Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

1

CUỘC THI TÌM HIỂU


“THỊ XÃ SƠN TÂY - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”
-----

Có một thị xã nhỏ xinh nằm ở phía tây thủ đô Hà nội, đó là thị xã Sơn tây . Đây là
mảnh đất linh thiêng đã sinh ra những anh hùng hào kiệt như Ngô Quyền, Phùng Hưng
từng lưu danh sử sách . Với bề dày 100 năm tuổi của mình, thị xã Sơn tây thật xứng danh
với tên gọi " Cửa ngõ Thủ đô ", oai hùng, uy nghi mà không kém phần xinh đẹp và quyến
rũ . Tôi rất tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên ở nơi này . Còn bạn, bạn đến Sơn tây
bao giờ chưa ? Hãy cùng tôi đi du lịch một vòng quanh Sơn tây và tìm hiểu kỹ hơn về
mảnh đất địa linh, nhân kiệt này nhé !
Trước tiên chúng mình cùng tìm hiểu xem cái tên "Sơn Tây" từ đâu mà có ?

Tháng 4 năm Kỷ Sửu (1469), triều đình Đại Việt có những điều chỉnh tổ chức hành chính,
định lại bản đồ toàn quốc. Cả nước chia thành phủ Phụng Thiên và 12 thừa tuyên, bên dưới có các
cấp châu, huyện, xã, trang, sách. Trong đó, thừa tuyên Quốc Oai (thành lập năm 1466) đổi tên
thành thừa tuyên Sơn Tây. Từ đây, địa danh Sơn Tây chính thức ra đời với tư cách là một đơn vị
hành chính cấp thừa tuyên trực thuộc chính quyền trung ương của quốc gia Đại Việt.
Năm 1490, thừa tuyên Sơn Tây đổi là xứ Sơn Tây; trong khoảng niên hiệu Hồng
Thuận (1509 - 1516) đổi là trấn Sơn Tây; năm 1831 đổi thành tỉnh Sơn Tây. Năm 1942,
Thực dân Pháp đổi thành Thị xã Sơn Tây. Năm 1965, tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây sáp
nhập thành một đơn vị hành chính mới là tỉnh Hà Tây, sau đó từng sáp nhập với Hòa Bình
thành tỉnh Hà Sơn Bình. Từ đây, Sơn Tây không còn là một đơn vị hành chính cấp
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 1979, thị xã Sơn Tây cùng một số huyện của
tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về thành phố Hà Nội. Năm 1991, thị xã Sơn Tây được tách và
chuyển về trực thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 02/8/2007, Chính phủ đã có Nghị định số
130/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây. Sau đó một
năm, Thành phố Sơn Tây trở về với Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2024, địa danh Sơn Tây đã
xuất hiện được 555 năm (1469 - 2024).
+ Dưới thời Hùng Vương: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc đất Phong Châu,
bộ Giao Chỉ, nước Văn Lang.
+ Sau năm 179 trước Công nguyên: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc quận
Giao Chỉ, nước Nam Việt.
+ Năm 111 trước Công nguyên: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc quận Giao
Chỉ, châu Giao Chỉ.
+ Thời Đường đô hộ: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc quận Giao Chỉ, Giao
Châu đại tổng quản phủ.
+ Thời Ngô-Đinh-Tiền Lê-Lý (thế kỷ X-XIII): Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay
thuộc châu Quảng Oai.
+ Thời Trần và thời Hồ: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc huyện Ma Lung, trấn
Quảng Oai.
2

+ Thời thuộc Minh: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc huyện Ma Lung, châu
Quảng Oai, phủ Giao Châu.
+ Đầu thời Lê: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc Tây Đạo.
+ Từ năm 1466: Khu vực thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc thừa tuyên Quốc Oai.
+ Từ tháng 4/1469: Thừa tuyên Quốc Oai đổi thành thừa tuyên Sơn Tây; vùng đất thị
xã Sơn Tây hiện nay thuộc huyện Ma Nghĩa, phủ Quảng Oai và huyện Phúc Lộc, phủ
Quốc Oai, thừa tuyên Sơn Tây.
Thừa tuyên Sơn Tây trong Bản đồ Hồng Đức thời Lê (vẽ xoay 90o)

+ Từ năm 1490: Huyện Ma Nghĩa đổi thành huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai.
Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai và huyện Phúc
Lộc, phủ Quốc Oai, xứ thừa tuyên Sơn Tây.
+ Thế kỷ XV: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng
Oai và huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
+ Từ 1789-1802: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc huyện Minh Nghĩa, phủ
Quảng Oai và huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
+ Từ 1802: Vùng đất thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng
Oai và huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1822, huyện Phúc Lộc đổi
thành huyện Phúc Thọ.
3

Tây trong Đồng Khánh địa dư chí thời Nguyễn

+ Từ 1831, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây, lỵ sở tỉnh Sơn Tây đóng tại Thành
Sơn Tây ở địa phận xã Mai Trai và xã Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai,
tỉnh Sơn Tây. Khu vực thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc địa phận Thành Sơn Tây, huyện
Minh Nghĩa và huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm 1854, huyện Minh
Nghĩa đổi tên thành huyện Tùng Thiện, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây.
Tỉnh Sơn Tây còn lại năm 1891

+ Từ 1886 - 1899: Khu vực thị xã Sơn Tây hiện nay vẫn thuộc địa phận Thành Sơn
Tây, huyện Phúc Thọ và huyện Tùng Thiện, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây.
4

Bản đồ tỉnh Sơn Tây năm 1909

+ Ngày 30/12/1924, Thống sứ Bắc kỳ J. Krautheimer ký văn bản gồm 3 điều, trong đó
quyết định thành lập một đơn vị hành chính mới làm thủ phủ của tỉnh Sơn Tây gọi là thị xã
Sơn Tây gồm 17 đơn vị hành chính bản địa (có giới hạn Phía Bắc giáp sông Hồng; Phía
Tây và Tây Nam giáp địa phận các xã Phú Nhi và Sông Côn; Phía Nam giáp bến quân sự
cũ và địa phận xã Đạm Chai (tức Đạm Trai); Phía Đông Nam và phía Đông giáp đê quân
sự cũ và địa phận các xã Thuần Nghệ, Phù Sa). Thị xã Sơn Tây với tư cách là đô thị kiểu
phương Tây được chính thức thành lập. Tính đến nay, Thị xã đã tròn 100 năm (1924 -
2024) thành lập.
Bản đồ tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc (năm 1924).
5

+ Từ năm 1924 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945: Khu vực thị xã Sơn Tây hiện
nay thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và huyện Tùng Thiện, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây.
+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn Tây
giành được chính quyền về tay Nhân dân, thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời, giữ nguyên
trạng về tổ chức hành chính. Khu vực thị xã Sơn Tây hiện nay được tổ chức thành đơn vị
hành chính thuộc địa giới thị xã Sơn Tây và huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây.
6

Bản đồ tỉnh Sơn Tây ( 1947- 1949)


+ Sau khi được giải phóng hoàn toàn vào ngày 03/8/1954, thị xã Sơn Tây hiện nay
thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây.
+ Ngày 21/4/1965, theo Nghị quyết số 103/NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây sáp nhập thành tỉnh
Hà Tây. Từ đây, khu vực thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và huyện
Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây.
+ Ngày 26/7/1968, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành
Quyết định số 120/CP về việc hợp nhất các huyện Quảng Oai, Bất Bạt và Tùng Thiện
thuộc tỉnh Hà Tây thành một huyện, lấy tên là huyện Ba Vì. Khu vực thị xã Sơn Tây hiện
nay thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
+ Ngày 16/10/1972, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban
hành Quyết định số 50/BT về việc sáp nhập xã Trung Hưng thuộc huyện Ba Vì vào thị xã
Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây, đưa thôn Yên Thịnh II, xã Đường Lâm, huyện Ba Vì vào xã
Viên Sơn thuộc thị xã Sơn Tây. Từ đây, khu vực thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc địa phận
thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
+ Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ
2 đã thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.
7

Từ đây, khu vực thị xã Sơn Tây hiện nay thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì,
tỉnh Hà Sơn Bình.
+ Ngày 02/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hànhQuyết định số 101/HĐBT về việc điều chỉnh địa giới thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì
và huyện Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở
tách các xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Sơn Đông, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ
Đông của huyện Ba Vì chuyển sang. Thị xã Sơn Tây sau khi được mở rộng có 12 xã,
phường gồm: 03 phường (Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền) và 09 xã (Trung Hưng, Viên
Sơn, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ
Đông).
+ Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành Quyết định số 42/HĐBT về việc phân vạch địa giới thị trấn và một số phường
thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Sơn Bình. Trong đó, cắt 78,2 ha diện tích tự nhiên và 1.648
nhân khẩu của xã Trung Hưng; 25,5 ha diện tích tự nhiên và 263 nhân khẩu của xã Trung
Sơn Trầm; 8,5 ha diện tích tự nhiên và 9 nhân khẩu của xã Thanh Mỹ để thành lập phường
Sơn Lộc. Cắt 213 ha diện tích tự nhiên và 106 nhân khẩu của xã Xuân Sơn; 35.37 ha diện
tích tự nhiên và 44 nhân khẩu của xã Thanh Mỹ để thành lập phường Xuân Khanh. Lúc
này, thị xã Sơn Tây có 14 xã, phường gồm: 05 phường (Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền,
Sơn Lộc, Xuân Khanh) và 09 xã (Trung Hưng, Viên Sơn, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn,
Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông).
+ Ngày 12/8/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ
họp thứ 9 đã ra nghị quyết phân chia tỉnh Hà Sơn Bình thành tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà
Tây. Thị xã Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây.
+ Ngày 09/10/2000, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
Nghị định số 66/2000/NĐ-CP về việc thành lập phường Phú Thịnh và mở rộng phường
Quang Trung thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Theo đó, phường Phú Thịnh được thành
lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thôn Phú Nhi, Phú Mai, Hồng Hậu
và Yên Thịnh thuộc xã Viên Sơn. Mở rộng phường Quang Trung trên cơ sở sáp nhập toàn
bộ diện tích tự nhiên (23,14 ha) và dân số (903 nhân khẩu) của thôn Thuần Nghệ thuộc xã
Viên Sơn vào phường Quang Trung. Lúc này thị xã Sơn Tây có 15 xã, phường gồm: 06
phường (Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh) và 09 xã
(Trung Hưng, Viên Sơn, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm,
Sơn Đông, Cổ Đông).
+ Ngày 02/8/2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
Nghị định số 130/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây trên cơ
sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Sơn Tây. Thành
phố Sơn Tây có 11.346 ha diện tích tự nhiên và 181.831 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành
chính trực thuộc, gồm 06 phường (Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân
Khanh, Phú Thịnh) và 09 xã (Đường Lâm, Viên Sơn, Trung Hưng, Thanh Mỹ, Xuân Sơn,
Trung Sơn Trầm, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông).

Bản đồ Tỉnh Hà Tây


8

+ Ngày 01/3/2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
Nghị định số 23/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành
lập phường thuộc thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Theo đó, thành lập
phường Trung Hưng thuộc thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ 510,4 ha diện tích tự
nhiên và 7.848 nhân khẩu của xã Trung Hưng. Thành lập phường Viên Sơn thuộc thành
phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ 286,9 ha diện tích tự nhiên và 7.137 nhân khẩu của xã Viên
Sơn. Thành lập phường Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ
332,4 ha diện tích tự nhiên và 6.493 nhân khẩu của xã Trung Sơn Trầm. Lúc này, thị xã
Sơn Tây có 15 xã, phường gồm: 09 phường (Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền, Sơn Lộc,
Xuân Khanh, Phú Thịnh, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm) và 06 xã (Đường Lâm,
Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông).
+ Ngày 29/5/2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ
họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết số 15 điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, trong đó
hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Từ ngày 01/8/2008, quyết định mở
rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội chính thức có hiệu lực thi hành. Thành phố Sơn
Tây chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội.
+ Ngày 08/5/2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện
Quốc Oai; các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê
Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển
thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.
9

Từ đó đến nay, thị xã Sơn Tây là một đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc thành
phố Hà Nội, có 15 đơn vị hành chính gồm: 9 phường và 6 xã.

Với một bề dày lịch sử gần một nghìn năm ấy, xứ Đoài - thị xã Sơn tây quê tôi ngày
càng phát triển phồn thịnh nhưng cũng không kém phần xinh đẹp và quyến rũ .
Tháng 4/1946, Tỉnh ủy Sơn Tây chỉ đạo thành lập Chi bộ Nội thị gồm 03 đồng chí
đảng viên trong số cán bộ của Tỉnh cử về công tác tại Thị xã là: đồng chí Phúc Quyền,
đồng chí Nguyễn Văn Lương và đồng chí Nguyễn Văn Lạc; đồng chí Phúc Quyền được
chỉ định làm Bí thư Chi bộ. Tỉnh ủy cử đồng chí Thái Hợi - Tỉnh ủy viên phụ trách thị xã
Sơn Tây. Việc thành lập Chi bộ Nội thị thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh Sơn Tây đối
với phong trào cách mạng của Thị xã. Chi bộ đứng ra tiếp nhận mọi chủ trương, nghị quyết
của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, chỉ đạo các chủ trương, nghị quyết đó thành hành động
cách mạng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bàn.
Năm 1949, nhằm tạo điều kiện cho Thị xã có thêm địa bàn hoạt động và tạo thế cho
Thị xã đẩy mạnh kháng chiến, Tỉnh ủy Sơn Tây quyết định cắt 03 xã: Viên Sơn (thuộc
huyện Phúc Thọ), Trung Hưng, Trung Sơn Trầm (thuộc huyện Tùng Thiện) sáp nhập vào
Thị xã. Trước tình hình địa bàn được mở rộng và số lượng đảng viên của Chi bộ tăng lên,
tháng 01/1949, Tỉnh ủy Sơn Tây quyết định thành lập Đảng bộ thị xã Sơn Tây; đồng chí
Đỗ Hoài được chỉ định làm Bí thư Thị ủy. Đảng bộ Thị xã có 04 chi bộ trực thuộc gồm 03
chi bộ xã (Viên Sơn, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm) và 01 chi bộ cơ quan. Sự ra đời của
Đảng bộ thị xã Sơn Tây là thành quả to lớn và là nhu cầu tất yếu của sự phát triển phong
trào cách mạng, đánh dấu sự phát triển về công tác xây dựng Đảng của địa phương. Đảng
bộ đã lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, mở rộng tổ chức
đảng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng quê
hương.
Ngày 22/7/1954, Tỉnh ủy Sơn Tây quyết định thành lập Ban Cán sự Thị xã gồm đồng
chí Hoàng Trung - Nguyên Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ được chỉ định là Trưởng Ban Cán
sự và 04 ủy viên (gồm: đồng chí Hoàng Đình Liệu - nguyên Trưởng phòng An ninh chính
trị Công an tỉnh, đồng chí Hiền Hoàn - nguyên Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ,
đồng chí Kiều Văn Tu - nguyên Ủy viên Huyện ủy Thị Tùng, đồng chí Đắc Trung - đặc
phái viên của Tỉnh phụ trách tuyên huấn). Sau đó, Tỉnh ủy điều động đồng chí Hà Văn
Thưởng - cán bộ Công an tỉnh về thay đồng chí Hoàng Đình Liệu.
Cuối năm 1954, Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã lâm
thời gồm 05 đồng chí trong Ban Cán sự Thị xã do đồng chí Hoàng Trung làm Bí thư Thị
ủy phụ trách chung và vẫn giữ chức vụ đặc phái viên của Ủy ban Kháng chiến hành chính
tỉnh, phụ trách chính quyền Thị xã; đồng chí Hà Văn Thưởng - Thị ủy viên, phụ trách công
an; đồng chí Hiền Hoàn - Thị ủy viên, phụ trách công tác dân vận kiêm Trưởng Ban Cán
sự Khu phố I; đồng chí Kiều Văn Tu - Thị ủy viên, phụ trách tổ chức đồng thời là đặc phái
viên của Ủy ban Kháng chiến hành chính Tỉnh, phụ trách chính quyền Khu phố II; đồng
chí Đắc Trung - Thị ủy viên phụ trách tuyên huấn, đặc phái viên của Ủy ban Kháng chiến
hành chính tỉnh, phụ trách chính quyền Khu phố III. Trực thuộc Thị ủy có 03 chi bộ: Chi
bộ Cơ quan, Chi bộ Khu phố I và Chi bộ xã Viên Sơn. Tổng số đảng viên gồm 50 đồng chí
10

(Chi bộ Cơ quan có 17 đồng chí; Chi bộ Khu phố I thành lập tháng 11/1954 có 07 đồng
chí, Chi bộ xã Viên Sơn có 26 đồng chí).
Để có được một bức tranh toàn cảnh về một thị xã Sơn tây tươi đẹp như ngày hôm
nay là nhờ sự lãnh đạo tài hoa của Đảng bộ thị xã . Nhờ đó thị xã đã đạt được những thành
tựu đáng kể qua các thời kỳ .

Đến nay, Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã trải qua 21 kỳ đại hội. Cụ thể là:
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1959 - 1960) diễn
ra từ ngày 13 đến ngày 16/ 01/1959, tại Hội trường Ủy ban hành chính Thị xã. Có 39 đại
biểu, thay mặt cho 62 đảng viên của 04 chi bộ (Chi bộ Cơ quan, Chi bộ Công an, Chi bộ
Khu phố và Chi bộ xã Viên Sơn). Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 07 đồng chí
(05 ủy viên chính thức, 02 ủy viên dự khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ II (nhiệm kỳ 1960 - 1961) diễn ra
từ ngày 27 đến ngày 30/4/1960, tại Hội trường Ủy ban hành chính Thị xã. Có 42 đại biểu,
thay mặt cho 94 đảng viên của 04 chi bộ. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 07
đồng chí.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ III (nhiệm kỳ 1961 - 1962) diễn ra
từ ngày 04 - 07/9/1961, tại Hội trường Ty Tài chính tỉnh Sơn Tây (nay là Trung tâm Y tế
thị xã Sơn Tây). Có 48 đại biểu đại diện cho 110 đảng viên của 4 chi bộ. Đại hội bầu Ban
Chấp hành Đảng bộ gồm 09 đồng chí (trong đó 07 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự
khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ IV (nhiệm kỳ 1962 - 1964) diễn ra
từ ngày 10 đến ngày 13/11/1962, tại Hội trường Ty Tài chính tỉnh Sơn Tây (nay là Trung
tâm Y tế thị xã Sơn Tây). Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 09 đồng chí (07 ủy
viên chính thức và 02 ủy viên dự khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ V (nhiệm kỳ 1964 - 1967) diễn ra
từ ngày 16 đến ngày 20/10/1964 tại Hội trường Ty Tài chính tỉnh Sơn Tây. Đại hội bầu
Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 09 đồng chí (07 ủy viên chính thức, 02 ủy viên dự khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ VI (nhiệm kỳ 1967 - 1969) diễn ra
từ ngày 08 đến ngày 11/5/1967 tại chùa Phú Nhi, xã Viên Sơn (nay là phường Viên Sơn).
Có 100 đại biểu (trong đó 90 đại biểu chính thức và 10 đại biểu dự khuyết) của 41 đảng bộ,
chi bộ cơ sở. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 17 đồng chí (15 ủy viên chính thức
và 02 ủy viên dự khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ VII (nhiệm kỳ 1969 - 1973) diễn ra
từ ngày 15 đến ngày 18/5/1969, tại Hội trường Tòa án nhân dân Thị xã. Có 102 đại biểu
(trong đó có 90 đại biểu chính thức). Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 19 đồng
chí (16 ủy viên chính thức và 03 ủy viên dự khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1973 - 1974 diễn ra
từ ngày 19 đến ngày 23/4/1973, tại Hội trường Ủy ban hành chính Thị xã. Có 133 đại biểu
đại diện cho hơn 1.000 đảng viên. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 21 đồng chí
(19 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ IX (nhiệm kỳ 1974 - 1976) diễn ra
từ ngày 23 đến ngày 28/10/1974, tại Hội trường Ủy ban hành chính Thị xã. Có 159 đại
11

biểu thay mặt cho 1.300 đảng viên. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 21 đồng chí
(19 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự khuyết); bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ
tỉnh Hà Tây lần thứ II gồm 13 đại biểu chính thức (02 đại biểu do tỉnh giới thiệu ứng cử)
và 01 đại biểu dự khuyết.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ X (nhiệm kỳ 1976 - 1980):
Vòng I diễn ra từ ngày 03 đến ngày 06/11/1976, tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thị
xã. Có 179 đại biểu đại diện cho 1.622 đảng viên của 63 đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Vòng II diễn ra từ ngày 25 đến ngày 31/5/1977 tại Hội trường Ủy ban nhân dân thị xã.
Có 180 đại biểu đại diện cho 1676 đảng viên ở 66 đảng bộ, chi bộ cơ sở. Đại hội đã bầu
Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 22 ủy viên chính thức và 01 ủy viên dự khuyết.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XI (nhiệm kỳ 1980 - 1982) diễn ra
từ ngày 15 đến ngày 18/01/1980 tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thị xã. Có 152 đại biểu,
đại diện cho 1.764 đảng viên của 69 đảng bộ, chi bộ cơ sở. Đại hội bầu Ban Chấp hành
Đảng bộ gồm 27 ủy viên chính thức; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ thành phố
Hà Nội lần thứ VIII gồm 9 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XII (nhiệm kỳ 1982 - 1986):
Vòng I diễn ra từ ngày 01 đến ngày 4/01/1982 tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thị xã.
Có 168 đại biểu. Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội
lần thứ IX gồm 10 đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.
Vòng II diễn ra từ ngày 15 đến ngày 19/3/1983, tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thị
xã. Có 206 đại biểu chính thức và 20 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 3.322 đảng viên của
78 đảng bộ, chi bộ cơ sở.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XIII (nhiệm kỳ 1986 - 1989) diễn
ra từ ngày 24 đến ngày 28/9/1986, tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thị xã. Có 270 đại biểu
thay mặt cho hơn 4.000 đảng viên của 81 đảng bộ, chi bộ cơ sở. Đại hội bầu Ban Chấp
hành Đảng bộ gồm 35 ủy viên chính thức và 07 ủy viên dự khuyết. Bầu Đoàn đại biểu đi
dự Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ X gồm 19 đại biểu chính thức và 02
đại biểu dự khuyết.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1989 - 1991) diễn
ra từ ngày 15 đến 16/01/1989, tại Nhà Văn hóa Thị xã (trên đất của hội sở Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Sơn Tây hiện nay). Có 216 đại biểu, thay mặt cho hơn 4.900 đảng viên của
83 đảng bộ, chi bộ cơ sở. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 35 đồng chí ủy viên
chính thức.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XV (nhiệm kỳ 1991 - 1996):
Vòng I diễn ra từ ngày 25 đến 26/3/1991, tại Nhà Văn hóa Thị xã. Có 215 đồng chí là
đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 4700 đảng viên của 80 tổ chức cơ sở đảng. Đại hội
bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XI gồm 15 đồng chí
đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.
Vòng II diễn ra từ ngày 26 đến 27/9/1991, tại Nhà Văn hóa Thị xã. Có 220 đại biểu
thay mặt cho gần 5.000 đảng viên của 80 đảng bộ cơ sở. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng
bộ gồm 31 đồng chí ủy viên chính thức.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XVI (nhiệm kỳ 1996 - 2000) diễn
ra từ ngày 20 đến ngày 22/3/1996, tại Ủy ban nhân dânThị xã. Có 199 đại biểu thay mặt
12

cho gần 5.000 đảng viên của 75 tổ chức cơ sở đảng. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ
gồm 35 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VIII (17
đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2000 - 2005) diễn
ra trong 3 ngày 14, 15, 16/11/2000 tại Ủy ban nhân dân Thị xã. Có 178 đại biểu thay mặt
cho hơn 5.400 đảng viên của 79 tổ chức cơ sở đảng. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ
gồm 33 đồng chí.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010) diễn
ra từ ngày 20 đến ngày 22/10/2005, tại Ủy ban nhân dân Thị xã. Có 223 đại biểu đại diện
cho trên 6.300 đảng viên của 96 đảng bộ, chi bộ. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm
35 đồng chí.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) diễn
ra từ ngày 03 đến ngày 05/8/2010, tại Ủy ban nhân dân Thị xã. Có 223 đại biểu đại diện
cho 7.215 đảng viên của 76 đảng bộ, chi bộ. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 45
đồng chí.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 - 2020) diễn ra
từ ngày 04 đến ngày 06/8/2015, tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thị xã (Hội trường Tây
Đô). Có 243 đại biểu đại diện cho 8.600 đảng viên của 74 đảng bộ, chi bộ. Đại hội bầu Ban
Chấp hành Đảng bộ gồm 43 đồng chí.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) diễn
ra từ ngày 29 đến ngày 30/7/2020, tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thị xã (Hội trường Tây
Đô). Có 255 đại biểu đại diện cho 10.100 đảng viên của 47 đảng bộ, chi bộ. Đại hội bầu
Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 41 đồng chí.
Như vậy, từ 01 chi bộ khi mới thành lập chỉ có 3 đảng viên, đến 01/5/2024, Đảng bộ
thị xã Sơn Tây có 66 tổ chức cơ sở đảng (gồm 22 đảng bộ và 44 chi bộ cơ sở) với tổng số
10.630 đảng viên.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, Sơn tây ngày càng trở nên phồn thịnh, văn
minh và tươi đẹp.
Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã lãnh đạo chính quyền, quân và dân Thị xã cùng cả nước
thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Ngày 03/8/1954, Sơn Tây
được giải phóng, chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp và tay sai trên đất Sơn Tây. Đó là
kết quả của truyền thống ngoan cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng mà không kẻ
thù nào có thể khuất phục, ngay cả khi phong trào kháng chiến đứng trước những thử thách
gay go, quyết liệt nhất. Qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ, đảng viên,
quân và dân thị xã Sơn Tây đã làm nên những chiến công vẻ vang, góp phần vào thắng lợi
chung của cả nước. Thị xã chuyển sang giai đoạn: Xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội và
kháng chiến chống Mỹ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng là
giai đoạn bước đầu trưởng thành của Đảng bộ Thị xã.
Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã lãnh đạo chính quyền, quân và dân Thị xã xây dựng và
bảo vệ quê hương, vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,
tích cực chi viện cho miền Nam, góp phần thống nhất đất nước (1954 - 1975) và bảo vệ Tổ
13

quốc (1975 - 1985). Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã lãnh đạo Nhân dân khắc phục khó khăn,
phát triển kinh tế, văn hóa, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo chính quyền, Nhân dân Sơn Tây thực hiện công
cuộc đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
(1986 - 2024). Trong 38 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và Nhân dân
Sơn Tây đã chủ động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, tích cực phát triển sản xuất, giữ
vững an ninh, quốc phòng, thực hiện an sinh xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân.
Đảng bộ đã chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngày 30/5/2006, Thị xã được công
nhận là đô thị loại III. Nhiều năm, Đảng bộ được công nhận Trong sạch, vững mạnh.
Về với Sơn tây, về với Xứ Đoài, bạn và tôi còn được sống trong những di tích, danh
lam thắng cảnh rất xưa nhưng cũng rất" nay". Lời bài hát " Nhớ Sơn Tây " của tác giả Trần
Thanh Tùng như vẫn vẳng vẳng đâu đây :
" Em đến Sơn tây bao giờ chưa ?
Trời đang nắng cháy bỗng chợt mưa
...Em về tìm lại Thành sơn cũ
Hương khói Đền Và in dấu xưa ...."
Sơn Tây không chỉ là trung tâm văn hóa xứ Đoài mà còn là vùng đất chứa đựng
nhiều nét đặc sắc tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Theo kết quả kiểm
kê, đến tháng 5/2024, trên địa bàn Thị xã có: 401 di tích, cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo,
trong đó 244 di tích nằm trong danh mục kiểm kê di tích của Thành phố (có 80 di tích đã
được xếp hạng với 19 di tích cấp quốc gia, 61 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố); 06 di
tích cách mạng kháng chiến và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; 78 di sản văn hóa
phi vật thể (trong đó có 65 lễ hội, 06 nghề thủ công, 05 tập quán xã hội, 02 trình diễn; có
01 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 08 di sản được ưu tiên bảo vệ).
19 di tích của thị xã Sơn Tây được xếp hạng cấp quốc gia, gồm:
+ Thành cổ Sơn Tây (phường Lê Lợi)
+ Đền Và (phường Trung Hưng)
+ Chùa Trì (phường Trung Hưng)
+ Đình Phù Sa (phường Viên Sơn)
+ Chùa Ngọc Kiên (xã Cổ Đông)
+ Làng cổ ở Đường Lâm (xã Đường Lâm)
+ Chùa Mía (xã Đường Lâm)
+ Đền Ngô Quyền (xã Đường Lâm)
+ Lăng Ngô Quyền (xã Đường Lâm)
+ Đền Phùng Hưng (xã Đường Lâm)
+ Đình Đoài Giáp (xã Đường Lâm)
+ Đình Mông Phụ (xã Đường Lâm)
+ Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh (xã Đường Lâm)
+ Đình Thanh Vị (xã Thanh Mỹ)
+ Đình Văn Khê (xã Xuân Sơn)
+ Đình Sơn Trung (xã Sơn Đông)
+ Đình Sơn Đông (xã Sơn Đông)
14

+ Đền Măng Sơn (xã Sơn Đông)


+ Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cờ “Trung với nước, hiếu với dân” cho trường
Võ Bị Trần Quốc Tuấn (thuộc phường Quang Trung). Ngày nay, trường được đổi tên thành
trường Sỹ quan Lục quân 1 và đặt địa điểm tại xã Cổ Đông.

Thành Sơn Tây, một trong 4 thành trong Thăng Long tứ trấn

Thành cổ Sơn Tây nằm gần trung tâm hành chính của Thị xã. Thành cổ được xây
dựng vào đời Vua Minh Mạng triều Nguyễn (1822), còn gọi thành là “Thành đá ong”.
Thành có hình tứ giác với chu vi 1309,4m, diện
tích 16 ha, xung quanh có hào nước bao bọc
với chiều dài 1795m, chiều rộng của hào từ 25
đến 30m; tường thành được kết cấu theo lối
kiến trúc Vauban (có chỗ lồi ra để đặt các pháo
đài); tường thành cao gần 5m, với 4 cổng:
Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong Thành có nhiều
công trình như: Kỳ Đài (cột cờ), Hành Cung
(Vọng Cung), Đoan Môn, dinh Tổng đốc, Bố
chính, Án sát, Đề đốc, Kho tiền, Kho vũ khí,
Kho chứa lương thực. Lúc đó, triều Nguyễn đã
điều 2.000 quân tinh nhuệ do viên Phó Thống
thập cơ tả quân Vũ Văn Thuận chỉ huy xây Bản vẽ thành Sơn Tây
Thành. Xưa kia, Thành cổ Sơn Tây là nơi đặt
cơ quan hành chính của một vùng xứ Đoài rộng lớn, bao gồm gần 1/2 diện tích của tỉnh Hà
Tây cũ, tỉnh Vĩnh Phúc, một phần tỉnh Phú Thọ, huyện Sơn Dương của Tuyên Quang.
15

Cùng với Thành Bắc Ninh, Thành cổ Sơn Tây được coi là hai gọng kìm lợi hại để bảo vệ
Thành Hà Nội trước nguy cơ tấn công của thực dân Pháp. Nơi đây đã diễn ra các cuộc
chiến đấu ác liệt, quả cảm của nghĩa quân chống lại sự tấn công của giặc Pháp, nhất vào
cuối năm 1883. Trải qua những biến cố lịch sử, nhiều công trình của thành đã bị phá hủy.
Dự án tu bổ khôi phục lại các công trình của Thành đã được triển khai và hoàn thành gồm:
02 Giếng nước, Kỳ Đài, Vọng Cung, Đoan Môn, khuôn viên, hào nước, hai cổng Tây,
Nam, đoạn tường thành bằng đá ong. Thành cổ còn được ví như “lá phổi xanh” giữa lòng
đô thị, nơi lưu giữ một số loại cây giống quý, các loại cây quý: đa, xanh, si, ruối, xà cừ
nhiều năm tuổi. Thành cổ Sơn Tây được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia
năm 1994.

Vọng lâu (ảnh chụp năm 1883) Vọng lâu ( cột cờ) ngày nay

Thám hoa Giang Văn Minh là người thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Ông thi đỗ
Thám hoa khóa Mậu Thìn, đời Vua Lê Thần Tông năm 1628. Ông là người học rộng, tài
cao, là nhà ngoại giao uyên bác, khảng khái, dũng cảm. Năm 1637, Vua Lê cử Thám hoa
Giang Văn Minh đi sứ Trung Hoa. Khi vào yết kiến Vua Minh, Vua Minh có ý thử tài sứ
thần nước Việt nên ra một vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Dịch nghĩa: Cột đồng đến
nay đã phủ kín rêu phong). Vế đối của Vua Minh có ý ngạo mạn, nhắc đến việc Mã Viện
xưa sang xâm lược nước ta, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho dựng cột
đồng khắc 6 chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (nghĩa là: cột đồng mà gãy thì dân Giao
Chỉ diệt vong) như một lời nguyền Nhân dân ta. Nghe xong, Sứ thần Giang Văn Minh bình
tĩnh đối lại: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Dịch nghĩa: Sông Bạch Đằng từ ngàn xưa
máu vẫn còn đỏ). Vế đối đanh thép, tỏ rõ khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc, nhắc
cho Vua Minh nhớ lại ba lần sông Bạch Đằng nhuốm máu quân xâm lược phương Bắc
(Chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938), chiến thắng quân Tống của Lê
Đại Hành (năm 981) và chiến thắng quân Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo (năm 1288).
Tưởng làm nhục được sứ thần nước Việt nhưng bị Giang Văn Minh làm nhục. Bất chấp
luật lệ bang giao, Vua Minh đã sai quân lính mổ bụng ông xem “Sứ thần An Nam to gan
lớn mật thế nào”. Được tin Giang Văn Minh chết, Vua Lê và Chúa Trịnh vô cùng thương
tiếc. Đích thân Vua đã về quê ông dự lễ an táng và tặng ông mấy chữ: “Đi sứ mà chẳng
làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng thiên cổ” và truy phong cho ông chức
Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công.
16

Thế giới hiện đại đã khẳng định vai trò lớn lao của giáo dục, giáo dục được coi là
chiếc chìa khóa tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn, vai trò của giáo dục là phát triển tiềm
năng con người, giáo dục là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để tiến vào tương lai, giáo dục cũng là
điều kiện cơ bản nhất để thực hiện nhân quyền, hợp tác, dân chủ, bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau. Ở Việt Nam, trên cơ sở thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, giáo dục còn hướng
vào quá trình đào tạo nhân lực - đây là đội ngũ nòng cốt có trình độ khoa học, nắm vững
công nghệ sản xuất hiện đại, các phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội văn
minh trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển
Sau 65 năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu
quan trọng trong lĩnh vực GD&ĐT. Quy mô giáo dục và mạng lưới trường lớp phát triển
rộng khắp trên toàn quốc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Chất lượng GD&ĐT
ngày một nâng cao. Hiện nay, chi cho GD&ĐT đã chiếm tới 20% tổng chi ngân sách nhà
nước. Công tác xã hội hoá và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đạt được những kết
quả rất khả quan. Những thành tựu của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa trong xu thế đất nước đang hội nhập và phát triển ngày
một sâu rộng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì GD&ĐT chưa thực sự đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, còn bộc lộ một số hạn chế như: cơ cấu hệ thống giáo
dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông, giáo dục nghề nghiệp chưa được quan
tâm đúng mức. Cách thức tổ chức phân luồng còn nhiều lúng túng. Chưa giải quyết được
mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Nội dung chương trình ở các
cấp học và trình độ đào tạo chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, chưa phù hợp với nhu cầu và
khả năng học tập của học sinh theo từng vùng miền, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát
triển chung của xã hội. Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều,
đòi hỏi người học phải ghi nhớ máy móc. Không ít cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo
chưa thỏa đáng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy, học tập còn
thiếu thốn và lạc hậu.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế nêu trên, tuy nhiên có thể nêu một số
nguyên nhân cơ bản như sau:
- Quan điểm “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
động lực của quá trình phát triển” trong thực tiễn chưa được quán triệt đúng mức và triển
khai hiệu quả ở mọi lĩnh vực.
- Quản lý nhà nước về GD&ĐT hiện tại còn nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy tính tích
cực và trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục
chưa hoàn chỉnh. Sự không thống nhất, chồng chéo trong quản lý giữa các bộ, ngành đã
làm giảm hiệu quả của công tác này. Vẫn còn lãng phí trong một số hạng mục đầu tư của
Nhà nước cho GD&ĐT, chẳng hạn không ít đề án cải cách giáo dục không mang lại hiệu
17

quả đích thực. Cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo trình còn
nhiều hạn chế là những vấn đề không phải một sớm một chiều có thể khắc phục được. Tâm
lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối mạnh việc dạy, học và thi cử.
- Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức.
Mặt trái của kinh tế thị trường có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục. Nhu cầu học tập
của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành còn hạn chế. Việt Nam
vừa tiếp cận với nền kinh tế thị trường, các ngành, nghề chưa được chuyên môn hóa sâu
sắc, tất yếu tác động trở lại, tạo sức ép đối với hệ thống GD&ĐT.
Để đạt mục tiêu đến năm 2020, GD&ĐT Việt Nam có thể ngang tầm khu vực, cần
có những giải pháp mang tính thực tế, toàn diện nhưng có trọng điểm, tránh dàn trải.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo sự
thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, phải nâng cao
chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương
thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể
chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý GD&ĐT ở các cấp,
các ban ngành. Để có thể quản lý một cách toàn diện nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm
đồm những nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng
GD&ĐT có hiệu lực, hiệu quả. Quản lý chất lượng tại các cơ sở GD&ĐT phải do chính
các cơ sở này chịu trách nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò của một
nhạc trưởng, thông qua đó kiểm soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập
của hệ thống.
Đa dạng hóa nguồn lực tài chính
Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo nguồn
lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Có thể thực hiện đa dạng hóa nguồn
lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách học phí phù hợp. Hiện nay, ở nhiều quốc
gia đang có xu hướng đa dạng hóa mức học phí theo từng mục tiêu, đối tượng, môn học,
nội dung, ngành nghề, các cách thức, phương tiện và dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Với đặc điểm
về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội như Việt Nam, cần xây dựng một chính sách học
phí hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng nhóm đối tượng, đa dạng
hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng
yêu cầu giáo dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo điều kiện để người học có nhiều cơ
hội lựa chọn. Tại các cơ sở GD&ĐT, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm
lực tài chính thông qua các dự án nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ,
hợp tác với doanh nghiệp… Ngoài ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc
thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Tuy nhiên các biện pháp nhằm tăng cường năng lực tài
chính sẽ kém hiệu quả nếu như thiếu đi những biện pháp chống lãng phí trong GD&ĐT.
Phân luồng hiệu quả trong GD&ĐT
18

Phân luồng là một nội dung được xem là quan trọng và vẫn đang được tiến hành từ trung
ương đến địa phương. Trên thực tế ở nhiều nước phát triển, người dân đến với giáo dục đôi
khi chỉ vì muốn mở mang tri thức. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các
nước nghèo như Việt Nam, người dân buộc phải tính đến lợi ích khi chi phí cho giáo dục.
Để giảm thiểu chi phí của xã hội, cần thực hiện phân luồng hiệu quả. Phân luồng trong
GD&ĐT không có nghĩa là hạn chế cơ hội của người học mà là gắn nhu cầu của người học
với nhu cầu của xã hội. Giải pháp này không nên thực hiện một cách khiên cưỡng, duy ý
chí. Phải chuyển nhiệm vụ phân luồng cho chính chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT. Họ
phải là người tự phân định được GD&ĐT đem lại lợi ích gì? Khả năng của họ đến đâu?
Ngành nghề nào thì phù hợp? Muốn vậy, trước hết các chủ thể sử dụng dịch vụ GD&ĐT
phải được cung cấp đầy đủ thông tin, họ phải nhận được những bản cam kết mang tính
thực tiễn rằng chất lượng dịch vụ đảm bảo đúng với “nhãn mác”. Nhằm giảm thiểu rủi ro,
tối ưu hóa lợi ích của cả xã hội, cần phải thực hiện nghiêm kiểm định chất lượng, tạo điều
kiện kiểm soát và vận hành hệ thống các cơ sở GD&ĐT hiệu quả. Chính sự minh bạch
trong quản lý sẽ không những đảm bảo lợi ích kinh tế, chất lượng cho chủ thể sử dụng dịch
vụ GD&ĐT, mà còn tạo ra một cơ chế cạnh tranh công bằng, buộc các cơ sở GD&ĐT
không thể không tự mình hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn.
Từng bước cải thiện chất lượng GD&ĐT miền núi
Nền giáo dục của một quốc gia không thể cất cánh nếu giáo dục ở khu vực miền núi vẫn
còn yếu kém, chậm phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu
đãi đặc biệt, nhưng phải khẳng định rằng, việc có thể san bằng khoảng cách về chất lượng
GD&ĐT giữa miền núi và miền xuôi là cực kỳ khó khăn, nếu như không nói là không thể.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về GD&ĐT miền núi, tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao
đẳng ở khu vực miền núi còn thấp. Trong 4 năm (2003-2007), tỷ lệ học sinh đỗ vào đại
học, cao đẳng là 41,3%, vào trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 20%, trở về địa
phương chưa được đào tạo nghề chiếm tới 38,7%. Nhiều em không thi đậu tốt nghiệp,
không được đào tạo nghề, không có việc làm, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật phù hợp
với yêu cầu lao động tại địa phương mình. Các em gần như “tay trắng” và phải chấp nhận
làm những nghề sinh nhai với kỹ năng lao động giản đơn mà không cần tới 12 năm đèn
sách cũng có thể làm được. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản làm cho động cơ
học tập không được định hình rõ và hệ quả là tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số ở các
bậc học cao hơn giảm đi một cách rõ rệt. Năm học 2006 - 2007, trong tổng số 2.522.568
học sinh dân tộc, bậc tiểu học chiếm 50,83%, bậc trung học cơ sở chiếm 36,43%, bậc trung
học phổ thông chỉ còn 12,73%. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp đồng bộ khác, bên cạnh
việc tạo nhiều cơ hội có việc làm hơn nữa, nên kết hợp xây dựng những chương trình
GD&ĐT thiết thực, phù hợp với từng vùng miền để nếu các em không thể tiếp tục học tập
thì vẫn có thể chủ động tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, việc dần thay đổi cách nhìn nhận về khả năng học tập của các em học sinh là
người thuộc các dân tộc ít người vốn vẫn được định vị trên một mặt bằng dân trí thấp kém,
là rất quan trọng. Thực tế, không ít các em có tư chất tốt, có nỗ lực phấn đấu học tập. Các
em hoàn toàn có quyền mong ước về những cơ hội thuận lợi hơn cho việc học tập. Vấn đề
19

là nhiều em còn thiếu một môi trường thực sự tốt ngay ở trong nước chứ chưa dám nói đến
việc đi du học nước ngoài. Vì vậy, cần có những chính sách mang tính đột phá cho
GD&ĐT miền núi nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực ấy sẽ là
đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền này.
Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vự
Định hướng từng bước xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến đến
đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm dần khẳng định vị thế về GD&ĐT của Việt Nam trên trường
quốc tế là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dừng lại với việc xây dựng một chiến lược
phát triển GD&ĐT mà không có những quyết sách mang tính đột phá. Đây cũng một nội
dung phù hợp với xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, cần có
bước đi chắc chắc, lộ trình phù hợp. Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp. Tiếp
đến, nguồn lực tài chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới
đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân
lực ở đây không chỉ là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên mà cả sinh viên. Hiện nay Việt
Nam không thực sự thiếu các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu,
có kinh nghiệm và tâm huyết nhưng thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận
lợi để họ an tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT nước nhà. Trước mắt, buộc
phải tách mục tiêu hiệu quả kinh tế ra khỏi mục tiêu đảm bảo chất lượng vượt trội thông
qua việc chỉ tuyển chọn những sinh viên thực sự ưu tú. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư
đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển chọn không những tạo
điều kiện thuận lợi cho cả quá trình GD&ĐT, mà chính những sinh viên này khi ra trường
sẽ là những căn cứ thực tiễn minh chứng mô hình mới là hiệu quả, sớm khẳng định vị thế
của Việt Nam về GD&ĐT trên trường quốc tế. Trong điều kiện còn chưa đủ những kinh
nghiệm về giáo dục chất lượng cao (high education), có thể liên kết với các trường đại học
có danh tiếng trên thế giới và dần dần nội lực hóa mục tiêu nêu trên.

You might also like