Đề thi thử số 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ THI THỬ DUYÊN HẢI 2024 (Bài 2)

Câu 1. (1.5 điểm)


Sự di chuyển của glucose từ màng đỉnh sang màng đáy của biểu mô ruột là một
ví dụ chính của quá trình vận chuyển xuyên tế bào (Hình 1.1).

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang điều tra sự vận


chuyển của glucose phóng xạ. Tế bào biểu mô
ruột được nuôi cấy để tạo thành một tấm hoàn
chỉnh sao cho môi trường đỉnh được tách hoàn
toàn khỏi môi trường đáy. Glucose được đánh
dấu phóng xạ 14C được thêm vào môi trường
đỉnh; và hoạt độ phóng xạ 14C-glucose trong môi
trường đáy được theo dõi dưới dạng (cpm / ml), một đơn vị đo hoạt độ phóng xạ trên một
đơn vị thể tích. Tiến hành bằng nhiều nghiên cứu khác nhau, kết quả thu được như hình
1.2
- Nghiên cứu 1: Môi trường đỉnh và môi trường đáy đều chứa 150mM Na + (đường cong
1).
- Nghiên cứu 2: Môi trường đỉnh chứa 1 mM Na+ và môi trường đáy chứa 150mM Na+
(đường cong 2).
- Nghiên cứu 3: Môi trường đỉnh chứa 150mM Na+ và môi trường đáy chứa 1 mM Na+
(đường cong 3).
a. Tại sao kết quả nghiên cứu 2 lại khác so với kết quả ở nghiên cứu 1 và 3?
b. Trong các nghiên cứu bổ sung, thuốc ouabain - ức chế Na+ / K+ ATPases, được bổ sung
thêm vào môi trường.
- Nghiên cứu 4: Môi trường đỉnh và môi trường đáy đều chứa 150 mM Na + và môi trường
đỉnh có bổ sung thêm ouabain (đường cong 4)
- Nghiên cứu 5: Môi trường đỉnh và môi trường đáy chứa 150 mM Na + và môi trường
đáy chứa ouabain (đường cong 5)
Giải thích cho các kết quả khác nhau thu được ở nghiên cứu 4 so với nghiên cứu 5?
c. Hầu hết các tế bào trong cơ thể nhận glucose từ ngoài vào trong tế bào nhờ vào sự
chênh lệch gradient nồng độ của glucose và các protein xuyên màng GLUT 1. Ở tế bào
biểu mô chỉ chứa GLUT 2 và sự phân bố của chúng chỉ nằm ở tế bào màng đáy. Dự đoán
ảnh hưởng của GLUT1 và GLUT2 tới sự vận chuyển glucose ở các tế bào biểu mô ruột.
Câu 2. (1.5 điểm)
Một gradient proton được phân tích bằng việc
nhuộm huỳnh quang mà cường độ phát xạ của chúng phụ
thuộc vào độ pH. Một trong những thuốc nhuộm phổ
biến nhất để đo gradient pH qua màng ti thể là chất hoá
học huỳnh quang tan trong nước 2’, 7’-bis- (2-
cacboxyetyl) -5 (6) – carboxyfluorescein (BCECF). Ảnh
hưởng của pH đến cường độ bức xạ của BCECF, được
kích thích ở bước sóng 505 nm, được thể hiện trong hình
2.
Trong một nghiên cứu, nhuộm màng trong ty thể
với BCECF; sau khi đóng kín màng, các túi được thu
thập bằng cách ly tâm và sau đó được giữ lại trong môi
trường không huỳnh quang.
a. Khi các bóng này được ủ trong dung dịch đệm sinh lý có chứa NADH, ADP, Pi và O2,
cường độ phát huỳnh quang của BCECF bị giảm dần. Giải thích?
b. Dự đoán nồng độ của ADP, Pi, O2 sẽ thay đổi như thế nào trong thí nghiệm a. Giải
thích?
c. Các bóng được ủ trong đệm chứa ADP, Pi và O2 trong một khoảng thời gian. Giải thích
tại sao sau đó nếu bổ sung dinitrophenol thấy tăng sự phát huỳnh quang của BCECF còn
bổ sung valinomycin chỉ tạo ra một sự thay đổi nhỏ?
d. Lục lạp cũng có thể được sử dụng làm nguồn màng trong một thí nghiệm tương tự (như
trong phần a) liên quan đến BCECF. Trong trường hợp này, BCECF sẽ được bao quanh
bởi màng nào của lục lạp? Sự phát huỳnh quang sẽ thay đổi như thế nào khi bổ sung ánh
sáng, ADP và Pi?
Câu 3. (1,5 điểm)
Sinh vật hóa dưỡng sử dụng các hợp chất vô cơ đã khử làm nguồn năng lượng. Chúng sử
dụng CO2 như một nguồn carbon. Dựa vào hình 3.1 và hình 3.2, hãy:
a. Nêu vai trò của hydro sulfide và carbon dioxide trong quá trình trao đổi chất của sinh
vật hoá dưỡng.
b. Khi sử dụng O 2 làm chất nhận cuối cùng, nguồn cung cấp năng lượng là Fe2+ hay H2S
sẽ cho hiệu suất năng lượng lớn hơn? Giải thích
c. Nếu Mn2+ được sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng, thì hai phân tử nào có thể
đóng vai trò là chất nhận electron cuối cùng?
Câu 4. (1,0 điểm)
Bệnh Legionnaires do vi khuẩn Legionella pneumophila, thường gây ra viêm
phổi với các triệu chứng ngoài phổi. Kiểm tra hiệu giá kháng thể Legionella ở bốn bệnh
nhân ( A, B, C, D) đều nhiễm vi khuẩn này bằng FA test thu được kết quả sau:
Hàm lượng kháng thể
Ngày 1 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21
Bệnh nhân A 128 256 512 1024
Bệnh nhân B 0 0 0 0
Bệnh nhân C 256 256 256 256
Bệnh nhân D 0 0 128 512
Từ kết quả trên, hãy dự đoán tình trạng đáp ứng miễn dịch của mỗi bệnh nhân
này với vi khuẩn Legionella pneumophila.
Câu 5. ( 1,0 điểm)
Nghiên cứu thống kê tại các bệnh viện cho thấy, khoảng 80% các ca bệnh viêm
nhiễm mãn tính (viêm nhiễm lặp lại nhiều lần và kéo dài) thường đi kèm với sự hiện diện
của màng sinh học (biofilm) và việc sử dụng thuốc kháng sinh trở nên kém hiệu quả.
Màng sinh học là tổ hợp các vi sinh vật cùng loài hoặc khác loài. Các vi sinh vật liên hệ
với nhau bởi lớp chất nhày.
a. Tại sao các trường hợp viêm mãn tính lại có tương quan cao với sự xuất hiện của màng
sinh học?
b. Giải thích cơ sở di truyền học và tiến hóa của hiện tượng kháng thuốc kháng sinh trong
trường hợp viêm nhiễm mãn tính.
Câu 6. (2,5 điểm)
a) “Amon là một chất độc cần thiết đối với cơ thể thực vật”. Giải thích tại sao?
b) Về mặt hóa học, tại sao thực vật phải hấp thu và sử dụng amon chứ không phải là các
hợp chất khác trong khi nó là một chất độc?
c) Chỉ ra 4 phương thức giải độc amon phổ biến của cơ thể thực vật? Tại sao khi cây bị
ngập úng, năng lực giải độc amon của thực vật suy giảm nghiêm trọng và cây có thể chết?
d). Bên cạnh amon, thực vật có thể hấp thu và sử dụng nitrate, tuy nhiên để dùng nitrate
thì chúng vẫn phải biến đổi nitrate thành amon. Quá trình này liên hệ mật thiết với quang
hợp như thế nào?
Câu 7. (2,0 điểm)
Quan hệ giữa cường độ ánh sáng và cường độ quang hợp thực (NPR) được đo ở thực vật
ngập một phần trong nước (Crassula helmsii) trong một hồ nước. Loài cây này quang
hợp kiểu CAM. Đo cường độ quang hợp được thực hiện ở thực vật mọc nơi nước nông
(6,5 mg chlorophyll/g khối lượng khô) và khi cây mọc ở nước sâu (10,3 mg chlorophyll/g
khối lượng khô) vào tháng 4 và tháng 7.
a) Ở bức xạ hoạt động quang hợp 100, so sánh khả năng quang hợp của thực vật mọc
vùng nước nông và vùng nước sâu. Đặt ra giả thuyết giải thích nguyên nhân sự chênh
lệch về cường độ quang hợp trên.
b) Trong thí nghiệm, cường độ quang hợp có bị giới hạn bởi ánh sáng không? Tại sao?

Câu 8. (1,5 điểm)


Gỗ sồi đỏ (Quercus rubra) là một loài thực vật
có hoa họ Fagaceae quang hợp chỉ theo chu trình
Canvin-Benson, thường được tìm thấy ở vùng khí
hậu ôn đới phía đông nước Mỹ. Khi nghiên cứu
người ta thu được hai lá trong cùng một cây (hình
bên): lá A ít thùy, dày và nhỏ trong khi lá B nhiều
thuỳ, mỏng, và diện tích mặt trên lớn hơn.
a) Xác định vị trí tương đối của từng lá trên
cây. Giải thích.
b) So sánh độ dày lá và tỷ lệ diệp lục a/b của hai lá và giải thích
c) Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về hàm lượng sắc tố phụ ở những
cây gỗ sồi trồng ở vùng ôn đới so với cây cùng loài trồng ở vùng nhiệt đới. Giải thích?
Câu 9 (1 điểm).
Ebola là loại virus gây sốt xuất huyết ở người
và các loài linh trưởng khác. Dựa vào các kiến
thức đã học, em hãy chú thích các thành phần
cấu tạo của virus Ebola trong hình bên. Phân
biệt quá trình tổng hợp vật chất di truyền của
Ebola và HIV trong tế bào chủ.
Câu 10. (1,5 điểm)
Trong phòng thí nghiệm, một học sinh Chuyên
Sư phạm được cung cấp một lọ ascocbic tinh thể - AH (chất khử mạnh) và một lọ dung
dịch methyl đỏ - MR (chất oxy hóa mạnh), một lọ chứa dung dịch diệp lục (Chl) vừa rút
ra từ lá. Cho rằng các thiết bị thí nghiệm có đủ, hãy giúp học sinh trên bố trí thí nghiệm
chứng minh vai trò quang hóa của diệp lục và giải thích.
Câu 11 (1 điểm)
Mặc dù thoát hơi nước là một tai họa tất yếu cần phải xảy ra giúp thực vật lấy nước và
ion khoáng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực vật cần hạn chế sự mất nước gây ra
bởi quá trình thoát hơi nước. Hãy đưa ra và giải thích 4 phương thức mà thực vật thích
nghi nhằm hạn chế sự mất nước do thoát hơi?
Câu 12 (1,0 điểm)
Trong mô ̣t nghiên cứu về chu k ̀ tế bào ở nấ m
men Saccharomyces cerevisiae, đầ u tiên các tế
bào kiểu da ̣i và ba chủng đô ̣t biến nhạy cảm với
nhiệt độ đươ c̣ ủ ở nhiệt độ cho phép sinh
trưởng, sau đó tăng nhiê ̣t đô ̣ tới nhiệt độ giới
ha ̣n trong vòng tố i thiể u một chu kỳ tế bào. Cuố i
cùng, các chủng nấ m mem đươ ̣c phân loa ̣i bằ ng
cách đánh dấ u huỳnh quang ADN. Kế t quả
phân t ́ch huỳnh quang đươ ̣c thể hiê ̣n ở H ̀nh 1.
a) Xác định đồ thị trong Hình 1 tương ứng với
Hình 1
chủng kiểu dại và các chủng đột biến. Giải thích.
b) Mỗi chủng nấm men đột biến ở trên mang khiế m khuyế t g ̀ về mă ̣t chức năng? Giải
th ć h.
Câu 13 (1,5 điểm)
Một protein màng lưới nô ̣i chấ t H có 6
miền xuyên màng và một miền A gồ m họ
các protein ubiquitin ligaza. Để nghiên cứu
về miề n A, người ta đánh dấ u H bằ ng cách Hình 2
gắ n chuỗi FLAG vào đầ u C của protein H (H ̀nh 1), phân lâ ̣p các micrôxôm (các mảnh lưới
nô ̣i chấ t giống túi vâ ̣n chuyể n) và xử l ́ hỗn hợp micrôxôm với 3 điề u kiê ̣n khác nhau:
• Mẫu 1: xử l ́ bằ ng chấ t hoa ̣t đô ̣ng bề mă ̣t để hoà tan màng phôtpholipit của lưới nô ̣i
chấ t
• Mẫu 2: ủ trước trong TEV prôtêaza (mô ̣t loa ̣i prôtêaza cắ t đă ̣c hiê ̣u chuỗi pôlipeptit ta ̣i
vi ̣tr ́ TEV), sau đó xử l ́ bằ ng chấ t hoa ̣t đô ̣ng bề mă ̣t
• Mẫu 3: xử l ́ bằ ng chấ t hoa ̣t đô ̣ng bề mă ̣t trướ c, sau đó ủ trong TEV prôtêaza

Các mẫu sau đó đươ ̣c rửa sa ̣ch và được bổ sung Mẫu 1 2 3
kháng thể huỳnh quang bám đă ̣c hiê ̣u vào chuỗi
T ́n hiê ̣u
FLAG.
huỳnh Có Không Không
Kế t quả quan sát t ́n hiê ̣u huỳnh quang phát ra từ
quang
prôtêin khi điê ̣n di được thể hiê ̣n ở Bảng bên.

a) Miề n A của prôtêin H hướng ra tế bào chấ t hay hướng vào xoang lưới nô ̣i chấ t? Giải
th ć h.
b) Prôtêin H có vai trò quan tro ̣ng trong quá tr n
̀ h phân giải prôtêin trong lưới nô ̣i chấ t.
Khi prôtêin cuô ̣n gâ ̣p sai hỏng bi ̣ t ć h tu ̣ do căng thẳ ng (stress) trên lưới nô ̣i chấ t, các
prôtêin này sẽ đươ ̣c xuấ t ra khỏi lưới nô ̣i chấ t và đi vào tế bào chấ t, ta ̣i đó chúng bi ̣
phân giải bởi prôtêaxôm 26S. Hãy cho biế t các hiê ̣n tươ ̣ng dướ i đây có phải là hâ ̣u quả
của viê ̣c gen quy đinh
̣ prôtêin H bi ̣bấ t hoa ̣t hay không? Giải th ć h.
(1) Prôtêin có sai hỏng trong viê ̣c cuô ̣n gâ ̣p sẽ không đươ ̣c xuấ t ra khỏi lưới nô ̣i chấ t.
(2) Prôtêin có sai hỏng trong viê ̣c cuô ̣n gâ ̣p sẽ không đươ ̣c ubiquitin hoá.
(3) Bổ sung tunicamixin (mô ̣t chấ t gây stress lưới nô ̣i chấ t) sẽ gây chế t đố i với tế bào.
Câu 14 (1,5 điểm)
Ở th ́ nghiê ̣m đươc̣ biể u thi ̣
trong H ̀nh 6, hai đoa ̣n thân cây
gỗ non cùng đươ c̣ đă ̣t trong
dung dich ̣ kali nitrat chứa kali
phóng xa ̣ (42K). Sau đó, ta ̣i
khoảng giữa của thân, tiế n hành
phân tách xylem và phloem trên
mô ̣t đoa ̣n dài 23 cm rồ i chèn
mô ̣t mảnh giấ y vào giữa xylem Hin
̀ h6
và phloem. Mảnh giấ y ở mô ̣t mẫu được tẩ m sáp (parafin). Hàm lượng kali phóng xa ̣ đo
đươ ̣c ở từng đoa ̣n thân cây đươ ̣c thể hiê ̣n ở Bảng 6 dưới đây.
B ng 6
Mẫu 1 Mẫu 2
42 42
K trong K trong
Vi ̣tr ́ Đoa ̣n thân 42
K trong 42
K trong
xylem xylem
phloem (ppm) phloem (ppm)
(ppm) (ppm)
Trên đoa ̣n tách DA 56 64 47 53
D6 91 66 119 11,6
D5 98 81 122 0,9
Đoa ̣n phân tách D4 82 64 112 0,7
xylem và phloem D3 83 65 98 0,3
D2 83 58 108 0,3
D1 83 77 113 20
Dưới đoa ̣n tách DB 67 74 58 84

a) Cấu trúc X và Y tương ứng với pholem hay xylem?


b) Kali được vận chuyển trong thân chủ yếu trong thân qua xylem hay phloem, và theo
hướ ng nào? Giải th ́ch.
c) Kali có thể di chuyể n qua la ̣i giữa xylem và phloem không? Giải th ́ch.
d) V ̀ sao ở mẫu 2 kali phóng xa ̣ đươ ̣c t ̀m thấ y ở phloem bên trên và bên dưới đoa ̣n phân
tách?

You might also like