CƠ SỞ TỰ NHIÊN HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI - modu;e 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

MODULE 3

CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI


1. Di truyền và tâm lý
+ Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo cho sự tái tạo ở thế hệ
mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng
những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn.
+ Đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá thể bao gồm những yếu tố do di truyền tạo nên và
cả những yếu tố riêng tự tạo trong đời sống cá thể của sinh vật. Những yếu tố như thế của
con người có ngay từ trong bào thai.
+ Tư chất là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm giải phẫu vừa là đặc điểm chức
năng tâm – sinh lý mà cá thể đã đạt được trong một giai đoạn phát triển nhất định dưới ảnh
hưởng của môi trường sống và hoạt động. Đó là đặc điểm của giác quan, của hệ thần kinh
tạo nên tiền đề vật chất cho vệc phát triển năng lực của một con người.
Tư chất có tính đa năng, trên cơ sở một tư chất có thể hình thành nhiều năng lực khác
nhau.
+ Mỗi cá thể người sinh ra đã nhận được theo con đường di truyền từ các thế hệ trước
một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể, trong đó có cấu tạo và chức năng của
các giác quan và não.
+ Vai trò của di truyền đối với sự phát triển tâm lý con người. Xung quanh vấn đề này
có nhiều quan điểm khác nhau:
– Một số nhà tâm lý học tư sản thừa nhận mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền định, đều
có sẵn trong gien được quyết định bằng con đường di truyền. Sự phát triển là quá trình
trưởng thành, chín muồi của các thuộc tính có sẵn trong gen.
– Một số nhà tâm lý tư sản khác đã chú ý đến yếu tố môi trường, đã nói đến vai trò
của giáo dục trong sự phát triển tâm lý con người, nhưng vẫn khẳng định rằng tiềm năng
sinh vật bấm sinh qui định trước giới hạn của sự phát triển tâm lý, E. Thorndike cho rằng
“Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là cái
gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất”.
– Sinh vật học hiện đại chứng minh rằng, bản thân di tryền cũng bị biến đổi dưới tác
động của môi trường và của hoạt động cá thể. Mặt khác cơ thể sống ở bậc tiến hóa càng cao
thì tính biến dị đảm bảo cho sự thích ứng của nó với điều kiện sống và kinh nghiệm cá thể

1
càng đóng vai trò lớn hơn. Ngày nay con người còn còn chủ động thay đổi cả tính di truyền.
Đối con người điều kiện xã hội và kinh nghiệm xã hội đóng vai trò rất lớn trong sự phát
triển tâm lý.
– Di truyền tạo nên những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể trong đó có những
đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ thần kinh – cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý. Do vậy di
truyền có vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm lý. Di truyền tạo tiền đề vật
chất cho sự hình thành và phát triển tâm lý, nhưng di truyền không quyết định tất cả, không
mang sẵn các đặc điểm tâm lý. Di truyền chỉ tạo điều kiện cho tâm lý được hình thành
nhanh hay chậm, dễ hay khó và qui định đỉnh cao thành tích hoạt động của cá nhân trong
một lĩnh vực hoạt động cụ thể.
2. Não và tâm lý
Có rất nhiều quan điểm khác nhau nói về quan hệ giữa não và tâm lý.
+ Quan điểm tâm lý – vật lý song song: Ngay từ thời R. Descartes, với quan điểm nhị
nguyên luận, các đại biểu của tâm lý học kinh nghiệm chủ nghĩa coi các quá trình sinh lý và
tâm lý song song diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lý được
coi là hiện tượng phụ.
+ Quan điểm đồng nhất tâm lý với sinh lý, đại biểu của chủ nghĩa duy vật tầm thường
(Bucsơne, Photstơ, Molesot) cho rằng: tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết ra mật.
+ Quan điểm duy vật coi tâm lý và sinh lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ
sở vật chất là hoạt động của của bội não, nhưng tâm lý không song song, không đồng nhất
với sinh lý.
Tâm lý là chức năng của não. Não bộ nhận tác động của thế giới dưới dạng xung
động thần kinh cùng những biến đổi lý hóa ở từng nơron, từng xinap, các trung khu thần
kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm cho não hoạt động theo qui luật thần kinh tạo nên
hiện tượng tâm lý này hay tâm lý khác theo cơ chế phản xạ (nội dung là tâm lý, nhưng có cơ
chế phản ánh sinh lý của não).
3. Vấn đề định khu chức năng tâm lý trong não
+ Thế kỷ thứ V (TCN), có quan niệm cho rằng: Lý trí khu trú ở trong đầu (não bộ),
tình cảm ở ngực (tim), lòng đam mê ở bụng (gan).

2
+ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX một số nhà thần kinh học cho rằng mỗi chức năng
tâm lý được định khu ở một vùng trong não: Vùng trí nhớ, vùng trí tuệ, vùng tư duy hoặc
trong não có “mấu tư tưởng”, “mấu yêu đương”.
+ Khoa học đã chứng minh, trên vỏ não có các vùng (miền). Mỗi miền là cơ sở vật
chất của các hiện tượng tương ứng:
– Vùng chẩm là trung tâm của thị giác
– Vùng thái dương là trung tâm của thính giác
– Vùng gần thái dương là trung tâm của vị giác
– Vùng đinhlà trung tâm của cảm giác cơ thể (da, cơ khớp)
– Vùng trán là trung tâm của vận động có chủ định
Ở vỏ não người còn có các trung khu ngôn ngữ bao gồm vùng nói, vùng viết, vùng
nghe, vùng hiểu ngôn ngữ. Ngoài ra còn có các vùng trung gian. Mỗi vùng tham gia và
nhiều hiện tượng tâm lý và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi hiện tượng tâm lý diễn ra
có sự tham gia của nhiều vùng khác nhau, các vùng não là có hạn nhưng hiện tượng tâm lý
vô hạn.
Nguyên tắc “phân công” kết hợp với nguyên tắc “liên kết” rất nhịp nhàng tạo nên hệ
thống thần kinh chức năng cơ động. Các hệ thống chức năng cơ động được thực hiện bằng
nhiều tế bào não từ các vùng, các khối của toàn bộ não tham gia: Khối năng lượng đảm bảo
trương lực; khối thông tin đảm bảo việc xử lý thu nhận, xử lý và gìn giữ thông tin; khối điều
khiển đảm bảo việc chương trình hóa, điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra. Các khối này tham
gia liên kết với nhau cùng tham gia thực hiện một hiện tượng tâm lý.
Hệ thống chức năng này hoạt động một cách cơ động, tùy thuộc vào yeu cầu của chủ
thể, vào không gian, thời gian và không có tính bất di, bất dịch.
+ Ngày nay các nhà khoa học còn chỉ rõ: Não gồm 3 bộ phận
– Não nguyên thủy (hành tủy, tiểu não) là trung khu của các chức năng cần thiết cho
sự tồn tại (hoạt động của các cơ quan nội tiết, giới tính, thói quen).
– Não cổ (não giữa và thể vành) là nơi tập trung các xung năng, các xu thế gắn liền
với cảm giác nội tạng, phản ứng cảm xúc.
– Bán cầu não gồm hai phần: Bán cầu não phải là nơi nhận và lưu giữ tất cả các tri
giác, nhớ các kỷ niệm, kinh nghiệm của cuộc sống (mỗi thực tế mang một hình ảnh sống

3
động). Bán cầu não trái có chức năng đồng nhất là trung tâm của những cái ổn định, là nơi
hội tụ các khái niệm, ký hiệu, sơ đồ.
4. Phản xạ có điều kiện và tâm lý
+ Toàn bộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ. Đề các là người đầu tiên nêu ra
khái niệm “phản xạ” và dùng phản xạ để giải thích hoạt động tâm lý. Tuy nhiên Đề các mới
chỉ nói tới hoạt động vô thức gắn liền với phản xạ.
+ I. M. Xêtrênov – nhà sinh lý học người Nga cho rằng: tất cả các hiện tượng tâm lý,
kể cả có ý thức lẫn vô thức đều có nguồn gốc là phản xạ. Theo ông phản xạ gồm có 3 khâu
chủ yếu:
– Khâu dẫn vào: là quá trình tiếp nhận kích thích bên ngoài, biến thành xung động
thần kinh theo đường thần kinh hướng tâm dẫn truyền vào não.
– Khâu trung tâm: Diễn ra quá trình thần kinh trên não, tạo ra hoạt động tâm lý.
– Khâu dẫn ra: Hưng phấn từ trung ương thần kinh theo dây thần kinh li tâm gây nên
phản ứng của cơ thể.
+ I. P. Pavlov xây dựng học thuyết phản xạ có điều kiện đó là cơ sở sinh lý của mọi
hiện tượng tâm lý.
Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
– Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi
trường luôn thay đổi.
– Cơ sở giải phẫu sinh lý của phản xạ có điều kiện là vỏ não và hoạt động bình
thường của vỏ não.
– Qúa trình diễn biến của phản xạ có điều kiện là quá trình thành lập đường thần kinh
liên hệ tạm thời giữa các trung khu nhận kích thích có điều kiện và đại diện của trung khu
trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện.
– Phản xạ có điều kiện thành lập với kích thích bất kỳ, đặc biệt ở người tiếng nói là
một loại kích thích đặc biệt có thể thành lập bất cứ một phản xạ có điều kiện nào.
– Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào
cơ thể. Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện, không phải
là một mà là một chuỗi phản xạ có điều kiện.
5. Quy luật hoạt dộng thần kinh cấp cao và tâm lý

4
Sự hình thành và thể hiện tâm lý chịu ảnh hưởng chịu sự chi phối chặt chẽ của các qui
luật hoạt động thần kinh cấp cao.
5.1. Qui luật hoạt động theo hệ thống
+ Trong điều kiện tự nhiên của đời sống các kích thích không tác động một cách riêng
lẻ, chúng thường tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp đến cơ thể. Mặt
khác cơ thể cũng không phản ứng riêng lẻ mà phản ứng một cách tổ hợp với các kích thích
đó.
+ Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẻ hay
không riêng lẻ thành một hệ thống. Đó là qui luật hoạt động theo tính hệ thống của vỏ não.
Các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định, tạo nên một hệ
thống định hình động lực của vỏ não, làm cho trong não khi có một phản xạ nào đó xảy ra
thì kéo theo các phản xạ khác cũng xảy ra.
+ Qui luật này là cơ sở sinh lý thần kinh của xúc cảm, tình cảm, thói quen…
5.2. Qui luật lan tỏa và tập trung (hưng phấn và ức chế)
+ Trên vỏ não có một vùng hưng phấn hoặc ức chế thì hưng phấn và ức chế sẽ không
dừng lại ở đó, nó sẽ lan tỏa sang các vùng xung quanh. Sau đó trong những điều kiện bình
thường, chúng tập trung vào một điểm nhất định
+ Hai quá trình lan tỏa và tập trung xảy ra kế tiếp nhau trong một trung khu thần kinh.
Nhờ đó hình thành một hệ thống chức năng các phản xạ có điều kiện – cơ sở sinh lý của các
hiện tượng tâm lý.
5.3. Qui luật cảm ứng qua lại
Hai quá trình thần kinh cơ bản có ảnh hưởng qua lại với nhau tạo nên qui luật cảm
ứng qua lại.
+ Cảm ứg qua lại đồng thời xảy ra giữa nhiều trung khu: hưng phấn ở điểm này gây
nên ức chế ở điểm kia và ngược lại.
+ Cảm ứng qua lại tiếp diễn: ở một trung khu vừa có hưng phấn, sau đó có thể chuyển
sang ức chế ở chính trung khu ấy.
+ Cảm ứng dương tính: Đó là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hoặc
bgược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn.
+ Cảm ứng âm tính: Hưng phấn gây nên ức ché hoặc ức chế làm giảm hưng phấn.
Các thuộc tính chú ý đều có cơ sở sinh lý là nội dung của qui luật cảm ứng qua lại.

5
5.4. Qui luật phụ thuộc vào cường độ của kích thích
Trong trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh, bình thường của vỏ não thì độ lớn của phản ứng
tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích. Ở người sự phụ thuộc này mang tính tương đối vì
phản ứng của con người không chỉ phụ thuộc vào cường độ kích thích mà còn phụ thuộc vào
tính chủ thể của mỗi người. Mặt khác, trong trường hợp vỏ não chuyển từ trạng thái hưng
phấn sang ức chế thì phản ứng còn tùy thuộc vào sự ức chế nông hay sâu của vỏ não.
Tóm lại, các qui luật cơ bản nói trên của hoạt động thần kinh cấp cao có quan hệ với
nhau, cùng chi phối sự hình thành, diễn biến và biểu hiện hoạt động tâm lý của con người.
6. Hệ thống tín hiệu thứ II và tâm lý
Tín hiệu là một vật hay ký tự nào đó đại diện cho vật khác, ký tự khác để gây ra một
phản ứng nào đó của cơ thể. Ví dụ: Ánh đèn đại diện cho thức. Tín hiệu và hệ thống tín hiệu
có hai loại.
+ Hệ thống tín hiệu bao gồm những tín hiệu do các sự vật hiện tượng và các thuộc
tính của chúng, kể cả các hình ảnh do các tín hiệu đó tác động vào não gây ra.
+ Hệ thống tín hiệu I là cơ sở sinh lý của của hoạt động cảm tính trực quan, tư duy cụ
thể và ccs cảm xúc cơ thể ở cả người và động vật.
+ Hệ thống tín hiệu II là những tín hiệu ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết), là tín hiệu
của tín hiệu. Hệ thống tín hiệu II chỉ có ở người, nó là cơ sở của tư duy ngôn ngữ, ý thức,
tình cảm và các chức năng tâmlý cao cấp ở người.
Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ
sở của hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống tin shiệu thứ hai có tác động trở lại hệ thống tín
hiệu thứ nhất.

You might also like