21-30

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

21.

Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
- Nhận định sai.
- Lượng giá trị của hàng hoá là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra đơn vị hàng hoá.
- Số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường không ảnh hưởng đến thời gian hao
phí xã hội để sản xuất ra hàng hoá, không phản ánh năng suất lao động, cường độ
lao động hay tính chất của lao động nên không làm thay đổi lượng giá trị xã hội
của hàng hoá.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá: năng suất lao động, cường
độ lao động và tính chất lao động.
+ Năng suất lao động là hiệu quả, hiệu suất của lao động trong quá trình sản xuất.
Năng suất lao động tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian hay số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Trong cùng một đơn vị thời gian, năng suất lao động tăng sẽ làm số lượng sản
phẩm tạo ra nhiều hơn trước, nhưng giá trị (lượng giá trị) 1 đơn vị sản phẩm giảm.
+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động. Tăng cường độ lao
động là tăng mức độ khẩn trương trong lao động, sự tiêu tốn trí lực và thể lực trong
một đơn vị thời gian nhiều hơn trước, nên được coi như kéo dài ngày lao động.
Trong cùng một đơn vị thời gian, cường độ lao động tăng sẽ làm số lượng sản
phẩm tạo ra nhiều hơn trước, tổng giá trị sản phẩm tăng, nhưng giá trị (lượng giá
trị) 1 đơn vị sản phẩm không thay đổi
+ Tính chất lao động:
o Lao động giản đơn: là sự hao phí lao động một cách đơn giản mà bất kỳ một
người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
o Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện để có trình
độ chuyên môn nhất định, trong một đơn vị thời gian nó tạo ra một lượng giá trị
hàng hoá lớn hơn lao động giản đơn. Trong trao đổi, người ta lấy lao động giản
đơn làm đơn vị tính toán và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn.
22. Tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là hoàn toàn
giống nhau.
- Nhận định sai.
- Hàng hoá có hai thuộc tính bao gồm: giá trị sử dụng và giá trị. Còn lao động sản
xuất hàng hoá có tính chất hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp hoạt
động riêng. Ví dụ: thợ mộc dùng đục, cưa, bào ... để làm ra đồ dùng bằng gỗ như
bàn, ghế... Kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Lao
động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình
thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu
hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung => Chính lao
động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như
vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
- Trong nền sản xuất hàng hóa đơn giản, tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tự nhiên và lao động xã hội
của những người sản xuất hàng hóa. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa
giản đơn. Mâu thuẫn này còn biểu hiện ở lao động cụ thể với lao động trừu tượng,
ở giá trị sử dụng với giá trị của hàng hóa.
23. Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (Ms) không ngang bằng số
lượng tiền cần thiết (Md) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.
- Nhận định đúng.
- Lạm phát xảy ra khi Ms không ngang bằng Md. Cụ thể là Ms (số lượng tiền đang
có) > Md (số lượng tiền cần thiết) hay tỷ số Ms / Md > 1, thì tiền và hàng mất cân
đối theo hướng tiền nhiều hơn hàng, giá cả tăng cao hơn giá trị.
- Lạm phát có 3 mức độ:
• Lạm phát vừa phải: loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hoá tăng chậm ở
mức một con số mỗi năm
• Lạm phát phi mã: là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng nhanh với mức
từ hai đến dưới ba con số mỗi năm
• Siêu lạm phát (còn được gọi là lạm phát siêu tốc hay lạm phát bốn con số): là loại
lạm phát có mức giá tăng từ bốn con số trở lên.
24. Thị trường có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất,
trao đổi hàng hóa, tiến bộ xã hội.
- Nhận định đúng.
- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra các hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá
giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hoà các mối
quan hệ liên quan đến trao đổi mua bán hàng hoá trong xã hội được hình thành do
những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội nhất định và vận động theo quy luật của thị
trường.
- Thị trường có vai trò trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất, trao đổi hàng hoá,
tiến bộ xã hội.
+ Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hoá, là điều kiện, môi trường cho sản
xuất phát triển
+ Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra
cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
+ Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế thế giới.
25. Vận dụng quy luật giá trị, trong một số trường hợp nhất định, Nhà
nước có thể can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào giá cả hàng hóa.
- Nhận định đúng.
- Nhà nước vận dụng quy luật giá trị vào điều tiết sản xuất và lưu thông qua sự can
thiệp trực tiếp vào giá.
• Định giá tối đa (Pmax) để hỗ trợ cho người tiêu dùng. Đây là mức giá thấp hơn
giá cả thị trường (Po). Gía Pmax là mức giá cao nhất mà người bán được quyền
bán, ai bán thấp hơn nhà nước hoan hô vì có lợi cho người tiêu dùng, ai bán cao
hơn về nguyên tắc là phạm luật. Pmax được gọi là giá trần.
• Định giá tối thiểu (Pmin) để hỗ trợ cho người cung ứng. Đây là mức giá cao hơn
giá cả thị trường. Gía Pmin là mức giá thấp nhất mà người mua được quyền mua,
ai mua cao hơn nhà nước hoan hô vì có lợi cho người cung ứng, ai mua thấp hơn
về nguyên tắc là phạm luật. Pmin được gọi là giá sàn.
- Nhà nước vận dụng quy luật giá trị để điều tiết sản xuất và lưu thông qua
can thiệp gian tiếp vào giá
• Để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển một mặt hàng nào đó thì
nhà nước đánh thuế rất cao (thuế bảo hộ) mặt hàng này khi nhập khẩu.
• Đánh thuế nội địa mức cao nhất để điều tiết …(hạn chế tiêu dùng một mặt hàng
nào đó).
26. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường
của hàng hóa trong ngành đó.
- Nhận định đúng.
- Cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp, các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại sản phẩm, dịch vụ nhầm tranh giành
những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ để thu được lợi nhuận tối
đa có thể đạt được cho doanh nghiệp và công ty. Việc các nhà tư bản chạy đua
giảm giá trị cá biệt của mình do đó đã hình thành nên giá trị xã hội hay giá trị thị
trường. Từ đó kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là dẫn đến việc hình thành giá
cả thị trường của hàng hóa trong ngành đó.
27. Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng
giống nhau đến lượng giá trị xã hội của một hàng hóa.
- Nhận định sai.
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm được người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong năng
suất lao động có hai loại năng suất lao động đó là năng suất lao động cá biệt và
năng suất lao động xã hội và chỉ có năng suất lao động xã hội mới ảnh hưởng đến
lượng giá trị. Khi năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm
càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản
phẩm càng nhiều. Lượng giá trị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh
và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
28. Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo
hữu cơ của tư bản.
- Nhận định trên là đúng.
- Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố sau đây:
+ Tỷ suất GTTD: Sự gia tăng tỷ suất GTTD sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ
suất lợi nhuận.
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v): Cấu tạo hữu cơ của tư bản tác động tới chi phí
sản xuất,do đó tác động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ
GTTD hằng năm tăng lên,do đó tỷ suất lợi nhuận tăng.
+ Tiết kiệm tư bản bất biến:Tiết kiệm tư bản bất biến trong điều kiện trong điều
kiện tư bản khả biến không đổi và GTTD giữ nguyên sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận
(c giảm thì c+v giảm và do đó m/c+v tăng hay p' tăng).
- Như vậy, tỷ suất lợi nhuận có chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất GTTD và cấu tạo hữu
cơ của tư bản.Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi tốc độ chu
chuyển của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến (trong điều kiện trong điều kiện tư
bản khả biến không đổi và GTTD giữ nguyên).
29. Quan hệ cung – cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất
giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.
- Nhận định là Sai.
- Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố sau đây:
+ Tỷ suất GTTD: Sự gia tăng tỷ suất GTTD sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ
suất lợi nhuận.
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v): Cấu tạo hữu cơ của tư bản tác động tới chi
phísản xuất,do đó tác động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ
GTTD hằng năm tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận tăng.
+ Tiết kiệm tư bản bất biến: Tiết kiệm tư bản bất biến trong điều kiện trong điều
kiện tư bản khả biến không đổi và GTTD giữ nguyên sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận
(c giảm thì c+v giảm và do đó m/c+v tăng hay p' tăng).
- Tỷ suất giá trị thặng dư chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ngày lao động (thời gian lao động cần thiết + thời gian lao động thặng dư)
+ Giá trị thặng dư m
+ Tư bản khả biến v
→ Vậy quan hệ cung – cầu về hàng hóa không ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất
giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.
30. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa
được tạo ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông.
- Nhận định trên là đúng.
- Theo lý thuyết giá trị, trong mọi trường hợp, dù trao đổi ngang giá hay không
ngang giá, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.
- Trong trường hợp trao đổi ngang giá: tiền trao đổi ngang giá lấy hàng và hàng
trao đổi ngang giá lấy tiền, thì tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay
mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Vậy trao đổi ngang giá,
không tạo ra giá trị mới.
- Trong trường hợp trao đổi không ngang giá thì đó là các việc mua rẻ, bán đắt
hoặc lừa lọc để luôn mua rẻ, bán đắt để kiếm lợi. Tức là mua hàng hóa thấp hơn
giá trị, được lợi ở khâu mua hàng hóa, nhưng với tư cách là người bán, thì lại bị
thiệt ở khâu bán. Và tương tự, ở trường hợp, người bán cao hơn giá trị cũng vậy,
được lợi ở khâu bán, nhưng sẽ bị thiệt ở khâu mua. Nhìn chung, mua rẻ hay bán
đắt thì không tạo ra giá trị mới.
 Như vậy ta có thể kết luận: Tư bản không thể sinh ra trong lưu thông.
- Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc với lưu thông, tức đứng ngoài lưu
thông, thì cũng không thể làm cho số tiền mình lớn lên được. Vậy thì giá trị
thặng dư phải được tạo ra trong lưu thông như cách ta nhìn thấy từ lý luận
giá trị. Và đây chính là điểm làm phát sinh mâu thuẫn của công thức chung
của tư bản.

You might also like