Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Tài Liệu Ôn Thi Group

ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung


CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 1. Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng
hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ TB
người (2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người (3) Chuyển
ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang
gen mã hoá insulin của người. Trình tự đúng của các thao tác trên là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (2) → 4) → (3) → (1)
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (1) → (4) → (3) → (2).
Câu 2. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa
"gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được
tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 3. Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
D. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
Câu 4. Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc
điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp
A. dung hợp tế bào trần. B. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo
C. chọn dòng tế bào xôma có biến dị D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 5. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong
hạt.
B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
Câu 6. Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa
trị các bệnh di truyền ở người, đó là:
A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
B. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
C. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
Câu 7. Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm
các bước sau: (1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua
một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn. (3) Tạo ra các dòng
thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Trình tự đúng của các bước là:
A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (1).
C. (3) → (1) → (2). D. (3) → (2) → (1).
Câu 8. Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi
khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN
tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ
tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. sinh trưởng và phát triển bình thường.

1
Tài Liệu Ôn Thi Group
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung
B. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.
D. bị tiêu diệt hoàn toàn.
Câu 9. Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần
khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn
rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).
Câu 10. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực
vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều
phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý
hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 11. Pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua, đây là kết quả của quá trình
A. Nuôi cấy tế bào thực vật. B. Công nghệ gen.
C. Nuôi cấy hạt phấn thực vật. D. Dung hợp tế bào thực vật
Câu 12. Dưới đây là các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Trình tự đúng nhất là
A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV.
Câu 13. Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể
truyền:
A. có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp.
B. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao.
C. có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu như gen kháng một loại thuốc kháng sinh nào đó.
D. không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh.
Câu 14. Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là:
A. sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
B. khả năng tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.
D. tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng suất rất cao và có nhiều đặc tính quí.
Câu 15. Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là:
A. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại.
B. hạn chế được hiện tượng thoái hóa.
C. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt nhất.
D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa.
Câu 16. Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là
A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.

2
Tài Liệu Ôn Thi Group
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung
Câu 17. Thao tác nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp được thực hiện nhờ
A. ligaza. B. ARN - pôlymeraza. C. restrictaza. D. amilaza.
Câu 18. Các giống cây trồng thuần chủng:
A. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời
B. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.
C. có năng suất cao nhưng kém ổn định
D. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ
Câu 19. Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?
A. ADN-pôlimeraza và amilaza. B. Amilaza và ligaza.
C. ARN-pôlimeraza và peptidaza. D. Restrictaza và ligaza.
Câu 20. Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. giảm tỉ lệ đồng hợp. B. tăng biến dị tổ hợp.
C. tạo dòng thuần. D. tăng tỉ lệ dị hợp.

CHƯƠNG V. DI TRUYỀN Y HỌC


Câu 1. Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền ở người là
A. phương pháp lai phân tích. B. phương pháp nghiên cứu phả hệ.
C. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. phương pháp nghiên cứu tế bào.
Câu 2. Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa, trong đó gen a gây bệnh ở người
xác xuất đời con bị bệnh sẽ là
A. 100%. B. 75%. C. 50%. D. 25%.
Câu 3. Hội chứng Tơcnơ ở người có thể xác định bằng phương pháp nghiên cứu
A. tế bào. B. trẻ đồng sinh. C. phả hệ. D. di truyền phân tử.
Câu 4. Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Người
phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh kết hôn với người bình thường thì khả năng sinh con trai
đầu lòng bị bệnh là
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 0%.
Câu 5. Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X ( Xm) gây nên.
Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Tơcno và
mù màu. Kiểu gen của người con này là
A. 0Xm. B. X1mXmY. C. XmXmXm. D. XmY.
Câu 6. Ông ngoại bị bệnh máu khó đông, bà ngoại không mang gen gây bệnh, bố mẹ không bị bệnh,
các cháu trai của họ
A. tất cả bình thường B. tất cả đều bị máu khó đông.
C. một nửa số cháu trai bị bệnh. D. 1/4 số cháu trai bị bệnh.
Câu 7. Khi nghiên cứu di truyền học người bằng phương pháp phả hệ đã tìm ra đặc điểm của bệnh máu
khó đông và bệnh mù màu do
A. đột biến lặn gây nên. B. đột biến trội gây nên.
C. liên kết với giới tính. D. tính trạng trội gây nên.
Câu 8. Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp có thể xác định gen qui định tính trạng là trội
hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới giới tính, di truyền theo những qui luật
nào là phương pháp
A. nghiên cứu phả hệ. B. nghiên cứu di truyền quần thể.
C. di truyền học phân tử. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 9. Khi nghiên cứu tế bào người, người ta đã phát hiện ra bệnh ung thư máu do
A. mất đoạn NST 21. B. ba nhiễm sắc thể thứ 21.
C. ba nhiễm sắc thể thứ 15. D. ba nhiễm sắc thể thứ 19.

3
Tài Liệu Ôn Thi Group
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung
Câu 10. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do
gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố, bà ngoại và ông nội
bị máu khó đông,có bà nội và mẹ bị bạch tạng.Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người
khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng sinh 1 đứa con, xác xuất để đứa con bị cả
2 bệnh là bao nhiêu
A. 12,5% B. 37,5% C. 18,75% D. 6,25%
Câu 11. Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh bạch tạng. B. Hội chứng Đao.
C. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục. D. Bệnh máu khó đông.
Câu 12. Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21.
C. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit amin.
D. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 13. Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội
hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với
một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng
này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị
bệnh.
A. 8/9. B. 3/4 C. 1/2 D. 5/9
Câu 14. Ở người, bệnh M và bệnh N là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng
trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 40cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen
này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây là đúng?
I. Người số 5 và số 7 phải có kiểu gen giống nhau.
II. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 9 người.
III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị
bệnh là 35%.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh của cặp vợ chồng số 11-12 là 4,5%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 15. Ở người, bệnh M và N là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen này là 20 cM. Cho sơ đồ phả hệ sau:

4
Tài Liệu Ôn Thi Group
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.
II. Người số 7 và số 11 có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị
bệnh là 30%.
IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8%.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 16. Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền bệnh A và bệnh B . Biết rằng: mỗi bệnh đều do 1 trong 2
alen của 1 gen quy định; các gen phân li độc lập; alen trội là trội hoàn toàn; người I.1 không mang alen
gây bệnh B.

Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con trai không bị bệnh A và không bị bệnh B của cặp vợ
chồng III.2 và III.3 là
A. 51/160 . B. 119/320 . C. 3 / 40 . D. 17 / 80 .
Câu 17. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người. Mỗi
bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định, 2 gen
này cách nhau 20cm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số 1 và người số 3 có thể có kiểu gen giống nhau.


II. Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người.
III. Xác suất sinh con bị cả 2 bệnh của cặp 6 - 7 là 2/25.
IV. Xác suất sinh con thứ ba không bị bệnh của cặp 3 - 4 là 1/2.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

5
Tài Liệu Ôn Thi Group
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung
Câu 18. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng và bệnh máu khó đông ở người. Bệnh
bạch tạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh máu khó đông do gen nằm trên vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng người phụ nữ số 3 mang gen gây
bệnh máu khó đông.

Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Có 5 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về 2 bệnh này.
II. Có thể có tối đa 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội về gen quy định bệnh bạch tạng.
III. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị 2 bệnh trên của cặp vợ chồng 13-14 là 42,5%.
IV. Nếu người phụ nữ số 15 kết hôn với 1 người đàn ông không bị cả 2 bệnh và đến từ một quần thể
khác có tỉ lệ người bình thường mang alen gây bệnh bạch tạng trong tổng số người bình thường là 2/3.
V. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con có 1 đứa con gái bình thường và 1 đứa con trai bị cả 2 bệnh
là 3/640.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 19. Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen nằm ở vùng không tương đồng trên
NST giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16 cM. Biết rằng mỗi tính trạng bệnh do một
trong 2 alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng về phả hệ này?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.


II. Người số 1, số 3 và số 11 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu người số 13 có vợ (14) không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất cặp vợ chồng
13-14 sinh con đầu lòng là con gái bị bệnh là 29%.
IV. Cặp vợ chồng 11-12 trong phả hệ này dự định sinh 2 con. Xác suất trong 2 đứa có một đứa bị cả hai
bệnh nhỏ hơn 14%.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 20. Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường
và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:
Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu
A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu
gen IOIO quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn; người số 5
mang alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ.

6
Tài Liệu Ôn Thi Group
ÔN TẬP ĐỊNH HƯỚNG DGNL GV: Hà Dung
II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32.
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

You might also like