Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 4: CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


1. Chiến lược nào sau đây không thuộc chiến lược cấp doanh nghiệp
A. Chiến lược tăng trưởng
B. Chiến lược tập trung trọng điểm
C. Chiến lược suy giảm
D. Chiến lược đổi mới
2. Chiến lược nào sau đây là chiến lược cấp doanh nghiệp chủ đạo đặt trọng
tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay
đổi bất kỳ yếu tố nào?
A. Chiến lược tăng trưởng tập trung
B. Chiến lược suy giảm
C. Chiến lược đổi mới
D. Chiến lược tập trung trọng điểm

3. Chiến lược quản trị/ tác nghiệp nào sau đây phù hợp nhất cho các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ
A. Cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, hợp lý hoá các công đoạn trong các quá
trình hoạt động, tự động hoá các dây chuyền sản xuất…
B. Cải tiến thiết kế sản phẩm, sử dụng nguyên liệu thay thế để tiết kiệm
chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ
C. Cung cấp các yếu tố đầu ra chất lượng vượt trội
D. Chiến lược giữ chi phí hoạt động thường xuyên thấp

4. Chiến lược nào sau đây không thuộc chiến lược chức năng?
A. Chiến lược quản trị hệ thống thông tin
B. Chiến lược đổi mới
C. Chiến lược nghiên cứu và phát triển (Research & Development – R&D)
D. Chiến lược quản trị nguồn nhân lực
5. Chiến lược nào sau đây là một trong những chiến lược marketing
A. Chiến lược định vị thị trường
B. Chiến lược đa dạng hoá hệ thống phân tích dữ liệu thông tin môi
trường.
C. R&D sản phẩm/ dịch vụ
D. Chiến lược tập trung vốn đầu tư
6. Chiến lược nào sau đây không thuộc chiến lược suy giảm?
A. Giảm bớt các yếu tố không mang lại hiệu quả
B. Tìm cách tăng tối đa dòng luân chuyển tiền
C. Nhượng bán hoặc đóng cửa, phân bố lại nguồn lực
D. Chiến lược giảm thấp các chi phí về tài chính để góp phần tạo lợi thế
chi phí thấp trong cạnh tranh.

7. Chiến lược thâm nhập thị trường không áp dụng trong trường hợp nào sau
đây?
A. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tăng.
B. Thị phần của các đối thủ chính giảm trong khi doanh số toàn ngành
tăng.
C. Khi các kênh phân phối mới đã sẵn sàng có hiệu quả
D. Khi sự tương quan giữa doanh thu và chi phí tiếp thị là cao
8. Chiến lược nào sau đây không phải làm chiến lược tăng trưởng hội nhập liên
kết
A. Thành lập các công ty con
B. Tiếp quản và sáp nhập doanh nghiệp khác vào hệ thống
C. Liên doanh với các liên minh chiến lược
D. Tăng trưởng đa dạng hóa
9. Chiến lược nào sau đây thuộc chiến lược khác biệt hóa sản phẩm?
A. Cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, hợp lý hoá các công đoạn trong các quá
trình hoạt động, tự động hoá các dây chuyền sản xuất…
B. Sử dụng nguyên liệu thay thế để tiết kiệm chi phí trong quá trình sản
xuất
C. Gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng sự khác biệt sản phẩm/dịch vụ so với
đối thủ
D. Cung cấp sản phẩm tương ứng nhưng giá thấp hơn so với đối thủ

10. Cấp chiến lược nào sau đây không phải là cấp chiến lược trong doanh
nghiệp?
A. Cấp chiến lược doanh nghiệp
B. Cấp chiến lược đơn vị kinh doanh
C. Cấp chiến lược thực thi toàn diện
D. Cấp chiến lược chức năng
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm được áp dụng kể cả trong trường hợp
khách hàng tương đối nhạy cảm về giá
2. Chiến lược tập trung vốn đầu tư tài chính nhằm sáp nhập doanh nghiệp
đối thủ cạnh tranh là có mục đích tạo ra lợi thế cạnh tranh do sự khác biệt
về sản phẩm
3. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, doanh nghiệp thua lỗ trong một thời
gian dài và hàng tồn kho ngày một gia tăng; doanh nghiệp cần cắt giảm
chi phí và phân bổ lại nguồn lực
4. Honda Việt Nam là công ty liên doanh, có FDI lớn nhất ở Việt Nam. Đây là
công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian
Honda Motor Thái Lan và Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông
nghiệp Việt Nam. Chiến lược phát triển này là chiến lược tăng trưởng hội
nhập theo chiều dọc

5. Năm 2020 Tập đoàn Bất động sản Novaland chính thức giới thiệu Nova
F&B – Thương hiệu chuyên cung cấp dịch vụ ẩm thực, dịch vụ quản lý và
vận hành các thương hiệu đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực F&B tại các dự
án do Novaland phát triển. Chiến lược tăng trưởng này là chiến lược đa
dạng hóa theo chiều ngang.

You might also like