Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Ví dụ 1: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch

H2SO4 loãng?

Ví dụ 2: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch
CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng
sinh ra đều bám vào thanh sắt)

a. Xác định lượng Cu sinh ra.

b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể
tích dung dịch không thay đổi.

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Na, Mg, Zn

B. Al, Zn, Na

C. Mg, Al, Na

D. Pb, Al, Mg

Bài 2: Kim loại nào dưới đây làm sạch được một mẫu dung dịch
Zn(NO3)2 lẫn Cu(NO3)2 và AgNO3 ?

A. Zn

B. Cu

C. Fe

D. Pb

Bài 3: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy
thoát ra 4,48 lít khí hidro (ở đktc). Vậy kim loại M là :

A. Ca

B. Mg
C. Fe

D. Ba

Bài 4: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học.
Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch
HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch
muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:

A. T, Z, X, Y

B. Z, T, X, Y

C. Y, X, T, Z

D. Z, T, Y, X

Bài 5: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư, thể tích khí thoát ra (ở
đktc) là:

A. 4,48 lít

B. 6,72 lít

C. 13,44 lít

D. 8,96 lít

Bài 6: Cho lá đồng vào dung dịch AgNO 3, sau một thời gian lấy lá đồng ra
cân lại khối lượng lá đồng thay đổi như thế nào ?

A. Tăng so với ban đầu

B. Giảm so với ban đầu

C. Không tăng, không giảm so với ban đầu

D. Giảm một nửa so với ban đầu

Bài 7: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:
A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu

B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam

C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh
lam

D. Không có hiện tượng .

Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung
dịch H2SO4 loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). M là

A. Zn

B. Fe

C. Mg

D. Cu

Bài 9: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch CuSO 4 sau 1 thời gian lấy lá Zn ra thấy
khối lượng dung dịch tăng 0,2g. Vậy khối lượng Zn phản ứng là

A. 0,2 g

B. 13 g

C. 6,5 g

D. 0,4 g

Bài 10: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy
thoát ra 6,72 lít khí hidro (ở đktc). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là:

A. 81 %

B. 54 %

C. 27 %

D. 40 %
Bài tập bổ sung

Câu 1: Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl 2 1 M, giả thiết Cu
tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy
khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm

A. 15,5 (g).

B. 0,8 (g).

C. 2,7 (g).

D. 2,4 (g).

Câu 2: Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe – Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến
khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 991,6 ml H 2 (đkc). Thành phần
phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

A. 27,9% Zn và 72,1% Fe.

B. 26,9% Zn và 73,1% Fe.

C. 25,9% Zn và 74,1% Fe.

D. 24,9% Zn và 75,1% Fe.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp của
bảng tuần hoàn. Lấy 3,1 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được
1,2395 lít H2 (đkc). A, B là

A. Li, Na.

B. Na, K.

C. K, Rb.

D. Rb, Cs.
Câu 4: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh
khiết có thể ngâm hỗn hợp vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy
Ag. Dung dịch X là dung dịch của

A. AgNO3.

B. HCl.

C. NaOH.

D. H2SO4.

Câu 5: Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Để loại được tạp chất có
thể dùng

A. bột Cu dư, sau đó lọc.

B. bột Fe dư, sau đó lọc.

C. bột Zn dư, sau đó lọc.

D. bột Na dư, sau đó lọc.

You might also like