Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 236

Chủ đề: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI

QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC


Bài 1: NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước Kính trọng, biết ơn người có công với YN 1.1
quê hương, đất nước.
Nhân ái Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong NA 1.2
quá trình thảo luận nhóm.
2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học Hoà nhã với bạn bè. TCTH 1.3
Giao tiếp và hợp tác Xác định được nhiệm vụ của nhóm và GTHT 1.4
trách nhiệm, hoạt động của bản thân
trong nhóm.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều chỉnh hành vi
Năng lực nhận thức – Kể được tên và đóng góp của những – CMHV 1.5
chuẩn mực hành vi người có công với quê hương, đất nước.
– Trình bày được ý nghĩa của việc biết ơn – CMHV 1.6
những người có công với quê hương, đất
nước.

Năng lực đánh giá Bày tỏ được thái độ phù hợp với các đóng
hành vi của bản thân góp của người có công với quê hương,
và người khác đất nước và củng cố được ý nghĩa của CMHV 1.7
việc biết ơn người có công với quê
hương, đất nước qua những tình huống cụ
thể.
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội
Tham gia hoạt động Chia sẻ được với bạn bè về đóng góp của KTXH 1.8
kinh tế – xã hội các nhân vật có công với quê hương, đất
nước tại địa phương em.

2
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bài giảng điện tử, máy chiếu, micro (nếu có).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về người có công với quê hương, đất nước.
– Hoa trắc nghiệm, bộ thẻ cảm xúc (mặt cười, mặt buồn).

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

3
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy Phương Phương án
học trọng tâm pháp/ đánh giá
(70 phút)
Kĩ thuật/
Hình thức
dạy học
Hoạt động – HS có hứng thú Bài hát Kim Đồng Đàm thoại Đánh giá thông
Khởi động học tập. và câu hỏi liên qua quan sát
(5 phút) – HS có nhu cầu quan. thái độ khởi
tìm hiểu, khám phá động.
kiến thức mới, kết
nối vào bài học
Người có công
với quê hương,
đất nước.
Hoạt động NA 1.2, – Tên và đóng – Dạy học – Đánh giá
Kiến tạo TCTH 1.3, góp của những hợp tác thông qua
tri thức mới GTHT 1.4, người có công với – Trực quan nhiệm vụ học
(25 phút) CMHV 1.5, quê hương, đất tập.
– Kể chuyện
CMHV 1.6 nước. – Đánh giá
– Đàm thoại
– Ý nghĩa của thông qua quan
– Kĩ thuật Tia
việc biết ơn sát thái độ,
chớp, kĩ thuật
những người có hành vi.
Công não
công với quê
hoặc Trình
hương, đất nước.
bày một phút,
XYZ.
Hoạt động YN 1.1, Các ý kiến và tình – Dạy học – Đánh giá
Luyện tập NA 1.2, huống về đóng hợp tác thông qua
(20 phút) TCTH 1.3, góp của người có – Dạy học nhiệm vụ học
GTHT 1.4, công với quê giải quyết tập.
CMHV 1.7 hương, đất nước vấn đề – Đánh giá
và ý nghĩa của thông qua quan
– Đàm thoại
việc biết ơn người sát thái độ,
– Đóng vai
có công với quê hành vi.
hương, đất nước
Hoạt động YN 1.1, Rèn luyện việc kể – Đàm thoại – Đánh giá
Vận dụng NA 1.2, tên, đóng góp và – Giao việc thông qua
(15 phút) GTHT 1.4, trình bày ý nghĩa nhiệm vụ học
– Dạy học
KTXH 1.8, của việc biết ơn tập.
hợp tác
người có công với

4
quê hương, đất – Đánh giá
nước. thông qua quan
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động HS tổng kết Đánh giá mức độ Dạy học cá Đánh giá qua
Tổng kết những điều đã đáp ứng yêu cầu nhân quan sát thái
(5 phút) học. cần đạt độ, hành vi.

5
B. Các hoạt động học

6
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động: Tiếng hát măng non (5 phút)
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Người có công với quê hương, đất nước.
– Nội dung: Nghe và hát bài hát Kim Đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã) và trả lời câu hỏi.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tham gia của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát, kết hợp 1. HS lắng yêu cầu của GV, tham gia
với vỗ tay hoặc múa minh hoạ theo video. sôi nổi.
Trước khi thực hiện, GV nêu câu hỏi định hướng.
(Nhân vật nào được nhắc đến trong bài hát? Mọi
người đã bày tỏ tình cảm như thế nào với nhân vật
này?)
2. Sau khi nghe/hát bài hát, GV nêu yêu cầu để HS 2. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu
suy nghĩ và trả lời: hỏi.
– Bài hát nhắc đến nhân vật nào? * Câu trả lời mong đợi:
– Kể các đóng góp của nhân vật này cho quê – Bài hát nhắc đến anh Kim Đồng, tên
hương, đất nước. thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929,
– Hãy nêu cảm nhận của em khi nghe và hát bài người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã
hát này. Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng (nhấn mạnh ý anh hùng nhỏ
tuổi, người dân tộc thiểu số).
– Đóng góp: Anh Kim Đồng theo cách
mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội
viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền
phong. Trong một lần đi liên lạc về
giữa đường gặp địch phục kích, Kim
Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng
về phía mình. Nhờ tiếng súng báo
động ấy, các anh cán bộ ở gần đó đã
nhanh chóng thoát lên rừng. Kim
Đồng đã anh dũng hi sinh vào ngày
15/2/1943, khi anh vừa tròn 14 tuổi.
Anh được Nhà nước ta phong tặng
danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân”.
– Cảm nhận: Cảm thấy biết ơn và tự
hào về anh Kim Đồng.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau sau mỗi 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe

7
câu trả lời. GV nhận xét câu trả lời của HS và thái GV nhận xét, tổng kết hoạt động, giới
độ tham gia hoạt động của HS (hứng thú) và tổng thiệu bài mới.
kết lại hoạt động để kết nối vào bài học.
Gợi ý: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc, có biết bao người dân Việt
Nam đã hi sinh máu xương, cống hiến cuộc đời
mình cho sự bình yên và phát triển của đất nước.
Đó là những ai? Chúng ta nên có thái độ như thế
nào đối với họ?
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và nêu đóng góp của những người có công với quê hương,
đất nước
– Mục tiêu: NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.5.
– Nội dung: Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm; thái độ khi làm việc nhóm (hoà nhã với bạn bè, xác
định nhiệm vụ).
– Tổ chức thực hiện:
1. GV phát tài liệu giấy cho HS đọc về các nhân 1. HS lập nhóm theo yêu cầu của GV;
vật, hoặc trước đó, dán các thông tin này ở góc cử nhóm trưởng, đặt tên nhóm; đưa ra
học tập. nội quy của nhóm, phản hồi về nhiệm
– GV chia HS theo nhóm 4 hoặc 6 để tham gia trò vụ mà nhóm và mỗi thành viên phụ
chơi “Nhanh tay – nhớ tài”. Luật chơi: GV chiếu trách.
video chứa hình ảnh của những người có công với
quê hương, đất nước (6 tranh trong SGK, trang 6 –
7), yêu cầu nhóm HS viết vào bảng nhóm tên của
người có công với quê hương, đất nước theo thứ
tự xuất hiện. Các nhóm hoàn thành sẽ dán kết quả
theo thứ tự trên bảng. Nhóm đúng và nhanh nhất
là nhóm chiến thắng.
– GV tổ chức cho HS nhận xét về kết quả thực
hiện trò chơi.
2. GV cho các nhóm HS bắt thăm tranh và giới 2. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham gia
thiệu về tên, đóng góp của người có công với quê hoạt động và bày tỏ ý kiến.
hương, đất nước trong tranh tương ứng. Với mỗi * Câu trả lời mong đợi:
tranh, GV mời 1 – 2 HS trả lời và cho HS nhận xét – Tranh 1: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc,
lẫn nhau. Trưng Nhị) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
đánh đổ ách thống trị của nhà Hán,
giành độc lập cho dân tộc.
– Tranh 2: Vua Lý Thái Tổ (Lý Công

8
Uẩn) là người có công lập ra nhà Lý.
Ông đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng
Long, giúp đất nước phát triển hơn.
– Tranh 3: Trần Quốc Toản với lá cờ
thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch,
báo hoàng ân”, chỉ huy “đội quân
thiếu niên” thời nhà Trần, tham gia
chống giặc Nguyên Mông.
– Tranh 4: Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân Võ Thị Sáu – người
chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong
kháng chiến chống Pháp.
– Tranh 5: Anh hùng Lao động Trần
Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa
học đặt nền móng cho nền công
nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt
Nam (chế tạo thành công súng Bazoka
– loại vũ khí chủ yếu dùng đánh xe
tăng, tàu chiến; chế tạo thành công
súng không giật SKZ để bắn phá pháo
đài kiên cố, đầu đạn xuyên thủng bê
tông; chống nhiễu của máy bay B-52
và nâng cấp độ bay cao của tên lửa
SAM-2,…).
– Tranh 6: Anh hùng Lao động – Giáo
sư – Viện sĩ – bác sĩ Tôn Thất Tùng
nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới về
phương pháp mổ gan khô; là người
thực hiện thành công ca mổ tim đầu
tiên ở Việt Nam; người đặt nền móng
cho việc nghiên cứu tác hại của dioxin
đến con người và môi trường tại Việt
Nam,…).
3. GV tổ chức cho HS kể thêm tên và đóng góp 3. HS thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết
của những người có công với quê hương, đất nước quả vào giấy nháp.
theo kĩ thuật XYZ – 222 (làm việc theo nhóm đôi,
mỗi người nêu được 2 ý kiến trong 2 phút).
GV mời đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
4. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn 4. HS nhận xét các nhóm theo hướng

9
nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả làm việc dẫn của GV.
của các nhóm.
5. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 5. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết
chuyển sang hoạt động tiếp theo. hoạt động, chuyển ý sang hoạt động
Gợi ý: Những người có công với đất nước hi sinh tiếp theo.
xương máu, công sức của mình để bảo vệ Tổ
quốc, để quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp.
Có thể kể đến như: Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc
khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán,
giành lại nền độc lập cho dân tộc; Vua Lý Thái Tổ
(Lý Công Uẩn) có công lập ra nhà Lý, dời đô từ
Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển
hơn; Trần Quốc Toản chỉ huy “đội quân thiếu
niên” tham gia chống giặc Nguyên Mông; Võ Thị
Sáu – người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong
kháng chiến chống Pháp; Trần Đại Nghĩa, một
trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền
công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam;
Tôn Thất Tùng, người có đóng góp to lớn cho nền
y học Việt Nam,... Họ góp sức mình cho đất nước
không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác,…
KTTTM 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: NA 1.2, GTHT 1.4, CMHV 1.6.
– Nội dung: Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi làm việc nhóm (hoà nhã với bạn bè, xác định
nhiệm vụ).
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS đọc câu chuyện “Mẹ Việt 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi
Nam anh hùng” theo nhóm 4. HS đọc phân đoạn về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
câu chuyện trong nhóm và trả lời câu hỏi:
– Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê
hương, đất nước?
– Theo em, vì sao phải biết ơn những người có
công với quê hương, đất nước?
2. GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc câu chuyện, mời đại 2. HS làm việc theo nhóm, đọc câu
diện các nhóm trả lời câu hỏi sau khi nghe đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
chuyện.
* Câu trả lời mong đợi:

10
– Mẹ Thứ đã có nhiều đóng góp cho
quê hương, đất nước: nuôi giấu chiến
sĩ cách mạng; canh gác nhiều cuộc họp
quan trọng của cán bộ, chiến sĩ; là hậu
phương vững chắc để chồng con ra
chiến trường bảo vệ Tổ quốc.
– Phải biết ơn những người có công
với quê hương, đất nước vì:
+ Họ là những tấm gương về lòng yêu
nước, dũng cảm và sáng tạo,… xứng
đáng cho các thế hệ noi theo và học
tập.
+ Vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt
đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta
cũng được thừa hưởng.
+ Là trách nhiệm của mỗi công dân;
thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình
(được mọi người yêu quý và tôn
trọng).
3. GV tạo điều kiện cho các nhóm bổ sung, nhận 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe
xét lẫn nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả GV nhận xét.
làm việc của các nhóm.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 4. HS rút ra ý nghĩa của việc biết ơn
chuyển sang hoạt động tiếp theo. người có công với quê hương, đất
Gợi ý: Chúng ta phải biết ơn những người có công nước; lắng nghe GV tổng kết hoạt
với quê hương, đất nước vì họ là những tấm động, chuyển ý sang hoạt động tiếp
gương xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học theo.
tập; họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn,
trong đó, chính chúng ta cũng thừa hưởng; đây là
trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống
văn minh, nghĩa tình.
Tóm tắt ghi nhớ, kết thúc tiết 1
– GV kết luận: – HS lắng nghe và có thể đặt câu hỏi
+ Tên và đóng góp của những người có công với thắc mắc, nếu có.
quê hương, đất nước. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
+ Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công
với quê hương, đất nước.
– GV dặn dò HS cho tiết học tiếp theo:

11
+ Tìm hiểu về người có công với quê hương, đất
nước ở địa phương.
+ Sưu tầm bài thơ, bài hát về người có công với
quê hương, đất nước.
Hoạt động Luyện tập (20 phút)
– Mục tiêu: YN 1.1, NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.7.
– Nội dung: Các ý kiến và tình huống về đóng góp của người có công với quê hương, đất
nước và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai.
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét của em
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi
bày tỏ nhận xét về các ý kiến ở trang 8 SGK. Với về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
mỗi ý kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS HS làm việc theo nhóm đôi.
cách trình bày ý kiến (giới thiệu ý kiến, nêu nhận * Câu trả lời mong đợi:
xét của bản thân, nêu ví dụ chứng minh, nếu có).
– Đồng tình với ý kiến 2, 3, 4.
Các ý kiến:
– Không đồng tình với ý kiến 1.
– Ý kiến 1: Chỉ người có đóng góp to lớn cho quê
hương, đất nước mới là người có công.
– Ý kiến 2: Người có đóng góp trong bất kì lĩnh
vực nào của đời sống xã hội đều là người có công.
– Ý kiến 3: Những người dùng quyền hành để
tham ô không phải là người có công với quê
hương, đất nước.
– Ý kiến 4: Biết ơn người có công với quê hương,
đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
2. GV mời 1 – 2 HS chia sẻ nhận xét. Sau mỗi ý 2. Đại diện nhóm HS chia sẻ trước
kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc lớp.
không đồng tình với ý kiến này? nhằm tạo cơ hội
cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý
kiến, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV nhắc lại ý
kiến có nhiều HS nhận xét chưa phù hợp để điều
chỉnh nhận thức và thái độ của HS.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau; khen 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe
ngợi HS. GV nhận xét.

4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt

12
tiếp theo. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp
Gợi ý: theo.
Đồng tình với các ý kiến: “Người có đóng góp
trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều
là người có công; Những người dùng quyền hành
để tham ô không phải là người có công với quê
hương, đất nước; Biết ơn người có công với quê
hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp
hơn” và bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến
chưa phù hợp: “Chỉ người có đóng góp to lớn cho
quê hương, đất nước mới là người có công”.
Luyện tập 2. Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc toàn lớp 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV và
hoặc theo nhóm. Với mỗi tình huống lần lượt nhận nhiệm vụ.
được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ mặt cười (thể HS giơ thẻ cảm xúc theo hướng dẫn
hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể hiện không của GV và trả lời câu hỏi khi tham gia
đồng tình). tương tác với GV.
– Tranh 1: Trân trọng đóng góp của các nhà khoa – Tranh 1: Đồng tình.
học (Đồng tình). – Tranh 2: Đồng tình.
– Tranh 2: Nêu được tên và đóng góp của người – Tranh 3: Đồng tình.
dân tộc thiểu số cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng
– Tranh 4: Không đồng tình.
Tổ quốc (Đồng tình).
– Tranh 3: Biết ơn Nhà giáo Ưu tú (Đồng tình).
– Tranh 4: Có thái độ chưa phù hợp với đóng góp
nghệ nhân dân ca quan họ (Không đồng tình).
2. Sau mỗi tình huống, GV nêu câu hỏi: Vì sao em 2. HS trả lời câu hỏi, bày tỏ thái độ với
đồng tình hoặc không đồng tình?, tạo cơ hội cho tình huống.
HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng tình
huống. GV nhắc lại tình huống nhiều HS trả lời
chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức và thái độ
của HS. GV hướng dẫn HS cách bày tỏ thái độ
phù hợp khi thể hiện đồng tình hoặc không đồng
tình.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và yêu cầu HS bổ 3. HS chia sẻ những tình huống thực tế
sung thêm tình huống thực tế ở địa phương để bày ở địa phương.
tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động 4. HS lắng nghe GV kết luận.
tiếp theo.

13
Gợi ý: Chúng ta cần đồng tình với hành vi nêu
được đóng góp và lí do biết ơn người có công với
quê hương, đất nước; không đồng tình với hành vi
không nêu được đóng góp và lí do biết ơn người
có công với quê hương, đất nước. Khi bày tỏ thái
độ không đồng tình, chúng ta cần nhẹ nhàng,
lịch sự.
Luyện tập 3. Xử lí tình huống
1. GV hướng dẫn HS chia nhóm để thảo luận về 1. HS lắng nghe GV hướng dẫn, tạo
cách xử lí tình huống, phân công vai diễn và diễn nhóm, nhận tình huống, phản hồi về
lại tình huống trước lớp. GV nêu yêu cầu về thời việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
gian thảo luận (5 – 7 phút) và phân vai diễn cho
hợp lí (tất cả thành viên phải tham gia).
2. GV mời HS phân tích tình huống trước khi thảo
2. HS phân tích tình huống, thảo luận
luận (nhân vật nào? vấn đề cần giải quyết?). nhóm, phân công vai diễn, cách xử lí
* Tình huống 1: Cụ nội của Na được truy tặng tình huống và trình bày trước lớp.
Huân chương Kháng chiến. Na định kể về cụ * Cách xử lí mong đợi:
trong bài viết “Kể về người có công với quê – Tình huống 1: Không đồng ý với
hương em”. Khi Na chia sẻ điều này với Cốm, Cốm. Nếu là Na, em sẽ chia sẻ với
Cốm nói: “Cụ không được nhiều người biết, bạn Cốm về đóng góp của ông và giải
nên chọn một anh hùng nổi tiếng”. thích: đóng góp dù lớn hay nhỏ, không
– Em có đồng ý với Cốm không? kể tuổi tác, giới tính, địa vị,… đều đáng
– Nếu là Na, em sẽ làm gì? được tôn trọng, ghi nhận và biết ơn.
* Tình huống 2: Hôm nay, Bin và em trai được bố– Tình huống 2: Chia sẻ với em về bác
dẫn đi khám sức khoẻ tại Bệnh viện Phạm Ngọc sĩ Phạm Ngọc Thạch vì ông có rất
Thạch. Em Bin hỏi bố: “Phạm Ngọc Thạch là ai ạ?nhiều đóng góp cho cách mạng và nền
y khoa nước nhà.
Tại sao lại lấy tên ông đặt cho bệnh viện ạ?”. Bố
quay sang nhìn Bin: “Con giải thích cho em được(Từng làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên
không?”. của Việt Nam; có rất nhiều nghiên cứu
Nếu là Bin, em sẽ nói gì? được ứng dụng vào thực tế chữa bệnh,
chăm sóc sức khoẻ cho người dân ở
Trong quá trình HS thảo luận nhóm, sắm vai xử lí
nhiều tỉnh thành; nghiên cứu thành
tình huống, GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần
công vắc-xin ngừa bệnh lao năm 1950,
thiết.
chính công trình nghiên cứu này đã
được hơn 60 viện nghiên cứu trên 40
quốc gia đề nghị cung cấp tư liệu và
vắc-xin).
3. GV mời từng nhóm lên diễn và các nhóm còn 3. Các nhóm HS nhận xét và góp ý lẫn
lại nhận xét theo phiếu đánh giá (nếu không có nhau.

14
thời gian, mỗi tình huống mời một nhóm trình
diễn và các nhóm còn lại nhận xét).
4. GV nhận xét về quá trình và kết quả thực hiện 4. HS lắng nghe GV kết luận.
hoạt động của HS (lưu ý nhận xét về phẩm chất,
năng lực), động viên HS. GV nhắc nhở HS tìm
hiểu thêm về đóng góp của người có công với quê
hương, đất nước và ý nghĩa của việc biết ơn người
có công với quê hương, đất nước.
Hoạt động Vận dụng (15 phút)
– Mục tiêu: YN 1.1, NA 1.2, GTHT 1.4, KTXH 1.8.
– Nội dung: Tìm hiểu và chia sẻ về tên, đóng góp của người có công và ý nghĩa của việc
biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Danh sách người có công và đóng góp; bài hát, bài thơ sưu tầm; chia sẻ của
HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện:
– Lập danh sách về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại
địa phương em.
Tên người có công Đóng góp của người có công

– Chia sẻ với bạn bè về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước
tại địa phương em.
GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi hoặc nhóm 4.
2. GV hướng dẫn HS sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước.
3. Sau khi HS sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước, GV có
thể tổ chức để HS chia sẻ với bạn bè (có thể trang trí và dán ở bảng tin, góc học tập của lớp;
trao đổi trong giờ sinh hoạt theo chủ đề có liên quan). GV phối hợp cùng với phụ huynh để
khuyến khích, hỗ trợ HS thực hiện.
4. GV nhận xét và động viên HS.
Gợi ý: Chúng ta cần tìm hiểu về những người có công với quê hương, đất nước, đặc biệt là
những người có công ở địa phương.

Hoạt động Tổng kết (5 phút)


– Mục tiêu: HS ôn lại những điều đã học.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt
– Tổ chức thực hiện:

15
1. GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm ôn tập cuối 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt
bài, củng cố lại tên nhân vật có công, đóng góp động; nêu thắc mắc, nếu có.
của họ và ý nghĩa của việc biết ơn người có công
với quê hương, đất nước (3 – 5 câu, HS sử dụng
hoa trắc nghiệm để lựa chọn).
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ: 2. HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ.
Người đóng góp cho quê hương
Xứng danh là những tấm gương sáng ngời
Bảo vệ Tổ quốc muôn đời
Dựng xây đất nước tuyệt vời hơn xưa.
3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu
bài học và đánh giá, rút kinh nghiệm. cầu cần đạt của bài học thông qua
phiếu tự đánh giá.
HS tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá
chung của GV.

16
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
– Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
2. Kiến thức trọng tâm
– Một số người có công trong dựng nước và giữ nước:
+ Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vào năm 39, đánh
đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc.
+ Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) là người có công lập ra nhà Lý. Ông đã dời đô từ
Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn.
+ Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chỉ
huy “đội quân thiếu niên” thời nhà Trần, tham gia chống giặc Nguyên Mông.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu – người chiến sĩ kiên cường,
dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp.
+ Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng
cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam.
+ Anh hùng Lao động – Giáo sư – Viện sĩ – bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam
và trên thế giới về phương pháp mổ gan khô, là người thực hiện thành công ca mổ tim đầu
tiên ở Việt Nam,…
– Phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì:
+ Họ là những tấm gương về lòng yêu nước, dũng cảm và sáng tạo,… xứng đáng cho
các thế hệ noi theo và học tập.
+ Vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng được
thừa hưởng.
+ Là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình.

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH
TÌM HIỂU ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIẾT ƠN
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

17
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh
Quý cha mẹ học sinh kính mến!
Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đối với những
người có công với quê hương, đất nước, nhân dân ta luôn tưởng nhớ, tri ân bằng những hành động cụ
thể, thiết thực.
Với học sinh tiểu học, việc giáo dục các em biết ơn người có công với quê hương, đất nước là điều
cần thiết. Trước hết, cần bắt đầu bằng việc đồng hành giúp các em nhận thức về đóng góp của người có
công và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Cụ thể:
1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con tìm hiểu hoặc giới thiệu cho con về tên tuổi và đóng góp của
người có công với quê hương, đất nước.
2. Cha mẹ làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tìm hiểu về tên tuổi và đóng góp của
người có công với quê hương, đất nước và ghi nhớ ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê
hương, đất nước. Cha mẹ phản hồi tích cực khi con tìm hiểu về tên tuổi và đóng góp của người có công
với quê hương, đất nước và ghi nhớ ý nghĩa của việc tìm hiểu về người có công với quê hương, đất nước.
3. Quý cha mẹ hãy gửi lại ý kiến nhận xét về việc rèn luyện của các con cho GV chủ nhiệm.
Trong quá trình hướng dẫn, nhắc nhở và rèn luyện cùng con, nếu quý cha mẹ gặp bất kì khó khăn
nào, GV chủ nhiệm sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.
Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khoẻ và thành công!
Chân thành cảm ơn.
GV chủ nhiệm

18
Mẫu 2: PHIẾU TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ


Bài 1: Người có công với quê hương, đất nước

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 1.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực, sự hứng thú của HS khi tham gia hoạt động Khởi động, GV
có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

19
– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác, phẩm chất nhân ái), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Cần
Các tiêu chí Đạt Tốt
cố gắng
Xác định được nhiệm vụ của nhóm.

Xác định được nhiệm vụ của cá nhân trong nhóm.

Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên


làm việc riêng.
Ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ thể hiện sự thân thiện, hoà
nhã với bạn bè.
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao.

Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

Có nhận xét, góp ý cho bạn trong nhóm và nhóm khác


với thái độ tích cực, thiện chí.

20
– Đánh giá hành vi nêu tên và đóng góp của người có công, ý nghĩa của việc biết ơn
người có công với quê hương, đất nước (năng lực đặc thù) trong xử lí tình huống ở hoạt động
Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Xử lí tình huống Xử lí tình huống khá hợp lí, Xử lí tình huống


Cách xử lí
chưa hợp lí. còn sai sót 1 – 2 ý không phù hợp, chính xác.
tình huống
đáng kể.

Chưa lưu loát, ngữ Khá lưu loát, ngữ điệu phù Lưu loát, ngữ điệu
Diễn đạt
điệu chưa phù hợp. hợp. phù hợp.

Sử dụng yếu Nét mặt, cử chỉ, Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt Nét mặt, cử chỉ,
tố phi ngôn ánh mắt chưa phù khá phù hợp. ánh mắt phù hợp,
ngữ hợp. sinh động.

Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, còn Diễn xuất tự tin,
túng, thiếu tự tin; vụng về trong lời thoại lưu loát trong lời
chưa phối hợp với nhưng không đáng kể; phối thoại; phối hợp tốt
Diễn xuất bạn diễn. hợp khá tốt với bạn diễn. với bạn diễn.

21
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Kể được tên và đóng Không nêu được Nêu được từ 3 – 4 Nêu được trên 4
góp của những người hoặc chỉ nêu được tên và đóng góp. tên và đóng góp.
có công với quê hương, 1 – 2 tên và đóng
đất nước góp.
2. Biết vì sao phải biết Không nêu được ý Nêu được một ý Nêu được từ 2 ý
ơn những người có nghĩa. nghĩa. nghĩa trở lên.
công với quê hương,
đất nước

22
BÀI 2: EM BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước Kính trọng, biết ơn người có công với quê YN 2.1
hương, đất nước.
Nhân ái Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá NA 2.2
trình thảo luận nhóm.
2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho TCTH 2.4
học cùng một vấn đề (qua hoạt động sắm vai).
Giao tiếp và hợp tác Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học GTHT 2.3
tập (qua hoạt động thảo luận nhóm).
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều chỉnh hành vi
Năng lực nhận thức Nêu được lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với CMHV 2.5
chuẩn mực hành vi lứa tuổi thể hiện lòng biết ơn người có công với
quê hương, đất nước
Năng lực đánh giá hành Đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện lòng CMHV 2.6
vi của bản thân và người biết ơn người có công với quê hương, đất nước;
khác không đồng tình với lời nói, việc làm không thể
hiện lòng biết ơn người có công với quê hương,
đất nước.
Năng lực điều chỉnh – Thể hiện được lòng biết ơn những người có – CMHV 2.7
hành vi công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc
làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
– Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn – CMHV 2.8
những người có công với quê hương, đất nước.
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội
Tìm hiểu các hiện tượng Sưu tầm được hình ảnh và đóng góp của một số KTXH 2.9
kinh tế – xã hội Danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam.

23
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng; bảng nhóm được thiết kế sẵn (Hoạt động
Kiến tạo tri thức mới 3 và Luyện tập 1).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về các Danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam.
– Hoa trắc nghiệm/bộ thẻ cảm xúc.
2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ
– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh lời nói, việc làm cụ thể biết ơn người có công với quê hương, đất nước
phù hợp với lứa tuổi.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống về lời nói, việc làm cụ thể biết ơn người có công với
quê hương, đất nước phù hợp với lứa tuổi.
– Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Tiến trình

24
Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học Phương pháp/ Phương án
học trọng tâm Kĩ thuật/ đánh giá
(105 phút) Hình thức
dạy học
Hoạt động – HS có hứng Bài hát Biết ơn chị Đàm thoại Đánh giá thông
Khởi động thú học tập. Võ Thị Sáu (Nhạc qua quan sát thái
(5 phút) – HS có nhu và lời: Nguyễn Đức độ, hành vi khi
cầu tìm hiểu, Toàn) tham gia khởi
khám phá kiến động.
thức mới, kết
nối vào bài học
Em biết ơn
người có công
với quê hương,
đất nước.
Hoạt động GTHT 2.3, Một số lời nói, việc – Dạy học hợp – Đánh giá
Kiến tạo CMHV 2.5 làm cụ thể phù hợp tác thông qua nhiệm
tri thức với lứa tuổi thể – Trực quan vụ học tập.
mới hiện lòng biết ơn – Đánh giá
– Đàm thoại
(30 phút) người có công với thông qua quan
– Kĩ thuật Tia
quê hương, đất sát thái độ, hành
chớp, kĩ thuật
nước. vi.
Công não hoặc
Trình bày một
phút, XYZ.
Hoạt động YN 2.1, Các ý kiến và tình – Dạy học hợp – Đánh giá
Luyện tập NA 2.2, huống về những lời tác thông qua nhiệm
(35 phút) nói, việc làm cụ thể – Dạy học giải vụ học tập
GTHT 2.3,
phù hợp với lứa quyết vấn đề
TCTH 2.4,
tuổi đối với đóng – Đàm thoại – Đánh giá
CMHV 2.6, góp của người có
– Đóng vai thông qua quan
CMHV 2.7, công và nhắc nhở sát thái độ, hành
CMHV 2.8 bạn bè, người thân vi.
có thái độ, hành vi
biết ơn người có
công với quê
hương, đất nước.
Hoạt động YN 2.1, Vận dụng kiến thức – Giao việc – Đánh giá
Vận dụng NA 2.2, đã học để rèn luyện – Dạy học hợp thông qua nhiệm
(30 phút) việc thể hiện lòng tác vụ học tập.

25
CMHV 2.7, biết ơn người có – Đánh giá
CMHV 2.8, công với quê thông qua quan
hương, đất nước sát thái độ, hành
KTXH 2.8,
phù hợp với lứa vi.
KTXH 2.9 tuổi; nhắc nhở bạn
bè, người thân có
thái độ, hành vi biết
ơn người có công
với quê hương, đất
nước.
Hoạt động HS tổng kết Đánh giá mức độ Dạy học cá nhân Đánh giá qua
Tổng kết những điều đã đáp ứng yêu cầu quan sát thái độ,
(5 phút) học. cần đạt hành vi.

26
B. Các hoạt động học

27
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (5 phút): Nghe/hát bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nhạc và lời:
Nguyễn Đức Toàn) và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
– Nội dung: Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu và các câu hỏi liên quan.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS hát/nghe bài hát kết hợp 1. HS hát/lắng nghe bài hát, thể hiện cảm
với vỗ tay hoặc múa minh hoạ. Trước khi HS xúc tự nhiên.
hát/nghe bài hát, GV đặt câu hỏi định hướng.
2. Sau khi HS hát/nghe bài hát, GV nêu yêu cầu 2. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời.
để HS suy nghĩ và trả lời:
– Chia sẻ những điều em biết về chị Võ Thị Sáu.
– Lòng biết ơn chị Võ Thị Sáu được thể hiện * Câu trả lời mong đợi:
như thế nào qua bài hát trên? – Giới thiệu về chị Võ Thị Sáu (Tham
khảo mục Tóm tắt tiểu sử chị Võ Thị Sáu
trong phần Hồ sơ dạy học).
– Lòng biết ơn chị Võ Thị Sáu được thể
hiện qua bài hát: Đời sau nhắc nhớ về
công ơn, đến thăm viếng mộ chị Sáu, hát
về chị Sáu.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau, GV 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV
nhận xét và tổng kết hoạt động để kết nối vào nhận xét, tổng kết hoạt động, giới thiệu
bài học. bài mới.
Gợi ý: Biết ơn người có công với quê hương,
đất nước là trách nhiệm của mỗi công dân.
Chúng ta có thể thể hiện lòng biết ơn này bằng
những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa
tuổi và nhắc nhở mọi người như thế nào?

Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)


KTTTM 1. Đọc cuộc trò chuyện và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: GTHT 2.3, CMHV 2.5.
– Nội dung: Lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi thể hiện lòng biết ơn người có
công với quê hương, đất nước qua cuộc trò chuyện.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS; thái độ khi làm việc nhóm (có thói quen trao đổi, giúp đỡ

28
nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập).
– Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động này có thể tiến hành toàn lớp 1. HS lập nhóm theo yêu cầu của GV; cử
hoặc nhóm đôi. GV tổ chức cho HS phân vai nhóm trưởng, đặt tên nhóm; đưa ra nội quy
đọc cuộc trò chuyện theo nhóm đôi, thảo của nhóm và phản hồi về nhiệm vụ mà
luận các câu hỏi: nhóm và mỗi thành viên phụ trách.
– Theo em, vì sao cần tổ chức các hoạt động
kỉ niệm vào ngày 27 tháng 7?
– Em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn
những người có công với quê hương, đất
nước?
2. GV mời 1 – 2 nhóm đọc cuộc trò chuyện. 2. HS lắng nghe nhiệm vụ, đọc cuộc trò
Với mỗi câu hỏi, GV mời 1 – 2 HS trả lời và chuyện, thảo luận và bày tỏ ý kiến.
cho HS nhận xét lẫn nhau. * Gợi ý câu trả lời:
– Cần tổ chức các hoạt động kỉ niệm vào
ngày 27 tháng 7 vì đây là ngày Thương binh –
Liệt sĩ, ngày tri ân, tưởng nhớ các anh hùng
liệt sĩ, thương binh, bệnh binh – những
người có công với quê hương, đất nước; Đây
cũng là dịp nhắc nhở thế hệ sau về trách
nhiệm phải sống sao cho xứng đáng với sự
hi sinh của các thế hệ đi trước.
– Tham gia các hoạt động thể hiện lòng biết
ơn những người có công với quê hương, đất
nước do nhà trường và địa phương tổ chức:
viếng nghĩa trang liệt sĩ; viết thư cảm ơn,
thăm hỏi các cô chú, ông bà là cựu chiến
binh,…; tích cực học tập, rèn luyện để trở
thành người có ích cho đất nước.
3. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước 3. HS lắng nghe, tương tác về cảm xúc. HS
khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận
xét, tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt
Gợi ý: Ngày 27 tháng 7 hằng năm là ngày
Thương binh – Liệt sĩ, ngày tri ân, tưởng nhớ động tiếp theo.
các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh –
những người có công với quê hương, đất
nước. HS có thể tham gia các hoạt động thể
hiện lòng biết ơn những người có công với
quê hương, đất nước do nhà trường và địa
phương tổ chức, tích cực học tập, rèn luyện để
trở thành người có ích cho đất nước.
KTTTM 2. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

29
– Mục tiêu: GTHT 2.3, CMHV 2.5.
– Nội dung: Lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi thể hiện lòng biết ơn người có
công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi làm việc nhóm.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động toàn 1. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham gia hoạt
lớp hoặc theo nhóm 4. GV yêu cầu HS trao động và bày tỏ ý kiến.
đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ: nêu
lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn những
người có công với quê hương, đất nước thể
hiện trong tranh.
2. Với mỗi tranh, GV mời đại diện 1 – 2 2. HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.
nhóm trả lời. * Câu trả lời mong đợi:
– Tranh 1: Chào hỏi lễ phép với người có
công (vận động viên SEA Games).
– Tranh 2: Thăm viếng nghĩa trang, đền thờ
liệt sĩ.
– Tranh 3: Tìm hiểu về gương người có
công với quê hương, đất nước qua sách,
báo,...
– Tranh 4: Đến thăm hỏi, giúp đỡ người có
công đang gặp khó khăn (thương binh).
– Tranh 5: Bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính trọng
với người có công (danh hoạ Việt Nam).
– Tranh 6: Vẽ tranh, viết thư bày tỏ lòng
biết ơn gửi đến người có công (các thầy cô
giáo đang công tác ở đảo xa).
3. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét 3. HS nhận xét lẫn nhau.
lẫn nhau. GV đánh giá kết quả làm việc của
các nhóm.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước 4. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.
Gợi ý: Chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn
những người có công với quê hương, đất
nước bằng những việc làm cụ thể, phù hợp
với lứa tuổi như chào hỏi lễ phép, tìm hiểu
về tấm gương người có công, thăm hỏi, giúp
đỡ, viết thư,…
KTTTM 3. Kể thêm những lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn những người có công

30
với quê hương, đất nước
– Mục tiêu: GTHT 2.3, CMHV 2.5.
– Nội dung: Một số biểu hiện của lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ của HS khi làm việc nhóm.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV sử dụng kĩ thuật Công não viết, tổ 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về
chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 (hoặc việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ; trao đổi,
6) với yêu cầu: Kể thêm những lời nói, việc giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
làm thể hiện lòng biết ơn những người có
công với quê hương, đất nước.
Mỗi nhóm nhận một bảng nhóm có vẽ hình
cây táo và HS viết lời nói, việc làm thể hiện
lòng biết ơn lên hình quả táo và dán lên cây
táo.
Gợi ý: Ngoài cách tổ chức này, GV có thể
linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc thảo
luận nhóm. Ví dụ, có thể tổ chức HS thảo
luận nhóm đôi (theo kĩ thuật XYZ – 432):
GV yêu cầu mỗi nhóm 4 HS kể thêm 3 biểu
hiện của lòng biết ơn người có công trong
thời gian 2 phút. Để tạo hứng thú, GV có thể
mở đồng hồ đếm ngược để HS tập trung
công não. Hoặc GV có thể tổ chức thảo luận
nhóm theo kĩ thuật Khăn trải bàn.
2. GV mời đại diện 3 – 4 nhóm HS phát biểu 2. HS báo cáo kết quả, tương tác về cảm
và nhận xét lẫn nhau. Để tạo bầu không khí xúc. HS nhận xét lẫn nhau.
sinh động cho lớp học, GV có thể sử dụng kĩ
thuật Phòng tranh để HS quan sát sản phẩm,
đặt câu hỏi cho các nhóm hoặc nhận xét, bổ
sung câu trả lời của HS khác.
3. GV nhận xét và khen ngợi sự tích cực của 3. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
HS. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.
Gợi ý:
GV bổ sung hoặc mở rộng thêm một số biểu
hiện của lòng biết ơn người có công với quê
hương, đất nước như:
– Nhận, đưa đồ vật bằng hai tay với người
có công với quê hương, đất nước.

31
– Nhắc nhở bạn bè, người thân thể hiện lòng
biết ơn người có công với quê hương, đất
nước,…
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
– GV nêu kết luận: Một số lời nói, việc làm – HS lắng nghe và đặt câu hỏi thắc mắc, nếu
thể hiện lòng biết ơn người có công với quê có.
hương, đất nước phù hợp với lứa tuổi.
– GV dặn dò cho tiết học tiếp theo. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
Hoạt động Luyện tập (35 phút)
– Mục tiêu: YN 2.1, NA 2.2, GTHT 2.3, TCTH 2.4, CMHV 2.6, CMHV 2.7, CMHV 2.8.
– Nội dung: Các ý kiến và tình huống về những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi
thể hiện lòng biết ơn đối với đóng góp của người có công và nhắc nhở bạn bè, người thân
có thái độ, hành vi biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai (HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí
các tình huống phù hợp, bày tỏ suy nghĩ và thái độ phù hợp, đưa ra nhiều cách giải quyết
cho tình huống).
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét ý kiến
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về
nhân hoặc theo nhóm. GV hướng dẫn HS việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
chuẩn bị và thực hiện: Viết các ý kiến viết
lên hình bông hoa; bảng nhóm được thiết kế
dạng chia đôi, một bên là vườn hoa, một bên
là bãi đất trống. HS đồng tình với ý kiến nào
thì dán bông hoa viết ý kiến đó vào vườn
hoa, không đồng tình thì dán bông hoa ở khu
vực đất trống. Sau khi dán, nhóm thảo luận
về cách lựa chọn của mình.
Các ý kiến:
– Ý kiến 1: Nói lời cảm ơn người có công
với quê hương, đất nước là thể hiện lòng biết
ơn đối với họ.
– Ý kiến 2: Chỉ thể hiện lòng biết ơn người
có công với quê hương, đất nước vào ngày
lễ kỉ niệm.
– Ý kiến 3: Phấn đấu học tập và rèn luyện để
trở thành công dân có ích cho đất nước cũng

32
là việc làm thể hiện lòng biết ơn người có
công với quê hương, đất nước.
– Ý kiến 4: Quan tâm, giúp đỡ gia đình
những người có công với quê hương, đất
nước là trách nhiệm riêng của chính quyền.
– Ý kiến 5: Cần thể hiện lòng biết ơn người
có công với quê hương, đất nước bằng thái
độ chân thành, tôn trọng.
– Ý kiến 6: Nhắc nhở người khác có thái độ,
hành vi biết ơn những người có công với
quê hương, đất nước là trách nhiệm của
người lớn.
2. GV tổ chức cho HS trình bày kết quả (có2. HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi khi
thể dùng kĩ thuật Phòng tranh, hoặc mỗi tương tác với GV, các HS khác.
nhóm cử một thành viên sang nhóm khác * Câu trả lời mong đợi:
chia sẻ,…). Với mỗi ý kiến lần lượt được – Đồng tình với ý kiến 1, 3, 5; không đồng
nêu, GV có thể nêu câu hỏi: Vì sao em đồngtình với ý kiến 2, 4, 6.
tình hoặc không đồng tình với những ý kiến
– Không đồng tình với ý kiến 2 vì cần thể
này? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày
hiện lòng biết ơn người có công với quê
tỏ thái độ với từng ý kiến, có thể nêu ví dụ
hương, đất nước mọi nơi, mọi lúc, không
minh hoạ. GV nhắc lại ý kiến có nhiều HS
phải chỉ vào ngày lễ kỉ niệm.
trả lời chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức
và thái độ cho HS. – Không đồng tình với ý kiến 4 vì quan tâm,
giúp đỡ gia đình những người có công với
quê hương, đất nước là trách nhiệm chung
của mọi người, HS nhỏ tuổi cũng có thể thực
hiện bằng những việc làm phù hợp.
– Không đồng tình với ý kiến 6 vì ai cũng có
trách nhiệm nhắc nhở người khác có thái độ,
hành vi thể hiện lòng biết ơn những người
có công với quê hương, đất nước.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau, 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV
GV nhận xét, động viên HS. nhận xét.
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt động,
động tiếp theo. chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.
Gợi ý:
Biết ơn người có công với quê hương, đất
nước là trách nhiệm của mỗi công dân, cần
được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Ai cũng có

33
trách nhiệm nhắc nhở người khác thể hiện lòng
biết ơn những người có công với quê hương,
đất nước bằng thái độ, hành vi phù hợp.
Luyện tập 2. Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình
1. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV và nhận
(linh hoạt thay đổi hình thức so với hoạt nhiệm vụ.
động trước đó). Với mỗi tình huống lần lượt
được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ mặt
cười (thể hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể
hiện không đồng tình).
Gợi ý khác: GV có thể linh hoạt sử dụng
hình thức khác tuỳ điều kiện lớp học (HS thả
tim, dùng tay thể hiện dấu X,… tương ứng
với các tình huống) hoặc GV yêu cầu HS
sắm vai mô phỏng tình huống và sau đó cả
lớp bày tỏ thái độ tương ứng với tình huống.
– Tình huống 1: Biết tin một em nhỏ học
cùng trường có bố mẹ đã mất khi tình
nguyện tham gia phòng chống dịch bệnh,
Bin nói với Cốm: “Mình cùng giúp đỡ em
nhỏ này nhé!”. Cốm đáp: “Không. Đó không
phải cách thể hiện lòng biết ơn”.
– Tình huống 2: Na vừa quen một người bạn
nước ngoài mới đến sống cùng khu phố. Na
quyết định tìm hiểu và giới thiệu với bạn về
một số nghệ nhân ở quê mình.
– Tình huống 3: Nhân dịp kỉ niệm ngày Giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4), khu phố của Bin tổ chức thăm hỏi
các gia đình có công trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Bin đã xin phép bố mẹ
cùng tham gia.
2. Sau mỗi tình huống, GV nêu câu hỏi Vì 2. HS thực hiện giơ bảng theo hướng dẫn
sao em đồng tình hoặc không đồng tình? để của GV và trả lời câu hỏi khi tham gia tương
tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái tác với GV.
độ với từng tình huống. GV nhắc lại tình
huống nhiều HS trả lời chưa phù hợp để * Câu trả lời mong đợi:
điều chỉnh nhận thức và thái độ cho HS. GV – Tình huống 1: Đồng tình với Bin, không
hướng dẫn HS cách bày tỏ thái độ phù hợp đồng tình với Cốm. Bin cần giải thích cho
khi thể hiện đồng tình hoặc không đồng tình. Cốm hiểu rằng quan tâm, giúp đỡ gia đình

34
người có công với quê hương, đất nước cũng
là cách thể hiện lòng biết ơn.
– Tình huống 2: Đồng tình với việc Na tìm
hiểu và giới thiệu với người bạn nước ngoài
về một số nghệ nhân của địa phương.
– Tình huống 3: Đồng tình với việc thăm hỏi
các gia đình có công trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau; 3. HS nhận xét bạn và lắng nghe GV nhận
GV nhận xét, động viên HS và yêu cầu HS xét. HS nêu thêm một số tình huống tương
bổ sung thêm tình huống thường gặp ở địa tự trong thực tế địa phương và bày tỏ thái độ
phương để giúp HS củng cố việc bày tỏ thái với từng tình huống.
độ đồng tình hoặc không đồng tình.
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt 4. HS lắng nghe GV kết luận, chuyển ý.
động tiếp theo.
Gợi ý: Chúng ta cần đồng tình với lời nói,
việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công
với quê hương, đất nước; không đồng tình
với lời nói, việc làm không thể hiện lòng
biết ơn người có công với quê hương, đất
nước. Khi bày tỏ thái độ không đồng tình,
chúng ta cần thể hiện nhẹ nhàng, lịch sự qua
ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt,…
Luyện tập 3. Xử lí tình huống
1. GV hướng dẫn HS chia nhóm, thảo luận 1. HS đọc tình huống, phân tích tình huống,
về cách xử lí tình huống, phân công vai diễn lắng nghe GV hướng dẫn, tạo nhóm và nhận
và diễn lại tình huống trước lớp. Tuỳ năng tình huống.
lực của HS, GV yêu cầu thời gian thảo luận
và phân vai diễn cho hợp lí.
GV lưu ý HS trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn
thành nhiệm vụ, tất cả thành viên đều tham
gia (có thể bổ sung các nhân vật khác khi
sắm vai) và tìm nhiều cách để giải quyết tình
huống sắm vai.
2. GV mời HS nêu tình huống trước lớp và 2. HS thảo luận nhóm, phân công vai diễn,
phân tích trước khi thảo luận. cách xử lí tình huống, sắm vai thử trong
– Tình huống 1: Lan sống với mẹ vì bố đang nhóm.
công tác ở đảo xa. Na rủ các bạn trong lớp
đến giúp đỡ, động viên gia đình Lan. Tuy

35
nhiên, Bin lại không đồng tình vì cho rằng * Cách xử lí mong đợi:
điều này không cần thiết. – Tình huống 1: Không đồng ý với Bin. Nếu
Nếu là bạn của Bin, em sẽ làm gì? là bạn của Bin, em sẽ giải thích cho Bin hiểu
– Tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật Tin, bố việc quan tâm, giúp đỡ gia đình người có
tặng Tin quyển sách Anh hùng nhỏ tuổi đất công với quê hương, đất nước là cần thiết.
Việt. Tin nói với Cốm: “Quyển sách này Đồng thời, em sẽ thuyết phục Bin cùng tham
không hấp dẫn nên mình chưa đọc”. gia hoạt động này.
Nếu là Cốm, em sẽ làm gì? – Tình huống 2: Nếu là Cốm, em sẽ thuyết
phục Tin đọc và chia sẻ về quyển sách Anh
– Tình huống 3: Nhân kỉ niệm ngày thành
hùng nhỏ tuổi đất Việt. Việc làm này vừa thể
lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12),
hiện sự trân trọng tình cảm của bố dành cho
nhà trường tổ chức buổi giao lưu với các
Tin, vừa giúp Tin mở rộng hiểu biết và thể
cựu chiến binh. Trong lúc các bạn đang say
hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với những
sưa nghe kể chuyện lịch sử, Tin thì thầm với
anh hùng nhỏ tuổi đất Việt.
Bin: “Đấy toàn là chuyện của người lớn.
Mình xem truyện tranh đi Bin!”. – Tình huống 3: Không đồng tình với Tin,
khuyên Tin nên tập trung lắng nghe để thể
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
hiện sự kính trọng, biết ơn các cựu chiến
– Tình huống 4: Khối lớp 5 tổ chức một binh và những người có công đối với quê
buổi hoạt động trải nghiệm tại đền thờ liệt sĩ hương, đất nước.
địa phương. Trong lúc các bạn đang tích cực
– Tình huống 4: Nếu là Na, em sẽ từ chối lời
tham gia hoạt động thì Cốm lại rủ Na trốn ra
mời của Cốm và khuyên Cốm nên cùng mọi
ngoài chơi.
người tham gia hoạt động. Điều này thể hiện
Nếu là Na, em sẽ làm gì? trách nhiệm của người HS và thể hiện lòng
Trong quá trình HS thảo luận nhóm và sắm biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ.
vai xử lí tình huống, GV quan sát và hỗ trợ
HS khi cần thiết.
3. GV mời từng nhóm lên diễn và các nhóm 3. Nhóm HS trình diễn trước lớp. Các nhóm
còn lại nhận xét. HS khác nhận xét và góp ý lẫn nhau.
4. GV nhận xét và động viên HS. GV nhắc 4. HS lắng nghe GV kết luận.
nhở HS thể hiện và nhắc nhở mọi người thể
hiện lòng biết ơn người có công với quê
hương đất nước bằng những lời nói, việc
làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. GV lưu ý
việc sử dụng phi ngôn ngữ của HS khi các
em sắm vai.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 2
– GV kết luận: – HS lắng nghe và có thể đặt câu hỏi thắc
+ Đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện mắc, nếu có.
lòng biết ơn người có công với quê hương, – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

36
đất nước; không đồng tình với lời nói, việc
làm không thể hiện lòng biết ơn người có
công với quê hương, đất nước.
+ Khi bày tỏ thái độ đồng tình/không đồng
tình, thực hiện lời nói, việc làm, cần thể hiện
lịch sự, tôn trọng qua ngữ điệu, ánh mắt, nét
mặt, cử chỉ,…
– GV dặn dò HS cho tiết học tiếp theo:
+ Sưu tầm hình ảnh và đóng góp của các
Danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam.
+ Suy nghĩ ý tưởng giới thiệu về một danh
nhân văn hoá mà mình ấn tượng (thơ, bài
hát, vè, báo tường,…).
Hoạt động Vận dụng (30 phút)
– Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc thể hiện lòng biết ơn người có
công với quê hương, đất nước.
– Nội dung: Thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc
làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn
những người có công với quê hương, đất nước.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ làm việc của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện:
– Sưu tầm hình ảnh và đóng góp của các Danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam.
– Chia sẻ với các bạn về những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn các Danh nhân văn
hoá thế giới của Việt Nam.
6 danh nhân ở Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc
(UNESCO) vinh danh là Danh nhân văn hoá thế giới:

GV hướng dẫn HS chọn hình thức trình bày (Powerpoint, báo tường,…) và thực hiện; có
thể chuẩn bị ngữ liệu về các Danh nhân văn hoá trước đó. Sau khi HS hoàn thành, GV có

37
thể tổ chức để HS chia sẻ với bạn bè theo kĩ thuật Phòng tranh (có thể dán ở bảng tin, góc
học tập của lớp,…) hay trao đổi trong giờ sinh hoạt theo chủ đề có liên quan. GV phối hợp
cùng với phụ huynh để khuyến khích, hỗ trợ HS thực hiện.
GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi, nhóm 4.
2. GV tổ chức cho HS viết một bức thư gửi các chiến sĩ nơi đảo xa (lưu ý về bố cục thư, nội
dung chính là thăm hỏi, cảm nhận, bày tỏ lòng biết ơn). Sau khi HS viết thư, GV tổ chức
cho 2 –3 HS chia sẻ thư trước lớp và gửi thư đến hải đảo (bỏ thư vào bao thư, dán tem,…).
3. GV phối hợp cùng với phụ huynh để khuyến khích HS thực hiện. GV thường xuyên nhắc
nhở HS thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm
cụ thể phù hợp với lứa tuổi; nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi thể hiện lòng
biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
4. HS nhắc nhở bạn bè thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước và ghi
chép vào nhật kí rèn luyện của cá nhân (Nhắc nhở ai? Nhắc nhở điều gì? Cảm xúc của em
và người được nhắc nhở như thế nào?,…).
5. Sau mỗi hoạt động, GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau; GV nhận xét và động viên
HS.
Gợi ý: Mỗi ngày, chúng ta hãy nhớ cùng với bạn bè và người thân thể hiện lòng biết ơn
những người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa
tuổi.
Hoạt động Tổng kết (5 phút)
– Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để thể hiện
lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp
với lứa tuổi; nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi thể hiện lòng biết ơn những
người có công với quê hương, đất nước.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức, 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt động; nêu
nếu còn thời gian có thể tổ chức trò chơi ôn thắc mắc, nếu có.
tập cuối bài như Ô chữ, Trắc nghiệm nhanh,
… tập trung củng cố lại những lời nói, việc
làm thể hiện lòng biết ơn người có công với
quê hương, đất nước và cách nhắc nhở
người khác thể hiện lòng biết ơn người có
công với quê hương, đất nước. GV dặn dò
HS thực hiện và nhắc nhở mọi người thể
hiện lòng biết ơn người có công với quê
hương, đất nước trong cuộc sống hằng ngày.
2. HS đọc và nêu ý nghĩa của 2 câu thơ.

38
của 2 câu thơ:
Biết ơn thế hệ cha anh
Quyết tâm rèn luyện, học hành chăm ngoan.
3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu
xúc sau bài học và đánh giá, rút kinh cần đạt của bài học thông qua phiếu tự đánh
nghiệm. giá; tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá
chung của GV.

39
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Một số lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi thể hiện lòng biết ơn người có công
với quê hương, đất nước.
– Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê
hương, đất nước.

2. Kiến thức trọng tâm


– Một số lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước
phù hợp với lứa tuổi:
+ Viết thư cảm ơn, thể hiện sự yêu quý, kính trọng.
+ Chào hỏi lễ phép với người có công với quê hương, đất nước.
+ Học tập theo gương những người có công với quê hương, đất nước.
+ Giúp đỡ, quan tâm đến người có công với quê hương, đất nước bằng những việc làm
phù hợp với khả năng của mình.
+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn người có công với quê
hương, đất nước.
+ Nói lời cảm ơn người có công với quê hương, đất nước và đưa hai tay trao/nhận đồ
vật.
+…
– Chúng ta cần biết ơn những người có công với quê hương, đất nước và nhắc nhở bạn
bè, người thân thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Khi thực hiện lời
nói, việc làm cụ thể thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước hay nhắc
nhở mọi người biết ơn người có công với quê hương, đất nước, chúng ta cần chú ý ngữ điệu,
nét mặt và cử chỉ phù hợp, chân thành.

B. Các hồ sơ khác
TÓM TẮT TIỂU SỬ CHỊ VÕ THỊ SÁU

40
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, quê ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay.
Lúc 14 tuổi, chị Sáu bắt đầu làm giao liên cho lực lượng công an xung phong huyện Đất Đỏ.
Tuy còn nhỏ nhưng chị rất mưu trí, nhanh nhẹn và luôn hoàn thành nhiệm vụ. Tháng 12/1949,
chị Sáu bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị.
Sau đó, dù không đủ bằng chứng, chúng vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo. Chị Võ
Thị Sáu hi sinh vào sáng ngày 23/1/1952. Khi bị đưa ra xử bắn, chị vẫn ung dung, ngẩng cao
đầu, hát vang bài hát Quốc tế ca. Chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân.
(Theo Cổng thông tin điện tử huyện Đất Đỏ, https://datdo.baria–vungtau.gov.vn/)
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

41
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!

“Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp
khác” (Marcus Tullius Cicero). Thật vậy, lòng biết ơn không chỉ là một giá trị sống mà còn là một
phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế, góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người. Qua đó,
truyền thống nhân nghĩa của bao thế hệ người Việt được duy trì và phát huy.

Giáo dục con trẻ biết ơn người có công với quê hương, đất nước là điều quan trọng để hình thành
và phát triển phẩm chất yêu nước. Điều này không chỉ giúp các con trở thành một người văn minh, lịch
sự mà còn góp phần làm cho cuộc sống xã hội nhân văn hơn. Để làm được điều đó, người lớn chúng ta
hãy là hình ảnh chân thực, gần gũi và thuyết phục để con trẻ học tập, noi theo. Mong quý cha mẹ luôn
đồng hành cùng thầy cô giáo để rèn luyện cho các con bài học về sự biết ơn những người có công với
quê hương, đất nước, cụ thể như sau:

1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn
người có công với quê hương, đất nước và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.

2. Cha mẹ làm tấm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc thực hiện và nhắc nhở người
khác thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Cha mẹ phản hồi tích cực khi con
thực hiện và nhắc nhở người khác thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

3. Cha mẹ vui lòng gửi lại ý kiến nhận xét về việc rèn luyện của các con cho GV chủ nhiệm.

Trong quá trình hướng dẫn, nhắc nhở và rèn luyện cùng con, nếu quý cha mẹ gặp bất kì khó khăn
nào thì GV chủ nhiệm sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.

Kính chúc quý cha mẹ HS nhiều sức khoẻ và thành công!

Chân thành cảm ơn.

GV chủ nhiệm

42
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

43
PHIẾU RÈN LUYỆN

1. Em hãy thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước và ghi vào bảng sau:
Những lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn Em tự đánh giá Ý kiến của
người có công với quê hương, đất nước (😊☹) cha mẹ

😊: Thực hiện thường xuyên


: Chưa thực hiện
2. Em đã nhắc nhở người thân, bạn bè thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương,
đất nước như thế nào?
– Em đã nhắc nhở ai?
…………………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………………...……..
– Em đã nhắc nhở như thế nào?
……………………………………………………………………………………………..…
………………………………………………………………………………………….….…
………………………………………………………………………………………..………
………………………………………………………………………………………………..

44
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 2: Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 2.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Cần Đạt Tốt
cố gắng

Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên


làm việc riêng
Xác định được nhiệm vụ của nhóm và cá nhân
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao
Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Có trao đổi, nhận xét, góp ý cho bạn trong nhóm
Nhận xét nhóm khác với thái độ thiện chí

45
– Đánh giá hành vi thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công
với quê hương, đất nước trong xử lí tình huống ở hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế
phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù
Cách xử lí
hợp lí. hợp lí, còn sai sót 1 – hợp, chính xác.
tình huống
2 ý không đáng kể.

Chưa lưu loát, ngữ Khá lưu loát, ngữ điệu Lưu loát, ngữ điệu
Diễn đạt
điệu chưa phù hợp. phù hợp. phù hợp.

Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh
Sử dụng phi
mắt chưa phù hợp. mắt khá phù hợp. mắt phù hợp, sinh
ngôn ngữ
động.

Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
túng, thiếu tự tin; chưa còn vụng về trong lời loát trong lời thoại;
Diễn xuất phối hợp với bạn diễn. thoại nhưng không phối hợp tốt với bạn
đáng kể; phối hợp khá diễn.
tốt với bạn diễn.

46
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Nêu được một số lời Không nêu được Nêu được từ 3 – 4 Nêu được trên 4
nói, việc làm thể hiện hoặc chỉ nêu được biểu hiện. biểu hiện.
lòng biết ơn người có 1 – 2 biểu hiện.
công với quê hương,
đất nước.
2. Đồng tình với những Không bày tỏ được Bày tỏ được thái độ Bày tỏ được thái
lời nói, việc làm thể thái độ đồng tình/ đồng tình/ không độ đồng tình/
hiện lòng biết ơn người không đồng tình. đồng tình. không đồng tình
có công với quê hương, và giải thích được
đất nước; không đồng lí do.
tình với những lời nói,
việc làm không biết ơn
người có công với quê
hương, đất nước.
3. Thể hiện được lòng Không chủ động; Khá chủ động, Chủ động thể hiện
biết ơn người có công thỉnh thoảng thể hiện thường xuyên thể lòng biết ơn người
với quê hương, đất lòng biết ơn người hiện lòng biết ơn có công với quê
nước bằng lời nói, việc có công với quê người có công với hương, đất nước.
làm cụ thể phù hợp với hương, đất nước; quê hương, đất
lứa tuổi. còn vi phạm. nước.
4. Nhắc nhở bạn bè có Không nhắc nhở Có nhắc nhở; cách Thường xuyên
thái độ, hành vi biết ơn hoặc lời nói phù hợp nhắc nhở còn chưa nhắc nhở; cách
những người có công nhưng ngữ điệu chưa phù hợp hoàn toàn nhắc nhở phù hợp
với quê hương, đất phù hợp, nét mặt, cử (lời nói, ngữ điệu (lời nói, ngữ điệu,
nước. chỉ chưa phù hợp. phù hợp; nét mặt, cử nét mặt, cử chỉ
chỉ khá phù hợp). phù hợp, thân
thiện, tôn trọng).

47
Chủ đề: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI
KHÁC
BÀI 3: EM TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

48
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Nhân ái Có ý thức và tự giác thể hiện thái độ, lời NA 3.1
nói, hành động tôn trọng sự khác biệt của
người khác; không phân biệt đối xử về đặc
điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc,

2. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác Tích cực thảo luận nhóm để hoàn thành GTHT 3.2
nhiệm vụ học tập; thực hiện được các lời
nói và hành động tích cực với người khác
trong giao tiếp, thể hiện thái độ tôn trọng
sự khác biệt của họ.
Giải quyết vấn đề và Xử lí được các tình huống trong học tập và GQVĐST 3.4
sáng tạo cuộc sống liên quan đến việc thể hiện được
sự tôn trọng người khác.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều chỉnh hành vi

Năng lực nhận thức Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác
chuẩn mực hành vi biệt của người khác; biết vì sao phải tôn CMHV 3.5
trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Năng lực đánh giá hành Đồng tình với những lời nói, việc làm thể
vi của bản thân và người hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của
khác người khác; không đồng tình với những
CMHV 3.6
hành vi phân biệt đối xử vì sự khác biệt về
đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân
tộc,…
Năng lực điều chỉnh Thể hiện được bằng lời nói và hành động
hành vi thái độ tôn trọng sự khác biệt của người CMHV 3.7
khác.

49
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4, A0 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bộ thẻ cảm xúc.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh, tranh ảnh, câu chuyện thực tế có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Tiến trình

50
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học Phương Phương án
(105 phút) trọng tâm pháp/ đánh giá
Kĩ thuật/
Hình thức
dạy học
Hoạt động – Tạo tâm thế Chơi trò chơi Đàm thoại Đánh giá
Khởi động học tập cho HS. thông qua
(10 phút) – Khơi gợi cảm quan sát thái
xúc, tạo nhu cầu độ, hành vi
và hứng thú cho tham gia khởi
HS. động.

Hoạt động Kiến NA 3.1, – Ý nghĩa của việc – Dạy học – Đánh giá
tạo tri thức mới CMHV 3.5, tôn trọng sự khác hợp tác thông qua
(25 phút) biệt của người khác. – Trực quan nhiệm vụ học
CMHV 3.6,
– Một số lời nói, tập.
CMHV 3.7 – Đàm thoại
việc làm cụ thể phù – Đánh giá
– Kĩ thuật Tia
hợp với lứa tuổi thể thông qua
chớp hoặc
hiện việc tôn trọng quan sát thái
Trình bày
sự khác biệt (đặc độ, hành vi.
một phút.
điểm giới tính, vùng
miền,…).
Hoạt động NA 3.1, – Bày tỏ cảm xúc thể – Dạy học – Đánh giá
Luyện tập GTHT 3.3, hiện tôn trọng sự hợp tác thông qua
(35 phút) khác biệt của người – Dạy học nhiệm vụ học
GQVD 3.4,
khác. giải quyết tập.
CMHV 3.5,
– Các ý kiến về tình vấn đề – Đánh giá
CMHV 3.6, huống, lời nói, việc thông qua
– Đàm thoại
CMHV 3.7 làm cụ thể phù hợp quan sát thái
– Kĩ thuật
với lứa tuổi thể hiện độ, hành vi.
Sắm vai
thái độ tôn trọng sự
khác biệt của người
khác. Nhắc nhở bạn
bè, người thân có
thái độ, hành vi tôn
trọng người khác.
Hoạt động NA 3.1, Vận dụng để thực – Dạy học – Đánh giá
Vận dụng GTHT 3.2, hiện tôn trọng sự hợp tác thông qua
(30 phút) khác biệt (giới tính, – Dạy học cá nhiệm vụ học
GQVD 3.3,
vùng miền, đặc điểm nhân. tập.
CMHV 3.4, sinh học,…) của – Đàm thoại – Đánh giá
CMHV 3.5, người khác tại môi thông qua

51
CMHV 3.6 trường sống xung quan sát thái
quanh và trường học. độ, hành vi.
Rèn luyện việc thể
hiện sự tôn trọng;
nhắc nhở người thân
có thái độ, hành vi
tôn trọng sự khác
biệt của người khác.
Hoạt động HS tổng kết Đánh giá mức độ Dạy học cá Đánh giá qua
Tổng kết những điều đã đáp ứng yêu cầu cần nhân quan sát thái
(5 phút) học. đạt. độ, hành vi

52
B. Các hoạt động học

53
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (10 phút): Tham gia trò chơi Người bí ẩn và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến
thức mới, kết nối vào bài học Em tôn trọng sự khác biệt của người khác.
– Nội dung: Tham gia trò chơi Người bí ẩn và trả lời câu hỏi.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS về những việc em đã thực hiện,
thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV chuẩn bị một số phiếu ghi thông tin (khoảng 4 1. HS lắng nghe yêu cầu và tham
phiếu), mỗi phiếu ghi tên 1 HS trong lớp (nên chọn gia hoạt động Khởi động do GV tổ
một số HS có những điểm khác biệt đặc trưng so với chức.
các bạn khác về đặc điểm ngoại hình, giới tính, hoàn
cảnh, dân tộc,... để GV có thể liên hệ sát với tình
hình thực tế của lớp). Sau đó, GV mời 2 HS tham gia
(1 nam, 1 nữ), mỗi em bốc 1 phiếu và mô tả đặc
điểm của bạn có tên trong phiếu. Các bạn còn lại
đoán tên của “người bí ẩn” trong phiếu. GV khen
ngợi, động viên HS trả lời và HS tham gia trò chơi.
GV nêu câu hỏi cho cả lớp: Vì sao các em tìm được
người bí ẩn trong trò chơi này?
2. GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi và cho HS 2. HS chia sẻ những đặc điểm khác
nhận xét lẫn nhau. biệt của mình với cả lớp.

3. GV tổ chức cho HS liên hệ bản thân và kết nối vào 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
bài học: nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
– Mỗi bạn chia sẻ điểm khác biệt của mình (GV gợi động.
ý như vùng miền, dân tộc, giới tính, chiều cao, cân * Câu chia sẻ mong đợi:
nặng, màu tóc, màu mắt, sở thích, tính tình,...). – Giới thiệu đặc điểm khác biệt của
Gợi ý: GV sử dụng các ý kiến của HS để kết nối vào bản thân: chiều cao, cân nặng, giới
bài học: Mỗi chúng ta đều có sự khác biệt với mọi tính, màu da, màu tóc, sở thích, thói
người xung quanh, chúng ta cần biết cách chấp nhận quen,…
sự khác biệt của nhau để hợp tác, giảm sự bất hoà – Cảm nhận khi có những đặc điểm
trong giao tiếp. Đồng thời, khi hiểu rõ sự khác biệt khác biệt đó:
và chấp nhận sự khác biệt của người khác, chúng ta + Bản thân như có thêm một màu
biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, nuôi dưỡng sắc mới, không trùng lặp với mọi
những mối quan hệ tốt đẹp ở lớp, trường, gia đình, người xung quanh.
hàng xóm láng giềng,...
+ Tạo nên sự chú ý cho mọi người,
dễ dàng thu hút ánh nhìn và mang

54
lại cho bản thân cảm giác tự tin,
không mặc cảm.

55
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: NA 3.1, GTHT 3.2, CMHV 3.5, CMHV 3.7.
– Nội dung: Một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, thái độ của HS khi làm việc nhóm, câu trả lời
của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 1. HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ
đôi, giao nhiệm vụ cho HS: quan sát các theo yêu cầu của GV.
tranh trang 16 – 17 SGK và thảo luận nhóm
để nhận xét về việc làm của các bạn trong
tranh và nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt
được thể hiện trong các tranh trên.
2. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả 2. HS trả lời câu hỏi của GV.
thảo luận, mỗi nhóm báo cáo một tranh. Sau* Câu trả lời mong đợi:
mỗi lượt báo cáo, các nhóm HS khác bổ – Tranh 1: Bạn nam biết tôn trọng sự khác
sung ý kiến. biệt. Biểu hiện: Cùng nhau vui chơi không
phân biệt giới tính (tôn trọng sự khác biệt
giới tính).
– Tranh 2: Các bạn nhỏ biết tôn trọng sự
khác biệt về đặc điểm cá nhân và năng
khiếu, sở trường của từng bạn. Biểu hiện:
Biết lắng nghe, có thái độ lịch sự khi bạn
biểu diễn, không chê bai hay bình luận ác ý
trước khiếm khuyết của bạn (tôn trọng sự
khác biệt về đặc điểm cá nhân).
– Tranh 3: Các bạn nhỏ biết tôn trọng sự
khác biệt của người khác. Biểu hiện: Cùng
nhau giúp đỡ, hỗ trợ bạn từ vùng khác đến
(tôn trọng sự khác biệt vùng miền).
– Tranh 4: Các bạn nhỏ biết tôn trọng sự
khác biệt. Biểu hiện: Vui chơi hoà đồng dù
khác biệt dân tộc (tôn trọng sự khác biệt
dân tộc).
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt lại 3. HS tương tác về cảm xúc, lắng nghe GV
vấn đề. nhận xét.
Gợi ý: Có thái độ tôn trọng nhau dù khác
biệt về đặc điểm cá nhân, giới tính, vùng

56
miền, hoàn cảnh sống, dân tộc,... Biểu hiện
của sự tôn trọng khác biệt là biết lắng nghe,
có thái độ ứng xử lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ
người khác để họ thích nghi với môi trường
mới, cùng học, cùng vui chơi hoà đồng.
4. GV nêu yêu cầu để HS tiếp tục suy nghĩ
và trả lời: Nêu thêm các hành động, lời nói 4. HS suy nghĩ và trả lời.
thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của
người khác (Với nội dung này, GV có thể
linh hoạt sử dụng các kĩ thuật dạy học khác
nhau để thực hiện).
5. GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt
động sau. 5. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
động và chuyển ý sang hoạt động sau.
KTTTM 2. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: NA 3.1, GTHT 3.2, CMHV 1.5, CMHV 1.6.
– Nội dung: Biết được vì sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV mời HS đọc to thông tin ở trang 17 SGK trước 1. HS lắng nghe yêu cầu và trả lời
lớp. câu hỏi, tương tác về cảm xúc với
– GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: Ý nghĩa của GV.
ngày Quốc tế Khoan dung là gì?
– GV nhận xét, động viên HS.
2. GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2. HS thảo luận nhóm để trả lời câu
nhỏ (tuỳ điều kiện lớp học mà chia nhóm theo tổ hỏi.
hoặc vị trí chỗ ngồi) để trả lời câu hỏi: Theo em, vì
sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác?
3. GV mời lần lượt đại diện các nhóm trả lời trước 3. Đại diện các nhóm trả lời, các
lớp và cho HS bổ sung, nhận xét lẫn nhau. GV nhận nhóm khác nhận xét, bổ sung.
xét, khen ngợi HS.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 4. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng
chuyển sang hoạt động tiếp theo. kết hoạt động và chuyển ý sang
Gợi ý: hoạt động sau.
Bất cứ ai cũng có những đặc điểm khác biệt với * Câu trả lời mong đợi:
người khác (có thể mở rộng: ngay cả anh chị em – Ngày Quốc tế Khoan dung là
sinh đôi cũng khác nhau về tính cách, sở thích,...) ngày mọi người dành sự đồng cảm
nên cần có thái độ tôn trọng sự khác biệt để giao tiếp và tôn trọng sự khác biệt đối với

57
hiệu quả, tránh xảy ra mâu thuẫn, nhất là tránh các người khác.
thái độ phân biệt đối xử, kì thị,... vì đây là các thái độ – Chúng ta cần phải tôn trọng sự
tiêu cực, làm cho con người cùng học tập, cùng làm khác biệt của người khác là vì:
việc không vui vẻ và hạnh phúc (GV có thể mở rộng + Tôn trọng sự khác biệt cũng là cơ
thêm các ý kiến khác). hội để học hỏi những điểm mạnh,
điểm tốt của người khác, giúp bản
thân mỗi ngày tiến bộ và hoàn thiện
hơn.
+ Tôn trọng sự khác biệt của người
khác giúp mỗi người biết cảm
thông, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
+ Tôn trọng sự khác biệt của người
khác giúp tăng cường tinh thần hợp
tác, đoàn kết và giúp cho xã hội
cùng phát triển.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
– GV đúc kết và đưa ra kết luận: Một số lời nói, hành – HS lắng nghe và có thể đặt câu
động thể hiện việc tôn trọng sự khác biệt của người hỏi thắc mắc, nếu có.
khác, tôn trọng các đặc điểm về sinh học (màu da, – HS chuẩn bị cho tiết học sau.
màu tóc, tính cách, sở thích, giới tính,…), các đặc
điểm về xã hội (giai cấp, địa vị,…)
– GV dặn dò cho tiết học sau.
Hoạt động Luyện tập (35 phút)
– Mục tiêu: NA 3.1, GTHT 3.3, GQVD 3.4, CMHV 3.5, CMHV 3.6, CMHV 3.7.
– Nội dung: Các ý kiến về tình huống, lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi thể hiện
thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác. Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ,
hành vi tôn trọng người khác.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí các tình huống phù hợp, bày tỏ suy nghĩ
và thái độ phù hợp thông qua các hoạt động ở phần Luyện tập.
– Tổ chức thực hiện:

Luyện tập 1. Nhận xét ý kiến


1. GV chiếu lên màn hình hoặc treo lên bảng lần lượt 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV
các ý kiến ở trang 18 SGK. và nhận nhiệm vụ.
2. GV hướng dẫn HS dùng thẻ mặt cười, mặt buồn 2. HS giơ thẻ theo hướng dẫn của
để trả lời. Nếu đúng, giơ mặt cười; nếu sai, giơ mặt GV và trả lời câu hỏi khi tham gia
buồn (GV có thể linh hoạt thay mặt cười, mặt buồn tương tác với GV.
bằng các hình thức trả lời khác phù hợp với điều kiện

58
lớp học).
3. HS lắng nghe GV kết luận.
3. Sau mỗi câu trả lời, GV yêu cầu HS giải thích và
* Câu trả lời mong đợi:
kết luận.
– Đồng tình với ý kiến 2, 3.
Gợi ý:
– Không đồng tình với ý kiến 1, 4.
– Ý kiến 1: Sai. Vì đó là hành động thể hiện không
tôn trọng sự khác biệt của người khác. Nên hoà nhã, + Không đồng tình với ý kiến 1 vì
lịch sự dù khác biệt về sở thích; không chê bai sở đó là hành động thể hiện việc
thích của người khác. không tôn trọng sự khác biệt của
– Ý kiến 2: Đúng. Vì tôn trọng nhau sẽ giúp chúng ta người khác.
nuôi dưỡng các mối quan hệ tốt đẹp và sẵn sàng giúp + Không đồng tình với ý kiến 4 vì
đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập, cuộc sống. hoạt động nhóm là hoạt động chung
– Ý kiến 3: Đúng. Tôn trọng sự khác biệt của người và sự khác biệt sẽ mang lại cho
khác giúp chúng ta quan sát và học hỏi những điều nhóm một màu sắc mới.
hay, điều tốt từ họ.
– Ý kiến 4: Sai. Vì khi tôn trọng sự khác biệt của
nhau, chúng ta có thể lắng nghe ý kiến của nhau và
bình tĩnh hơn khi thảo luận các ý kiến trong làm việc
nhóm, giúp giảm các bất hoà xảy ra trong làm việc
nhóm. Tôn trọng sự khác biệt giúp nhóm làm việc
hiệu quả hơn.
Luyện tập 2. Chọn cách ứng xử phù hợp với mỗi trường hợp và giải thích lí do
1. GV tổ chức hoạt động này theo hình thức nhóm 1. HS lắng nghe GV hướng dẫn, tạo
nhỏ. GV phát phiếu giao nhiệm vụ để HS thực hiện nhóm và nhận tình huống.
nối nội dung phù hợp ở cột A với cột B (lưu ý:
không cho HS viết vào SGK, nếu có VBT thì có thể
sử dụng để cho HS nối trong VBT).
2. GV mời từng nhóm trả lời, mỗi trường hợp mời 1 2. HS thảo luận nhóm và thuyết
nhóm, xoay vòng đến hết 6 tình huống. Với mỗi tình trình kết quả.
huống, GV đặt câu hỏi Tại sao lại ứng xử như vậy?
Còn cách nào khác hay hơn mà em muốn đề xuất
không? để phát huy năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo của HS.
Gợi ý đáp án: a – 5; b – 4; c – 1; d – 2; e – 3.
3. GV nhận xét, khen ngợi sự tích cực của HS và bổ 3. Các nhóm HS nhận xét và góp ý
sung thêm các tình huống thực tế gần gũi với tâm lí lẫn nhau.
của HS để định hướng các em giao tiếp tích cực
trong học tập và cuộc sống.
4. GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau. 4. HS lắng nghe GV kết luận.

59
Luyện tập 3: Bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình
1. GV tổ chức thi đua “Ai nhanh hơn?”, chiếu hoặc 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV
đọc từng tình huống trong trang 19 SGK và HS giơ và nhận nhiệm vụ.
tay trả lời theo nhóm nhỏ (có thể phát cho mỗi nhóm
một lá cờ hoặc chuông reo, tuỳ điều kiện thực tế mà
GV quy định cách thức giành quyền trả lời). Nhóm
nào trả lời nhanh và chính xác, GV khen thưởng phù
hợp.
2. Sau mỗi tình huống, GV tổ chức cho các nhóm
đánh giá, nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét và nhấn 2. HS giơ tay theo hướng dẫn của
GV và trả lời câu hỏi khi tham gia
mạnh thái độ đồng tình hoặc không đồng tình, liên hệ
tương tác với GV.
với thực tế lớp học để điều chỉnh hành vi cho HS
trong lớp.
3. GV có thể mở rộng thêm các tình huống thực tế 3. HS lắng nghe.
gắn với HS trong lớp.
4. GV tổng kết, khen ngợi các nhóm và chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Gợi ý:
– Tình huống a: Không đồng tình. Vì Cốm nên tôn
trọng sự khác biệt bằng việc chào hỏi, hỏi thăm
khách từ quê lên, cần thể hiện sự thân thiện, niềm nở
dù khác biệt về hoàn cảnh sống, vùng miền. Một số
hành động Cốm có thể thực hiện như chào hỏi, hỏi
thăm sức khoẻ, mời nước, mời cơm, trả lời lịch sự
các câu hỏi của khách bằng “Dạ, thưa...”... Nếu
khách có dẫn theo em nhỏ hoặc bạn đồng trang lứa
thì cùng chơi hoà đồng, vui vẻ.
– Tình huống b: Không đồng tình. Vì Bin không tôn
trọng sự khác biệt về đặc điểm cá nhân của người
khác. Chúng ta cần tôn trọng, giúp đỡ những người
có khiếm khuyết trong cuộc sống, điều này thể hiện
tính nhân văn, sự đồng cảm giữa con người với con
người. Chúng ta cần lên án những lời nói, hành động
trêu chọc, kì thị những người kém may mắn trong
cuộc sống.
– Tình huống c: Không đồng tình. Vì Tin không tôn
trọng sự khác biệt ý kiến, quan điểm của người khác.

60
Nhiều ý kiến khác nhau giúp chúng ta có thêm thông
tin và làm phong phú ý kiến cho các cuộc thảo luận
hoặc làm việc nhóm. Chúng ta nên bình tĩnh lắng
nghe, học hỏi cái hay của người khác. Nếu có sự
khác biệt quan điểm, cần bình tĩnh giải thích và nêu
quan điểm của mình một cách lịch sự, từ tốn.
– Tình huống d: Đồng tình. Vì Na có biểu hiện lắng
nghe người khác kể về văn hoá quốc gia họ, thể hiện
thái độ tôn trọng sự khác biệt về văn hoá, sắc tộc.
– Tình huống e: Không đồng tình. Vì Hương không
tôn trọng sự khác biệt về sở thích, hoàn cảnh của
người khác. Chúng ta cần hoà đồng, hợp tác dù có sự
khác biệt về sở thích, hoàn cảnh và bày tỏ thái độ
phê phán với các hành vi tẩy chay, bắt nạt người
khác.
Luyện tập 4. Xử lí tình huống
1. GV tổ chức cho HS thảo luận và sắm vai xử lí tình 1. HS lắng nghe GV hướng dẫn, tạo
huống theo nhóm nhỏ (trang 19 – 20 SGK), nên nhóm và nhận tình huống.
phân công tình huống cho các nhóm hoặc cho bốc
thăm ngẫu nhiên.
2. Với mỗi tình huống, GV mời từng nhóm sắm vai 2. HS thảo luận nhóm, phân công
để xử lí tình huống, các nhóm còn lại nhận xét, bổ vai diễn, cách xử lí tình huống và
trình bày trước lớp. Các nhóm HS
sung cho bạn (GV có thể đưa ra thêm câu hỏi Vì sao
nhận xét và góp ý lẫn nhau.
em lại ứng xử như vậy?).
Gợi ý:
– Tình huống 1: Em sẽ khuyên các bạn trong lớp
không trêu chọc bạn; em chủ động làm quen và giúp
bạn thích nghi với môi trường mới.
– Tình huống 2: Em sẽ tôn trọng ý kiến của bác Hai,
bình tĩnh lắng nghe ý kiến của bác, hỏi thăm sức
khoẻ của bác và xin được cho cún ở trước nhà, lần
sau đến nhà bác sẽ không dẫn theo cún nữa.
– Tình huống 3: Em sẽ khuyên các bạn không nên lo
lắng và tạo điều kiện cho Lê phát huy sở trường của
bạn, phân công cho bạn công việc liên quan đến năng
khiếu vẽ. Em sẽ chủ động làm quen và giúp đỡ Lê
thích nghi với môi trường mới.

61
– Tình huống 4: Em không đồng tình với việc làm
của Ân. Nếu là Cốm, em sẻ chia sẻ cho Cam biết về
những thế mạnh, ưu điểm khác của Cam để Cam tự
tin hơn về bản thân mình.
3. GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt 3. HS lắng nghe GV kết luận.
động sau.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 2
GV kết luận: HS lắng nghe và có thể đặt câu hỏi
Tôn trọng sự khác biệt của người khác cũng chính là thắc mắc, nếu có.
tôn trọng chính bản thân mình, vì mỗi người sẽ luôn
có những đặc điểm khác biệt, không trùng lặp với bất
kì ai, điều này giúp làm cho cuộc sống trở nên đa
dạng, đầy màu sắc và đầy ý nghĩa.
Hoạt động Vận dụng (30 phút)
– Mục tiêu: NA 3.1, GTHT 3.2, GQVĐ 3.3, CMHV 3.4, CMHV 3.5, CMHV 3.6.
– Nội dung: Vận dụng để thực hiện tôn trọng sự khác biệt (giới tính, vùng miền, đặc điểm
sinh học,…) của người khác tại môi trường sống xung quanh và trường học. Rèn luyện việc
thể hiện sự tôn trọng, nhắc nhở người thân có thái độ, hành vi tôn trọng sự khác biệt của
người khác.
– Sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm ứng với hoạt động Vận dụng.
– Tổ chức thực hiện:
Vận dụng 1. Vẽ chân dung của em và chia sẻ những điểm khác biệt mà em muốn mọi
người tôn trọng
1. GV yêu cầu HS vẽ chân dung theo gợi ý của sơ đồ 1. HS lắng nghe yêu cầu của GV.
tư duy ở trang 20 SGK. GV có thể khuyến khích HS
sáng tạo các hình thức khác nhau để trình bày được
năng khiếu, hình dáng, thói quen, sở thích,...
2. GV tổ chức cho HS triển lãm tranh theo kĩ thuật 2. HS thực hành vẽ chân dung bản
Phòng tranh để chia sẻ về bản thân, từ đó HS hiểu thân và triển lãm tranh
nhau hơn.
3. GV tổng kết và đưa ra những cách nhắc nhở việc 3. HS lắng nghe GV nhắc nhở.
tôn trọng sự khác biệt trong học tập và rèn luyện.
Vận dụng 2. Thực hiện cách ứng xử thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người
khác và chia sẻ với các bạn về kết quả thực hiện được
1. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (mỗi tổ là 1. HS làm việc nhóm.
một nhóm) để cùng thảo luận.
2. GV phân cho mỗi nhóm một cách ứng xử trong 2. HS thực hiện bài tập theo hướng

62
trang 21 SGK, các nhóm thảo luận về hoàn cảnh thực dẫn của GV.
hiện. Sau đó, GV yêu cầu mỗi HS về thực hiện và
điền kết quả sau vài tuần rèn luyện.
Lưu ý: Đây là hoạt động cần thời gian và không gian
nên GV hướng dẫn HS tại lớp, còn việc thực hiện kế
hoạch diễn ra trong thời gian ngoài giờ lên lớp và
báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
3. GV có thể kết hợp vấn đáp để HS chia sẻ quá trình 3. HS chia sẻ.
thực hành, rèn luyện của mình về việc tôn trọng sự
khác biệt của người khác, để GV có thể phản hồi và
đánh giá sự tiến bộ của HS:
– Em đã có những việc làm nào thể hiện tôn trọng sự
khác biệt của người khác?
– Em có cảm xúc như thế nào khi thực hiện những
việc làm đó?
4. GV nhận xét, đưa ra lời khuyên (nếu có) để HS có 4. HS lắng nghe GV nhận xét.
thể nâng cao hơn nữa thái độ tôn trọng sự khác biệt
của người khác bằng lời nói, hành động cụ thể.
5. GV tổng kết hoạt động.
Hoạt động Tổng kết (5 phút)
– Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể tổ chức một số trò chơi như Ô chữ, 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt
Đuổi hình bắt chữ, Trắc nghiệm,... để củng cố bài động; nêu thắc mắc, nếu có.
học cho HS và nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ:
– Em đã học được gì qua bài học này?
– Em thay đổi điều gì trong suy nghĩ và hành động
để tôn trọng sự khác biệt của người khác?
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của câu 2. HS đọc và nêu ý nghĩa của câu
ghi nhớ: Tôn trọng sự khác biệt của người khác cũng ghi nhớ.
là tôn trọng chính mình.
3. GV dặn dò HS: 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng
– Thực hiện thường xuyên các lời nói, hành động thể yêu cầu cần đạt của bài học thông
hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác: qua phiếu tự đánh giá. HS tiếp nhận
lịch sự, tôn trọng, lắng nghe, giúp đỡ, hợp tác; không ý kiến nhận xét, đánh giá chung của
phê phán, kì thị nhau. GV.
– Nhắc nhở bạn bè và người xung quanh ứng xử lịch
sự với nhau.

63
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Một số lời nói, việc làm cụ thể tôn trọng sự khác biệt của người khác phù hợp với lứa tuổi.
– Hành vi nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi tôn trọng sự khác biệt của
người khác.

2. Kiến thức trọng tâm


Một số lời nói, việc làm cụ thể tôn trọng sự khác biệt của người khác phù hợp với lứa tuổi:
– Hoà đồng với bạn bè xung quanh, tôn trọng các sở thích cá nhân của bạn.
– Giúp đỡ, đồng cảm với những bạn bị khuyết tật.
– Có thái độ tôn trọng, lịch sự, nhã nhặn với người lao động xung quanh.
– Luôn tôn trọng tính cách, giọng nói, ngoại hình,… của người khác, không nên thể hiện
thái độ chê bai hay xa lánh.
– Hợp tác làm việc nhóm, gắn kết sự khác biệt của bạn bè lại với nhau.
– Nhắc nhở bạn bè, người thân xung quanh về việc cần tôn trọng sự khác biệt của người
khác.

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

64
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!

Tôn trọng sự khác biệt của người khác là biểu hiện của phẩm chất nhân ái. Điều này góp phần
hình thành nên những nét tính cách tốt đẹp cho HS như hợp tác, giúp đỡ, cảm thông, yêu thương mọi
người xung quanh dù họ có sự khác biệt với mình, hướng đến sự tiến bộ và hoà bình của xã hội. Để có
thể giáo dục HS hiệu quả trong bài học này, nhà trường rất mong nhận được sự phối hợp của quý cha
mẹ HS. Rất mong quý cha mẹ sẽ:

– Thường xuyên nhắc nhở con các biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người
khác trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.

– Làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tôn trọng sự khác biệt của người khác bằng
thái độ không kì thị, phân biệt đối xử về giới tính, hoàn cảnh, dân tộc, đặc điểm cá nhân,... Bày tỏ niềm
vui và tiếp tục động viên khi con cái biết giao tiếp lịch sự, tôn trọng người khác và có biện pháp nhắc
nhở, chỉ bảo và gợi ý cách khắc phục nếu con còn có thái độ chưa phù hợp, chưa thể hiện sự tôn trọng
sự khác biệt ở mọi người xung quanh.

GV chủ nhiệm tin rằng với sự đồng hành và hỗ trợ từ quý cha mẹ, con em chúng ta sẽ có nhiều tiến
bộ, phát triển một cách toàn diện.

Trân trọng cảm ơn!

GV chủ nhiệm

65
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC

GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ


Bài 3. Em tôn trọng sự khác biệt của người khác
1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 3.
2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

66
– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Chưa tốt Tốt Rất tốt

Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên


làm việc riêng
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao

Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Biết nhận xét, góp ý cho nhóm khác với thái độ tích cực,
thiện chí

– Đánh giá hành vi của HS khi tham gia sắm vai xử lí tình huống ở hoạt động Luyện tập,
GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Khá nhiều thành viên Phần lớn các thành Tất cả đều tích cực
không tham gia đóng viên tham gia đóng đóng góp ý kiến và
Hợp tác góp ý kiến khi nhóm góp ý kiến, cùng làm phân công công việc
nhóm thảo luận, còn làm việc việc (còn 1 – 2 thành rõ ràng.
riêng, chỉ một vài thành viên làm việc riêng).
viên làm việc.

Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù


hợp lí trong việc tôn hợp lí, còn sai sót 1 – 2 hợp, chính xác trong
Cách xử lí
trọng sự khác biệt của ý không đáng kể. việc tôn trọng sự
tình huống
người khác. khác biệt của người
khác.

Diễn xuất còn lúng túng, Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
thiếu tự tin, ngôn ngữ còn vụng về trong lời loát trong lời thoại.
Diễn xuất
còn ngập ngừng, chưa thoại nhưng không
trôi chảy. đáng kể.

67
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Biết vì sao phải Không nêu được ý Nêu được ý nghĩa Nêu và giải thích
tôn trọng sự khác nghĩa của việc tôn của việc tôn trọng được vì sao cần tôn
biệt của người khác. trọng sự khác biệt của sự khác biệt của trọng sự khác biệt của
người khác. người khác. người khác.
2. Nhận biết được Không nêu được hoặc Nêu được trên 2 Nêu được trên 4 biểu
biểu hiện đơn giản nêu chỉ được 1 – 2 biểu hiện tôn hiện tôn trọng sự
để tôn trọng sự khác biểu hiện tôn trọng sự trọng sự khác biệt khác biệt của người
biệt của người khác khác biệt của người của người khác. khác.
khác.

3. Thể hiện tôn trọng Không bày tỏ được Bày tỏ được thái Bày tỏ được thái độ
sự khác biệt của thông qua lời nói và độ. và giải thích được lí
người khác bằng hành động. do thể hiện hành
những lời nói, hành động đó.
động cụ thể.
4. Nhắc nhở người Không nhắc nhở hoặc Có nhắc nhở; cách Thường xuyên nhắc
thân, bạn bè có thái có những lời nói, ngữ nhắc nhở còn nhở; cách nhắc nhở
độ, hành vi tôn trọng điệu, nét mặt, cử chỉ, chưa phù hợp với phù hợp.
sự khác biệt của … không phù hợp. hoàn cảnh (lời
người khác. nói, ngữ điệu, nét
mặt, cử chỉ,…)
khá phù hợp.

68
Chủ đề: VƯỢT QUA KHÓ KHĂN
Bài 4: EM NHẬN BIẾT KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá

1. Phẩm chất chủ yếu


Chăm chỉ Chăm học, chăm làm, nhận biết được khó khăn CC 4.1
trong học tập và cuộc sống.
Trách nhiệm Có ý thức trách nhiệm với bản thân, nhận biết TN 4.2
khó khăn trong học tập và cuộc sống.
2. Năng lực chung
Năng lực giải quyết Xác định được khó khăn của bản thân trong GQVĐST 4.3
vấn đề và sáng tạo học tập và cuộc sống.
Năng lực tự chủ và tự Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho TCTH 4.4
học cùng một vấn đề (qua hoạt động sắm vai).
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều chỉnh – Nhận biết được những khó khăn cần phải ĐCHV 4.5
hành vi vượt qua trong học tập và cuộc sống.
– Kể được một số biểu hiện của vượt qua khó
khăn.
– Biết vì sao phải vượt qua khó khăn.

69
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng; bảng nhóm được thiết kế sẵn.
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Hoa trắc nghiệm/bộ thẻ cảm xúc.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh lời nói, việc làm cụ thể nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

70
Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học Phương pháp/ Phương án
học trọng tâm Kĩ thuật/ đánh giá
(70 phút) Hình thức
dạy học
Hoạt động – HS huy động Chia sẻ về những Đàm thoại Đánh giá thông
Khởi động kiến thức nền về khó khăn em từng qua quan sát
(5 phút) khó khăn em từng gặp trong học tập thái độ, hành vi
gặp trong học tập và cuộc sống. khi tham gia
và cuộc sống. khởi động.
– HS có nhu cầu
tìm hiểu, khám
phá kiến thức
mới, kết nối vào
bài học Em nhận
biết khó khăn
trong học tập và
cuộc sống.
Hoạt động GQVĐST 4.3, Một số biểu hiện – Dạy học hợp – Đánh giá
Kiến tạo tri ĐCHV 4.5 nhận biết những tác thông qua
thức mới khó khăn trong – Trực quan nhiệm vụ học
(30 phút) học tập và cuộc tập.
– Đàm thoại
sống. – Đánh giá
– Kĩ thuật Tia
thông qua quan
chớp, kĩ thuật
sát thái độ,
Công não hoặc
hành vi.
Trình bày một
phút, XYZ,…
Hoạt động CC 4.1, Các ý kiến và tình – Dạy học hợp – Đánh giá
Luyện tập TN 4.2, huống về những tác thông qua
(15 phút) biểu hiện nhận – Dạy học giảinhiệm vụ học
GQVĐST 4.3,
biết khó khăn quyết vấn đề tập.
TCTH 4.4 trong học tập và – Đàm thoại – Đánh giá
cuộc sống. thông qua quan
– Đóng vai
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động CC 4.1, Vận dụng kiến – Giao việc – Đánh giá
Vận dụng TN 4.2, thức đã học để rèn – Dạy học hợp thông qua
(15 phút) luyện việc nhận tác nhiệm vụ học
KTXH 2.8
biết khó khăn tập
trong học tập và – Đánh giá
cuộc sống thông qua quan

71
sát thái độ,
hành vi
Hoạt động HS tổng kết Đánh giá mức độ Dạy học cá nhân Đánh giá qua
Tổng kết những điều đã đáp ứng yêu cầu quan sát thái
(5 phút) học. cần đạt. độ, hành vi.

72
B. Các hoạt động học

73
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (5 phút): Chia sẻ về những khó khăn em từng gặp trong học tập
và cuộc sống
– Mục tiêu: HS huy động kiến thức nền về khó khăn em từng gặp trong học tập và cuộc
sống, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Em nhận biết khó
khăn trong học tập và cuộc sống.
– Nội dung: Chia sẻ về những khó khăn em từng gặp trong học tập và cuộc sống.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS chia sẻ về những khó khăn em 1. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời
từng gặp trong học tập và cuộc sống. Trước khi HS câu hỏi.
chia sẻ, GV có thể gợi ý để HS suy nghĩ và trả lời:
– Kể chi tiết về những khó khăn em từng gặp trong
học tập và cuộc sống.
– Nêu thêm một số khó khăn trong học tập và cuộc
sống mà em biết.
2. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận 2. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
xét và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
Gợi ý: Trong cuộc sống, bất kì ai cũng sẽ gặp những động, giới thiệu bài mới.
khó khăn và thử thách. Vậy các em có thể gặp những
khó khăn nào trong học tập và cuộc sống?
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: GQVĐST 4.3, ĐCHV 4.5.
– Nội dung: Những khó khăn trong học tập và cuộc sống của HS.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi làm việc nhóm (có thói quen trao đổi, giúp đỡ
nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập).
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS mô tả các tranh ở trang 1. HS hoạt động cá nhân hoặc lập nhóm
22 SGK và nêu tên các loại khó khăn trong theo yêu cầu của GV, quan sát tranh, thảo
học tập và cuộc sống được thể hiện trong luận và nêu các loại khó khăn.
tranh. Nếu tổ chức theo nhóm, GV có thể cho Gợi ý:
HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận để – Tranh 1: Khó khăn khi hoạt động nhóm
thực hiện yêu cầu: trong học tập.
– Nêu những khó khăn cần phải vượt qua – Tranh 2: Khó khăn khi người thân bị ốm.
trong học tập và cuộc sống được thể hiện
– Tranh 3: Khó khăn trong việc làm chủ
trong các tranh.

74
– Nêu thêm những khó khăn cần phải vượt bản thân.
qua trong học tập và cuộc sống. – Tranh 4: Khó khăn khi viết chính tả
trong học tập.
2. GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp.
2. Cá nhân HS hoặc đại diện nhóm trả lời.
3. GV tạo điều kiện cho HS nhận xét lẫn
nhau. GV đánh giá kết quả làm việc của HS. 3. HS nhận xét lẫn nhau theo hướng dẫn
của GV.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước
khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. 4. HS lắng nghe GV nhận xét, tương tác về
cảm xúc.
Gợi ý: Có nhiều loại khó khăn trong học tập
và cuộc sống đối với HS tiểu học như:
khó khăn khi làm việc nhóm, viết sai chính tả,
quản lí cảm xúc bản thân,…
KTTTM 2. Thảo luận về các biểu hiện vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
– Mục tiêu: GQVĐST 4.3, ĐCHV 4.5.
– Nội dung: Các biểu hiện vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi làm việc nhóm.
– Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động này có thể tiến hành toàn lớp hoặc theo 1. HS lắng nghe nhiệm vụ, đọc các
nhóm. GV tổ chức cho HS phân vai đọc các ý kiến ý kiến và tham gia thảo luận để nêu
được thể hiện trong tranh, thảo luận để nêu thêm các các biểu hiện vượt qua khó khăn.
biểu hiện vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc
sống.
2. GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời và cho HS 2. HS đại diện nhóm báo cáo kết
nhận xét lẫn nhau. quả.

3. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
chuyển sang hoạt động tiếp theo. nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
Gợi ý: Liệt kê những khó khăn trong học tập và cuộc động, chuyển ý sang hoạt động tiếp
sống; chủ động đề xuất biện pháp vượt qua khó khăn theo.
trong học tập và cuộc sống; tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp
đỡ từ những người xung quanh,…
KTTTM 3. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: GQVĐST 4.3, ĐCHV 4.5.
– Nội dung: Một số biểu hiện vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ làm việc nhóm.
– Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động này có thể tiến hành toàn lớp hoặc theo 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản

75
nhóm. GV tổ chức cho HS đọc câu chuyện “Vượt khó hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm
trong học tập” hoặc lắng nghe GV đọc. Nếu tổ chức vụ; trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn
theo nhóm, GV có thể cho HS hoạt động theo nhóm thành nhiệm vụ.
4, đọc câu chuyện trong nhóm (có thể đọc phân đoạn)
và trả lời câu hỏi.
2. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau khi đọc/nghe 2. HS báo cáo kết quả, tương tác về
câu chuyện: cảm xúc.
– Bạn Thế Phong đã vượt qua những khó khăn trong
học tập và cuộc sống như thế nào?
– Theo em, vì sao phải vượt qua khó khăn trong học
tập và cuộc sống?
3. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. 3. HS nhận xét lẫn nhau.
GV đánh giá kết quả thi đua của các nhóm.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 4. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng
chuyển sang hoạt động tiếp theo. kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt
Gợi ý: động tiếp theo.
– Bạn Thế Phong sinh ra đã liệt tứ chi, phải cúi đầu
ngậm lấy bút, kê lên tay rồi dùng cằm đưa bút đi từng
nét chữ.
– Vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta phát triển bản
thân và đạt được thành công trong cuộc sống.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
– GV kết luận: Một số biểu hiện nhận biết khó khăn – HS lắng nghe và đặt câu hỏi thắc
trong học tập và cuộc sống. mắc, nếu có.
– GV dặn dò cho tiết học tiếp theo. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
Hoạt động Luyện tập (15 phút)
– Mục tiêu: CC 4.1, TN 4.2, GQVĐST 4.3, TCTH 4.4.
– Nội dung: Các ý kiến và tình huống về biểu hiện nhận biết khó khăn trong học tập và
cuộc sống.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai (HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí
các tình huống phù hợp, bày tỏ suy nghĩ và thái độ phù hợp, đưa ra nhiều cách giải quyết
cho tình huống).
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét ý kiến
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản
theo nhóm. Với mỗi ý kiến (trang 24 SGK) lần lượt hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm
được nêu, GV hướng dẫn HS trình bày quan điểm của vụ.

76
mình. GV có thể linh hoạt sử dụng hình thức khác tuỳ
điều kiện lớp học.
Các ý kiến:
– Ý kiến 1: Khi gặp khó khăn, thử thách liền chán
nản, buông xuôi.
– Ý kiến 2: Vượt khó trong học tập giúp bản thân tiến
bộ hơn.
– Ý kiến 3: Vượt khó khăn giúp rèn luyện sự kiên trì,
nhẫn nại.
– Ý kiến 4: Mỗi người đều có các khó khăn giống
nhau trong học tập và cuộc sống.
– Ý kiến 5: Khó khăn do hoàn cảnh sống chứ không
xuất phát từ bản thân.
– Ý kiến 6: Người có tinh thần vượt khó là người biết
phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.
2. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng
2. HS làm việc nhóm và trả lời câu
tình hoặc không đồng tình với ý kiến này? để tạo cơ
hỏi khi tương tác với GV, các HS
hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý
khác.
kiến, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV nhắc lại ý kiến
có nhiều HS trả lời chưa phù hợp để điều chỉnh nhận * Câu trả lời mong đợi:
thức và thái độ của HS. – Đồng tình với ý kiến 2, 3, 6.
– Không đồng tình với ý kiến 1, 4,
5.
3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
3. GV nhận xét, khen ngợi HS.
nghe GV nhận xét.
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt
theo. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp
theo.
Gợi ý:
Chúng ta cần đồng tình với các ý kiến: “Vượt khó
trong học tập giúp bản thân tiến bộ hơn; Vượt khó
khăn giúp rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại; Người có
tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên
trong cuộc sống” và bày tỏ thái độ không đồng tình
với các ý kiến chưa phù hợp: “Khi gặp khó khăn, thử
thách liền chán nản, buông xuôi; Mỗi người đều có
các khó khăn giống nhau trong học tập và cuộc sống;
Khó khăn do hoàn cảnh sống chứ không xuất phát từ
bản thân”.

77
Luyện tập 2. Ý kiến của em
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV
theo nhóm. Với mỗi trường hợp/việc làm (trang 25 và nhận nhiệm vụ.
SGK) lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ
mặt cười (đồng tình) hoặc mặt buồn (không đồng
tình). GV có thể linh hoạt sử dụng hình thức khác tuỳ
điều kiện lớp học.
Các trường hợp/việc làm:
– a. Khi khu phố bị mất điện, Na đã thắp nến để
chuẩn bị cho buổi học ngày mai.
– b. Trong giờ học Tiếng Việt, Bin chưa hiểu bài
nhưng sợ bạn bè trêu chọc nên không dám hỏi cô
giáo.
– c. Tin thường hồi hộp khi thuyết trình trước đám
đông nên đã luyện tập và chuẩn bị kĩ để thêm tự tin.
– d. Cốm ngại tâm sự hay chia sẻ với người khác mỗi
khi có chuyện buồn trong học tập và cuộc sống.
2. Sau mỗi trường hợp/việc làm, GV nêu câu hỏi: Vì 2. HS giơ thẻ theo hướng dẫn của
sao em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm GV và trả lời câu hỏi khi tham gia
này? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ tương tác với GV.
với từng việc làm, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV * Câu trả lời mong đợi:
nhắc lại việc làm có nhiều HS trả lời chưa phù hợp để – Đồng tình với việc làm 1, 3.
điều chỉnh nhận thức và thái độ của HS.
– Không đồng tình với việc làm 2,
4.

3. GV nhận xét, khen ngợi HS.


3. HS nhận xét bạn và lắng nghe
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp GV nhận xét.
theo. 4. HS lắng nghe GV kết luận,
Gợi ý: chuyển ý.
Chúng ta cần đồng tình với các việc làm: “Khi khu
phố bị mất điện, Na đã thắp nến để chuẩn bị cho buổi
học ngày mai; Tin thường hồi hộp khi thuyết trình
trước đám đông nên đã luyện tập và chuẩn bị kĩ để
thêm tự tin” và bày tỏ thái độ không đồng tình với
các việc làm chưa phù hợp: “Trong giờ học Tiếng
Việt, Bin chưa hiểu bài nhưng sợ bạn bè trêu chọc
nên không dám hỏi cô giáo; Cốm ngại tâm sự hay
chia sẻ với người khác mỗi khi có chuyện buồn trong
học tập và cuộc sống”.

78
Hoạt động Vận dụng (15 phút)
– Mục tiêu: GQVĐST 4.3, TCTH 4.4.
– Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc nhận biết những khó khăn
trong học tập và cuộc sống.
– Sản phẩm: Nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống của bản thân; những câu ca
dao, tục ngữ thể hiện ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức hoạt động cá nhân, cho HS thời gian để tự chuẩn bị nội dung liên quan đến
những khó khăn trong học tập, cuộc sống mà HS gặp phải và cách vượt qua các khó khăn này.
2. GV tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên mời một số HS thuyết trình về khó khăn trong học tập,
cuộc sống mà HS gặp phải và cách vượt qua các khó khăn này. Mỗi HS sẽ có 2 – 3 phút
thuyết trình nội dung đã chuẩn bị.
3. GV yêu cầu và hướng dẫn HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện ý chí, nghị lực
vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
3. GV tuyên dương và ghi nhận sự nỗ lực của HS. GV động viên HS thực hiện chia sẻ
những nội dung này với bạn bè, người thân.
Hoạt động Tổng kết (5 phút)
– Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để nhận
biết khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt động;
còn thời gian có thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối nêu thắc mắc, nếu có.
bài như Trắc nghiệm nhanh, Ô chữ, Rung
chuông vàng,… tập trung củng cố lại cách nhận
biết khó khăn trong học tập và cuộc sống.
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của 2. HS đọc và nêu ý nghĩa của bốn câu
bốn câu thơ: thơ.

3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu
bài học để đánh giá, rút kinh nghiệm. cầu cần đạt của bài học thông qua phiếu
tự đánh giá; tiếp nhận ý kiến nhận xét,
đánh giá chung của GV.

79
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Nhận biết được những khó khăn cần phải vượt qua trong học tập và trong cuộc sống.
– Kể được một số biểu hiện của vượt qua khó khăn.
– Biết vì sao phải vượt qua khó khăn.

2. Kiến thức trọng tâm


– Khó khăn trong học tập và cuộc sống có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng cụ thể.
– Có nhiều loại khó khăn trong học tập và cuộc sống đối với HS tiểu học như: khó khăn
khi làm việc nhóm, viết chính tả, quản lí cảm xúc bản thân,…
– Đồng tình với các ý kiến: “Vượt khó trong học tập giúp bản thân tiến bộ hơn; Vượt khó
khăn giúp rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại; Người có tinh thần vượt khó là người biết phấn
đấu, vươn lên trong cuộc sống” và bày tỏ thái độ không đồng tình với các ý kiến chưa phù
hợp: “Khi gặp khó khăn, thử thách liền chán nản, buông xuôi; Mỗi người đều có các khó
khăn giống nhau trong học tập và cuộc sống; Khó khăn do hoàn cảnh sống chứ không xuất
phát từ bản thân”.

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH NHẬN BIẾT KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG

80
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!


Khó khăn trong học tập và cuộc sống có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh và đối tượng cụ thể. Để nhận diện khó khăn trong học tập và cuộc sống, cần chú ý quan sát, phân
tích, đánh giá tình huống, sự việc. Khi gặp phải những biểu hiện trên, cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách
giải quyết phù hợp. Việc nhận diện khó khăn là bước đầu tiên quan trọng để vượt qua khó khăn. Khi đã nhận
diện được khó khăn, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết phù hợp. Mong quý cha mẹ luôn
đồng hành cùng thầy cô giáo để rèn luyện cho các con bài học về nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc
sống, cụ thể như sau:
1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống.
2. Cha mẹ làm tấm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc nhận biết khó khăn trong học
tập, cuộc sống và biểu hiện của vượt qua khó khăn. Cha mẹ phản hồi tích cực khi con tìm hiểu vì sao
phải vượt qua khó khăn.
Trong quá trình hướng dẫn, nhắc nhở và rèn luyện cùng con, nếu quý cha mẹ gặp bất kì khó khăn
nào thì GV sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.
Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khoẻ và thành công!
Chân thành cảm ơn.
GV chủ nhiệm

81
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC NHẬN BIẾT KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG

82
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 4: Em nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống
1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 4.
2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ


3.1. Đánh giá thông qua quan sát
– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

83
– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Cần cố gắng Đạt Tốt
Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên
làm việc riêng
Xác định được nhiệm vụ của nhóm và cá nhân

Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao

Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm

Có trao đổi, nhận xét, góp ý cho bạn trong nhóm

Nhận xét nhóm khác với thái độ thiện chí


– Đánh giá hành vi nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống, xử lí tình huống ở
hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù


Cách xử lí
hợp lí. hợp lí, còn sai sót 1 – hợp, chính xác.
tình huống
2 ý không đáng kể.

Chưa lưu loát, ngữ Khá lưu loát, ngữ điệu Lưu loát, ngữ điệu
Diễn đạt
điệu chưa phù hợp. phù hợp. phù hợp.

Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh
Sử dụng phi
mắt chưa phù hợp. mắt khá phù hợp. mắt phù hợp, sinh
ngôn ngữ
động.

Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
túng, thiếu tự tin; còn vụng về trong lời loát trong lời thoại;
Diễn xuất chưa phối hợp với thoại nhưng không phối hợp tốt với bạn
bạn diễn. đáng kể; phối hợp khá diễn.
tốt với bạn diễn.

84
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)

Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

1. Nhận biết được những Không nêu được Nêu được 2 – 3 Nêu được 4 loại.
khó khăn cần phải vượt qua hoặc chỉ nêu được loại.
trong học tập và trong cuộc một loại.
sống

2. Kể được một số biểu hiện Không nêu được Nêu được 2 – 3 Nêu được 4 biểu
của vượt qua khó khăn hoặc chỉ nêu được biểu hiện. hiện.
một biểu hiện.

3. Biết vì sao phải vượt qua Không nêu được ý Nêu được một ý Nêu được từ hai ý
khó khăn nghĩa. nghĩa. nghĩa trở lên.

85
Bài 5: EM VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ Chăm học, chăm làm, vượt qua khó khăn CC 5.1
trong học tập và cuộc sống.
Trách nhiệm Có ý thức trách nhiệm với bản thân, vượt qua TN 5.2
khó khăn trong học tập và cuộc sống.
2. Năng lực chung
Năng lực giải quyết Xác định được khó khăn của bản thân trong GQVĐST 5.3
vấn đề và sáng tạo học tập và cuộc sống.
Năng lực tự chủ và Tìm được những cách giải quyết khác nhau TCTH 5.4
tự học cho cùng một vấn đề (qua hoạt động sắm vai).
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều chỉnh – Vượt qua được những khó khăn trong học ĐCHV 5.5
hành vi tập và trong cuộc sống.
– Kể được một số biểu hiện của vượt qua khó
khăn.
– Biết vì sao phải vượt qua khó khăn.

86
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng; bảng nhóm được thiết kế sẵn.
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Hoa trắc nghiệm/bộ thẻ cảm xúc.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh lời nói, việc làm cụ thể vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

87
Hoạt động Mục tiêu Nội dung Phương Phương án
học dạy học pháp/ đánh giá
trọng tâm Kĩ thuật/
(105 phút)
Hình thức
dạy học
Hoạt động – HS huy động kiến Cảm xúc HS khi Đàm thoại Đánh giá thông
Khởi động thức nền về khó khăn quan sát hình qua quan sát thái
(5 phút) em từng gặp trong học ảnh vượt qua độ, hành vi khi
tập và cuộc sống. khó khăn của tham gia khởi
– HS có nhu cầu tìm các bạn HS động.
hiểu, khám phá kiến miền núi.
thức mới, kết nối vào
bài học Em vượt qua
khó khăn trong học
tập và cuộc sống.
Hoạt động GQVĐST 5.3, Một số biểu hiện – Dạy học – Đánh giá
Kiến tạo tri ĐCHV 5.5 vượt qua khó hợp tác thông qua nhiệm
thức mới khăn trong học – Trực quan vụ học tập.
(30 phút) tập và cuộc – Đánh giá
– Đàm thoại
sống. thông qua quan
– Kĩ thuật
sát thái độ, hành
Tia chớp, kĩ
vi.
thuật Công
não hoặc
Trình bày
một phút,
XYZ,…
Hoạt động CC 5.1, Các ý kiến và – Dạy học – Đánh giá
Luyện tập TN 5.2, tình huống về hợp tác thông qua nhiệm
(35 phút) những biểu hiện – Dạy học vụ học tập.
GQVĐST 5.3,
vượt qua khó giải quyết – Đánh giá
TCTH 5.4 khăn trong học vấn đề thông qua quan
tập và cuộc sống sát thái độ, hành
– Đàm thoại
vi.
– Đóng vai

Hoạt động CC 5.1, Vận dụng kiến – Giao việc – Đánh giá
Vận dụng TN 5.2, thức đã học để – Dạy học thông qua nhiệm
(30 phút) rèn luyện việc hợp tác vụ học tập.
KTXH 5.8
vượt qua khó – Đánh giá

88
khăn trong học thông qua quan
tập và cuộc sát thái độ, hành
sống. vi.

Hoạt động HS tổng kết những Đánh giá mức Dạy học cá Đánh giá qua
Tổng kết điều đã học. độ đáp ứng yêu nhân quan sát thái độ,
(5 phút) cầu cần đạt. hành vi.

89
B. Các hoạt động học

90
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (5 phút): Quan sát ảnh và chia sẻ cảm nghĩ
– Mục tiêu: HS huy động kiến thức nền về khó khăn đến trường của các bạn ở miền núi, có
nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Em vượt qua khó khăn trong
học tập và cuộc sống.
– Nội dung: Quan sát bức ảnh con đường đến trường mùa mưa lũ của các bạn HS ở miền núi.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS quan sát bức ảnh con đường 1. HS quan sát ảnh.
đến trường mùa mưa lũ của các bạn ở miền núi.
2. Sau quan sát bức ảnh, GV nêu yêu cầu để HS suy 2. HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
nghĩ và chia sẻ cảm nghĩ.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
xét và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
Gợi ý: Con đường đến trường mùa mưa lũ của các động, giới thiệu bài mới.
bạn ở miền núi rất khó khăn, bất tiện nhưng các bạn
vẫn nỗ lực đến trường để học tập.
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: GQVĐST 5.3, ĐCHV 5.5.
– Nội dung: Các cách vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Sản phẩm: Câuu trả lời của HS; thái độ khi làm việc nhóm (có thói quen trao đổi, giúp đỡ
nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập).
– Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động này có thể tiến hành toàn lớp hoặc theo 1. HS làm việc cá nhân hoặc lập
nhóm. GV tổ chức cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV; cử
về các cách vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc nhóm trưởng, đặt tên nhóm; đưa ra
sống. nội quy của nhóm và phản hồi về
Nếu tổ chức theo nhóm, GV có thể cho HS hoạt động nhiệm vụ mà nhóm và mỗi thành
theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: viên phụ trách.
– Các bạn đã vượt qua khó khăn của bản thân trong
học tập và cuộc sống như thế nào?
– Em sẽ làm gì để vượt qua khó khăn trong học tập và
cuộc sống? Nêu ví dụ.
2. GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp. 2. HS trả lời trước lớp.
3. GV tạo điều kiện cho HS nhận xét lẫn nhau. GV 3. HS nhận xét lẫn nhau.

91
đánh giá kết quả làm việc của HS. 4. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt
chuyển sang hoạt động tiếp theo. động tiếp theo.
Gợi ý: Có nhiều cách vượt qua khó khăn trong học
tập và cuộc sống: xác định nguyên nhân của khó
khăn; tập trung vào giải pháp; tìm kiếm sự giúp đỡ từ
người khác; tập luyện sự kiên trì; đặt mục tiêu và
quản lí thời gian hiệu quả,…
KTTTM 2. Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: GQVĐST 5.3, ĐCHV 5.5.
– Nội dung: Quý trọng tấm gương vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS; thái độ làm việc nhóm.
– Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động này có thể tiến hành toàn lớp hoặc theo 1. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham
nhóm: GV tổ chức cho HS đọc thông tin hoặc lắng gia hoạt động và bày tỏ ý kiến.
nghe GV đọc. Nếu tổ chức theo nhóm, GV có thể cho
HS hoạt động theo nhóm 4, đọc câu chuyện trong
nhóm (có thể đọc phân đoạn) và thực hiện yêu cầu.
2. GV yêu cầu HS trả lời sau khi đọc/nghe đọc thông 2. HS đại diện nhóm báo cáo kết
tin: quả.
– Nêu cảm nghĩ của em về hai tấm gương vượt khó
nói trên.
– Theo em, cần thể hiện thái độ như thế nào với
những tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc
sống?

3. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
GV đánh giá kết quả thi đua của các nhóm. nghe GV nhận xét.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt
chuyển sang hoạt động tiếp theo. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp
Gợi ý: Hai tấm gương Mạc Đĩnh Chi và Phạm Ngọc theo.
Tiểu Vy sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Với tinh thần ham học hỏi và nghị lực của mình, các
nhân vật đã vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc
sống để đạt được những thành tích xứng đáng.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
– GV kết luận: Một số cách vượt qua khó khăn trong – HS lắng nghe và đặt câu hỏi thắc
học tập và cuộc sống. mắc, nếu có.

92
– GV dặn dò cho tiết học tiếp theo. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp
theo.
Hoạt động Luyện tập (35 phút)
– Mục tiêu: CC 5.1, TN 5.2, GQVĐST 5.3, TCTH 5.4.
– Nội dung: Các ý kiến và tình huống về biểu hiện vượt qua khó khăn trong học tập và
cuộc sống.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai (HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí
các tình huống phù hợp, bày tỏ suy nghĩ và thái độ phù hợp, đưa ra nhiều cách giải quyết
cho tình huống).
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét của em
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản
theo nhóm. Với mỗi ý kiến (trang 28 SGK) lần lượt hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm
được nêu, GV hướng dẫn HS trình bày ý kiến cá vụ.
nhân. GV có thể linh hoạt sử dụng hình thức khác tuỳ
điều kiện lớp học.
Các ý kiến:
– Ý kiến 1: Để vượt qua khó khăn, cần suy nghĩ lạc
quan và có niềm tin vào cuộc sống.
– Ý kiến 2: Những tấm gương vượt qua khó khăn sẽ
làm HS cảm thấy áp lực, thiếu tin tưởng vào bản thân.
– Ý kiến 3: Để vượt qua khó khăn trong học tập và
cuộc sống, cần nỗ lực, kiên trì với những việc mình
làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra.

– Ý kiến 4: Những tấm gương vượt khó truyền tải và


lan toả giá trị tích cực nên cần tôn trọng, yêu quý và
nêu gương họ.
– Ý kiến 5: Mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống
đều có thể vượt qua nếu quyết tâm và tìm được cách
giải quyết phù hợp.
– Ý kiến 6: Chúng ta cần khích lệ, động viên nhau để
cùng vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc
sống.
2. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng 2. HS làm việc nhóm và trả lời khi
tình hoặc không đồng tình với ý kiến này? để tạo cơ tương tác với GV, các HS khác.
hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý * Câu trả lời mong đợi: Đồng tình
kiến, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV nhắc lại ý kiến

93
có nhiều HS trả lời chưa phù hợp để điều chỉnh nhận với ý kiến 1, 3, 4, 5, 6; không đồng
thức và thái độ cho HS. tình với ý kiến 2.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
nghe GV nhận xét.
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt
theo. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp
theo.
Gợi ý: Chúng ta cần đồng tình với các ý kiến: “Để
vượt qua khó khăn, cần suy nghĩ lạc quan và có niềm
tin vào cuộc sống; Để vượt qua khó khăn trong học
tập và cuộc sống, cần nỗ lực, kiên trì với những việc
mình làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra;
Những tấm gương vượt khó truyền tải và lan toả giá
trị tích cực nên cần tôn trọng, yêu quý và nêu gương
họ; Mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống đều có
thể vượt qua nếu quyết tâm và tìm được cách giải
quyết phù hợp; Chúng ta cần khích lệ, động viên
nhau để cùng vượt qua những khó khăn trong học tập
và cuộc sống”.
Luyện tập 2. Bày tỏ ý kiến
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc 1. HS lắng nghe hướng dẫn của
theo nhóm. Với mỗi trường hợp (trang 28 – 29 SGK) GV và nhận nhiệm vụ.
lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS trình bày quan
điểm bản thân. GV có thể linh hoạt sử dụng hình thức
khác tuỳ điều kiện lớp học.

Các trường hợp:


* Trường hợp 1: Sắp đến kiểm tra cuối học kì 1, Na
và Cốm đều lo lắng nhưng cách giải quyết của hai
bạn lại khác nhau. Na lên kế hoạch ôn bài và tâm sự
với bạn để giải toả căng thẳng. Cốm thì chơi trò chơi
điện tử, đọc truyện tranh.
– Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của bạn
nào? Vì sao?
– Chia sẻ thêm với hai bạn một số cách để vượt qua
sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống.
* Trường hợp 2:
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kiên vẫn vươn lên
để đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện.

94
Thế nhưng, một vài bạn trong lớp vẫn không muốn
vui chơi và làm việc nhóm cùng Kiên.
– Nhận xét về thái độ của một vài bạn trong lớp với
Kiên.
– Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ làm gì?
2. Sau mỗi trường hợp, GV nêu câu hỏi Vì sao em
đồng tình hoặc không đồng tình với đề xuất này? để 2. HS trả lời câu hỏi khi tham gia
tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với tương tác với GV; nêu thêm một số
từng việc làm, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV nhắc trường hợp tương tự trong thực tế
lại trường hợp có nhiều HS trả lời chưa phù hợp để và bày tỏ thái độ với từng trường
điều chỉnh nhận thức và thái độ cho HS. hợp.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. HS lắng nghe GV nhận xét và
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp kết luận, chuyển ý.
theo.
Gợi ý:
– Trường hợp 1: Đồng tình với cách giải quyết khó
khăn của bạn Na vì Na biết lên kế hoạch ôn bài và
tâm sự với bạn để giải toả căng thẳng; không đồng
tình với Cốm vì Cốm chơi trò chơi điện tử, đọc
truyện tranh. Các bạn có thể đặt mục tiêu về bài kiểm
tra, chia nhỏ mục tiêu và tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy
cô giáo.
– Trường hợp 2: Một số bạn trong lớp vẫn không
muốn vui chơi và làm việc nhóm cùng Kiên là chưa
hoà đồng. Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, chứng kiến
nỗ lực vượt qua khó khăn của Kiên, em sẽ yêu quý và
tôn trọng Kiên.
Luyện tập 3. Xử lí tình huống
1. GV hướng dẫn HS chia nhóm, thảo luận nhóm về 1. HS đọc tình huống, lắng nghe
cách xử lí tình huống, phân công vai diễn và diễn lại GV hướng dẫn, tạo nhóm và nhận
tình huống trước lớp. Tuỳ năng lực của HS, GV yêu tình huống.
cầu thời gian thảo luận và phân vai diễn cho hợp lí.
GV lưu ý HS trao đổi, giúp đỡ nhau hoàn thành
nhiệm vụ, tất cả thành viên đều tham gia (có thể bổ
sung các nhân vật khác khi sắm vai) và tìm nhiều
cách để giải quyết tình huống sắm vai
2. GV mời HS nêu tình huống trước lớp và phân tích 2. HS thảo luận nhóm, phân công
trước khi thảo luận. vai diễn, cách xử lí tình huống,
* Tình huống 1: Tin nghĩ mãi nhưng vẫn chưa hoàn sắm vai thử trong nhóm.
thành bài luyện tập mà cô hướng dẫn. * Cách xử lí mong đợi:

95
Nếu là Tin, em sẽ làm gì? – Tình huống 1: Tin nên chia nhỏ
* Tình huống 2: Bố mẹ phải đi công tác xa nhà một bài luyện tập để hoàn thành từng
tháng nên Cốm sang ở với ông bà. bước. Nếu khó quá sẽ nhờ sự trợ
giúp từ bạn bè và thầy cô.
– Theo em, Cốm sẽ gặp những khó khăn gì?
– Tình huống 2: Cốm sẽ không
– Nếu là Cốm, em sẽ vượt qua những khó khăn đó
được gặp bố mẹ trong một tháng,
như thế nào?
phải thay đổi điều kiện sinh hoạt
* Tình huống 3: Bin bị ốm nên phải nghỉ học nhiều thường ngày. Cốm sẽ tập thích
ngày. Khi đi học lại, Bin cảm thấy khó khăn vì không
nghi với điều kiện sinh hoạt khi ở
theo kịp bài trên lớp. cùng với ông bà.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì? – Tình huống 3: Tin sẽ xác định
Trong quá trình HS thảo luận nhóm và sắm vai xử lí những bài học mình không theo
tình huống, GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.kịp và nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè,
thầy cô.
3. GV mời từng nhóm lên diễn và các nhóm còn lại 3. Nhóm HS diễn trước lớp. Các
nhận xét. nhóm khác nhận xét và góp ý lẫn
nhau.
4. GV nhận xét và động viên HS, nhắc nhở HS nỗ lực 4. HS lắng nghe GV kết luận.
khắc phục khó khăn trong học tập và cuộc sống. GV
lưu ý việc sử dụng phi ngôn ngữ của HS khi các em
sắm vai.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 2
– GV kết luận: Đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện – HS lắng nghe và có thể đặt câu
biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống; hỏi thắc mắc, nếu có.
không đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện không
biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
– Dặn dò cho tiết học tiếp theo: Sưu tầm hình ảnh và – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp
đóng góp của các tấm gương vượt qua khó khăn trong theo.
học tập và cuộc sống
Hoạt động Vận dụng (30 phút)
– Mục tiêu: GQVĐST 5.3, TCTH 5.4.
– Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc vượt qua khó khăn trong học
tập và cuộc sống.
– Sản phẩm: HS chia sẻ về các tấm gương vượt qua khó khăn và lập được kế hoạch vượt
qua khó khăn trong học tập và cuộc sống của bản thân.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức hoạt động cá nhân, cho HS thời gian để tự chuẩn bị nội dung liên quan đến
những tấm gương vượt qua khó khăn trong học tập, cuộc sống và kế hoạch khắc phục khó

96
khăn của bản thân.
2. GV tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên, mời 5 – 7 HS chia sẻ về các tấm gương vượt khó trong
học tập, cuộc sống. Mỗi HS sẽ có 2 – 3 phút chia sẻ nội dung đã chuẩn bị.
3. GV cho HS thời gian lập kế hoạch khắc phục khó khăn trong học tập, cuộc sống của bản
thân và thực hiện kế hoạch đó.
4. GV tuyên dương và ghi nhận sự nỗ lực của HS. GV động viên HS chia sẻ những nội
dung này với bạn bè, người thân.
Hoạt động Tổng kết (5 phút)
– Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để vượt
qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt
thời gian có thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài như động; nêu thắc mắc, nếu có.
Trắc nghiệm nhanh, Ô chữ, Rung chuông vàng,… tập
trung củng cố lại cách vượt qua khó khăn trong học
tập và cuộc sống.
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của câu tục 2. HS đọc và nêu ý nghĩa của câu
ngữ Lửa thử vàng, gian nan thử sức. tục ngữ.
3. Tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau bài học 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng
để đánh giá, rút kinh nghiệm. yêu cầu cần đạt của bài học thông
qua phiếu tự đánh giá. HS tiếp
nhận ý kiến nhận xét, đánh giá
chung của GV.

97
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Biết vượt qua một số khó khăn của bản thân trong học tập và sinh hoạt.
– Quý trọng gương vượt khó trong học tập và cuộc sống.

2. Kiến thức trọng tâm


– Có nhiều cách vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống: xác định nguyên nhân
của khó khăn; tập trung vào giải pháp; tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác; tập luyện sự kiên
trì; đặt mục tiêu và quản lí thời gian hiệu quả,…
– Để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống, cần suy nghĩ lạc quan và có niềm tin
vào cuộc sống. Cần nỗ lực, kiên trì với những việc mình làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã
đặt ra. Những tấm gương vượt khó truyền tải và lan toả giá trị tích cực nên cần tôn trọng, yêu
quý và học tập theo gương họ. Mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống đều có thể vượt qua
nếu quyết tâm và tìm được cách giải quyết phù hợp. Chúng ta cần khích lệ, động viên nhau để
cùng vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống.

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG

98
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!

Để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống, cần suy nghĩ lạc quan và có niềm tin vào cuộc
sống, cần nỗ lực, kiên trì với những việc mình làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra. Mọi khó khăn
trong học tập và cuộc sống đều có thể vượt qua nếu quyết tâm và tìm được cách giải quyết phù hợp.
Mong quý cha mẹ luôn đồng hành cùng thầy cô giáo để rèn luyện cho các con bài học về vượt qua khó
khăn trong học tập và cuộc sống, cụ thể như sau:

1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.

2. Cha mẹ làm tấm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc vượt qua khó khăn trong học
tập, cuộc sống và quý trọng tấm gương vượt qua khó khăn trong học tập, cuộc sống.

3. Gửi lại ý kiến nhận xét cho GV chủ nhiệm.

Trong quá trình hướng dẫn, nhắc nhở và rèn luyện cùng con, nếu quý cha mẹ gặp bất kì khó khăn
nào thì GV chủ nhiệm sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.

Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khoẻ và thành công!

Chân thành cảm ơn.

GV chủ nhiệm

99
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP
VÀ CUỘC SỐNG

100
PHIẾU RÈN LUYỆN

1. Hãy nêu cách em vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống, ghi vào bảng
sau:
Những cách vượt qua khó khăn trong học tập Em tự đánh giá Ý kiến của
và cuộc sống (😊☹) cha mẹ

😊: Thực hiện thường xuyên


: Chưa thực hiện
2. Em đã nhắc nhở người thân, bạn bè vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống như
thế nào?
– Em đã nhắc nhở ai?
………………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………………………………….
– Em đã nhắc nhở như thế nào?
………………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………………………………….

101
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 5: Em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 5.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm

Các tiêu chí Cần cố gắng Đạt Tốt


Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành
viên làm việc riêng
Xác định được nhiệm vụ của nhóm và cá nhân
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao
Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Có trao đổi, nhận xét, góp ý cho bạn trong nhóm
Nhận xét nhóm khác với thái độ thiện chí

102
– Đánh giá hành vi vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống, xử lí tình huống ở
hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù
Cách xử lí
hợp lí. hợp lí, còn sai sót 1 – hợp, chính xác.
tình huống
2 ý không đáng kể.

Chưa lưu loát, ngữ Khá lưu loát, ngữ điệu Lưu loát, ngữ điệu
Diễn đạt
điệu chưa phù hợp. phù hợp. phù hợp.

Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh
Sử dụng phi
mắt chưa phù hợp. mắt khá phù hợp. mắt phù hợp, sinh
ngôn ngữ
động.

Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
túng, thiếu tự tin; chưa còn vụng về trong lời loát trong lời thoại;
Diễn xuất phối hợp với bạn diễn. thoại nhưng không phối hợp tốt với bạn
đáng kể; phối hợp khá diễn.
tốt với bạn diễn.

3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập


GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Biết vượt qua một số Không nêu được Nêu được 2 – 3 Nêu được 4 cách
khó khăn của bản thân hoặc chỉ nêu được cách. trở lên.
trong học tập và sinh một cách.
hoạt
2. Quý trọng gương Lời nói phù hợp Lời nói, ngữ điệu Lời nói, ngữ điệu,
vượt khó trong học tập nhưng ngữ điệu chưa phù hợp; nét mặt, cử nét mặt, cử chỉ
và cuộc sống phù hợp. Nét mặt, cử chỉ khá phù hợp. phù hợp, thân
chỉ chưa phù hợp. thiện.

103
Chủ đề: BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
BÀI 6: EM BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm Tự giác, chủ động trong việc bảo vệ cái đúng, TN 6.1
cái tốt.
Trung thực Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt. TT 6.2
2. Năng lực chung
Giải quyết vấn đề và Xử lí được các tình huống trong việc bảo vệ cái GQVDST 6.3
sáng tạo đúng, cái tốt.
Giao tiếp và hợp tác Tích cực thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm GTHT 6.4
vụ học tập.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều chỉnh – Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
hành vi – Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái ĐCHV 6.5
đúng, cái tốt.
– Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

104
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– Tài liệu: SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Các tình huống mô tả biểu hiện của cái đúng, cái tốt.
– Bộ thẻ cảm xúc
2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ
– Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.
– Hình bông hoa, hình ảnh về những cái đúng cái tốt và cái xấu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

105
Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học Phương pháp/ Phương án
học trọng tâm Kĩ thuật/ đánh giá
Hình thức
(105 phút)
dạy học
Hoạt động Tạo hứng thú Bài hát Nói lời hay, Đàm thoại Đánh giá thông
Khởi động học tập cho HS. làm việc tốt. qua quan sát
(7 phút) thái độ khởi
động.
Hoạt động TN 6.1, – Nhận biết được – Dạy học hợp – Đánh giá
Kiến tạo tri TT 6.2, cái đúng, cái tốt tác thông qua
thức mới cần bảo vệ. – Trực quan nhiệm vụ học
GTHT 6.4,
(30 phút) – Ý nghĩa của việc – Đàm thoại tập.
ĐCHV 6.5
bảo vệ cái đúng, – Kĩ thuật Tia – Đánh giá
cái tốt. thông qua quan
chớp
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động TN 6.1, – Nêu được lí do vì – Dạy học hợp – Đánh giá
Luyện tập TT 6.2, sao phải bảo vệ cái tác thông qua
(30 phút) đúng, cái tốt. – Dạy học giải nhiệm vụ học
GQVĐST 6.3,
– Mạnh dạn bảo vệ quyết vấn đề tập.
GTHT 6.4,
cái đúng, cái tốt. – Đàm thoại – Đánh giá
ĐCHV 6.5 thông qua quan
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động TN 6.1, Vận dụng để biết – Dạy học hợp – Đánh giá
Vận dụng TT 6.2, biểu hiện và cách tác thông qua
(30 phút) để bảo vệ cái đúng, – Dạy học cá nhiệm vụ học
GQVĐST 6.3,
cái tốt. nhân tập.
GTHT 6.4,
– Đánh giá
ĐCHV 6.5 thông qua quan
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động Theo yêu cầu Đánh giá mức độ Dạy học cá Đánh giá qua
Tổng kết cần đạt đáp ứng yêu cầu nhân quan sát thái
(8 phút) cần đạt. độ, hành vi.

106
B. Các hoạt động học

107
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (7phút): Nghe và hát bài hát Nói lời hay, làm việc tốt (Sáng tác:
Mai Trâm) và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, kích hoạt kinh nghiệm và kết nối vào
bài học Em bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Nội dung: Nghe/hát bài hát Nói lời hay, làm việc tốt và trả lời câu hỏi.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát kết hợp với vỗ 1. HS lắng nghe yêu cầu của
tay. Trước khi HS nghe, GV đặt câu hỏi định hướng. GV và thực hiện.
2. Sau khi HS nghe/hát bài hát, GV đặt câu hỏi cho cả lớp: 2. HS suy nghĩ câu trả lời.
Trong bài hát có những việc tốt nào mà HS cần thực hiện?
3. GV mời 3 – 5 HS chia sẻ và đặt câu hỏi sâu hơn: Em đã
thực hiện được những việc tốt nào? để khai thác kiến thức
và kinh nghiệm của HS.
4. Sau khi HS chia sẻ xong, GV ghi nhận thông tin và tổng 3. HS chia sẻ và trả lời câu
kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. hỏi của GV.
Gợi ý: Bảo vệ cái đúng cái tốt là trách nhiệm của mỗi cá
nhân chúng ta. Bởi lẽ những cái xấu luôn ở xung quanh,
nếu không có sự nỗ lực bảo vệ cái đúng, cái tốt thì cái xấu
sẽ ảnh hưởng đến bản thân và sự phát triển của xã hội. 4. HS lắng nghe nội dung
Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm nhận xét và tổng kết hoạt
hiểu về cái đúng, cái tốt và việc bảo vệ cái đúng, cái tốt. động của GV.
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và nêu những cái đúng, cái tốt cần bảo vệ
– Mục tiêu: TN 6.1, TT 6.2, GTHT 6.4, ĐCHV 6.5.
– Nội dung: Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được biểu hiện của cái đúng, cái tốt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo từng tổ/nhóm và giao 1. HS lắng nghe yêu cầu và
nhiệm vụ: quan sát các tranh trang 30 SGK và thảo luận để thực hiện theo hướng dẫn của
kể tên những cái đúng, cái tốt ở từng bức tranh (có thể cho GV.
HS sắm vai 1 trong số 4 tình huống thể hiện trong 4 bức
tranh trong thời gian 3 phút tuỳ năng lực của từng lớp).
2. Lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Sau 2. HS trình bày nội dung đã

108
mỗi lượt báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến. thảo luận. Các nhóm nhận xét
lẫn nhau.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và kết luận: Cần nhận biết 3. HS lắng nghe nhận xét và
được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ trong học tập, sinh hoạt và góp ý của GV.
thực hiện những việc làm đúng, việc làm tốt trong phạm vi
có thể để giúp đỡ người khác cũng như rèn luyện bản thân.
Đồng thời, tránh những việc làm xấu, những việc làm chưa
tốt.
4. GV nêu yêu cầu để HS tiếp tục suy nghĩ và trả lời: Kể 4. HS lắng nghe yêu cầu và
thêm những cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ. GV có thực hiện theo hướng dẫn của
thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân bằng cách sử dụng GV.
các kĩ thuật dạy học khác nhau.
5. GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau. 5. HS lắng nghe GV nhận
xét.
KTTTM 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: TN 6.1, TT 6.2, GTHT 6.4, ĐCHV 6.5.
– Nội dung: Ý nghĩa của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ cái đúng,
cái tốt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV mời HS đọc to câu chuyện trước lớp. Sau đó, GV 1. HS lắng nghe yêu cầu và
nêu lần lượt câu hỏi và yêu cầu từ 3 – 5 HS trả lời: thực hiện theo hướng dẫn của
– Theo em, nhà thơ cuối cùng trong câu chuyện đã bảo vệ GV.
cái đúng, cái tốt như thế nào?
– Hành động đó đã mang lại điều gì?
Sau khi trả lời, GV nhận xét và động viên HS.
2. GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi để 2. HS lập nhóm, thảo luận và
trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao chúng ta cần bảo vệ cái trả lời câu hỏi.
đúng, cái tốt?
3. GV lần lượt mời một số nhóm trả lời và cho HS bổ sung, 3. HS trình bày kết quả thảo
nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét, khen ngợi HS. luận, lắng nghe đóng góp từ
các nhóm khác và nhận xét
của GV.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động và chuyển sang hoạt 4. HS lắng nghe GV đúc kết
động tiếp theo. nội dung hoạt động.

Gợi ý:

109
Chúng ta cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt vì:
– Bảo vệ cái đúng cái tốt giúp bản thân từng bước trở thành
người có ích cho xã hội, phát triển nhân cách bản thân.
– Bảo vệ cái đúng cái tốt là cơ sở để bản thân học tập và
phát triển.
– Bảo vệ cái đúng cái tốt giúp cho môi trường sống trở nên
lành mạnh, tốt đẹp và an toàn.
– Bảo vệ cái đúng, cái tốt để không bị ảnh hưởng từ cái
xấu.
– Phát huy, bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ giúp xã hội trở nên
văn minh và phát triển,…
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
GV đúc kết những biểu hiện, ý nghĩa của bảo vệ cái đúng, HS lắng nghe và có thể đặt
cái tốt: câu hỏi thắc mắc, nếu có.
– Biểu hiện của bảo vệ cái đúng, cái tốt: Giúp đỡ người già
hoặc những người gặp khó khăn; Bảo vệ chủ quyền, biển
đảo Tổ quốc; Giúp đỡ cha mẹ; Nhặt được của rơi, trả người
đánh mất,…
– Ý nghĩa của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt: Bảo vệ cái
đúng, cái tốt giúp bản thân từng bước trở thành người có
ích cho xã hội, phát triển nhân cách bản thân; Bảo vệ cái
đúng cái tốt là cơ sở để bản thân học tập và phát triển; Bảo
vệ cái đúng cái tốt giúp cho môi trường sống trở nên lành
mạnh, tốt đẹp và an toàn; Bảo vệ cái đúng cái tốt để không
bị ảnh hưởng từ cái xấu; Phát huy, bảo vệ cái đúng, cái tốt
sẽ giúp xã hội trở nên văn minh và phát triển,…
(GV có thể mở rộng thêm các ý kiến khác.)
KTTTM 3. Quan sát tranh và nêu cách các bạn trong tranh đã bảo vệ cái đúng, cái tốt
– Mục tiêu: TN 6.1, TT 6.2, GTHT 6.4, ĐCHV 6.5.
– Nội dung: Một số cách để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được một số cách để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV chiếu lên màn hình hoặc yêu cầu HS lần lượt mô tả 1. HS lắng nghe và thực hiện
các tranh trang 31 – 32 SGK. yêu cầu của GV.
2. GV chia lớp thành 2 nhóm lớn và tổ chức trò chơi mang 2. HS chia nhóm và làm việc
tính chất thi đua. Khi GV chiếu tranh, lần lượt HS từ 2 theo yêu cầu của GV.
nhóm đi lên và ghi lên bảng câu trả lời của nhóm mình

110
trong thời gian quy định (tuỳ năng lực của HS mà GV quy
định thời gian từ 3 đến 5 phút).
3. GV tuyên dương tinh thần HS và nêu yêu cầu để HS tiếp 3. HS suy nghĩ và trả lời.
tục suy nghĩ, trả lời: Kể thêm các cách khác để bảo vệ cái
đúng, cái tốt (Với nội dung này, GV có thể linh hoạt sử
dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau để thực hiện và liên hệ
với 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm).
4. HS lắng nghe GV nhận
4. GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
xét.
Gợi ý:
– Tranh 1: Trong thời gian học nhóm, các bạn HS đã tự
giác và nghiêm túc thực hiện bài tập của mình, tránh việc
sao chép lại từ bạn khác. Điều này thể hiện phẩm chất trung
thực trong học tập và cuộc sống.
– Tranh 2: Khi chuẩn bị đi đến nhà sách nhưng chị không
đội mũ bảo hiểm, em trai đã nhắc nhở chị cần đội mũ bảo
hiểm để đảm bảo an toàn. Đây là hành động thể hiện phẩm
chất trách nhiệm trong cuộc sống.
– Tranh 3: Khi thấy cây trồng bị đổ, Na đã trồng lại cây, vì
nghĩ đây là trách nhiệm chung của mọi người. Đây là hành
động thể hiện phẩm chất trách nhiệm và nhân ái.
– Tranh 4: Khi làm hỏng đồ chơi của Cốm, Na quyết định sẽ
xin lỗi bạn. Đây là hành động thể hiện phẩm chất trung thực.
Hoạt động Luyện tập (30 phút)
– Mục tiêu: TN 6.1, TT 6.2, GQVĐST 6.3, GTHT 6.4, ĐCHV 6.5.
– Nội dung: Những hành vi, ý kiến và tình huống bảo vệ cái đúng, cái tốt
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động, đưa ra ý kiến, suy nghĩ phù hợp.
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét các ý kiến
1. GV chiếu lần lượt các ý kiến (trang 32 SGK) lên màn 1. HS lắng nghe GV và tập
hình. trung đọc các ý kiến.
2. HS dùng bảng dấu tích () hoặc bảng dấu X để trả lời. 2. HS thực hiện hoạt động
Nếu đồng tình thì giơ dấu tích, nếu không đồng tình thì giơtheo hướng dẫn của GV và
dấu X (GV có thể linh hoạt thay dấu bằng các hình thức thể hiện sự đồng tình hoặc
khác phù hợp với điều kiện lớp học). không đồng tình với các ý
kiến bằng cách giơ bảng dấu
 hoặc dấu X.
3. Sau mỗi câu trả lời, GV yêu cầu HS giải thích và đưa ra
3. HS lắng nghe GV kết luận.

111
kết luận.
Gợi ý:
– Ý kiến 1: Sai. Vì tuổi nhỏ vẫn có thể bảo vệ cái tốt, cái
đúng xung quanh phù hợp với năng lực của mình.
– Ý kiến 2: Đúng. Vì bảo vệ cái đúng, cái tốt phải theo
chuẩn mực đạo đức và pháp luật thì mới được xã hội công
nhận.
– Ý kiến 3: Đúng. Vì đây là ý nghĩa của việc bảo vệ cái
đúng, cái tốt.
– Ý kiến 4: Có thể đồng tình hoặc không:
+ Đúng. Vì cần tránh xa cái xấu để bảo vệ bản thân.
+ Sai. Vì không phải việc nào không liên quan đến mình
cũng là việc xấu; cần biết lên tiếng bảo vệ cái tốt vì sự tiến
bộ của xã hội.
– Ý kiến 5: Đúng. Vì bảo vệ cái đúng, cái tốt là thực hiện
những việc làm phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và
pháp luật, nội quy của trường, lớp; bảo vệ cái đúng từ
những việc nhỏ, vừa sức xung quanh mình.
– Ý kiến 6: Đúng. Vì cái đúng, cái tốt không phải những
điều viển vông, mơ hồ mà là người thật, việc thật trong
cuộc sống. Bảo vệ cái đúng, cái tốt là tôn trọng sự thật.
Luyện tập 2. Đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào? Vì sao?
1. GV có thể tổ chức trò chơi cho HS, chia lớp thành các 1. HS chia nhóm và thực hiện
nhóm 4 hoặc 6 và mời các nhóm lên thi với nhau. 2 – 3 HS theo yêu cầu của GV.
trong mỗi nhóm sẽ sắm vai thể hiện lại tình huống và 2 – 3
HS còn lại sẽ nhận xét về lời nói, việc làm đã được thể
hiện.
2. Sau khi các nhóm nhận xét xong từng tình huống, GV sẽ 2. HS lắng nghe và nêu ý
hỏi các nhóm để tổng kết ý kiến đồng tình hay không đồng phản hồi (giải thích vì sao).
tình và giải thích vì sao.
3. GV khen ngợi từng nhóm và mời các nhóm khác bổ sung 3. Các nhóm HS bổ sung ý
thêm. kiến.
Gợi ý:
– Ý kiến 1: Đồng tình. Vì Cốm và Cam đã thể hiện việc
bảo vệ cái đúng cái tốt; biểu hiện: lễ phép chào hỏi người
lớn (phẩm chất nhân ái).

– Ý kiến 2: Không đồng tình. Vì Cốm đã thể hiện việc thiếu

112
tôn trọng và trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng
(phẩm chất trách nhiệm).
– Ý kiến 3: Không đồng tình. Vì đó là việc làm sai trái,
không nên lặp lại (phẩm chất trung thực).
– Ý kiến 4: Đồng tình. Vì Na đã biết cách tuân thủ luật lệ
giao thông (phẩm chất trách nhiệm).
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 2
GV kết luận: HS lắng nghe và có thể đặt
– Ý nghĩa của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt. câu hỏi thắc mắc, nếu có.
– Một số cách để HS bảo vệ cái đúng, cái tốt:
+ Tự giác, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
+ Chấp hành Luật An toàn giao thông để đảm bảo an toàn.
+ Tự giác thực hiện những việc làm tốt trong cuộc sống.
+ Cần biết thể hiện sự đồng tình với cái đúng, cái tốt và
không đồng tình với cái xấu trong cuộc sống.
Luyện tập 3. Chọn cách ứng xử phù hợp và giải thích lí do
1. GV chuẩn bị tài liệu điện tử hoặc những lá thăm tuỳ điều 1. HS lắng nghe và thực hiện
kiện lớp học kèm trò chơi “Chiếc hộp may mắn”. Khi mở theo yêu cầu của GV.
hộp, câu hỏi sẽ hiện lên dưới dạng trắc nghiệm buộc HS
phải trả lời, mỗi hộp sẽ tương đương với một trường hợp và
đáp án sẽ là 5 cách ứng xử.
2. GV mời những HS xung phong trả lời, ở mỗi câu trả lời 2. HS trả lời các câu hỏi.
đều cần chốt lại ý kiến. Đồng thời, GV cần đặt thêm câu hỏi
cho mỗi trường hợp: Tại sao lại chọn cách ứng xử như
vậy? Theo em, còn có thể bảo vệ cái đúng, cái tốt bằng
những lời nói, việc làm nào khác trong từng trường hợp
trên không?
3. GV nhận xét và khen ngợi sự tích cực của HS (có thể bổ 3. HS lắng nghe những phản
sung thêm những tình huống thực tế gần gũi với cuộc sống, để hồi và nhận xét từ GV.
định hướng HS bảo vệ cái đúng, cái tốt xung quanh mình).
Gợi ý đáp án: a – 2; b – 1; c – 5; d – 3; e – 4.
Luyện tập 4. Xử lí tình huống
1. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và tổ chức cho các 1. HS lắng nghe và thực hiện
nhóm thảo luận, sắm vai để xử lí các tình huống. GV có thể nhiệm vụ GV giao.
giao tình huống cho mỗi nhóm hoặc cho các nhóm bốc
thăm ngẫu nhiên.
2. Sau thời gian thảo luận nhóm, GV mời lần lượt các nhóm 2. HS sắm vai xử lí tình huống.

113
sắm vai và xử lí tình huống trước lớp. Ở mỗi tình huống
được HS giải quyết, GV cần đánh giá, nhận xét và cho HS
tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau để điều chỉnh hành vi cho
HS.
Gợi ý:
– Tình huống 1: Tin khuyên các bạn không nên bắt nạt Cốm
và đưa Cốm tránh xa nhóm bạn này ngay lập tức, có thể tìm
đến sự giúp đỡ của người lớn gần đó. Sau đó sẽ an ủi, động
viên Cốm vì lúc này Cốm đang hoảng sợ và khuyên Cốm
kể lại sự việc này với cha mẹ hoặc thầy cô giáo. Cần bảo vệ
cái đúng, cái tốt một cách hiệu quả và phù hợp.
– Tình huống 2: Bin động viên Hưng và cho bạn thấy được
việc siêng năng học tập và tích cực hoạt động phong trào là
rất tốt, giúp phát triển bản thân. Đồng thời, Bin tìm cơ hội
để góp ý cho một số bạn trong lớp có suy nghĩ tiêu cực về
việc Hưng hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Hoạt động Vận dụng (30 phút)
– Mục tiêu: TN 6.1, TT 6.2, GQVĐST 6.3, GTHT 6.4, ĐCHV 6.5.
– Nội dung: Rèn luyện, thực hành một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Sản phẩm: Tạo ra sản phẩm ứng với hoạt động Vận dụng.
– Tổ chức thực hiện:
Vận dụng 1. Chia sẻ với các bạn về những việc đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt
1. GV giao nhiệm vụ rèn luyện cho HS: Chia sẻ với các bạn HS lắng nghe và thực hiện
về những việc em đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt và ghi nhiệm vụ do GV yêu cầu.
vào phiếu thực hành.
2. GV hướng dẫn HS sưu tầm câu chuyện về các nhân vật,
tấm gương dũng cảm bảo vệ cái đúng, cái tốt và rút ra bài
học cho bản thân.
Vận dụng 2. Ghi lại một số điều chưa đúng, chưa tốt và thảo luận với các bạn về các
biện pháp để cùng nhau bảo vệ cái đúng, cái tốt
1. GV hướng dẫn HS ghi lại một số điều chưa đúng, chưa HS lắng nghe và thực hiện
tốt và thảo luận với các thành viên trong tổ về các biện theo yêu cầu của GV.
pháp để cùng nhau bảo vệ cái đúng, cái tốt trong cuộc sống
xung quanh.
2. Sau thời gian trên, khi đến tiết tiếp theo trên lớp, GV tổ
chức cho HS chia sẻ hoạt động Vận dụng 1 và Vận dụng 3.

114
Hoạt động Tổng kết (8 phút)
– Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn thời gian có – HS lắng nghe và thực hiện
thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài, tập trung củng cố lại nhiệm vụ GV giao.
một số biểu hiện của bảo vệ cái đúng, cái tốt xung quanh, ở – HS tiếp nhận ý kiến nhận
các môi trường khác nhau,… xét, đánh giá của GV.
2. GV tổ chức cho HS đọc và phát biểu cảm nhận về ý
nghĩa của câu ghi nhớ:
Những điều đúng, tốt xung quanh
Làm cho cuộc sống an lành, văn minh
Việc hay, em hãy đồng tình
Thấy việc sai trái, chúng mình không theo!
3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học
để đánh giá và rút kinh nghiệm.

115
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Nêu được biểu hiện của cái đúng, cái tốt.
– Biết được vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Nêu được cách bảo vệ cái đúng, cái tốt.
– Thực hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

2. Kiến thức trọng tâm


– Biểu hiện của cái đúng, cái tốt:
+ Giúp đỡ người già hoặc những người gặp khó khăn.
+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
+ Giúp đỡ cha mẹ.
+ Nhặt được của rơi, trả người đánh mất,…
– Ý nghĩa của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt:
+ Bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp bản thân bước đầu trở thành người có ích cho xã hội,
phát triển nhân cách bản thân.
+ Bảo vệ cái đúng, cái tốt là cơ sở để bản thân học tập và phát triển.
+ Bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp cho môi trường sống trở nên lành mạnh, tốt đẹp và an toàn.
+ Bảo vệ cái đúng cái tốt để không bị ảnh hưởng từ cái xấu.
+ Phát huy, bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ giúp xã hội trở nên văn minh và phát triển,…
– Cách bảo vệ cái đúng cái tốt:
+ Tự giác, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
+ Chấp hành Luật An toàn giao thông để đảm bảo an toàn.
+ Tự giác thực hiện những điếu tốt trong cuộc sống,…

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

116
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!

Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt là điều cần thiết để HS rèn luyện phẩm chất trung thực, trách
nhiệm và năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề. Đây là những phẩm chất và năng lực cần thiết để HS phát
triển toàn diện và thành công trong học tập, cuộc sống. Kính mong quý cha mẹ phối hợp với nhà trường
để giáo dục toàn diện cho HS bằng việc:

1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con bảo vệ cái đúng, cái tốt phù hợp với lứa tuổi; biết bày tỏ
thái độ phản đối với những hành vi sai phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2. Cha mẹ làm gương để con quan sát, học hỏi việc rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống; phê phán, không đồng tình và
bao che cho các hành vi tiêu cực, cái xấu trong cuộc sống xung quanh.

3. Cha mẹ bày tỏ niềm vui và tiếp tục động viên khi con biết mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

Chân thành cảm ơn quý cha mẹ HS!

GV chủ nhiệm

117
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT

118
PHIẾU RÈN LUYỆN
1. Em hãy thực hiện hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt và ghi vào bảng sau:
Biểu hiện của việc bảo vệ Em tự đánh giá Ý kiến của cha mẹ
cái đúng, cái tốt (😊☹)

😊: Chủ động bảo vệ cái đúng, cái tốt


: Chưa chủ động bảo vệ cái đúng, cái tốt
2. Vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt?
– Hậu quả của việc không bảo vệ cái đúng, cái tốt là gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
– Vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

119
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt
1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 6.
2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.
3. Nội dung đề minh họa
3.1. Đánh giá thông qua quan sát
– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Chưa tốt Tốt Rất tốt
Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên làm
việc riêng
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao
Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Biết nhận xét, góp ý cho nhóm khác với thái độ tích cực,
thiện chí

120
– Đánh giá hành vi bảo vệ cái đúng, cái tốt (năng lực đặc thù) trong xử lí tình huống ở
hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Khá nhiều thành viên Phần lớn các thành viên Tất cả đều tích cực
không tham gia đóng góp tham gia đóng góp ý đóng góp ý kiến và
Hợp tác ý kiến khi nhóm thảo kiến, cùng làm việc (còn phân công công việc
nhóm luận, còn làm việc riêng, 1 – 2 thành viên làm rõ ràng.
chỉ một vài thành viên việc riêng).
làm việc.

Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù


hợp lí trong việc nhận hợp lí, còn sai sót 1 – 2 hợp, chính xác trong
Cách xử lí
biết các biểu hiện của cái ý không đáng kể. việc nhận biết các
tình huống
đúng, cái tốt. biểu hiện của cái
đúng, cái tốt.

Diễn xuất còn lúng túng, Diễn xuất khá tự tin, còn Diễn xuất tự tin, lưu
thiếu tự tin, ngôn ngữ còn vụng về trong lời thoại loát trong lời thoại.
Diễn xuất
ngập ngừng, chưa trôi nhưng không đáng kể.
chảy.

121
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)

Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

1. Nêu được biểu hiện Không nêu được hoặc Nêu được 2 – 3 Nêu được 4 biểu
của cái đúng, cái tốt chỉ nêu được một biểu biểu hiện. hiện trở lên.
hiện.

2. Biết vì sao phải bảo Không nêu được ý Nêu được một ý Nêu được từ 2 ý
vệ cái đúng, cái tốt nghĩa. nghĩa. nghĩa trở lên.

3. Nêu được cách bảo Không nêu được hoặc Nêu được 2 – 3 Nêu được 4 cách
vệ cái đúng, cái tốt chỉ nêu được một cách. cách. trở lên.

4. Thực hiện được việc Không thực hiện được. Thực hiện được Thực hiện được 2
bảo vệ cái đúng, cái tốt một cách. cách trở lên.

122
Chủ đề: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Bài 7: MÔI TRƯỜNG SỐNG QUANH EM
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước Yêu thiên nhiên. YN 7.1
Trách nhiệm Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả TN 7.2
rác bừa bãi.
2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học Có ý thức tổng kết và trình bày được những TCTH 7.3
điều đã học.
Giao tiếp và hợp tác Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách GTHT 7.4
nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
3.1. Năng lực điều chỉnh hành vi
Năng lực nhận thức – Nêu được các loại môi trường sống. – CMHV 7.5
chuẩn mực hành vi – Biết vì sao phải bảo vệ môi trường sống. – CMHV 7.6

Năng lực đánh giá hành Bày tỏ được thái độ phù hợp với các ý kiến về
vi của bản thân và người bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ CMHV 7.7
khác môi trường qua những tình huống cụ thể.
3.2. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội
Tìm hiểu các hiện tượng Tìm hiểu được thực trạng môi trường sống ở KTXH 7.8
kinh tế – xã hội địa phương.

123
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 ( giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Hoa trắc nghiệm/bộ thẻ cảm xúc.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống, hình ảnh minh hoạ về môi trường sống ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

124
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung Phương Phương án
(70 phút) dạy học pháp/ đánh giá
trọng tâm Kĩ thuật/
Hình thức
dạy học
Hoạt động – HS có hứng thú Bài hát Em vẽ Đàm thoại Đánh giá thông
Khởi động học tập. môi trường màu qua quan sát
(5 phút) – HS có nhu cầu xanh (Nhạc và thái độ khởi
tìm hiểu, khám phá lời: Giáng Tiên) động.
kiến thức mới, kết và câu hỏi liên
nối vào bài học quan.
Môi trường sống
quanh em.

Hoạt động Kiến TN 7.2, – Các loại môi – Dạy học – Đánh giá
tạo tri thức mới GTHT 7.4, trường sống. hợp tác thông qua
(25 phút) CMHV 7.5, – Ý nghĩa của – Trực quan nhiệm vụ học
việc bảo vệ môi tập.
CMHV 7.6 – Trò chơi
trường sống. – Đánh giá
– Kể chuyện
thông qua quan
– Đàm thoại sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động YN 7.1, Các ý kiến và – Dạy học – Đánh giá
Luyện tập TN 7.2, tình huống về hợp tác thông qua
(20 phút) các loại môi – Dạy học nhiệm vụ học
GTHT 7.4,
trường sống và ý giải quyết tập.
CMHV 7.7
nghĩa của việc vấn đề – Đánh giá
bảo vệ môi thông qua quan
– Đàm thoại
trường. sát thái độ,
– Đóng vai
hành vi.

Hoạt động YN 7.1, Nêu các loại – Đàm thoại – Đánh giá
Vận dụng TN 7.2, môi trường sống – Giao việc thông qua
(15 phút) và trình bày ý nhiệm vụ học
GTHT 7.4, – Dạy học
nghĩa của việc tập.
KTXH 7.8 hợp tác
bảo vệ môi – Đánh giá
trường thông thông qua quan
qua tìm hiểu sát thái độ,
thực trạng môi hành vi.

125
trường ở địa
phương.

Hoạt động TCTH 7.3 – Tổng kết điều Dạy học cá – Đánh giá
Tổng kết đã học. nhân thông qua
(5 phút) – Đánh giá mức nhiệm vụ học
độ đáp ứng yêu tập.
cầu cần đạt. – Đánh giá qua
quan sát thái
độ, hành vi.

126
B. Các hoạt động học

127
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (5 phút)
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Môi trường sống quanh em.
– Nội dung: Nghe/hát bài hát Em vẽ môi trường màu xanh (Nhạc và lời: Giáng Tiên) và trả
lời câu hỏi.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tham gia của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS hát/nghe bài hát, kết hợp với 1. HS lắng nghe yêu cầu, tham gia
vỗ tay hoặc múa minh hoạ. Trước khi HS hát/nghe, khởi động.
GV đặt câu hỏi định hướng (Chi tiết nào về môi
trường được nhắc đến trong bài hát?).
2. Sau khi HS hát/nghe bài hát, GV nêu yêu cầu để 2. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời.
HS suy nghĩ và trả lời: Câu trả lời mong đợi:
– Kể các chi tiết về môi trường màu xanh được thể – Các chi tiết về môi trường màu
hiện trong bài hát. xanh được thể hiện trong bài hát:
– Nêu các loại môi trường sống mà em biết. ánh nắng, hàng cây xanh, đường
thẳng tắp, ánh sáng bình minh, bầu
không khí, dòng nước mát xanh,
bầu trời xanh, cỏ cây.
– Các loại môi trường sống: nước,
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau sau mỗi câu đất, không khí,…
trả lời. GV nhận xét câu trả lời của HS và thái độ 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
tham gia hoạt động của HS (hứng thú) và tổng kết lại nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt
hoạt động để kết nối vào bài học. động, giới thiệu bài mới.
Gợi ý: Môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống
của mỗi chúng ta. Xung quanh ta có những loại môi
trường nào? Vì sao phải bảo vệ môi trường?
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: TN 7.2, GTHT 7.4, CMHV 7.5.
– Nội dung: Các loại môi trường sống.
– Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm; thái độ khi làm việc nhóm (xác định nhiệm vụ nhóm
và nhiệm vụ cá nhân trong nhóm).
– Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động này có thể tiến hành theo nhóm 4. GV 1. HS lập nhóm theo yêu cầu của
tổ chức cho HS mô tả tranh và nêu tên các môi trường GV; cử nhóm trưởng, đặt tên

128
sống của sinh vật có trong tranh. nhóm; đưa ra nội quy của nhóm và
phản hồi về nhiệm vụ mà nhóm và
mỗi thành viên phụ trách. HS mô tả
tranh và nêu tên môi trường sống.
2. GV mời 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời trước lớp. 2. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham
gia hoạt động và bày tỏ ý kiến.
* Câu trả lời mong đợi:
Các loại môi trường:
– Môi trường nước;
– Môi trường trên mặt đất – không
khí;
– Môi trường trong đất;
– Môi trường sinh vật.
3. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. 3. HS nhận xét các nhóm theo
GV đánh giá quá trình và kết quả làm việc của các hướng dẫn của GV.
nhóm (chú ý đánh giá việc xác định nhiệm vụ nhóm
và nhiệm vụ cá nhân trong nhóm).
4. GV tổ chức trò chơi Gọi bạn: Cả lớp hô “Gọi bạn, 4. HS tham gia trò chơi.
gọi bạn”, GV gọi tên một HS để bắt đầu, HS được gọi
tên sẽ nêu tên môi trường sống và gọi tên một HS
khác. HS được gọi tên sẽ nói tên một động vật sống ở
môi trường được nêu trước đó và nêu tên môi trường
sống, sau đó gọi một HS tiếp theo. Cứ như vậy,
khoảng 6 – 8 lượt, đảm bảo đủ các loại môi trường thì
sẽ dừng lại.
5. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 5. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng
chuyển sang hoạt động tiếp theo. kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt
Gợi ý: Có 4 loại môi trường sống chủ yếu: môi động tiếp theo.
trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí,
môi trường trong đất, môi trường sinh vật.
6. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi
chuyển sang hoạt động tiếp theo.
KTTTM 2. Đọc thư và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: TN 7.2, GTHT 7.4, CMHV 7.6.
– Nội dung: Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS; thái độ khi làm việc nhóm (xác định nhiệm vụ nhóm và
nhiệm vụ cá nhân trong nhóm).

129
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản
đôi, đọc “Thư gửi người lính cứu hoả” và trả lời câu
hồi về việc hiểu nhiệm vụ nhóm và
hỏi, ghi chép câu trả lời vào giấy nháp. nhiệm vụ cá nhân trong nhóm.
2. GV yêu cầu 2 – 3 HS đọc nối tiếp trước lớp, đại 2. HS làm việc nhóm. HS đọc lá
diện nhóm lần lượt trả lời câu hỏi sau khi đọc thư:thư trong nhóm (có thể đọc phân
– Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng được nhắc đến đoạn) và trả lời câu hỏi.
trong thư là gì? * Câu trả lời mong đợi:
– Cháy rừng dẫn đến những hậu quả gì? – Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng
– Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường sống? được nhắc đến trong thư là: nắng
nóng kéo dài bất thường, xuất phát
từ biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi
trường.
– Cháy rừng dẫn đến những hậu
quả: làm tiêu tốn sức người, sức
của như trận cháy rừng ở
Ô-xtrây-li-a làm hàng chục triệu
héc ta rừng bị thiêu rụi, hàng nghìn
ngôi nhà bị phá huỷ, khoảng một tỉ
cá thể động vật chết, một vài loài
quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
và đau lòng nhất là hơn 30 người
thiệt mạng.
– Phải bảo vệ môi trường sống vì:
+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự
sống của con người và những sinh
vật trên Trái Đất, hạn chế được tình
trạng ô nhiễm môi trường và biến
đổi khí hậu.
+ Môi trường là không gian sống
của sinh vật và con người.
+ Môi trường cung cấp nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa
dạng phục vụ cho hoạt động sản
xuất, sinh hoạt của con người (đất,
nước, khí hậu để trồng trọt, chăn
nuôi,…).
3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
3. GV tạo điều kiện cho các nhóm bổ sung, nhận xét nghe GV nhận xét.

130
lẫn nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả các nhóm. 4. HS rút ra ý nghĩa của việc phải
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi bảo vệ môi trường, lắng nghe GV
chuyển sang hoạt động tiếp theo: Chúng ta phải bảo tổng kết hoạt động, chuyển ý sang
vệ môi trường vì bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống hoạt động tiếp theo.
của con người và những sinh vật trên Trái Đất, hạn
chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi
khí hậu.
Tóm tắt ghi nhớ, kết thúc tiết 1
– GV kết luận: – HS lắng nghe và có thể đặt câu
+ Các loại môi trường sống. hỏi thắc mắc nếu có.
+ Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp
– GV dặn dò HS cho tiết học tiếp theo: Tìm hiểu thực theo.
trạng môi trường sống ở địa phương em và nêu lí do
phải bảo vệ môi trường sống đó.

Hoạt động Luyện tập (20 phút)


– Mục tiêu: YN 7.1, TN 7.2, GTHT 7.4, CMHV 7.7.
– Nội dung: Các ý kiến và tình huống về các loại môi trường sống và ý nghĩa của việc bảo
vệ môi trường.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai.
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét các ý kiến
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, bày 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản
tỏ nhận xét về các ý kiến trang 37 SGK. Với mỗi ý hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm
kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS cách trình vụ; làm việc theo nhóm đôi.
bày nhận xét (giới thiệu ý kiến, nêu nhận xét của bản * Câu trả lời mong đợi:
thân, nêu ví dụ chứng minh, nếu có). – Đồng tình với ý kiến 1, 3, 4
Các ý kiến: – Không đồng tình với ý kiến 2.
– Ý kiến 1: Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình và cá nhân.
– Ý kiến 2: Bảo vệ môi trường sống chỉ có ý nghĩa đối
với sự phát triển kinh tế của đất nước.
– Ý kiến 3: Bảo vệ môi trường là điều kiện trước tiên,

131
nền tảng, là yếu tố trung tâm cho phát triển kinh tế –
xã hội bền vững.
– Ý kiến 4: Bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với an
sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm
quyền mọi người được sống trong môi trường trong
lành.
2. GV mời 1 – 2 HS chia sẻ nhận xét. Sau mỗi ý kiến,
GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc không 2. Đại diện nhóm HS chia sẻ trước
đồng tình với ý kiến này? nhằm tạo cơ hội cho HS lớp,
giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý kiến, có thể nêu
ví dụ minh hoạ. GV nhắc lại ý kiến có nhiều HS nhận
xét chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức và thái độ
cho HS.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau; khen ngợi 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng
HS. nghe GV nhận xét.
4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt
theo. động, chuyển ý sang hoạt động tiếp
theo.
Gợi ý:
Chúng ta cần đồng tình với các ý kiến: “Bảo vệ môi
trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ
quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá
nhân; Bảo vệ môi trường là điều kiện trước tiên, nền
tảng, là yếu tố trung tâm cho phát triển kinh tế – xã
hội bền vững; Bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với
an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm
quyền mọi người được sống trong môi trường trong
lành” và bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến
chưa phù hợp: “Bảo vệ môi trường sống chỉ có ý
nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước”.
Luyện tập 2. Xác định loại môi trường sống
1. GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi nối ghép 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV
theo nhóm (chuẩn bị 4 ô tương ứng 4 môi trường và nhận nhiệm vụ; trả lời câu hỏi
sống, HS dán tên sinh vật vào ô tương ứng) hoặc linh khi tham gia tương tác với GV.
hoạt sử dụng hình thức khác tuỳ điều kiện lớp học: * Câu trả lời mong đợi:
a. Môi trường sống của con người, chó, mèo, trâu, – Trường hợp a: môi trường trên
bò, chim chóc, cây cối,... mặt đất – không khí.
b. Môi trường sống của các loài giun đất, mối, kiến,... – Trường hợp b: môi trường trong
c. Môi trường sống của các loài san hô, sò, ốc, tôm,

132
cua,... đất.
d. Môi trường sống của các loài nấm kí sinh, kí sinh – Trường hợp c: môi trường nước.
trùng,... – Trường hợp d: môi trường sinh
2. GV tổ chức cho HS trình bày kết quả, nhận xét, vật.
khen ngợi HS và yêu cầu HS bổ sung thêm những
trường hợp khác. GV nhắc lại trường hợp dễ nhầm 2. HS bổ sung thêm những sinh vật
lẫn để điều chỉnh nhận thức cho HS. khác tương ứng với từng loại môi
3. GV kết luận, củng cố lại các loại môi trường sống trường sống.
trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Gợi ý: Môi trường sống rất phong phú, đa dạng. 3. HS lắng nghe GV nhận xét, kết
Chúng ta cần tìm hiểu để mở rộng hiểu biết về môi luận.
trường sống xung quanh.
Luyện tập 3. Xử lí tình huống
1. GV hướng dẫn HS chia nhóm để thảo luận về cách 1. HS lắng nghe GV hướng dẫn,
xử lí tình huống, phân công vai diễn và diễn lại tình tạo nhóm, nhận tình huống, phản
huống trước lớp. GV đưa yêu cầu về thời gian thảo hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm
luận (5 – 7 phút) và phân vai diễn cho hợp lí (tất cả vụ.
thành viên phải tham gia, có sắm vai thử trong
nhóm).
2. GV mời HS nêu và yêu cầu HS phân tích tình 2. HS thảo luận nhóm, phân tích
huống trước khi thảo luận (Nhân vật nào? Vấn đề cần tình huống, phân công vai diễn,
giải quyết là gì?). cách xử lí tình huống.
– Tình huống 1: Giờ ra chơi, Bin đọc được câu nói
của nhà sử học Tô-mát Phu-lơ (Thomas Fuller) nên
khoe với Tin: “Mình vừa đọc được câu danh ngôn:
Chúng ta chẳng bao giờ hiểu hết được giá trị của
nguồn nước cho đến khi những cái giếng cạn khô”.
Tin thắc mắc: “Mình chưa hiểu rõ câu nói này. Bin
giải thích cho mình nhé!”.
Nếu là Bin, em sẽ giải thích với Tin như thế nào?
– Tình huống 2: Na cho rằng môi trường trong lành
không chỉ cung cấp cho chúng ta sự sống mà còn
mang đến sức khoẻ và hạnh phúc. Cốm không hoàn
toàn đồng tình với ý kiến này.
Nếu là Na, em sẽ giải thích với Cốm như thế nào?
Trong quá trình HS thảo luận nhóm, sắm vai xử lí
tình huống, GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.
3. GV mời một số nhóm lên diễn và các nhóm còn lại 3. Nhóm HS trình bày trước lớp,

133
nhận xét. các nhóm khác nhận xét và góp ý.
* Cách xử lí mong đợi:
– Tình huống 1: Câu danh ngôn
nhắc nhở về vai trò của nguồn
nước đối với cuộc sống của con
người; cần trân trọng, bảo vệ và tiết
kiệm nước. Khi nguồn nước cạn
khô, cuộc sống con người sẽ bị đe
dọa.
– Tình huống 2: Môi trường không
chỉ có ý nghĩa đối với sức khoẻ con
người mà còn ảnh hưởng đến đời
sống tinh thần của con người. Khi
môi trường trong lành, con người
sẽ cảm thấy khoẻ mạnh, vui vẻ và
sảng khoái tinh thần. Điều đó giúp
chúng ta sống hạnh phúc hơn.

4. GV nhận xét quá trình và kết quả thực hiện hoạt 4. HS lắng nghe GV kết luận.
động (lưu ý nhận xét cả về phẩm chất, năng lực
chung); động viên HS. GV nhắc nhở HS tìm hiểu
thêm các loại môi trường sống xung quanh và ý nghĩa
của việc bảo vệ môi trường.
Hoạt động Vận dụng (15 phút)
– Mục tiêu: YN 7.1, TN 7.2, GTHT 7.4, KTXH 7.8.
– Nội dung: Tìm hiểu thực trạng môi trường sống ở địa phương em và nêu lí do phải bảo vệ
môi trường sống.
– Sản phẩm: Thực trạng môi trường sống ở địa phương và nêu lí do phải bảo vệ môi trường
sống đó; chia sẻ của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện: Tìm hiểu thực trạng môi trường sống ở
địa phương em và nêu lí do phải bảo vệ môi trường sống đó.
Ví dụ:
Tên môi trường Địa điểm cụ thể Thực trạng Lí do phải bảo vệ
môi trường môi trường

2. HS chia sẻ với bạn bè về thực trạng môi trường sống ở địa phương và lí do phải bảo vệ

134
môi trường sống đó. GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi, nhóm 4 bằng nhiều
hình thức (bảng biểu, báo tường, bài trình chiếu,…).
3. GV có thể tổ chức để 2– 3 HS chia sẻ trước toàn lớp hoặc chia sẻ kết quả làm việc ở bảng
tin, góc học tập của lớp; trao đổi trong giờ sinh hoạt theo chủ đề có liên quan. GV phối hợp
cùng với phụ huynh để khuyến khích, hỗ trợ HS thực hiện.
4. GV nhận xét và động viên HS; kết luận hoạt động.
Gợi ý: Chúng ta cần tìm hiểu về thực trạng môi trường ở địa phương để hiểu rõ hơn về các
loại môi trường sống và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Hoạt động Tổng kết (5 phút)
– Mục tiêu: TCTH 7.3.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức trò chơi Trắc nghiệm, trò chơi Ô chữ 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt
giúp HS ôn tập cuối bài: củng cố các loại môi trường động; nêu thắc mắc, nếu có.
sống và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống (3 – 5
câu, HS sử dụng hoa trắc nghiệm để lựa chọn,…).
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ: 2. HS đọc và nêu ý nghĩa của bài
Đất, nước, không khí,… xung quanh thơ.
Là môi trường sống trong lành gần xa
Giúp cho tất cả chúng ta
Khoẻ mạnh, hạnh phúc, nhà nhà yên vui.
3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau bài 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng
học và đánh giá, rút kinh nghiệm. yêu cầu cần đạt của bài học thông
qua phiếu tự đánh giá. HS tiếp
nhận ý kiến nhận xét, đánh giá
chung của GV.

135
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Phân loại môi trường sống.
– Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống.

2. Kiến thức trọng tâm


– Phân loại môi trường sống:
+ Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất – không khí
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường sinh vật
+…
– Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất,
hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
+ Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người
+ Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho
hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người (đất, nước, khí hậu để trồng trọt, chăn nuôi,…).

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH
TÌM HIỂU CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

136
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!


Môi trường sống bao gồm tất cả những gì có ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của con người.
Môi trường sống cung cấp cho chúng ta nơi ở, nơi sản xuất đồ vật và nơi chứa chất thải của chúng ta.
Trong bất kì thời điểm nào, môi trường sống đều rất quan trọng và là một vấn đề lớn đối với tất cả mọi
người. Môi trường sống không phải là sự tồn tại trong sạch vĩnh hằng mà sẽ bị suy thoái, ô nhiễm nếu
chúng ta không bảo vệ, chăm sóc nó. Vì vậy, giáo dục cho HS hiểu về môi trường và ý nghĩa của việc
bảo vệ môi trường là điều cấp thiết. Cùng nhà trường và xã hội thực hiện điều này, quý cha mẹ hãy:
1. Thường xuyên nhắc nhở con tìm hiểu các loại môi trường sống và ý nghĩa của việc bảo vệ môi
trường.
2. Làm tấm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tìm hiểu về các loại môi trường sống và
ghi nhớ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Cha mẹ phản hồi tích cực khi con tìm hiểu về các loại môi
trường sống và ghi nhớ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
3. Gửi lại ý kiến nhận xét về việc rèn luyện của các con cho GV chủ nhiệm.
Trong quá trình hướng dẫn, nhắc nhở và rèn luyện cùng con, nếu quý cha mẹ gặp bất kì khó khăn
nào thì GV sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.
Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khoẻ và thành công!
Chân thành cảm ơn.
GV chủ nhiệm

137
Mẫu 2: PHIẾU TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ


Bài 7: Môi trường sống quanh em

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 7.
2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.
3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực, sự hứng thú của HS khi tham gia hoạt động Khởi động, GV
có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

138
– Đánh giá thái độ trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học tập (năng
lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Cần cố gắng Đạt Tốt
Xác định được nhiệm vụ của nhóm
Xác định được nhiệm vụ của cá nhân trong nhóm
Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành
viên làm việc riêng
Ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ thể hiện sự thân thiện, hoà
nhã với bạn bè
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao
Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Có nhận xét, góp ý cho bạn trong nhóm, nhóm khác
với thái độ tích cực, thiện chí

139
– Đánh giá hành vi nêu tên các loại môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường
(năng lực đặc thù) trong xử lí tình huống ở hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu
đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù
Cách xử lí
hợp lí. hợp lí, còn sai sót 1 – hợp, chính xác.
tình huống
2 ý không đáng kể.

Chưa lưu loát, ngữ Khá lưu loát, ngữ điệu Lưu loát, ngữ điệu
Diễn đạt
điệu chưa phù hợp. phù hợp. phù hợp.

Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh Nét mặt, cử chỉ, ánh
Sử dụng phi
mắt chưa phù hợp. mắt khá phù hợp. mắt phù hợp, sinh
ngôn ngữ
động.

Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
túng, thiếu tự tin; chưa còn vụng về trong lời loát trong lời thoại;
Diễn xuất phối hợp với bạn diễn. thoại nhưng không phối hợp tốt với bạn
đáng kể; phối hợp khá diễn.
tốt với bạn diễn.

3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập


GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Nêu được các loại Không nêu được Nêu được 2 – 3 loại. Nêu được 4 loại.
môi trường sống. hoặc chỉ nêu được
một loại.
2. Biết vì sao phải bảo Không nêu được ý Nêu được một ý nghĩa. Nêu được từ 2 ý
vệ môi trường sống. nghĩa. nghĩa trở lên.

140
Bài 8: Em bảo vệ môi trường
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá

1. Phẩm chất chủ yếu

Trách nhiệm Tự giác trong việc bảo vệ môi trường sống. TN 8.1
Yêu nước Sẵn sàng bảo vệ môi trường sống; không đồng YN 8.2
tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
2. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí GTHT 8.3
tình huống; ứng xử văn minh, lịch sự trong các
tình huống để bảo vệ môi trường.
Giải quyết vấn đề và Biết bảo vệ môi trường sống bằng những việc GQVD 8.4
sáng tạo làm cụ thể, sáng tạo.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực nhận thức Nhận biết được một số việc làm bảo vệ môi
chuẩn mực hành vi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng CMHV 8.5
phù hợp với khả năng.
Năng lực đánh giá hành Không đồng tình với những hành vi gây ô
vi của bản thân và người nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn bè CMHV 8.6
khác bảo vệ môi trường sống.
Năng lực điều chỉnh Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở
hành vi nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù CMHV 8.7
hợp với khả năng.

141
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 ( giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Các tình huống bảo vệ môi trường sống.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống bảo vệ môi trường.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

142
Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học Phương pháp/ Kĩ Phương án
học trọng tâm thuật/ Hình thức đánh giá
(70 phút) dạy học
Hoạt động Tạo tâm thế Nghe và vận động Trò chơi Đánh giá
Khởi động học tập cho theo bài hát. thông qua
(5 phút) HS. quan sát thái
độ khởi động.

Hoạt động TN 8.1, Một số việc làm – Dạy học hợp tác – Đánh giá
Kiến tạo YN 8.2, bảo vệ môi trường – Trực quan thông qua
tri thức mới sống ở nhà, ở nhiệm vụ học
CMHV 8.5, – Đàm thoại
(25 phút) trường, ở nơi công tập.
CMHV 8.6 – Kĩ thuật Tia chớp
cộng phù hợp với – Đánh giá
khả năng. thông qua
quan sát thái
độ, hành vi.
Hoạt động TN 8.1, – Nhận biết được – Đánh giá
Luyện tập YN 8.2, một số việc làm – Dạy học hợp tác thông qua
(20 phút) bảo vệ môi trường
GTHT 8.3, – Dạy học giải nhiệm vụ học
sống ở nhà, ở tập.
GQVĐ 8.4, quyết vấn đề
trường, ở nơi công – Đánh giá
CMHV 8.5, – Đàm thoại
cộng phù hợp với thông qua
CMHV 8.6, khả năng. – Kĩ thuật Sắm vai quan sát thái
CMHV 8.7 – Không đồng tình độ, hành vi.
với những hành vi
gây ô nhiễm môi
trường; nhắc nhở
người thân, bạn bè
bảo vệ môi trường
sống.
– Biết bảo vệ môi
trường sống ở nhà,
ở trường, ở nơi
công cộng bằng
những việc làm cụ
thể phù hợp với
khả năng.
Hoạt động TN 8.1, Vận dụng để bảo – Dạy học hợp tác – Đánh giá
Vận dụng YN 8.2, vệ môi trường – Dạy học cá nhân thông qua
(15 phút) sống ở nhà, ở nhiệm vụ học

143
GTHT 8.3, trường, ở nơi công tập.
GQVĐ 8.4, cộng bằng những – Đánh giá
việc làm cụ thể thông qua
CMHV 8.5,
phù hợp với khả quan sát thái
CMHV 8.6, năng. độ, hành vi.
CMHV 8.7
Hoạt động Theo yêu cầu Đánh giá mức độ Dạy học cá nhân Đánh giá qua
Tổng kết cần đạt đáp ứng yêu cầu quan sát thái
(5 phút) cần đạt. độ, hành vi.

144
B. Các hoạt động học

145
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (5 phút)
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Em bảo vệ môi trường.
– Nội dung: Nghe và vận động theo bài hát Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức HS cùng nghe và vận động theo bài hát Điều 1. HS nghe, vận động theo
đó tuỳ thuộc hành động của bạn (Nhạc và lời: Vũ Kim Dung). bài hát dưới sự hướng dẫn
2. Sau khi tổ chức hoạt động, GV đặt câu hỏi cho cả lớp: của GV.
Theo em, bài hát trên truyền tải thông điệp gì? 2. HS suy nghĩ và trả lời
3. GV mời 3 – 5 HS chia sẻ và đặt câu hỏi sâu hơn: Em đã câu hỏi của GV.
làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? để khai thác kiến 3. HS nhận xét lẫn nhau và
thức, kinh nghiệm của HS.
lắng nghe GV nhận xét,
4. Sau khi HS chia sẻ xong, GV ghi nhận thông tin và tổng tổng kết hoạt động.
kết hoạt động để kết nối vào bài học.
Gợi ý: Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi cá
nhân. Trái Đất của chúng ta có giữ được màu xanh hay
không, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực bảo vệ và chăm sóc của
các thế hệ HS tương lai. Trong bài học ngày hôm nay, chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu một số việc làm cụ thể để bảo vệ môi
trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.

Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút)

KTTTM 1. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi


– Mục tiêu: TN 8.1, CMHV 8.5, CMHV 8.6.
– Nội dung: Ý nghĩa của Giờ Trái Đất và Ngày Trái Đất.
+ Ý nghĩa của Giờ Trái Đất: Nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
+ Ý nghĩa của Ngày Trái Đất: Ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động
nhằm bảo vệ giá trị của môi trường sống.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được ý nghĩa của Ngày Trái Đất và Giờ
Trái Đất.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ đọc 2 thông 1. HS lắng nghe yêu cầu
tin trong SGK trang 39 – 40, sau đó thảo luận và trả lời 2 câu và thực hiện theo hướng
hỏi: dẫn của GV.

146
– Ý nghĩa của Giờ Trái Đất, Ngày Trái Đất là gì?
– Em có thể hưởng ứng Giờ Trái Đất và Ngày Trái Đất bằng
những việc làm nào?
Gợi ý:
– Ý nghĩa của Giờ Trái Đất: Nâng cao ý thức của cộng đồng
về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu trên toàn thế giới. Em có thể hưởng ứng Giờ Trái
Đất bằng những việc làm như: tắt các thiết bị điện không ảnh
hưởng đến sinh hoạt trong 60 phút, từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30
ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
– Ý nghĩa của Ngày Trái Đất: Ngày vận động mọi người nâng
cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi
trường sống. Em có thể hưởng ứng Ngày Trái Đất bằng cách:
tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống, trồng cây
xanh, thu gom rác thải,…
2. GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời và mời các nhóm khác 2. HS trả lời câu hỏi, nhận
nhận xét, phản biện ý kiến của nhóm trình bày. xét câu trả lời của nhau.
3. GV chia sẻ thêm sự hiểu biết của mình, hoặc cho HS chia 3. HS chia sẻ hiểu biết của
sẻ sự hiểu biết của các em về Giờ Trái Đất và Ngày Trái Đất. mình về Giờ Trái Đất,
Lưu ý: GV có thể linh hoạt tổ chức hoạt động cá nhân thay Ngày Trái Đất và lắng
cho hoạt động nhóm tuỳ điều kiện lớp học. nghe GV chốt thông điệp
hoạt động.
KTTTM 2. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: TN 8.1, CMHV 8.5, CMHV 8.6.
– Nội dung: Một số cách bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng
những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng:
+ Trồng và bảo vệ cây xanh, không hái hoa, bẻ cành, tàn phá cây xanh.
+ Phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định và biết nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh ở
nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
+ Tiết kiệm điện và nước sạch trong sinh hoạt.
+ Sử dụng các vật liệu tái chế (có thể sử dụng nhiều lần) để sinh hoạt như: bao vải, li thuỷ
tinh, bình nước xách tay,…
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, kể thêm được một số cách bảo vệ môi trường
sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK trang 40 – 41, 1. HS lắng nghe GV
sau đó suy nghĩ và nêu những việc làm bảo vệ môi trường hướng dẫn, lập nhóm theo
sống thể hiện qua các tranh. GV có thể tổ chức cho HS thảo yêu cầu của GV.

147
luận theo nhóm và viết tên các việc làm được thể hiện trong
tranh ra giấy, dán kết quả lên bảng.
2. Sau thời gian HS thảo luận và chuẩn bị sản phẩm, GV nhận 2. HS làm việc theo nhóm
xét kết quả mà HS viết lên giấy và phân tích sâu về các việc và viết lên giấy các việc
làm để HS hiểu rõ hơn về cách thực hiện. làm bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
– Tranh 1: Trồng cây xanh.
– Tranh 2: Phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.
– Tranh 3: Tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt.
– Tranh 4: Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường (vật
liệu tái chế).
3. GV mời 3 – 5 HS kể thêm một số việc làm cụ thể khác để 3. HS kể thêm những việc
bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng phù làm cụ thể bảo vệ môi
hợp với khả năng thực hiện của HS. trường sống ở nhà, ở
trường, ở nơi công cộng.

4. GV chốt kiến thức về một số việc làm bảo vệ môi trường 4. HS lắng nghe GV,
sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng. tương tác về cảm xúc.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
GV đúc kết một số việc làm bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở HS lắng nghe và có thể đặt
trường, ở nơi công cộng: câu hỏi thắc mắc, nếu có.
– Trồng và bảo vệ cây xanh, không hái hoa, bẻ cành, tàn phá
cây xanh.
– Phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định và biết nhắc
nhở mọi người giữ gìn vệ sinh ở nhà, ở trường, ở nơi công
cộng.
– Tiết kiệm điện và nước sạch trong sinh hoạt.
– Sử dụng các vật liệu tái chế (có thể sử dụng nhiều lần) để
sinh hoạt như: bao vải, li thuỷ tinh, bình nước xách tay,…
Hoạt động Luyện tập (15 phút)
– Mục tiêu: TN 8.1, YN 8.2, GTHT 8.3, GQVĐ 8.4, CMHV 8.5, CMHV 8.6, CMHV 8.7.
– Nội dung:
+ Nhận biết được một số việc làm bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công
cộng phù hợp với khả năng.
+ Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn
bè bảo vệ môi trường sống.
+ Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ

148
thể phù hợp với khả năng.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí các tình huống phù hợp, bày tỏ suy nghĩ
và thái độ phù hợp thông qua các hoạt động ở phần Luyện tập.
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét các ý kiến
1. GV linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. 1. HS lắng nghe hướng
Với mỗi tình huống lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ dẫn của GV và nhận nhiệm
thẻ mặt cười (thể hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể hiện vụ.
không đồng tình). GV có thể sử dụng hình thức tổ chức lựa
chọn đồng tình/không đồng tình khác tuỳ điều kiện lớp học.
Gợi ý:
– Ý kiến 1: Sử dụng năng lượng mặt trời là hành vi bảo vệ
môi trường sống quanh em. (Đồng tình)
– Ý kiến 2: Không săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang
dã cũng là cách để bảo vệ môi trường sống. (Đồng tình)
– Ý kiến 3: Đổ nước bẩn ra vỉa hè không làm ô nhiễm môi
trường vì nước sẽ bốc hơi đi. (Không đồng tình)
– Ý kiến 4: Mang theo bình nước khi đi học để giảm việc mua
và thải chai nhựa ra môi trường. (Đồng tình)

2. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hay
không đồng tình? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ 2. HS giơ thẻ theo hướng
thái độ với từng ý kiến. GV nhắc lại tình huống nhiều HS trả dẫn của GV và trả lời câu
lời sai để điều chỉnh nhận thức và thái độ cho HS. hỏi khi tham gia tương tác
với GV.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. HS lắng nghe GV kết
luận.
Luyện tập 2. Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
1. GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một 1. HS lắng nghe GV
trường hợp trong SGK trang 41. Tuỳ năng lực của HS, GV hướng dẫn, tạo nhóm và
yêu cầu thời gian thảo luận hợp lí và sau đó yêu cầu mỗi nhận tình huống.
nhóm chọn một đại diện để thuyết trình kết quả:
– Nhân vật nào trong trường hợp trên biết bảo vệ môi trường
sống? Vì sao?
Gợi ý:
+ Trường hợp a: Bác của Tin chưa biết bảo vệ môi trường
sống vì việc thường xuyên sử dụng thuốc hoá học để ngừa sâu

149
bọ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đất và giảm độ an toàn
của rau.
+ Trường hợp b: Gia đình Cốm biết bảo vệ môi trường sống
vì việc đi bộ, đi xe đạp ở cự li gần vừa cải thiện sức khoẻ vừa
giúp giảm ô nhiễm xăng dầu, khói bụi và tiếng ồn cho khu
vực sinh sống.
+ Trường hợp c: Bin chưa biết bảo vệ môi trường sống vì
hành vi vứt bao ni lông, chai lọ xuống biển là đang tàn phá hệ
sinh thái môi trường biển.
+ Trường hợp d: Na biết bảo vệ môi trường sống vì biết sử
dụng các đồ dùng tái chế được để phục vụ các nhu cầu khác
nhau trong cuộc sống.
– Em sẽ nhắc nhở những người chưa biết bảo vệ môi trường
sống như thế nào?
Lưu ý: HS có thể nêu cách nhắc nhở khác nhau, GV linh động
ghi nhận và ủng hộ những cách nhắc nhở đó nếu hợp lí và
đúng/gần đúng với các hành động, việc làm bảo vệ môi
trường sống đề cập ở hoạt động Kiến tạo tri thức mới 1.
2. Trong quá trình HS thảo luận nhóm, thuyết trình kết quả, 2. HS thảo luận nhóm và
GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. thuyết trình kết quả.
3. GV mời từng nhóm lên thuyết trình kết quả thảo luận và 3. Các nhóm HS nhận xét
các nhóm còn lại nhận xét. và góp ý lẫn nhau.
4. GV nhận xét và khen ngợi HS. GV điều chỉnh và nhấn 4. HS lắng nghe GV kết
mạnh lại một số việc làm bảo vệ môi trường sống đã học luận.
trong bài; nhắc nhở HS luôn ý thức về việc bảo vệ môi trường
sống quanh em.
Luyện tập 3. Xử lí tình huống
1. GV tổ chức lớp thành 6 – 8 nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1. HS lắng nghe GV
chọn 1 trong 2 tình huống trong SGK trang 42 để thảo luận và hướng dẫn, tạo nhóm và
phân chia kịch bản sắm vai xử lí tình huống. nhận tình huống.
2. GV dành thời gian cho HS thảo luận kịch bản và phân chia 2. HS thảo luận nhóm,
vai diễn để sắm vai xử lí tình huống. phân công vai diễn, cách
xử lí tình huống và trình
bày trước lớp.
3. HS sắm vai, các nhóm khác quan sát và nhận xét cách xử lí 3. Các nhóm HS nhận xét
tình huống của nhóm bạn. và góp ý lẫn nhau.

150
4. GV khen ngợi, nhấn mạnh những cách bảo vệ môi trường 4. HS lắng nghe GV kết
sống được HS vận dụng qua phần trình diễn và định hướng luận.
ứng dụng vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Hoạt động Vận dụng (20 phút)
– Mục tiêu: TN 8.1, YN 8.2, GTHT 8.3, GQVĐ 8.4, CMHV 8.5, CMHV 8.6, CMHV 8.7.
– Nội dung: Vận dụng để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
– Sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm ứng với hoạt động Vận dụng.
– Tổ chức thực hiện:
Vận dụng 1. Chia sẻ
1. GV tổ chức hoạt động cá nhân, cho HS thời gian để tự 1. HS lắng nghe yêu cầu
chuẩn bị nội dung chia sẻ những việc các em đã làm để góp của GV, chuẩn bị dữ liệu
phần bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công để thuyết trình.
cộng. Mỗi HS sẽ có 2 – 3 phút chia sẻ với các bạn về những
việc các em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường sống.
2. GV tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên, mời 5 – 7 HS chia sẻ với 2. HS chia sẻ về những
các bạn về những việc các em đã làm để góp phần bảo vệ môi việc các em đã làm.
trường sống.
3. GV tuyên dương và ghi nhận sự nỗ lực của HS. GV động 3. HS lắng nghe GV nhận
viên HS chia sẻ những nội dung này với bạn bè. xét và định hướng ứng
dụng kiến thức bài học
trong tương lai.
Vận dụng 2. Nhắc nhở
1. GV giao nhiệm vụ rèn luyện cho HS: nhắc nhở bạn bè, 1. HS lắng nghe yêu cầu
người thân bảo vệ môi trường sống. của GV và thắc mắc liên
quan đến nhiệm vụ học tập
này, nếu có.
2. GV dặn dò HS về nhà thực hiện nhiệm vụ học tập này và 2. HS về nhà thực hiện
ghi nhận để báo cáo. theo yêu cầu và báo cáo lại
3. GV giải đáp thắc mắc của HS về hoạt động, nếu có. GV vào buổi học tiếp theo.
4. GV động viên và nêu cách khen thưởng cho những HS
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vận dụng 3. Thực hành
1. GV yêu cầu HS quan sát tranh hướng dẫn phân loại rác ở 1. HS lắng nghe yêu cầu
trang 42 SGK. GV giải đáp thắc mắc và phân tích cho HS và hướng dẫn của GV về
hiểu cách phân loại rác thải thành 3 nhóm: rác hữu cơ, rác tái cách phân loại rác thải.
chế và các loại rác khác.
2. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành phân loại rác ở nhà, ở 2. HS nhận nhiệm vụ thực

151
trường, ở nơi công cộng theo hướng dẫn trong 1 tuần và báo hành phân loại rác thải
cáo kết quả thực hiện vào tuần tiếp theo. theo yêu cầu.
Lưu ý: Trong điều kiện hạn chế, GV tổ chức cho HS thực
hành phân loại rác ở trường học để hình thành trong các em ý
thức về các nhóm rác cần phân loại nhằm bảo vệ môi trường.
3. Sau 1 tuần thực hiện, GV mời 5 – 7 HS chia sẻ kết quả thực 3. Sau 1 tuần thực hiện,
hiện. Các HS khác lắng nghe và góp ý để bạn hoàn thiện hơn. HS báo cáo kết quả hoạt
động cho GV và các bạn
nghe.
Hoạt động Tổng kết (5 phút)
– Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn thời gian có – HS lắng nghe và thực
thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài, tập trung củng cố lại một hiện nhiệm vụ GV giao.
số hành vi bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi – HS tiếp nhận ý kiến nhận
công cộng. xét, đánh giá của GV.
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của hai câu thơ
cuối bài.
3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học để
đánh giá, rút kinh nghiệm.

152
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ
thể phù hợp với khả năng.
– Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn
bè bảo vệ môi trường sống.

2. Kiến thức trọng tâm


Một số việc làm bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng:
– Trồng và bảo vệ cây xanh, không hái hoa, bẻ cành, tàn phá cây xanh.
– Phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định và biết nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh
ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
– Tiết kiệm điện và nước sạch trong sinh hoạt.
– Sử dụng các vật liệu tái chế (có thể sử dụng nhiều lần) để sinh hoạt như: bao vải, li thuỷ
tinh, bình nước xách tay,…

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

153
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!

Giáo dục con em biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc
làm cụ thể phù hợp với khả năng là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp các con hình thành tình
yêu thiên nhiên, môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống quanh ta.

Hiện nay, môi trường sống đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Chúng ta, các bậc cha mẹ và các con,
những mầm non tương lai của đất nước có nhiệm vụ giữ gìn và chăm sóc môi trường bằng những hành
động, việc làm từ nhỏ nhất như tiết kiệm nước hay bỏ rác đúng nơi quy định. Tất cả vì sự phát triển lành
mạnh và hạnh phúc của chúng ta và con em chúng ta!

Để hành trình rèn luyện và bảo vệ môi trường diễn ra hiệu quả, không thể thiếu sự đồng hành và
hỗ trợ của cha mẹ HS. Mong quý cha mẹ luôn hỗ trợ cùng GV chủ nhiệm hướng dẫn, nhắc nhở và điều
chỉnh cho con bài học về bảo vệ môi trường sống như:

– Hướng dẫn và điều chỉnh cho con các hành động, việc làm bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở nơi
công cộng, nhất là phân loại rác thải và tiết kiệm tài nguyên.

– Nhắc nhở con thực hiện thường xuyên những việc làm bảo vệ môi trường sống phù hợp với lứa
tuổi.

– Động viên và khen thưởng khi con có những hành động đẹp bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở nơi
công cộng.

Mong quý cha mẹ là tấm gương sáng cho con trong việc góp phần bảo vệ môi trường sống, bởi đây
là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất gắn với sự phát triển tâm lí của HS lớp 5. Nếu quý cha mẹ gặp
bất kì khó khăn nào thì GV chủ nhiệm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ, tất cả cùng hướng đến sự tiến bộ
của HS.

Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khỏe và thành công!

Trân trọng cảm ơn.

GV chủ nhiệm

154
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC THỰC HIỆN CÁC HÀNH ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

155
PHIẾU RÈN LUYỆN

1. Em hãy tham gia bảo vệ môi trường sống quanh em và ghi vào bảng sau:
Các hành động bảo vệ môi
Em tự đánh giá (😊☹) Ý kiến của cha mẹ
trường sống quanh em

😊: Bảo vệ môi trường sống có hiệu quả, được bạn bè tin tưởng, yêu mến.
☹: Chưa chủ động bảo vệ môi trường sống.
2. Em đã bảo vệ môi trường sống quanh em bằng cách nào?
– Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống quanh em?
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………………….

– Em đã thể hiện thái độ của mình như thế nào trước các hành vi gây ô nhiễm môi
trường?
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………………….

156
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 8: Em bảo vệ môi trường

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 8.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

– Đánh giá thái độ HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học tập
(năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Chưa tốt Tốt Rất tốt
Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên
làm việc riêng
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao
Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Biết nhận xét, góp ý cho nhóm khác với thái độ tích cực,
thiện chí

157
– Đánh giá hành vi bảo vệ môi trường sống (năng lực đặc thù) trong xử lí tình huống ở
hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Khá nhiều thành viên Phần lớn các thành Tất cả đều tích cực
không tham gia đóng góp ý viên tham gia đóng đóng góp ý kiến và
Hợp tác
kiến khi nhóm thảo luận, góp ý kiến, cùng làm phân công công việc
nhóm
còn làm việc riêng, chỉ một việc (còn 1 – 2 thành rõ ràng.
vài thành viên làm việc. viên làm việc riêng).
Xử lí tình huống chưa hợp Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống
Cách xử
lí trong việc bảo vệ môi hợp lí, còn sai sót 1 – 2 phù hợp, chính xác
lí tình
trường sống. ý không đáng kể. trong việc bảo vệ
huống
môi trường sống.
Diễn xuất còn lúng túng, Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
thiếu tự tin, ngôn ngữ còn còn vụng về trong lời loát trong lời thoại.
Diễn xuất
ngập ngừng, chưa trôi chảy. thoại nhưng không
đáng kể.

158
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Biết bảo vệ môi Không thực hiện Thực hiện được một Thực hiện được
trường sống ở nhà, ở được những việc số việc làm cụ thể, một cách nhuần
trường, ở nơi công làm cụ thể bảo vệ đơn giản để bảo vệ nhuyễn việc bảo
cộng bằng những việc môi trường sống ở môi trường sống ở vệ môi trường
làm cụ thể phù hợp với nhà, ở trường, ở nhà, ở trường, ở nơi sống bằng những
khả năng. nơi công cộng. công cộng nhưng việc làm cụ thể.
chưa thành thục.
2. Không đồng tình với Không bày tỏ được Thể hiện được sự Bày tỏ được thái
những hành vi gây ô thái độ với những không đồng tình với độ và quan điểm
nhiễm môi trường; hành vi gây ô những hành vi gây ô cá nhân với những
nhắc nhở người thân, nhiễm môi trường; nhiễm môi trường; hành vi gây ô
bạn bè bảo vệ môi chưa biết cách nhắc biết cách nhắc nhở nhiễm môi trường;
trường sống. nhở người thân, người thân, bạn bè thường xuyên biết
bạn bè bảo vệ môi bảo vệ môi trường nhắc nhở người
trường sống. nhưng còn chưa thân, bạn bè bảo
thường xuyên. vệ môi trường
sống.

159
Chủ đề: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm Tự giác, chủ động trong việc thực hiện TN 9.1
kế hoạch cá nhân.
Chăm chỉ Thường xuyên lập kế hoạch cá nhân để CC 9.2
thực hiện các công việc của bản thân
trong học tập và cuộc sống.
2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học Tự lập kế hoạch cá nhân và tìm kiếm TCTH 9.3
thêm các cách thức để lập và thực hiện
được kế hoạch hiệu quả.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Biết thu nhận thông tin từ tình huống; GQVĐST 9.4
đưa ra được cách thức giải quyết vấn
đề trong một số tình huống khi thực
hiện kế hoạch cá nhân.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều chỉnh hành vi Nêu được các loại kế hoạch cá nhân; ĐCHV 9.5
biết được vì sao phải lập kế hoạch cá
nhân; biết cách lập kế hoạch cá nhân và
lập được kế hoạch cá nhân để thực hiện
các công việc của bản thân trong học
tập và cuộc sống.

160
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Các tình huống thực hiện kế hoạch cá nhân.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh họa tình huống thực hiện kế hoạch cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

161
Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy Phương pháp/ Phương án
học học trọng tâm Kĩ thuật/ Hình đánh giá
(105 phút) thức dạy học
Hoạt động Tạo hứng thú Chia sẻ về ước Trò chơi. Đánh giá thông qua
Khởi động học tập cho mơ và cách thực quan sát thái độ khởi
(7 phút) HS. hiện ước mơ đó. động.

Hoạt động TN 9.1, – Nhận biết – Dạy học hợp – Đánh giá thông
Kiến tạo tri CC 9.2, được các loại kế tác qua nhiệm vụ học
thức mới hoạch cá nhân. – Trực quan tập.
GQVĐST 9.4,
(30 phút) – Biết được vì – Đánh giá thông
ĐCHV 9.5 – Đàm thoại
sao phải lập kế – Kĩ thuật Tia qua quan sát thái độ,
hoạch cá nhân. hành vi.
chớp

Hoạt động TN 9.1, – Nêu được lí do – Dạy học hợp – Đánh giá thông
Luyện tập CC 9.2, vì sao phải lập tác qua nhiệm vụ học
(30 phút) kế hoạch cá – Dạy học giải tập.
TCTH 9.3,
nhân. quyết vấn đề – Đánh giá thông
GQVĐST 9.4,
– Biết cách lập – Đàm thoại qua quan sát thái độ,
ĐCHV 9.5 kế hoạch cá hành vi.
nhân hiệu quả.
Hoạt động TN 9.1, Vận dụng để – Dạy học hợp – Đánh giá thông
Vận dụng CC 9.2, biết cách lập kế tác qua nhiệm vụ học
(30 phút) hoạch cá nhân – Dạy học cá tập.
TCTH 9.3,
hiệu quả. nhân – Đánh giá thông
GQVĐST 9.4,
qua quan sát thái độ,
ĐCHV 9.5 hành vi.
Hoạt động Theo yêu cầu Đánh giá mức Dạy học cá Đánh giá qua quan
Tổng kết cần đạt độ đáp ứng yêu nhân sát thái độ, hành vi.
(8 phút) cầu cần đạt.

162
B. Các hoạt động học

163
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (7 phút): Chia sẻ về ước mơ của em
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Em lập kế hoạch cá nhân.
– Nội dung: HS chia sẻ về ước mơ của bản thân.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về ước 1. HS lắng nghe yêu cầu của GV và
mơ của em theo gợi ý: thực hiện theo hướng dẫn.
– Ước mơ của em là gì?
– Vì sao em lại có ước mơ đó?
– Để thực hiện ước mơ đó, em cần làm gì?
2. GV dựa vào chia sẻ của HS khơi gợi về vai trò 2. HS lắng nghe nhận xét và chia sẻ của
cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân để từng GV.
bước đạt được ước mơ của mình.
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và nêu các loại kế hoạch cá nhân
– Mục tiêu: TN 9.1, CC 9.2, GQVĐST 9.4, ĐCHV 9.5.
– Nội dung: Các loại kế hoạch cá nhân.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các loại kế hoạch cá nhân.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi 1. HS lắng nghe và thực hiện theo yêu
hoặc nhóm 4: quan sát các tranh ở trang 43 SGK, cầu của GV.
xác định nội dung tranh và kể thêm các loại kế
hoạch cá nhân thể hiện trong từng tranh.
Gợi ý:
– Các hoạt động trong cuộc sống em có thể lập
kế hoạch: kế hoạch học tập (tranh 1), kế hoạch
rèn luyện bản thân như rèn luyện sức khoẻ (tranh
2), kế hoạch chi tiêu (tranh 3), kế hoạch tổ chức
sự kiện,…
2. GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời và mời 2. HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
các nhóm khác nhận xét, phản biện ý kiến của
nhóm trình bày.

3. GV đặt tiếp câu hỏi: Em có thể lập kế hoạch 3. HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của

164
cá nhân cho các hoạt động nào khác trong cuộc GV.
sống? và mời 2 – 3 HS chia sẻ ý kiến.
4. GV mời HS nhận xét lẫn nhau; GV mở rộng 4. HS lắng nghe GV nhận xét và chốt
thêm một số loại kế hoạch, tổng kết hoạt động và thông điệp hoạt động.
chuyển sang hoạt động kế tiếp.
KTTTM 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: TN 9.1, CC 9.2, GQVĐST 9.4, ĐCHV 9.5.
– Nội dung: Ý nghĩa của việc lập kế hoạch cá nhân.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các lí do vì sao phải lập kế hoạch cá
nhân.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV mời HS đọc to câu chuyện Bác tập cho 1. HS làm việc theo yêu cầu và hướng
chúng tôi có kế hoạch lao động trước lớp. Sau dẫn của GV.
đó, GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
– Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở
anh chị phục vụ và cán bộ điều gì?
– Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác
dụng gì?
Gợi ý:
– Bác thường nhắc cán bộ phải luôn làm việc
đúng giờ và không nên lãng phí thời gian.
– Việc nhắc nhở thường xuyên của Bác rèn luyện
cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng
ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện và
nhất là tránh nhàn rỗi.
2. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi 2. HS chia nhóm và hoạt động nhóm
để trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao phải lập kế theo hướng dẫn của GV.
hoạch cá nhân?
3. GV mời lần lượt một vài nhóm HS trả lời 3. HS trình bày nội dung đã thảo luận
trước lớp và cho HS nhận xét lẫn nhau. GV nhận theo nhóm.
xét, khen ngợi HS.
Gợi ý thêm: GV có thể linh hoạt sử dụng các kĩ
thuật dạy học khác nhau ở bước này. Ví dụ, kĩ
thuật Công não viết: GV làm các thẻ ghi ý kiến
phát cho HS, mỗi HS ghi 1 hoặc 2 ý kiến lên thẻ,
sau đó sẽ đính chung vào một tờ giấy A0 trên
bảng. Để HS hứng thú, GV có thể cắt thẻ ý kiến
thành hình trái cây và dán lên hình vẽ cây trên

165
bảng. Hoặc tạo thẻ ý kiến hình đám mây, hoa lá,
mặt trời,... dán lên bức tranh trên bảng. Sau đó,
GV chọn những ý kiến hay để phân tích và giảng
giải rõ hơn cho HS.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi 4. HS lắng nghe GV chốt lại nội dung.
chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Gợi ý:
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch cá nhân: Nhằm
giúp mỗi người có cái nhìn tổng quát về những
nhiệm vụ mà mình cần thực hiện, sắp xếp hiệu
thời gian, sức lực, tiền bạc, chủ động tìm kiếm sự
trợ giúp khi gặp khó khăn trong việc lập kế
hoạch,… từ đó có thể dễ dàng vượt qua khó khăn
để hoàn thành tốt công việc. Lập kế hoạch cá
nhân là cách làm việc khoa học, giúp mỗi cá
nhân phát huy tốt nhất các tiềm năng của mình,
đạt được các mục tiêu trong học tập, rèn luyện,…
tránh sự tuỳ tiện và nhàn rỗi.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
GV đúc kết lại các loại kế hoạch cá nhân, ý nghĩa HS lắng nghe và có thể đặt câu hỏi thắc
của việc lập kế hoạch cá nhân: mắc, nếu có.
– Các loại kế hoạch cá nhân: kế hoạch học tập;
kế hoạch rèn luyện bản thân; kế hoạch chi tiêu;
kế hoạch tổ chức sự kiện,…
– Ý nghĩa của việc lập kế hoạch cá nhân: Nhằm
giúp mỗi người có cái nhìn tổng quát về những
nhiệm vụ mà mình cần thực hiện, sắp xếp hiệu
thời gian, sức lực, tiền bạc, chủ động tìm kiếm sự
trợ giúp khi gặp khó khăn trong việc lập kế
hoạch,… từ đó có thể dễ dàng vượt qua khó khăn
để hoàn thành tốt công việc. Lập kế hoạch cá
nhân là cách làm việc khoa học, giúp mỗi cá
nhân phát huy tốt nhất các tiềm năng của mình,
đạt được các mục tiêu trong học tập, rèn luyện,…
tránh sự tuỳ tiện và nhàn rỗi.
KTTTM 3. Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: TN 9.1, CC 9.2, GQVĐST 9.4, ĐCHV 9.5.
– Nội dung: Cách lập kế hoạch cá nhân, các bước lập kế hoạch cá nhân, những điều cần lưu

166
ý khi lập kế hoạch cá nhân.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các bước lập kế hoạch cá nhân và
những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch cá nhân.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, 1. HS chia nhóm và làm việc theo
giao nhiệm vụ cho HS: đọc đoạn hội thoại trang hướng dẫn của GV.
45 SGK và thảo luận nhóm để trả lời:
– Từ ý kiến của các bạn, việc lập kế hoạch cá
nhân cần thực hiện theo các bước nào?
– Khi lập kế hoạch cá nhân, em cần lưu ý điều
gì?
2. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo 2. HS trình bày nội dung đã được thảo
luận. Sau mỗi lượt báo cáo, các nhóm HS khác luận.
bổ sung ý kiến.
Gợi ý:
– Các bước lập kế hoạch cá nhân:
+ Việc đầu tiên là xác định rõ mục tiêu và các
mốc thời gian hoàn thành.
+ Sau đó, xác định việc cần làm để đạt được mục
tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các việc đó.
+ Tiếp theo, xác định các biện pháp cho từng
việc làm, người hỗ trợ, giúp đỡ.
+ Trong quá trình thực hiện, có thể đánh giá,
điều chỉnh kế hoạch và cần có thêm biện pháp dự
phòng.
– Những lưu ý khi lập kế hoạch cá nhân:
+ Xác định đúng tầm quan trọng của việc lập kế
hoạch, khi nào nên lập kế hoạch.
+ Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả
năng.
+ Xác định mốc thời gian cụ thể.
+ Sắp xếp các công việc cần làm theo trình tự
nhất định, tuỳ theo mức độ quan trọng và thời
gian thực hiện hoạt động đó nhiều hay ít.
+ Xác định cụ thể cách thức và biện pháp thực
hiện từng hoạt động.
+ Xác định và động viên, huy động nguồn tài

167
lực, nhân lực, vật lực để thực hiện kế hoạch.
+ Thường xuyên đánh giá, điều chỉnh kế hoạch
cho phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Luôn chuẩn bị sẵn biện pháp dự phòng các
trường hợp bất khả kháng.
3. GV nêu yêu cầu để HS tiếp tục suy nghĩ và trả 3. HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy
lời: Những lưu ý khác trong lập kế hoạch cá nghĩ và trả lời.
nhân.
4. GV nhận xét, khen ngợi HS, tổng kết hoạt 4. HS lắng nghe GV nhận xét và đúc
động và chuyển tiếp sang hoạt động sau. kết nội dung.
Hoạt động Luyện tập (30 phút)
– Mục tiêu: TN 9.1, CC 9.2, TCTH 9.3, GQVĐST 9.4, ĐCHV 9.5.
– Nội dung: Các loại kế hoạch cá nhân, ý nghĩa của việc lập kế hoạch và cách thức lập kế
hoạch cá nhân hiệu quả; đồng tình và không đồng tình với những việc làm liên quan đến lập
kế hoạch cá nhân.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động, đưa ra ý kiến, suy nghĩ phù hợp.
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét các ý kiến
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân 1. HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện
hoặc theo nhóm. Với mỗi tình huống lần lượt theo hướng dẫn của GV.
được nêu, GV hướng dẫn HS nêu nhận xét đúng
hoặc sai và giải thích lí do vì sao sau mỗi nhận
xét. Tuỳ điều kiện lớp học, HS có thể giơ tay
hoặc đưa các biểu tượng mặt cười/mặt buồn,
Đ (Đúng) hoặc S (Sai). Để lớp học sinh động,
GV có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm.
Gợi ý:
– Ý kiến 1: Làm việc theo kế hoạch giúp tiết
kiệm thời gian, công sức và tiền bạc của bản
thân. (Đúng)
– Ý kiến 2: Với HS, chỉ có việc học tập mới cần
lập kế hoạch. (Sai)
– Ý kiến 3: Đôi khi phải biết thay đổi kế hoạch để
phù hợp với hoàn cảnh đột xuất. (Đúng)
– Ý kiến 4: Làm việc theo kế hoạch là cứng nhắc
và mất đi tính sáng tạo. (Sai)

– Ý kiến 5: Kế hoạch cá nhân có thể chia làm các

168
loại: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và
kế hoạch dài hạn. (Đúng)
– Ý kiến 6: Việc thực hiện kế hoạch cá nhân cũng
cần sự hỗ trợ của người lớn. (Đúng)
2. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao ý kiến 2. HS lắng nghe giải thích về các đáp án
này là đúng/sai? để tạo cơ hội cho HS giải thích từ GV.
và bày tỏ thái độ với từng ý kiến. GV nhắc lại ý
kiến nhiều HS trả lời sai để điều chỉnh nhận thức
và thái độ cho HS.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt 3. HS lắng nghe GV nhận xét và tổng
động. kết hoạt động.
Luyện tập 2. Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình
1. GV linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc 1. HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện
theo nhóm. Với mỗi tình huống lần lượt được theo hướng dẫn của GV.
nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ mặt cười (thể
hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể hiện không
đồng tình). GV có thể sử dụng hình thức tổ chức
lựa chọn đồng tình/không đồng tình khác tuỳ
điều kiện lớp học. Lưu ý, kĩ thuật dạy học ở hoạt
động Luyện tập 1 và 2 nên khác nhau để tạo
hứng thú cho HS.
Gợi ý:
– Ý kiến 1: Cứ chờ đến lúc gần kiểm tra định kì
thì Bin mới lập kế hoạch ôn tập. (Không đồng
tình)
– Ý kiến 2: Khi lập kế hoạch, Tin đã xác định các
mục tiêu quá sức của mình để có động lực phấn
đấu tốt hơn. (Không đồng tình)
– Ý kiến 3: Sau khi lập kế hoạch, Cốm chờ đến
khi có hứng thú mới thực hiện. (Không đồng
tình)
– Ý kiến 4: Trong bản kế hoạch của Tin, việc nào
thích làm thì được ưu tiên hơn. (Không đồng
tình)
– Ý kiến 5: Khi không thực hiện được kế hoạch,
Na xem lại nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
(Đồng tình)
2. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em 2. HS giải thích và bày tỏ thái độ.
đồng tình/không đồng tình? để tạo cơ hội cho HS

169
giải thích và bày tỏ thái độ với từng tình huống.
GV nhắc lại tình huống nhiều HS trả lời sai để
điều chỉnh nhận thức và thái độ cho HS.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt
động. 3. HS lắng nghe GV nhận xét, đúc kết
nội dung hoạt động.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 2
GV kết luận: HS lắng nghe và có thể đặt câu hỏi thắc
– Các bước lập kế hoạch cá nhân. mắc, nếu có.
– Những lưu ý khi lập kế hoạch cá nhân.
Luyện tập 3. Sắp xếp các nội dung theo trình tự các bước lập kế hoạch cá nhân
1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, 1. HS chia nhóm và thực hiện theo
giao nhiệm vụ cho HS: đọc các nội dung ở trang hướng dẫn của GV.
47 SGK và sắp xếp lại theo trình tự các bước lập
kế hoạch cá nhân
2. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo 2. HS chia sẻ về nội dung đã thảo luận.
luận. Sau mỗi lượt báo cáo, các nhóm HS khác
bổ sung ý kiến.
Gợi ý:
Các bước lập kế hoạch cá nhân:
– Xác định mục tiêu.
– Xác định thời gian hoàn thành.
– Liệt kê các việc cần thực hiện.
– Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các việc.
– Đề ra các biện pháp cụ thể.
– Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt lại. 3. HS lắng nghe GV nhận xét và đúc
(GV có thể liên hệ hoặc mở rộng một số ví dụ kết nội dung hoạt động.
thực tế như kế hoạch tập văn nghệ của lớp dựa
trên các bước lập kế hoạch để HS dễ vận dụng
vào thực tiễn.)
Luyện tập 4. Xử lí tình huống
1. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng HS 1. HS chia nhóm và làm việc theo
mỗi nhóm tuỳ tình hình của lớp học. Mỗi nhóm hướng dẫn của GV.
sẽ bốc thăm chọn 1 trong 3 tình huống trong
trang 47 – 48 SGK để thảo luận và phân chia
sắm vai xử lí tình huống.
2. HS tiến hành thảo luận nhóm.
2. GV cho HS thời gian phù hợp để thảo luận

170
kịch bản và phân chia vai diễn, sắm vai xử lí tình
huống.
3. HS sắm vai, các nhóm khác quan sát và nhận 3. HS sắm vai.
xét về cách xử lí tình huống của nhóm bạn.
4. GV khen ngợi, nhấn mạnh việc thực hiện 4. HS lắng nghe GV nhận xét.
nghiêm túc kế hoạch cá nhân của bản thân và kế
hoạch của nhóm (nhận thức đúng về tầm quan
trọng của kế hoạch, xây dựng các việc trong kế
hoạch hợp lí, đặc biệt nhấn mạnh tính trách
nhiệm, sự nhẫn nại và kiên trì thực hiện theo kế
hoạch đã đề ra).
Gợi ý:
– Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ giải thích như
thế nào để em gái thấy được lợi ích của việc lập
và thực hiện kế hoạch cá nhân?
Em sẽ giải thích với em gái rằng việc lập và thực
hiện kế hoạch cá nhân sẽ giúp sắp xếp công việc
và thời gian hợp lí, hoàn thành những việc đã đề
ra. Nếu làm việc không có kế hoạch sẽ gây lãng
phí thời gian và không đảm bảo hiệu quả.
– Tình huống 2: Nếu là thành viên của nhóm, em
sẽ làm gì?
Em sẽ góp ý với Bin để Bin thấy được vai trò của
mình trong nhóm, tác hại của việc Bin đi muộn
ảnh hưởng đến kết quả tập văn nghệ và động
viên Bin đi luyện tập văn nghệ đầy đủ theo kế
hoạch của nhóm.
– Tình huống 3: Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Em sẽ không giận dỗi bỏ về mà vui vẻ ở lại đọc
sách cùng Tin, sau đó cả hai mới cùng đi đá
bóng. Em cũng học hỏi tính quyết tâm, kiên nhẫn
thực hiện kế hoạch, không tuỳ hứng của Tin.
Hoạt động Vận dụng (30 phút)
– Mục tiêu: TN 9.1, CC 9.2, TCTH 9.3, GQVĐST 9.4, ĐCHV 9.5.
– Nội dung: Rèn luyện, thực hành lập kế hoạch cá nhân để thực hiện các công việc của bản
thân trong học tập và cuộc sống.
– Sản phẩm: Tạo ra sản phẩm ứng với hoạt động Vận dụng.
– Tổ chức thực hiện:

171
1. GV giao nhiệm vụ rèn luyện cho HS: Chọn – HS lắng nghe GV hướng dẫn.
một trong những việc sau (trang 48 SGK) và lập – HS thực hiện theo kế hoạch cá nhân
kế hoạch thực hiện. đã lập và chia sẻ với các bạn về kết quả
2. GV dặn dò HS về thực hiện nhiệm vụ học tập đạt được. Sau đó, tự đánh giá và điều
này và ghi nhận để báo cáo. chỉnh trước khi xây dựng kế hoạch cá
3. GV giải đáp thắc mắc của HS về hoạt động, nhân cho giai đoạn kế tiếp.
nếu có.
4. GV động viên và nêu cách khen thưởng cho
những HS hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động Tổng kết (8 phút)
– Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn – HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
thời gian có thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài, GV giao.
tập trung củng cố lại các bước lập kế hoạch cá – HS tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh
nhân. giá của GV.
2. GV tổ chức cho HS đọc và phát biểu cảm nhận
về ý nghĩa của câu ghi nhớ: Bốn bước dẫn tới
thành tựu: lên kế hoạch có mục đích; chuẩn bị
chuyên tâm; tiến hành tích cực; theo đuổi bền bỉ
(William Arthur Ward).
3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau
giờ học để đánh giá, rút kinh nghiệm.

172
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Các loại kế hoạch cá nhân.
– Biết được vì sao phải lập kế hoạch cá nhân.
– Biết được các bước lập kế hoạch cá nhân.
– Biết được những lưu ý khi lập kế hoạch cá nhân.

2. Kiến thức trọng tâm


– Các loại kế hoạch cá nhân:
+ Kế hoạch học tập;
+ Kế hoạch rèn luyện bản thân;
+ Kế hoạch chi tiêu;
+ Kế hoạch tổ chức sự kiện,…
– Ý nghĩa của lập kế hoạch cá nhân: Nhằm giúp mỗi người có cái nhìn tổng quát về
những nhiệm vụ mà mình cần thực hiện, sắp xếp hiệu quả thời gian, sức lực, tiền bạc, chủ
động tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch,… từ đó có thể dễ dàng
vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc. Lập kế hoạch cá nhân là cách làm việc khoa
học, giúp mỗi cá nhân phát huy tốt nhất các tiềm năng của mình, đạt được các mục tiêu trong
học tập, rèn luyện,… tránh sự tuỳ tiện và nhàn rỗi.
– Các bước lập kế hoạch cá nhân:
+ Xác định mục tiêu.
+ Xác định thời gian hoàn thành.
+ Liệt kê các việc cần thực hiện.
+ Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các việc.
+ Đề ra các biện pháp cụ thể.
+ Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
– Những lưu ý khi lập kế hoạch cá nhân:
+ Xác định đúng tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, khi nào nên lập kế hoạch.
+ Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng.
+ Xác định mốc thời gian cụ thể.

173
+ Sắp xếp các công việc cần làm theo trình tự nhất định, tuỳ theo mức độ quan trọng
và thời gian thực hiện hoạt động đó nhiều hay ít.
+ Xác định cụ thể cách thức và biện pháp thực hiện từng hoạt động.
+ Xác định và động viên, huy động nguồn tài lực, nhân lực, vật lực để thực hiện
kế hoạch.
+ Thường xuyên đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Luôn chuẩn bị sẵn biện pháp dự phòng các trường hợp bất khả kháng.

174
B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

175
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!

Biết cách lập kế hoạch cá nhân để thực hiện các công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống
là điều cần thiết giúp HS rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và năng lực tự chủ, giải quyết vấn
đề. Đây là những phẩm chất và năng lực cần thiết để HS phát triển toàn diện và thành công trong học
tập, cuộc sống. Kính mong quý cha mẹ phối hợp với nhà trường để giáo dục toàn diện cho HS bằng
cách:

1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con thực hiện có hiệu quả và chất lượng việc học tập và việc nhà
phù hợp với lứa tuổi.

2. Cha mẹ làm gương để con quan sát, học hỏi theo khi làm việc luôn có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
Cha mẹ bày tỏ niềm vui và tiếp tục động viên khi con làm việc có kế hoạch và có biện pháp nhắc nhở, chỉ
bảo, gợi ý cách khắc phục nếu con chưa có kế hoạch học tập và làm các công việc trong cuộc sống.

Chân thành cảm ơn quý cha mẹ!

GV chủ nhiệm

176
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

177
PHIẾU RÈN LUYỆN

1. Em hãy thực hiện hiện việc lập kế hoạch cá nhân và ghi vào bảng sau:
Những việc em làm để lập Em tự đánh giá Ý kiến của cha mẹ
kế hoạch cá nhân (😊☹)

😊: Chủ động lập kế hoạch cá nhân.


: Chưa chủ động lập kế hoạch cá nhân.
2. Vì sao phải lập kế hoạch cá nhân?
– Em đã làm gì để có thể thực hiện kế hoạch cá nhân hiệu quả?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
– Vì sao phải lập kế hoạch cá nhân?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

178
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 9.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh họa

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực trong hoạt động Khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Chưa tốt Tốt Rất tốt

Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên làm
việc riêng

Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao

Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm

Biết nhận xét, góp ý cho nhóm khác với thái độ tích cực,
thiện chí

179
– Đánh giá hành vi lập kế hoạch (năng lực đặc thù) trong xử lí tình huống ở hoạt động
Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống
Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Khá nhiều thành viên Phần lớn các thành Tất cả đều tích cực đóng
không tham gia đóng viên tham gia đóng góp ý kiến và phân công
Hợp tác góp ý kiến khi nhóm góp ý kiến, cùng làm công việc rõ ràng.
nhóm thảo luận, còn làm việc việc (còn 1 – 2 thành
riêng, chỉ một vài thành viên làm việc riêng).
viên làm việc.

Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống phù


Cách xử lí
hợp lí trong việc nhận hợp lí, còn sai sót 1 – 2 hợp, chính xác trong
tình
biết ý nghĩa của việc lập ý không đáng kể. việc nhận biết các bước
huống
kế hoạch cá nhân. lập kế hoạch cá nhân.

Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu loát
túng, thiếu tự tin, ngôn còn vụng về trong lời trong lời thoại.
Diễn xuất
ngữ còn ngập ngừng, thoại nhưng không
chưa trôi chảy. đáng kể.

180
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)

Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

1. Nêu được các loại kế Không nêu được hoặc Nêu được 2 – 3 Nêu được 4 loại.
hoạch cá nhân chỉ nêu được một loại. loại.

2. Biết vì sao phải lập Không nêu được ý Nêu được một ý Nêu được từ 2 ý
kế hoạch cá nhân nghĩa. nghĩa. nghĩa trở lên.

3. Nêu được các bước Không nêu được hoặc Nêu được 2 – 3 Nêu được 4 bước
lập kế hoạch cá nhân chỉ nêu được một bước. bước. trở lên.

4. Thực hiện được việc Không thực hiện được. Thực hiện được Thực hiện được 2
lập kế hoạch cá nhân một cách. cách trở lên.

181
Chủ đề: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI
Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm Tự giác, chủ động trong việc nhận biết một số TN 10.1
biểu hiện xâm hại.
Trung thực Thẳng thắn với cảm xúc của bản thân khi có TT 10.2
nguy cơ bị xâm hại.
2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học Tự nghiên cứu và tìm hiểu một số biểu hiện xâm TCTH 10.3
hại và tự chủ trong việc nhận biết được tình
huống có nguy cơ bị xâm hại.
Giao tiếp và hợp tác Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí GTHT 10.4
tình huống; ứng xử khéo léo để nhận biết một số
biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của việc phòng,
tránh xâm hại.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
3.1. Năng lực điều chỉnh hành vi
Năng lực nhận thức Nhận biết được một số biểu hiện xâm hại và ý
CMHV 10.5
chuẩn mực hành vi nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại.
Năng lực đánh giá hành Tự đánh giá được một số biểu hiện xâm hại và
vi của bản thân và tầm quan trọng của việc phòng, tránh xâm hại. CMHV 10.6
người khác
3.2. Năng lực phát triển bản thân
Năng lực phát triển – Nêu được một số biểu hiện xâm hại.
PTBT 10.7
bản thân – Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.

182
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 ( giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Các tình huống mô tả biểu hiện của xâm hại.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

183
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy Phương pháp/ Phương án
(105 phút) học trọng tâm Kĩ thuật/ đánh giá
Hình thức
dạy học
Hoạt động Tạo tâm thế học Chơi trò chơi Trò chơi Đánh giá thông
Khởi động tập cho HS. qua quan sát thái
(7 phút) độ khởi động.

Hoạt động Kiến TN 10.1, – Một số biểu – Dạy học hợp – Đánh giá
tạo tri thức mới TT 10.2, hiện xâm hại. tác thông qua nhiệm
(30 phút) vụ học tập.
TCTH 10.3, – Ý nghĩa của – Trực quan
việc phòng, – Đàm thoại – Đánh giá
CMHV 10.5,
PTBT 10.7 tránh xâm hại. – Kĩ thuật Tia thông qua quan
sát thái độ, hành
chớp
vi.
Hoạt động TN 10.1, – Nhận biết – Dạy học hợp – Đánh giá
Luyện tập TT 10.2, một số biểu tác thông qua nhiệm
(30 phút) hiện xâm hại. – Dạy học giải vụ học tập.
TCTH 10.3,
– Nêu ý nghĩa quyết vấn đề – Đánh giá
GTHT 10.4,
của việc phòng, – Đàm thoại thông qua quan
CMHV 10.5, tránh xâm hại. sát thái độ, hành
– Kĩ thuật Sắm
CMHV 10.6, vi.
vai
PTBT 10.7
Hoạt động TN 10.1, Vận dụng để – Dạy học hợp – Đánh giá
Vận dụng TT 10.2, nhận biết một tác thông qua nhiệm
(30 phút) số biểu hiện – Dạy học cá vụ học tập.
TCTH 10.3,
của xâm hại và nhân – Đánh giá
GTHT 10.4, nêu ý nghĩa của thông qua quan
CMHV 10.5, việc phòng, sát thái độ, hành
CMHV 10.6, tránh xâm hại. vi.
PTBT 10.7

Hoạt động Theo yêu cầu Đánh giá mức Dạy học cá Đánh giá qua
Tổng kết (8 phút) cần đạt độ đáp ứng yêu nhân quan sát thái độ,
cầu cần đạt. hành vi.

184
B. Các hoạt động học

185
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (7 phút)
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Em nhận diện biểu hiện xâm hại.
– Nội dung: Đồng thanh đọc bài vè Nhắc bé.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức HS cùng nhau đồng thanh đọc to bài vè Nhắc 1. HS lắng nghe yêu cầu
bé (hoạt động tập thể). GV có thể cho HS luyện đọc 2 – 3 lần của GV, đọc nháp bài vè
rồi bắt nhịp đọc to. và cùng đồng thanh đọc bài
vè.
2. Sau khi tổ chức xong hoạt động, GV đặt câu hỏi cho cả 2. HS trả lời câu hỏi của
lớp: Biểu hiện xâm hại nào được nhắc đến trong bài vè? GV.
3. GV mời 3 – 5 HS chia sẻ và đặt câu hỏi sâu hơn: Vì sao em 3. HS chia sẻ và nhận xét
nghĩ đó là biểu hiện xâm hại? để khai thác kiến thức, kinh lẫn nhau.
nghiệm của HS.
4. Sau khi HS chia sẻ xong, GV ghi nhận thông tin và tổng 4. HS lắng nghe GV nhận
kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. xét, tổng kết hoạt động.
Gợi ý: Xâm hại trẻ em là một tội ác và phải bị lên án, đẩy lùi
trong xã hội hiện đại. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu một số biểu hiện của xâm hại và tầm quan
trọng của việc phòng, tránh xâm hại.
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: TN 10.1, TT 10.2, TCTH 10.3, CMHV 10.5, PTBT 10.7.
– Nội dung: Một số biểu hiện xâm hại trẻ em:
+ Xâm hại thể chất: đánh đập, tác động vật lí, thực hiện hành vi bạo lực lên cơ thể trẻ,…
+ Xâm hại tinh thần: nói xấu, lăng mạ, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ,…
+ Xâm hại tình dục: đụng chạm vùng riêng tư, tấn công tình dục, cưỡng ép tình dục, cho trẻ
xem các hình ảnh đồi truỵ/vùng riêng tư, bắt ép trẻ tham gia hành vi quan hệ tình dục, nói
những lời nhạy cảm về tình dục với trẻ,…
+ Xao nhãng, bỏ mặc: bỏ bê về mặt cảm xúc, không quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của
trẻ như ăn uống, học tập, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ,…
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các biểu hiện xâm hại trẻ em.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trang 49 – 50 SGK, suy 1. HS lắng nghe yêu cầu và

186
nghĩ và nêu các biểu hiện xâm hại. GV có thể tổ chức cho HS thực hiện theo hướng dẫn
thảo luận theo nhóm, viết tên biểu hiện xâm hại ra giấy và dán của GV.
kết quả lên bảng.
2. Sau thời gian HS thảo luận và chuẩn bị sản phẩm, GV nhận 2. HS thảo luận nhóm và
xét về các biểu hiện mà HS viết lên giấy và phân tích sâu hơn viết ra giấy các biểu hiện
để HS nhận biết rõ hơn các biểu hiện này sẽ xuất hiện trong xâm hại.
tình huống như thế nào.
Gợi ý:
– Tranh 1: Đánh đập trẻ.
– Tranh 2: Nói xấu, xúc phạm danh dự.
– Tranh 3: Đụng chạm vùng riêng tư của trẻ.
– Tranh 4: Không quan tâm đến nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
của trẻ.
3. GV mời 3 – 5 HS kể thêm một số biểu hiện xâm hại mà các 3. HS kể thêm một số biểu
em biết. hiện xâm hại.
4. GV chốt kiến thức về một số biểu hiện xâm hại trẻ em. 4. HS lắng nghe GV góp ý,
nhận xét.
KTTTM 2. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
– Mục tiêu: TN 10.1, TT 10.2, TCTH 10.3, CMHV 10.5, PTBT 10.7.
– Nội dung: Ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại:
Đặc trưng của trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt
thể chất và tâm sinh lí. Chính vì vậy, hậu quả do xâm hại gây ra đối với các em nặng nề cả
về thể chất cũng như tâm lí, tình cảm. Việc phòng, tránh xâm hại trẻ em giúp trẻ nhận diện
được các dấu hiệu nguy cơ, tình huống nguy hiểm liên quan đến xâm hại để chủ động ứng
phó, giảm các nguy cơ tổn thương tâm lí và thể chất về sau.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm
hại trẻ em.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các 1. HS lập nhóm theo yêu
nhóm đọc thông tin trang 50 SGK, sau đó thảo luận và trả lời: cầu của GV, thảo luận
– Xâm hại trẻ em gây ra những tác hại gì? nhóm và trả lời câu hỏi/yêu
cầu.
– Kể thêm tác hại của xâm hại trẻ em.
– Theo em, vì sao phải phòng, tránh xâm hại?
2. HS nêu ý kiến của nhóm
2. GV mời HS đại diện các nhóm trình bày câu trả lời và cho
về tác hại của xâm hại trẻ
các nhóm khác nhận xét, phản biện ý kiến của nhóm trình
em, ý nghĩa của việc
bày.
phòng, tránh xâm hại và
nhận xét ý kiến của các

187
nhóm khác.
3. HS lắng nghe GV, tương
3. GV phân tích thêm một số tác hại của xâm hại trẻ em để
tác về cảm xúc.
HS ý thức được tầm quan trọng của việc nhận biết và phòng,
tránh xâm hại.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
GV đúc kết những biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của việc HS lắng nghe và có thể đặt
phòng, tránh xâm hại. câu hỏi thắc mắc, nếu có.
– Một số biểu hiện của xâm hại:
+ Xâm hại thể chất: đánh đập, tác động vật lí, thực hiện hành
vi bạo lực lên cơ thể trẻ,…
+ Xâm hại tinh thần: nói xấu, lăng mạ, chửi bới, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của trẻ,…
+ Xâm hại tình dục: đụng chạm vùng riêng tư, tấn công tình
dục, cưỡng ép tình dục, cho trẻ xem các hình ảnh đồi
truỵ/vùng riêng tư, bắt ép trẻ tham gia hành vi quan hệ tình
dục, nói những lời nhạy cảm về tình dục với trẻ,…
+ Xao nhãng, bỏ mặc: bỏ bê về mặt cảm xúc, không quan tâm
đến các nhu cầu cơ bản của trẻ như ăn uống, học tập, vui chơi,
giải trí, chăm sóc sức khoẻ,…
– Ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại:
Đặc trưng của trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát
triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lí. Chính vì
vậy, hậu quả do xâm hại gây ra đối với các em nặng nề cả về
thể chất cũng như tâm lí, tình cảm. Việc phòng, tránh xâm hại
trẻ em giúp trẻ nhận diện được các dấu hiệu nguy cơ, tình
huống nguy hiểm liên quan đến xâm hại để chủ động ứng
phó, giảm các nguy cơ tổn thương tâm lí và thể chất về sau.
Hoạt động Luyện tập (30 phút)
– Mục tiêu: TN 10.1, TT 10.2, TCTH 10.3, GTHT 10.4, CMHV 10.5, CMHV 10.6, PTBT
10.7.
– Nội dung: Nhận biết biểu hiện xâm hại; nêu ý nghĩa của phòng, tránh xâm hại.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí các tình huống phù hợp, bày tỏ suy nghĩ
và thái độ phù hợp thông qua các hoạt động Luyện tập.
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
1. GV linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. 1. HS lắng nghe hướng dẫn
Với mỗi ý kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ của GV và nhận nhiệm vụ.
mặt cười (thể hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể hiện không

188
đồng tình). GV có thể sử dụng hình thức tổ chức lựa chọn
đồng tình/không đồng tình khác tuỳ điều kiện lớp học.
Gợi ý:
– Ý kiến 1: Xâm hại trẻ em để lại những tổn thương thể chất
và tinh thần nặng nè. (Đồng tình)
– Ý kiến 2: Bỏ mặc trẻ em không phải là biểu hiện xâm hại.
(Không đồng tình)
– Ý kiến 3: Phòng, tránh xâm hại tạo điều kiện cho trẻ em
phát triển lành mạnh, hạnh phúc. (Đồng tình).
– Ý kiến 4: Phòng, tránh xâm hại trẻ em không phải là thực
hiện quyền trẻ em. (Không đồng tình)
2. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng
tình/không đồng tình? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày 2. HS giơ thẻ theo hướng
tỏ thái độ với từng ý kiến. GV nhắc lại tình huống nhiều HS dẫn của GV và trả lời câu
trả lời sai để điều chỉnh nhận thức và thái độ cho HS. hỏi khi tham gia tương tác
với GV.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. HS lắng nghe GV kết
luận.
Luyện tập 2. Nhận diện trường hợp bị xâm hại
1. GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một 1. HS lắng nghe GV hướng
trường hợp trong trang 51 SGK. Tuỳ năng lực của HS, GV dẫn, tạo nhóm, nhận tình
yêu cầu thời gian thảo luận hợp lí và sau đó mỗi nhóm chọn huống và thảo luận nhóm.
một đại diện để thuyết trình kết quả:
– Trường hợp nào sau đây bị xâm hại?
Trả lời: a, b, d, e.
– Chỉ ra các biểu hiện của xâm hại.
Trả lời:
+ Trường hợp a: Xâm hại tình dục (đụng chạm vào vùng
riêng tư).
+ Trường hợp b: Xâm hại thể chất và tinh thần (đánh đập và
xúc phạm danh dự, đe doạ trẻ).
+ Trường hợp d: Xâm hại tinh thần (tấn công trên mạng xã
hội và uy hiếp trẻ).
+ Trường hợp e: Xao nhãng (không quan tâm đến nhu cầu
được yêu thương, quan tâm, chăm sóc trẻ).
Lưu ý: HS có thể nêu cách ứng phó khác, GV linh động ghi
nhận và ủng hộ những cách ứng phó đó nếu hợp lí và

189
đúng/gần đúng với các kĩ năng phòng, tránh xâm hại đã đề
cập ở hoạt động Kiến tạo tri thức mới 1. Trong quá trình HS
thảo luận nhóm, thuyết trình kết quả, GV quan sát và hỗ trợ
HS khi cần thiết.
2. HS thuyết trình kết quả,
2. GV mời từng nhóm lên thuyết trình kết quả thảo luận và các nhóm HS nhận xét và
các nhóm còn lại nhận xét. góp ý lẫn nhau.
3. HS lắng nghe GV kết
3. GV nhận xét và khen ngợi HS. GV điều chỉnh và nhấn luận.
mạnh lại một số biểu hiện xâm hại đã học trong bài, nhắc nhở
HS luôn có ý thức cảnh giác trước những hành vi có nguy
cơ/biểu hiện của xâm hại.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 2
GV kết luận: HS lắng nghe và có thể đặt
Xâm hại trẻ em là một tội ác. Việc nhắc nhở và giúp bạn nhận câu hỏi thắc mắc, nếu có.
biết các biểu hiện xâm hại là rất cần thiết, giúp các em chủ
động phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Luyện tập 3. Vẽ sơ đồ tư duy
1. GV tổ chức lớp thành 6 – 8 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi 1. HS lắng nghe GV hướng
nhóm hệ thống kiến thức về biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của dẫn, tạo nhóm, nhận nhiệm
việc phòng, tránh xâm hại bằng sơ đồ tư duy. vụ và thảo luận nhóm, vẽ
sơ đồ tư duy theo yêu cầu.
2. GV cho HS thời gian để thực hiện sản phẩm và áp dụng kĩ 2. Các nhóm HS nhận xét
thuật Phòng tranh để trưng bày, thuyết trình về sản phẩm sơ sản phẩm sơ đồ tư duy và
đồ tư duy mà nhóm đã tạo ra. góp ý lẫn nhau.
3. GV nhấn mạnh một số biểu hiện cơ bản của xâm hại (4 3. HS lắng nghe GV kết
nhóm biểu hiện) và ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại đã luận.
dạy ở tiết trước để HS ghi nhớ sâu và định hướng ứng dụng
vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Hoạt động Vận dụng (30 phút)
– Mục tiêu: TN 10.1, TT 10.2, THTC 10.3, GTHT 10.4, CMHV 10.5, CMHV 10.6, PTBT
10.7.
– Nội dung: Vận dụng để nhận biết biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm
hại trẻ em.
– Sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm ứng với hoạt động Vận dụng.
– Tổ chức thực hiện:
Vận dụng 1. Chia sẻ
1. GV tổ chức hoạt động cá nhân, cho HS thời gian để tự 1. HS lắng nghe yêu cầu
chuẩn bị nội dung liên quan đến các biểu hiện xâm hại và ý của GV, chuẩn bị dữ liệu

190
nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại. Mỗi HS thuyết trình sẽ để thuyết trình.
có 2 – 3 phút chia sẻ về các biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của
việc phòng, tránh xâm hại.
2. GV tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên, mời 5 – 7 HS thuyết 2. HS thuyết trình, chia sẻ
trình về nội dung các em chia sẻ với bạn bè, người thân về các về nội dung đã chuẩn bị.
biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại.
3. GV tuyên dương và ghi nhận sự nỗ lực của HS. GV động
viên HS chia sẻ những nội dung này với bạn bè, người thân. 3. HS lắng nghe nhận xét
Gợi ý: Các em hãy luôn chủ động nhận diện các biểu hiện của bạn bè và GV.
xâm hại và tìm kiếm sự hỗ trợ ngay lập tức.
Vận dụng 2. Nhắc nhở bạn bè, người thân về các biểu hiện của xâm hại
1. GV giao nhiệm vụ rèn luyện cho HS thực hiện việc nhắc 1. HS lắng nghe yêu cầu
nhở bạn bè, người thân về các biểu hiện của xâm hại. của GV và nêu thắc mắc
liên quan đến nhiệm vụ
học tập này, nếu có.
2. GV dặn dò HS về thực hiện nhiệm vụ học tập này và ghi 2. HS về nhà thực hiện
nhận để báo cáo. GV giải đáp thắc mắc của HS về hoạt động, theo yêu cầu và báo cáo lại
nếu có. GV vào buổi học tiếp theo.
3. GV động viên và nêu cách khen thưởng cho những HS
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động Tổng kết (8 phút)
– Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn thời – HS lắng nghe và thực
gian có thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài, tập trung củng cố hiện nhiệm vụ GV giao.
lại một số biểu hiện của xâm hại và ý nghĩa của việc phòng, – HS tiếp nhận ý kiến nhận
tránh xâm hại trẻ em. xét, đánh giá của GV.
2. Tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ cuối bài.
3. Tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học để
đánh giá, rút kinh nghiệm.

191
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Một số biểu hiện xâm hại.
– Ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại.

2. Kiến thức trọng tâm


– Một số biểu hiện của xâm hại:
+ Xâm hại thể chất: đánh đập, tác động vật lí, thực hiện hành vi bạo lực lên cơ thể trẻ,

+ Xâm hại tinh thần: nói xấu, lăng mạ, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
trẻ,…
+ Xâm hại tình dục: đụng chạm vào vùng riêng tư, tấn công tình dục, cưỡng ép tình
dục, cho trẻ xem các hình ảnh đồi truỵ/vùng riêng tư, bắt ép trẻ tham gia hành vi quan hệ tình
dục, nói những lời nhạy cảm về tình dục với trẻ,…
+ Xao nhãng, bỏ mặc: bỏ bê về mặt cảm xúc, không quan tâm đến các nhu cầu cơ bản
của trẻ như ăn uống, học tập, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ,…
– Ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại:
Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và
tâm sinh lí. Chính vì vậy, hậu quả do xâm hại gây ra đối với các em nặng nề cả về thể chất
cũng như tâm lí, tình cảm. Việc phòng, tránh xâm hại trẻ em giúp trẻ nhận diện được các dấu
hiệu nguy cơ, tình huống nguy hiểm liên quan đến xâm hại để chủ động ứng phó, giảm các
nguy cơ tổn thương tâm lí và thể chất về sau.
Lưu ý: Đây là dạng bài kĩ năng sống, do đó, GV cần hướng dẫn HS nhận diện các biểu
hiện xâm hại trong các tình huống khác nhau để HS chủ động phòng, tránh xâm hại.
B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

192
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh
Quý cha mẹ học sinh kính mến!
Việc nhận biết biểu hiện xâm hại là một trong những bước đầu tiên giúp các con hình thành được
kiến thức và cách ứng phó khi rơi vào các tình huống nguy hiểm. Đây sẽ là những hàng rào bảo vệ giúp
các con chủ động hơn trong các tình huống và nâng cao ý thức bảo vệ bản thân trong xã hội hiện đại.
Để hành trình rèn luyện và phát triển kĩ năng phòng, tránh xâm hại diễn ra có hiệu quả, không thể
thiếu sự đồng hành và hỗ trợ của quý cha mẹ HS. Mong quý cha mẹ luôn hỗ trợ cùng GV chủ nhiệm
hướng dẫn, nhắc nhở và điều chỉnh cho con bài học về kĩ năng phòng, tránh xâm hại như sau:
– Hướng dẫn và điều chỉnh cho con cách nhận diện biểu hiện xâm hại và cách ứng phó khi rơi vào
tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
– Nhắc nhở con thực hành thường xuyên những kĩ năng này để luôn chủ động trong mọi tình
huống.
– Động viên và khen thưởng khi con thực hiện nghiêm túc kĩ năng phòng, tránh xâm hại.
Mong quý cha mẹ là tấm gương sáng cho con trong việc thực hành kĩ năng phòng, tránh xâm hại,
bởi đây là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất gắn với sự phát triển tâm lí của HS lớp 5. Nếu quý cha
mẹ gặp bất kì khó khăn nào thì GV chủ nhiệm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ, tất cả cùng hướng đến sự
tiến bộ của HS.
Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khỏe và thành công!
Trân trọng cảm ơn.
GV chủ nhiệm

193
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN XÂM HẠI

194
PHIẾU RÈN LUYỆN

1. Em hãy thực hiện việc nhận biết biểu hiện xâm hại và ghi vào bảng sau:
Một số biểu hiện xâm hại Em tự đánh giá (😊☹) Ý kiến của cha mẹ

😊: Nhận biết nhanh chóng các biểu hiện xâm hại.


☹: Chưa chủ động nhận biết biểu hiện xâm hại.
2. Vì sao phải phòng, tránh xâm hại trẻ em?
– Hậu quả của xâm hại trẻ em là gì?
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

– Vì sao phải phòng, tránh xâm hại trẻ em?
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

195
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 10.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh họa


3.1. Đánh giá thông qua quan sát
– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

– Đánh giá thái độ HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học tập
(năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Chưa tốt Tốt Rất tốt
Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên
làm việc riêng
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao
Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Biết nhận xét, góp ý cho nhóm khác với thái độ tích cực,
thiện chí

196
– Đánh giá hành vi (năng lực đặc thù) trong xử lí tình huống ở hoạt động Luyện tập, GV
có thể thiết kế phiếu đánh giá:

Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Khá nhiều thành viên Phần lớn các thành Tất cả đều tích cực
không tham gia đóng viên tham gia đóng đóng góp ý kiến
góp ý kiến khi nhóm góp ý kiến, cùng làm và phân công công
Hợp tác nhóm
thảo luận, còn làm việc việc (còn 1 – 2 thành việc rõ ràng.
riêng, chỉ một vài thành viên làm việc riêng).
viên làm việc.

Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống


hợp lí trong việc nhận hợp lí, còn sai sót 1 – 2 phù hợp, chính xác
Cách xử lí
biết các biểu hiện xâm ý không đáng kể. trong việc nhận
tình huống
hại. biết các biểu hiện
xâm hại.

Diễn xuất còn lúng túng, Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin,
thiếu tự tin, ngôn ngữ còn vụng về trong lời lưu loát trong lời
Diễn xuất
còn ngập ngừng, chưa thoại nhưng không thoại.
trôi chảy. đáng kể.

197
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Nêu được một số Không nêu được Nêu được một số Nêu được đầy đủ các
biểu hiện xâm hại biểu hiện xâm hại biểu hiện xâm hại biểu hiện xâm hại
nào. trong bài học nhưng trong bài học.
chưa lưu loát.
2. Biết vì sao phải Không nêu được ý Nêu được nhưng Nêu được đầy đủ ý
phòng, tránh xâm nghĩa của việc chưa đầy đủ về ý nghĩa của việc
hại phòng, tránh xâm nghĩa của việc phòng, tránh xâm
hại. phòng, tránh xâm hại.
hại.

198
Bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
1. Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm Tự giác, chủ động trong việc phòng, tránh
TN 11.1
xâm hại.
Trung thực Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình để phòng,
TT 11.2
tránh xâm hại hiệu quả.
2. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử
lí tình huống; ứng xử khéo léo để chủ động GTHT 11.3
phòng, tránh xâm hại.
Giải quyết vấn đề và Biết một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.
GQVD 11.4
sáng tạo
3. Năng lực môn học (đặc thù)
3.1. Năng lực điều chỉnh hành vi
Năng lực nhận thức Nhận biết được một số quy định cơ bản của
chuẩn mực hành vi pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em và
CMHV 11.5
một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại.

Năng lực đánh giá hành Tự đánh giá được những hành vi xâm hại và
vi của bản thân và người không xâm hại trong các tình huống khác
khác nhau. CMHV 11.6

Năng lực điều chỉnh Thực hiện được một số kĩ năng phòng, tránh
hành vi xâm hại. CMHV 11.7

3.2. Năng lực phát triển bản thân


Năng lực phát triển bản Nêu được một số quy định cơ bản của pháp
PTBT 11.8
thân luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Thực hiện được một số kĩ năng để phòng,
PTBT 11.9
tránh xâm hại.

199
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 ( giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Các tình huống liên quan đến phòng, tránh xâm hại.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống phòng, tránh xâm hại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

200
Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học Phương Phương án
học trọng tâm pháp/ Kĩ đánh giá
(105 phút) thuật/ Hình
thức dạy học
Hoạt động Tạo tâm thế học Chơi trò chơi Trò chơi Đánh giá thông
Khởi động tập cho HS. qua quan sát thái
(7 phút) độ khởi động.

Hoạt động TN 11.1, – Một số quy định – Dạy học – Đánh giá thông
Kiến tạo tri TT 11.2, cơ bản của pháp hợp tác qua nhiệm vụ học
thức mới luật về phòng, – Trực quan tập.
GTHT 11.3,
(30 phút) tránh xâm hại trẻ – Đánh giá thông
GQVĐ 11.4, – Đàm thoại
em.
CMHV 11.5, – Kĩ thuật Tia qua quan sát thái
– Một số kĩ năng độ, hành vi.
chớp
CMHV 11.6, phòng, tránh xâm
PTBT 11.8, hại.
PTBT 11.9
Hoạt động TN 11.1, – Nêu một số quy – Dạy học – Đánh giá thông
Luyện tập TT 11.2, định cơ bản của hợp tác qua nhiệm vụ học
(30 phút) pháp luật về – Dạy học tập.
GTHT 11.3,
phòng, tránh xâm giải quyết – Đánh giá thông
GQVĐ 11.4, hại trẻ em. vấn đề qua quan sát thái
CMHV 11.5, độ, hành vi.
CMHV 11.6, – Thực hiện kĩ – Đàm thoại
CMHV 11.7, năng phòng, tránh – Kĩ thuật
PTBT 11.8, xâm hại. Sắm vai
PTBT 11.9
Hoạt động TN 11.1, Vận dụng để thực – Dạy học – Đánh giá thông
Vận dụng TT 11.2, hiện kĩ năng hợp tác qua nhiệm vụ học
(30 phút) GTHT 11.3, phòng, tránh xâm – Dạy học cá tập.
GQVĐ 11.4, hại. nhân – Đánh giá thông
CMHV 11.5, qua quan sát thái
CMHV 11.6, độ, hành vi.
CMHV 11.7,
PTBT 11.8,
PTBT 11.9
Hoạt động Theo yêu cầu Đánh giá mức độ Dạy học cá Đánh giá qua
Tổng kết cần đạt đáp ứng yêu cầu nhân quan sát thái độ,
(8 phút) cần đạt hành vi.

201
B. Các hoạt động học

202
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (7 phút): Nghe, vận động theo bài hát Năm ngón tay xinh
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Em chủ động phòng, tránh xâm hại.
– Nội dung: Nghe và vận động theo bài hát Năm ngón tay xinh.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS nghe, vận động theo bài hát Năm 1. HS lắng nghe hướng dẫn
ngón tay xinh (Nhạc và lời: Đoàn Ngô Tĩnh). của GV, cùng nghe và vận
động theo bài hát.
2. Sau khi kết thúc bài hát, GV nêu yêu cầu cho cả lớp: Nêu 2. HS trả lời và nhận xét lẫn
cách sử dụng quy tắc năm ngón tay mà bài hát nhắc đến nhau.
(GV có thể tổ chức bằng kĩ thuật Công não tập thể, mỗi HS
nêu một ý kiến).
3. Sau khi HS chia sẻ xong, GV ghi nhận thông tin mà HS 3. HS lắng nghe GV nhận
chia sẻ và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. xét, tổng kết hoạt động.
Gợi ý: Cơ thể em là của em và không ai được đụng chạm
vào cơ thể em nếu em chưa cho phép. Quy tắc năm ngón tay
là một trong những bí quyết giúp em luôn chủ động nhận
biết và phòng, tránh xâm hại. Trong bài học ngày hôm nay,
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp
luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em và một số kĩ năng
phòng, tránh xâm hại.
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
KTTTM 1. Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: TN 11.1, TT 11.2, GTHT 11.3, GQVĐ 11.4, CMHV 11.5, PTBT 11.8.
– Nội dung: Một số quy định pháp luật cơ bản về phòng, tránh xâm hại trẻ em được quy
định trong Luật Trẻ em năm 2016 và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các quy định pháp luật cơ bản về
phòng, tránh xâm hại trẻ em.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các 1. HS lắng nghe yêu cầu và
nhóm đọc 4 thông tin trang 53 – 54 SGK, thảo luận và thực thực hiện theo hướng dẫn
hiện yêu cầu: Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về của GV.
phòng, tránh xâm hại trẻ em.
2. GV yêu cầu HS trình bày một số quy định cơ bản của 2. HS thảo luận nhóm và vẽ

203
pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em theo dạng sơ đồ tư sơ đồ tư duy hệ thống kiến
duy và báo cáo sản phẩm. thức.
3. GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày sản phẩm sơ 3. HS trình bày sản phẩm và
đồ tư duy của nhóm mình, mời các nhóm khác nhận xét và góp ý lẫn nhau.
chia sẻ kết quả thảo luận của mình.
4. GV đúc kết, ghi nhận quá trình thảo luận nhóm của HS và 4. HS lắng nghe GV góp ý,
chốt lại thông tin về một số điều luật cơ bản về phòng, tránh nhận xét.
xâm hại trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em năm 2016
và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.
KTTTM 2. Quan sát tranh và nêu các bước phòng, tránh xâm hại
– Mục tiêu: TN 11.1, TT 11.2, GTHT 11.3, GQVĐ 11.4, CMHV 11.6, PTBT 11.9.
– Nội dung: Các bước phòng, tránh xâm hại:
+ Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm.
+ Bước 2: Từ chối, nói “không”.
+ Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm.
+ Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các bước phòng, tránh xâm hại.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trang 55 SGK, suy 1. HS nghe yêu cầu và thực
nghĩ và gọi tên 4 bước giúp chủ động phòng, tránh xâm hại. hiện, gọi tên các bước chủ
động phòng, tránh xâm hại.
2. Với mỗi tranh, GV mời 1 – 2 HS trả lời và cho HS nhận 2. HS phát biểu và nhận xét
xét lẫn nhau. câu trả lời của nhau.
3. Sau khi gọi tên, GV mời 1 – 2 HS làm mẫu các bước 3. HS làm mẫu các bước
phòng, tránh xâm hại trên lớp để HS hiểu được cách thực theo hướng dẫn của GV.
hành kĩ năng.
Gợi ý:
– Tranh 1 – Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm (Khi
em cảm thấy không thoải mái vì bị người lạ đụng chạm vào
vùng riêng tư trên cơ thể, hoặc khi em phát hiện những tín
hiệu cảnh báo nguy hiểm như: nhìn chằm chằm vào cơ thể
em, nói những lời tục tĩu hoặc dụ dỗ, người lạ đến gần nói
chuyện,…).
– Tranh 2 – Bước 2: Từ chối nhận quà hoặc đi theo người lạ
(Kiên quyết nói không, đưa tay từ chối hoặc la to để mọi
người xung quanh chú ý).

204
– Tranh 3 – Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi người lạ hoặc nơi
không an toàn (Chạy khỏi, đi khỏi người lạ hoặc nơi không
an toàn thật nhanh).
– Tranh 4 – Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy (Kể,
chia sẻ thông tin hoặc cảm xúc của em về tình huống nguy
hiểm vừa rồi với người lớn đáng tin cậy như: bố, mẹ, thầy cô
giáo, cô chú bảo vệ, cô chú công an,…).
4. HS lắng nghe GV nhận
4. GV nhận xét, khen ngợi HS và điều chỉnh kĩ năng cho HS. xét, tổng kết hoạt động.
GV nhấn mạnh và sửa thao tác cho những HS thực hiện các
thao tác phòng, tránh xâm hại chưa chính xác.
5. GV chốt lại 4 bước phòng, tránh xâm hại.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
GV đúc kết 4 bước phòng, tránh xâm hại và một số quy định HS lắng nghe và có thể đặt
của pháp luật về phòng, tránh xâm hại. câu hỏi thắc mắc, nếu có.
– Các bước phòng, tránh xâm hại:
+ Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm.
+ Bước 2: Từ chối, nói “không”.
+ Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm.
+ Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy.
– Một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại
tham khảo tại:
+ Luật Trẻ em năm 2016.
+ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
KTTTM 3. Cách thực hiện một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại
– Mục tiêu: TN 11.1, TT 11.2, GTHT 11.3, GQVĐ 11.4, CMHV 11.6, PTBT 11.9.
– Nội dung: Một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại:
+ Phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”.
+ Áp dụng quy tắc “Nói không – Rời khỏi – Chia sẻ”.
+ Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các kĩ năng phòng, tránh xâm hại.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm đọc 1 1. HS nghe yêu cầu và thảo
trong 3 trường hợp trong trang 56 – 57 SGK, sau đó thảo luận nhóm.
luận và thực hiện các yêu cầu sau:
– Nêu cách thực hiện kĩ năng phòng, tránh xâm hại của
nhân vật trong trường hợp.

205
– Thực hiện mẫu các thao tác của kĩ năng đó để cả lớp cùng
quan sát, rút kinh nghiệm.
Gợi ý:
– Trường hợp 1: Phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”
Để giúp HS phân biệt được những bí mật “tốt” và bí mật
“xấu” nhằm phòng, tránh xâm hại, GV cần giải thích: đôi khi
việc giữ bí mật có thể gây nên những cảm giác không vui
hoặc bất an. Một số bí mật là không an toàn cho trẻ em,
trong đó có 3 loại bí mật sau: 1) những bí mật liên quan tới
động chạm khiến em cảm thấy lo lắng hay sợ hãi; 2) những
bí mật liên quan tới các trò chơi có thể vi phạm các tiêu
chuẩn về an toàn hoặc làm nguy hại cho người khác; 3)
những bí mật liên quan tới các món quà mà người khác tặng
cho em hay những điều em yêu thích mà người khác có thể
làm cho em. Trẻ em không nên giữ những bí mật này mà hãy
chia sẻ với một người lớn đáng tin cậy.
GV hướng dẫn HS nhận biết một bí mật không nên giữ (bí
mật xấu) nếu:
+ Em có cảm giác lẫn lộn hoặc cảm giác đang thay đổi về
nó.
+ Em cảm thấy không vui, lo lắng, sợ hãi hoặc không an
toàn khi nghĩ về nó.
+ Em phải giữ bí mật đó mãi mãi.
+ Cơ thể của em gửi cho em những tín hiệu cảnh báo như:
phát sốt hay buồn nôn, run rẩy, tim đập nhanh, đau bụng,…
+ Em là người duy nhất biết về bí mật này.
+ Bí mật đó làm tổn hại suy nghĩ của em và ám ảnh trong
đầu.
+ Em thực sự muốn kể với một người lớn tin cậy về nó
nhưng chưa làm được.
+ Ai đó đã mua chuộc hay đe dọa em phải giữ bí mật đó.
+ Em phải nói dối để giữ bí mật đó.
+ Bí mật là điều gì đó không an toàn.
+ Bí mật đó là điều không tốt.
+ Bí mật đó là sự xâm hại,…
– Trường hợp 2: Áp dụng quy tắc “Nói không – Rời khỏi –
Chia sẻ”

206
Cách thực hiện tương tự như 4 bước trong hoạt động Kiến
tạo tri thức mới 2.
– Trường hợp 3: Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”
Cách thực hiện:
+ Bước 1: HS vẽ lên giấy hình bàn tay.
+ Bước 2: HS viết vào 5 ngón tay tên 5 người lớn đáng tin
cậy có thể giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.
+ Bước 3: Ở giữa bàn tay, HS viết số điện thoại của bố, mẹ,
giáo viên chủ nhiệm, địa chỉ nhà và các số điện thoại đường
dây nóng hỗ trợ trẻ em như 111, 113, 115.
+ Bước 4: Luôn mang theo cẩm nang bàn tay này để bảo vệ
bản thân.
Hoặc GV có thể giúp HS tiếp cận quy tắc 5 ngón tay theo
nội dung sau:
+ Nguyên tắc 1: Ngón tay cái – Bình tĩnh
Trong bất kì tình huống nào, các em đều cần bình tĩnh,
không nên khóc lóc. Khi mất bình tĩnh, các em sẽ khó phân
tích được tình huống mình đang gặp phải, không lựa chọn
được giải pháp phù hợp và an toàn tại thời điểm đó. Hơn
nữa, việc không bình tĩnh, sợ hãi sẽ càng khiến kẻ xấu biết
điểm yếu để uy hiếp, đe dọa, dễ dàng ép các em phải tuân
theo yêu cầu của chúng.
+ Nguyên tắc số 2: Ngón tay trỏ – Từ chối, bỏ đi
Việc từ chối, bỏ đi cần khéo léo và dứt khoát. Điều đó cho
thấy các em mạnh mẽ, có ý thức làm chủ bản thân và khiến
kẻ xấu e ngại. Thường kẻ xấu chỉ đạt được mục đích khi biết
người bị tiếp cận hoặc bị đe dọa, rủ rê tỏ ra yếu đuối, sợ hãi.
Còn với những người mạnh mẽ, có khả năng làm chủ bản
thân, chúng thường hạn chế tiếp cận, rủ rê.
+ Nguyên tắc số 3: Ngón tay giữa – Thông báo ngay cho
người thân, người lớn mà em tin tưởng
Việc liệt kê ra người sẵn sàng giúp đỡ và đánh dấu theo thứ
tự 1, 2, 3,... sẽ giúp các em phản ứng nhanh trong những tình
huống khẩn cấp. Nên trao đổi trước với những người được
lựa chọn để họ biết khi gặp tình huống nguy hiểm, các em sẽ
gọi ngay cho họ. Nếu sử dụng điện thoại riêng, hãy đặt phím
tắt cho những người đó. Ví dụ: bố là phím 1, mẹ là phím 2,
thầy cô giáo là phím 3 để không phải tìm mất thời gian tìm

207
danh sách danh bạ trong tình huống khẩn cấp.
+ Nguyên tắc số 4: Ngón áp út – Di chuyển đến nơi đông
người, an toàn
Thông thường, những kẻ làm việc xấu sẽ rất sợ bị người
khác phát hiện. Vì thế, khi cảm thấy bị đe dọa, không an
toàn, các em hãy di chuyển ngay lập tức đến những nơi đông
người, nơi cảm thấy an toàn.
+ Nguyên tắc số 5: Ngón út – Liên lạc với số điện thoại
khẩn cấp để nhờ trợ giúp (113, 115, 111)
Ngoài việc liên lạc cho người thân, người lớn mà các em tin
tưởng, tuỳ từng trường hợp cụ thể, các em có thể gọi cho số
điện thoại 113 là đường dây nóng của cảnh sát (trực 24/24
giờ), 115 – đường dây nóng của bệnh viện, hoặc 111 –
đường dây nóng quốc gia về bảo vệ trẻ em. Chẳng hạn, các
em có thể gọi 113 khi thấy hành vi tội phạm đang hoặc có
nguy cơ xảy ra; phát hiện người bị nghi là tội phạm; có
người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm,... Hãy gọi 115
khi thấy tai nạn; cấp cứu các vấn đề khẩn cấp liên quan tới
sức khoẻ; vận chuyển người cấp cứu, người bị nạn. Các em
gọi 111 khi bị bạo hành, đánh đập; bị bắt cóc hoặc có nguy
cơ bị bắt cóc; khi gặp khó khăn trong việc học tập, xử lí các
mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; khi cảm thấy không an
toàn; bị xâm hại,… 2. Các nhóm trình bày, nêu
các cách thực hiện kĩ năng
2. GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận và mô tả cách
phòng, tránh xâm hại trong
thực hiện các kĩ năng phòng, tránh xâm hại trước lớp. Các
các trường hợp và làm mẫu
nhóm khác quan sát và nhận xét, góp ý để hoàn thiện quy
các thao tác kĩ năng.
trình thực hiện kĩ năng của HS.
3. HS lắng nghe GV tổng
3. GV tổng kết và chốt kiến thức về cách thực hiện một số kĩ kết hoạt động.
năng phòng, tránh xâm hại, gồm 3 kĩ năng:
– Phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”
– Áp dụng quy tắc “Nói không – Rời khỏi – Chia sẻ”
– Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”.
Sau đó chuyển sang hoạt động Luyện tập.
Hoạt động Luyện tập (30 phút)
– Mục tiêu: TN 11.1, TT 11.2, GTHT 11.3, GQVĐ 11.4, CMHV 11.5, CMHV 11.6,
CMHV 11.7, PTBT 11.8, PTBT 11.9.
– Nội dung: Nêu một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em; thực hiện

208
một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí các tình huống phù hợp, bày tỏ suy nghĩ
và thái độ phù hợp thông qua các hoạt động ở phần Luyện tập.
– Tổ chức thực hiện:
Luyện tập 1. Nhận xét ý kiến
1. GV linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. Với 1. HS lắng nghe hướng dẫn
mỗi tình huống lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ của GV và nhận nhiệm vụ.
mặt cười (thể hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể hiện không
đồng tình). GV có thể sử dụng hình thức tổ chức lựa chọn đồng
tình/không đồng tình khác tuỳ điều kiện lớp học.
Gợi ý:
– Ý kiến 1: Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là tử hình.
(Đồng tình)
– Ý kiến 2: Cá nhân không có trách nhiệm thông tin, thông
báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. (Không đồng tình)
– Ý kiến 3: Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp
luật bảo vệ để tránh bị xâm hại. (Đồng tình)
– Ý kiến 4: Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn
chế vệ sinh cá nhân là hành vi xâm hại. (Đồng tình)
– Ý kiến 5: Các tội phạm xâm hại trẻ em được quy định
trong pháp luật Việt Nam áp dụng cho trẻ bị xâm hại từ đủ
13 đến dưới 16 tuổi. (Không đồng tình)
– Ý kiến 6: Trẻ em được quyền tố giác những hành vi xâm
hại đến mình hoặc người khác qua Tổng đài điện thoại quốc
gia bảo vệ trẻ em 111. (Đồng tình)
2. HS thực hiện giơ bảng
2. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng theo hướng dẫn của GV và
tình/không đồng tình? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày trả lời câu hỏi khi tham gia
tỏ thái độ với từng ý kiến. GV nhắc lại tình huống nhiều HS tương tác với GV.
trả lời sai để điều chỉnh nhận thức và thái độ cho các em.
3. HS lắng nghe GV kết
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và cung cấp, giải thích thêm luận.
thông tin về các điều 6, 21, 25, 26, 27, 28, 51 (Luật Trẻ em
năm 2016) và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017.
Luyện tập 2. Nhận diện trường hợp
1. GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về 1 1. HS lắng nghe GV hướng
trường hợp trong trang 57 SGK. Tuỳ năng lực của HS, GV dẫn, tạo nhóm và nhận tình
yêu cầu thời gian thảo luận hợp lí và sau đó mỗi nhóm chọn huống.

209
1 đại diện để thuyết trình kết quả:
– Trường hợp nào có nguy cơ bị xâm hại?
Trả lời: Cả 4 trường hợp đều có nguy cơ bị xâm hại.
– Nêu cách xử lí trong các trường hợp có nguy cơ bị xâm
hại.
Trả lời:
+ Trường hợp 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm và yêu
cầu bố mẹ ở lại cùng với Bin.
+ Trường hợp 2: Na có thể giúp đỡ chỉ đường cho người
nước ngoài đến nhà vệ sinh, nhưng nếu họ yêu cầu dẫn đi thì
phải từ chối, hoặc phải đi cùng người thân để đảm bảo an
toàn.
+ Trường hợp 3: Đây là tình huống về bỏ mặc, ngược đãi.
Cốm nên giữ khoảng cách và tìm cách báo với công an khu
vực hoặc gọi tổng đài 111 để tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp.
+ Trường hợp 4: Đây là tình huống về xâm hại tinh thần. Na
cần báo với công an khu vực hoặc gọi tổng đài 111 để tìm
kiếm sự hỗ trợ phù hợp.
Lưu ý: HS có thể nêu cách ứng phó khác, GV linh động ghi
nhận và ủng hộ những cách ứng phó đó nếu hợp lí và
đúng/gần đúng với các kĩ năng phòng, tránh xâm hại đề cập
ở hoạt động Kiến tạo tri thức mới 2 và 3.
2. Trong quá trình HS thảo luận nhóm, thuyết trình kết quả, 2. HS thảo luận nhóm và
GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. thuyết trình kết quả.
3. GV mời từng nhóm lên thuyết trình kết quả thảo luận và 3. Các nhóm HS nhận xét
các nhóm còn lại nhận xét. và góp ý lẫn nhau.
4. GV nhận xét và khen ngợi HS. GV điều chỉnh và nhấn 4. HS lắng nghe GV kết
mạnh lại những kĩ năng phòng, tránh xâm hại đã học trong luận.
bài (tập trung vào thao tác thực hiện, GV cần hướng dẫn HS
thực hiện và luyện tập nhiều lần), nhắc nhở HS rèn luyện
thường xuyên để trở thành thói quen.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 2
GV kết luận: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại là HS lắng nghe và có thể đặt
chiếc chìa khoá giúp các em phòng, tránh xâm hại. câu hỏi thắc mắc, nếu có.
Luyện tập 3. Xử lí tình huống
1. GV là người dẫn chuyện dẫn dắt vào tình huống. GV mời 1. HS lắng nghe GV hướng
3 – 5 HS sắm vai làm các nhân vật trong tình huống và chỉ dẫn, tạo nhóm và nhận tình
định HS sắm vai Na (tình huống 1), Cốm (tình huống 2), Bin

210
(tình huống 3) hoặc Tin (tình huống 4). GV nêu rõ yêu cầu huống.
sắm vai cho HS: “Các em sẽ sắm vai theo lời thoại của
thầy/cô. Thầy/cô dẫn chuyện đến đâu, các em sắm vai đến
đó. Khi thầy/cô dẫn đến đoạn suy nghĩ của nhân vật, bạn
sắm vai nhân vật đó sẽ thực hiện ứng xử phù hợp với tình
huống.”
2. GV đọc tình huống cho HS nghe, hoặc yêu cầu HS đọc
thầm trước 4 tình huống để nắm rõ nội dung, bối cảnh của 2. HS thảo luận nhóm, phân
tình huống. Sau đó, GV mời 3 – 5 HS xung phong sắm vai công vai diễn, cách xử lí
câu chuyện và bắt đầu dẫn dắt câu chuyện. Các HS còn lại tình huống và trình bày
quan sát, lắng nghe cách ứng xử của HS sắm vai. trước lớp.
3. Khi HS sắm vai ứng xử tình huống xong, GV mời các HS
còn lại nhận xét, góp ý cho bạn về cách thực hiện kĩ năng 3. Các nhóm HS nhận xét
phòng, tránh xâm hại. Sau đó, GV nhận xét, khen ngợi và và góp ý lẫn nhau.
hướng dẫn HS điều chỉnh, định hướng rèn luyện các thao tác
kĩ năng.
Lưu ý: GV nhấn mạnh việc áp dụng 3 kĩ năng đã học trong
bài để xử lí các tình huống:
– Phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”.
– Áp dụng quy tắc “Nói không – Rời khỏi – Chia sẻ”.
– Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”.
4. GV nhấn mạnh 4 cách thiết lập quan hệ bạn bè đã dạy ở
tiết trước để HS ghi nhớ sâu và định hướng ứng dụng vào 4. HS lắng nghe GV kết
các tình huống cụ thể trong cuộc sống. luận.

Hoạt động Vận dụng (30 phút)


– Mục tiêu: TN 11.1, TT 11.2, GTHT 11.3, GQVĐ 11.4, CMHV 11.5, CMHV 11.6,
CMHV 11.7, PTBT 11.8, PTBT 11.9.
– Nội dung: Vận dụng để thực hiện phòng, tránh xâm hại trẻ em.
– Sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm ứng với hoạt động Vận dụng.
– Tổ chức thực hiện:
Vận dụng 1. Thiết kế sổ tay phòng, tránh xâm hại
1. GV tổ chức hoạt động cá nhân, yêu cầu HS chuẩn bị sẵn 1. HS lắng nghe yêu cầu
khoảng 10 tờ giấy tập hoặc 5 tờ giấy A4 để thiết kế sổ tay. của GV, nhận nhiệm vụ.
2. GV hướng dẫn HS dán giấy và kết thành sổ tay đơn giản, 2. HS làm và trang trí sổ
có khoảng 10 trang để ghi chú. HS có thể trang trí sổ tay tay.
theo sở thích của mình.

211
3. GV nêu yêu cầu rõ hơn về nội dung của sổ tay: Đây là 3. HS trình bày, chia sẻ về
“Sổ tay phòng, chống xâm hại”, các em sẽ viết vào đó sổ tay của nhóm.
những cách nhận biết tình huống nguy hiểm, số điện thoại,
cách ứng phó khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại
mà các em học được qua bài học này, hoặc theo kinh
nghiệm các em đã có.
4. GV quy định thời gian hoàn thành sổ tay cho HS. Sau đó, 4. HS chia sẻ và nhận xét
mời 3 – 5 HS chia sẻ về sản phẩm của mình. lẫn nhau.
5. GV tuyên dương và ghi nhận sự nỗ lực hoàn thành “Sổ 5. HS lắng nghe GV nhận
tay phòng, tránh xâm hại” của HS, dặn dò các em luôn mang xét.
theo sổ tay này để nhắc nhở bản thân biết cách phòng, tránh
xâm hại hiệu quả.
Vận dụng 2. Vận dụng
1. GV giao nhiệm vụ rèn luyện các kĩ năng phòng, tránh – HS lắng nghe yêu cầu của
xâm hại cho HS theo yêu cầu: Thực hiện một sản phẩm GV và nêu thắc mắc liên
tuyên truyền về các kĩ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em để quan đến nhiệm vụ học tập
củng cố, khắc sâu kiến thức. này, nếu có.
Lưu ý: – HS về nhà thực hiện
– Về thời hạn thực hiện, GV có thể yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết
trong 1 tuần và báo cáo sản phẩm trong buổi học tuần tiếp quả vào buổi học tuần tiếp
theo. theo.
– Về hình thức sản phẩm, GV gợi ý cho HS có thể làm:
video clip, tranh vẽ, clip sưu tầm, slide trình chiếu, bài thơ,
bài hát,…
2. GV dặn dò HS về thực hiện nhiệm vụ học tập này, GV
giải đáp thắc mắc của HS về hoạt động, nếu có.
4. GV động viên và nêu cách khen thưởng cho những HS
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động Tổng kết (8 phút)
– Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn thời – HS lắng nghe và thực hiện
gian có thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài, tập trung củng nhiệm vụ GV giao.
cố lại một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại – HS tiếp nhận ý kiến nhận
trẻ em và một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em. xét, đánh giá của GV.
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ cuối
bài.

212
3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học để
đánh giá, rút kinh nghiệm.

213
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
– Một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em.

2. Kiến thức trọng tâm


– Các bước phòng, tránh xâm hại:
+ Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm.
+ Bước 2: Từ chối, nói không.
+ Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm.
+ Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy.
– Một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại tham khảo tại:
+ Luật Trẻ em năm 2016.
+ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
– Một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại:
+ Phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”.
+ Áp dụng quy tắc “Nói không – Rời khỏi – Chia sẻ”.
+ Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”.
Lưu ý: Đây là dạng bài kĩ năng sống, do đó GV cần hướng dẫn HS một số kĩ năng phòng,
tránh xâm hại trong các tình huống khác nhau để HS hiểu được quy trình thực hiện kĩ năng
này như thế nào.

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

214
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

Quý cha mẹ học sinh kính mến!

Để hành trình rèn luyện và phát triển kĩ năng phòng, tránh xâm hại của con em diễn ra hiệu quả,
không thể thiếu sự đồng hành và hỗ trợ của quý cha mẹ HS. Mong quý cha mẹ luôn hỗ trợ cùng GV chủ
nhiệm hướng dẫn, nhắc nhở và điều chỉnh cho con bài học về kĩ năng phòng, tránh xâm hại như sau:

– Hướng dẫn và điều chỉnh cho con các kĩ năng phòng, tránh xâm hại khi rơi vào tình huống có
nguy cơ bị xâm hại.

– Nhắc nhở con thực hành thường xuyên những kĩ năng này để luôn chủ động trong mọi tình
huống.

– Động viên và khen thưởng khi con thực hiện nghiêm túc những kĩ năng phòng, tránh xâm hại.

Mong quý cha mẹ làm gương cho con trong việc thực hành kĩ năng phòng, tránh xâm hại, bởi đây
là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất gắn với sự phát triển tâm lí của HS lớp 5. Nếu quý cha mẹ gặp
bất kì khó khăn nào thì GV chủ nhiệm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ, tất cả cùng hướng đến sự tiến bộ
của HS.

Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khỏe và thành công!

Trân trọng cảm ơn.

GV chủ nhiệm

215
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC THỰC HIỆN CÁC KĨ NĂNG
PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI TRẺ EM

216
PHIẾU RÈN LUYỆN

1. Em hãy rèn luyện các kĩ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em và ghi vào bảng sau:
Em tự đánh giá
Các kĩ năng phòng, tránh xâm hại Ý kiến của

😊☹
trẻ em cha mẹ

😊: Chủ động phòng, tránh xâm hại.


☹: Chưa chủ động phòng, tránh xâm hại.
2. Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

.……………………………………………………………………………………………

217
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học
xong bài 11.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:

Thang đo tính tích cực khởi động


Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

– Đánh giá thái độ của HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học
tập (năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Chưa tốt Tốt Rất tốt
Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên
làm việc riêng
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao
Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Biết nhận xét, góp ý cho nhóm khác với thái độ tích cực,
thiện chí

218
– Đánh giá hành vi thực hiện một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại (năng lực đặc thù)
trong xử lí tình huống ở hoạt động Luyện tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống

Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Khá nhiều thành viên Phần lớn các thành Tất cả đều tích cực
không tham gia đóng viên tham gia đóng đóng góp ý kiến và
góp ý kiến khi nhóm góp ý kiến, cùng làm phân công công việc
Hợp tác nhóm
thảo luận, còn làm việc việc (còn 1 – 2 thành rõ ràng.
riêng, chỉ một vài viên làm việc riêng).
thành viên làm việc.

Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống


hợp lí trong việc thực hợp lí, còn sai sót phù hợp, chính xác
Cách xử lí tình
hiện kĩ năng phòng, 1 – 2 ý không đáng trong việc thực hiện
huống
tránh xâm hại. kể. kĩ năng phòng,
tránh xâm hại.

Diễn xuất còn lúng Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
túng, thiếu tự tin, ngôn còn vụng về trong lời loát trong lời thoại.
Diễn xuất
ngữ còn ngập ngừng, thoại nhưng không
chưa trôi chảy. đáng kể.

219
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)

Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Nêu được một số Không nêu được các Nêu được các quy Nêu được đầy đủ
quy định cơ bản của quy định cơ bản của định cơ bản của pháp các quy định cơ
pháp luật về phòng, pháp luật về phòng, luật về phòng, tránh bản của pháp luật
tránh xâm hại trẻ em tránh xâm hại trẻ em xâm hại trẻ em trong về phòng, tránh
trong bài học. bài học nhưng chưa xâm hại trẻ em
lưu loát. trong bài học.
2. Thực hiện được Không thực hiện Thực hiện được 1 – 2 Thực hiện và mô tả
một số kĩ năng để được các kĩ năng kĩ năng phòng, tránh được đầy đủ các kĩ
phòng, tránh xâm phòng, tránh xâm hại xâm hại qua bài học. năng phòng, tránh
hại qua bài học. xâm hại trẻ em học
được qua bài học.

220
Chủ đề: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ
Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Phẩm chất, Yêu cầu cần đạt Mã hoá
năng lực
1. Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm Tự giác, chủ động trong việc sử dụng tiền hợp lí. TN 12.1
Chăm chỉ Thực hiện việc sử dụng tiền hợp lí, nhắc nhở bạn bè sử CC 12.2
dụng tiền hợp lí
2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học Tự nghiên cứu và tìm hiểu một số cách sử dụng tiền hợp TCTH 12.3
lí.
Giao tiếp và Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình GTHT 12.4
hợp tác huống; ứng xử khéo léo để sử dụng tiền hợp lí.
3. Năng lực môn học (đặc thù)
Năng lực điều – Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.
chỉnh hành vi ĐCHV 12.5
– Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí.

221
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Các tình huống sử dụng tiền hợp lí.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ


– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống sử dụng tiền hợp lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tiến trình

222
Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy Phương pháp/ Kĩ Phương án
học học trọng tâm thuật/ Hình thức đánh giá
(105 phút) dạy học
Hoạt động Tạo tâm thế Chia sẻ với bạn Đàm thoại Đánh giá thông
Khởi động học tập cho về việc ưu tiên qua quan sát
(7 phút) HS. mua đồ dùng thái độ khởi
mình cần hay động.
mình thích.
Hoạt động TN 12.1, – Biết vì sao phải – Dạy học hợp tác – Đánh giá
Kiến tạo tri CC 12.2, sử dụng tiền hợp – Trực quan thông qua
thức mới lí. nhiệm vụ học
TCTH 12.3, – Đàm thoại
(30 phút) – Nêu được cách – Kĩ thuật Tia tập.
ĐCHV 1.5
sử dụng tiền hợp chớp – Đánh giá
lí. thông qua quan
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động TN 12.1, – Thực hiện được – Dạy học hợp tác – Đánh giá
Luyện tập CC 12.2, việc sử dụng tiền – Dạy học giải thông qua
(30 phút) hợp lí. quyết vấn đề nhiệm vụ học
TCTH 12.3,
– Góp ý với bạn tập.
GTHT 12.4, – Đàm thoại
bè để sử dụng tiền – Đánh giá
ĐCHV 12.5 – Kĩ thuật Sắm vai
hợp lí. thông qua quan
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động TN 12.1, Vận dụng để nhận – Dạy học hợp tác – Đánh giá
Vận dụng CC 12.2, biết một số biểu – Dạy học cá nhân thông qua
(30 phút) hiện của sử dụng nhiệm vụ học
TCTH 12.3,
tiền hợp lí. tập.
GTHT 12.4,
– Đánh giá
ĐCHV 12.5 thông qua quan
sát thái độ,
hành vi.
Hoạt động Theo yêu cầu Đánh giá mức độ Dạy học cá nhân Đánh giá qua
Tổng kết cần đạt đáp ứng yêu cầu quan sát thái
(8 phút) cần đạt. độ, hành vi.

223
B. Các hoạt động học

224
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động Khởi động (7 phút): Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần
hay mình thích
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào
bài học Em sử dụng tiền hợp lí.
– Nội dung: Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần hay mình thích.
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ 1. HS lắng nghe yêu cầu
dùng mình cần hay mình thích và giải thích lí do vì sao. của GV.
2. GV có thể nêu gợi ý để HS suy nghĩ và trả lời: 2. HS suy nghĩ và trả lời.
– Kể chi tiết về món đồ em đã mua.
– Phân biệt đồ dùng mình cần và mình thích.
– Vì sao em ưu tiên mua đồ dùng đó?
3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét và tổng 3. HS nhận xét lẫn nhau
kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. và lắng nghe GV nhận
Gợi ý: Để sử dụng tiền hợp lí, em cần ưu tiên mua đồ dùng xét, tổng kết hoạt động.
mình cần hơn đồ mình thích.
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
KTTTM 1. Quan sát tranh và nêu biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí
– Mục tiêu: TN 12.1, CC 12.2, TCTH 12.3, ĐCHV 12.5.
– Nội dung: Một số biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các biểu hiện của việc sử dụng tiền
hợp lí.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, giao nhiệm vụ 1. HS lắng nghe yêu cầu
cho HS: quan sát các tranh trang 59 SGK và thảo luận để tìm và thực hiện theo hướng
biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. dẫn của GV.
2. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi nhóm 2. HS thảo luận nhóm và
báo cáo một tranh. Sau mỗi lượt báo cáo, các nhóm HS khác bổ viết ra giấy các biểu hiện
sung ý kiến. sử dụng tiền hợp lí.
Gợi ý:
– Tranh 1: Ghi chép chi tiêu hằng ngày.
– Tranh 2: Tận dụng đồ dùng vẫn còn sử dụng được.
– Tranh 3: Tiết kiệm tiền.

225
– Tranh 4: Ưu tiền đồ dùng cần thiết.
3. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau, GV đánh 3. HS trình bày sản phẩm
giá kết quả thi đua của các nhóm. GV nêu yêu cầu mở rộng để và nhận xét lẫn nhau.
khai thác kinh nghiệm của HS: Nêu thêm các biểu hiện của việc
sử dụng tiền hợp lí.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang 4. HS lắng nghe GV góp
hoạt động tiếp theo. ý, nhận xét.

KTTTM 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi


– Mục tiêu: TN 12.1, CC 12.2, TCTH 12.3, ĐCHV 12.5.
– Nội dung: Ý nghĩa của việc sử dụng tiền hợp lí.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được ý nghĩa của việc sử dụng tiền hợp lí.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV hướng dẫn HS lập nhóm, đọc câu chuyện Niềm vui tiết 1. HS lập nhóm theo yêu
kiệm tiền trong trang 60 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi: cầu của GV, đọc câu
– Em nhận xét như thế nào về cách chi tiêu của Xô-crát? chuyện và thảo luận.
– Xô-crát tiết kiệm tiền nhằm mục đích gì?
– Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?
2. GV mời 1 – 2 HS trả lời mỗi câu hỏi và cho HS nhận xét lẫn 2. HS đại diện nhóm trả
nhau. lời câu hỏi; các nhóm
Gợi ý: khác nghe và nhận xét
– Xô-crát chi tiêu rất tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày từ câu trả lời của nhóm bạn.
thức ăn đến quần áo mà không nghĩ đến hưởng thụ cho bản
thân.
– Xô-crát tiết kiệm tiền để thực hiện lí tưởng lớn là xây một
ngôi trường mang lại sự hiểu biết cho nhiều người.
– Sử dụng tiền hợp lí sẽ giúp ta làm chủ cuộc sống, chủ động
tiền bạc để thực hiện những dự định trong tương lai. 3. HS lắng nghe GV đúc
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và điều chỉnh, nhấn mạnh lại kết nội dung.
những quan điểm HS nêu chưa chính xác.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Tóm tắt ghi nhớ kết thúc tiết 1
GV đúc kết những biểu hiện, ý nghĩa sử dụng tiền hợp lí: HS lắng nghe và có thể
– Một số biểu hiện của sử dụng tiền hợp lí: đặt câu hỏi thắc mắc, nếu
có.
+ Ghi chép chi tiêu hằng ngày.

226
+ Tận dụng đồ dùng vẫn còn sử dụng được.
+ Tiết kiệm tiền.
+ Ưu tiền đồ dùng cần thiết,…
– Ý nghĩa của việc sử dụng tiền hợp lí: Sử dụng tiền hợp lí sẽ
giúp chúng ta làm chủ cuộc sống, chủ động tiền bạc để thực
hiện những dự định trong tương lai.
KTTTM 3. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
– Mục tiêu: TN 12.1, CC 12.2, TCTH 12.3, ĐCHV 12.5.
– Nội dung: Một số cách sử dụng tiền hợp lí.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được một số cách sử dụng tiền hợp lí.
– Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động này có thể tiến hành toàn lớp hoặc theo nhóm: GV 1. HS lập nhóm theo yêu
tổ chức cho HS mô tả tranh và nêu tên các cách sử dụng tiền cầu của GV.
hợp lí trong tranh. Nếu chọn hình thức nhóm, GV có thể cho
HS hoạt động theo nhóm đôi.
2. HS thảo luận và trả lời
2. GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp.
câu hỏi.
Gợi ý: Công thức 3 túi tiền Chi tiêu – Tiết kiệm – Chia sẻ:
– Túi Chi tiêu để mua đồ dùng cần thiết hằng ngày, chiếm 60%
thu nhập.
– Túi Tiết kiệm để dự phòng trường hợp khẩn cấp hoặc sử dụng
cho những dự định trong tương lai, chiếm 30% thu nhập.
– Túi Chia sẻ để giúp đỡ mọi người xung quanh, chiếm 10%
thu nhập.
3. GV tạo điều kiện cho HS nhận xét lẫn nhau. GV đánh giá kết3. HS nêu ý kiến của
quả làm việc của HS. nhóm về một số cách sử
dụng tiền hợp lí.
4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang 4. HS lắng nghe GV đúc
hoạt động tiếp theo. kết nội dung.

Hoạt động Luyện tập (30 phút)


– Mục tiêu: TN 12.1, CC 12.2, TCTH 12.3, GTHT 12.4, ĐCHV 12.5.
– Nội dung: Những hành vi, ý kiến và tình huống sử dụng tiền hợp lí, không hợp lí.
– Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, xử lí các tình huống, bày tỏ suy nghĩ và thái
độ phù hợp thông qua các hoạt động ở phần Luyện tập.
– Tổ chức thực hiện:

227
Luyện tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc theo 1. HS lắng nghe hướng
nhóm. Với mỗi tình huống lần lượt được nêu, GV hướng dẫn dẫn của GV và nhận
HS giơ thẻ mặt cười (thể hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể nhiệm vụ.
hiện không đồng tình). GV có thể linh hoạt sử dụng hình thức
khác tuỳ điều kiện lớp học.
2. Sau mỗi tình huống, GV đặt câu hỏi: Vì sao em đồng 2. HS giơ thẻ theo hướng
tình/không đồng tình? để tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ dẫn của GV và trả lời câu
thái độ với từng tình huống. GV nhắc lại tình huống nhiều HS hỏi khi tham gia tương
trả lời sai để điều chỉnh nhận thức và thái độ cho HS. tác với GV.
Gợi ý: Đồng tình với việc làm của Na hạn chế ăn quà vặt, bạn
chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và có ích cho sức khoẻ.
Không đồng tình với việc làm của các bạn còn lại.
3. GV nhận xét, khen ngợi HS và bổ sung thêm tình huống 3. HS lắng nghe GV kết
thường gặp ở địa phương để giúp HS bày tỏ rõ thái độ đồng luận.
tình hoặc không đồng tình.
4. GV kết luận: Các em chú ý nhắc nhở bản thân, người thân,
bạn bè chi tiêu một cách tiết kiệm.
Luyện tập 2. Nhận xét ý kiến
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận 1. HS lắng nghe GV
nhóm. Ví dụ, có thể tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi. hướng dẫn, tạo nhóm và
GV yêu cầu mỗi cặp HS nhận xét ý kiến về việc sử dụng tiền. nhận nhiệm vụ.
Để tạo hứng thú, GV có thể mở đồng hồ đếm ngược để HS tập
trung công não.
2. GV mời đại diện 3 – 4 cặp HS phát biểu và nhận xét lẫn 2. HS thảo luận nhóm và
nhau. Để tạo bầu không khí sinh động cho lớp học, GV có thể thuyết trình kết quả. Các
cho thi đua 5 nhóm nộp kết quả thảo luận nhanh nhất lên bàn nhóm HS nhận xét và
GV hoặc giơ tay nhanh để được GV thu sản phẩm (nếu thực góp ý lẫn nhau.
hiện hình thức này, GV yêu cầu HS ghi ý kiến vào một tờ giấy).
Gợi ý: Đồng tình với các ý kiến 2, 3, 4. Không đồng tình với ý
kiến 1.
3. GV nhận xét và khen ngợi sự tích cực của HS. 3. HS lắng nghe GV kết
luận.

Luyện tập 3. Xử lí tình huống


1. GV hướng dẫn HS chia nhóm, tổ chức thảo luận để đưa ra lời 1. HS lắng nghe GV
khuyên trong các tình huống. hướng dẫn, tạo nhóm và

228
2. GV mời HS nêu tình huống trước lớp trước khi thảo luận. nhận nhiệm vụ.
2. HS thảo luận nhóm.
* Tình huống 1: Bố mẹ cho Bin 100 000 đồng để đi tham quan
cùng lớp. Chuyến đi bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều
nhưng mới đến 11 giờ trưa, Bin đã tiêu hết tiền. Bin không nhớ
mình đã tiêu thế nào mà hết nhanh như vậy.
– Em có đồng tình với cách sử dụng tiền của Bin không? Vì
sao?
– Nếu là Bin, em sẽ chi tiêu như thế nào cho hợp lí?
* Tình huống 2: Mẹ bảo Cốm nên đưa số tiền để dành để mẹ
giúp mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Cốm phân vân với ý kiến của
mẹ.
Nếu em là Cốm, em sẽ làm gì?
* Tình huống 3: Tin được mẹ cho tiền để mua đồ dùng học tập
nhưng Tin lại dùng tiền đó để mua đồ chơi.
Nếu là Tin, em sẽ sử dụng tiền như thế nào? Vì sao?
* Tình huống 4: Tiền lì xì vào dịp Tết và tiền để dành, Na bỏ
hết vào ống tiết kiệm. Vào năm học mới, Na đem số tiền này
mua dụng cụ học tập. Em họ của Na sang chơi và xin bộ dụng
cụ học tập cũ nhưng Na từ chối: “Không được! Bộ mới chị
dùng, còn bộ này chị cất để dành”.
– Việc làm của Na hợp lí và chưa hợp lí chỗ nào? Vì sao?
– Em sẽ khuyên Na điều gì?
Gợi ý:
* Tình huống 1: Không đồng tình với các sử dụng tiền của Bin
vì Bin không biết mình đã chi tiêu những gì trong ngày. Nếu là
Bin, em sẽ ghi chép lại mọi chi tiêu trong ngày.
* Tình huống 2: Nếu là Cốm, em sẽ thống nhất với mẹ về mục
tiêu và cách thức tiết kiệm tiền.
* Tình huống 3: Nếu là Tin, em sẽ sử dụng tiền chi tiêu đúng
mục đích, cụ thể là đồ dùng học tập cần thiết hơn món đồ chơi
mình thích.
* Tình huống 4: Na đã có ý thức tốt trong việc tiết kiệm và mua
sắm đồ dùng học tập cần thiết. Em sẽ khuyên Na cần chia sẻ
với những người xung quanh nhiều hơn.
Lưu ý: Trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV quan sát và hỗ
trợ HS khi cần thiết.

229
3. GV mời từng nhóm lên trình bày và các nhóm còn lại nhận 3. Các nhóm HS nhận xét
xét. và góp ý lẫn nhau.
4. HS lắng nghe GV kết
4. GV nhận xét và khen ngợi HS. GV điều chỉnh và nhấn mạnh luận.
lại nguyên tắc sử dụng tiền hợp lí, nhắc nhở HS tuân thủ thường
xuyên để trở thành thói quen.

Hoạt động Vận dụng (30 phút)


– Mục tiêu: TN 12.1, CC 12.2, THTC 12.3, GTHT 12.4, ĐCHV 12.5.
– Nội dung: Vận dụng để nhận biết biểu hiện, ý nghĩa và một số cách sử dụng tiền hợp lí.
– Sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm ứng với hoạt động Vận dụng.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV giao nhiệm vụ rèn luyện việc tiết kiệm và ghi chép chi 1. HS lắng nghe yêu cầu
tiêu theo mẫu gợi ý trong trang 63 SGK. của GV.
2. Sau một vài tuần thực hiện, GV có thể tổ chức để HS so sánh 2. HS chuẩn bị dữ liệu để
số tiền em có với số tiền đã chi tiêu và cắt giảm những khoản chia sẻ.
không cần thiết.
3. GV khuyến khích HS chia sẻ cách em sử dụng tiền hợp lí với 3. HS chia sẻ về nội dung
thầy cô, bạn bè và người thân. GV thường xuyên nhắc nhở HS đã chuẩn bị.
thực hiện việc sử dụng tiền hợp lí.
4. GV nhận xét và khen ngợi tinh thần sử dụng tiền hợp lí của 4. HS lắng nghe nhận xét
HS. của GV.
Hoạt động Tổng kết (8 phút)
– Mục tiêu: Khắc sâu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho HS.
– Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.
– Tổ chức thực hiện:
1. GV có thể linh hoạt bằng nhiều hình thức, nếu còn thời gian – HS lắng nghe và thực
có thể tổ chức trò chơi ôn tập cuối bài như Trắc nghiệm nhanh, hiện nhiệm vụ GV giao.
Ô chữ, Rung chuông vàng,… tập trung củng cố lại các cách sử – HS tiếp nhận ý kiến
dụng tiền hợp lí. nhận xét, đánh giá của
2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ: GV.
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
3. Tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau bài học để đánh
giá, rút kinh nghiệm.

230
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
– Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.
– Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.
– Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.
– Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí.

2. Kiến thức trọng tâm


– Một số biểu hiện sử dụng tiền hợp lí:
+ Ghi chép chi tiêu hằng ngày.
+ Tận dụng đồ dùng vẫn còn sử dụng được.
+ Tiết kiệm tiền.
+ Ưu tiền đồ dùng cần thiết.
– Ý nghĩa sử dụng tiền hợp lí: Sử dụng tiền hợp lí sẽ giúp chúng ta làm chủ cuộc sống,
chủ động tiền bạc để thực hiện những dự định trong tương lai.
– Một số cách sử dụng tiền hợp lí:
Công thức 3 túi tiền Chi tiêu – Tiết kiệm – Chia sẻ:
+ Túi Chi tiêu để mua đồ dùng cần thiết hằng ngày, chiếm 60% thu nhập.
+ Túi Tiết kiệm để dự phòng trường hợp khẩn cấp hoặc sử dụng cho những dự định
trong tương lai, chiếm 30% thu nhập.
+ Túi Chia sẻ để giúp đỡ mọi người xung quanh, chiếm 10% thu nhập.

B. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

231
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

GV có thể sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh để phối hợp với gia đình HS trong những nội
dung sau:

1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con sử dụng tiền hợp lí.

2. Cha mẹ làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc sử dụng tiền hợp lí và quý trọng
đồng tiền.

3. Gửi lại ý kiến nhận xét cho GV chủ nhiệm.

232
Mẫu 2: PHIẾU RÈN LUYỆN VIỆC SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ

233
GỢI Ý KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí

1. Mục đích
Đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học xong
bài 12.

2. Cấu trúc đề
Bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
– Phần 2: Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

3. Nội dung đề minh hoạ

3.1. Đánh giá thông qua quan sát


– Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động Khởi động (năng lực giao tiếp
và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo tính tích cực khởi động
Chưa tích cực Bình thường Tích cực
() () ()

234
– Đánh giá thái độ HS trong quá trình thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ học tập
(năng lực giao tiếp và hợp tác), GV có thể thiết kế thang đo theo dạng:
Thang đo thái độ khi thảo luận nhóm
Các tiêu chí Chưa tốt Tốt Rất tốt
Cả nhóm cùng tham gia thảo luận, không có thành viên
làm việc riêng
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được giao

Mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả thảo luận của nhóm

Biết nhận xét, góp ý cho nhóm khác với thái độ tích cực,
thiện chí
– Đánh giá hành vi (năng lực đặc thù) của HS trong xử lí tình huống ở hoạt động Luyện
tập, GV có thể thiết kế phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá sắm vai xử lí tình huống
Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Khá nhiều thành viên Phần lớn các thành viên Tất cả đều tích cực
không tham gia đóng tham gia đóng góp ý đóng góp ý kiến và
Hợp tác góp ý kiến khi nhóm kiến, cùng làm việc (còn phân công công
nhóm thảo luận, còn làm việc 1 – 2 thành viên làm việc rõ ràng.
riêng, chỉ một vài thành việc riêng).
viên làm việc.
Xử lí tình huống chưa Xử lí tình huống khá Xử lí tình huống
hợp lí trong việc nhận hợp lí, còn sai sót 1 – 2 phù hợp, chính xác
Cách xử lí
biết các biểu hiện của sử ý không đáng kể. trong việc nhận biết
tình huống
dụng tiền hợp lí. các biểu hiện của sử
dụng tiền hợp lí.

Diễn xuất còn lúng túng, Diễn xuất khá tự tin, Diễn xuất tự tin, lưu
thiếu tự tin, ngôn ngữ còn vụng về trong lời loát trong lời thoại.
Diễn xuất
còn ngập ngừng, chưa thoại nhưng không đáng
trôi chảy. kể.

235
3.2. Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
(Dùng cho GV đánh giá)
Mức độ
Tiêu chí
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
1. Nêu được biểu Không nêu được Nêu được 2 – 3 biểu Nêu được 4 biểu
hiện của việc sử hoặc chỉ nêu được hiện. hiện trở lên.
dụng tiền hợp lí một biểu hiện.
2. Biết vì sao phải Không nêu được ý Nêu được một ý nghĩa. Nêu được từ 2 ý
sử dụng tiền hợp lí nghĩa. nghĩa trở lên.
3. Nêu được cách Không nêu được Nêu được 2 – 3 cách. Nêu được 4 cách trở
sử dụng tiền hợp lí hoặc chỉ nêu được lên.
một cách.
4. Thực hiện được Không thực hiện Thực hiện được một Thực hiện được 2
việc sử dụng tiền được. cách. cách trở lên.
hợp lí
5. Góp ý với bạn bè Không góp ý với Góp ý với bạn bè để sử Góp ý đầy đủ, chân
để sử dụng tiền hợp bạn bè để sử dụng dụng tiền hợp lí nhưng thành với bạn bè để
lí tiền hợp lí. chưa đầy đủ. sử dụng tiền hợp lí.

236

You might also like