Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đất nước mình bắt lên câu hát


Người đến hát khi chèo đò kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
(Đất Nước)
MB. Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ đến thiên tùy bút “Người lái đò
sông Đà” của Nguyễn Tuân. Bằng tài hoa uyên bác của mình, người nghệ sĩ tài hoa
ấy đã khắc họa thành công hình tượng con sông Đà miền Tây Bắc vừa hung bạo,
dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình, để từ đó nổi bật trên nền thiên nhiên ấy là “chất
vàng mười đã qua thử lửa” của con người miền Tây, mà ở đây là người lái đò sông
Đà. Đặc biệt qua đoạn trích sau, ….
TB.
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã lụi
tàn. Trước cách mạng tháng 8, ngòi bút đa cảm ấy chênh vênh giữa
hiện tại, không nhiều niềm tin vào tương lai, ông thiết tha đi tìm cái
đẹp của một thời xưa cũ, của những gì đã “Vang bóng một thời”
+ sau cách mạng tháng 8, người nghệ sĩ ấy tìm thấy sợi dây liên kết
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, ông dùng ngòi bút của mình phục
vụ đất nước, nhân dân. Ngòi bút của ông từ ấy cũng trở nên giàu lòng
tin yêu đến lạ với phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác: nhìn nhận
sự vật trên phương diện văn hóa thẩm mĩ, nhìn nhận con người trên
phương diện tài hoa nghệ sĩ
+ ông được mệnh danh là bậc thầy về ngôn ngữ, “là cây bút duy mĩ”
bởi ông luôn tìm tòi và mở ra vẻ đẹp bất cứ nơi đâu trên khắp mọi
miền Tổ quốc
+ với những đóng góp của mình cho nền văn học nước nhà, ông được
trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2. Tác phẩm
- Người lái đò sông Đà nằm trong tập “tùy bút sông đà’ là kết tinh của
chuyến “xê dịch” của Nguyễn Tuân về miền Tây Tổ quốc năm 1958
- Chuyến đi ấy không chỉ để đáp ứng cái thú phiêu lãng của riêng nhà
văn mà còn nhằm tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, tìm kiếm “thứ
vàng mười đã qua thử lửa” trong mỗi con người miền Tây Bắc, nhiệt
tình xây dựng cho Tây Bắc ngày càng đoàng hoàng và to đẹp hơn.
3. Vấn đề nghị luận
3.1 Sông Đà hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội.
(từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”)
- Lời đề từ: “Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”(Nguyễn Quang Bích) chỉ đường cho ta đến với
sông Đà hùng vĩ, dữ dội. tác giả như muốn nhấn mạnh thủy trình của
Đà giang không phải do bất kì yếu tố ngoại cảnh nào tác động mà là
do chính ý muốn, chính lựa chọn của con sông ấy. Ta như thấy được
Đà giang đã hóa thành một sinh thể có hồn, có suy nghĩ, cảm nhận và
lựa chọn của riêng nó. Và dường như chính cái độc đáo ấy đã thu hút
ánh nhìn, niềm khát khao khám phá của Nguyễn Tuân, một cây bút
cũng được coi là một “Đà giang độc bắc lưu” trong dòng chảy văn học
Việt Nam
Trước hết, cái hùng vĩ, dữ dội của sông Đà thế hiện qua vách đá
thành bờ sông:
“Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là
những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc
đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như
một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia
vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.
Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh,
cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một
khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn
điện.”
 Bằng ngòi bút liên tưởng đầy độc đáo, Nguyễn Tuân đã khắc họa
cái hẹp, sâu, thẳng đứng của vách đá sông Đà qua hàng loạt những
hình ảnh khơi gợi hình dung vô cùng ấn tượng
- “mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, đúng ngọ ở đây chỉ
thời điểm mặt trời lên thiên đỉnh, nằm ở vị trí chiếu sáng vuông góc
với mặt đất, ta hình dung ra không gian vách đá dựng đứng, thường
xuyên thiếu vắng sự ấm áp của vầng thái dương, mặt nước lạnh lẽo, u
tối.
- tác giả sử dụng phép so sánh vách đá “như một cái yết hầu, kết hợp
với động từ “chẹt” tạo cảm giác bức bối, nghẹt thở cho chính độc giả
khi hình dung ra bản thân đang bị đặt giữa một không gian chật chội,
nhỏ hẹp, như đang chịu sức ép của vách đá hai bên bờ sông
- Không chỉ có thế, hai bên bờ đá còn được miêu tả gần nhau đến mức
có thể “nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” ta hình dung, không
cần dùng đến lực, chỉ cần nhẹ tay ném hòn đá đã có thể bay từ bên
này sang bờ đối diện. Rõ ràng, khoảng không gian ấy phải rất gần
nhau. Như để bổ sung thêm cho sự nhỏ hẹp giữa hai bên bờ, tác giả
còn đưa ra hình ảnh “con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ
kia.”, động từ “vọt” tái hiện hành động nhẹ nhàng mà chẳng cần đến
quá nhiều sức lực để thực hiện, cho ta thấy, để chinh phục quãng bờ
ấy là một việc hết sức dễ dàng
- Trong không gian ấy, cảm giác của những người ngồi trong khoang
đò được tác giả miêu tả “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”. Sự tương
phản được xây dựng đầy thú vị đem đến cho ta hình dung đầy chân
thực, như thể chính ta đang đồng hành cùng đoàn người đi qua quãng
sông ấy. Có lẽ cái lạnh được cảm nhận ở đây không chỉ đến từ thời
tiết, từ không gian thiếu đi ánh sáng mặt trời, mà còn đến từ cái lạnh
từ tận sâu trong lòng người khi ta có cảm giác sợ hãi trong hoàn cảnh
phải đối mặt với thiên nhiên hoang vu, bí ẩn.
- tác giả cảm nhận cái lạnh lẽo, “cảm thấy mình như đứng ở hè một cái
ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ
mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.”
 Cách diễn tả hết sức độc đáo, một so sánh đậm chất thị thành đưa
giúp ta hình dung ra một không gian gần hơn với trải nghiệm của
đoàn khách sông Đà, đó là không gian nơi một con ngõ nhỏ, khi
ngẩng đầu lên sẽ thấy mấy ô cửa sổ của các tầng nhà, và chỉ duy
nhất một nhà còn sáng đèn. Cũng như những người trên khoang
đò, ta đang ngóng vọng lên thứ ánh sáng yếu ớt và độc nhất ấy, thứ
ánh sáng mà bất cứ lúc nào cũng có thể tắt phụt, thứ “đèn điện”
duy nhất chiếu sáng cả một không gian tối tăm, lạnh lẽo. Mà ở đây,
mặt trời lúc đúng ngọ chính là thứ “đèn điện” ấy. Thế nhưng, sự
ghé thăm của mặt trời lúc chính ngọ chỉ thoáng chốc, đèn điện vụt
tắt, mặt trời khuất bóng cũng là lúc bóng tối dành lại vị trí của
mình, cả không gian bao trùm trong sự hoang vu, lạnh lẽo đầy kì
bí. Cảm giác chênh vênh và hụt hẫng được miêu tả đầy chân thực
qua một liên tưởng gần gũi và vô cùng sinh động. Quả không sai
khi có người từng ca tụng Nguyễn Tuân là “nhà giả kim của con
chữ”, bởi phải am hiểu và uyên bác đến thế nào mới có thể đưa đến
những cảm nhận chân thực vô cùng chỉ qua con chữ, trang văn.
Đến quãng mặt ghềnh Hát Lóong, dường như sự hung bạo của
con sông lại tăng thêm một bậc: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát
Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất
cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà
khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.”
- Ta như cảm nhận được, ở quãng ghềnh này không chỉ có sự lạnh lẽo
từng chút một được gieo rắc vào tâm hồn, mà còn có sự rợn người,
rùng mình trước những điều nguy hiểm ấn nấp, trực tiếp đe dọa bất kì
ai cả gan dám đi qua quãng ấy.
- Tác giả miêu tả chiều dài của quãng sông qua cụm từ “hàng cây số”.
không phải “mấy cây số” hay “vài cây số”, mà là “hàng cây số”,
người đọc không chỉ hình dung ra được độ dài miên man của quãng
sông Đà, mà dường như còn thắp lên nơi sâu thẳm tâm hồn một cảm
giác lo sợ, một nỗi lo âu khi hình dung về không gian ấy.
- Qua biện pháp tu từ liệt kê, phép điệp vô cùng ấn tượng, các sự vật
thiên nhiên mà ta vẫn thường thấy như đang giao tranh đầy quyết liệt
+ Hệ thống từ láy để khắc họa dòng chảy mạnh mẽ cuộn trào của con
sông: cuồn cuộn,gùn ghè
• Từ “cuồn cuộn” thiên về tượng hình, gợi hình ảnh những đợt sóng –
gió – nước– đá cứ liên tiếp nối nhau, gối vào nhau liên tục không ngừng
→ sự mạnh mẽ,
dữ dội của thiên nhiên
• Từ “gùn ghè” lại như đem đến một thanh âm đầy giận dữ, như tiếng
gầm gừđể đe dọa đối thủ của những loài thú dữ
➔ Dường như, đây không chỉ là trạng thái tự nhiên của dòng chảy – mà
còn làtâm lý đầy hung hãn của con sông Tây Bắc không muốn đi theo sự
sắp đặt củatạo hóa ấy. Nó muốn tấn công, đe doa, “gây sự” với con
người.
+ So sánh “như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”
• Nhà văn không sử dụng các kiến thức địa lý, tự nhiên để lý giải cho các
hiệntượng trên dòng sông – mà nhìn tất cả những chuyển động dồn dập
ấy với mộtlăng kính chủ quan, rằng dòng sông hình như có tư thù với con
người thì phải.
• So sánh “như lúc cũng đòi nợ xuýt” càng khắc họa rõ nét hơn sự hung
hăng,hiếu chiến, thậm chí ngang ngược của con sông Tây Bắc. Bởi nó
không chỉ đòinhững người nợ mình, mà sẵn sàng “gây sự” với những
người không nợ nần– không có ân oán. Nó cũng không chọn lọc một
người lái đò cụ thể mà sẵnsàng tấn công “bất cứ người lái đò Sông Đà
nào tóm được qua đấy”. Dòng sôngkhông loại trừ một ai khỏi “tầm
ngắm” của mình. Động từ “tóm” càng nhấnmạnh thêm những động tác
tấn công dứt khoát, mạnh mẽ, quyết liệt của Đàgiang.
 Tài năng của Nguyễn Tuân chính là ở đó. Nhìn về một con sông,
nhưng consông ấy đâu chỉ là dòng lưu chuyển của mạch nước từ thượng
nguồn về hạlưu? Sông Đà và cả những thứ nằm trong lòng sông ấy, hiện
lên như mộtlinh hồn, một thực thể biết sống, một kiểu “hùm thiêng” đầy
mãnh lực.
 Người cầm bút cũng đồng thời khẳng định rằng khi đi qua quãng sông
này,không ai được phép khinh suất, bởi nếu thiếu thận trọng – cái giá
phải trảcó thể sẽ rất đắt.
b.3 Ở quãng Tà Mường Vát
“Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có
những cái hút nướcgiống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn
bị làm móng cầu. Nước ở đây thởvà kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên
mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ nhữngcánh quạ đàn.
Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua
cũngchèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho
nhanh để vút qua mộtquãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo
nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cáigiếng sâu, những cái giếng
sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đinghênh
ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền
đã bị cáihút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt
biến đi, bị dìm và đi ngầm dướilòng sâu đến mươi phút sau mới thấy tan
xác ở khuỷnh sông dưới.”
- Những cái hút nước tàn độc:
+ Sử dụng một loạt hình ảnh so sánh độc đáo để làm bật lên sự nguy
hiểm giăngmắc khắp dòng sông từ những cái hút nước:
• Giống như cái giếng bê tông → Tác giả khắc họa cái hút nước như một
cái giếngsâu không thể thấy điểm tận cùng, càng khiến ta dễ cảm thấy lo
lắng, sợ hãitrước những hiểm nguy không báo trước. Được ví von với
những cái xoáy nướcđầy hung bạo, rõ ràng cái giếng bê tông ở đây không
phải hình ảnh giếng lãngmạn, nhẹ nhàng trong tuổi thơ hay trong tình yêu
lứa đôi như nhiều câu cadao, dân ca – mà giống như miệng một con thủy
quái khổng lồ đang chờ đợiđể “nuốt chửng” tất cả những thuyền nào dám
đi qua khúc này.
• Thanh âm của “nước giếng” cũng không hề dễ chịu: “thở và kêu như
cái cửacống cái bị sặc” → tiếng rất to, khó chịu, tạo cảm giác rợn người
khi đi qua khúc ấy. Nó giống như một lời cảnh cáo cho những kẻ ngoan
cường và ngoan cố dám chinh phục quãng này. Phép nhân hóa dường như
không có mục đích khiến sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc, sinh động
như trong các ý văn miêu tả thường thấy –mà ngược lại, khiến các hút
nước càng trở nên đáng sợ khi có thể có tâm địa riêng nhưmột con người.
• Kết hợp với phép nhân hóa và những từ ngữ giàu sức gợi hình để khắc
họachân dung những cái hút nước: lừ lừ, ặc ặc, nghênh ngang, lôi tuột,
trồng cây chuốingược, vụt biến đi, tan xác, ... → Nhấn mạnh vào sự hiểm
nguy mà những cáihút nước ấy có thể đem lại, khiến người đọc càng
thêm lo lắng cho vận mệnhcủa những người đi qua quãng sông. Các từ
ngữ đa dạng, vừa có từ láy, vừacó những động từ mạnh, lại đan xen
những cách diễn đạt có tính tạo hình caođã thực sự khẳng định ngòi bút
miêu tả xuất chúng của người nghệ sĩ NguyễnTuân.
Trong bài thơ “Dòng sông của em, dòng sông của anh”, nhà thơ Lai Vu
cũng từng khắc họavề sự gập ghềnh, hiểm trở của sóng nước Đà giang:
“Dòng sông Đà quê anh
Đá dựng ghềnh dựng thác
Mênh mông ngàn sóng bạc
Đàn voi đá nhấp nhô”
Tuy nhiên, sông Đà hiện lên qua ý thơ của Lai Vu không hề mang sắc
thái hung hãn, hiếuchiến, sẵn sàng tấn công con người như qua lăng kính
của nhà văn Nguyễn Tuân. Ở đây,sông Đà như dịu dàng gửi gắm một ý
thơ, một nửa tâm hồn cho “em”, cho người mà “anh”đem lòng thương
mến. Quả thực, cùng một đối tượng miêu tả, nhưng mỗi người cầm bút
lạikí thác tấm lòng mình theo một cách riêng.
+ Thái độ của những chiếc thuyền đi qua quãng Tà Mường Vát:
Đối diện với thái độ tiếp đón chẳng chút niềm nở ấy của những cái hút
nước, nhữngchiếc thuyền dường như cũng không dám nghênh ngang,
vênh váo khi qua đây...
• Nhà văn khẳng định “Không thuyền nào dám men gần những cái hút
nước” –một ý văn rất ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, cho ta thấy được những
cái hút nướccó sức tấn công khủng khiếp đến ra sao.
• So sánh kết hợp liên hệ kiến thức thú vị về lái xe ô tô: chiếc thuyền
được đốichiếu, ví von với ô tô đang sang số ấn ga cho nhanh để “lướt”
qua quãng sôngđược xem như một bờ vực đầy nguy hiểm, thử thách.
→Gần gũi, đời thườngvới người đọc hiện đại – và thật thú vị, mới mẻ với
bạn đọc của thời kì đó. Nhàvăn vận dụng một cách linh hoạt kiến thức ở
nhiều lĩnh vực để mở rộng trảinghiệm của độc giả đến mức tối đa.
 Đi qua khúc sông ấy, vượt qua những hút nước tàn độc đó, đòi hỏi
ngườilái đò phải chèo thật nhanh, phải vững tay lái và vững lòng để bình
tĩnhchiến thắng những thử thách, chinh phục cả cơn thịnh nộ của những
“giếngnước bê tông” đang sôi lên ặc ặc đầy hung hãn.
 Rõ ràng, đây không chỉ dừng lại là một chuyến đi vãn cảnh vùng sông
nước– mà thực sự là một hành trình hệ trọng, liên quan tới sinh mệnh của
con người.
- Để khắc họa sự khủng khiếp của những cái hút nước, nhà văn còn tạo
nênnhiều điểm nhìn độc đáo, vận dụng kiến thức đa lĩnh vực để khơi dậy
nhữngxúc cảm bên trong bạn đọc:
“Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền
cảm giác lạcho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền
thúng tròn vành rồi cho cả thuyềncả mình cả máy quay xuống đáy cái hút
Sông Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên váchthành hút mặt sông chênh
nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay
tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-
plongée lên một cái
mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy
tinh khối đúc dày,khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả
người quay phim cả người đangxem. Cái phim ảnh thu được trong lòng
giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xemphim kí sự thấy mình
đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bịvứt
vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.”
+ Nhà văn đan xen bày tỏ cảm xúc của chính mình để khắc họa trải
nghiệm một cách
chân thực, ấn tượng hơn nữa: “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến...”
+ Vận dụng kiến thức quay phim điện ảnh để mở rộng trải nghiệm của
bạn đọc – đặtbạn đọc vào những điểm nhìn cực kì độc đáo để quan sát
những cái hút nước
• Ở đoạn trên, ta nhìn cái hút nước từ trên thuyền, thấy nó như cái giếng
bê tông– nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
• Còn giờ đây, ngược lại, nhìn từ dưới lòng sông lên: thành giếng xây
toàn bằngnước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày → lượng
nước “cuốn” vào bêntrong xoáy nước lúc này như bị dồn nén lại thành
một khối dày, càng thêm nặng khi ta nhìn ở góc độ từ dưới lên – sợ hãi
không biết lúc nào cốc pha lê khổng lồ ấy sẽ vỡ tan và ụp toàn bộ nước
vào người mình. Cái sắc xanh ve ấy tuyệt nhiên không đem đến cảm giác
bình yên, lãng mạn như trong nhiều tác phẩm khác – mà khiến ta như bị
đè nén, ngộp thở, đầy sợ hãi. Đối với những độc giả ưa cảm giác mạnh,
hẳn đây cũng sẽ là một trải nghiệm thích thú.
➔ Nhà văn Nguyễn Tuân đã thật linh hoạt với “chiếc máy quay” riêng
của mình, tạo nên nhiều “góc máy” ấn tượng, táo bạo, đưa người đọc vào
một trải nghiệm độc đáo không thể nào quên.
 Thông qua một anh bạn quay phim táo tợn, cây bút đã đưa bạn đọc
bước chân lên chiếc thuyền thúng tròn vành, cùng anh quay phim – cùng
máy quay xuống đáy cái hút sông Đà mà chiêm ngưỡng trọn vẹn sự
khủng khiếp của nó. Dường như, sự tưởng tượng thú vị này của văn nhân
về anh bạn quay phim kia cũng chính là cách Nguyễn Tuân gợi nhắc về
hình ảnh của mình trong sáng tạo nghệ thuật – một người ưa những gì dữ
dội, táo bạo, tuyệt đối; một người sẵn sàng liều lĩnh để có cho mình
những chất liệu mới mẻ đem tới cho độc giả; mộtngười kiên quyết không
đi vào những lối mòn cũ kĩ, dẫu cho phải “táo tợn” đến thế nào.
+ Nhà văn còn đưa ra những góc độ - những vị thế cảm nhận khác nhau
để nâng caotrải nghiệm của bạn đọc:
• Với người quay phim: dũng cảm “dìm” mình xuống cùng máy quay để
có đượcnhững thước phim độc nhất, để đời → đó là cái liều lĩnh của một
người yêu cáiđẹp, khao khát khám phá để sáng tạo về cái đẹp. Nghệ thuật
là lĩnh vực của cáiđộc đáo, không thể nào chỉ dùng những góc máy quen
thuộc mà “thu ảnh” mộtcách vội vàng.
• Với người xem phim: ta không chỉ “đọc” văn Nguyễn Tuân, mà còn
biến thànhnhững người xem phim, được thưởng thức các thước phim
điện ảnh quay chỉnchu, sáng tạo, độc đáo, chân thực hơn bao giờ hết.
Chính trí tưởng tượng củamỗi độc giả cũng góp phần kiến tạo nên tác
phẩm điện ảnh đó.
➔ Trải nghiệm ấy khiến người xem lo lắng đến mức phải “lấy gân ngồi
giữ chặtghế” – như một phản xạ tự nhiên khi chuẩn bị đối diện với điều
gì đó khiến mình sợ hãi, choáng ngợp, lo lắng. Thế nhưng, những nỗ lực
ấy hóa ra trong hoàn cảnh đó, trong trải nghiệm tưởng tượng độc đáo đó,
chỉ như “ghì lấy mép một chiếc lá rừng” mỏng manh, dễ bị nhàu nát,
càng khiến ta không còn điểm tựa nào, như rơi vào chênh vênh, chuẩn bị
đón nhận cốc nước pha lê khổng lồ vỡ tan. Cốc nước ấy, khi vừa rút lên
cái gậy đánh phèn, hẳn lượng nước và sức nước sẽ càng thêm mạnh mẽ,
khiến độc giả như ngộp thở, bí bách trên chiếc thuyền thúng chỉ có mình
và “anh bạn quay phim táo tợn” kia.
Bình luận tham khảo của bạn Thành Lộc 2k6:
Ta, những lữ khách văn học như hoàn toàn bị câu văn Nguyễn Tuân chi phối: Không
chỉ thưởng thức vẻ đẹp, đặc điểm được nói đến về đối tượng mà chính ta cũng như
được bước lên"chiếc thuyền khám phá" trên dòng Đà giang. Tuyệt nhiên văn ông
"không phải thứ văn dành cho người nông nổi thưởng thức"(Vũ Ngọc Phan) và cũng
vĩ lẽ đó sông Đà hiện lên không chỉ mang đặc điểm tự nhiên vốn có mà những yếu
điểm ấy được "nhào nặn" qua vốn kiến thức đầy uyên thâm, những cảm nhận đầy độc
đáo. Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân chưa bao giờ bị "sờn", "mòn" đi bởi thời
gian. Chính thời gian cho ông cơ hội để thỏa thú "xê dịch", sự dời đổi ấy đã mang
đến cho Nguyễn Tuân một trải nghiệm đầy phong phú. Quan sát sông Đà như quay
một thước phim "nở rộ", "lóe lên" theo từng khoảnh khắc và không gian riêng, sự
bung nở ấy nằm ở cách văn sĩ liên tưởng hóa những đặc điểm của dòng nước Đà
giang, ở sự phát triển từ chính những chi tiết nhỏ nhất mà đọng thành suy tưởng
riêng cho độc giả.

You might also like