Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 464

PHÁP LUẬT CHỦ THỂ

KINH DOANH

1
1
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh
doanh
Chương 2: Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Chương 3: Công ty HD
Chương 4: Công ty TNHH
Chương 5: Công ty CP
Chương 6: Doanh nghiệp nhà nước
Chương 7: Tổ chức lại và giải thể DN
Chương 8: Hợp tác xã
Chương 9: Những vấn đề chung về PS và pháp luật về PS
Chương 10: Thủ tục phá sản DN, HTX
2
MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Nắm được các đặc điểm pháp lý của các loại hình DN, HKD và
HTX;
2. Nhận diện và xác định được tính phù hợp của từng loại hình DN
trong từng hoàn cảnh;
3. Nắm được quy định của PL về thành lập, quản lý và góp vốn vào
DN;
4. Nắm được các quy định của PL về tài chính của từng loại hình DN,
HTX;
5. Nắm được các quy định về cơ cấu tổ chức, quản lý DN, HTX;
6. Nắm được mục đích, các hình thức và cách thức tổ chức lại DN;
7. Nắm được bản chất, đặc điểm, trình tự, thủ tục và các vấn đề pháp
lý liên quan đến giải thể, phá sản DN, HTX.
3
TÍNH ỨNG DỤNG CỦA MÔN HỌC

• Hành nghề liên quan đến công tác pháp chế trong doanh
nghiệp
• Tư vấn liên quan đến gia nhập thị trường
• Tư vấn, tranh tụng liên quan đến quản trị nội bộ công ty
• Tư vấn, tranh tụng liên quan đến xác lập, thực hiện hợp
đồng
• Tư vấn liên quan đến M&A…

4
VĂN BẢN QPPL
 Về doanh nghiệp
1. Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
2. Luật Doanh nghiệp năm 2014
3. Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
4. Nghị định 47/2021 Quy định chi tiết một số điều của LDN
5. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký DN

5
VĂN BẢN QPPL
 Về doanh nghiệp
6. Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
7. Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
8. Luật Cán bộ, công chức 2008 (sđ, bs năm 2019) (Điều 20)
9. Luật Viên chức 2010 (sđ, bs năm 2019) (Điều 19)
10. Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (sđ, bs năm 2020) (Điều
20)

6
VĂN BẢN QPPL
 Về hợp tác xã
1. Luật Hợp tác xã năm 2012
2. Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của
Luật Hợp tác xã (sđ, bs bởi Nghị định số 107/2017/NĐ-CP, Nghị
định 45/2021/NĐ-CP)
3. Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký hợp tác
xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã (sđ, bs
bởi Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT và Thông tư 09/2019/TT-
BKHĐT)

7
VĂN BẢN QPPL
 Về phá sản
1. Luật Phá sản năm 2014
2. Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý,
thanh lý tài sản
3. Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định của
Luật Phá sản
4. Thông tư 01/2015/TT-CA Quy định về quy chế làm việc của
các tổ thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản

8
 Doanh nghiệp nhà nước
- Luật Doanh nghiệp (Chương IV)
- Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014 (sđ, bs năm 2018)
- Nghị định 159/2020/NĐ-CP Về quản lý người giữ chức danh, chức
vụ và người đại diện vốn nhà nước tại DN
- Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản
lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN (sđ, bs năm 2020, 2021)
- Nghị định 87/2015/NĐ-CP Về giám sát đầu tư vốn NN vào DN; giám
sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài
chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn NN…

9
Tài liệu tham khảo
 Nắm kiến thức cơ bản
- Giáo trình Pháp luật về Chủ thể kinh doanh, Trường ĐH Luật
Tp. HCM
- Giáo trình Luật Thương mại, Trường ĐH Luật HN
 Nắm kiến thức chuyên sâu: bài viết tạp chí chuyên ngành:
Khoa học pháp lý, Luật học, nhà nước và pháp luật, lập pháp,
Heinonline, Westlaw
 Tham khảo thực tiễn
- http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
- https://congbobanan.toaan.gov.vn...
10
11
NỘI DUNG

KHÁI QUÁT VỀ KD VÀ CÁC LOẠI HÌNH


CTKD Ở VIỆT NAM

THÀNH LẬP, QUẢN LÝ VÀ GÓP VỐN DN

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DN

12
I. KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH VÀ CÁC LOẠI
HÌNH CTKD Ở VIỆT NAM
1.1. Sơ lược quá trình phát triển của PL điều chỉnh
các hình thức TCKD ở Việt Nam

13
Luật Luật
Bộ luật chuyên Luật đầu
Doanh
Dân sự tư
nghiệp ngành

14
1.2. Khái niệm kinh doanh

15
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất
cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận.
(K21 Đ4 LDN)

16
1.3. Chủ thể kinh doanh

17
Doanh nghiệp

Hộ kinh
CTKD doanh

Hợp tác xã

18
1.4. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp

 Định nghĩa
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
(K10 Đ4 LDN)

19
 Đặc điểm
 DN là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo
quy định PL
 DN thể hiện dưới một hình thức pháp lý cụ thể
 DN có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và có sử
dụng lao động làm thuê
 Mục đích của DN là kinh doanh

20
 Phân loại DN
Doanh nghiệp tư
nhân

Công ty HD
Hình thức
pháp lý
Công ty TNHH

Công ty CP
21
Có tư cách pháp
nhân
Tư cách pháp nhân
Không có tư cách
pháp nhân

22
Hữu hạn
Chế độ trách nhiệm
tài sản
Vô hạn

23
Xác định “doanh nghiệp”?
o Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
o Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)
o Trường Đại học Hoa Sen
o Sở Giao Dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
o Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bình Dương
o Văn phòng luật sư
o Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
o Phòng khám đa khoa

24
II. THÀNH LẬP, QUẢN LÝ VÀ GÓP VỐN DN

Quyền thành lập, quản lý DN

Quyền góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp


25
2.1. Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp

 Thành lập doanh nghiệp


Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức
thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
(K25 Đ4 LDN)

26
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của
công ty.
Góp vốn bao gồm:
 Góp vốn để thành lập công ty
 Góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập
K18 Đ4 LDN

27
 Quản lý doanh nghiệp

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý DNTN và người


quản lý công ty, bao gồm chủ DNTN, thành viên HD, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản
trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh
quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

(K24 Đ4 LDN)

28
 Chủ thể có quyền thành lập và quản lý DN

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh


nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp không có quyền
hoặc bị hạn chế quyền.

29
 Đối tượng không được thành lập và quản lý DN

Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước”

Nhóm 2: Bị hạn chế về năng lực, khả năng thực tế

Nhóm 3: Bị cấm kinh doanh

Nhóm 4: Bị hạn chế quyền

Nhóm 5: Các trường hợp theo PL chuyên ngành


30
 Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước”
Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh
nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
[Điểm a khoản 2 Điều 17 LDN]
Thu lợi riêng: xem K4 Đ17 LDN

31
 Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước”
Thứ hai, Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
[Điểm b khoản 2 Điều 17 LDN 2020; Điều 20 Luật CB,
CC 2008; Điều 19 Luật VC 2010; Điều 20 Luật Phòng,
chống tham nhũng 2018]

32
Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
không được:
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành DNTN, công ty
TNHH, công ty CP, công ty HD, HTX, trừ trường hợp luật có
quy định khác.
- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành DNTN,
công ty TNHH, công ty CP, công ty HD, HTX thuộc lĩnh vực
mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất
định theo quy định của Chính phủ.
33
 Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước”
Thứ ba, Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp,
công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân Việt Nam
(trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần
vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh
nghiệp nhà nước).
[Điểm c khoản 2 Điều 17 LDN]

34
 Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước”

Thứ tư, Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh


nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
(trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý
phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác).
[Điểm d khoản 2 Điều 17 LDN 2020]

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ?

35
Nghị định 159/2020/NĐ-CP Về quản lý người giữ chức danh,
chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ (người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:
(i) Chủ tịch Hội đồng thành viên; (ii) Chủ tịch công ty (đối với công
ty không có Hội đồng thành viên); (iii) Thành viên Hội đồng thành
viên; (iv) Tổng giám đốc; (v) Giám đốc; (vi) Phó tổng giám đốc; (vii)
Phó giám đốc; (viii) Kế toán trưởng.
[khoản 4 Điều 2]

36
Nhóm 2: Hạn chế về năng lực, khả năng thực tế

Thứ nhất, người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không
có tư cách pháp nhân.
[Điểm đ khoản 2 Điều 17; khoản 4 Điều 188 LDN]

37
Nhóm 2: Hạn chế về năng lực, khả năng thực tế

Thứ hai, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm
giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp
xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục
bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác
theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham
nhũng.
[Điểm e khoản 2 Điều 17 LDN 2020]

38
Nhóm 3: Nhóm bị cấm kinh doanh
Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm
hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của
Bộ luật Hình sự.
[Điểm g khoản 2 Điều 17 LDN]

39
Bộ luật Hình sự
Điều 80. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định
1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp
tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy
hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm
hoạt động.
3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực
pháp luật. 40
Nhóm 4: Nhóm bị hạn chế quyền
 Hạn chế quyền thành lập
Thứ nhất, thành viên HD không được làm chủ DNTN; không
được làm thành viên HD của công ty HD khác trừ trường hợp
được sự nhất trí của các thành viên HD còn lại (K1 Đ180 LDN);
Thứ hai, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN (K3
Đ188 LDN);
Thứ ba, chủ DNTN không được đồng thời là thành viên HD của
công ty HD (K3 Đ188 LDN);
41
Nhóm 4: Nhóm bị hạn chế quyền
Thứ tư, các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp
có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau thành
lập doanh nghiệp mới.
[Khoản 3 Điều 195 LDN 2020]

42
Công ty mẹ - công ty con (Khoản 1 Điều 195 LDN)
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ
thông của công ty đó;
2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa
số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc của công ty đó;
3. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của
công ty đó.

43
Nhóm 4: Nhóm bị hạn chế quyền
 Hạn chế quyền quản lý
Không được kiêm nhiệm chức danh quản lý khác
[K1 Đ95; K5 Đ101; K3 Đ103; K2 Đ156; K2 Đ187 LDN]

44
Nhóm 5: Các trường hợp theo PL chuyên ngành

Ví dụ:
Điều 33 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2017): Người đã từng là thành viên HĐQT, thành
viên HĐTV, thành viên BKS của DN tại thời điểm DN bị tuyên
bố phá sản, trừ trường hợp DN bị tuyên bố phá sản vì lý do bất
khả kháng.
=> không được là thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành
viên BKS, Tổng GĐ (GĐ), Phó Tổng GĐ (Phó GĐ) và chức danh
tương đương của tổ chức tín dụng.
45
2.2. Góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp
2.2.1. Đối tượng có quyền góp vốn, mua cổ phần
và phần vốn góp vào doanh nghiệp

46
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp vào công ty, trừ các trường hợp:

Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước”

Nhóm 2: Hạn chế quyền trong nhóm công ty

Nhóm 3: Trường hợp theo PL chuyên ngành

47
Nhóm 1: Mang yếu tố “nhà nước”

Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào DN để thu lợi riêng
cho cơ quan, đơn vị mình;
Thứ hai, đối tượng không được góp vốn vào DN theo quy định
của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng,
chống tham nhũng;
[K3Đ17 LDN 2020]

48
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà
nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong
phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc
quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh
doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực
hiện việc quản lý nhà nước.
Khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018

49
Nhóm 2: Hạn chế quyền trong nhóm công ty
Thứ nhất, công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn
vào công ty mẹ;
Thứ hai, các công ty con của cùng một công ty mẹ không được
đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
Thứ ba, các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp
có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp
vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
[Khoản 2, khoản 3 Điều 195 LDN]

50
Nhóm 3: Các trường hợp theo PL chuyên ngành
Ví dụ:
Công ty chứng khoán không được mua cổ phần, phần vốn góp của
01 công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, trừ các trường hợp
sau đây:
a) Mua để thực hiện hợp nhất, sáp nhập;
b) Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở
hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành
của công ty chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.
[Khoản 6 Điều 91 Luật Chứng khoán 2019]
51
Kết luận:
Đối tượng không được thành lập và quản lý rộng hơn đối
tượng không được góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp

52
2.2. Góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp
2.2.2. Tài sản góp vốn

53
 Về loại tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí
quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt
Nam.
[Khoản 1 Điều 34 LDN]

54
 Về điều kiện đối với tài sản góp vốn
Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử
dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó
để góp vốn.
[Khoản 2 Điều 34 LDN]

55
 Về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
[Điều 35 LDN]

56
 Về định giá tài sản góp vốn (Điều 36 LDN)

• Loại tài sản phải định giá


• Chủ thể định giá
• Nguyên tắc định giá
Tài sản được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại
thời điểm góp vốn?

57
2.3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh
 Ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh
 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh không thuộc hai nhóm trên

58
2.3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh
2.3.1 Ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh
• Luật DN (K6Đ16)
• Luật Hợp tác xã (K1Đ24)
• Luật Đầu tư (Đ6)

59
• Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I LĐT;
• Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của I LĐT;
• Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai
thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế
các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật
rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc
khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của I LĐT;
• Kinh doanh mại dâm;
• Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
• Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
• Kinh doanh pháo nổ;
• Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
60
2.3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh
2.3.2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
• Luật DN (K1Đ8, K6Đ16)
• Luật Hợp tác xã (K6Đ12)
• Luật Đầu tư (Đ7; Phụ lục IV)

61
• Ngành, nghề đầu tư KD có điều kiện là ngành, nghề mà
việc thực hiện hoạt động đầu tư KD trong ngành, nghề đó
phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng.
• Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ
chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư KD
trong ngành, nghề đầu tư KD có điều kiện.

62
Hình thức thể hiện ĐKĐTKD

Giấy Văn bản Các yêu


Giấy phép chứng Chứng chỉ chấp cầu khác
nhận thuận

63
2.3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh
2.3.3. Ngành, nghề đầu tư KD khác
• Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33 Hiến pháp 2013)
• DN có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không
cấm (K1 Đ7 LDN)

64
2.3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh
2.4. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo
Luật Doanh nghiệp
2.4.1. Tổng quan

65
66
 Tham khảo:
Website Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM
http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn

67
2.4.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Điều 19 – 22 LDN

68
Phiếu lý lịch tư pháp?
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người
đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp
cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

69
2.4.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐKDN và
điều kiện để được cấp GCNĐKDN

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ


quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính.

70
Phương thức đăng ký doanh nghiệp:

• Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh


doanh;
• Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
• Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
[K1 Đ26 LDN]

71
Điều kiện cấp GCNĐKDN (Điều 27)

 Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh


doanh;
 Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định LDN;
 Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
 Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về phí và lệ phí.

72
Thông tư 47/2019/TT-BTC mức thu, quản lý và sử dụng
lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Stt Nội dung Đơn vị tính Mức thu

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung
1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt Đồng/lần 50.000
động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp)

2 Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp

Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận
a Đồng/bản 20.000
hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài
b Đồng/bản 40.000
chính các loại doanh nghiệp
Đồng/báo
c Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp 150.000
cáo
d Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp Đồng/lần 100.000

đ Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản73từ 125 bản/tháng trở lên Đồng/tháng 4.500.000
Lưu ý
• Đối với một số tổ chức nghề nghiệp
• Đối với các tổ chức tín dụng
• Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm

74
 Tên doanh nghiệp (Điều 37, 38, 39, 41 LDN)

75
Tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt

Tên viết tắt

Tên bằng tiếng NN

76
 Tên tiếng Việt (Đ37 LDN)

Gồm hai thành tố:


• Loại hình doanh nghiệp;
• Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái
tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

77
Thành tố “tên riêng” của tên tiếng Việt

• Công ty CP Thương mại Dịch vụ Phong Vũ 


• OEON, Orange hay PZT
• TONY => TÔNY

78
 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài (K1 Đ39)

 Tên DN bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng
Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
 Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp
có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang
tiếng nước ngoài.

79
Ví dụ: Công ty TNHH Ông Vui

 ONG VUI Company Limited


 MR HAPPINESS Company Limited
 MR VUI Company Limited

80
 Tên viết tắt (K3 Đ39)

• Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng
Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

81
Tên tiếng việt: Công ty CP Sữa Việt Nam
Tên NN: VIETNAM DAIRY PRODUCTS
JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VINAMILK

82
Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
Tên NN: TRUNG NGUYEN GROUP
CORPORATION
Tên viết tắt: TNG

83
 Những điều cấm trong đặt tên doanh
nghiệp (Điều 38)

84
 Cấm đặt tên trùng - gây nhầm lẫn (Đ41)

 Tên trùng: K1 Đ41


Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký
được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã
đăng ký.

85
 Tên gây nhầm lẫn (K2 Đ41)
 Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được
đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký.
• Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với
tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

86
• Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký
trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng
ký.
VD: Unilever Vietnam International Company Limited

87
 Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ
trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên
riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của
cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

88
 Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của
dân tộc.

89
Vi phạm?

• Công ty TNHH Cung cấp Dịch vụ Sung Sướng


• Công ty TNHH An Nam
• Công ty TNHH Hoa Trinh Nữ
• Công ty CP Dịch vụ Ăn mòn Việt Nam
• Công ty TNHH Ái Ân

90
2.4.4. Quy trình thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị Cấp GCN


Nộp hồ sơ
hồ sơ ĐKDN

91
 Chuẩn bị hồ sơ

92
 Tham khảo:
Website Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM
http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn

93
 Nộp hồ sơ

94
• Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN là cổng thông tin
điện tử được sử dụng để đăng ký DN qua mạng thông tin
điện tử, công bố thông tin về đăng ký DN và truy cập thông
tin về đăng ký DN (K8 Đ4 LDN).

95
 Thời hạn xem xét cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 1999: 15 ngày
Luật Doanh nghiệp 2005 và văn bản hướng dẫn:
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP: 05 ngày làm việc
Luật Doanh nghiệp 2014 và 2020 (sđ, bs 2022): 03 ngày làm
việc

96
2.4.5. Giấy chứng nhận ĐKDN (Đ28 LDN)
 Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
 Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
 Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân
đối với người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH và công
ty CP; đối với thành viên HD của công ty HD; đối với chủ doanh
nghiệp của DNTN. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ
pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối
với công ty TNHH;
 Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với DNTN.
Ngành, nghề kinh doanh?
97
2.4.6. Thay đổi nội dung GCNĐKDN và nội
dung ĐKDN
 Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp (Điều 30 LDN)
 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Điều 31
LDN)

98
2.4.7. Dấu của doanh nghiệp (Điều 43 LDN)
 Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới
hình thức chữ ký số theo quy định của PL về giao dịch điện tử.
 DN quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu
của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác
của doanh nghiệp.
 Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ
công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng
đại diện hoặc đơn vị khác của DN có dấu ban hành.
 DN sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của PL.
99
2.4.8. Cung cấp thông tin và công bố nội dung
ĐKDN (Đ32, 33 LDN)

100
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Quyền của doanh nghiệp (Điều 7 DN)
• Quyền của DN cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích
(Điều 9)
• Quyền của doanh nghiệp xã hội (Điều 10)

101
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
3.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 8 LDN)
• Nghĩa vụ của DN cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích
(Điều 9 LDN)
• Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội (Điều 10 LDN)

102
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC
 Người đại diện theo pháp luật (Điều 12 LDN)
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện
cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách
người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các
quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

103
 Công ty TNHH và công ty CP có thể có một hoặc nhiều
người đại diện theo pháp luật.
 Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý
và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện
theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền,
nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

104
 Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người
đại diện theo PL chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty
thì mỗi người đại diện theo PL của công ty đều là đại diện đủ
thẩm quyền của DN trước bên thứ ba; tất cả người đại diện
theo PL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra
cho DN theo quy định của PL về dân sự và quy định khác của
PL có liên quan.

105
 Nhóm công ty
o Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là
nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ
phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác.
o Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình DN,
không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập.
[K1 Đ194 LDN]

106
• Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con
và các công ty thành viên khác.
• Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập
đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
[K2 Đ194 LDN]

Nghiên cứu thêm: Đ195, 196, 197 LDN

107
Chương 2

108
1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1. Khái niệm và đặc điểm

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình DN không có tư cách


pháp nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp.
[Luật DN: Điều 188 – Điều 193]

109
 Thuật ngữ:

“Doanh nghiệp tư nhân”


“Doanh nghiệp nhà nước”
“Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
tư nhân”

110
 ĐẶC ĐIỂM

DNTN là doanh nghiệp


 Tổ chức có tên riêng
 Có tài sản?
 Có trụ sở giao dịch
 Thành lập: thủ tục đăng ký DN
 Mục đích: kinh doanh

111
 ĐẶC ĐIỂM

Do một cá nhân đầu tư vốn thành lập và


làm chủ sở hữu
o Hùn hạp, liên kết?
o Chủ sở hữu là người sở hữu tài sản, người quản lý,
đại diện theo PL
o Quan hệ lệ thuộc, gắn bó chặt chẽ với nhau

112
 Điều kiện thành lập DNTN
o Phải là cá nhân
o Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản
lý DN
o Không bị hạn chế quyền thành lập DNTN

113
 Hạn chế quyền thành lập DNTN

• Hạn chế 1: Mỗi cá nhân - 1 DNTN (K3Đ188 LDN);


• Hạn chế 2: Chủ DNTN không được đồng thời là chủ
HKD (K3Đ188 LDN);
• Hạn chế 3: Chủ DNTN không được đồng thời là thành
viên HD của CT HD (K4Đ188 LDN);
• Hạn chế 4: Thành viên HD không được làm chủ
DNTN; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành
viên HD còn lại (K1Đ180 LDN).

114
 Lưu ý:

DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong công ty HD, công ty TNHH
hoặc công ty CP (K4 Đ188 LDN).

115
 ĐẶC ĐIỂM

Về chế độ trách nhiệm tài sản


o Chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn
 DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của DN (K1 Đ188 LDN).

116
 ĐẶC ĐIỂM

DNTN không có tư cách pháp nhân

o Điều kiện được công nhận là pháp nhân?


[Điều 74 BLDS]

117
 ĐẶC ĐIỂM

DNTN không được phát hành bất kỳ loại


chứng khoán nào

118
Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua
cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
[K1Đ4 Luật Chứng khoán 2019]

119
1.2. Tổ chức quản lý [Đ190 LDN]

Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt
động kinh doanh của DNTN.
Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm
GĐ hoặc Tổng GĐ để quản lý, điều hành hoạt động
KD; trường hợp này, chủ DNTN vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DNTN.

120
Chủ DNTN là người đại diện theo PL, đại diện cho
DNTN với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho DNTN thực
hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của PL.

121
1.3. Quyền và nghĩa vụ của DNTN

• Quyền: Điều 7 LDN


• Nghĩa vụ: Điều 8 LDN
=> Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật?
=> Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh
nghiệp?

122
1.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN

 Quyền quyết định vốn đầu tư (Đ189 LDN)


 Quyền cho thuê DN (Đ191 LDN)
 Quyền bán DNTN (Đ192 LDN)
 Thực hiện quyền của chủ DNTN trong một số
trường hợp đặc biệt (Điều 193 LDN)

123
2. HỘ KINH DOANH
2.1. Khái niệm và đặc điểm

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ


gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
của hộ.
[K1 Đ79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP]

124
 Lưu ý:
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về hoạt động thương mại
một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh
- HGĐ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và
những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh
doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu
nhập thấp không phải đăng ký HKD, trường trường hợp
kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy
định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa
phương (K2 Đ79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
125
 Đặc điểm
o Là một loại hình chủ thể kinh doanh
- Chủ thể kinh doanh, không phải là DN

- Mục đích: kinh doanh

- Pháp luật điều chỉnh: Nghị định số 01/2021/NĐ-CP

126
 Đặc điểm
o Về chủ thể thành lập
- Cá nhân
- Các thành viên hộ gia đình

Điều kiện?

127
LƯU Ý: ĐIỀU 80 NĐ 01
Cá nhân, thành viên HGĐ là công dân VN có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của BLDS có quyền
thành lập HKD, trừ các trường hợp sau:
(i) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
(ii) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm
giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện
pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở
giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định của PL có liên
quan. 128
LƯU Ý: ĐIỀU 80 NĐ 01 (TT)
o Cá nhân, thành viên HGĐ chỉ được đăng ký một hộ
kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp
vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh
nghiệp với tư cách cá nhân.

o Cá nhân, thành viên HGĐ đăng ký hộ kinh doanh


không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên HD của công ty HD trừ trường hợp được sự
nhất trí của các thành viên HD còn lại.

129
 Đặc điểm

o Chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn


Chủ HKD, các thành viên HGĐ tham gia đăng ký
HKD chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh
doanh của HKD (Điều 81 NĐ 01).

o Không có tư cách pháp nhân

o Phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ

130
2. HỘ KINH DOANH
2.2. Thủ tục đăng ký HKD
 Quyền và nghĩa vụ đăng ký HKD (Đ80 NĐ01)

 Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐKHKD (K1 Đ16,


K1 Đ87 NĐ01)

 Hồ sơ, trình tự, thủ tục ĐKHKD (Đ82->Đ90 NĐ01)

 Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời
hạn đã thông báo của HKD (Đ91 NĐ01)

131
2. HỘ KINH DOANH

2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ HKD, thành viên


HKD
(Đ81 NĐ01)

2.4 Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh


(Đ92 NĐ01)

132
Chương 3

133
134
135
NỘI DUNG BÀI HỌC

Quá trình hình thành, phát triển, khái


niệm và đặc điểm

Quy chế thành viên

Các vấn đề tài chính

Vấn đề tổ chức, quản lý


136
1. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật
về công ty hợp danh và khái niệm, đặc điểm cơ
bản của công ty hợp danh

Vốn
Công
ty
Liên Rủi
kết ro

137
Loại hình công ty

Công ty đối nhân Công ty đối vốn

138
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
của pháp luật về công ty hợp danh

• Tham khảo Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh


doanh, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

139
1.2. Khái niệm và đặc điểm của
công ty hợp danh
Điều 177 – Điều 187 Luật DN

Công ty HD là DN có tư cách pháp nhân và có chế độ


trách nhiệm tài sản vô hạn. Công ty hợp danh gồm ít
nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty,
cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty (được gọi là thành viên hợp
danh) và có thể có thành viên góp vốn chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp vào công ty.
140
 Đặc điểm

 Thứ nhất, công ty HD là DN có tư cách pháp


nhân

 Thứ hai, về thành viên công ty


 Thành viên hợp danh
Thành viên góp vốn

141
THÀNH VIÊN HỢP DANH THÀNH VIÊN GÓP VỐN

Bắt buộc phải có Có thể có hoặc không

Có thể là cá nhân hoặc tổ


Phải là cá nhân
chức

Tối thiểu là hai, không hạn


Không hạn chế số lượng
chế số lượng tối đa
142
 Thứ ba, chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn

TV HỢP DANH TV GÓP VỐN

+ Trách nhiệm liên đới và vô + Trách nhiệm hữu hạn


hạn (Điểm b khoản 1 Điều (Điểm a khoản 2 Điều 187
177, Điểm đ khoản 2 Điều LDN)
181 LDN)

143
 Thứ tư, công ty hợp danh không được phát hành
bất kỳ loại chứng khoán nào

144
II. QUY CHẾ THÀNH VIÊN CÔNG TY HD

2.1. Quy chế thành viên hợp danh


 Xác lập tư cách thành viên hợp danh
 Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

145
 Điều kiện trở thành thành viên HD:

o Là cá nhân có năng lực hành vi DS đầy đủ


o Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN (Đ17
LDN)
o Chủ DNTN không được đồng thời là TV HD của công ty HD
(K3Đ188 LDN)
o TV HD không được làm chủ DNTN; không được làm TV HD
của công ty HD khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các
TV HD còn lại (K1Đ180 LDN)
o Cá nhân, thành viên HGĐ đăng ký HKD không được đồng
thời là TV HD của công ty HD trừ trường hợp được sự nhất trí
của các TV HD còn lại (K3Đ80 NĐ01)
146
 Xác lập tư cách thành viên hợp danh
• Thứ nhất, tham gia góp vốn để thành lập công ty hợp
danh (Điều 17 LDN)
• Thứ hai, gia nhập khi công ty tiếp nhận thêm thành
viên mới (K3 Đ186)
• Thứ ba, nhận chuyển phần vốn góp từ thành viên hợp
danh khác (K3 Đ180)
• Thứ tư, được thừa kế phần vốn góp của thành viên
HD [điểm h khoản 1 Điều 181]

147
 Chấm dứt tư cách thành viên HD
• Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
• Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành
vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi;
• Bị khai trừ khỏi công ty;
• Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định
của pháp luật;
• Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
[K1 Đ185LDN]
148
 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp
danh

o Quyền của thành viên hợp danh (K1Đ181)


o Nghĩa vụ của thành viên hợp danh (K2Đ181)
o Hạn chế quyền thành viên HD (Đ180)

149
2.2. Quy chế thành viên góp vốn

 Xác lập tư cách thành viên


Điều kiện:
o Không thuộc trường hợp bị cấm thành lập DN hoặc
cấm góp vốn, mua PVG (K2, K3 Đ17 LDN)
o Là cá nhân có năng lực hành vi DS đầy đủ, tổ chức
có tư cách pháp nhân

150
Cách thức xác lập
 Tham gia góp vốn để thành lập công ty
 Góp vốn khi công ty tăng thêm vốn điều lệ
 Nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên
góp vốn của công ty
 Được thừa kế, được tặng cho
 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
và Điều lệ của công ty

151
 Quyền của thành viên góp vốn
(Khoản 1 Điều 187 LDN)

 Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại HĐTV


về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ
sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên GV, về tổ
chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều
lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa
vụ của họ.
 Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác
tiến hành kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh
của công ty.

152
 Nghĩa vụ của thành viên GV
(Khoản 2 Điều 187 LDN)

Không được tham gia quản lý công ty, không được


tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.

153
 Chấm dứt tư cách thành viên góp vốn

• Cá nhân chết hoặc tặng cho toàn bộ phần vốn góp


• Bị khai trừ theo quyết định của HĐTV
• Chuyển nhượng phần vốn góp
• Các hình thức khác theo quy định của PL và Điều lệ

154
III. Các vấn đề tài chính CT HD

 Vấn đề góp vốn của thành viên: Điều 178


LDN
 Tài sản của công ty hợp danh: Điều 179 LDN

155
 Phân chia lợi nhuận:

• Thành viên góp vốn: Được chia lợi nhuận hằng


năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn
điều lệ của công ty (Điểm b khoản 1 Điều 187 LDN).
• Thành viên hợp danh: Được chia lợi nhuận tương
ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy
định tại Điều lệ công ty (Điểm e khoản 1 Điều 181
LDN).

156
Điều kiện phân chia lợi nhuận?

So sánh với CTCP và Công ty TNHH

157
IV. Vấn đề tổ chức, quản lý
4.1. Cơ cấu tổ chức, quản lý

HĐTV

GĐ/TGĐ

158
 Hội đồng thành viên (Đ182)

Thẩm quyền, vị trí pháp lý: “có quyền quyết định


tất cả công việc kinh doanh của công ty”

159
 Hội đồng thành viên (Đ182)

 Thành phần HĐTV (K1Đ182)


 Tất cả thành viên hợp lại thành HĐTV
 HĐTV bầu một thành viên HD làm Chủ tịch HĐTV,
đồng thời kiêm GĐ hoặc Tổng GĐ công ty nếu Điều
lệ công ty không có quy định khác.

160
 Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch HĐTV, GĐ/TGĐ
(K4 Đ184)
1. Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty với tư cách là thành viên HD;
2. Triệu tập và tổ chức họp HĐTV;
3. Ký nghị quyết, quyết định của HĐTV;
4. Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành
viên HD;
5. Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán,
hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty;
6. Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết
việc DS, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trước TT, TA; đại diện cho công ty thực hiện
quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của PL;
7. Nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
161
 Hội đồng thành viên
 Triệu tập họp HĐTV (Đ 183)
• Chủ tịch HĐTV có thể triệu tập họp HĐTV khi xét
thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên HD.
• Trường hợp Chủ tịch HĐTV không triệu tập họp theo
yêu cầu của thành viên HD thì thành viên đó triệu tập
họp HĐTV.

162
 Hội đồng thành viên
• Cách thức thông qua quyết định của
HĐTV tại cuộc họp
Mỗi thành viên HD có một phiếu biểu quyết hoặc có
số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty
(Điểm a khoản 1 Điều 181).

163
 Hội đồng thành viên
• Điều kiện thông qua quyết định của
HĐTV
• Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định
quy định tại K3Đ182 LDN phải được ít nhất 3/4 tổng
số thành viên HD tán thành;
• Quyết định về vấn đề khác theo K4Đ182 LDN được
thông qua nếu được ít nhất 2/3 tổng số thành viên HD
tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
 Dựa vào số thành viên HD tán thành
 Thành viên GV?
164
 Người đại diện theo pháp luật (Đ184)

• Ai?
• Hạn chế quyền đại diện?

165
Thành viên HD? [K1, K4 Điều 184]

• Mọi hạn chế đối với thành viên HD trong thực hiện
công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có
hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về
hạn chế đó.
• Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải
quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án;
đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác
theo quy định của PL => Chủ tịch HĐTV, GĐ hoặc
Tổng GĐ

166
4.2. Vấn đề quản lý, điều hành (Điều 184)

o Trong điều hành hoạt động KD của công ty, thành viên
HD phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý
và kiểm soát công ty.
o Khi một số hoặc tất cả thành viên HD cùng thực hiện
một số công việc KD thì quyết định được thông qua
theo nguyên tắc đa số chấp thuận.
o Hoạt động do thành viên HD thực hiện ngoài phạm vi
hoạt động KD của công ty đều không thuộc trách nhiệm
của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các
thành viên còn lại chấp thuận.
167
CHƯƠNG 4

168
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Những vấn đề lý luận chung

2. Công ty TNHH 02 thành viên trở lên

3. Công ty TNHH 01 thành viên

169
1. Những vấn đề chung về công ty TNHH

SV tự nghiên cứu

170
 Sự khác biệt:

1. Công ty TNHH là sản phẩm của hoạt động


lập pháp
2. Công ty TNHH mang tính chất “đóng” chứ
không “mở” như công ty cổ phần

171
2. CÔNG TY TNHH 2 TV TRỞ LÊN
[Đ46 - Đ73 LDN]

1 Khái niệm và đặc điểm

2 Vấn đề tài chính

3 Quy chế thành viên

4 Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ


172
2. CÔNG TY TNHH 2 TV TRỞ LÊN
[Đ46 - Đ73 LDN]

2.1. Khái niệm và đặc điểm


Định nghĩa

Công ty TNHH 2 TV trở lên là DN có tư cách pháp


nhân, không được quyền phát hành cổ phần, do từ 02
- 50 thành viên là tổ chức, cá nhân cùng góp vốn,
cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với
phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

173
Đặc điểm
 Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Thời điểm?
 Về thành viên công ty
• Thành viên: pháp nhân hoặc cá nhân
• Số lượng: 2 - 50 thành viên
Chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn
Không được quyền phát hành cổ phần

174
2.2. Vấn đề tài chính của công ty

2.2.1. Vấn đề góp vốn thành lập công ty


(Điều 47)
Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập DN

VĐL của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng
ký thành lập DN là tổng giá trị phần vốn góp của các
thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
(Khoản 1 Điều 47)

175
Nghĩa vụ và thời hạn góp vốn (K2Đ47)

o TV phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản


đã cam kết khi đăng ký thành lập DN trong thời hạn
90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKDN, không
kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn,
thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu
tài sản.
o Trong thời hạn này, TV có các quyền và nghĩa vụ
tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.

176
Tài sản góp vốn

 Loại tài sản góp vốn


Thay đổi loại tài sản góp vốn (K2 Đ47)

Vi phạm cam kết góp vốn (khoản 3, 4


Điều 47)

177
Giấy chứng nhận phần vốn góp
(Khoản 5, 6, 7 Điều 47)

• Người góp vốn trở thành TV của công ty kể từ thời


điểm đã thanh toán PVG và những thông tin về
người góp vốn được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký TV.
• Tại thời điểm góp đủ PVG, công ty phải cấp giấy
chứng nhận PVG cho TV tương ứng với giá trị phần
vốn đã góp.

178
Công ty TNHH X có 4 thành viên A, B, C và D. Vốn điều lệ 5 tỷ

Cam kết góp Loại tài sản Định giá Tỷ lệ PVG

A 800 triệu Tiền 16 %

B 1,2 tỷ Giấy nhận nợ Định giá 1,2 tỷ 24 %


(Quyền đòi nợ)
1,3 tỷ

C 1,5 tỷ Nhà Định giá 1,5 tỷ 30 %


(giá trị thực tế
700 triệu)

D 1,5 tỷ Tiền 30 %
179
Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019 của Tòa án nhân
dân tối cao “V/v thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số
vướng mắc trong xét xử”
Ông A và bà B là TV của Công ty TNHH thành lập năm 2016. Ông A
góp vốn bằng nhà xưởng, Công ty đã nhận nhà xưởng và sử dụng để
sản xuất, kinh doanh nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất cho Công ty. Năm 2018,
Ông A chuyển nhượng vốn góp cho bà C, nhưng không cho bà B biết.
Công văn 212 cho rằng:
Trong trường hợp này ông A có Giấy chứng nhận PVG theo quy định
tại Điều 48 của LDN 2014, có tên trong GCNĐKKD với phần giá trị
vốn góp tương ứng nhà xưởng đã được định giá; có tên trong Sổ đăng
ký TV theo quy định tại Điều 49 của Luật Doanh nghiệp năm 2014,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên theo Điều 50, 51 của
LDN 2014, nên mặc dù thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa được thực
hiện, nhưng ông A đã là thành viên180trên thực tế của Công ty.
2.2. Vấn đề tài chính của công ty

2.2.2. Thay đổi vốn điều lệ

Điều 68 LDN
Tăng vốn điều lệ
Giảm vốn điều lệ

181
 Tăng vốn điều lệ

Tăng vốn góp


của thành
viên

Tiếp nhận vốn


góp của thành
viên mới

182
 Tăng vốn góp của thành viên

• Số vốn góp thêm được chia cho các TV theo tỷ lệ


tương ứng với PVG của họ trong VĐL công ty.
• TV có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình
cho người khác theo Điều 52 của LDN.
• Nếu có TV không góp hoặc chỉ góp một phần PVG
thêm thì số vốn còn lại của PVG thêm của TV đó
được chia cho các TV khác theo tỷ lệ tương ứng với
PVG của họ trong VĐL công ty nếu các TV không
có thỏa thuận khác.

183
Công ty TNHH X có 4 thành viên: A, B, C và D. Vốn
điều lệ của công ty là 1 tỷ, trong đó:
A góp 200 triệu đồng (chiếm 20 % vốn điều lệ)
B góp 300 triệu đồng (chiếm 30 % vốn điều lệ)
C góp 350 triệu đồng (chiếm 35 % vốn điều lệ)
D góp 150 triệu đồng (chiếm 15 % vốn điều lệ).
HĐTV đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 2 tỷ đồng.

184
Trường hợp 1:
A, B, C và D đều đồng ý tăng vốn điều lệ
=> Hệ quả: giá trị phần vốn góp của các thành
viên sẽ tăng lên nhưng tỷ lệ phần vốn góp vẫn giữ
nguyên.

185
Trường hợp 2: A phản đối việc tăng vốn điều lệ,
còn B, C, D đồng ý
=> Hệ quả: tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên
sẽ thay đổi.

186
• Giá trị phần vốn góp của B, C, D là 800 triệu đồng
(800 triệu đồng = 100%):
+ B = 300 triệu đồng = 37.5% x 1 tỷ đồng = 375 triệu
đồng
+ C = 350 triệu đồng = 43.75% x 1 tỷ đồng = 437.5
triệu đồng
+ D = 150 triệu đồng = 18.75% x 1 tỷ đồng = 187.5
triệu đồng

187
• Sau khi tăng vốn điều lệ:
+ Giá trị phần vốn góp của A giữ nguyên, nhưng tỷ
lệ phần vồn góp thay đổi, giảm xuống còn 10 % vốn
điều lệ.
+ Giá trị phần vốn góp của B tăng lên thành 675
triệu đồng chiếm 33.75 % vốn điều lệ.
+ Giá trị phần vốn góp của C tăng lên thành 787.5
triệu đồng chiếm 39.375 % vốn điều lệ.
+ Giá trị phần vốn góp của D tăng lên thành 337.5
triệu đồng chiếm 16.875 % vốn điều lệ.
188
Tình huống số 8
CÔNG TY TNHH D
• Công ty TNHH D được thành lập và hoạt động theo
Giấy CNĐK kinh doanh số 0401471951 (đăng ký lần
đầu ngày 18/01/2012), có 8 thành viên với số vốn điều
lệ là 10 tỷ đồng
• Tháng 1/2014, Công ty D chủ trương tăng vốn điều lệ từ
10 tỷ đồng lên 16 tỷ đồng với yêu cầu: “để được góp
thêm vốn vào Công ty TNHH D thì thành viên phải mua
cổ phần từ cổ đông của Công ty XNK ĐN; người mua
một cổ phần của Công ty XNK ĐN thì được góp thêm
vốn vào Công ty TNHH D là 5000 đồng”.
• Công ty XNK ĐN là một thành viên của Công ty D (góp
8,3 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 83%
189
vốn điều lệ)
 Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới

- Hệ quả
+ Làm tăng số lượng thành viên công ty
Lưu ý: Không vượt quá 50
+ Tỷ lệ phần vốn góp có thể thay đổi

190
 Cách thức tăng VĐL:

“Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng


với giá trị tài sản tăng lên của công ty”
Luật DN 2020 (sđ, bs 2022)?

191
 Giảm vốn điều lệ (K3 Đ68)

• Hoàn trả một PVG cho TV theo tỷ lệ PVG


của họ trong VĐL của công ty

• Công ty mua lại PVG của TV theo quy định


tại Điều 51 LDN

• VĐL không được các TV thanh toán đầy đủ


và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 LDN

192
 Thủ tục thay đổi vốn điều lệ

o Thủ tục nội bộ: Thông qua nghị quyết


o Thủ tục với Nhà nước: thông báo tới Cơ quan
đăng ký DN

193
2.2. Vấn đề tài chính của công ty

2.2.3. Chuyển nhượng phần vốn góp của


thành viên (Điều 52)

194
 Trình tự, thủ tục thực hiện:

 Chào bán PVG đó cho các TV còn lại theo tỷ lệ tương


ứng với PVG của họ trong công ty với cùng điều kiện
chào bán;
 Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với
các TV còn lại cho người không phải là TV nếu các
TV còn lại của công ty không mua hoặc không mua
hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
 Ngoại lệ: K4 Đ51, K6 và K7 Đ53 LDN

195
2.2. Vấn đề tài chính của công ty
2.2.4. Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
(Điều 51)
TV có quyền yêu cầu công ty mua lại PVG của mình nếu
TV đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết
của HĐTV về vấn đề sau:
i. Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của TV, HĐTV;
ii. Tổ chức lại công ty;
iii. Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

196
 Trình tự, thủ tục:
• Yêu cầu mua lại PVG phải bằng văn bản và được gửi
đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông
qua nghị quyết, quyết định.
• Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
của TV thì công ty phải mua lại phần vốn góp của TV
đó.
 Xác định giá mua lại:
Giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc
quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên
thỏa thuận được về giá.
197
 Điều kiện thanh toán

Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh
toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh
toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

198
 Lưu ý:

Trường hợp công ty không thanh toán được PVG được


yêu cầu mua lại thì TV đó có quyền tự do chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho TV khác hoặc
người không phải là TV công ty.
[K3 Đ51 LDN]

199
2.2. Vấn đề tài chính của công ty

2.2.5. Phân chia lợi nhuận (Điều 69)

• Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài


chính khác theo quy định của PL.
• Phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.

200
 Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi
nhuận đã chia (Điều 70)

 Các TV công ty phải hoàn trả cho công ty số tiền,


tài sản khác đã nhận;
 Phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng
với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi
hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.

201
2.2. Vấn đề tài chính của công ty
2.2.6. Kiểm soát giao dịch có nguy cơ tư
lợi (Điều 67)

202
Giao dịch giữa công ty với đối tượng sau phải được
HĐTV chấp thuận:
(i) Nhóm đối tượng 1: TV, người đại diện theo ủy
quyền của TV, GĐ hoặc Tổng GĐ, người đại diện
theo PL của công ty
(ii) Nhóm đối tượng 2: Người có liên quan của người
trong nhóm đối tượng 1
(iii) Nhóm đối tượng 3: Người quản lý công ty mẹ,
người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công
ty mẹ
(iv) Nhóm đối tượng 4: Người có liên quan của người
trong nhóm đối tượng 3
203
- Trình tự, thủ tục chấp thuận:

• Người nhân danh công ty ký kết HĐ phải thông báo


cho các thành viên HĐTV, KSV về các đối tượng có
liên quan và lợi ích có liên quan đối với HĐ đó; kèm
theo dự thảo HĐ hoặc nội dung chủ yếu của HĐ dự
định tiến hành.
• Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì HĐTV
phải quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận
HĐ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được
thông báo. TV HĐTV có liên quan đến các bên trong
HĐ không được tính vào việc biểu quyết.

204
- Hệ quả pháp lý

• Trường hợp 1: Người đại diện theo PL được xác lập


và thực hiện HĐ;
• Trường hợp 2: HĐ bị vô hiệu theo quyết định của Tòa
án và xử lý theo quy định của PL khi được ký kết
không đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Đ67
LDN.
=> Người ký kết HĐ, TV có liên quan và người có liên
quan của TV đó tham gia HĐ phải bồi thường thiệt
hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu
được từ việc thực hiện HĐ đó.

205
2.3. Quy chế thành viên của công ty

Xác lập tư cách TV

Chấm dứt tư cách TV

Quyền, nghĩa vụ của TV

206
Hãy xác định:
 Thời điểm và văn bản xác lập tư cách thành viên
 Thời điểm chấm dứt tư cách thành viên
• Sổ đăng ký thành viên?
• Giấy chứng nhận phần vốn góp?
• Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
• Thông báo tới Cơ quan ĐKKD?
• Hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng phần
vốn góp?…

207
Lưu ý: Quyền của TV (Điều 49)
 Nhóm quyền dành cho mọi TV
 Nhóm quyền có điều kiện
o TV, nhóm TV sở hữu từ 10% số VĐL trở lên hoặc
một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy
định;
o Công ty có một TV sở hữu trên 90% VĐL và Điều
lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn
thì nhóm TV còn lại đương nhiên có quyền.

208
 Quyền khởi kiện người quản lý (Điều 72)
o TV tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện
trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch HĐTV, GĐ
hoặc Tổng GĐ, người đại diện theo PL và người
quản lý khác do vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của người quản lý.
o Cơ sở của việc khởi kiện?

209
2.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý

HĐTV

Chủ tịch
GĐ/TGĐ
HĐTV

Ban
kiểm
soát
210
2.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý

2.4.1. Hội đồng thành viên


 Vị trí pháp lý và thành phần (Điều 55)

o Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty


o Bao gồm tất cả các TV công ty (cá nhân và người đại
diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức)

211
 Thẩm quyền HĐTV (Điều 55, Điều lệ)

Tạo lập khuôn khổ hoạt động

Quyết định định hướng kinh doanh, tồn


tại và phát triển

Tài chính, giao dịch của công ty

Tổ chức, quản lý

212
 Chế độ làm việc: K1, K2 Đ59 LDN

Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo các


hình thức sau:
(i) Biểu quyết tại cuộc họp
(ii) Lấy ý kiến các thành viên công ty bằng văn bản
(iii) Hình thức khác

213
 Trình tự, thủ tục thông qua nghị quyết
HĐTV tại cuộc họp (Điều 57-> 60 LDN)

Triệu tập và xác định điều kiện họp HĐTV

HĐTV tổ chức thảo luận, kiến nghị

Thông qua nghị quyết

214
 Thẩm quyền triệu tập họp HĐTV (Điều 57)
• Chủ tịch HĐTV
• TV hoặc nhóm TV theo K2, K3 Đ49
 Điều kiện tiến hành họp HĐTV (Điều 58)
• Lần 1: có số TV dự họp sở hữu từ 65% VĐL trở lên;
tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Điều lệ công ty không có quy định khác:
• Lần 2: 15 ngày + 50% vốn điều lệ trở lên
• Lần 3: 10 ngày

215
Công ty TNHH X có 30 thành viên:
Cuộc họp lần 1:
oTrường hợp 1: 01 thành viên dự họp
oTrường hợp 2: 29 thành viên dự họp

216
 Lưu ý:
TV được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp
HĐTV trong trường hợp sau:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho người khác tham dự và biểu quyết tại
cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua cuộc họp trực
tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư,
fax, thư điện tử.
[K4 Đ59]
217
 Điều kiện thông qua nghị quyết HĐTV tại
cuộc họp (K3 Đ59)
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ
khác, nghị quyết, quyết định của HĐTV được thông qua tại
cuộc họp trong trường hợp sau:
a) Được các TV dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất
cả TV dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản này;
b) Được các TV dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất
cả TV dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết
định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc
một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ
công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải
thể công ty.
218
Công văn số 5636/BKHĐT-ĐKKD ngày 12/8/2019
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư V/v tỷ lệ biểu quyết thông
qua nghị quyết của Hội đồng thành viên:

“Luật Doanh nghiệp không có quy định về tỷ lệ phần


trăm biểu quyết tối thiểu mà Điều lệ công ty quy định
để thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên”

219
 Thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến
bằng văn bản (Điều 61)
Nghị quyết của HĐTV được thông qua khi được số
thành viên sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên tán
thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

220
2.4.2 Chủ tịch HĐTV (Điều 56)

 Vị trí pháp lý:


• Người quản lý doanh nghiệp
• Đứng đầu HĐTV
Có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
 Hình thành: Do HĐTV bầu ra
 Nhiệm kỳ: do Điều lệ công ty quy định nhưng không
quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ
không hạn chế.
221
 Thẩm quyền của Chủ tịch HĐTV (K2Đ56)

• Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của


HĐTV;
• Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐTV
hoặc để lấy ý kiến các TV;
• Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp HĐTV hoặc
tổ chức việc lấy ý kiến các TV;
• Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị
quyết, quyết định của HĐTV;
• Thay mặt HĐTV ký nghị quyết, quyết định của
HĐTV;
• Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của LDN và
Điều lệ công ty.
222
2.4.3. GĐ/TGĐ (Điều 63)

 Vị trí pháp lý:


o Người quản lý doanh nghiệp;
o Người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐTV về việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
 Hình thành: Do HĐTV quyết định bổ nhiệm

223
 Thẩm quyền (K2 Đ63)

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của HĐTV;


b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh
doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án
đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ
trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong
công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV;

224
 Thẩm quyền (K2 Đ63)
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng
thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi
nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ
công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành
viên, hợp đồng lao động.
225
 Điều kiện làm GĐ/TGĐ (Đ64)

226
 Người đại diện theo PL:

o Công ty phải có ít nhất 1 người đại diện theo PL là


người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch
HĐTV hoặc GĐ hoặc Tổng GĐ.
o Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì
Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật
của công ty.
[K3 Đ54]

227
Người “to nhất” công ty TNHH hai thành
viên trở lên?

228
2.4.4. Ban kiểm soát

 Tính bắt buộc của BKS (K2Đ54)


o Công ty TNHH hai TV trở lên là DNNN
o Công ty TNHH hai TV trở lên là công ty con của
DNNN
phải thành lập BKS
o Các trường hợp khác do công ty quyết định

229
2.4.4. Ban kiểm soát (Điều 55)

• Số lượng: từ 01 - 05 Kiểm soát viên.


• Nhiệm kỳ: Kiểm soát viên không quá 05 năm và có
thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế.
• Tiêu chuẩn, điều kiện: khoản 2 Điều 168 và Điều
169 LDN
Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên
thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm
soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm
soát.
230
2.4.4. Ban kiểm soát (Điều 55)

 Thẩm quyền

Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, việc miễn nhiệm, bãi


nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát
viên được thực hiện tương ứng theo quy định tại các
Điều 106, 170, 171, 172, 173 và 174 của LDN.

231
III. CÔNG TY TNHH MỘT TV
(Đ74 - Đ 87 LDN)

1 Khái niệm và đặc điểm

2 Vấn đề tài chính

3 Quy chế thành viên

4 Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ


232
III. CÔNG TY TNHH MỘT TV
3.1. Khái niệm và đặc điểm

 Khái niệm
Công ty TNHH MTV là DN có tư cách pháp nhân,
không có quyền phát hành cổ phần, do một tổ chức có tư
cách pháp nhân hay một cá nhân làm chủ sở hữu và chỉ
chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

233
 Đặc điểm:

o Là loại hình DN có tư cách pháp nhân


o Có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn
o Do một cá nhân hoặc một tổ chức có tư cách pháp
nhân làm chủ sở hữu
o Không được phát hành cổ phần

234
III. CÔNG TY TNHH MỘT TV
3.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu

 Quyền của chủ sở hữu: Đ76 LDN


 Nghĩa vụ của chủ sở hữu: Đ77 LDN
 Quyền của chủ sở hữu công ty trong một số
trường hợp đặc biệt: Đ78 LDN

235
III. CÔNG TY TNHH MỘT TV
3.3. Các vấn đề tài chính của công ty

 Góp vốn thành lập công ty: Đ75 LDN


 Kiểm soát giao dịch của công ty với những người có
liên quan: Đ86 LDN
 Rút lợi nhuận: K6 Đ77 LDN
 Tăng, giảm vốn điều lệ: Đ87 LDN

236
Lưu ý: Kiểm soát giao dịch có nguy cơ tư lợi
(Điều 86)

 Đối tượng áp dụng: công ty TNHH một thành


viên do tổ chức làm chủ sở hữu
 Chủ thể chấp nhận: HĐTV hoặc Chủ tịch công ty,
GĐ/TGĐ và Kiểm soát viên

237
III. CÔNG TY TNHH MỘT TV
3.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty
 Tổ chức làm chủ sở hữu
1 trong 2 mô hình:
• Chủ tịch công ty, GĐ hoặc Tổng GĐ
• HĐTV, GĐ hoặc Tổng GĐ
(Đ79 -> Đ84 LDN)
 Cá nhân làm chủ sở hữu:
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
(Đ85 LDN)
238
Chủ sở hữu

Mô hình CTCT Mô hình HĐTV

Chủ sở hữu Chủ sở hữu

CTCT HĐTV

GĐ/TGĐ GĐ/TGĐ
239
 Công ty TNHH một thành viên do cá nhân
làm chủ sở hữu

Chủ tịch CT

Chủ sở hữu

GĐ/TGĐ

240
CHƯƠNG 5

241
CẤU TRÚC CHƯƠNG V

1. Khái niệm, đặc điểm của CTCP

2. Quy chế cổ đông CTCP

3. Các vấn đề tài chính của CTCP

4. Tổ chức, quản lý CTCP

242 2
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CTCP
1.1. Khái niệm CTCP
CTCP là loại hình DN có tư cách pháp nhân, có chế
độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, có vốn điều lệ được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong
đó có các CP phổ thông và các CP ưu đãi khác nhau,
CP được tự do chuyển nhượng (trừ một số trường hợp
ngoại lệ); công ty được phát hành cổ phần các loại để
huy động vốn; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số
lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối
đa.
243
“Công ty đại chúng”
1. Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên
và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết
do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn
nắm giữ;
2. Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu
lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.
[Điều 32 Luật Chứng khoán năm 2019]

244
“Tổ chức tín dụng”
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành
lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ Ngân
hàng thương mại nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được
thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần,
công ty TNHH.
[Điều 6, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Sđ, bs
năm 2017)]

245
1.2. Đặc điểm
 CTCP là loại hình doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân
• Có những đặc điểm của một doanh nghiệp
• Có tư cách pháp nhân

246
 Về vốn điều lệ của CTCP
• Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần.
• Mệnh giá cổ phần
• Xác định vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp
• Cổ phiếu

247
 Về cổ đông của CTCP
• Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một
cổ phần của CTCP.
• Số lượng cổ đông
[K3Đ4; Đ111 LDN]
• Cổ đông sáng lập: là cổ đông sở hữu ít nhất một
CP phổ thông và ký tên trong danh sách cổ
đông sáng lập CTCP.
[K4Đ4; Đ120 LDN]

248
 Nghĩa vụ và hạn chế quyền của cổ đông
sáng lập
• Phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số
CP phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký
thành lập DN.

• Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp


GCNĐKDN, CP phổ thông của cổ đông sáng lập
không được chuyển nhượng cho người không phải
là cổ đông sáng lập nếu Đại Hội đồng cổ đông
không chấp thuận.

249
 Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều 120
LDN không áp dụng đối với CP phổ thông
sau:
• CP mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi
đăng ký thành lập DN
• CP đã được chuyển nhượng cho người khác
không phải là cổ đông sáng lập
[K4 Đ120 LDN]

250
 Về chế độ trách nhiệm tài sản
• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.
Chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn
[Điểm c khoản 1 Điều 111 LDN]

251
 Khả năng chuyển nhượng cổ phần của cổ
đông
• Cổ phần được tự do chuyển nhượng
• Ngoại lệ:
o CP ưu đãi biểu quyết (K3Đ116 LDN)
o CP phổ thông của cổ đông sáng lập (K3Đ120
LDN)
o Điều lệ quy định hạn chế chuyển nhượng
(K1Đ127 LDN)

252
 Về khả năng huy động vốn

CTCP có quyền phát hành cổ phần, trái


phiếu và các loại chứng khoán khác của
công ty.

253
II. QUY CHẾ CỔ ĐÔNG
2.1. Cấu trúc cổ phần
2.2. Cổ phần phổ thông
2.3. Cổ phần ưu đãi
2.4. Xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông
2.5. Vấn đề cổ đông nhỏ

254
2.1. Cấu trúc cổ phần

Biểu
Phổ quyết
thông
Cổ
Cổ tức
phần Hoàn
Ưu đãi lại

khác
255
2.2. Cổ phần phổ thông
 Đặc trưng:
o Tất cả CTCP phải có CPPT. Người sở hữu CPPT là
cổ đông phổ thông (K1 Đ114)
o Mỗi CPPT dành cho người sở hữu chúng các
quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau
o CPPT không thể chuyển đổi thành CP ưu đãi
o CPPT được tự do chuyển nhượng

256
2.2. Cổ phần phổ thông
 Đặc trưng (tt):
o CTCP được dùng một phần cổ phần phổ thông làm
tài sản cơ sở (“cổ phần phổ thông cơ sở”) để phát
hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết

 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông PT


Đ115, Đ119 LDN

257
2.3. Cổ phần ưu đãi
2.3.1. Đặc trưng chung
• Là loại CP không bắt buộc
• Mỗi CP ưu đãi của cùng một loại đều tạo cho người
sở hữu CP đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang
nhau.
• Có thể chuyển đổi thành CPPT theo nghị quyết của
ĐHĐCĐ
• Có tính hai mặt: ưu đãi và hạn chế

258
2.3.2 Các loại cổ phần ưu đãi

 CP ưu đãi biểu quyết (Đ116, Đ119 LDN; Điều


11 NĐ số 47/2021/NĐ-CP)
CP ưu đãi biểu quyết là CP phổ thông có nhiều
hơn phiếu biểu quyết so với CP phổ thông khác;
số phiếu biểu quyết của một CP ưu đãi biểu quyết
do Điều lệ công ty quy định.

259 19
 CP ưu đãi cổ tức (Đ117, Đ119 LDN)
CP ưu đãi cổ tức là CP được trả cổ tức với mức cao
hơn so với mức cổ tức của CP phổ thông hoặc mức
ổn định hằng năm; cổ tức được chia hằng năm gồm
cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định
không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công
ty.

260 20
 CP ưu đãi hoàn lại (Đ118, Đ119 LDN)
CP ưu đãi hoàn lại là CP được công ty hoàn lại vốn
góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các
điều kiện được ghi tại cổ phiếu của CP ưu đãi hoàn
lại và Điều lệ công ty.

261 21
 CP ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công
ty và PL về chứng khoán
(K2 Đ114 LDN)

262 22
2.4 Xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông
 Xác lập tư cách cổ đông
• Đăng ký mua CP tại thời điểm đăng ký thành lập
doanh nghiệp
• Mua cổ phần do công ty chào bán trong phạm vi CP
được quyền chào bán
• Nhận chuyển nhượng CP từ cổ đông của công ty
• Nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ
đông là cá nhân chết
• Nhận tặng cho CP từ cổ đông công ty…

263 23
 Chấm dứt tư cách cổ đông
• Cổ đông chuyển nhượng CP của mình cho người khác
• Công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở
hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của
CP ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
• Công ty mua lại toàn bộ CP theo yêu cầu của cổ đông
trong trường hợp quy định tại Điều 132 LDN.
• Công ty mua lại CP phổ thông đã bán, CP ưu đãi cổ
tức đã bán theo quy định của Điều 133 LDN.
• Cổ đông tặng cho hoặc sử dụng CP để trả nợ cho
người khác…
264 24
2.5 Vấn đề cổ đông nhỏ
• Khái niệm cổ đông nhỏ

• Bảo vệ cổ đông nhỏ trong CTCP

265 25
Quy định bảo vệ cổ đông nhỏ trong LDN

• Yêu cầu công ty mua lại cổ phần (Đ132)


• Phương thức bầu dồn phiếu (K3 Đ148)
• Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ (Đ151)
• Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT,
Giám đốc, Tổng giám đốc…

266
III. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH
3.1. Huy động vốn cổ phần
3.2. Các biện pháp huy động vốn khác
3.3. Giảm vốn điều lệ
3.4. Phân phối lợi nhuận
3.5. Công khai thông tin về tài chính

267
3.1. Huy động vốn cổ phần
Chào bán
CP cho CĐ
hiện hữu

Chào bán Hình


HUY CP được thức Chào bán
ĐỘNG quyền chào chào CP riêng lẻ
VỐN bán bán
Chào bán
CP ra công
chúng (PL
CK)
268
3.1.1. Chào bán CP cho cổ đông hiện hữu

Chào bán CP cho cổ đông hiện hữu là trường hợp


công ty tăng thêm số lượng CP, loại CP được quyền
chào bán và bán toàn bộ số CP đó cho tất cả cổ đông
theo tỷ lệ sở hữu CP hiện có của họ tại công ty.
[Điều 124 LDN]

269 29
3.1.2. Chào bán CP riêng lẻ
Chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP không phải là
công ty đại chúng phải đáp ứng các điều kiện sau: (i)
Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại
chúng; (ii) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không
kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ
chào bán cho nhà dầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
[Điều 125 LDN]

270 30
3.2 Các biện pháp huy động vốn khác
 Phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán
khác
 Chào bán trái phiếu riêng lẻ: Đ128, Đ129, Đ130
LDN
 Huy động vốn từ cá nhân, tổ chức

271 31
3.3 Giảm vốn điều lệ (K5 Đ112 LDN)

TRƯỜNG HỢP 1:

Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo
tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty.

272 32
TRƯỜNG HỢP 2:
Công ty mua lại cổ phần đã bán:
(i) Theo yêu cầu của cổ đông quy định tại Đ132
LDN
(ii) Theo quyết định của công ty quy định tại Đ133
LDN

273 33
TRƯỜNG HỢP 3:
Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy
đủ và đúng hạn theo quy định tại Đ113 LDN.

274 34
3.4. Phân phối lợi nhuận
3.4.1. Chia cổ tức cho cổ đông phổ thông
Công ty chỉ được trả cổ tức của CPPT khi có đủ các
điều kiện sau:
(i) Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó
theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
(iii) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo
đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác đến hạn.
[Đ135 LDN]
275
3.4.2. Chia cổ tức cho cổ đông ưu đãi
Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều
kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
[K1 Đ135 LDN]
3.4.3. Chi trả cổ tức
Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng CP của
công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công
ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng
Đồng VN và theo các phương thức thanh toán theo quy
định của PL.
[K3 Đ135 LDN]
276
3.5 . Công khai thông tin về tài chính
• Công khai thông tin đối với:
o Nhà nước
o Cổ đông
o Công chúng đầu tư
[Đ175, Đ176 LDN]
Học viên tự nghiên cứu

277
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CTCP
4.1. Khái quát

4.2. Tổ chức, quản lý theo Mô hình 1

4.3. Tổ chức, quản lý theo Mô hình 2

278
4.1. Khái quát

• Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,


Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

• Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị


và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

279
 Lưu ý: Người đại diện theo PL (Đ12, K2Đ137)
 Số lượng:
• 1 người: Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ (Tổng GĐ)
Nếu Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch HĐQT
là người đại diện theo PL.
• Nhiều hơn 1 người: Chủ tịch HĐQT và GĐ
(Tổng GĐ) đương nhiên là người đại diện theo PL.

280
4.2. Tổ chức, quản lý theo Mô hình 1
4.2.1. Đại hội đồng cổ đông

4.2.2. Hội đồng quản trị

4.2.3. Giám đốc, Tổng Giám đốc

4.2.4. Ban kiểm soát

281
4.2.1. Đại hội đồng cổ đông
 Chức năng và thành phần (Đ138)

• Cơ quan quyết định cao nhất của công ty

• Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết

282
 Quyền và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ (K2 Đ138 LDN,
Điều lệ)
o Về hoạt động và định hướng phát triển công ty:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
o Về tạo lập khuôn khổ hoạt động cho công ty
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
- Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt
động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

283
o Về tài chính, tài sản và giao dịch của công ty
- Quyết định loại CP và tổng số CP của từng loại được
quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của
từng loại CP.
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35%
tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài
chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ quy
định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác.
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số CP đã bán của
mỗi loại
284
o Về tổ chức, quản lý
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản
trị, Kiểm soát viên.
- Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản
trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ
đông công ty.
o Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật
DN và Điều lệ công ty

285
 Chế độ làm việc
• Cuộc họp (Đ139, K1Đ140)
o Thường niên: 1 năm 1 lần
o Bất thường
• Hình thức thông qua nghị quyết (Đ147)
o Tại cuộc họp
o Lấy ý kiến bằng văn bản

286
 Thủ tục thông qua nghị quyết
• TẠI CUỘC HỌP

o Triệu tập họp (Đ140)


o Lập danh sách CĐ có quyền dự họp (Đ141)

o Chương trình, nội dung cuộc họp (Đ142)


o Mời họp, thực hiện quyền dự họp (Đ143, 144)

o Điều kiện, thể thức tiến hành họp (Đ145, 146)

o Điều kiện thông qua nghị quyết (Đ148)


287
o Chủ thể triệu tập họp ĐHĐCĐ (Đ140)

HĐQT

Ban kiểm soát

CĐ, nhóm CĐ tại K2Đ115

288
o Điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ (Đ145)
• Lần 1: 50% tổng số phiếu biểu quyết (tỷ lệ cụ thể
do Điều lệ quy định)
• Lần 2:
- 30 ngày (nếu Điều lệ không quy định khác)
- 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên (tỷ lệ cụ thể
do Điều lệ quy định)
• Lần 3: 20 ngày (nếu Điều lệ công ty không quy
định khác)

289
o Điều kiện thông qua nghị quyết:
 Nghị quyết thông thường (K1, K2 Đ148): 50%,
65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ
đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành
(tỷ lệ cụ thể do Điều lệ quy định) => Luật sđ, bs
2022
 Nghị quyết làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa
vụ của CĐ sở hữu CP ưu đãi (K6 Đ148): được số
CĐ ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số
CP ưu đãi loại đó trở lên tán thành
 Nghị quyết về bầu thành viên HĐQT, BKS (K3
Đ148)
290
 Bầu dồn phiếu (K3 Đ148)

o Trường hợp áp dụng


o Tính bắt buộc
o Ý nghĩa
o Cách thức thực hiện

291
 Cách thức thực hiện:
o Mỗi CĐ có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng
số CP sở hữu nhân với số TV được bầu và CĐ có
quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của
mình cho một hoặc một số ứng cử viên.
o Người trúng cử được xác định theo số phiếu bầu tính từ
cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu
cao nhất cho đến khi đủ số TV quy định tại Điều lệ.
o Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số
phiếu bầu như nhau cho TV cuối cùng thì sẽ tiến hành
bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang
nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí tại quy chế bầu cử hoặc
Điều lệ.
292
Ứng viên A B C D E

Bầu thông
1 phiếu 1 phiếu 1 phiếu 1 phiếu 1 phiếu
thường

Bầu dồn
5 phiếu 0 phiếu 0 phiếu 0 phiếu 0 phiếu
phiếu
293
 Các xác định số phiếu bầu (PBQ):
=> Chỉ sở hữu CPPT:
Số phiếu bầu = Số CPPT x m

=> Sở hữu cả CPPT + CPƯĐBQ:

Số phiếu bầu = {Số CPPT+ (Số CPƯĐBQ x n)} x m

n = Số phiếu biểu quyết của 1 CPƯĐBQ


m = Số TV HĐQT/BKS được bầu

294
 Thủ tục thông qua nghị quyết
• LẤY Ý KIẾN BẰNG VĂN BẢN (Đ149)
o Giá trị pháp lý: có giá trị như nghị quyết được
thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ
o Điều kiện thông qua nghị quyết:
 NQ thông thường (K4Đ148): trên 50% tổng số
phiếu biểu quyết của tất cả CĐ có quyền biểu quyết
tán thành (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định)
 NQ làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của
CĐ sở hữu CP ưu đãi (K6Đ148): được các CĐ ưu
đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số CP ưu đãi loại
đó trở lên tán thành
295
 Hiệu lực của nghị quyết ĐHĐCĐ
• Hiệu lực: Đ152 LDN

• Hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ: Đ151 LDN


o Chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ

o Điều kiện yêu cầu hủy bỏ

296
4.2.2. Hội đồng quản trị

 Chức năng và sự hình thành (K1Đ153)


o HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và
nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
o Do ĐHĐCĐ bầu ra

297
 Quyền và nghĩa vụ của HĐQT:
K2 Đ153, Đ159, Điều 167 LDN

Lưu ý:
• Thẩm quyền về chấp thuận giao dịch, HĐ quan trọng
- Phân biệt với thẩm quyền của ĐHĐCĐ

• Thẩm quyền quyết định bán CP chưa bán trong phạm


vi số CP được quyền chào bán của từng loại

298
 Chấp thuận/thông qua giao dịch, hợp đồng:
• Giao dịch có giá trị lớn (từ 35% tổng giá trị TS trở lên được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường
hợp Điều lệ có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác):
o ĐHĐCĐ: Bán tài sản
o HĐQT: mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác
• Giao dịch giữa CTCP với người liên quan (Điều 167 LDN)
o ĐHĐCĐ: (i) giao dịch có giá trị từ 35% tổng giá trị TS của
DN; (ii) HĐ, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn
hơn 10% tổng giá trị TS của DN ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất giữa CTCP và CĐ sở hữu từ 51% tổng số CP có
quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của CĐ đó.
o HĐQT: có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị TS của DN

299
 Thành phần và số lượng (Đ154)
• Từ 03-11 TV (Điều lệ quy định cụ thể số lượng)
• Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5
năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ
không hạn chế.
• Nếu tất cả TV HĐQT cùng kết thúc nhiệm kỳ thì
các TV đó tiếp tục là TV HĐQT cho đến khi có
TV mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc,
trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.

300
 Tiêu chuẩn và điều kiện làm TV HĐQT
(K1Đ155)

 Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung


TV HĐQT (Đ160)
 Cuộc họp và nghị quyết của HĐQT (Đ157,
Đ158)
Xử lý nghị quyết HĐQT trái PL, Điều lệ, nghị quyết
ĐHĐCĐ: K4Đ153

301
 Chủ tịch HĐQT (Đ156)
• Chức năng
o Người quản lý DN
o Đứng đầu HĐQT
Lưu ý: Chủ tịch HĐQT không được kiêm GĐ/Tổng
GĐ trong trường hợp công ty đại chúng hoặc CTCP là
DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% VĐL hoặc tổng số
CP có quyền biểu quyết.
• Hình thành: do HĐQT bầu trong số các TV HĐQT
• Trách nhiệm: Đ65

302
• Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT (K3 Đ156)
o Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT
o Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ
cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp
HĐQT.
o Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của
HĐQT
o Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết,
quyết định của HĐQT
o Chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ
o Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của LDN và
Điều lệ công ty
303
4.2.3. Giám đốc/Tổng giám đốc
 Chức năng:
• Người quản lý DN
• Người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày
của công ty
• Hình thành: HĐQT bổ nhiệm từ một TV HĐQT
hoặc thuê người khác làm đảm nhận.
Lưu ý: Chịu sự giám sát của HĐQT; chịu trách
nhiệm trước HĐQT và trước PL về việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ được giao.
304
 Quyền và nghĩa vụ GĐ, TGĐ (K3 Đ162)
o Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm
quyền của HĐQT.
o Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT.
o Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án
đầu tư của công ty.
o Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý
nội bộ của công ty.
o Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản
lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền
của HĐQT.
305
• Quyền và nghĩa vụ GĐ, TGĐ (tt)
o Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao
động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm
quyền bổ nhiệm của GĐ hoặc TGĐ.
o Tuyển dụng lao động.
o Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong
kinh doanh.
o Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật,
Điều lệ công ty và nghị quyết của HĐQT.

306
 Trách nhiệm: Đ164, Đ165
 Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn: K5 Đ162

307
4.2.4. Ban kiểm soát
 Sự hình thành:
• Cơ quan của Mô hình 1
Lưu ý: CTCP có dưới 11 CĐ và các CĐ là tổ chức sở
hữu dưới 50% tổng số CP của công ty thì không bắt
buộc phải có BKS
• Do ĐHĐCĐ bầu ra
 Chức năng:
• Giám sát công việc quản lý và điều hành công ty bởi
HĐQT, GĐ/TGĐ và những người quản lý khác.
• Thẩm định, rà soát và xem xét các loại báo cáo, giấy
tờ quan trọng của công ty.
Lưu ý: BKS không phải là cơ quan quản lý, TV BKS
không phải là người quản lý
308
DN
 Số lượng, nhiệm kỳ (K1Đ186)
• Có từ 03 đến 05 KSV
• Nhiệm kỳ của KSV không quá 05 năm và có thể được
bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
• Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số
các KSV
• Trường hợp KSV có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ
mà KSV nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì KSV đã hết
nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho
đến khi KSV nhiệm kỳ mới được bầu và nhận.

309
 Quyền và nghĩa vụ của BKS (Đ170)
• Giám sát HĐQT, GĐ hoặc TGĐ trong việc quản lý
và điều hành công ty.
• Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và
mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh.
• Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ,
quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
• Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác
của công ty
• Yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi
vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả…
310
 Tiêu chuẩn và điều kiện của KSV, trưởng BKS:
K2 Đ168, Đ169

 Trách nhiệm: Đ170, Đ171, Đ172, Đ173


 Miễn nhiệm, bãi nhiệm KSV: Đ174

311
4.3. Tổ chức, quản lý theo Mô hình 2

ĐHĐCĐ

HĐQT
(ít nhất 20% là thành viên độc lập)

Ủy ban kiểm toán

Chủ tịch GĐ/TGĐ


HĐQT 312
 Thành viên độc lập HĐQT
• Một cá nhân chỉ được bầu làm TV độc lập HĐQT
của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục
(K2Đ154)
• Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, quyền,
nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt
động của các TV độc lập HĐQT.
• Tiêu chuẩn, điều kiện: K2, K3 Đ155

313
 Ủy ban kiểm toán
• Chức năng
o Là cơ quan chuyên môn thuộc HĐQT
• Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
UBKT quy định tại Điều lệ hoặc quy chế hoạt
động của UBKT do HĐQT ban hành (K1Đ137)

314
 Quyền và nghĩa vụ UBKT (K3 Đ161)
• Giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính của
công ty và công bố chính thức liên quan đến kết quả tài
chính của công ty.
• Rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.
• Rà soát giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm
quyền phê duyệt của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ và đưa ra
khuyến nghị về những giao dịch.
• Giám sát bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty.
• Kiến nghị công ty kiểm toán độc lập, mức thù lao và
điều khoản liên quan trong hợp đồng với công ty kiểm
toán để HĐQT thông qua trước khi trình lên ĐHĐCĐ
niên phê duyệt…
315
CHƯƠNG VI

316
1. Khái niệm, đặc điểm DNNN
2. Các vấn đề về tài chính
3. Tổ chức quản lý
(K11 Đ4, Đ88 đến Đ110 LDN, văn bản QPPL
khác về tổ chức, hoạt động của DNNN)
(SV tự nghiên cứu)

317 2
 Khái niệm, đặc điểm DNNN

Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp


do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số
cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều
88 của Luật DN.

[K11 Đ4 LDN]

318
Xác định CTCP – Doanh nghiệp nhà nước
DNNN – CTCP: “trên 50% tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết” (K11 Đ4 LDN)
VD CTCP X: 50.000 CPPT + 50.000 CPƯĐBQ (x2
phiếu)
TH1: Nhà nước sở hữu 30.000 CPPT + 21.000 CPƯĐBQ
TH2: Nhà nước sở hữu 8.000 CPPT + 40.000 CPƯĐBQ
TH3: Nhà nước sở hữu 27.000 CPPT + 27.000 CPƯĐBQ

319
Lưu ý:

1. DNNN bao gồm các DN do NN nắm giữ trên 50%


vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2. DNNN không phải là một hình thức pháp lý của
DN.
3. DNNN được tổ chức quản lý dưới hình thức công
ty TNHH, CTCP, gồm:
- DN do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ
- DN do NN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết

320
 Pháp luật điều chỉnh:
- Luật Doanh nghiệp (Chương IV)
- Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 (sđ, bs năm
2018)
- Nghị định 159/2020/NĐ-CP Về quản lý người giữ
chức danh, chức vụ và người đại diện vốn nhà nước
tại DN
- Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước
vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN (sđ, bs
năm 2020, 2021)
- Nghị định 87/2015/NĐ-CP Về giám sát đầu tư vốn
NN vào DN; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt
động và công khai thông tin tài chính của DNNN và
doanh nghiệp có vốn NN…321
CHƯƠNG VII

322
CẤU TRÚC CHƯƠNG VII:
1. Khái quát về tổ chức lại DN và điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động tổ chức lại DN
2. Các hình thức tổ chức lại DN và các vấn đề
pháp lý liên quan
3. Giải thể DN

323
I. Khái quát chung về tổ chức lại DN và điều
chỉnh PL đối với hoạt động tổ chức lại DN
1.1. Khái niệm tổ chức lại DN

1.2. Vai trò của tổ chức lại DN


1.3. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động tổ
chức lại DN tại Việt Nam

324
1.1. Khái niệm tổ chức lại DN
• Góc độ kinh tế:
o Là hoạt động tái cấu trúc quan hệ sở hữu hoặc cơ
cấu lại hình thức tồn tại để phát huy hiệu quả hoạt
động của DN.
o Về mặt hình thức, tổ chức lại DN có thể là kết quả
của việc mua bán một phần hoặc toàn bộ DN.

325
• Góc độ pháp lý

Tổ chức lại DN là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập


hoặc chuyển đổi loại hình DN.

[Khoản 31 Điều 4 LDN]

326
1.2. Vai trò của tổ chức lại DN
• Đối với nhà đầu tư:
o Cơ cấu lại vốn đầu tư để sử dụng vốn một cách hiệu
quả hơn.
o Giải quyết, dàn xếp các bất đồng trong nội bộ công ty.
o Phát triển thương hiệu, tạo lập quyền lực thị trường để
thực hiện chiến lược cạnh tranh.
o Khai thác và tận dụng được những thời cơ kinh doanh.

327
• Đối với doanh nghiệp:
o Điều chỉnh lại hình thức doanh nghiệp phù hợp.
o Mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường.
o Việc chia hoặc tách DN có thể tạo cơ hội cho các DN
tập trung hơn vào các mục tiêu cụ thể, phát huy hiệu
quả của hoạt động đầu tư.

328
• Đối với thị trường, nền kinh tế:
o Là một công cụ để đo lường tính phù hợp của các quy
định điều tiết thị trường.
o Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

329
1.3. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động tổ
chức lại DN tại Việt Nam

• Căn cứ vào quan hệ pháp luật phát sinh, hoạt động tổ


chức lại DN sẽ chịu sự điều chỉnh của các văn bản PL
khác nhau.
• Luật DN: trình tự, thủ tục thực hiện tổ chức lại DN

330
II. Các hình thức tổ chức lại DN theo LDN

2.1. Chia công ty (Điều 198)


2.2. Tách công ty (Điều 199)
2.3. Hợp nhất công ty (Điều 200)
2.4. Sáp nhập công ty (Điều 201)
2.5. Chuyển đổi loại hình DN (Điều 202 - 205)

331
2.1. Chia công ty
 Khái niệm:
Chia công ty là việc công ty TNHH, CTCP có thể
chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ
đông của công ty hiện có (công ty bị chia) để thành
lập 02 hoặc nhiều công ty mới; công ty bị chia chấm
dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy
CNĐKDN.

332
 Đặc điểm:
• Chủ thể áp dụng:
o Công ty TNHH
o CTCP
• Làm tăng số lượng chủ thể tham gia thị trường

333
• Hệ quả pháp lý:
- Công ty bị chia chấm dứt tồn tại.
- Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm
về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp
đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và
người lao động để một trong số các công ty đó thực
hiện nghĩa vụ này.
- Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo
quyết định chia công ty.

334
 Thủ tục, trình tự chia công ty
• Bước 1: Công ty thông qua nghị quyết chia công
ty
• Bước 2: Thông báo đến chủ nợ và người lao
động.
• Bước 3: Công ty mới thông qua Điều lệ, bầu và
bổ nhiệm các chức danh quản lý điều hành; thực
hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký KD.
[Điều 198 LDN; Điều 25 NĐ số 01]

335
2.2. Tách công ty
 Khái niệm:
Tách công ty là việc công ty TNHH, CTCP có thể tách
bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ,
thành viên, cổ đông của công ty hiện có (công ty bị
tách) để thành lập 01 hoặc 01 số công ty TNHH, CTCP
mới (công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của
công ty bị tách.

336
 Đặc điểm:
• Chủ thể áp dụng:
o Công ty TNHH
o CTCP
• Làm tăng số lượng chủ thể tham gia thị trường

337
• Hệ quả pháp lý:
- Công ty bị tách vẫn tồn tại
- Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên
đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ
chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị
tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người
lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
- Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia
theo quyết định tách công ty.
338
 Thủ tục, trình tự tách công ty
• Bước 1: Công ty thông qua nghị quyết tách công
ty
• Bước 2: Thông báo đến chủ nợ và người lao
động.
• Bước 3: Công ty được tách thông qua Điều lệ,
bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý điều
hành; tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy
định.
[Điều 199 LDN; Điều 25, Điều 61 NĐ số 01]

339
2.3. Hợp nhất công ty

 Khái niệm

Hợp nhất công ty là việc 02 hoặc một số công ty (công


ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới
(công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các
công ty bị hợp nhất.

340
 Đặc điểm:
• Chủ thể áp dụng: Các loại hình công ty
• Làm giảm số lượng chủ thể tham gia thị trường
• Hệ quả pháp lý:
- Công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại.
- Công ty hợp nhất chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ,
các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và
các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp
nhất.
- Công ty hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo
hợp đồng hợp nhất công ty.
341
 Thủ tục, trình tự hợp nhất công ty
• Bước 1: Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng
hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất
• Bước 2: Công ty bị hợp nhất thông qua hợp
đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu
hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý điều hành
và tiến hành đăng ký DN đối với công ty hợp
nhất.
• Bước 3: Gửi hợp đồng hợp nhất đến các chủ nợ
và thông báo cho người lao động biết.
[Điều 200 LDN; Điều 25 NĐ số 01]

342
2.4. Sáp nhập công ty
 Khái niệm:

Sáp nhập công ty là việc 01 hoặc 01 số công ty (công


ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác
(công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
công ty bị sáp nhập.

343
 Đặc điểm:
• Chủ thể áp dụng: Các loại hình công ty
• Làm giảm số lượng chủ thể tham gia thị trường
• Hệ quả pháp lý:
- Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại
- Công ty nhận sáp nhập chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động
và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
- Các công ty nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ quyền,
nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp
nhập theo hợp đồng sáp nhập.
344
 Thủ tục, trình tự sáp nhập công ty
• Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp
đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận
sáp nhập.
• Bước 2: Các công ty liên quan thông qua hợp
đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập
và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận
sáp nhập.
• Bước 3: Gửi hợp đồng sáp nhập phải được gửi
đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao
động biết.
[Điều 201 LDN; Điều 61 NĐ số 01]
345
II. Các hình thức tổ chức lại DN theo LDN

2.1. Chia công ty (Điều 198)


2.2. Tách công ty (Điều 199)
2.3. Hợp nhất công ty (Điều 200)
2.4. Sáp nhập công ty (Điều 201)
2.5. Chuyển đổi loại hình DN (Điều 202 - 205)

346
2.5. Chuyển đổi doanh nghiệp
2.5.1. Khái niệm và đặc điểm
Chuyển đổi DN là việc chuyển từ hình thức DN này
sang hình thức DN khác theo những trường hợp mà
PL cho phép để phù hợp hơn với khả năng và nhu cầu
kinh doanh của nhà đầu tư vào DN, đáp ứng tốt hơn
nguyện vọng của nhà đầu tư trong những trường hợp
cụ thể.

347
 Đặc điểm:
• Việc chuyển đổi DN do chủ sở hữu DN hoặc cơ
quan có quyền quyết định cao nhất trong DN quyết
định.
• Việc chuyển đổi DN có thể do nhiều lý do.
• Mục đích của việc chuyển đổi DN
• Việc chuyển đổi DN phải được thực hiện theo các
trình tự, thủ tục luật định.
Mỗi hình thức chuyển đổi đều cần tuân thủ những điều
kiện chuyển đổi riêng.

348
2.5.2. Các hình thức chuyển đổi DN
• Chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP (Điều 202)
• Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH 01 thành
viên (Điều 203)
• Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành
viên trở lên (Điều 204)
• Chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH, CTCP,
công ty HD (Điều 205)

349
2.5.3. Thủ tục chuyển đổi DN
o Điều 202 -> Điều 205 Luật DN
o Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký
doanh nghiệp

350
III. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
3.1. Khái niệm và đặc điểm
3.2. Các trường hợp giải thể DN
3.3. Thủ tục giải thể DN theo quy định của
LDN
[Đ207 - Đ212 LDN]

351
3.1. Khái niệm và đặc điểm
Giải thể DN là việc chấm dứt sự tồn tại của DN
theo quyết định của DN (giải thể tự nguyện) hoặc do
bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc theo
quyết định của Toà án (giải thể bắt buộc).

352
 Đặc điểm
• Tính chất thủ tục: “thủ tục hành chính”

• Nguyên nhân: khách quan và chủ quan

• Hệ quả pháp lý: chấm dứt sự tồn tại của DN

• Trước khi giải thể, DN phải giải quyết và chấm dứt


hoàn toàn các nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh trong
quá trình tồn tại.

353
3.2. Các trường hợp giải thể
• Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà
không có quyết định gia hạn
• Theo quyết định của chủ DN đối với DNTN, của
HĐTV đối với công ty HD, của HĐTV, chủ sở hữu
công ty đối với công ty TNHH, của ĐHĐCĐ đối với
CTCP
• Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu
theo quy định của LDN trong thời hạn 06 tháng liên tục
mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình DN
• Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN, trừ trường
hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác
354
 Điều kiện giải thể
• DN chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết
các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc
Trọng tài.
• Người quản lý có liên quan và DN cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của DN.
[K2 Đ207 LDN]

355
3.3. Thủ tục giải thể DN theo LDN
o Điều 208, 209, 210 LDN

o Điều 70, Điều 71 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

356
3.3.1. Thủ tục giải thể DN
• Bước 1: Quyết định giải thể doanh nghiệp

• Bước 2: Đăng ký giải thể doanh nghiệp

• Bước 3: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị giải


thể

• Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ


quan đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục giải thể
doanh nghiệp

[Đ208 LDN; Đ70 NĐ 01/2021/NĐ-CP]

357
3.3.2. Thủ tục giải thể DN khi bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký DN hoặc theo quyết định của
Tòa án
• Bước 1: Thông báo tình trạng giải thể và quyết định
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN

• Bước 2: Thủ tục thanh lý DN

• Bước 3: Gửi hồ sơ giải thể DN đến Cơ quan đăng ký


kinh doanh để hoàn tất thủ tục giải thể DN

[Đ209 LDN]

358
• Các khoản nợ của DN được thanh toán theo thứ
tự ưu tiên sau (K5 Đ208):
o Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy
định của PL và các quyền lợi khác của người lao
động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng
lao động đã ký kết.
o Nợ thuế
o Các khoản nợ khác
• Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể và các khoản
nợ, phần còn lại chia cho chủ DNTN, các TV, CĐ
hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn
góp, cổ phần (K6 Đ208).
359
Chương 8

360
Thống kê (đến 31/12/2018)
• Tổng số HTX ở VN: 22.861 HTX, tổng số thành viên
trong các HTX là 5.998.378 thành viên
• HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh
trên cả nước là 13.958 HTX, trong đó, có tổng số
185.714 lao động
• Tổng doanh thu thuần 2018 của khu vực HTX đang
hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 88.586
tỷ đồng
(Sách trắng về Hợp tác xã VN 2020, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Nxb. Thống kê)
361
NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung
2. Thành lập, đăng ký
3. Quy chế thành viên
4. Tổ chức quản lý
5. Quyền và nghĩa vụ
6. Chế độ tài chính và tài sản
7. Tổ chức lại, giải thể và phá sản

362
1. Những vấn đề lý luận chung
1.1. Khái niệm, đặc điểm

363
 Khái niệm hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu,
có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ
sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ
trong quản lý HTX.
(Khoản 1 Điều 3 Luật HTX)

364
 Khái niệm liên hiệp hợp tác xã
Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu,
có tư cách HTX pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu
chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý
liên hiệp HTX.
(Khoản 2 Điều 3 Luật HTX)

365
 ĐẶC ĐIỂM
• Là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác, tính
tương trợ và tính xã hội
o Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

o Đáp ứng nhu cầu chung, của thành viên, trên cơ


sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý

366
• Có tư cách pháp nhân
o Thực hiện mục tiêu hoạt động của HTX; tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình
o Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của
HTX, thuê và sử dụng lao động
o Được lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa
điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài
o Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp?

367
• Có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn
(K3 Đ15 Luật HTX)
• Là tổ chức kinh tế tập thể:
o Về vốn góp:
Vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và
theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn
điều lệ của hợp tác xã.
Vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo
thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không
quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

368
o Quyền biểu quyết:
- Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại
biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một
phiếu biểu quyết.
- Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không
phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành
viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành
viên.

369
o Về tài sản không chia
Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của
HTX, liên hiệp HTX không được chia cho thành
viên, HTX thành viên khi chấm dứt tư cách thành
viên, tư cách HTX thành viên hoặc khi HTX, liên
hiệp HTX chấm dứt hoạt động (K4 Đ4LHTX).
Lưu ý: Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã khi giải thể, phá sản [Điều 21 Nghị định số
193]

370
HTX, liên hiệp HTX không được nhìn nhận là doanh
nghiệp

Doanh nghiệp Hợp tác xã


Nhu cầu thị trường –
Lý do ra đời Nhu cầu thành viên
người tiêu dùng
Tư cách người sở Nhà đầu tư – khách
Nhà đầu tư
hữu vốn hàng
Mục đích hoạt
Chủ yếu là lợi nhuận Tương trợ, giúp đỡ
động
Bình đẳng: 1TV - 1
Cơ chế quản lý Tỷ lệ sở hữu vốn góp
phiếu biểu quyết

Nguyên tắc phân Mức độ sử dụng sản


Tỷ lệ sở hữu vốn góp
phối lợi nhuận 371
phẩm, dịch vụ
1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp
tác xã
[Điều 7 Luật HTX]

372
Vụ việc của Liên hiệp HTX Tp. HCM (Saigon Co.op)
Kết luận số 11/KL –TTTP-P5 của Thanh tra TP. HCM
• Tăng vốn điều lệ, có dấu hiệu thâu tóm
• Năm 2014 việc tăng vốn điều lệ của Saigon Co.op không được
thể hiện tại biên bản Đại hội thành viên; số vốn 2.328 tỷ đồng
từ vốn tích luỹ thuộc sở hữu chung không chia của Saigon
Co.op được dùng để tăng vốn điều lệ.
• Năm 2015, HĐQT Saigon Co.op thống nhất tăng vốn điều lệ
nhưng nội dung này không được trình và thông qua tại Đại hội
thành viên; số vốn 3.180 tỷ đồng từ vốn tích luỹ thuộc sở hữu
chung không chia của Saigon Co.op được dùng để tăng vốn
điều lệ…
• Năm 2020, HTX thành viên huy động từ nguồn vốn bên ngoài
không phải là thành viên của HTX để góp vốn vào Saigon
Co.op, trái với Nghị quyết số 12/NQ-ĐHTV của Đại hội thành
viên bất thường lần 1 năm 2020 quy định…
373
2. Thành lập, đăng ký HTX
 Khởi xướng và tổ chức Hội nghị thành lập HTX,
LHHTX (Đ19, 20 LHTX)

 Hồ sơ đăng ký (K2 Đ23 LHTX)

 Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐKHTX (K1Đ23


LHTX)

 Điều kiện cấp GCNĐKHTX (Đ24 LHTX)

 Thời hạn cấp GCNĐKHTX (K4 Đ23 LHTX)

374
 Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐK HTX,
liên hiệp HTX: Nơi đặt trụ sở chính
o Liên hiệp HTX, quỹ tín dụng nhân dân: đăng ký tại
phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
o HTX đăng ký tại Phòng tài chính - kế hoạch thuộc
UBND cấp huyện.
[Khoản 1 Điều 23 Luật HTX; Điều 6 NĐ 193]

375
3. Quy chế pháp lý về thành viên
SV tự nghiên cứu

376
4. Tổ chức quản lý

Đại hội thành viên

Hội đồng quản trị

GĐ/TGĐ

Ban kiểm soát hoặc kiểm soát


viên

377
4.1. ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN
(Điều 30 – 34 Luật HTX)
• Chức năng: có quyền quyết định cao nhất
• Phương thức hoạt động: ĐHTV thường niên và
ĐHTV bất thường
• Hình thức tổ chức: Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại
biểu

378
• Đại hội đại biểu thành viên

 Khi HTX, liên hiệp HTX có 100 thành viên,


HTX thành viên trở lên

 Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, thủ tục bầu đại
biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do Điều
lệ quy định

379
o Số lượng đại biểu tham dự ĐHĐBTV do Điều lệ quy
định nhưng phải bảo đảm:
- Không được ít hơn 30% tổng số thành viên, hợp tác xã
thành viên đối với HTX, liên hiệp HTX có từ trên 100 đến
300 thành viên, HTX thành viên
- Không được ít hơn 20% tổng số thành viên, hợp tác xã
thành viên đối với HTX, liên hiệp HTX có từ trên 300 đến
1000 thành viên, HTX thành viên;
- Không được ít hơn 200 đại biểu đối với HTX, liên hiệp
HTX có trên 1000 thành viên, HTX thành viên.

380
• Triệu tập ĐHTV
o ĐHTV thường niên phải được họp trong thời hạn
03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do
HĐQT triệu tập.

o ĐHTV bất thường do HĐQT, BKS hoặc KSV hoặc


thành viên đại diện của ít nhất 1/3 tổng số thành
viên, HTX thành viên triệu tập.

(Điều 31 Luật HTX)


381
• Điều kiện tiến hành ĐHTV
Khoản 6 Điều 31 Luật HTX

[Liên hệ với CTCP, công ty TNHH 2 TV trở lên]

382
• Thông qua nghị quyết (Điều 34)
o Thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có
mặt biểu quyết tán thành: Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Đầu tư hoặc bán tài sản
có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
o Các nội dung khác được thông qua khi có trên 50%
tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.

383
Lưu ý:

 Mỗi thành viên, HTX thành viên hoặc đại biểu thành
viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu
quyết.

 Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ


thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên,
HTX thành viên hoặc đại biểu thành viên.

384
 Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên

(Điều 32 Luật HTX)

385
4.2. Hội đồng quản trị

• Chức năng: Là cơ quan quản lý HTX, liên hiệp


HTX

• Nguồn gốc: Do hội nghị thành lập hoặc ĐHTV bầu


theo thể thức bỏ phiếu kín.

• Thành phần: Gồm chủ tịch và thành viên

• Số lượng thành viên: Do điều lệ quy định nhưng tối


thiểu là 3 người, tối đa là 15 người.

(Điều 35, 36 Luật HTX)


386
• Thành viên HĐQT có bắt buộc phải là
thành viên HTX?
Điều 40 Luật HTX

387
• Nhiệm kì: Do điều lệ quy định nhưng tối thiểu
là 2 năm, tối đa là 5 năm.

• Cuộc họp: Khoản 3, 4, 5 Điều 35 Luật HTX

• Quyền hạn và nhiệm vụ: Điều 36 Luật HTX

388
 Chủ tịch HĐTV (Điều 37)

• Là người đại diện theo pháp luật của HTX, liên hiệp
HTX

• Thực hiện các công việc liên quan đến HĐQT

389
4.3. Giám đốc, Tổng giám đốc

• Chức năng: là người điều hành hoạt động của


HTX, liên hiệp HTX

• Nhiệm vụ, quyền hạn: K2 Đ38

 Ký HĐ nhân danh HTX?

 Có bắt buộc phải là thành viên HTX?

390
4.4. Ban kiểm soát, kiểm soát viên
• Chức năng: kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật
và điều lệ
• Nguyên tắc hoạt động: hoạt động độc lập
• Nguồn gốc: Do ĐHTV bầu trực tiếp trong số thành
viên, đại diện HTX thành viên theo thể thức bỏ phiếu
kín
• Số lượng: do ĐHTV quyết định nhưng không quá 07
người.
(Điều 39 Luật HTX)
391
Lưu ý:
- Hợp tác xã có từ 30 TV trở lên, liên hiệp hợp tác xã có
từ 10 HTX TV trở lên phải bầu ban kiểm soát.
- HTX có dưới 30 thành viên, liên hiệp HTX có dưới 10
HTX thành viên, việc thành lập ban kiểm soát hoặc
kiểm soát viên do điều lệ quy định.

392
5. Quyền và nghĩa vụ HTX, liên hiệp HTX
(Điều 8, Điều 9 Luật HTX)
6. Tài sản, tài chính của HTX, liên hiệp HTX
(Điều 42 – 50 Luật HTX)
7. Tổ chức lại, giải thể và phá sản HTX, liên hiệp
HTX
(Điều 62 – 56 Luật HTX; Luật Phá sản 2014)

393
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ
SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN

394
“Chu kỳ sống doanh nghiệp”

Khởi nghiệp

Tăng trưởng

Bảo hòa

Suy thoái

395
NỘI DUNG:
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN
• Khái niệm mất khả năng thanh toán, phá sản
• Phân loại
• Khái niệm và đặc điểm thủ tục phá sản
2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
• Sự ra đời và phát triển
• Phạm vi và đối tượng áp dụng
• Mục đích và vai trò

396
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN
1.1. Khái niệm mất khả năng thanh toán

397
• Luật Phá sản doanh nghiệp 1993

• Luật Phá sản 2004

 “Tình trạng phá sản”

• Luật Phá sản 2014

 “Mất khả năng thanh toán”

 “Phá sản”

398
 Mất khả năng thanh toán (insolvency)
Các tiêu chí xác định cơ bản:
Định lượng

Kế toán

Dòng tiền

399
• Tiêu chí định lượng:
Không thanh toán được một khoản nợ đến hạn có giá trị
tối thiểu được luật phá sản ấn định.
Ví dụ:
o Luật phá sản Singapore: ít nhất là 10.000 đô la
Singapore.
o Luật mất khả năng thanh toán của Liên bang Nga:
Pháp nhân: không dưới 100.000 rúp
Cá nhân: không dưới 10.000 rúp.

400
• Tiêu chí kế toán:
- Xác định thông qua sổ sách kế toán của doanh
nghiệp mắc nợ.

- Nợ phải trả lớn hơn tài sản của DN

401
• Tiêu chí dòng tiền:
- Tính tức thời của việc trả nợ, quan tâm đến dòng
tiền (cash flow) của DN khi đánh giá khả năng
thanh toán.
- Không quan tâm đến tài sản hiện có của DN có đủ
để trả nợ hay không.
- DN ngưng trả nợ có thể bị suy đoán là mất khả
năng thanh toán.

402
Luật Phá sản 2004

DN, HTX không có khả năng thanh toán được


các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì
coi là lâm vào tình trạng phá sản.

403
 Luật Phá sản năm 2014

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán


là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa
vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày đến hạn thanh toán.

404
• DN BỊ COI LÀ MẤT KHẢ NĂNG THANH
TOÁN KHI:
(i) Có khoản nợ đến hạn thanh toán
(ii) Không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ
đến hạn đó trong thời hạn 03 tháng
 Khoản nợ
 Khả năng thanh toán thực sự

405
1.2. Khái niệm phá sản

o “vỡ nợ”,
o “khánh tận”
o “thanh toán tư pháp”
o “phá sản”,
 “Không trả được nợ”

406
 Cách hiểu “phá sản”:
• Góc độ kinh tế: là hiện tượng một nhà kinh doanh
bị loại bỏ khỏi thị trường do gặp khó khăn về tài
chính, không có khả năng trả các khoản nợ đã đến
hạn.

• Góc độ pháp lý: là tình trạng của DN, HTX mất


khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết
định tuyên bố phá sản (khoản 2 Điều 4 LPS 2014).

407
1.3. Phân loại phá sản
Phá sản cá nhân
Dựa vào đối tượng bị
giải quyết phá sản
Phá sản pháp nhân

Phá sản tự nguyện


Dựa vào ý chí của DN,
HTX mắc nợ đối với việc
yêu cầu mở TTPS
Phá sản bắt buộc

Phá sản trung thực


Dựa vào tính chất của PS
408
Phá sản gian dối
1.4 Khái niệm, đặc điểm thủ tục PS
Là trình tự, thủ tục giải quyết tình trạng mất khả
năng thanh toán của DN, HTX theo yêu cầu của tổ
chức, cá nhân theo quy định của PL.

Thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ


tục PS
Thủ tục
PS theo
LPS Thủ tục phục hồi hoạt động KD
2014
Thủ tục tuyên bố phá sản và thi
hành quyết định tuyên bố PS
409
 Đặc điểm của TT PS:
o Là một thủ tục đòi nợ tập thể
o Là thủ tục đòi nợ được tiến hành trong một
hoàn cảnh đặc biệt.
o Có thể làm chấm dứt hoạt động của một
DN, HTX.
o Là công cụ giúp DN, HTX phục hồi hoạt
động kinh doanh
o Là thủ tục có tính chất tổng hợp

410
 Thủ tục giải thể và thủ tục phá sản
• Về bản chất của thủ tục
• Về chủ thể tiến hành
• Về nguyên nhân
• Về điều kiện áp dụng
• Về nguyên tắc phân chia tài sản
• Về hệ quả pháp lý
• Về cơ sở pháp lý

411
 Thanh toán nợ TTPS – Thanh toán nợ thông
thường?
• Cơ sở phát sinh quyền yêu cầu thanh toán
• Trình tự, thủ tục yêu cầu thanh toán
• Nguyên tắc thanh toán nợ
• Hệ quả pháp lý

412
2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
2.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của
pháp luật phá sản

SV tự nghiên cứu

413
2.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
của Luật Phá sản
 Phạm vi điều chỉnh
Trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá
sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo
toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và
thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
(Điều 1 LPS)

414
 Lưu ý:
• Luật PS được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với
DN, HTX được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam.
• Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của Luật PS thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
• Luật PS có một chương quy định riêng về “thủ tục
phá sản tổ chức tín dụng” (Chương VIII).

415
 Đối tượng áp dụng

Doanh nghiệp

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

416
2.3. Mục đích và vai trò của pháp luật phá sản
 Mục đích:
o Phân bổ lại các nguồn lực trong xã hội từ nơi không
có hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả
cao hơn.
o Tạo ra mức độ tin cậy, môi trường thuận lợi để các
chủ nợ sẵn lòng chuyển các nguồn lực chưa có nhu
cầu sử dụng của mình đến nơi có nhu cầu.
o Bảo đảm sự bình ổn của thị trường, lành mạnh hóa
hoạt động đầu tư kinh doanh.
417
 Vai trò:
• Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
và chính đáng của chủ nợ
Công cụ yêu cầu thanh toán nợ: Quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản, quyền đề nghị thẩm phán xem
xét lại danh sách chủ nợ, quyền tham gia hội nghị chủ
nợ và được quyết định “số phận” của DN

418
• Bảo vệ quyền lợi của người lao động (yếu thế)
- Hạn chế tình trạng thất nghiệp
- Là công cụ đòi nợ lương và thu nhập khác cho
người lao động: quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản,
có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ…

419
• Bảo vệ lợi ích của con nợ, tạo điều kiện để con nợ rút
lui khỏi thị trường một cách có trật tự

- Thay đổi quan niệm tiêu cực về phá sản

- Bảo vệ con nợ: phục hồi hoạt động SX, KD; rút lui khỏi
thị trường an toàn

• Thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

- Nhà nước quản lý XH,

- Xử lý nợ 1 cách văn minh, khách quan, công bằng; bảo


đảm an toàn, an ninh
420
• Lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động kinh
doanh có hiệu quả

- Phá sản và pháp luật phá sản là công cụ răn đe các


nhà kinh doanh, buộc họ phải năng động, sáng tạo,
thận trọng khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

- Là cơ sở pháp lý để xóa bỏ các DN kinh doanh kém


hiệu quả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
cho các nhà đầu tư.

421
Chương 10

422
NỘI DUNG:
1. Chủ thể tiến hành và tham gia thủ tục phá
sản

2. Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản doanh


nghiệp, hợp tác xã

423
1. Chủ thể tiến hành và tham gia quá trình giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
1.1 Chủ thể tiến hành thủ tục phá sản
(i) Tòa án (Chánh án, Thẩm phán)

(ii) VKS (Viện trưởng VKS, kiểm sát viên)

(iii) Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản


(iv) Cơ quan THA (thủ trưởng, chấp hành viên)

[K9 Đ4 LPS]

424
1.1.1. Tòa án nhân dân và thẩm phán
 Thẩm quyền của Tòa án
• Tiêu chí xác định Tòa án có thẩm quyền:
- Tiêu chí 1: Thẩm quyền theo lãnh thổ (nơi đăng ký
kinh doanh)
- Tiêu chí 2: Tính chất của vụ việc phá sản
[Đ8 LPS; Đ2, Đ3 Nghị quyết 03]

425
Tiêu chí 1: Thẩm quyền theo lãnh thổ
(nơi đăng ký kinh doanh)

Tòa án cấp tỉnh hoặc huyện nơi DN, HTX đăng ký


kinh doanh sẽ có thẩm quyền giải quyết phá sản đối
với DN, HTX đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó.

426
Tiêu chí 2: Tính chất của vụ việc
Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền:
1. Vụ việc có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia
thủ tục PS ở nước ngoài.
2. DN, HTX mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn
phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh khác nhau.
3. DN, HTX mất khả năng thanh toán có bất động sản ở
nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác
nhau.
4. Vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà
TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức
tạp của vụ việc.
427
 Thẩm phán
• Quyền hạn và nhiệm vụ (Điều 9 LSP)

o Nhóm quyền quyết định

o Nhóm quyền đề xuất, yêu cầu

o Nhóm quyền giám sát

o Nhóm quyền khác

=> Là chủ thể trung tâm, đóng vai trò quan trọng
trong việc tiến hành thủ tục PS

428
Lưu ý:
• Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình
giải quyết PS (Điều 10 LPS).

• Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận


được đơn yêu cầu mở TTPS, Chánh án TAND phân
công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03
Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục PS
(Điều 31 LPS).

429
Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán
o Đồng thời là người tham gia TTPS; người đại diện, người
thân thích của người tham gia TTPS trong vụ việc phá sản
đó.
o Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia
TTPS, người giám định, thẩm định giá, định giá, người
phiên dịch trong vụ việc phá sản đó.
o Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết PS đó và là
người thân thích với nhau.
o Đã tham gia ra quyết định tuyên bố PS đối với vụ việc PS
đó.
o Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ.
430
1.1.2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản
- Luật Phá sản 2004: Tổ quản lý, thanh lý tài sản
- Luật Phá sản 2014: Quản tài viên hoặc doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

431
 Điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
• Điều kiện hành nghề quản tài viên (Điều 12)

• Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (Điều 13):


Công ty HD và DNTN

Điều 14, Điều 15 LPS

Nghị định số 22/2015/NĐ-CP

432
 Chỉ định, thay đổi Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

o Điều 45, 46 LPS;

o Điều 18, 19, 20 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP

433
 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Quản
tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
• Nhóm quyền liên quan đến việc quản lý, bảo toàn tài
sản của DN, HTX bị yêu cầu tuyên bố PS
• Nhóm quyền liên quan đến việc thanh lý tài sản của
DN, HTX bị yêu cầu tuyên bố PS
• Nhóm quyền liên quan đến hoạt động của DN, HTX
bị mở thủ tục PS
(Điều 16 LPS)

434
Lưu ý:

• Chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trực tiếp


trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự.

• Hưởng thù lao và có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách


nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

435
1.1.3. Cơ quan thi hành án dân sự
• Tham gia vào TTPS ngay từ giai đoạn mở thủ tục
phá sản và đóng vai trò chính sau khi có quyết định
tuyên bố phá sản.
• Nhiệm vụ, quyền hạn:
o Thi hành các quyết định của Tòa án
o Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
o Phân chia tài sản
(Điều 17 LPS)
436
1.2 Các chủ thể tham gia thủ tục phá sản
Chủ nợ không có bảo đảm (K4Đ4 LPS)
(i) Chủ nợ Chủ nợ có bảo đảm (K5Đ4 LPS)
Chủ nợ có bảo đảm 1 phần (K6Đ4 LPS)
(ii) Người lao động

(iii) DN, HTX mất khả năng thanh toán

(iv) Cổ đông, thành viên HTX


(v) Người mắc nợ DN, HTX mất khả năng thanh toán

(vi) Chủ thể khác có liên quan


437
 Chủ nợ:
• Chủ nợ trong TTPS
Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu
cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ.
• Các loại chủ nợ:
o Chủ nợ không có bảo đảm
o Chủ nợ có bảo đảm
o Chủ nợ có bảo đảm một phần
[Khoản 3, 4, 5 và 6 Đ4 LPS]
438
 DN, HTX mất khả năng thanh toán
o Là chủ thể chính tham gia vào toàn bộ quá trình
giải quyết phá sản

o Chủ thể có nghĩa vụ phải thanh toán trong thủ tục


phá sản (con nợ)

o Thông qua người đại diện theo quy định của pháp
luật

439
Lưu ý:
Sau khi có quyết định mở thủ tục PS, nếu người đại diện
theo PS của DN, HTX không có khả năng điều hành
hoặc DN, HTX có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48
LPS thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện
theo PL đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản
tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

(Đ47 LPS)

440
2. Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản
1. Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở TTPS

2. Mở TTPS

3. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

4. Ra quyết định tuyên bố PS và tổ chức thực hiện


quyết định tuyên bố PS

441
 Lưu ý:

o Về tính bắt buộc của từng thủ tục giải quyết PS

o Về thủ tục rút gọn (Đ105 LPS)

442
2.1. Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở
TTPS
2.1.1. Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở TTPS
 Chủ thể có quyền nộp đơn
 Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn
[Điều 5 LPS]

443
 Chủ thể có quyền nộp đơn

• Chủ nợ
o Loại chủ nợ: Chủ nợ không có bảo đảm và chủ
nợ có bảo đảm một phần

o Thời điểm phát sinh quyền: khi hết thời hạn 03


tháng, kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN,
HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

444
• Người lao động
o Về căn cứ phát sinh quyền: khi hết thời hạn 03
tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương,
các khoản nợ khác đến hạn doanh nghiệp, hợp tác
xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
o Về cách thức nộp đơn: nộp đơn trực tiếp hoặc
thông qua tổ chức đại diện người lao động

445
• Cổ đông CTCP, thành viên HTX
o Đối với CTCP:
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số CPPT
trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số
CPPT trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong
trường hợp Điều lệ công ty quy định
o Đối với HTX:
Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật
của HTX thành viên của liên hiệp HTX

446
 Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn

• Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX khi
DN, HTX mất khả năng thanh toán.
• Chủ DNTN, Chủ tịch HĐQT của CTCP, Chủ
tịch HĐTV của công ty TNHH hai thành viên trở
lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên,
thành viên HD của công ty DH khi DN mất khả
năng thanh toán.

447
2.1.2 Thủ tục thụ lý đơn
Trước khi thụ lý Thụ lý đơn Sau khi thụ lý

(i) Phân công thẩm phán Đ39 LPS (i) Thông báo (Đ40)
giải quyết đơn (Đ31)
(ii) Tạm đình chỉ
(ii) Sửa đổi, bổ sung tài liệu (Đ34) giải quyết yêu cầu
DN, HTX… thực
(iii) Trả lại đơn (Đ35, Đ36) hiện nghĩa vụ về tài
sản (Đ 41)
(iv) Chuyển TA (Đ33)
(v) Thương lượng (Đ37)

(vi) Nộp lệ phí, tạm ứng chi phí448PS: Đ22, 23, 38)
2.2 Mở thủ tục phá sản
 Quyết định mở và không mở thủ tục phá sản

 Hoạt động kinh doanh của DN, HTX sau khi có


quyết định mở thủ tục phá sản

 Các công việc phải thực hiện sau khi có quyết


định mở thủ tục phá sản

 Vấn đề bảo toàn tài sản của DN, HTX bị mở thủ


tục phá sản
449 28
 Hoạt động kinh doanh của DN, HTX sau khi
có quyết định mở thủ tục phá sản
• Cử người quản lý và điều hành DN, HTX (Đ47 LPS)

• Các giao dịch bị cấm (Đ48 LPS)

• Giám sát hoạt động của DN (Đ49)

450 29
 Các công việc cần được thực hiện sau khi có
quyết định mở thủ tục PS
• Chỉ định quản tài viên… (Đ45, 46 LPS)

• Đình chỉ thi hành án hoặc giải quyết vụ án (Đ71, Đ72 LPS)

• Kiểm kê tài sản của DN, HTX (Đ65 LPS)

• Lập danh sách chủ nợ và danh sách những người mắc nợ…
(Đ66, Đ67, Đ68 LPS)

• Tổ chức Hội nghị chủ nợ (Đ75-Đ86 LPS)

• Xử lý tranh chấp tài sản (Đ114 LPS)

• Xử lý khoản nợ có bảo đảm451(Đ53 LPS)


30
 Vấn đề bảo toàn tài sản của DN, HTX bị mở
thủ tục PS
• Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Đ70 LPS)

• Tuyên bố giao dịch vô hiệu (Đ59, Đ60 LPS)

• Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (Đ61, Đ62
LPS)

• Bù trừ nghĩa vụ (Đ63 LPS)

452 31
 Tổ chức hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ:
- Đại diện cho tiếng nói chung của các chủ nợ
- Góp phần vào thành công của TTPS thông qua việc
hỗ trợ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh

453
• Thành phần tham gia HNCN
o Người có quyền tham gia (Đ77):
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ
2. Đại diện cho NLĐ, đại diện công đoàn được NLĐ uỷ
quyền
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho DN, HTX
mất khả năng thanh toán (người bảo lãnh trở thành
chủ nợ không có bảo đảm)

454
• Người có nghĩa vụ tham gia (Đ78)
1. Người nộp đơn yêu cầu mở TTPS

2. Chủ DN hoặc người đại diện hợp pháp của DN,


HTX mất khả năng thanh toán

455
• HNCN có quyền đưa ra Nghị quyết có một
trong các kết luận sau:
1. Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá
sản nếu DN, HTX không mất khả năng thanh toán

2. Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động


kinh doanh đối với DN, HTX

3. Đề nghị tuyên bố phá sản DN, HTX

456
• Điều kiện để HNCN hợp lệ (Đ79):
o Điều kiện thứ nhất: Có số chủ nợ tham gia đại diện
cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm

o Điều kiện thứ hai: Có sự tham gia của Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân
công giải quyết đơn yêu cầu mở TTPS

457
• Điều kiện thông qua nghị quyết của HNCN
(K2Đ81)
Có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt
và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm
trở lên biểu quyết tán thành.

458
o Tình huống giả định
Công ty X bị mở thủ tục PS với:
- 10 chủ nợ không có bảo đảm: tổng số nợ chỉ 3 tỷ đồng
- 102 chủ nợ có bảo đảm một phần: tổng số nợ là 100 tỷ
đồng, trong đó tổng giá trị tài sản bảo đảm là 32 tỷ đồng.
Hội nghị chủ nợ được tổ chức. Các chủ nợ muốn đề nghị
cho công ty X áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động
kinh doanh thì phải thỏa mãn điều kiện gì?

459
2.3 Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

 Mục đích, ý nghĩa của thủ tục phục hồi

 Xây dựng và thông qua phương án phục hồi


(Đ87, Đ88, Đ90, Đ91, Đ92 LPS)

 Thực hiện phương án phục hồi (Đ89, Đ93, Đ94


LPS)

 Đình chỉ thủ tục phục hồi (Đ95, Đ96 LPS)

460 39
2.4 Thủ tục tuyên bố PS
 Các trường hợp ra quyết định tuyên bố DN, HTX
phá sản (Đ105, Đ106, Đ107 LPS)
 Nội dung và hệ quả pháp lý của quyết tuyên bố DN,
HTX phá sản (Đ108 LPS)
 Xử lý tranh chấp tài sản (Đ114, Đ115 LPS)
 Thi hành quyết định tuyên bố phá sản (Đ119 đến
Đ125 LPS)
 Phân chia tài sản (Đ54)
 Đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố PS (Đ126)
461 40
 Tuyên bố PS theo thủ tục rút gọn (Đ105)
• Các trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn:
- Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở TTPS nộp đơn
mà DN, HTX mất khả năng thanh toán không còn tiền,
tài sản khác để nộp lệ phí PS, tạm ứng chi phí PS
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở TTPS mà DN, HTX
mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán
chi phí PS

462
• Thứ tự phân chia tài sản (Đ54)
Nguyên tắc phân chia: Thứ tự và tỷ lệ %
1. Chi phí phá sản
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác
theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
đã ký kết
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm
mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không
có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ
nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá
trị tài sản bảo đảm không463đủ thanh toán nợ
464

You might also like