Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Phong Cách Chính Luận:

2.1. Khái niệm


Phong cách chính luận là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp bàn
luận vê các vấn đề chính trị - xã hội như an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa - tư
tưởng, giáo dục, nghệ thuật,…
2.2. Chức năng
Thông báo - thuyết phục.
- Thông báo những vấn đề thời sự về chính trị - xã hội đang diễn ra (theo dạng tóm
tắt, điểm lại, lược thuật lại).
- Bàn luận, phân tích vấn đề và thuyết phục người đọc, người nghe (cả về lý trí và
tình cảm), tin theo quan điểm của mình về cách giải quyết vấn đề, từ đó có thái độ,
hành động phù hợp với quan điểm, lập trường, lợi ích của mình (giai cấp mình).
2.3. Đặc trưng
a. Tính truyền cảm
Ngôn ngữ chính luận phải giàu sức biểu cảm, gây xúc động mạnh mẽ nơi lòng
người đọc, truyền cho họ một niềm tin, một hy vọng, một dũng khí.
b. Tính hùng biện
Phong cách ngôn ngữ chính luận vận dụng nhiều thủ thuật lập luận có sức tác động
lớn, thuyết phục cao.
Phần lớn các cách thức lập luận đó đều đã được đề cập trong nghệ thuật hùng biện
thời xưa.
c. Tính đại chúng
Ngôn ngữ chính luận phải hướng tới đông đảo quần chúng, đặc biệt là các tầng lớp
lao động, nên ngôn ngữ từ phải giản dị, dễ hiếu.
Cách dùng từ, cách đặt câu của ngôn ngữ chính luận phải mang tính chất phổ
thông. Lời lẽ diễn đat phải gần gũi với quần chúng.
2.4. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Ngữ âm
Phát âm chuẩn mực, thân mật, biểu cảm, hào hùng
Giọng điệu, ngữ điệu và những yếu tố phi lời kèm theo trong dạng nói của phong
cách chính luận đặc biệt quan trọng.
Âm sắc, màu sắc của lời nói luôn thay đổi phù hợp với nội dung, tình cảm của từng
đoạn văn.
Tình cảm, niềm tin của người nói phải thể hiện qua giọng nói, lời nói và truyền đến
người nghe bằng sự lay động của trái tim và nhận thức.
b. Từ ngữ
Sử dụng lớp từ ngữ thuật ngữ chính trị - xã hội tùy thuộc vào từng loại văn bản. Từ
ngữ giàu màu sắc biểu cảm, hình tượng.
Có thể s dụng từ ngữ khu ngữ để làm tăng tính hình ảnh, tính biểu cảm và tính
quần chúng.
c. Ngữ pháp
Phong cách ngôn ngữ chính luận sử dụng nhiều loại câu văn khác nhau, linh hoạt,
uyển chuyển; kết hợp cả loại câu ngắn và câu dài, câu đơn giản và câu phức tạp.
Nhìn chung, câu văn trong phong cách ngôn ngữ chính luận thường tương đối dài,
có nhiều tầng bậc cấu trúc; sử dụng nhiều loại hình câu lập luận
d. Tu từ
Thường xuyên sử dụng các phép tu từ nhằm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục, tác
động.
Một số phép tu từ hay được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hóa dụ, thậm xưng,
chơi chữ, tương phản, điệp ngữ, lặp cú pháp, sóng đôi cú pháp, tăng câp, câu hỏi tu
từ, trường cú (câu tuần hoàn),
Các phép tu từ gần như là yếu tố không thế thiếu được của ngôn ngữ chính luận,
đặc biệt là loại ngôn ngữ chính luận thiên về phương diện hùng biện.
c. Kết cấu văn bản
Theo yêu cầu cấu trúc của từng thể loại, nhưng nói chung không quá gò bó.
Văn bản chính luận cụ thế:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyên thông quý báu của ta. Từ
xưa đên nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân
ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng,
Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao
của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
< Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - HCM>
- Tính truyền cảm được thể hiện trong đoạn văn: " Tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” => nhờ lập luận chặt
chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thế, sát hợp.
- Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ chính trị như: lòng yêu nước, truyền thống,
xâm lăng,...
- Đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ, kết hợp câu ngắn, câu dài: "Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyên thông quý báu cua ta. Từ xưa đến nay, môi
khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước -> Câu 2 ngắn, câu 3 dài

3. Phong Cách Văn Chương:


3.1. Khái niệm
Phong cách văn chương là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm văn
chương và các tác phẩm nghệ thuật có sử dụng ngôn từ (ca từ trong bản nhạc, lời
thoại trong kịch, lời thoại trong điện ảnh).
3.2. Chức năng
a. Thông báo
Ngôn ngữ văn chương phản ánh cuộc sống và con người, thể hiện nhận thức của
nhà văn, nhà thơ về thế giới cũng như về bản thân mình.
Văn chương cung cấp cho người đọc những hiểu biết phong phú, đa dạng về lịch
sử, địa lý, văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán, tâm lý, tư tướng, ... của con người
và xã hội.
Văn chương là một hình thức sắc bén giúp con nguời tiếp cận chân lý hiện thực và
chân lý đời
b. Thẩm mỹ
Tạo dựng lên bức tranh về cái đẹp và giáo dục về cái đẹp cho con người. Đây là
chức năng trung tâm và là chức năng đặc thù của phong cách văn chương. Sự
thưởng thức văn chương nghệ thuật là một hoạt động tự nguyện, chủ yếu gắn với
nhu cầu về cái đẹp, muốn vươn tới lý tưởng, vươn tới sự hoàn thiện về tâm hồn,
nhân cách.
Văn chương có nhiệm vụ thoa mãn nhu cầu ấy thông qua phản ánh quan niệm
thẩm mỹ của con người, quan hệ thẩm mỹ của con người với thiên nhiên và cuộc
sống xã hội, bồi dưỡng, phát triển cho con người năng lực cảm thụ và sáng tạo
thâm mỹ.
c. Trao đổi tư tưởng tình cảm (giao tiếp)
Văn chương đáp ứng nhu cầu giãi bày, chia sẻ, trao đổi, đối thoại, ... tâm tư tình
cảm giữa nhà văn, nhà thơ với độc giả. Văn chương là chiếc cầu nối giữa trái tim
với những trái tim.
3.3. Đặc trưng
a. Tính hình tượng
- Theo "Từ điển văn học", thì: Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái
quát bằng nghệ thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được
nhận thức trực tiếp bằng cảm tính (chung cho các loại hình nghệ thuật).
- Hình tượng van học là bức tranh sinh động nhât của cuộc sông được xây dựng
băng ngôn ngữ nhờ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo và cách đánh giá của nhà
nghệ sĩ.
- Do đó ngôn ngữ văn chương phải làm thế nào đê dựng nên được các hình tượng
trong tác phẩm. Ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ có khả năng tái hiện
hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những biêu hiện thị giác, xúc giác, khứu giác
những biểu tượng vận động của con người, vật, cảnh đời...
- Ngôn ngữ văn chương dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh cụ thể, sống
động về hiện thực, làm cho họ có cảm giác như có thể dùng các giác quan để tiếp
nhận trực tiếp về nó.
- Đó là một thứ ngôn ngữ tạo hình, biêu cảm và có sức biểu trưng lớn. Ngôn ngữ
văn chương tồn tại nhiều tầng nghĩa. Từ hình tượng văn chương gợi ra nhiều cách
cảm, cách nghĩ, điều đó tạo nên tính đa nghĩa và sức hấp dẫn của tác phẩm văn
chương.
b. Tinh truyền cảm
Tác phẩm văn chương là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ sĩ trước cảnh đời,
cảnh người, trước thiên nhiên. Bởi vậy, ngôn ngữ văn chương phải biểu hiện cho
được cảm xúc của tác giả và truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, dấy
lên ở người đọc những cảm xúc như cảm xúc của tác giả.
c. Tính cá thế hóa (phong cách ngôn ngữ cá nhân)
-Tính cá thế hóa là làm nôi bật lên cái vẻ riêng, cái đặc sắc riêng về ngôn ngữ tác
giả. Đó là lôi phô diễn riêng (cái giọng riêng - tone) của nhà văn, nhà thơ.
Tính cá thể của ngôn ngữ văn chương thể hiện ở hai mặt:
+ Phong cách ngôn ngữ cá nhân tác giả trong tác phẩm.
+ Kỹ thuật của tác giả làm rõ sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác,
giữa sự vật này với sự vật khác, giữa cảnh đời này với cảnh khác.
d. Tính tổng hợp
Ngôn ngữ văn chương có khả năng sử dụng yếu tố ngôn ngữ của tất cả các phong
cách ngôn ngữ khác và "tái tạo lại" (Vinogradov) thành yếu tố riêng của mình.
Trong ngôn ngữ văn chương, ta thấy đầy đủ bóng dáng các phong cách khác. Ngôn
ngữ văn chương tiêu biểu cho ngôn ngữ thời đại, đồng thời chứa đựng những yếu
tố dự báo của ngôn ngữ dân tộc trong tương lai.
Trong các phong cách ngôn ngữ, ngôn ngữ văn chương có quan hệ đặc biệt với
khấu ngữ. Khẩu ngữ là cội nguồn tiếp sức cho ngôn ngữ văn chương. Tài năng của
nhà văn vê mặt ngôn ngữ trước hết và lớn nhất là về phương diện sử dụng khẩu
ngữ sống động, cảm xúc, giàu hình ảnh của thời mình đang sống.
3.4. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Ngữ âm
Ngôn ngữ văn chương sử dụng tất cả các phương tiện ngữ âm của ngôn ngữ dân
tộc phục vụ cho nhu câu biêu đạt của tác phâm văn chương: tiêng địa phương,
tiềng nước ngoài, những cách nói biên âm, trại âm, những cách phát ăm mang mau
sắc riêng của cá nhân, ... Vê phương diện này, ngôn ngữ văn chương rất giống với
khâu ngũ, nhưng trong văn chương, những yếu tố vừa nói được nghệ thuật hóá,
cách điệu hoá. Yếu tố ngữ âm được đặc biệt coi trọng trong thơ và các loại văn
vần. Ngữ âm là một phương diện thi pháp hàng đầu của thơ (vần, nhịp điệu, nhạc
điệu, tiết tấu,…). Yếu tố ngữ âm cũng được chú ý trong văn xuôi nghệ thuật (nhịp
điệu, tiết tâu, sự luân phiên, hài hòa vê băng trắc, độ dài ngăn của câu văn, ...).
b. Từ ngữ
Phong cách ngôn ngữ văn chương có một lớp từ ngữ riêng gọi là từ ngữ văn
chương (hoặc từ ngữ thi ca).
Ví dụ: phu quân, tân lang, tân nương, mẫu tử, hôn lễ, nơi chôn nhau cắt rốn, ... Số
lượng lớp từ ngữ này tương đối ít.
 Từ ngữ văn chương có tính cụ thể, hình ảnh, cảm xúc.
 Từ ngữ được chọn lọc, trau chuốt hết sức công phu
 Từ ngữ thường chứa những kết hợp bất thường và những từ ngữ mới lạ:
 Từ ngữ trong văn chương còn mang tính cá thể hoá.
c, Ngữ pháp
Sử dụng nhiều loại câu khác nhau, linh hoạt, uyển chuyển, sinh động. Câu văn
thường đa nghĩa, sử dụng nhiệu phép tu từ cú pháp.
Câu văn thường mang đặc điểm cá nhân của từng tác giả
Thơ ca ("Vương quốc của ân dụ") thường có những kết cấu cú pháp đặc trưng ("cú
pháp thi ca"). Thơ là siêu ngữ pháp (sự phi lý và hỗn độn).
d. Tu từ
Sử dụng nhiều và một cách có nghệ thuật các phép tu từ khác nhau.
e. Kết cấu văn bản
Tự do, linh hoạt, sáng tạo, luôn luôn đổi mới. Có một khuôn mẫu kết cấu cho tác
phẩm văn chương (hiện đại) là không có kết cấu nào cả.
Đoạn văn bản cụ thể:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Tửng bông nhn shú hưng chỉ u
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
< Đất nước - Nguyễn Đình Thi>
-Tính hình tượng thể hiện trong đoạn thơ:
"Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều"
→ Tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ cụ thể ở đây là hoán dụ "cánh đồng quê
chảy máu" và nhân hóa "dây thép gai đâm nát trời chiều" để vẽ lên một tranh đồng
quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh "chảy máu,
đâm nát" khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến
tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.
-Tính truyền cảm thể hiện trong đoạn thơ:
"Những đêm dài hành quân nung nấu/ Bỗng bôn chồn nhớ mắt người yêu."
→> Thể hiện những cảm xúc nhớ nhung của tác giả vê nơi quê nhà, nơi ây có
người con gái anh yêu vân hăng đợi mong anh trở vê sau những tháng ngày mà anh
chống chọi để bảo vệ đất mẹ thân yêu. Qua 2 câu thơ này, người đọc phần nào hiểu
được sự khắc nghiệt của chiến tranh đã chia cách hai trái tim đang yêu nhau nồng
thắm.
- Tính cá thể hóa: Thơ của Nguyễn Đình Thi giản dị nhưng luộn giàu chất triết lý
và sự sáng tạo trong cách viết. Cụ thể qua những câu thơ:
"Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn".
=> Thể hiện niềm yêu thương đất nước da diết, niềm tự hào dân tộc cũng như là
căm thù bọn xâm lược.
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ:
+ Biện pháp tu từ nhân hóa: "Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu". Hồn hậu vốn là tính từ
dùng để miêu tả bản chất tốt đẹp của con người hiền từ, chất
+ Biện pháp tu từ hoán dụ "cánh đồng quê chảy máu" và nhân hóa "dây thép gai
đâm nát trời chiều" để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng
tang thương.

You might also like