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện; khám
người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương
tiện; quản lý người nước ngoài trong thời gian chờ trục xuất; giao cho gia đình,
tổ chức quản lý; truy tìm người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính bỏ trốn
(Điều 119 đến Điều 132 Luật XLVPHC)
Điểm mới liên quan tạm giữ:
Căn cứ tạm giữ:
a) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây
thương tích cho người khác;
b) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới;
c) Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo
quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất
ma túy.
Thời hạn tạm giữ: 12 - 24 tiếng/ 5 ngày để xác định tình trạng nghiện ma túy
• Mỗi biện pháp cần xác định rõ:
– Căn cứ áp dụng
– Thủ tục áp dụng
– Thẩm quyền áp dụng
– Yêu cầu của biện pháp
3. Nhóm các biện pháp trách nhiệm hành chính: được áp dụng khi có VPHC
xảy ra và đủ cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính  người bị truy cứu trách
nhiệm HC sẽ bị xử phạm vp HC
4. Nhóm các biện pháp xử lý hành chính:
- Đối tượng áp dụng: đc áp dụng vs những cá nhân thuộc hai trường hợp sau
đây:
(1) ng từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm
(2) ng từ đủ 14 tuổi trở lên vi phạm HC trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn
xã hội
- đặc điểm => Còn được gọi là “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt”.
- Các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
+ Đưa vào trường giáo dưỡng
+ Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
(Mỗi biện cần xác định: Đối tượng áp dụng, thời hạn áp dụng, thẩm quyền áp
dụng) Biện pháp xử lý người chưa thành niên có dấu hiệu tội phạm
5/5/2022

III. Vi phạm hành chính


1. Khái niệm

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC.(K 1, Đ 2 Luật XLVPHC 2012 )

2. Các dấu hiệu của VPHC

Ý nghĩa: nhằm nhận diện ban đầu về một vi phạm hành chính.
Có 5 dấu hiệu như sau:
VPHC là hành vi trái pháp luật (trái pl ko nhất thiết phải trái với quy định của
LHC mà có thể là trái vs quy định của các ngành luật khác)
- Xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật
- Xử sử ngược lại với yêu cầu của pháp luật
Ví dụ: Hành vi đăng ký khai sinh quá hạn; Hành vi gian lận thuế.
VPHC là hành vi có lỗi (là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ
thể đối vs hành vi và hậu quả của hành vi)
VPHC là hành vi nguy hiểm cho xã hội (nhưng chưa đến mức phải truy cứu TN
hình sự)
- Tuy nhiên nếu đã truy cứu trách nhiệm HC mà chủ thể vẫn tái phạm nhìu lần có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tính nguy hiểm của hành vi là khách quan và được phản ánh chủ quan bằng quy
định pháp luật.
Chủ thể thực hiện hành vi VPHC là cá nhân hoặc tổ chức, có năng lực chịu trách
nhiệm hành chính. (đối vs vphc thì truy cứu vs mọi cá nhân, tổ chức; còn tội vp
hình sự truy cứu chủ yếu là cá nhân, nếu là tổ chức thì phải là pháp nhân thương
mại)
VPHC là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. ( quy
định trong các NĐ của CP về xử phạt vphc trong các lĩnh vực; còn tội phạm thì
chỉ đc quy định trong BLHS)
- Nếu có đủ các dấu hiệu vphc tuy nhiên trong luật ko có quy định nào về việc xử
phạt hành vi đó thì việc xử phạt ko được thực hiện

VPHC Tội phạm

Mức độ Ít Nhiều hơn


nguy hiểm

Chủ thể vp Cá nhân Chủ yếu cá nhân


Tổ chức (bao gồm pn và ko Tổ chức (chỉ có pn thương mại)
phải pn)

Cơ sở pháp quy định trong các NĐ của còn tội phạm thì chỉ đc quy
lý CP về xử phạt vphc trong các định trong BLHS
lĩnh vực

Ý nghĩa phân biệt: Vphc ko nguy hiểm bằng tội phạm do đó ý nghĩa của việc
xác định rõ là nhằm tránh tình trạng oan sai hay bỏ lọt tội phạm vì hai tình trạng
này ko bảo đảm được quyền con ng, quyền công dân và là điểm hạn chế nếu như
xây dựng nhà nước pháp quyền mang tinh thần thượng tôn pl

3. Cấu thành pháp lý của VPHC

- Cấu thành vi phạm hành chính là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng thể hiện
đầy đủ tính xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước của một hành vi vi phạm.
- Ý nghĩa: xác định tính chất, mức độ vi phạm => là cơ sở xác định mức độ trách
nhiệm
- Bao gồm: Mặt khách quan của VPHC; Mặt chủ quan của VPHC; Chủ thể của
VPHC; Khách thể của VPHC.
 Mặt khách quan của VPHC:
 Là tổng thể những dấu hiệu được pháp luật dự liệu trước đặc trưng cho mặt bên
ngoài của vi phạm hành chính.
 Bao gồm: Hành vi trái pháp luật; Hậu quả do VPHC gây ra; Mối liên hệ nhân
quả giữa HV và hậu quả; Thời gian và địa điểm vi phạm; Phương tiện vi
phạm… (ko nhất thiết phải có hậu quả mới truy cứu đc mà đa số chỉ cần xác
định hành vi trái pl là đã có thể truy cứu đc r)
 là hành vi trái pl:
 Là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi VPHC đồng thời là dấu hiệu
đầu tiên cần phải xác định.
 Hành vi VPPLHC phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự không đúng với
yêu cầu của các quy định của pháp luật cụ thể.
 Hành vi: thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động hoặc không hành động

 Trái pháp luật: làm ngược lại hoặc không đầy đủ yêu cầu của pháp luật (Trái
Quy định của ngành LHC và các ngành luật khác)
 Hậu quả do VPHC gây ra
 Là những thiệt hại hoặc sự đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho các
QHXH được pháp luật hành chính hoặc pháp luật chuyên ngành khác bảo vệ.
 Hậu quả VPHC gồm:

 Hậu quả gây ra cho xã hội (không gây ra thiệt hại thực tế nhưng làm phá vỡ
quan hệ quản lý) => Mọi vi phạm hành chính đều để lại hậu quả cho XH
 Hậu quả trực tiếp từ hành vi (thiệt hại thực tế): gồm 2 loại
■ Hành vi vi phạm mà bắt buộc phải có hậu quả thực tế xảy ra: vi phạm hành
chính được gọi là “vi phạm có cấu thành vật chất”.
*Note: Nếu không có hậu quả thì không đủ cấu thành vi phạm
Ví dụ : Xem xét các hành vi sau:
a) Xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đ đối với hành vi không thực hiện đăng ký
khai tử cho người chết để trục lợi
b) Xử phạt từ 300.000 – 500.000 đ hành vi thả gia súc đi ngoài đường gây tai
nạn giao thông
 Hành vi vi phạm không bắt buộc có hậu quả thực tế xảy ra: “vi phạm hành chính
có cấu thành hình thức”.
Vậy, Nếu có hậu quả xảy ra thì sao?
- Hậu quả có thể là yếu tố dẫn đến chuyển sang một cấu thành vi phạm hành chính
khác nặng hơn
- Có thể là yếu tố quy định mức độ trách nhiệm nặng hơn trong cùng một hành vi
 Mối liên hệ nhân quả giữa Hành vi và hậu quả
 Bắt buộc phải xác định được mối liên hệ nhân quả giữa HV và HQ với những vi
phạm có hậu quả vật chất→ đó là mối liên hệ “hậu quả là kết quả trực tiếp từ
hành vi”.
 Nhằm đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm trước
những thiệt hại do chính HV của mình gây ra.
 Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện hành vi
 Không phải là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi vi phạm hành
chính.
 Chỉ đối với một số vi phạm hành chính mới bắt buộc xem xét.

 Mặt chủ quan của VPHC


Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những dấu hiệu bên trong của vi
phạm hành chính, thể hiện trạng thái, diễn biến tâm lý, tình cảm, thái độ của chủ
thể thực hiện hành vi đối với hành vi và hậu quả của hành vi. Bao gồm: Lỗi;
Động cơ; Mục đích.
+ chủ thể VPHC (Điều 5 luật XLVPHC)
Là những cá nhân và tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính và có năng
lực chịu trách nhiệm hành chính.
 Như vậy, không phải bất cứ ai thực hiện hành vi trái pháp luật cũng là
chủ thể vi phạm hành chính.
 Về lý luận khoa học, muốn là chủ thể vi phạm hành chính, cần 2 điều
kiện:
- Điều kiện cần: năng lực chủ thể
- Điều kiện đủ: thực hiện hành vi
• Tuy nhiên, về mặt pháp lý và thực tiễn thì việc xác định chủ thể
VPHC lại theo trình tự ngược lại:
– Phải thực hiện một hành vi trái pháp luật trước;
– Sau đó, xét xem người thực hiện có năng lực chủ thể không.
Nếu có năng lực chủ thể thì hành vi trái pháp luật sẽ trở thành VPHC và người
thực hiện sẽ là chủ thể VPHC
Các nhóm chủ thể VPHC(Điều 5 Luật XLVPHC)
Độ tuổi cá nhân:
 Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Chỉ là chủ thể vi phạm hành chính khi thực
hiện hành vi với lỗi cố ý.
 Từ đủ 16 tuổi trở lên: là chủ thể vi phạm hành chính với mọi vi phạm do
mình gây ra
* Tổ chức trong nước: là chủ thể vi phạm hành chính với mọi vi phạm do mình
gây ra
+ Khách thể:
 Thông thường giữa vphc và tội phạm có cùng chung khách thể vs nhau. Trong
trường hợp cùng chung khách thể thì mức độ gây nguy hiểm cho xh của hành vi
trở thành dấu hiệu cốt lõi nhận diện vphc hay tội phạm, nếu ko cùng chung
khách thể thì khách thể là yếu tố qtrong phân biệt vphc và tội phạm

Khách thể xâm hại luôn thuộc về tội phạm do mức độ nguy hiểm luôn cao (an ninh
quốc gia, tính mạng con người, sản xuất, mua bán ma túy…
Khách thể chung (vùng giao thoa): có thể cấu thành tội phạm hoặc cấu thành VPHC
phụ thuộc mức độ nguy hiểm hành vi (thuế, sức khỏe, thương mại…)

Khách thể xâm hại luôn thuộc về VPHC do mức độ nguy hiểm luôn ở mức không
cao: vi phạm giao thông thông thường, trật tự xã hội…

10/5/2022
IV. Trách nhiệm hành chính
1. Khái niệm TNHC

- Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý, được định nghĩa như
sau:
“Là hậu quả pháp lý bất lợi mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi thực hiện
hành vi VPHC”.
- Về mặt pháp lý, TNHC thể hiện ở việc pháp luật quy định rằng người có thẩm
quyền được áp dụng các biện pháp chế tài hành chính đối với chủ thể thực hiện
vi phạm hành chính theo thủ tục do pháp luật quy định.

2. Đặc điểm của TNHC

- TNHC chỉ phát sinh khi có VPHC. Nói cách khác, cơ sở thực tế để truy cứu
TNHC là vi phạm hành chính.
- Cơ sở pháp lý để truy cứu TNHC là Luật xử lý VPHC và các văn bản pháp luật
về xử lý VPHC trong các lĩnh vực. (ngoài Luật xử lý VPHC thì còn có NĐ hay
các luật khác. Chọn luật nào để xài thì trong luật phải nói rõ, vd: luật xử lí vphc
sẽ ghi câu:“nếu luật chuyên ngành quy định khác thì áp dụng luật chuyên ngành”
vì luật xử lí vphc là luật chung)
- TNHC được áp dụng chủ yếu bởi người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành
chính nhà nước. (xử phạt hay truy cứu là một loại hoạt động quản lí NN chủ yếu
thuộc chức năng của cquan hc NN, đôi khi có trao quyền cho đôi tượng để bảo
đảm tính kip thời vd: TA được xử lí ng gây rối nơi toà án,…  ko phải cquan
HC NN là cquan duy nhất có thẩm quyền xử phạt mà còn có TA, Hội đồng cạnh
tranh,…)
- TNHC được áp dụng theo thủ tục hành chính, tức là ngoài trình tự xét xử của
Toà án. (thủ tục hành chính được diễn ra trên hồ sơ giấy tờ, ko công khai mà chỉ
có ng bị xử phạt và người phạt biết  nguy cơ lạm quyền cao, ko đảm bảo được
công bằng và lợi ích hợp pháp. Nhưng được lí giải là do thủ tục hc nhằm tổ chức
điều hành công việc của cquan hc diễn ra hằng ngày)
- TNHC được áp dụng ngoài quan hệ công vụ, tức giữa người truy cứu TNHC và
người bị truy cứu TNHC không có quan hệ công tác, không lệ thuộc về mặt tổ
chức. (vd: 1 ng xử phạt mình mà mình là cấp dưới của họ thì trong qhe xử phạt
ko hiển thị mqh cấp trên vs cấp dưới mà là mqh giữa NN với công dân)
- Kết quả của việc truy cứu TNHC được thể hiện bằng việc ban hành quyết định
xử phạt VPHC của người có thẩm quyền. (là kết luận cuối cùng trong việc truy
cứu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức)
3. Thẩm quyền quy định TNHC
- Quy định TNHC tức là quy định hành vi VPHC, các hình thức xử phạt, nguyên
tắc, thủ tục xử lý VPHC…
- Ở nước ta, có 4 cơ quan có quyền quy định TNHC:
 Quốc hội;
 Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
 Chính phủ.
 HĐND TP trực thuộc TW (có quyền do là khu vực có dân cư đông đúc, phức
tạp)
 được QH cho phép được tăng mức phạt gấp đôi trong 3 lĩnh vực (giao thông
đường bộ, môi trường, an ninh trật tự an toàn xh)  LUẬT CŨ
 được QH cho phép được tăng mức phạt đến mức cao nhất của ngành, lĩnh vực
theo Điều 24  LUẬT MỚI
vd: trước đây hành vi vượt đèn đó là HĐND TP trực thuộc TW đc phép tăng gấp
đôi từ 500k lên 1tr. Tuy nhiên hiện hành thì trong điểm d khoản 1 điều 24 luật
XLVPHC khung hình phạt cao nhất của giao thông đường bộ là 75 triệu thì
HĐND TP trực thuộc TW được tăng mức phạt của việc vượt đèn đỏ lên 75tr )
4. Các hình thức trách nhiệm hành chính (Điều 21 Luật XLVPHC). Gồm 2
nhóm:

Các hình thức xử phạt chính Các hình thức xử phạt bổ sung

Điều 21 Luật XLVPHC

đc áp dụng độc lâp hoặc đi chung vs Được áp dụng kèm theo hình thức xử
hình thức xử phạt bổ sung (Điều 21 phạt chính (được áp dụng độc lập
Luật XLVPHC) trong trường hợp đb theo quy định)

Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức


Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức
chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt
VPHC có thể bị áp dụng một hoặc
chính.
nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
cảnh cáo (Điều 22 Luật XLVPHC)
Áp dụng đối với:
- Cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ & phải được
pháp luật quy định. (hình phạt nhẹ nhất, đánh vào mặt tâm lý chứ ko đánh vào
mặt vật chất)
- Mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện. (chủ thể vphc nhỏ nhất bị xử phạt là từ đủ 14t, người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 chỉ bị phạt khi bị lỗi cố ý và chỉ phạt cảnh cáo)
- Cảnh cáo: được quyết định bằng văn bản
Đủ 14 Đủ 16 Đủ 18

Chỉ phạt vp cố ý Phạt vs mọi vp


Bình thường

Chỉ phạt cảnh cáo Phạt ½ số tiền phạt so


- là hình thức phạt vs đủ 18
chính

Phạt tiền (Khoản 1 Điều 23 Luật XLVPHC)


- Tổ chức: gấp đôi mức tiền phạt cá nhân (tiền phạt cá nhân chuẩn xác là người
từ đủ 18 tuổi)
- Mức tiền phạt cụ thể đối với một HVVPHC (Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC)
 Là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với HV đó;
 Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không
được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
 Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được
vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
 Nếu một người thực hiện nhiều hành vi thì các hành vi bị phạt tiền được cộng lại
thành mức phạt chung
Vd:
4tr - 6tr Ko có tình tiết Tình tiết tăng Tình tiết giảm nhẹ
nặng

Từ 16 - <18t 2,5tr >2,5 – 3tr 2 – <2,5tr

Từ đủ 18t 5tr >5 – 6tr 4 – <5tr

Tổ chức 10tr >10 – 12tr 8 – <10tr

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn (Điều 2,
Điều 25 Luật XLVPHC 2012, Điều 3, Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP)
- Là các loại giấy tờ do CQNN, người có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật để tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành
nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện.
- Tước khi có căn cứ:
 Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
 Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý HCNN.

Vd: Một hành vi bị tước giấy phép từ 5 – 10 tháng xác định mức cụ thể trong
các trường hợp có và không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?

Ko có tình tiết Tình tiết tăng nặng Tình tiết giảm nhẹ
7,5 tháng >7,5 – 10 tháng 5 – <7,5 tháng

** Mức tiền phạt thì cộng đủ cho tất cả


hành vi nhưng tước giấy phép thì không
cộng mà lấy mức cao nhất.

Kết quả bài bên cạnh: 900K và tước 2 tháng

- Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ
hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật XLVPHC.
- Các loại giấy tờ không được tước: Giấy tờ liên quan đến nhân thân không
nhằm mục đích hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh

12/5/2022

Đình chỉ hoạt động có thời hạn (K2 Đ25 Luật XLVPHC)
- Được áp dụng trong trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với
tính mạng, sức khỏe con người, môi trường
- Nếu cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình không phải có giấy
phép thì Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
- Nếu cơ sở hoạt động kinh doanh có giấy phép: Đình chỉ một phần hoạt động của
cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 26 Luật XLVPHC
2012)

Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên
quan trực tiếp đến VPHC, được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý
của cá nhân, tổ chức

Ví dụ: hành vi sử dụng chiêng, trống, còi kèn để cổ động nơi công cộng mà
không xin phép: Phạt tiền (hình thức phạt chính) + Tịch thu phương tiện là
chiêng, trống, còi kèn (hình thức phạt bổ sung)

Như vậy, Việc tịch thu được áp dụng khi có 2 điều kiện sau:

 Vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý


 Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp mà nếu không có nó thì
không vi phạm được

Xem ví dụ sau:

Một nhóm thanh niên gây gỗ, đánh nhau, gây thương tích nhẹ, khi lực
lượng công an kiểm tra phát hiện tại hiện trường: 01 dao nhọn là hung khí gây
thương tích và 2 băng đĩa phim có nội dung đồi trụy => Tịch thu cả con dao và
băng đĩa

* Lưu ý:

- Nếu tang vật là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, vật có giá trị, lịch sử, vật thuộc loại
cấm lưu hành thì vẫn bị tịch thu:
 Dù không đáp ứng đầy đủ hai điều kiện nêu trên
 Dù thuộc các trường hợp không ra được quyết định xử phạt (do người vi phạm
chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể… Điều 65 Luật XLVPHC)
- Không được tịch thu tang vật phương tiện thuộc sở hữu hợp pháp của người
khác do người vi phạm chiếm hữu bất hợp pháp. (nếu mà việc người vp chiếm
hữu tang vật mà nằm trong ý chí chủ sở hữu thì có thể bị tịch thu. Vd: cho
mượn)

Trục xuất (Điều 27 - Luật XLVPHC 2012)

- Là việc người có thẩm quyền buộc người nước ngoài có hành vi VPHC tại
Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. (ng nc
ngoài bao gồm người có quốc tịch khác và người ko quốc tịch)

- Trục xuất áp dụng cho người nước ngoài;

- Hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng theo thủ tục hành chính

- Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất: Cục trưởng Cục Quản lý
Xuất nhập cảnh, Giám Đốc Công an cấp tỉnh. (ko dành cho cquan quản lí hc
thông thường)

- Trục xuất nếu là hình thức phạt bổ sung thì thường đi kèm với hình thức phạt
tiền hơn là cảnh cáo => Vì sao?

5. Các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 28 Luật XLVPHC 2012)

- Một hành vi vi phạm hành chính ngoài bị áp dụng các hình thức xử phạt, tùy
từng trường hợp còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Ý nghĩa của biện pháp khắc phục hậu quả là gì? Vì sao chỉ xử phạt thôi
vẫn chưa đủ, Nhà nước hướng đến mục đích gì mà áp dụng thêm biện pháp
này??

Ý nghĩa: khôi phục lại trật tự quản lí bị xâm phạm, buộc người vp có trách
nhiệm đến cùng đối vs hậu quả do mình gây ra

chỉ xử phạt thôi vẫn chưa đủ khi trật tự quản lí bị đổ vỡ nên NN phải áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả để trả lại cho xh theo đúng trật tự quy định.
*Note:

 Thứ nhất, về nguyên tắc, các biện pháp này được áp dụng kèm theo các hình
thức xử phạt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp các biện pháp khắc phục hậu quả
được áp dụng độc lập: là những trường hợp không ra quyết định xử phạt K2
Đ65; K1 Đ74 Luật XLVPHC. Bao gồm:
 Trường hợp quy định tại Điều 11 Luật XLVPHC (tình thế cấp thiết, sự kiện bất
ngờ, phòng vệ chính đáng, mắc bệnh tâm thần, chưa đủ tuổi)
 Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
 Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử
phạt;
 Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải
thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
 Hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt
 Mối quan hệ giữa “Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện” và “Biện
pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại”

6. Thời hiệu xử phạt VPHC (Đ6 Luật XLVPHC, Đ6 Nghị định 81/NĐ-CP)

 Khái niệm: Là thời hạn pháp luật quy định mà nếu hết thời hạn đó người có
thẩm quyền không được xử phạt đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành
chính.

 Nhà nước có quyền xử phạt bao lâu? Ko có NN nào đc cho mình quyền đc xử
phạt mãi mãi, mà thường sẽ ngắn

 Ý nghĩa của thời hiệu (việc quy định thời hiệu có là một bất lợi cho công tác xử
phạt của nhà nước??) buộc ng có thẩm quyền xử phạt nhanh chóng, kịp thời;
tránh tình trạng né tránh, bao che.

Thời hiệu là 05 năm: chỉ áp dụng với VPHC là


hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm
tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế (theo quy
định của pháp luật về thuế)

Thời hiệu là 01 năm: áp dụng với tất cả các


hành vi vi phạm hành chính còn lại không
thuộc trường hợp 02 năm và 05 năm.
7. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt VPHC

 Cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp
hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong
quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết
định xử phạt VPHC mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt VPHC.
 Ý nghĩa:
 Để xác định tái phạm – một tình tiết tăng nặng của VPHC
 Để động viên người bị xử phạt có thái độ tích cực sau khi đã bị xử phạt.

8. Nguyên tắc xử phạt VPHC

 Là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng bảo đảm việc xử
phạt được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.
 Vai trò: có cần nguyên tắc không khi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đã
quy định rất cụ thể, chi tiết và rõ ràng.

Các nguyên tắc cụ thể:

1. Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm
minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định
của pháp luật.

2. Việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng
thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

3. Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối
tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

4. Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định.

 Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. (K3 Đ6 Nghị định số 81/2013/NĐ-
CP)
 Một hành vi VPHC chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần.
 Phương án xử lý để bảo đảm phù hợp nguyên tắc một hành vi chỉ bị xử phạt một
lần:
Vd 1: Khi ra QĐXP đối với HV đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể lựa
chọn 01 trong 02 giải pháp sau:
 Một, ra quyết định xử phạt hành vi khám chữa bệnh có áp dụng thêm tình tiết
tăng nặng quy định tại điểm I K1Đ10 Luật XLVPHC (tình tiết tiếp tục thực hiện
hành vi khi đã có yêu cầu chấm dứt của người có thẩm quyền)
 Hai, xử phạt cùng lúc hai hành vi: hành vi vi phạm về khám chữa bệnh và hành
vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền
Vd 2: Người có thẩm quyền xử lý như sau:
 Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra QĐXP nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm
chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện
hành vi vi phạm đó thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.
 Tức ra thêm một quyết định xử phạt khác tương ứng với mức độ vi phạm của
hành vi vi phạm mới, đó là áp dụng thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm (xem
thêm định nghĩa tái phạm tại K5 Điều 2 Luật XLVPHC)

 Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử
phạt về hành vi VPHC đó.
 Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt
về từng hành vi vi phạm.

Ông A ko đội mũ bảo hiểm đến trạm giao thông bị xử phạt, hỏi tới trạm t2
có bị phạt típ ko? Hành vi thứ nhất đã kết thúc ngay từ lúc lập biên bản và ra
quyết định xử phạt r. Còn tới trạm t2 thì vẫn bị phạt và có thêm tình tiết tăng
nặng là tái phạm

Chị B mỗi ngày đi qua hầm thủ thiêm 2 lần. Đến ngày t5 bị lập biên bản xử
phạt thì bị phạt mấy hành vi? Theo ngtac 4, một người thực hiện nhiều hành
vi VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm nên chị B bị phạt 10
hành vi, từ hành vi t2 có thêm tình tiết tăng nặng là vp nhiều lần

Tái phạm: bị phạt r mà vẫn làm lại

Nhiều lần: chưa bị phạt nhưng làm vẫn làm

Một doanh nghiệp y tế kinh doanh quá giờ, cơ quan có thẩm quyền lập biên
bản khi đến trao quyết định xử phạt thì phát hiện doanh nghiệp tiếp tục
kinh doanh quá giờ thì xử phạt thì bị phạt một hay nhìu hành vi? Việc quá
giờ chỉ xảy ra trong 1 ngày, tức là mỗi ngày quá giờ sẽ được tính là 1 hành vi.
Nên cách xử lí trong trường hợp này là cquan có thẩm quyền ra thêm một quyết
định xử phạt có thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm.

Ông M xây nhà trái phép bị lập biên bản. Khi đến trao quyết định thì thấy
ông M đã xây xong nhà thì ông M bị phạt một hay nhìu hành vi? Xây nhà
trái phép là hành vi kéo dài, dù ông M đã bị lập biên bản nhưng cố tình tiếp tục
xây dựng thì trong tường hợp này, cquan có thẩm quyền:

Cách 1: ra một quyết định xử phạt đối vs hành vi ko chấp hành quyết định của
ng thi hành công vụ, ng có thẩm quyền.
Cách 2: ra quyết định xử phạt có thêm tình tiết tăng nặng

5. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC. Cá nhân, tổ
chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh mình không vi phạm hành chính.

6. Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân.

17/5/2022:

9. Thẩm quyền xử phạt VPHC (Từ Điều 38 đến Điều 51 Luật XLVPHC 2012)

– 3 cquan đc bổ xung: Kiểm Toán Nhà nước; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (HĐ
cạnh tranh và Cục Quản lí cạnh tranh sát nhập lại, là cquan bán tư pháp) ; Thẩm
quyền của Kiểm ngư

10. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt VPHC (Điều 52 Luật 2012;
Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP)
=> Là cách thức xác định “Hành vi vi phạm đó, vụ việc vi phạm đó thuộc thẩm
quyền xử phạt của ai, cơ quan nào, lực lượng nào”
 Phân định thẩm quyền giữa các cơ quan

Nguyên tắc 1: Chủ tịch UBND các cấp: có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương (QH cho UBND có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tất cả các lĩnh vực nhưng đến khi giao
cho CP quy định chi tiết thì có một số lĩnh vực UBND ko đc phạt vì tính chuyên
ngành cao)

Nguyên tắc 2: Cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý
– Mỗi cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ phạt ngành, lĩnh vực mình phụ trách
quản lý? Một cquan chuyên ngành ko chỉ phạt mỗi ngành của mình mà còn phạt
sang các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến ngành của mình theo nguyên tắc
kết hợp: “chính – phụ”. Nghĩa là ngành của tui thì tui phạt chính, còn ngành
khác thì tui phạt phụ.
– Ví dụ: Trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, các chủ thể có thẩm quyền
xử phạt bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp, cơ quan quản lý thị trường, công an
nhân dân, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, thanh tra chuyên ngành.

Nguyên tắc 3: Vì có nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử phạt với một hành vi
vi phạm nên sẽ xảy ra trường hợp “Vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử
phạt của nhiều người” => thì ai có quyền xử phạt??
– Một hành vi vphc sẽ có it nhất 2 cquan có thẩm quyền xử phạt là UBND và
cquan chuyên ngành
VD: Nhóm hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực
hoạt động thương mại và bảo vệ người tiêu dùng (Nghị định 185/2013/NĐ-CP ),
các chủ thể có thẩm quyền xử phạt gồm: 1. Chủ tịch UBND các cấp;2. Cơ quan
quản lý thụ trường;3. Cơ quan Hải quan;4. Thanh tra chuyên ngành
– Ai là người có thẩm quyền xử phạt?? Điều 52 quy định người nào thụ lý trước
thì có thẩm quyền xử phạt. (bất cập: đang xét thẩm quyền về việc ai nhanh hơn
ng đó đc phạt gây ra tình trạng tranh giành nhau xử phạt vụ dễ hoặc né tránh vụ
khó khăn)  Biết nhưng ko thể sửa đc vì chưa có một ngtac khác thay thế

Nguyên tắc 4: Trường hợp một người cùng lúc bị phát hiện thực hiện nhiều
hành vi vi phạm thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, cơ quan nào xử lý?
Ví dụ: Một doanh nghiệp tư nhân bị phát hiện cùng lúc thực hiện các hành vi vi
phạm như sau: - Trốn thuế - Gây ô nhiễm môi trường - Kinh doanh mặt hàng có
điều kiện nhưng không có giấy phép
– Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt? Chuyển toàn bộ vụ việc về UBND có
thẩm quyền xử phạt, ko tách hành vi đưa về các cquan chuyên ngành.

 Phân định thẩm quyền giữa các chức danh trong ngành, lĩnh vực
Thẩm quyền phạt tiền: được xác định căn cứ vào mức cao nhất của khung tiền
phạt.
– Nếu mức cao nhất của khung tiền phạt của hành vi vp thấp hơn hoặc bằng mức
phạt tiền tối đa đc luật quy định cho chức danh đó thì ng đó có thẩm quyền phạt.
Ví dụ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực
phẩm. Ai là người có thẩm quyền xử phạt nếu:
TH1: Người phát hiện và lập biên bản là Chủ tịch UBND phường ? chủ tịch
UBND phường ko có thẩm quyền phạt tiền mà chỉ đc lập biên bản, sau đó đưa
lên cho chủ tịch UBND cấp quận
TH2: Người phát hiện và lập biên bản là thanh tra chuyên ngành y tế? Ng có
thẩm quyền phạt tiền là Chánh thanh tra y tế

Thẩm quyền xử lý một hành vi vi phạm với nhiều hình thức và biện pháp
khác nhau
Ví dụ: Hành vi bảo quản, vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ
cơ sở nuôi cấm thu hoạch:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Tịch thu lô hàng thủy sản vi phạm (giả sử lô hàng thủy sản có trị giá
10.000.000 đồng)
- Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn
=> Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm này không?
Hành vi này có 3 hình thức xử phạt nhưng trong đó UBND câp xã chỉ đc xử phạt
2 hình thức đầu. Do đó, lúc này phải chuyển toàn bộ vụ việc lên cấp trên tức là
UBND câp huyện
 Thẩm quyền xử phạt của một ng chỉ đc đáp ứng khi nào nó thỏa mãn mọi
hình thức và phương pháp, chỉ cần một hình thức hay biện pháp vượt quyền thì
cả vụ đó vượt quyền,
=> Vậy nguyên tắc xác định thẩm quyền trong trường hợp này là: ngoài thỏa
mãn điều kiện về thẩm quyền phạt tiền, còn phải thỏa mãn thẩm quyền áp dụng
các hình thức xử phạt khác và biện pháp khác phục hậu quả.

11. Thủ tục xử phạt VPHC (Từ Điều 55 đến Điều 68 Luật XLVPHC 2012)

Có hai loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: Thủ tục xử phạt đơn giản
và Thủ tục xử phạt có lập biên bản (thủ tục thông thường)
Thủ tục xử phạt đơn giản (thủ tục không bình thường): ko đc xài phổ biến vì
sẽ bị lạm quyền cho nên chỉ dc xài trong mức phạt thấp

• Điều kiện áp dụng:


– Bị xử phạt hình thức cảnh cáo;

– Bị phạt tiền từ 50.000 – 250.000 đối với cá nhân và từ 100.000 – 500.000 đối
với tổ chức

• Nội dung của thủ tục:

– “Không được lập biên bản”: Tính chất đơn giản của thủ tục xử phạt đơn giản
được quyết định ở việc ko cần lập biên bản.

– Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền
xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt;

– Quyết định xử phạt phải đồng thời gửi cho cơ quan thu tiền phạt để kiểm tra,
giám sát, theo dõi.

Thủ tục xử phạt có lập biên bản (Thủ tục thông thường)

• Điều kiện áp dụng:

– Áp dụng cho các vi phạm hành chính có mức phạt tiền trên 250.000 (500.000
đối với tổ chức);

– Mọi vi phạm hành chính được phát hiện nhờ phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ
(không phụ thuộc vào mức phạt: dù cho có mức phạt thấp thì vẫn lập biên
bản)

• Nội dung của thủ tục:

– Bước 1: Lập biên bản VPHC (Điều 58 Luật).


 Chủ thể có quyền lập biên bản:

 Người không có thẩm quyền xử phạt (chỉ đc lập biên bản)

 Người có thẩm quyền xử phạt (đương nhiên có quyền lập biên bản)

 Số lượng biên bản: 02 bản


 Vấn đề chữ ký của người vi phạm: (trong biên bản bắt buộc có chữ ký của ng
lập biên bản, ng vp, ng chứng kiến)
Quy định mới: nếu người vi phạm không đồng ý ký tên vào biên bản thì biên
bản có giá trị không?
 Nếu người vi phạm không đồng ý ký tên vào biên bản thì cần xác nhận chính
quyền xã hoặc lấy chữ kí của 1 người chứng kiến thì biên bản vẫn có giá trị pháp
lí. (ng chứng kiến: ý chí chủ quan có thể ko đúng, còn ng làm chứng thì phải
đúng sự thật)

– Bước 2: Xác định giá trị tang vật VPHC để làm căn cứ xác định khung tiền
phạt, thẩm quyền xử phạt

– Bước 3: xác minh vi phạm hành chính (Đ59 Luật): không là bước bắt buộc
trong xử phạt VPHC

– Bước 4: Giải trình của người vi phạm:


• Điều kiện giải trình (Điều 61 Luật):
 Bị áp dụng hình thức xử phạt tước giấy phép chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ
hoạt động
 Bị phạt tiền: ở mức cao nhất của khung tiền phạt số tiền từ 15.000.000 trở lên
đối với cá nhân (30.000.000 đối với tổ chức)
• Mục đích giải trình là gì? Lắng nghe ng vp giải trình xem xét có khó khăn gì
ko để xem có giảm hình thức xử phạt ko
• Hình thức giải trình: trực tiếp hoặc bằng văn bản sau đó trong thời hạn 5 ngày
từ ngày lập biên bản

– Bước 5: Ra quyết định xử phạt (Điều 66)


• Về thời hạn ra QĐXP: 7 ngày/ 30 ngày/ 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi
phạm
 7 ngày: ng lập biên bản là người ra QĐ
 ngày: người ra QĐ là cấp trên
 1 tháng nếu có giải trình, phức tạp
 2 tháng nếu đặc biệt phức tạp
• Về hiệu lực của QĐXP: có hiệu lực kể từ ngày ký (trừ trường hợp pháp luật
quy định khác)
• Các trường hợp không ra QĐXP (Điều 65 Luật): ko phạt nhưng vẫn áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả được
 Hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt
 Cá nhân vi phạm chết, mất tích, tổ chức vi phạm giải thể, phá sản

– Bước 6: Gửi quyết định xử phạt cho người vi phạm: 02 ngày kể từ ngày ký
 Hình thức giao: trực tiếp hoặc gửi bảo đảm qua đường bưu điện
 Nếu không giao được thì xử lý thế nào?
• Nếu gửi trực tiếp mà người vi phạm không nhận thì người có thẩm quyền lập
biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa
phương
• Nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường
bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không
nhận thì việc niêm yết nơi cư trú của người vi phạm được xem là đã giao

– Bước 7: Khiếu nại, khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
 Người bị xử phạt vi phạm hành chính nếu cho rằng QĐXP xâm hại quyền, lợi
ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày
nhận được QĐ xử phạt
 Hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân 1 năm kể từ ngày nhận
được QĐXP

– Bước 8: Chấp hành quyết định xử phạt:


 Thời hạn chấp hành: 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định (nếu quyết định
xử phạt kg quy định thời hạn khác)
 Nếu người bị xử phạt khiếu nại hoặc khởi kiện thì có phải chấp hành Quyết định
xử phạt không? Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện thì các Quyết định xử
phạt vẫn đc chấp hành chỉ dừng lại đối vs những hình thức, biện pháp ko có khả
năng khắc phục sau đó (vd: tháo dỡ nhà)
 Nếu đã quá 10 ngày mà không chấp hành thì bị xử lý thế nào?
 Người vi phạm có thể bị cưỡng chế từ ngày thứ 11 trở đi
 Mỗi ngày trôi qua, người vi phạm phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền chưa nộp
đúng hạn

Ví dụ: Ngày 10/5/2015 ông Nguyễn Văn A nhận được Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính với số tiền 5.000.000 đồng.
– Nếu ông A nộp phạt từ ngày 10/5/2015 đến ngày 20/5/2015: 5tr
– Nếu ông A nộp phạt sau ngày 20/5/2015: 5tr + 0,05%x số ngày nộp chậm

 Hoãn chấp hành quyết định xử phạt tiền; (Đ76 Luật) (chính sách nhân đạo
của NN)
• Điều kiện hoãn: cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 trở lên + có giấy xác nhận
UBND cấp xã đang gặp khó khăn về kinh tế
=> Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng trở lên (cquan xác định cá nhân khó khăn là UBND, cquan
xác định doanh nghiệp, tổ chức khó khăn là cquan thuế)
• Thời hạn hoãn: tối đa 03 tháng
 Miễn, giảm: trường hợp hoãn nhưng sau đó không có khả năng nộp phạt

 Nộp phạt nhiều lần (Đ79):


• Điều kiện:
 Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng
trở lên đối với tổ chức
 Có đơn đề nghị có xác nhận hoàn cảnh khó khăn về kinh tế của UBND cấp xã
hoặc cơ quan thuế (nếu là tổ chức)
• Thời hạn: tối đa 3 lần trong 06 tháng, lần đầu nộp ít nhất 40% tổng số tiền.
 Chuyển QĐXP về nơi cư trú để thi hành (Điều 71 Luật):
• Chuyển giữa các tỉnh với nhau
• Chuyển giữa các huyện với nhau trong cùng một tỉnh miền núi, hải đão, đi lại
khó khăn (ko đc chuyển giữa các quận. Huyện là ở nông thôn, là lãnh thổ tự
nhiên, quận là ở đô thị là lãnh thổ hành chinh)
• Chủ thể tiếp nhận: cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc UBND cấp huyện nếu
không có cơ quan chuyên môn cùng cấp
 Thu tiền phạt tại chỗ: Nếu xử phạt tại vùng xa xôi, hẻo lánh, xa kho bạc nhà
nước thì có thể thu tiền phạt tại chỗ.

– Bước 9: Cưỡng chế thi hành QĐXP:


 Điều kiện cưỡng chế: Quá thời hạn chấp hành nhưng không chấp hành

 Thời hạn cưỡng chế: 01 năm kể từ ngày ra quyết định xử phạt.


Nếu quá 01 năm nhưng người có thẩm quyền không cưỡng chế thì xử lý thế
nào?
 Nếu đã hết thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:

 Không cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.


 Tuy nhiên với hình thức tịch thu tang vật phương tiện đối với tang vật, phương
tiện, hàng hóa thuộc loại cấm lưu hành thì vẫn bị tịch thu
 Vẫn cưỡng chế thi hành đối với các biện pháp khắc phục hậu quả
 Thẩm quyền quyết định cưỡng chế:

 Chủ thể nào ra quyết định xử phạt thì chủ thể đó có quyền cưỡng chế? Sai. Thẩm
quyền cưỡng chế hẹp hơn thẩm quyền xử phạt.
 Chủ thể có thẩm quyền cưỡng chế (Điều 87 Luật)

 Cưỡng chế phải ra quyết định bằng văn bản

 Các biện pháp cưỡng chế:

 Khấu trừ lương, tài khoản


 Việc trừ lương không quá 30% tổng lương mỗi lần khấu trừ/ không quá 50% đối
với thu nhập khác
 Các tổ chức tín dụng phải phối hợp trích chuyển số tiền trong tài khoản mà
không cần sự đồng ý của chủ tài khoản
 Kê biên tài sản có giá trị tương ứng bán đấu giá
 Tài sản có giá trị tương ứng là bằng hay nhiều hơn, ít hơn số tiền phải cưỡng
chế?
- Các loại tài sản không được kê biên:
1. Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối
thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú. (vd: có căn nhà 500m2 là kê biên đc,
mà căn nhà 60m2 mà 6 ng ở là ko kê biên đc)
2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá
nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
3. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị
cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
4. Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
5. Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
6. Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.
 Thu tiền, tài sản khác đang bị tẩu tán
 Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Được sd tài liệu

Thgian: 75p

Phần I: nhận định ĐS có giải thích (3đ)

Phần II: trắc nghiệm (3đ)

Phần III: btap tình huống (2 bài: xử lí kỷ luật CC, xử phạt vphc) (4đ)

– Xử lí kỷ luật CC: Hình thức xử lí kỷ luật, thẩm quyền XLKL, hội đồng XLKL, thời hiệu thời
hạn XLKL, ngtac XLKL, đình chỉ trong XLKL.
– Xử phạt vphc:ngtac xác định thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu thời hạn, tính tiền phạt

You might also like