HAI ĐỨA TRẺ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Hai đứa trẻ

Thạch Lam
Tác phẩm mở đầu là tiếng trống thu
1. Bức tranh cảnh vật và cuộc sống con người

không gọi chiều về, kết thúc là tiếng trống cầm canh. Đêm khuya con người chìm vào giấc
ngủ. Sự lựa chọn thời gian này không phải là ngẫu nhiên. Thạch Lam chọn khoảng thời gian
ấy cho đứa con tinh thần của mình bởi lẽ ấy là thời gian tạo cho con người ta sự bâng
khuâng, thương nhớ mà cũng man mác buồn đến lạ. Thời gian lặng trôi trên nền không gian
yên tĩnh, êm đềm của một buổi chiều quê đang chuyển dần vào đêm, như đưa người đọc lạc
bước vào thế giới của một bức tranh tĩnh với những nét cảnh thiên nhiên phong phú, hài hòa.
Trên cái nền không gian tĩnh lặng ấy, tưởng chừng như sẽ chẳng có nổi thứ âm thanh nào len
lỏi vào. Ấy thế mà ở cái chòi nào đó nơi phố huyện lại văng vẳng vang lên tiếng trống thu
không. Tiếng trống bình dị, thân thuộc của làng quê xưa vang lên từng tiếng một như gọi
chiều về và như gọi cả nỗi niềm xao xác. Ba từ từng tiếng một vang lên như điểm nhịp cho
từng giọt thời gian rơi xuống, khắc sâu vào lòng người ý niệm về sự chảy trôi. Tiếng trống
cầm canh tung lên từng tiếng ngắn khô khốc, không đủ sức vang xa rồi chìm dần vào đêm
tối. Làm nền cho âm thanh tiếng trống ấy là tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng. Tiếng
muỗi vo ve sự hiện diện của bóng tối. tiếng hoa bàng rơi xuống vai Liên từng loạt một. Âm
thanh thoáng nhẹ như một nghi ngờ(!?). màu sắc của bức tranh chiều quê hiện lên với gam
màu của hoàng hôn rực rỡ “phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng”.
tác giả so sánh bầu trời chiều ánh sáng bừng lên phía cuối chân trời, chiếu lên những áng
mây trắng giống như hòn than rực đỏ đốt cháy mình lần cuối trước lúc chiều tàn. Bóng tối
phủ lên không gian phố huyện nghèo trên một diện rộng, đặc quánh lại, thâm nhập, luồn lách
bám vào cảnh vật. phải chăng bởi thế mà cảnh vật nơi đây như nhòe đi. Bóng tối ấy dường
như đã vượt qua ranh giới tự nhiên mà thâm nhập vào lòng người. nó như phông nền trong
không gian nghệ thuật giữa ngàn sao lấp lánh, đom đóm nhấp nhánh. “Dãy tre làng trước
mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. “Tối hết rồi, con đường thăm thẳm ra sông, con
đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. giữa không gian chiều
tà, “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc. đó là mùi
vị của ao đời lầm than nhưng ta vẫn thấy ở đây sự gắn bó giữa con người với quê hương.
Quang cảnh phố huyện được mở ra từ cao rộng của bầu trời đến thấp hẹp của mặt đất, có
rất nhiều đường nét nhưng không náo động. một phố huện tràn ngập bóng tối, hết sức tĩnh
lặng. thiên nhiên êm ả đượm buồn nhưng không hoang sơ, tiêu điều, đượm cảm xúc trìu
mến, nâng niu. Thạch Lam dường như cố tìm chất thơ trong cảnh chiều tà nên cảnh chiều
gần gũi, tha thiết. giữa không gian ảm đạm của phố huyện nghèo, hình ảnh con người nơi
đây dần dần hiện ra. Lời đối thoại được phân bố đều nhưng không gây đột biến mà gợi sự
buồn nản, xót thương. Bởi ấy là những lời “mãi rồi mới chép miệng”, “có khi không đáp”,
“ngẫm nghĩ rồi mới đáp”, “đáp vẩn vơ”. Kiếp người tàn: bà cụ Thi điên, cả phố huyện tĩnh
lặng, im lìm, cuộc sống nghèo khổ, xuất hiện duy nhất tiếng cười của người điên. Bà đến với
tiếng cười khanh khách, chỉ đủ tiền mua một cút rượu, ngửa cổ lên uống một hơi cạn sạch rồi
lặng lẽ đi về làng, khiến ta nghĩ tới cuộc đời xế bóng của những con người nơi đây. Mẹ con
chị Tí cuộc đời gắn với màn đêm bóng tối, ban ngày mò cua bắt ốc, ban đêm với chõng hàng
nước. gia tài của hai mẹ con chị vừa cõng trên lưng, vừa bế trên tay cũng chỉ có một chiếc
chõng và vài mặt ghế. Thằng con loay hoay nhóm lửa nấu nồi nước chè, còn chị thị ngao
ngán trước cảnh hàng ế ẩm: “sao muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ”. Cuộc sống trông chờ
vào sự rủi may và cái rủi là lẽ thường tình. Vợ chồng bác xẩm ngồi trên manh chiếu, thằng
con bò lê la ra đất, chiếc thau chờ phần thưởng trống trơ. Tiếng đàn bầu bần bật trong đêm
khuya như tiếng nức nở của thân phận nghèo hèn, bác sờ sẫm dây đàn hay sờ sẫm cuộc đời
mình trong bóng tối. cả gia đình đang đứng trên bờ vực thẳm, bởi khi con người ta không đủ
sức lo cho chính mình sao có thể giúp đỡ những con người xung quanh. Những đứa trẻ nhặt
rác cúi lom khom trên nền chợ, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tra hay những gì còn sử
dụng được của người bán hàng để lại. tác giả xót lòng khi trên nền chợ trống trơ. Những đứa
trẻ nghèo bám vào phố huyện như bám vào mảnh đất cằn cỗi, hết chất phù sa. Chúng như
những mầm cây nhỏ bé, yếu ớt, chưa kịp vươn tới ánh sáng đã bị vùi trong bóng tối… Chị em
Liên và An mất đi sự chăm sóc thường nhật, ngày nào cũng đợi những khách nghèo, bán vài
ba món hàng vặt vãnh. An tuy là con trai nhưng lại mất đi cái nét tinh nghịch của một cậu bé
ở độ tuổi ấy. em muốn hòa nhập chơi với chúng bạn nhưng sợ trái lời mẹ dặn nên chỉ đành
ngồi dưới gốc cây bàng nhìn mọi người đi vào đêm tối. món phở bác Siêu là món quà xa xỉ
mà hai chị em không có tiền mua. Khi màn đêm dần như nuốt chửng con người và cảnh vật
nơi phố huyện thì ánh sáng xuất hiện qua các chi tiết: “Đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu”,
“hé ra một khe ánh sáng”, “thưa thớt từng hột sáng”, “chấm lửa vàng lơ lửng”. ánh sáng
quá ư ít ỏi so với màn đêm đang dần dần phủ xuống. phố huyện như một bản nhạc buồn mà
giai điệu buồn lặp đi lặp lại. Phố huyện hôm hay cũng giống như hôm qua và còn hiện diện
“ngày nào mẹ con chị Tí cũng dọn hàng”, “mẹ Liên ra thăm hàng một lần”, “hai chị em ngồi
trên chiếc chõng”. Hình ảnh con người rất gần với lời thơ của Huy Cận:
“Quẩn quanh mãi với vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Vì quá quen nên chỉ ngần ấy chuyện”
Cách miêu tả của nhà văn thể hiện sự đồng cảm, tinh thần nhân đạo, Thạch Lam hạ bút viết
câu văn đầy day dứt, thấm thía “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi
sáng cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”
2. Chuyến tàu đêm đi qua phố huyện

Ngày tàn phố vắng, hoàng hôn buông xuống những


kiếp người nghèo khổ nhưng hai chị em Liên và An luôn
hướng về ánh sáng. Khi chiều buông xuống là hướng về
ánh đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng
xanh trong hiệu khách. Khi đêm về là vòm trời ngàn
sao lấp lánh, sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông
Thần Nông. Nhưng vũ trụ thăm thẳm làm mỏi chí nghĩ,
chúng lại trở về với quầng sáng thân mật: ngọn đèn chị
Tí, ánh lửa bác Siêu. Cả ba lần hướng về ánh sáng ấy, chị em Liên muốn tìm niềm vui để vơi
bớt đi nỗi buồn nhưng nỗi buồn không dứt mà chỉ phần nào nguôi ngoai, rồi lại nhanh chóng
trở về với hiện thực, đối mặt với bóng tối bủa vây. Nhưng ánh sáng của đoàn tàu mới là thứ
ánh sáng mà chúng hằng mong đợi hơn cả. chúng chờ đợi chuyến tàu suốt một ngày buồn tẻ
của mình, khắc khoải chờ đợi từ lúc bóng chiều âm thầm đổ xuống, từ lúc tiếng trống thu
không vang lên. Chúng vui mừng khôn xiết khi chị Tí thắp đèn, ánh lửa bác Siêu hiện ra, bởi
đó là những hành động cụ thể, những bước đi của thời gian, đưa các em nhích dần đến với
chuyến tàu, đến với niềm mong mỏi trong tâm tưởng. Mỗi đêm chỉ có một chuyến tàu từ Hà
Nội về và chuyến tàu ấy chỉ dừng ở ga nhỏ trong ít phút nên không thể bỏ lỡ. Thạch Lam thấu
hiểu, cảm thương và trân trọng nỗi chờ đợi tha thiết ấy nơi lòng con trẻ nên đã dành những
trang viết sinh động miêu tả tỉ mỉ, trang trọng hình ảnh chuyến tàu

You might also like