Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 86

Ngày nhận hồ sơ

ĐGQG-HCM
Trường ĐHKHXH&NV Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV00

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG


NĂM HỌC 2023 – 2024

SỬ DỤNG CHAT GPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA


Tên đề tài: HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phần tham gia thực hiện đề tài

Chịu trách
TT Họ và tên Điện thoại Email
nhiệm
1. Nguyễn Trần Xuân Phúc Chủ nhiệm 0865965702 2356240050@hcmussh.edu.vn
2. Nguyễn Trà Giang Tham gia 0376781372 2356230008@hcmussh.edu.vn
3. Mè Thị Thùy Châm Tham gia 0764487422 2356230003@hcmussh.edu.vn
4. Đặng Nguyễn Hoàng Hưởng Tham gia 0917471912 2356240026@hcmussh.edu.vn
5. Lê Thị Ngọc Thủy Tham gia 0353407143 2356240063@hcmussh.edu.vn

Hồ sơ gồm
TT Tên văn bản Có Không
1. Thuyết minh đề tài o o
2. Văn bản khác o o

TP.HCM, tháng 5 năm 2024


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________

Khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng

ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG CHAT GPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày ……tháng ……năm 2024 Ngày ……tháng …… năm 2024


Người hướng dẫn Người hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

Ngày ……tháng …... năm 2024 Ngày ……tháng …… năm 2024


Chủ tịch Hội đồng Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

TP. HỒ CHÍ MINH, 2024


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẬC ĐẠI HỌC ..................................................................... 13
1.1. Khái quát về ứng dụng ChatGPT............................................................................... 13
1.2. Ứng dụng ChatGPT trong học tập bậc đại học......................................................... 30
1.3. Ứng dụng ChatGPT trong NCKH bậc đại học ......................................................... 33
1.4. Một số quy định pháp lý về sử dụng AI/ChatGPT trong giáo dục hiện nay .......... 35
TIỂU KẾT ........................................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 38
2.1. Khảo sát thực trạng ..................................................................................................... 38
2.2. Đánh giá chung về thực trạng ..................................................................................... 56
TIỂU KẾT ........................................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........ 66
3.1. Một số định hướng và yêu cầu khi sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên ........................................................................................................ 66
3.2 . Giải pháp nâng cao việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học
của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh. ............................................................................................................... 71
TIỂU KẾT ........................................................................................................................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 79
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Giao diện của ChatGPT ........................................................................................... 14

Hình 1.2: Giao diện của ChatGPT ........................................................................................... 15

Hình 1.3: Đặt câu hỏi cho ChatGPT ........................................................................................ 15

Hình 1.4: Lắng nghe và chỉnh sửa ........................................................................................... 16

Hình 1.5: Cách thức làm việc của Google ............................................................................... 18

Hình 1.6: Cách thức sử dụng của ChatGPT ............................................................................ 19

Hình 1.7: Cùng cách thức nhưng thông tin rõ ràng ................................................................. 19

Hình 1.8: Phản hồi của ChatGPT ............................................................................................ 20

Hình1.9: Phản hồi của Gemini ................................................................................................. 20

Hình 1.10: Tạo ra bài kiểm tra ................................................................................................. 22

Hình 1.11: Bài kiểm tra được tạo ra tiếp ................................................................................. 23

Hình 1.12: Nội dung ban đầu ................................................................................................... 24

Hình 1.13: Nội dung khi được yêu cầu chỉ ............................................................................... 24

Hình 1.14: Trả lời câu hỏi tư duy về môn ................................................................................ 25

Hình 1.15: So sánh câu trả lời từ ứng dụng Gemini ................................................................ 25

Hình 1.16: Cập nhật tính năng VoiceGPT ............................................................................... 27

Hình 1.17: Sai kiến thức tư tưởng và triết học ......................................................................... 27

Hình 1.18: Thiếu sự hiểu biết chung ........................................................................................ 29

Hình 1.19: Thiếu dữ liệu từ sau năm 2021 ............................................................................... 29


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tỉ lệ sinh viên các Khoa/Bộ môn tham gia khảo sát về việc sử dụng ChatGPT trong
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 40

Bảng 2.2: Mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong học tập và nghiên cứu khoa học ................... 46

Bảng 2.3: Mức độ đánh giá các ưu điểm của ứng dụng ChatGPT .......................................... 51

Bảng 2.4: Mức độ đánh giá các hạn chế của ứng dụng ChatGPT........................................... 59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ sinh viên các năm tham gia khảo sát ........................................................... 38

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ sinh viên biết/không biết về ChatGPT ......................................................... 41

Biểu đồ 2.3: Sự hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về khái niệm ChatGPT ..................................................... 42

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ sinh viên sử dụng/không sử dụng ChatGPT ................................................ 43

Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ sinh viên cho ý kiến về sự cần thiết sử dụng ChatGPT ............................... 44

Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ sinh viên sử dụng tài khoản ChatGPT Free/ChatGPT Plus ........................ 47

Biểu đồ 2.7: Mức độ thường xuyên sử dụng ChatGPT cho học tập và nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................................... 49

Biểu đồ 2.8: Mức độ tin tưởng về tính chính xác của thông tin do ChatGPT cung cấp .......... 50

Biểu đồ 2.9: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không giúp hoàn thành các bài
tập, bài luận, bài báo cáo nhanh chóng hơn ............................................................................ 52

Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không giúp nâng cao kết quả
học tập và nghiên cứu khoa học ............................................................................................... 53

Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ sinh viên đánh giá giao diện của ChatGPT có/không dễ sử dụng............. 53

Biểu đồ 2.12: Đánh giá sự hào hứng của ChatGPT mang lại trong học tập và nghiên cứu khoa
học ............................................................................................................................................ 54

Biểu đồ 2.13: Mức độ hiệu quả mà ChatGPT đã mang lại cho học tập và nghiên cứu khoa học
của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học .................................. 54

Biểu đồ 2.14: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không gây rò rỉ thông tin .. 55
1

LỜI NÓI ĐẦU


Trong bối cảnh công nghệ số hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một lĩnh
vực quan trọng và có tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó là việc
sử dụng mô hình ngôn ngữ tự động như GPT (Generative Pre-trained Transformer) để
tạo ra một trợ lý ảo có khả năng giao tiếp tự nhiên. Phiên bản GPT-3.5, được phát triển
bởi OpenAI, đã chứng minh sức mạnh của mình và được áp dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực như hỗ trợ khách hàng, giáo dục và nghiên cứu. ChatGPT là một mô hình ngôn
ngữ lớn (LLM), có khả năng tạo văn bản, dịch ngôn ngữ, viết các loại nội dung sáng tạo
khác nhau và cho ra các câu trả lời giải đáp được hết thắc mắc một cách thuyết phục
nhất. Với môi trường đại học năng động, nơi các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh
viên đóng góp vào sự phát triển tri thức và tiến bộ của xã hội. Vì vậy, việc sử dụng công
nghệ chatbot như ChatGPT cung cấp một cơ hội đầy tiềm năng để tăng cường trải
nghiệm học tập, khả năng tư duy và cung cấp hỗ trợ thông tin cho sinh viên và các nhà
nghiên cứu.

Nhìn chung, mục tiêu của các công trình nghiên cứu là đào sâu vào khả năng ứng
dụng của ChatGPT trong việc cải thiện chất lượng học tập và tạo ra những tiến bộ đáng
kể trong nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về
cách ChatGPT có thể được tích hợp vào quá trình học tập, cũng như làm thế nào để hỗ
trợ người nghiên cứu trong việc thực hiện các dự án.

Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung vào các khía cạnh như
tăng cường giao tiếp sinh động, tạo ra môi trường học tập chủ động, và cải thiện khả
năng nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, chúng tôi đặt mục
tiêu xem xét cách ChatGPT có thể hỗ trợ trong việc tìm kiếm thông tin, xử lý ngôn ngữ
tự nhiên, tư vấn và đưa ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực đa dạng
như khoa học, kỹ thuật, y học, xã hội học và nhiều lĩnh vực khác. Bằng cách này, nghiên
cứu hy vọng mang lại cái nhìn sâu sắc về cách mà ChatGPT có thể đóng vai trò tích cực
trong việc nâng cao hiệu suất học tập và nghiên cứu khoa học ở môi trường Đại học.
Đồng thời, mở ra cơ hội để thảo luận về các thách thức và triển vọng khi sử dụng trí tuệ
nhân tạo trong giáo dục và nghiên cứu, cũng như đề xuất những hướng phát triển tiềm
năng cho tương lai.
2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện đại, với sự bùng nổ của thông tin và ứng dụng trực tuyến, sinh
viên có thể truy cập đến một lượng thông tin lớn và đa dạng, tạo ra một môi trường học
tập phong phú và đa dạng. Trong đó, ChatGPT là một ứng dụng AI phổ biến, hơn hết
nó phù hợp với môi trường học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên,
đồng nghĩa với việc sinh viên cần chú trọng trong việc tiếp cận và quản lý thông tin từ
công cụ trí tuệ nhân tạo này. Với những cơ hội và thách thức đó, ChatGPT mang lại
không chỉ lợi ích trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu mà còn đặt ra nhiều vấn đề về
tính chính xác của thông tin và khả năng tư duy độc lập của sinh viên.

Trước sự phát triển của công nghệ, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến
thực trạng ứng dụng ChatGPT trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học của sinh
viên. Cụ thể:

Adiguzel và các tác giả khác (2023) đã đề cập đến trong “Revolutionizing
education with AI: Exploring the transformative potential of ChatGPT” (tạm dịch “Cách
mạng hóa giáo dục với AI: Khám phá tiềm năng biến đổi của ChatGPT”) rằng trí tuệ
nhân tạo (Al) đã dẫn đến một kỷ nguyên mới của sự đổi mới và chuyển đổi trong nhiều
lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục. Công nghệ này cung cấp các công cụ và ứng dụng mới
có tiềm năng biến đổi phương pháp dạy và học truyền thống với các ưu điểm như cải
thiện năng suất, kết quả học tập, hướng dẫn cá nhân hóa, phản hồi thức thì và sự tham
gia của người học. Bên cạnh đó, thông qua công trình nghiên cứu, các tác giả mong
muốn sẽ cung cấp thông tin sâu sắc về cách Al có thể được kết hợp thành công vào môi
trường giáo dục để mang lại lợi ích cho cả người hướng dẫn và sinh viên. Tuy nhiên,
các tác giả cũng nhấn mạnh rằng trong giáo dục, ngoài việc ChatGPT có một số lợi ích
thì bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định. Cụ thể những vấn đề về đạo đức và
thực tiễn xung quanh việc ứng dụng ChatGPT trong giáo dục bao gồm khả năng sai lệch
trong thuật toán và yêu cầu về sự chuẩn bị và hỗ trợ đầy đủ từ giảng viên. Qua đó, các
nhà nghiên cứu khuyến khích việc sử dụng có đạo đức và trách nhiệm các công nghệ
này để nâng cao quá trình dạy và học, cũng như đóng góp vào cuộc thảo luận về vị trí
của Al trong giáo dục.
3

Trong công trình nghiên cứu “Impact of ChatGPT on ESL students’ academic
writing skills: a mixed methods intervention study” (tạm dịch “Tác động của ChatGPT
đến kỹ năng viết học thuật của sinh viên ESL: một nghiên cứu can thiệp theo các phương
pháp hỗn hợp”), Mahapatra (2024) đã đề cập đến tác động của ChatGPT như một công
cụ phản hồi mang tính hình thành đối với kỹ năng viết của sinh viên đại học ESL. Từ
các liệu được thu thập từ những sinh viên ESL cấp đại học thông qua ba bài kiểm tra và
nhiều cuộc thảo luận nhóm tập trung. Các phát hiện cho thấy tác động tích cực đáng kể
của ChatGPT đối với kỹ năng viết học thuật của sinh viên và nhận thức của sinh viên về
tác động này cũng cực kỳ tích cực. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng
ChatGPT có thể dẫn đến việc thiếu động lực để suy nghĩ và phụ thuộc vào máy móc
nhiều hơn. ChatGPT được cho là đã áp đặt một khuôn mẫu cho cách viết và cản trở sự
sáng tạo trong cách tổ chức nội dung. Điều này đặt ra yêu cầu thiết thực và cấp bách cho
sinh viên trong việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học nhằm đạt
được hiệu quả cao.

Có thể thấy, để thích ứng với sự phát triển của công cụ trí tuệ nhân tạo trong môi
trường giáo dục, mỗi sinh viên cần có cái nhìn nhận và sự hiểu biết về các công cụ hỗ
trợ này nhằm khai thác có hiệu quả những tiện ích mang lại giúp nâng cao kết quả học
tập và nghiên cứu khoa học. Nguyễn Đức Vương và Phan Trọng Tiến (2023) đã nhấn
mạnh trong nghiên cứu “ChatGPT và giáo dục: Tổng quan tình hình nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam” về việc sử dụng ChatGPT trong bối cảnh giáo viên, sinh viên và
nhà quản lý tại cấp đại học. Các nhận định tập trung vào những mặt tích cực của việc
khai thác và sử dụng hiệu quả ứng dụng này với từng đối tượng cụ thể, đồng thời đưa ra
các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công việc và học tập. Bên cạnh đó, công trình
nghiên cứu cũng phân tích các nhóm ngành được hỗ trợ nhiều và nhóm ngành không
phải thế mạnh của ứng dụng. Ngoài ra, các tác giả còn đề cập những hạn chế và lỗ hổng
mà người dùng cần cảnh giác, khuyến khích sử dụng công nghệ một cách thông minh
nhằm đáp ứng tốt đa nhu cầu công việc.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng ChatGPT đã và đang trở
thành một ứng dụng trí tuệ nhân tạo có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu con người, nhất
là môi trường giáo dục. Từ đó góp phần tối ưu hóa trải nghiệm học tập của sinh viên và
tạo ra môi trường học tập linh hoạt và cá nhân hóa. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phần
mềm này quá nhiều sẽ gây ra rủi ro cho sinh viên. Đáng lo ngại nhất là chất lượng giáo
4

dục của thế hệ trẻ sau này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chưa đưa ra một cách cụ thể
về thực trạng sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh là một trong những trường hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn tại Việt Nam. Trường là cơ sở tiên phong đưa ra các chương trình học thuật mới đáp
ứng nhu cầu xã hội. Hơn hết, ChatGPT đang trở thành một công cụ phổ biến trong môi
trường giáo dục, đặc biệt là đối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh việc ứng dụng
ChatGPT phục vụ học tập, việc ứng dụng ChatGPT vào việc nghiên cứu khoa học lại
khá thấp.

Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy hoạt động nghiên cứu đề
tài “Sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”
là vấn đề cần thiết và cấp bách, nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng sử dụng
ChatGPT cũng như những ưu điểm và thách thức của công cụ trí tuệ này đem lại trong
học tập và nghiên cứu khoa học. Từ đó nâng cao chất lượng học tập và kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin của sinh viên.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và
đang trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng phát triển mạnh mẽ
nhất. Trong số các ứng dụng AI nổi bật, ChatGPT - một mô hình ngôn ngữ tiên tiến
được phát triển bởi OpenAI - đã thu hút sự chú ý đáng kể từ cộng đồng học thuật và các
ngành công nghiệp. ChatGPT, với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội, không
chỉ mở ra những triển vọng mới trong giao tiếp giữa người và máy mà còn hứa hẹn mang
lại nhiều ứng dụng hữu ích trong giáo dục, nghiên cứu, và nhiều lĩnh vực khác. Dưới
đây là những công trình nghiên cứu liên quan đến ChatGPT được ứng dụng trong giáo
dục:

Trong nghiên cứu “ChatGPT for Good?On Opportunities and Challenges of Large
Language Models for Education” (tạm dịch “ChatGPT có tốt không? Về cơ hội và thách
thức của các mô hình ngôn ngữ lớn cho giáo dục”), Kasneci and et al (2023) đã đánh
giá và phân tích những lợi ích và thách thức tiềm năng của việc ứng dụng các mô hình
5

ngôn ngữ lớn trong lĩnh vực giáo dục từ quan điểm của học sinh và giáo viên. Bài báo
tóm tắt tình trạng hiện tại của các mô hình ngôn ngữ lớn và mô tả các ứng dụng của
chúng trong giáo dục. Bên cạnh đó, cung cấp một cái nhìn về cách sử dụng các mô hình
này để tạo nội dung giáo dục, cải thiện sự tham gia và tương tác của học sinh, và cá nhân
hóa trải nghiệm học tập. Tuy nhiên, bài báo cũng nhấn mạnh về các thách thức tồn tại
khi áp dụng các mô hình ngôn ngữ lớn trong giáo dục. Những thách thức này bao gồm
yêu cầu giáo viên và học sinh phát triển kỹ năng và kiến thức để hiểu công nghệ này,
cũng như những giới hạn. Ngoài ra, bài báo còn nhấn mạnh về sự cần thiết của một chiến
lược rõ ràng trong hệ thống giáo dục, phương pháp giảng dạy tập trung vào tư duy phản
biện, kiểm tra sự thật để sử dụng và tận dụng các mô hình ngôn ngữ lớn một cách hiệu
quả trong quá trình học và giảng dạy. Bài báo cũng nhắc đến một số thách thức khác
như độ thiên vị tiềm năng trong kết quả đầu ra, nhu cầu giám sát liên tục từ con người
và khả năng lạm dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, tác
giả tin rằng, với việc xử lý một cách khôn ngoan, những thách thức này có thể cung cấp
thông tin và cơ hội trong việc khám phá các tình huống giáo dục, giúp sinh viên hiểu
sớm về các vấn đề xã hội tiềm năng, tính phê phán và rủi ro liên quan đến ứng dụng trí
tuệ nhân tạo.

Trong nghiên cứu “Engineering Education in the Era of ChatGPT: Promise and
Pitfalls of Generative AI for Education” (tạm dịch “Giáo dục kỹ thuật trong kỷ nguyên
ChatGPT: Lời hứa và cạm bẫy của AI sáng tạo cho giáo dục”), Qadir and et al (2023)
đã nghiên cứu về lợi ích và thách thức tiềm năng của ChatGPT. Công nghệ này có tiềm
năng cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân và hiệu quả bằng cách cung cấp phản hồi và
giải thích tùy chỉnh cho sinh viên, cũng như tạo ra các mô phỏng ảo chân thực cho việc
học tập thực hành. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các giới hạn của ChatGPT và các hệ
thống AI tương tự khác. Chúng chỉ có hiệu suất tốt dựa trên dữ liệu đào tạo của chúng
và có thể duy trì sự thiên vị hoặc tạo ra và lan truyền thông tin sai lầm. Sử dụng ChatGPT
trong giáo dục cũng gây ra những mối quan tâm về mặt đạo đức như khả năng sử dụng
không trung thực của sinh viên và khả năng loại bỏ con người khỏi công việc bởi công
nghệ. Bên cjanh những tiện ích đem lại thì ChatGPT vẫn còn một số hạn chế. Điều quan
trọng là chúng ta phải hiểu được các hậu quả của công nghệ và nghiên cứu cách thích
ứng với môi trường giáo dục để đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo có thể tận dụng được
những lợi ích mà AI mang lại/
6

Ngoài ra, Tlili and et al (2023) đã đề cập trong nghiên cứu “What if the devil is my
guardian angel: ChatGPT as a case study of using chatbots in education” (tạm dịch
“Điều gì sẽ xảy ra nếu ác quỷ là thiên thần hộ mệnh của tôi: ChatGPT như một nghiên
cứu điển hình về việc sử dụng chatbot trong giáo dục”) về việc sử dụng ChatGPT trong
giáo dục qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu cho thấy rằng cuộc tranh
luận công khai trên mạng xã hội liên quan đến việc sử dụng ChatGPT trong giáo dục
nói chung là tích cực và có sự hào hứng. Tuy nhiên, cũng có một số người tiếp cận một
cách thận trọng khi sử dụng ChatGPT trong giáo dục. Giai đoạn thứ hai của nghiên cứu
tập trung vào việc xem xét trường hợp sử dụng ChatGPT trong các khía cạnh chuyển
đổi giáo dục, chất lượng phản hồi, tính hữu ích, tính cách và cảm xúc, và đạo đức. Các
yếu tố này được xem xét để hiểu rõ hơn về tác động của ChatGPT trong môi trường giáo
dục. Giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu là việc điều tra trải nghiệm người dùng thông
qua mười kịch bản giáo dục khác nhau. Việc này đã tiết lộ một số vấn đề khác nhau như
gian lận, trung thực và chân thành của ChatGPT, lừa đảo riêng tư và thao túng. Kết quả
của nghiên cứu cung cấp một số hướng nghiên cứu cần được xem xét để đảm bảo việc
áp dụng ChatGPT và các chatbot khác trong giáo dục là an toàn và có trách nhiệm. Các
hướng nghiên cứu này nhằm tăng cường hiểu biết về việc sử dụng chatbot trong môi
trường giáo dục và đảm bảo rằng các ứng dụng AI như ChatGPT được triển khai một
cách an toàn và có tính đạo đức.

Ngày 13/2/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam tổ chức Tọa đàm “Chat GPT, Trí tuệ nhân tạo – Lợi ích và thách thức đối với giáo
dục” gồm các chuyên gia hàng đầu cùng nhau giải quyết và đưa ra những phương án để
chuẩn bị đối đầu với những thách thức mới - thách thức 4.0. Thứ trưởng Hoàng Minh
Sơn cho biết, công nghệ thông tin trong nhiều thập kỷ qua mang lại rất nhiều lợi ích và
đặc biệt hơn trong giáo dục giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả: “Chắc chắn những
công nghệ này sẽ tác động một cách căn bản và toàn diện tới mọi mặt trong ngành giáo
dục, từ chương trình giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy và học, cách
tiếp cận học liệu, cách tiếp cận với tri thức của người học”. Dù xuất hiện trong thời gian
ngắn nhưng ChatGPT đã tạo nên cơn sốt toàn cầu. PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng
Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Sản
phẩm này đã đi thẳng đến người dùng đại chúng. Những người làm công nghệ thấy đây
là phần mềm demo cho công nghệ mô hình xử ngôn ngữ lớn. Vì vậy, chúng ta không nên
7

kỳ vọng nó thay thế con người trong “một sớm một chiều” vì ChatGPT là phần mềm
mang tính dự đoán, không có khả năng tư duy như con người”.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ChatGPT trong giáo dục đã làm rõ những
lợi ích và thách thức mà công nghệ này mang lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
ChatGPT có tiềm năng cải thiện trải nghiệm học tập và giảng dạy thông qua việc cá
nhân hóa nội dung và tăng cường sự tham gia của người học. Bên cạnh đó, các chuyên
gia đều đồng tình rằng, để tận dụng hiệu quả ChatGPT, cần có một chiến lược giáo dục
rõ ràng và một phương pháp giảng dạy tập trung vào tư duy phản biện và kiểm tra sự
thật. Việc nghiên cứu và hiểu rõ các khía cạnh này sẽ giúp ứng dụng ChatGPT một cách
an toàn và có trách nhiệm trong giáo dục.

Tuy nhiên, việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học cũng đặt
ra những thách thức nhất định. Cụ thể:

Không nằm ngoài cơn sốt AI, trường FUNiX (2023) cũng đã tổ chức Hội thảo
“Thách thức của Giáo dục phi truyền thống” thu hút nhiều chuyên gia công nghệ, giáo
dục tham gia “FUNiX không coi sự ra đời của ChatGPT là một hiểm họa mà đây là cơ
hội để dịch vụ giáo dục được cung cấp một cách tốt hơn”, ông Xuân - Phó giám đốc
trường cho biết: Qua nghiên cứu các tính năng của ChatGPT, ông Xuân đánh giá, sự
khác biệt lớn nhất của ChatGPT với các công cụ khác chính là khả năng tư duy và hội
thoại. Nếu Google đưa ra quá nhiều thông tin và buộc người dùng phải tự đi tìm câu trả
lời thì ChatGPT có khả năng tổng hợp thông tin và đưa ra câu trả lời ban đầu cho người
dùng (dù có thể không chính xác). Vấn đề đặt ra, với sự phát triển vượt bậc của công
nghệ, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên như thế nào?

Trước thực tế này, ông Nguyễn Hải Nam - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chuyên
sâu x Series cho biết, Trường Funix thực hiện thử nghiệm về công tác khảo thí và nhận
thấy, toàn bộ các phần trả lời về kiến thức cơ bản ChatGPT đã trả lời khá tốt. Đối với
các câu hỏi tư duy cơ bản thì ứng dụng này cũng từng bước tiệm cận và xử lý được.
“Tuy nhiên khi áp dụng những câu hỏi tư duy cao để một học viên có thể đi làm ngay
tại doanh nghiệp thì ChatGPT chưa tiệm cận được. Do vậy, ngay khi ChatGPT ra đời
FUNiX đã điều chỉnh dần phần khảo thí. Những câu hỏi về kiến thức có sẵn, tư duy ít
sẽ được lược bỏ dần thay thế vào đó là những câu hỏi mang tính tư duy cao”.
8

Và đặc biệt quan trọng đây là vai trò cá nhân hóa, cá thể hóa quá trình học tập của
người học. Đặc biệt, ChatGPT không có sự trao đổi giữa con người với con người nên
sinh viên thoải mái hơn trong việc đưa ra các câu hỏi. Bởi, có công cụ này nên sinh viên
mạnh dạn hỏi thầy hơn hẳn và đây là bước đầu tiên rất quan trọng nhưng nó lại không
thể trả lời một cách cụ thể theo cảm xúc và cảm tính của con người nên khi sử dụng vài
lần sinh viên có thể sẽ khó hiểu và không tìm được cách giao tiếp mới. Ngoài ta, trong
cả phần boxchat cũng đã từng trả lời rất khiêm tốn “ChatGPT không được thiết kế để sử
dụng cho mục đích dạy học”. TS. Đàm Quang Minh cho rằng, khi trí tuệ nhân tạo phát
triển, công nghệ dạy học ngày càng hiện đại buộc giáo dục phải nâng tầm phương pháp
giảng dạy và kiểm tra đánh giá “Nhưng điều đó không có nghĩa ChatGPT có khả năng
thay thế. Nó chỉ bổ sung và nâng thêm một bước tiến mới. Bước tiến này tôi cho rằng là
tích cực bởi cung cấp cho người học một cách học mới, hiệu quả hơn, nhiều thông tin
hơn và nhiều sự sáng tạo hơn”.

Sự xuất hiện của ChatGPT có thực sự đáng lo ngại? Theo TS. Tôn Quang Cường
(2023), giáo dục luôn hướng đến độ mở về kiến thức, sự sáng tạo và đa dạng trong cách
học tập vì sự phát triển của cá nhân người học. Hay nói cách khác, điều quan trọng đối
với giáo dục không phải là có câu trả lời hay nội dung của nó, mà là cách mà người học
tìm ra được câu trả lời thì các công nghệ dựa trên nền tảng AI lại tập trung phát triển các
tính năng để giải quyết và tạo ra các “điểm cuối” (endpoint) của sự tìm kiếm, câu trả lời,
phân loại, ra quyết định. Điều này đang đặt ra thách thức tìm kiếm điểm cân bằng mới
cho các nhà công nghệ giáo dục khi triển khai các mô hình dạy học phi truyền thống.

Hiện nay, nhiều trường học ở Mỹ, Úc…đã cấm học sinh sử dụng ChatGPT và một
số chatbot AI khác có khả năng tạo lập văn bản như bài luận, bài kiểm tra. Sự lo lắng
của các nhà giáo dục hiện nay về nguy cơ gia tăng gian lận trong học tập do sử dụng
ChatGPT mới chỉ là vấn đề nhỏ.

Chẳng hạn, để khắc phục hiện tượng gian lận, công cụ miễn phí GPT Zero sẽ phân
tích và phán đoán tính xác thực của văn bản dựa trên thuật toán xác định ngôn ngữ do
con người viết ra (thường trong ngôn ngữ tự nhiên, một số câu do con người viết ra có
thể khá đơn giản, theo khuôn mẫu, nhưng chắc chắn sẽ có “hỗn loạn” (perplexities),
“bùng phát” mang tính cá nhân (burstiness) khi tiếp tục viết các đoạn văn, câu văn dài
hơn). Trong khi đó, sự phức tạp, “hỗn loạn” lại được phân bố đồng đều và liên tục ở
mức thấp, hiếm có sự “bùng phát” trong các văn bản do máy tạo ra Kiểm tra, đánh giá
9

trong giáo dục đại học cũng cần có sự thay đổi. Thay vì sử dụng các phương pháp đánh
giá truyền thống nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ của sinh viên, các phương pháp mới
cần kiểm tra kỹ năng ứng dụng kiến thức đã học. Đánh giá các dự án thử nghiệm của
sinh viên sẽ không chỉ giúp đánh giá kỹ năng sử dụng kiến thức và còn khuyến khích
quá trình sáng tạo của sinh viên.

Liên quan đến các vấn đề đạo đức và liêm chính học thuật, các cơ sở giáo dục đại
học cần có các chính sách và hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng AI trong học tập và
nghiên cứu khoa học. Phương pháp tiếp cận nhân văn sẽ là chìa khóa để sinh viên chuẩn
bị cho những biến động diễn ra trong tương lai. Khuyến khích sinh viên suy nghĩ, sáng
tạo, chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân khi sử dụng các công cụ AI miễn phí sẽ
giúp họ có những hiểu biết sâu sắc hơn về liêm chính khoa học và đạo đức học thuật.

Việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học mang lại nhiều cơ
hội và thách thức đáng kể. Các nghiên cứu và thực tiễn từ các tổ chức giáo dục khác
nhau đã chỉ ra, ChatGPT có tiềm năng nâng cao trải nghiệm học tập thông qua việc cung
cấp thông tin và hỗ trợ học tập cá nhân hóa. Tuy nhiên, công nghệ này cũng đặt ra những
thách thức liên quan đến tính chính xác của thông tin, đạo đức sử dụng, và nguy cơ gian
lận trong học tập. Trong bối cảnh này, việc cân bằng giữa khai thác công nghệ và duy
trì tính liêm chính học thuật là vô cùng cần thiết. Sự xuất hiện của ChatGPT không chỉ
là thách thức mà còn là cơ hội để các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học,
chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số. Với phương pháp
tiếp cận nhân văn và có trách nhiệm, ChatGPT có thể trở thành một công cụ hỗ trợ đắc
lực trong việc phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Tổng kết lại, đây là thách thức nhưng đồng thời cơ hội để nền giáo dục đẩy mạnh
tham gia và nghiên cứu kỹ để đưa ra chính sách phù hợp. Hiện tại còn quá sớm để đưa
ra câu trả lời cho việc nên khuyến khích phát triển không giới hạn ChatGPT hay đặt ra
một giới hạn cho nó. Để nhìn rõ bản chất, chúng ta cần đứng ở nhiều góc độ, từ phía các
nhà công nghệ, những chuyên gia công nghệ, và đứng từ phía khai thác sử dụng, từ phía
chuyên gia giáo dục, làm sao quản lý, hỗ trợ về mặt chính sách để có thể phát huy những
tính năng, lợi thế của công cụ này nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung cũng như để
hạn chế những mặt trái, tác động tiêu cực của những công nghệ, công cụ này.
10

3. Mục tiêu nghiên cứu

Với mục tiêu chính là đánh giá thực trạng sinh viên sử dụng các phần mềm trí tuệ
nhân tạo AI/CHATGPT tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra được những bài học để sinh viên ứng dụng
vào học tập và nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả khi đứng trước thời đại của cách
mạng công nghệ. Vì vậy đề tài cũng xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổng hợp các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý liên quan đến việc sử dụng
ChatGPT/AI trong môi trường giáo dục đại học.

Thứ hai, đánh giá thực trạng sinh viên sử dụng ChatGPT trong quá trình học tập
và nghiên cứu khoa học bậc đại học.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp cho việc sử dụng ChatGPT một cách hợp lý trong
môi trường đại học để trở thành một công cụ có ích hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực trạng sử dụng ChatGPT
trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Phạm vi không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024

5. Phương pháp nghiên cứu

Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, nhóm nghiên cứu áp dụng các phương
pháp nghiên cứu cơ bản. Cụ thể là:
11

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nhằm thu thập thông tin và dữ
liệu bằng cách sử các tài liệu, tư liệu, sách báo, bài nghiên cứu, và các nguồn thông tin
khác sẵn có ở trong và ngoài nước đề cập đến ChatGPT nói riêng và các ứng dụng AI
nói chung. Trong đó, các thông tin thường liên quan cụ thể đến cơ sở lý thuyết của đề
tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách và
các số liệu thống kê. Trên cơ sở đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu,
xây dựng cơ sở lý luận và triển khai thực hiện các nhiệm vụ mới. Nhờ cách tiếp cận này,
chúng tôi có cơ sở để đi sâu hơn vào vấn đề, đưa ra cái nhìn khái quát và tổng quan nhất
về việc sử dụng ChatGPT của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả.

Phương pháp điều tra khảo sát là phương pháp sử dụng một số câu hỏi để khảo sát
các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng ChatGPT trong sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp
này được sử dụng trong đề tài để thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến hành phát 162 bảng
hỏi cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh thông qua nền tảng Google Forms. Bảng hỏi bao gồm các câu
hỏi liên quan đến vấn đề sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của
sinh viên nhằm thu thập những ý kiến chủ quan của đối tượng về vấn đề đang nghiên
cứu.

Phương pháp thống kê, tổng hợp là phương pháp được sử dụng để thu thập, thống
kê và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, hệ thống các văn bản pháp lý,
tài liệu, dữ liệu thu thập từ thực tế. Qua đó khái quát, đánh giá tình hình thực trạng và
xây dựng cơ sở để đề xuất các giải pháp cho vấn đề sử dụng ChatGPT của sinh viên hiện
nay.

Phương pháp phân tích, so sánh là phương pháp được sử dụng dựa trên cơ sở các
thông tin thu thập được, từ đó nhóm tiến hành phân tích nhằm bổ sung thông tin mới
đầy đủ, chính xác nhất và loại bỏ những thông tin trùng lặp. Trên cơ sở đó, so sánh thực
trạng với cơ sở lý luận, các quy định, hướng dẫn do Nhà nước và Nhà trường đặt ra về
sử dụng AI/ChatGPT trong giáo dục.

Từ việc áp dụng các phương pháp trên vào quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
mong muốn mang đến những cái nhìn toàn diện nhất về việc sử dụng ChatGPT của sinh
12

viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài trình bày, tổng hợp và hệ thống hóa những cơ sở lý luận, quy định pháp lý
về sử dụng AI/ChatGPT nói riêng và ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong giáo
dục hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Khảo sát, đánh giá thực trạng về việc sử dụng ChatGPT trong sinh
viên.

- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của thực trạng qua hoạt động điều
tra, khảo sát, phân tích và xử lý dữ liệu kết quả khảo sát.

- Từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng ChatGPT hợp lý
trong học tập và nghiên cứu khoa học bậc đại học.
13

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẬC ĐẠI HỌC

1.1. Khái quát về ứng dụng ChatGPT


1.1.1. Khái niệm ChatGPT

Trí tuệ nhân tạo AI hiện nay đang được quan tâm hàng đầu trong nhiều lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau, trong đó có giáo dục. AI mang lại nhiều tiện ích đáng kể cho
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo. Một trong
những công cụ nổi bật của AI là ChatGPT đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong
học sinh, sinh viên và các đối tượng người học khác.

ChatGPT là một công cụ được phát triển bởi công nghệ AI của Công ty OpenAI –
một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. ChatGPT ra mắt vào
ngày 30/11/2022, được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ có tên gọi là GPT-3.5. Đây
là một loại công nghệ được lập trình để có thể hiểu và sử dụng ngôn từ tự nhiên của con
người một cách tự động, công nghệ này đã thu hút trên 10 triệu người dùng mỗi ngày
chỉ sau 40 ngày ra mắt. Sam Altman - đồng sáng lập và CEO của Open AI (2022), sinh
năm 1985 và là cha đẻ của ChatGPT. Trong đó, GPT là viết tắt của “Generative Pre-
trained Transformer”, được thiết lập và phát triển từ ba nguồn thông tin chính: (1) Thông
tin có sẵn công khai trên các website, (2) Thông tin được cấp phép từ bên thứ ba cho
Open AI, (3) Thông tin do chính người dùng cung cấp. Theo đó, thông tin từ các nguồn
này chủ yếu xuất phát các kho dữ liệu mở, dữ liệu điện tử rộng lớn, trong đó có cả
website Reddit - nơi lưu trữ đa dạng và phong phú các thông tin trên toàn thế giới và các
cuộc thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau. Đối với nguồn thông tin loại (1), Open AI sử
dụng thông tin có sẵn công khai miễn phí và công khai trên internet. Open AI áp dụng
các bộ lọc và xóa các thông tin mà họ không muốn ChatGPT học hoặc xuất ra, chẳng
hạn như ngôn từ gây chia rẽ, thù địch, những nội dung người lớn.
14

Hình 1.1: Giao diện của ChatGPT

ChatGPT dựa trên trí tuệ nhân tạo AI có thể truy cập qua internet. ChatGPT được
phát triển theo phương thức hiểu và trả lời các câu hỏi, cũng như các mệnh lệnh của
người dùng. ChatGPT làm được điều này bằng cách “đọc” một lượng lớn thông tin (từ
ngữ) hiện có, học được cách thức các từ ngữ có xu hướng xuất hiện trong ngữ cảnh với
các từ ngữ khác. Sau đó, ChatGPT sử dụng những gì đã “học” để dự đoán những từ có
khả năng xuất hiện tiếp theo, đáp lại yêu cầu của người dùng. Cách thức này tương tự
như khả năng tự động thực hiện mệnh lệnh trên công cụ tìm kiếm, điện thoại thông minh.
Ví dụ, khi người dùng yêu cầu ChatGPT hoàn thành câu: “Thay vì rẽ trái, cô ấy rẽ….”,
ChatGPT có thể trả lời bằng các từ ngẫu nhiên. Nhưng sau quá trình đã “đọc” và “học”
nhiều từ ngữ, ChatGPT sẽ hiểu và dự đoán được từ chính xác và phù hợp hơn trong ngữ
cảnh câu này là rẽ “phải”.

ChatGPT tối ưu hóa cuộc đối thoại với người dùng bằng cách sử dụng phương
pháp Reinforcement Learning with Human Feedback (RLHF) (Học tập tăng cường có
sự phản hồi của người dùng), là phương pháp “bắt chước” ngôn từ, sở thích, xu hướng
sử dụng của con người để đáp ứng yêu cầu của người dùng. Công cụ xử lý ngôn ngữ
này có khả năng tương tác ở dạng đối thoại đàm thoại và đưa ra những phản hồi có vẻ
giống như của con người. Mô hình ngôn ngữ này có khả năng trả lời các câu hỏi, hỗ trợ
thực hiện các tác vụ như soạn email, viết luận, ngôn ngữ lập trình và viết nội dung. Việc
sử dụng công cụ ChatGPT hiện đang được cung cấp miễn phí cho người dùng trong giai
đoạn nghiên cứu và thu thập phản hồi từ khách hàng. Việc lập trình và phát triển của
ứng dụng này còn dựa vào đánh giá và phản hồi của người sử dụng nên ChatGPT có thể
xác định được sở thích hay mong muốn của người dùng khi đặt câu hỏi.
15

Hình 1.2: Giao diện của ChatGPT

GPT đã được đơn giản và tối ưu hóa hơn so với các AI chat khác. Khi ta hỏi một
vấn đề nào đó với một nội dung cụ thể thì tỉ lệ phần trăm sai của Chat AI sẽ rất ít và khi
nội dung càng cụ thể thì thời gian tìm kiếm và phản hồi sẽ rõ ràng hơn. Chính vì thế
ChatGPT là ứng dụng được đem ra làm đối tượng so sánh và các nhà nghiên cứu, nhà
khoa học không ngừng đào sâu và phát triển.

Hình 1.3: Đặt câu hỏi cho ChatGPT

ChatGPT đã được sử dụng và được nhà sáng lập nâng cấp, thay đổi giao diện thông
qua những ý kiến của người dùng. Trong đó GPT-1 là đời đầu có kích thước, độ phức
tạp khá ít so với các phiên bản sau này. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ, các
nhà nghiên cứu đã cho AI chatbox làm một bài kiểm tra để đánh giá mức độ thông minh
bằng các siêu tham số hay còn gọi là Hyper Parameters. Để cho ra sản phẩm hoàn thiện,
các nhà khoa học tại OpenAI đã thu thập và tích lũy số lượng lớn tài liệu ở các website
trên toàn thế giới và các văn bản chữ viết của con người từ các nguồn như: Bách khoa
16

toàn thư, Wikipedia, hay hàng triệu các tạp chí khoa học lớn nhỏ trên toàn cầu. Ngay
sau khi tích lũy được khối thông tin đầy đủ, các nhà khoa học đã tiến hành xử lý thông
tin và lựa chọn nội dung trước khi đưa cho mô phỏng AI đọc và huấn luyện hàng ngàn
hoặc thậm chí là hàng triệu lần. Khi đọc khối dữ liệu này, mô hình AI sẽ tìm và hiểu
được thông tin của từng phần và biết được ý nghĩa của từng tầng từ và câu. Và khi đọc
càng nhiều lần thì AI sẽ càng hiểu nhiều và hiểu sâu về ý nghĩa của các tầng đó

Hình 1.4: Lắng nghe và chỉnh sửa

1.1.2. Các lĩnh vực ứng dụng ChatGPT

Chat GPT với khả năng tự học và học sâu, tự phát triển và tạo ra các cuộc trò
chuyện giao tiếp như giữa con người với con người đã mở ra nhiều cánh cửa trong nhiều
lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực chính mà ChatGPT có thể
được ứng dụng:

Hỗ trợ học tập và nghiên cứu: Chat GPT có thể giúp nghiên cứu viên tìm kiếm và
tìm hiểu thông tin từ các nguồn dữ liệu phức tạp. Ngoài ra ChatGPT còn hỗ trợ quá trình
lên kế hoạch và thực hiện các dự án nghiên cứu.

Giáo dục và học tập: ChatGPT trợ giúp học tập trực tuyến, khi người học ở xa hoặc
gặp cản trở về không gian hoặc thời gian thì ChatGPT sẽ hỗ trợ học tập trực tuyến như
gợi ý các giáo trình và sắp xếp cụ thể bài giảng nếu người dùng yêu cầu. ChatGPT hỗ
trợ sinh viên và học viên trong việc hiểu bài giảng, giải bài tập. Khi người dùng chưa
hiểu rõ về các vấn đề từ bài giảng mà AI soạn ra, người dùng đặt ra câu hỏi cụ thể và
Chat GPT sẽ giải đáp thắc mắc một cách rõ ràng hơn, và thậm chí làm phong phú trải
nghiệm học tập trực tuyến.
17

Đào tạo nhân sự: ChatGPT có thể hỗ trợ trong việc đào tạo nhân viên mới như đưa
ra các bài giảng lý thuyết để tiết kiệm thời gian học việc và thời gian mở lớp, thay vào
đó có thể vừa học lý thuyết trên AI và song song với đó là làm thực hành ở nơi làm việc.
Hoặc ChatGPT có thể cung cấp thông tin cho việc đào tạo liên tục của tổ chức.

Dịch ngôn ngữ và giao tiếp đa ngôn ngữ: Với khả năng học tập sâu và vốn từ phong
phú, AI chatbox có thể học tập và dịch các văn bản bình thường sang nhiều dạng ngôn
ngữ khác nhau nhưng vẫn giữ được ý nghĩa của văn bản đó. Hơn nữa, ChatGPT đồng
thời có thể truyền tải thông tin người dùng muốn nói đối với những người khác ở các
quốc gia khác, hay với những người gặp trở ngại về giao tiếp hoặc ngôn ngữ.

Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ người dùng: Tạo ra các tin nhắn như người với
người sử dụng để có một cuộc hội thoại cung cấp, trả lời thông tin liên quan đến mặt
hàng mà khách hàng mong muốn. Đồng thời đưa ra các thông tin liên quan đến hàng
hóa một cách nhanh chóng và cụ thể hơn, hạn chế được việc thuê nhân viên và tránh
việc mất thời gian để làm những công việc khác.

Tạo nội dung sáng tạo: ChatGPT tạo ra và lên kế hoạch cho các kịch bản, tạo ra
một kế hoạch cụ thể cho các nhà sáng tạo nội dung hay các đạo diễn dựa trên các nguồn
thông tin, mẫu truyện ngắn hay các ý tưởng mà người dùng gửi cho AI chatbox. Hơn
hết, các ý tưởng sẽ được mở rộng và kịch bản cũng hay hơn mà vẫn mang được nét riêng
của bản thân người dùng.

Y tế và nghiên cứu y học: ChatGPT có thể cung cấp thông tin về các căn bệnh và
đưa ra giải pháp hoặc kê các đơn thuốc để chữa trị các căn bệnh đó, việc này sẽ hạn chế
mặt giao tiếp giữa người với người trong các căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp
như ho, sốt, sổ mũi mà vẫn tìm ra được giải pháp chữa trị cho người đang mắc bệnh đó.
ChatGPT hỗ trợ trong việc đọc và tổng hợp thông tin từ các bài báo và nghiên cứu y học
cho các sinh viên y đang tham gia nghiên cứu hoặc học tập tại trường y để cải thiện và
nâng cao học tập hay chất lượng y tế sau này.

Phân tích dữ liệu và thông tin: Vì là AI được tạo ra từ các dữ liệu và thu thập thông
tin nên việc này là thế mạnh của ChatGPT, vì thế việc phân tích dữ liệu so với các AI
chatbox khác hay với Google, Cốc Cốc thì ChatGPT có phần hiệu quả hơn, đưa ra thông
số cụ thể và mức độ chính xác sẽ đúng hơn. Với nguồn thông tin được phổ cập liên tục
18

và lặp đi lặp lại thì ChatGPT có nguồn thông tin dồi dào và có thể đưa ra số liệu và thống
kê số liệu dựa trên những dữ liệu được cung cấp.

1.1.3. Cách thức sử dụng ChatGPT

Cách thức hoạt động của ChatGPT khá giống Google hay Cốc Cốc, nhưng chúng
được lập trình sao cho câu trả lời giống như một cuộc đối thoại giữa người với người
nhất có thể. Chúng sẽ ghi nhận những câu hỏi hoặc lời kể cụ thể, sau đó đưa ra lời giải
đáp cho những thắc mắc đó. Để có thể cung cấp hoặc trả lời thông tin cho người dùng
thì ChatGPT thu thập các dữ liệu văn bản từ hệ thống các nguồn trên internet. Theo
thống kê thì số liệu được AI tích lũy lên đến 570GB và lượng thông tin khổng lồ này
được thu thập từ nhiều trang thông tin điện tử và văn bản khác nhau, kèm theo đó là
được nhà sáng lập, các kĩ sư công nghệ phổ cập hơn 300 tỷ từ ngữ khác nhau vào hệ
thống.

Hình 1.5: Cách thức làm việc của Google

ChatGPT dự đoán, phân tích và sau đó đưa ra đáp án dựa vào nguồn thông tin trong
hệ thống. Để có thể hoạt động, hệ thống này sử dụng những thuật toán vô cùng phức tạp
và trải qua nhiều cuộc thí nghiệm và giám sát chặt chẽ. Người dùng có một câu hỏi như
sau “Một năm có bao nhiêu quý?”. Nếu mô hình đưa ra câu trả lời sai thì đáp án đúng
sẽ được nhập vào hệ thống ngay lập tức. Từ đó, giúp hệ thống có thể củng cố kiến thức
và những thông tin dữ liệu trở nên chuẩn xác hơn trong tương lai.
19

Hình 1.6: Cách thức sử dụng của ChatGPT

Như vậy, ta có thể thấy Google chỉ có thể gợi ý các mẫu câu gợi ý chứ không thể
đưa ra được các thông tin cụ thể và ta cần phải thêm bước tìm kiếm và lựa chọn và đọc
thông tin từ những trang web khác để rút ra được những thông tin mà người dùng cần
hoặc đang tìm kiếm. So với ChatGPT - ứng dụng được đào tạo theo phương thức hiểu
và trả lời các câu hỏi, cũng như các mệnh lệnh của người dùng và đưa ra các thông tin
cụ thể. ChatGPT làm được điều này bằng cách “đọc” một lượng lớn thông tin (từ ngữ)
hiện có, học được cách thức các từ ngữ có xu hướng xuất hiện trong ngữ cảnh với các
từ ngữ khác. Qua đó sẽ giảm thời gian và tối ưu hóa hoạt động của người dùng khi tìm
kiếm thông tin.

Hình 1.7: Cùng cách thức nhưng thông tin rõ ràng

Cùng một cách thức và một dạng câu hỏi được người dùng đưa ra nhưng nếu người
dùng cho thông tin một cách cụ thể hơn như đối tượng là ai, là gì; sử dụng như thế nào,
ở đâu;... ChatGPT sẽ cho thông tin đúng trọng tâm, chi tiết và hệ thống hơn. Khi hỏi
20

một câu hỏi mang hàm ý bao quát về mọi chủ đề thì OpenAI sẽ để ChatGPT trả lời một
cách bao quát nhưng vẫn đầy đủ ý theo trình tự từ lớn tới bé, từ bao hàm đến chi tiết.
Còn khi người dùng cho cố định hay cụ thể một giới hạn trong lĩnh vực gì đấy thì
ChatGPT sẽ trả lời bám sát vào chủ đề ấy cũng từ lớn đến bé và bao quát đến tiểu tiết,
không bỏ qua những thứ nhỏ nhặt. Và hơn hết, với sự phát triển của công nghệ hiện đại
thì việc cho ra đời AI GPT - một ứng dụng dựa vào kí tự để dự đoán văn bản là một
bước đột phá mới khi nó có thể vừa dự đoán nội dung, vừa cho ra lò các nội dung chi
tiết mà vẫn đúng ở trọng tâm người dùng muốn chỉ sau một câu hỏi. Nhưng đối với các
AI chatbox khác như Google Bard hay Gemini thì cần đặt câu hỏi từ 2 lần trở lên để ra
được nội dung mà người dùng mong muốn và nội dung ấy không được đa dạng phong
phú như GPT chat.

Hình 1.8: Phản hồi của ChatGPT

Hình1.9: Phản hồi của Gemini


21

ChatGPT không giống với những Chatbot truyền thống, nó không được kết nối
internet và không có khả năng truy cập thông tin từ bên ngoài. Dữ liệu để phản hồi người
dùng đã được đào tạo và cài đặt sẵn và được cập nhật trong quá trình sử dụng. Mục đích
chính của nó là một hệ thống xử lý ngôn ngữ giúp hiểu và tạo văn bản giống như con
người. Và hơn hết ChatGPT là tiên phong trong lĩnh vực AI chatbox đầu tiên trên thế
giới nhưng những chatbox ra đời sau này lại không thể qua mặt được ChatGPT, cho dù
là mảng tìm kiếm nguồn thông tin, tạo ra văn bản hay lập trình cũng đều không thể so
được với ChatGPT 4.0. Mọi người đã quá quen việc sử dụng ChatGPT 3.5 (bản miễn
phí) mà người ta đã quên đi bản 4.0 (bản mất phí) GPT 4.0 với các mức phí khác nhau
và lượng thông tin thu lượm và trả lời khác nhau, nhưng được cải cách để tân tiến hơn
và đến hiện tại chưa một AI chatbox nào có thể vượt qua được GPT 4.0.

Điểm cộng tạo nên sự khác biệt hơn hết của ứng dụng này là việc học sâu nhằm
tăng từ ngữ, sự hiểu biết nhưng vẫn không quên đoán khoảng tiếp theo là gì. Điều này
giúp hệ thống ngày các tiếp cận được với con người và dần nạp vào nhiều gợi ý và thắc
mắc của người dùng hơn.

Và với sự đầu tư phát triển, hơn hết là sự tiên phong trong lĩnh vực AI chatbox -
kéo khoảng cách giữa con người và máy móc lại gần với nhau thì ChatGPT được khuyến
khích và được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục với nhiều đặc tính. Dù không cung cấp
được nguồn tin từ các trang bài mình tìm được hay đưa ra được các cách trả lời khác
nhau như Gemini nhưng ChatGPT vẫn tạo được uy tín và khiến người dùng có niềm tin
vào các thông tin mà máy phản hồi. Không những nhanh chóng chi tiết mà còn đúng
trọng tâm. Hơn hết, người dùng còn có thể chỉnh sửa nội dung theo ý mình và yêu cầu
ChatGPT cập nhật lại thông tin mà ta đưa cho nó. Còn đối với Gemini hay Google Bard
thì chỉ xin lỗi và sẽ cập nhật thông tin lại sau. Một điểm mạnh của GPT là đưa ra được
các code, lập trình với mật độ chính xác cao. Điều này là mặt hạn chế đối với các Ai
chatbox khác nên trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
rất chú trọng vào việc áp dụng ChatGPT để làm phong phú bài giảng, tiết kiệm thời gian
và nâng cao chất lượng học tập hơn.

Và trong cấp bậc đại học - cấp bậc yêu cầu tư duy cao thì việc áp dụng Chat AI sẽ
giúp cho sinh viên tiết kiệm thời gian, tạo ra được lịch trình học phù hợp và ổn định so
với nhu cầu và ưu - khuyết điểm của bản thân. Điểm cộng khác của ứng dụng này là có
thể đưa ra các bài giảng tùy theo sở thích, nhu cầu của sinh viên. Nghiên cứu về ChatGPT
22

cũng nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Mặc dù còn nhiều hạn chế
nhưng cũng đã có những nghiên cứu về khả năng của ChatGPT trong giáo dục cũng như
những đánh giá tiềm năng và nguy cơ.

1.1.4. Ưu điểm của ChatGPT

Hiện nay trên thế giới thì hàng triệu doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, hay gần
gũi hơn là các giảng viên, sinh viên trường Đại học vẫn đang tìm hiểu và sử dụng
ChatGPT để đem đến lợi ích cho các nhân hoặc tập thể. Và họ đã rút ra được các ưu –
nhược điểm khi sử dụng:

Hiệu quả: Có thể xử lý các công việc hằng ngày và có thể lặp đi lặp lại các công
việc này, góp phần tiết kiệm thời gian cho người dùng. Thay vì người dùng phải soạn
tay hay lên máy tìm các thông tin để tự soạn bài hay câu hỏi ôn tập thì ChatGPT có thể
soạn câu hỏi và kiểm tra câu trả lời với mức độ tư duy ổn định. Việc này giúp cho người
dùng tập trung hoàn thành cùng lúc những việc cá nhân.

Hình 1.10: Tạo ra bài kiểm tra


23

Hình 1.11: Bài kiểm tra được tạo ra tiếp

Tiết kiệm chi phí: Thay vì phải thuê nhân sự để hoàn thành một công việc nào đó
thì có thể sử dụng ChatGPT để tiếp tục các công việc này. Cũng như sử dụng máy móc
trong sản xuất, ứng dụng của OpenAI có thể thay thế được phần lớn nhân sự trong mảng
kinh doanh hoặc giáo dục. Thay vì phải thuê nhân công để viết bài cho một trang mạng
hay suy nghĩ nội dung cho một video nào đó, thì Chat AI có thể tự biên soạn dựa trên
những ý kiến và ý tưởng mà người dùng đưa ra và người dùng có thể tùy ý thay đổi theo
ý thích của bản thân.

Cải thiện chất lượng nội dung: Ứng dụng được phổ cập hơn 300 tỷ từ ngữ với các
câu văn phong phú và đa dạng khiến cho người sử dụng chúng có thể cải thiện các lỗi
ngữ pháp thông thường hay ngữ cảnh hoặc thậm chí giúp chúng ta lên ý tưởng cho nội
dung. Nhân viên có thể lấy văn bản thông thường và yêu cầu ChatGPT cải thiện ngôn
ngữ hoặc cách diễn đạt. Khi cần thêm nội dung, AI chatbox sẽ tìm thêm thông tin và bắt
đầu lên kịch bản chỉnh chu hơn so với mức ban đầu. Hơn hết, người dùng có thể yêu cầu
ứng dụng này sửa theo yêu cầu của mình, ChatGPT sẽ hoàn thiện và ghép các từ ngữ
sao cho nội dung chất lượng hơn.
24

Hình 1.12: Nội dung ban đầu

Hình 1.13: Nội dung khi được yêu cầu chỉ

Giáo dục và đào tạo: ChatGPT có thể trở thành một giảng viên ảo cung cấp cho
học viên các kiến thức hoặc có thể giúp đưa ra lời giải thích về các chủ đề phức tạp hơn.
Đối với các vấn đề cần làm rõ, người dùng đặt câu hỏi cho AI để AI có thể nắm bắt được
thông tin một cách rõ ràng và đưa ra câu trả lời sát sườn nhất. Người dùng cũng có thể
yêu cầu hướng dẫn và làm rõ bất kỳ thông tin cần thiết nào.
25

Hình 1.14: Trả lời câu hỏi tư duy về môn

Hình 1.15: So sánh câu trả lời từ ứng dụng Gemini

Thời gian phản hồi tốt hơn: Khi so sánh ChatGPT với ứng dụng Gemini, cùng một
câu hỏi nhưng thời gian Gemini đưa ra được đáp án lại lâu hơn, ít hơn và không cụ thể
như ChatGPT làm. Thêm vào đó, ứng dụng còn có thể tùy ý thay đổi câu trả lời nếu
người dùng yêu cầu, điều này được nhà sáng lập cài đặt cho ChatGPT để nó có thể tự
cập nhật tin tức thông qua người dùng và cải thiện thời gian học tập và giải quyết thông
tin cho người dùng một cách nhanh chóng hơn.

Tăng tính sẵn có: Cũng như các trang web hay ứng dụng khác thì ChatGPT được
nhà sáng lập cài những tính năng có sẵn để tối ưu hóa thông tin cho người dùng như:
tiếp nhận thông tin nhanh chóng, sử dụng đa ngôn ngữ, hoạt động 24/24 để hỗ trợ người
26

dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Điều này giúp cho người dùng không bị
hạn chế bởi các ngôn ngữ - văn hóa khác nhau giữa các nước mà còn xóa bớt rào cản
giữa con người và máy móc. Chẳng hạn, khi muốn tìm hiểu văn hóa các nước, người
dùng phải tìm hiểu và học ngôn ngữ của nước đó. Nhưng ChatGPT có thể hệ thống danh
sách và gợi ý cho người dùng những sách hoặc trang web uy tín phù hợp với những
thông tin mà họ đang tìm kiếm.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Trong khi Google, Chrome hay Cốc Cốc cần phải giao tiếp
bằng tiếng Anh để đưa ra các thông tin mà người sử dụng có nhu cầu tìm kiếm, thì đối
với ChatGPT có thể sử dụng cố định một ngôn ngữ để tìm kiếm các thông tin đó mà vẫn
hiểu rõ được. Thêm vào đó, ChatGPT có thể hệ thống và xâu chuỗi và tránh trùng lặp
các nội dung mà người dùng đã hỏi trước đó. Điều này là bước đột phá trong nền công
nghệ máy thông tin và trí tuệ nhân tạo vì chưa có ứng dụng hay trang web nào làm được
điều này.

Khả năng mở rộng: Cũng giống như các trí tuệ nhân tạo và công nghệ khoa học
khác thì ChatGPT có thể xử lý đồng thời nhiều người dùng, điều này có lợi cho các ứng
dụng có mức độ tương tác người dùng cao. Nhưng song song với điều đó thì chưa có
bất kì lỗi kĩ thuật về phục vụ người dùng được người sử dụng phản hồi lại cho OpenAI
như các trí tuệ nhân tạo khác như Google, Cốc Cốc, Chrome. Chính vì điều đó đã khiến
cho ChatGPT tạo được niềm tin, cảm tình và được nhiều người ở đa phương tiện sử
dụng.

Hiểu ngôn ngữ tự nhiên: ChatGPT hiểu và tạo văn bản giống con người nên rất
hữu ích cho các tác vụ như tạo nội dung, trả lời câu hỏi, tham gia vào các cuộc trò chuyện
và đưa ra lời giải thích.

Khả năng tiếp cận kỹ thuật số: Tạo dựng cuộc trò chuyện với những người khuyết
tật bằng cách tương tác dựa trên các văn bản, có thể dễ điều hướng hơn các giao diện
khác. Vì ChatGPT được thiết lập dựa vào các văn bản cho trước và dự đoán được nội
dung tiếp theo mà người dùng mong muốn nên ứng dụng này không bị hạn chế tương
tác với những người khuyết tật. Nó còn được cài thêm tính năng chat sử dụng giọng nói
thực để lắng nghe rõ được câu hỏi và mong muốn của người dùng muốn tìm kiếm.
27

Hình 1.16: Cập nhật tính năng VoiceGPT

1.1.5. Hạn chế của ChatGPT

Một số hạn chế của ChatGPT bao gồm:

Hạn chế kiến thức: Mặc dù ChatGPT có khả năng trả lời câu hỏi và cung cấp thông
tin, nhưng nó vẫn có giới hạn về kiến thức. ChatGPT dựa trên dữ liệu đã được huấn
luyện và không thể cung cấp thông tin mới nhất hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể
và các kiến thức đấy có thể bị thay đổi.

Hình 1.17: Sai kiến thức tư tưởng và triết học


28

Độ tin cậy: ChatGPT là một hệ thống tự động và có thể gặp vấn đề hoài nghi về
độ tin cậy. Ứng dụng chưa được nhà sáng lập cập nhật các thông tin từ năm 2021 nên
hầu như các thông tin từ 4 năm trở lại đây sẽ có phần sai sót. Hơn hết chúng sẽ học tập
dựa trên các câu trả lời của người dùng mang lại nên việc đưa ra một nguồn thông tin
đúng đắn và tạo độ tin cậy cho thông tin sẽ không thể nào hoản hảo. Điều đó khiến cho
ứng dụng không thể hiểu hoặc đưa ra thông tin không chính xác, gây nhầm lẫn cho sinh
viên, làm cho người dùng tiếp nhận chậm hoặc thậm chí là tiếp nhận sai thông tin.

Thiếu sự tương tác con người hay giao tiếp xã hội: Việc sử dụng ChatGPT có thể
làm giảm tương tác giữa giảng viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên trong quá trình học
tập. Sinh viên có thể không có cơ hội thảo luận, tranh luận giữa các nhóm bạn, hoặc trao
đổi ý kiến hay nhận được sự hướng dẫn từ giảng viên hoặc bạn cùng lớp.

Vấn đề đạo đức: ChatGPT phản ánh các mẫu dữ liệu đã được sử dụng trong quá
trình huấn luyện, bao gồm cả những mẫu có nội dung không đúng đắn hoặc độc hại.
Điều này có thể dẫn đến việc truyền tải thông tin sai lệch hoặc gây ra tư duy phân biệt
đẳng cấp, giai cấp, văn hóa hoặc gây kích động. Chẳng hạn như nếu người dùng yêu cầu
ChatGPT giúp họ đưa ra các gợi ý để kiếm tiền thì ChatGPT sẽ đưa ra các gợi ý như đi
làm việc hoặc tham gia các sự kiện để kiếm tiền. Nhưng ứng dụng này vẫn có mặt trái
rằng chúng sẽ yêu cầu ta đi cướp ngân hàng hoặc đi giật đồ. Các câu trả lời của ChatGPT
vẫn phần nào chưa dựa trên các cơ sở đạo đức và vẫn đưa ra cho người dùng những
thông tin vi phạm đạo đức và nếu người dùng làm theo sẽ vi phạm pháp luật.

Chúng không hiểu đầy đủ sự phức tạp của ngôn ngữ con người: ChatGPT được
đào tạo để tạo lập từ ngữ dựa trên các thông tin đầu vào. Do đó đôi khi, các câu trả lời
có thể sơ sài và thiếu sâu sắc. Thông thường khi trò chuyện với nhau giữa người với
người, chúng ta không cần thiết phải nói là “ tác phẩm Tắt đèn” mà chỉ đơn thuần nói
cụm từ “ Tắt đèn” để có thể hiểu được nội dung chúng ta nói là gì. Nhưng đối với
ChatGPT cần một câu hỏi rõ ràng và thông tin đầy đủ thì chúng mới đưa ra được câu trả
lời dựa trên các thông tin mà ta đưa ra.
29

Hình 1.18: Thiếu sự hiểu biết chung

Thiếu kiến thức về dữ liệu và sự kiện sau năm 2021: Trong khi ChatOpenAI có thể
cung cấp thông tin và hỗ trợ dựa trên những gì chúng đã học được cho đến thời điểm
cập nhật cuối cùng vào tháng 1 năm 2022, cần lưu ý rằng chúng không có cập nhật với
kiến thức và dữ liệu mới nhất từ năm 2022 trở đi. Điều này có nghĩa là một số thông tin
hoặc sự kiến mới nhất có thể không được ChatGPT biết, và không thể cung cấp thông
tin chi tiết về những gì đã xảy ra sau thời điểm đó. Nếu ChatGPT không hiểu đầy đủ
truy vấn, hoặc câu hỏi người dùng đưa ra không rõ ràng và cụ thể thì nó có thể đưa ra
phản hồi không chính xác. Tuy nhiên, chúng sẽ cố gắng hỗ trợ người dùng trong khả
năng của mình dựa trên thông tin và kiến thức mà chúng có.

Hình 1.19: Thiếu dữ liệu từ sau năm 2021

Các câu trả lời có thể không tự nhiên: Vì ChatGPT đang được cải thiện và được
lập trình để cố gắng trả lời như một cuộc đối thoại giữa người với người. Hơn hết là
chúng được lập trình để dự đoán từ ngữ tiếp theo nên nó có thể lạm dụng từ ngữ. Chính
vì điều này mà mọi người vẫn cần xem lại, chỉnh sửa nội dung để nó trôi chảy tự nhiên
hơn, giống như cách nói và viết của con người.

Các câu trả lời theo xác suất thống kê: Do hiểu biết của ChatGPT là dựa vào dữ
liệu đã học, được huấn luyện từ con người, có nghĩa là trả lời theo “đám đông” khi nó
tương tác với người, do đó ý kiến mà ChatGPT đưa ra có khi đúng hoặc có khi sai theo
30

số đông. Do đó dữ liệu cung cấp cho ChatGPT phải chính xác, đầy đủ, đa dạng, không
cực đoan và không mất cân bằng giữa các quốc gia, nếu không câu trả lời của ChatGPT
sẽ thiên vị, thiếu chính xác.

Có khả năng thực hiện các bài tập, bài kiểm tra nhưng chất lượng không đảm bảo,
có thể chứa những lỗi sai kiến thức cơ bản, sai quy trình hoặc diễn đạt. Chất lượng câu
trả lời của ChatGPT phụ thuộc nhiều bởi sự cụ thể, rõ ràng và tính điều hướng của câu
hỏi. Nếu lệ thuộc vào công cụ thì người dùng sẽ gặp những hệ lụy về nhận thức và phát
triển năng lực của chính mình.

Tóm tắt nhưng không trích dẫn nguồn: AI boxchat không thể cung cấp nguồn thông
tin chi tiết hay trích dẫn các trang web mà nó lưu trữ để trả lời, càng không cung cấp
được bất kì số liệu thống kê nào. Ứng dụng này cung cấp được những thống kê về mặt
số liệu nhưng chúng không thể tự bình luận hay đưa ra nhận xét gì về ý nghĩa của những
con số này, hoặc những số liệu này liên quan đến các chủ đề nào.

Đánh giá tình huống cá nhân: Đôi khi, ChatGPT không thể hiểu rõ tình huống cá
nhân nên không thể phán đoán, đánh giá hay đưa ra cách xử lý đúng đắn được.

Phân tích cảm xúc: Được lập trình để mang lại cảm giác như trò chuyện với người,
nhưng AI chatbox không thể phản ánh và bảo đảm hiểu hoàn toàn cảm xúc của người
dùng 100%..

Dự đoán tương lai: Mặc dù ChatGPT có thể xem xét và đưa ra những phán đoán
dựa trên các trình tự lịch sử, hoặc một số kịch bản dựa trên các dữ liệu cho trước, hay
các xu hướng hiện tại, nhưng ChatGPT dự đoán các thứ xảy ra trong tương lai hay các
phán đoán có thể không đúng hoàn toàn.

Hiểu biết văn hóa và ngôn ngữ: ChatGPT gặp những khó khăn trong việc hiểu biết
và phản hồi sao cho phù hợp với các yếu tố văn hóa hay ngôn ngữ.

1.2. Ứng dụng ChatGPT trong học tập bậc đại học
Kể từ khi ra mắt vào năm 2022, ChatGPT đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ với
nhiều chiều sóng khác nhau. Là một ứng dụng được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo Chat
OpenAI, việc GPT ứng dụng vào đời sống như một công cụ hỗ trợ con người dễ dàng
và nhanh chóng hơn là điều mà nhà sản xuất hướng đến. Thêm vào đó, việc ứng dụng
công nghệ này vào lĩnh vực giáo dục là một điều tất yếu. Chính vì thế, nền giáo dục một
31

số nước đã cho phép sử dụng ChatGPT như một công cụ để hỗ trợ việc giảng dạy và học
tập cho giảng viên và sinh viên. Hiện nay tại Việt Nam, khu vực miền Bắc có trường
Đại học Kinh tế Quốc dân và Bách Khoa Hà Nội đã cho các giảng viên tập huấn và mở
các buổi học để hướng dẫn cho sinh viên cách thức hoạt động và sử dụng của ChatGPT.
Khu vực miền Nam vào tháng 1/2024, trường Đại học Nguyễn Tất Thành mở khóa tập
huấn cho các giảng viên ứng dụng ChatGPT.

AI chatbox là một ứng dụng tiềm năng trong việc hỗ trợ sinh viên học tập và giảng
viên làm giáo án, hơn hết là trong lĩnh vực học trực tuyến. Một số ứng dụng của AI GPT
trong học tập của sinh viên như:

- Tạo lộ trình học tập: Phân tích dữ liệu học tập của từng cá nhân, bao gồm kết quả
học tập, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, sau đó tạo ra chương trình học tập phù hợp với
nhu cầu, sở thích và khả năng của từng sinh viên. Đối với các bạn sinh viên thì việc tạo
lịch trình học tập là một điều tất yếu, nhằm giúp các bạn dễ dàng sắp xếp thời gian cá
nhân sao cho không trùng với lịch học ở trường. ChatGPT sẽ dựa trên thời gian học hằng
ngày để tạo dựng và tuân thủ lịch trình đó. Ứng dụng có thể lập kế hoạch cho từng môn
và chia nhỏ ra các phần để dễ quản lý, đồng thời theo dõi tiến trình học tập của cá nhân.
- Đánh giá tiến độ học tập: ChatGPT có thể theo dõi tiến độ học tập của sinh viên
và đưa ra phản hồi kịp thời, tạo ra lộ trình học cho phù hợp với từng cá nhân.
- Cung cấp tài liệu học tập: Tuy không đưa ra được các nguồn tài liệu cụ thể nhưng
ChatGPT có thể đưa ra các từ khóa hoặc các mẫu câu cho người dùng dựa vào đó để tìm
kiếm thông tin cụ thể hóa hơn. Hơn hết, chúng sẽ tổng hợp lại các thông tin mà người
sử dụng đã tìm kiếm để đưa ra các gợi ý tài liệu cho người dùng theo đúng trình độ mà
họ đang có.
- Giải đáp thắc mắc: ChatGPT giúp người học tra cứu câu trả lời một cách nhanh
chóng các bài học và các câu hỏi có liên quan đến bài học. Những kiến thức mà ChatGPT
trả lời giống như nội dung cơ bản trong giáo trình, sách giáo khoa. ChatGPT có khả
năng trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin hữu ích cho sinh viên. Điều
này giúp sinh viên tiếp cận kiến thức một cách nhanh chóng và thuận tiện. ChatGPT gải
đáp thắc mắc của sinh viên về bài giảng, bài tập, hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến
học tập mà sinh viên quan tâm.
- Thiết kế bài tập, bài học, bài kiểm tra: Dựa trên tiến trình học tập của người dùng
để tạo ra những mẫu câu hỏi, những trò chơi về học tập để thu hút và làm động lực học
32

tập cho người dùng hơn. Đưa ra lộ trình học tập và đề án giúp người học cảm thấy phù
hợp và không bị áp lực. Củng cố kiến thức bằng các dạng tài liệu khác nhau, hay các bài
học khác nhau nhằm tăng kích thích não bộ, và tạo ra sự ham học cho người sử dụng
- Hỗ trợ viết bài luận: ChatGPT có thể giúp sinh viên và học viên tạo ra các bài
luận và báo cáo có liên quan đến môn học. ChatGPT thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, sau đó nó kết hợp và tạo ra một bài viết dựa trên các tổ hợp các thông tin mà
nó tìm được.
- Học tập trực tuyến: ChatGPT gợi ý cho sinh viên các trang web học tập trực tuyến
và có thể phản hồi các câu hỏi, thắc mắc của sinh viên khi sinh viên cần. ChatGPT cũng
có thể được sử dụng để tạo ra các cuộc trò chuyện giữa sinh viên và giảng viên một cách
tự động, giúp tăng tính tương tác và hiệu quả học tập. ChatGPT cung cấp nội dung học
tập từ xa, đưa ra các câu hỏi và giải đáp thắc mắc kịp thời và hiệu quả, khả năng đánh
giá khách quan, không cực đoan, cách viết trả lời gọn gàng, mượt mà, diễn đạt khúc
chiết, không mắc lỗi chính tả.
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: ChatGPT có thể được sử dụng để phát triển kỹ năng
ngôn ngữ của học sinh và sinh viên. ChatGPT cung cấp các vốn từ cần thiết để người
học tiếp thu các từ vựng mới và phát triển những từ vựng vốn có nhằm cải thiện khả
năng phát âm qua cuộc trò chuyện tự động hay qua các bài tập. ChatGPT giúp phát triển
ngôn ngữ, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ nhanh và dễ dàng, đặc biệt khi học ngôn ngữ nước
ngoài, phân tích ngôn ngữ tự nhiên, giúp học hiểu ngôn ngữ một cách kịp thời và chính
xác.
- Tìm kiếm nhanh thông tin, nguồn tài liệu: Dựa trên các nguồn tài liệu đáng tin
cậy, ChatGPT tích hợp các giáo trình, tài liệu trực tuyến, bài giảng hay tài nguyên thư
viện nhằm củng cố, tiếp nhận và nâng cao kiến thức thông qua các nguồn tài liệu khác;
giúp người học tiết kiệm thời gian, công sức xử lý những công việc đơn giản, tập trung
vào những vấn đề tư duy và khả năng phản biện. Sinh viên không cần phải tìm kiếm
thông tin trên Internet hoặc nhờ giảng viên hỗ trợ. Thay vào đó, họ có thể sử dụng
ChatGPT để nhận được câu trả lời nhanh chóng và tức thì.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sinh viên: Đóng vai trò như trợ giảng ảo, giải đáp thắc
mắc, cung cấp thông tin và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập.
- Mở rộng khả năng tiếp cận: Giúp sinh viên ở mọi nơi, mọi lúc có thể tiếp cận với
nguồn thông tin và tài liệu học tập mới mẻ, phong phú,...
33

- Phát triển kỹ năng tư duy phản biện: Có thể đặt ra những câu hỏi kích thích tư
duy, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá,tạo ra lập luận và giải quyết
vấn đề. Từ đó, sinh viên có thể biết được điểm mạnh-yếu của mình và phát triển năng
lực vốn có của mình.
- Hỗ trợ sinh viên khuyết tật: ChatGPT có thể hỗ trợ sinh viên khuyết tật tiếp cận
giáo dục một cách hiệu quả, kéo gần khoảng cách xã hội với mọi người.
- Cung cấp cơ hội học tập cho người bận rộn: ChatGPT giúp người bận rộn có thể
học tập và nâng cao kiến thức của mình nếu sinh viên vắng mặt trong buổi học có thể
sử dụng ChatGPT để học tập.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp: Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông
qua các cuộc trò chuyện tương tác với AI chatbox.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm: Hỗ trợ sinh viên làm việc nhóm hiệu quả hơn
thông qua việc chia sẻ và tìm kiếm thông tin dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn, thảo
luận và giải quyết vấn đề một cách sôi nổi và tích cực hơn.

1.3. Ứng dụng ChatGPT trong NCKH bậc đại học


Các nhà nghiên cứu cho rằng người dùng có thể sử dụng ChatGPT theo nhiều cách
khác nhau để thúc đẩy nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Một trong những ứng dụng của
ChatGPT trong nghiên cứu khoa học là cung cấp cho người nghiên cứu những hướng
dẫn về cách tiến hành nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu khoa học.

Người học có thể yêu cầu ứng dụng cung cấp đánh giá tài liệu theo cách tuần tự.
ChatGPT có thể sắp xếp thông tin thành các bảng dựa trên lời nhắc mà người học sử
dụng và quy trình của các giai đoạn nghiên cứu. Hơn nữa, người học có thể tận dụng
khả năng tóm tắt dữ liệu và viết báo cáo dựa trên dữ liệu chi tiết của ChatGPT; ứng dụng
này cũng giúp người học phân tích, dễ dàng hiểu và truyền đạt những phát hiện của họ
hơn. Người học đã và đang sử dụng các mô hình ngôn ngữ như ChatGPT để viết, tóm
tắt các bài báo đã xuất bản, thảo luận, cải thiện bản thảo, xác định các lỗ hổng nghiên
cứu và viết các câu hỏi nghiên cứu gợi ý. Hơn nữa, người học có thể sử dụng các công
cụ văn bản do AI tạo ra để tạo ra các câu hỏi kiểm tra trong các lĩnh vực khác nhau,
chẳng hạn để viết mã máy tính. Trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học, AI sẽ sớm thiết
kế các thí nghiệm, viết các bài báo hoàn chỉnh, tiến hành đánh giá ngang hàng và hỗ trợ
các tòa soạn chấp nhận hoặc từ chối các bản thảo.
34

Sự phát triển của ChatGPT tuy có một số hạn chế nhưng cũng đã mang lại cho
người học cơ hội viết và xuất bản nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Người
học có thể học cách bắt đầu nghiên cứu học thuật; điều này đặc biệt phù hợp với đối
tượng sinh viên chập chững làm quen với nghiên cứu và kể cả các giảng viên - chuyên
gia nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học. Nhiều báo cáo khác nhau đã được đưa ra
liên quan đến việc sử dụng ChatGPT khi viết bài luận, bài tập và cung cấp thông tin cho
nghiên cứu khoa học trong trường học.

Trong nghiên cứu khoa học của sinh viên bậc đại học, ChatGPT có thể hỗ trợ các
công việc như:

- Gợi ý đề tài nghiên cứu, chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp. Chủ đề nghiên
cứu có thể là nội dung mà người nghiên cứu đang quan tâm hoặc là xu hướng của
cuộc sống hiện nay. AI chatbox tìm hiểu và tiếp nhận mọi thông tin dựa trên sở
thích hay từ khóa mà người dùng vừa tìm để lựa chọn chủ đề của bài nghiên cứu
đó. Điều này sẽ khiến cho người nghiên cứu có sự hứng thú và là động lực trong
quá trình nghiên cứu.
- Tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực đang quan tâm: Do ChatGPT lưu trữ
một lượng lớn thông tin từ sách, báo, các trang mạng khổng lồ và có thể nghiên
cứu trước để hiểu rõ tình hình và phản hồi lại cho người dùng một cách nhanh
chóng, hoặc đưa ra hướng phát triển khác cho nghiên cứu.
- Đặt câu hỏi nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu, đánh giá ý tưởng nghiên
cứu của tác giả, viết đề cương bài báo.
- Gợi ý hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, viết đề cương, viết sườn
bài khoa luận, luận văn, bài trình bày, tìm hiểu phương pháp, phát kiến theo chủ
đề.
- Đọc và tóm tắt các bài báo khoa học có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Kiểm tra văn bản và tóm tắt thông tin: Kiểm tra và phát hiện các lỗi chính
tả, ngữ pháp và câu cú. Đồng thời cung cấp các gợi ý để cải thiện tính logic của
đề tài. Tóm tắt thông tin từ các tài liệu hay các nguồn khác để giúp người dùng
có cách nhìn tổng quát và rõ ràng về chủ đề nghiên cứu.
- Làm tổng quan về chủ đề nghiên cứu.
- Gợi ý phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu.
- Viết và công bố bài báo khoa học.
35

- Hoàn thiện bài báo khoa học, kiểm tra đạo văn, xử lý ý kiến phản biện.
- Lập kế hoạch nghiên cứu: Xác định được mục tiêu, câu hỏi, phương pháp
và lịch trình cụ thể của nghiên cứu để thực hiện, và lên sẵn kế hoạch cụ thể để
người nghiên cứu tiến hành một cách có tổ chức và hiệu quả hơn.
- Viết báo cáo: ChatGPT có thể sắp xếp và trình bày kết quả nghiên cứu
một cách rõ ràng và logic trong bài báo cáo nghiên cứu. Và người nghiên cứu
thực hiện trích dẫn các nguồn mà ChatGPT đã cung cấp thông tin.
- Hỗ trợ tạo bản trình bày và thuyết trình: Hiện nay ChatGPT đã cập nhật
tính năng giọng nói (voice) để có thể lắng nghe người dùng một cách nhanh chóng
hơn. Và việc lắng nghe sẽ giúp Ai nhận biết được những thiếu sót của người dùng
và đưa ra đánh giá một cách khách quan nhất. Thêm vào đó là tạo ra các bản trình
bày chuyên nghiệp và hấp dẫn cho báo cáo nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, ChatGPT có những hạn chế trong các giai đoạn khác nhau của nghiên
cứu học thuật. Ví dụ, hạn chế của việc tích hợp dữ liệu thực trong bài viết được tạo ra,
xu hướng bịa đặt các trích dẫn đầy đủ và việc bịa đặt kiến thức và thông tin liên quan
đến chủ đề đang được khảo sát. Và công cụ hỗ trợ này không thể thay thế được sự hiểu
biết và kinh nghiệm của một người nghiên cứu chuyên nghiệp.

1.4. Một số quy định pháp lý về sử dụng AI/ChatGPT trong giáo dục hiện nay
1.4.1. Khung pháp lý chung:

- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(ICESCR): Điều 13 đề cập đến quyền được giáo dục và khuyến khích sử
dụng các công nghệ kĩ thuật hiện đại để cải thiện và nâng cao chất lượng
giáo dục.
- Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát: Điều 26 đề cập đến quyền được
giáo dục và khuyến khích sử dụng các phương tiện giảng dạy mới để nâng
cao hiệu quả giáo dục.

1.4.2. Quy định pháp lý tại Việt Nam

Luật Giáo dục:

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo
dục (Điều 23).
36

- Quy định về việc sử dụng sách giáo khoa điện tử (Điều 45).

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP "Quy định về hợp tác, đầu tư của người nước ngoài
trong lĩnh vực giáo dục":

- Các quy định chi tiết để thi hành Luật Giáo dục.
- Cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục (Điều 51).

1.4.3. Các văn bản pháp luật khác

- Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2030: Nêu rõ
mục tiêu phát triển giáo dục thông minh, ứng dụng công nghệ AI trong giáo dục.
- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2021-2030: Đề ra các nhiệm vụ cụ thể để triển khai ứng dụng AI trong
giáo dục.

TIỂU KẾT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khám phá tiềm năng của ChatGPT trong việc
cải thiện quá trình giảng dạy và học tập trong lĩnh vực giáo dục. Với khả năng tạo văn
bản, dịch ngôn ngữ, viết nội dung sáng tạo và trả lời câu hỏi một cách thông tin,
ChatGPT hứa hẹn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên đại học và các nhà
nghiên cứu khoa học. Việc sử dụng ChatGPT trong giáo dục mở ra một loạt các cơ hội
mới, từ việc cung cấp hỗ trợ học tập cá nhân hóa đến tạo ra môi trường học tập tương
tác và thú vị hơn. ChatGPT có thể được sử dụng để cung cấp giải đáp cho các câu hỏi
từ sinh viên hỗ trợ trong việc giải quyết vấn đề, cung cấp phản hồi tức thì, và thậm chí
giảng dạy các khái niệm phức tạp thông qua các cuộc trò chuyện tương tác. Bằng cách
nắm bắt được ưu và nhược điểm của việc sử dụng ChatGPT trong giáo dục, chúng tôi
có thể phát triển các chiến lược và công cụ hợp lý để tận dụng tối đa tiềm năng của công
nghệ này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu
37

và phát triển để cải thiện hiệu suất và tính ứng dụng của ChatGPT trong môi trường giáo
dục, đồng thời đảm bảo sự an toàn và bảo mật cho người dùng. Tổng quan lại, việc sử
dụng ChatGPT trong giáo dục mang lại nhiều cơ hội hứa hẹn nhưng cũng đặt ra những
thách thức đáng kể. Bằng cách đối mặt và giải quyết những thách thức này một cách có
hiệu quả, chúng ta có thể tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ này để nâng cao chất
lượng giáo dục và tạo ra một môi trường học tập hiệu quả và đa dạng.
38

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

2.1. Khảo sát thực trạng


ChatGPT là một hệ thống trí tuệ nhân tạo ẩn chứa nhiều tiềm năng trong lĩnh vực
giáo dục. Ứng dụng mang lại cho người dùng những thông tin nhất định một cách chính
xác và nhanh chóng. Từ đó, góp phần vào quá trình học tập và nghiên cứu khoa học cho
giảng viên và sinh viên nói chung. Thấy được tầm quan trọng đó, nhóm nghiên cứu đã
tiến hành khảo sát sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để thấy rõ được thực trạng ứng dụng ChatGPT trong
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Dưới đây là kết quả của quá trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp
điều tra khảo sát bằng bảng hỏi với kích cỡ mẫu gồm 162 sinh viên. Trong đó, sinh viên
năm nhất chiếm tỉ lệ 69,8%; sinh viên năm hai chiếm tỉ lệ 21%; sinh viên năm ba chiếm
tỉ lệ 3,7% và sinh viên năm tư chiếm tỉ lệ 5,6%.

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ sinh viên các năm tham gia khảo sát

Biểu đồ trên đã biểu thị rõ về số sinh viên các năm tham gia khảo sát. Trong đó, tỉ
lệ sinh viên năm nhất tham gia khảo sát gấp 19 lần so với tỉ lệ sinh viên năm ba và gấp
12 lần so với tỉ lệ sinh viên năm tư. Điều này cho thấy mức độ quan tâm về ứng dụng
39

ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học phổ biến là sinh viên năm nhất. Có thể
giải thích thực trạng này dựa trên một vài yếu tố như sự tò mò, ham học hỏi và tìm tòi
những thứ mới mẻ. Đối với sinh viên các năm còn lại, tỉ lệ quan tâm không nhiều do
tiếp cận sớm hơn và trải nghiệm với ChatGPT nhiều hơn nên giảm thiểu sự hứng thú
trong khảo sát về vấn đề nghiên cứu.

Theo kết quả khảo sát mới đây về tỉ lệ sinh viên các Khoa/Bộ môn tham gia vào
quá trình khảo sát việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh
viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh có 20/27 Khoa/Bộ môn (74,1%) tham gia. Dưới đây là tỉ lệ mà nhóm nghiên
cứu thu thập được:

STT Khoa/Bộ môn Tỉ lệ (%)

1 Lưu trữ học - Quản trị văn phòng 56,8

2 Hàn quốc học 8,6

3 Xã hội học 4,3

4 Du lịch 3,7

5 Giáo dục 3,1

6 Ngữ văn Anh 3,1


7 Đô thị học 2,5

8 Công tác xã hội 2,5


9 Ngữ văn Trung Quốc 2,5

10 Văn hóa học 2,5


11 Văn học 1,9

12 Ngôn ngữ học 1,2


13 Thư viện - Thông tin học 1,2

14 Báo chí và Truyền thông 1,2

15 Đông phương học 1,2


40

16 Lịch sử 1,2

17 Ngữ văn Tây Ban Nha - Italia 0,6

18 Nhân học 0,6


19 Quan hệ quốc tế 0,6
20 Địa lí 0,6

Bảng 2.1: Tỉ lệ sinh viên các Khoa/Bộ môn tham gia khảo sát về việc sử dụng
ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kết quả trên, phần lớn các Khoa/Bộ môn trong trường có tham gia khảo sát.
Đáng chú ý nhất là tỉ lệ tham gia khảo sát cao nhất thuộc về sinh viên Khoa Lưu trữ học
- Quản trị văn phòng, chiếm tới 56,8% tổng số người tham gia. Điều này cho thấy mức
độ quan tâm và sử dụng ChatGPT của sinh viên trong Khoa này rất cao. Ngược lại, các
Khoa/Bộ môn có tỉ lệ tham gia thấp nhất, bao gồm Ngữ văn Tây Ban Nha - Italia, Nhân
học, Quan hệ quốc tế và Địa lí, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số người tham
gia, với tỉ lệ thấp hơn 94 lần so với Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng. Các Khoa/Bộ
môn còn lại đa số có tỉ lệ tham gia dưới 10%. Kết quả khảo sát đã phản ánh sự chênh
lệch rõ rệt trong việc sử dụng và tận dụng ChatGPT giữa các ngành học trong trường.

2.1.1. Nhận thức của sinh viên về ChatGPT

Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thu thập được các số liệu nhằm làm rõ
nhận thức của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh về ChatGPT. Cụ thể:
41

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ sinh viên biết/không biết về ChatGPT

ChatGPT đã nhanh chóng trở thành một trong những công cụ trí tuệ nhân tạo phổ
biến nhất toàn cầu kể từ khi mới ra mắt. Sự phổ biến của ChatGPT không chỉ nhờ vào
khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác mà còn bởi tính tiện ích và linh
hoạt trong việc hỗ trợ người dùng giải quyết các vấn đề phức tạp.

Theo kết quả khảo sát, tỉ lệ sinh viên năm nhất biết đến ChatGPT là 68,5%, tỉ lệ
sinh viên năm hai biết đến ChatGPT là 21%, 3,7% sinh viên năm ba biết đến ChatGPT
và có 5,6% sinh viên năm tư biết đến ChatGPT. Ngoài ra, tỉ lệ sinh viên năm nhất không
biết đến ChatGPT là 1,2%. Từ đó, thấy được tầm ảnh hưởng của ChatGPT đến với người
dùng nói chung và sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đa số sinh viên đều biết đến ChatGPT, đặc
biệt là sinh viên năm nhất, chỉ một số ít bộ phận không biết đến ChatGPT. Điều này
chứng tỏ ChatGPT đã và đang trở thành một “làn sóng mạnh mẽ” trong thời đại 4.0 ngày
nay bởi những tiện ích mà nó đem lại. Tóm lại, sự phổ biến của ChatGPT trong cộng
đồng sinh viên có nguồn gốc từ khả năng đa dạng và phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống.

Bên cạnh đó, khi nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát sự hiểu biết về ChatGPT của
từng người tham gia, kết quả cho thấy có 96,3% sinh viên cho rằng ChatGPT là một
công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo với nhiều chức năng đa dạng, phục vụ cho nhiều lĩnh
vực. Điều này cho thấy nhận thức của sinh viên về tiềm năng và ứng dụng rộng rãi của
ChatGPT. Trong khi đó, 37% sinh viên xem ChatGPT như một công cụ tìm kiếm thông
42

tin tương tự như Google hay Safari, và cùng một tỉ lệ 37% khác cho rằng đây là một
công cụ cho phép trò chuyện như con người, có thể tương tác ở dạng đàm thoại, hội
thoại. Đáng chú ý, chỉ có 0,6% sinh viên nhìn nhận ChatGPT là một công cụ hỗ trợ học
tập nếu biết cách sử dụng đúng cách, vả 0,6% sinh viên đồng ý với tất cả các mục nêu
trên. Kết quả này phản ánh sự đa dạng trong nhận thức và cách sử dụng ChatGPT của
sinh viên, đồng thời chỉ ra rằng mặc dù nhiều người nhận ra tiềm năng của ChatGPT,
tuy nhiên vẫn còn khá ít người khai thác triệt để các chức năng của nó.

Biểu đồ 2.3: Sự hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về khái niệm ChatGPT

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về ChatGPT, cơ bản
là công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo, có nhiều chức năng đa dạng phục vụ cho nhiều lĩnh
vực tương tự như Google, Safari,… Ngoài ra ứng dụng có thể trò chuyện, tương tác qua
lại như con người ở dạng đàm thoại, hội thoại.

Trong môi trường đại học, đa số sinh viên được khảo sát của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng ChatGPT
với mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. Thông qua trải nghiệm, nhận thức về
ChatGPT của sinh viên được hình thành dựa trên công dụng nó đem lại. Tuy nhiên, việc
tương tác ở dạng đàm thoại còn gặp một số hạn chế như việc đưa ra các câu trả lời khác
nhau qua các lượt hỏi đáp và tỉ lệ đúng không cao.
43

Nhìn chung mức độ cập nhật công nghệ thông tin của sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh khá nhanh chóng và
đạt tới chiều sâu nhất định. Điều này được chứng minh qua việc họ đã nắm bắt thông tin
một cách cụ thể và nhanh chóng, từ đó áp dụng một cách hiệu quả, sáng tạo trong học
tập và nghiên cứu khoa học.

2.1.2. Tỉ lệ sử dụng ChatGPT trong sinh viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng ứng dụng ChatGPT của sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tham gia
khảo sát như sau:

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ sinh viên sử dụng/không sử dụng ChatGPT

Tỉ lệ ứng dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ở mức tương đối lớn. Thông qua khảo sát thấy
được thực trạng sử dụng ChatGPT của sinh viên vào học tập và nghiên cứu. Tỉ lệ sinh
viên sử dụng ChatGPT chiếm 82,7% và có 17,3% sinh viên không sử dụng ChatGPT.
Trong đó tỉ lệ sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư sử dụng ChatGPT lần lượt
là 57,4%; 17,9%; 2,5%; 4,3%. Còn lại có 12,3% sinh viên năm nhất không sử dụng
ChatGPT, sinh viên năm hai chiếm tỉ lệ 3,1% và sinh viên năm ba chiếm 1,2%.

Từ những dữ liệu trên, phản ánh tình trạng ứng dụng ChatGPT của sinh viên trong
học tập và nghiên cứu khoa học. Cụ thể, tỉ lệ ứng dụng ChatGPT cao nhất là sinh viên
năm nhất (57,4%), tỉ lệ đối với sinh viên năm hai đến năm tư có xu hướng không ổn
44

định và giảm dần. Điều đó cho thấy, sinh viên năm nhất thường mới tiếp cận với môi
trường đại học và có nhu cầu cao trong việc tìm kiếm thông tin, hỗ trợ học tập, các công
cụ hiện đại như ChatGPT sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp cận và hiểu rõ các kiến thức cơ
bản. Đối với sinh viên từ năm hai trở lên thường đã có kinh nghiệm học tập và nghiên
cứu, họ có xu hướng tự tin hơn vào khả năng tự học và tự nghiên cứu của mình. Sinh
viên năm cuối thường tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu và phát triển kỹ năng tư duy
sáng tạo, đột phá ý tưởng, thay vì dựa vào các công cụ AI. Bên cạnh đó, kết quả khảo
sát đã nói lên rằng tỉ lệ sinh viên không sử dụng ChatGPT (17,3%) bởi một số lí do sau:

(1) Không quen giao diện của ứng dụng


(2) Ưu tiên sử dụng các công cụ khác
(3) Thấy không cần thiết

Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ sinh viên cho ý kiến về sự cần thiết sử dụng ChatGPT

Dựa trên những trải nghiệm cá nhân, tỉ lệ sinh viên cho rằng nên sử dụng ChatGPT
chiếm tới 71%, tỉ lệ còn lại là 29% cho rằng không nhất thiết phải sử dụng ChatGPT.
Điều đó nói lên trải nghiệm của sinh viên đối với ChatGPT còn gặp nhiều hạn chế, cụ
thể:

(1) Sinh viên sử dụng ChatGPT với mục đích chỉ để giải quyết các câu hỏi, bài tập ở
dạng cơ bản.
(2) Sinh viên chưa có kiến thức về việc sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả.
45

(3) Sinh viên chưa biết cách tạo đề bài để ứng dụng dễ dàng đưa ra phương án tối ưu
nhất.
(4) Kết quả phản hồi của ChatGPT còn hạn chế khi sinh viên dùng prompt tiếng Việt
để truy vấn.
(5) Mức độ tin tưởng của sinh viên về khả năng cung cấp thông tin, dữ liệu chính
xác của ChatGPT chưa cao.

Tóm lại, phần lớn sinh viên đều biết đến và đang sử dụng ChatGPT, một số lượng
nhỏ sinh viên có biết đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo này nhưng không sử dụng. Bên cạnh
đó, có nhiều quan điểm trái chiều về việc không nhất thiết sử dụng ChatGPT trong học
tập và nghiên cứu khoa học. Những quan điểm trên xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau
như mức độ hiểu biết và kinh nghiệm trải nghiệm, mục đích sử dụng, độ tin cậy,...Từ đó
tác động mạnh mẽ tới việc hình thành quan điểm, ý kiến về sự cần thiết sử dụng ChatGPT
trong học tập và nghiên cứu khoa học.

2.1.3. Mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong học
tập và nghiên cứu khoa học, cụ thể là các công việc:

STT Mục đích Tỉ lệ


(%)

1 Giải đáp các câu hỏi chuyên ngành, giúp bạn hiểu sâu hơn về nội dung 69,1
đang học

2 Gợi ý ý tưởng, hướng nghiên cứu đề tài NCKH 59,9

3 Thu thập và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn 54,9

4 Hỗ trợ sáng tạo (ví dụ viết bài luận, viết báo cáo, làm bài tập, thiết kế 46,3
sản phẩm,...)

5 Tóm tắt sách, tài liệu, bài báo khoa học... 35,8
46

6 Giới thiệu, đề xuất các sách, giáo trình, tài liệu, công trình NCKH... 35,8

7 Hỗ trợ học ngoại ngữ (tạo trò chuyện tự động, cung cấp bài tập phát 27,8
âm, ngữ pháp,...)

8 Phân tích dữ liệu, thống kê 27,2

9 Dịch thuật tài liệu 19,8

Bảng 2.2: Mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong học tập và nghiên cứu
khoa học

Bảng 2.2 cho thấy, sinh viên trường thực hiện khảo sát mục đích của việc ứng dụng
ChatGPT trong học tập và nghiên cứu ở mức đáp ứng tốt. Trong đó, việc sử dụng
ChatGPT để giải đáp các câu hỏi chuyên ngành, giúp bạn hiểu sâu hơn về nội dung đang
học (69,2%) được đánh giá ở mức độ cao nhất. Bên cạnh đó, ứng dụng ChatGPT vào
nghiên cứu khoa học được đánh giá cao với một số mục đích như: Gợi ý ý tưởng, hướng
nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học (59,1%); Giới thiệu, đề xuất các sách, giáo trình,
tài liệu, công trình NCKH...(35,2%). Mục đích thu thập và tổng hợp thông tin từ nhiều
nguồn (54,7%) và hỗ trợ sáng tạo (ví dụ viết bài luận, viết báo cáo, làm bài tập, thiết kế
sản phẩm,...) (45,9%) cũng được đánh giá cao. Ngoài ra, có một số nội dung được đánh
giá tương đối như: Tóm tắt sách, tài liệu, bài báo khoa học...(35,8%); Phân tích dữ liệu,
thống kê (27,7%); Hỗ trợ học ngoại ngữ (tạo trò chuyện tự động, cung cấp bài tập phát
âm, ngữ pháp,...) (27,7%). Tuy nhiên, mục đích sử dụng ChatGPT để dịch thuật tài liệu
được đánh giá ở mức độ thấp nhất (19,5%).

Kết quả khảo sát trên cho thấy việc ứng dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với mục đích cơ
bản là giải đáp câu hỏi chuyên ngành; gợi ý ý tưởng đề tài nghiên cứu khoa học; Thu
thập và tổng hợp thông tin; Đẩy mạnh sáng tạo trong các bài luận, báo cáo, thiết
kế,…Các số liệu trên đã chứng minh ChatGPT là một công cụ linh hoạt và hữu ích cho
sinh viên trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu khoa học trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Cơ bản việc ứng dụng ChatGPT thực sự có thể đem lại hiệu quả nhất định cho
người dùng, đặc biệt là sinh viên. Tuy nhiên, để việc ứng dụng đạt hiệu quả tối đa còn
47

phụ thuộc vào cách sử dụng của mỗi người. Bởi, ChatGPT cần được tiếp cận một cách
cụ thể và thận trọng nhằm tránh các vấn đề như phụ thuộc quá mức, mất kiểm soát trong
chất lượng công việc, đạo văn và nhiều trở ngại khác. Vì thế, đối tượng sử dụng nói
chung và sinh viên nói riêng cần duy trì và tự chủ trong việc việc ứng dụng ChatGPT
trong học tập và nghiên cứu khoa học.

2.1.4. Loại hình tài khoản ChatGPT được sinh viên sử dụng

Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ sinh viên sử dụng tài khoản ChatGPT Free/ChatGPT Plus

Theo kết quả khảo sát mới đây về việc sử dụng tài khoản ChatGPT của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh có thể thấy rằng tỉ lệ sinh viên sử dụng tài khoản ChatGPT miễn phí chiếm đa số,
lên đến 86,4%. Điều này cho thấy sự phổ biến và sự ưa chuộng của nền tảng này trong
cộng đồng sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong tỉ lệ này, chỉ có 4,9% sinh viên sử dụng tài
khoản ChatGPT Plus. Có thể thấy, dù sự phổ biến của ChatGPT, nhưng việc chuyển đổi
sang phiên bản cao cấp vẫn chưa được quan tâm nhiều bởi sinh viên. Bên cạnh đó còn
một phần nhỏ sinh viên không sử dụng ChatGPT, có thể là do sự không quen thuộc hoặc
không cần thiết của nền tảng này đối với một số sinh viên.

Với kết quả này, ChatGPT đang có sự ảnh hưởng lớn đối với sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng
việc tận dụng các tính năng cao cấp của nền tảng này vẫn còn là một điểm chưa được
48

khai thác hết. Điều này mở ra cơ hội cho việc tăng cường giới thiệu và hướng dẫn sử
dụng các tính năng mới của ChatGPT, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ học tập
và nghiên cứu cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến nay, ChatGPT có 2 loại hình sử dụng cho người dùng – ChatGPT free
(miễn phí) và ChatGPT Plus (có phí). Người dùng có thể sử dụng miễn phí vì trong giai
đoạn này mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên vẫn đang dự thảo nghiên cứu và học tập nên
mọi người có thể sử dụng ChatGPT miễn phí. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể nâng
cấp lên tài khoản trả phí để trải nghiệm các tính năng cao cấp hơn. OpenAI đã cho ra
mắt ChatGPT Plus nhằm đáp ứng nhu cầu các khách hàng muốn có truy cập không giới
hạn, không bị gián đoạn trong thời gian cao điểm, ưu tiên truy cập các tính năng mới và
tốc độ phản hồi nhanh hơn. Ngoài ra, việc nâng cấp lên ChatGPT Plus cũng mang lại
những lợi ích đặc biệt cho người dùng.

Đối với sinh viên, việc lựa chọn giữa tài khoản ChatGPT miễn phí hay có phí phụ
thuộc vào mục đích và điều kiện cụ thể của từng người. Nếu sinh viên đang tìm kiếm
những câu trả lời chính xác và mạch lạc hơn, việc nâng cấp lên tài khoản ChatGPT Plus
có thể là lựa chọn hợp lý. Với việc nâng cấp tài khoản ChatGPT Plus, sinh viên sẽ được
cung cấp quyền truy cập vào các tính năng mới như giải các phương trình Toán học –
Math Solver, tìm hiểu về thị trường chứng khoán – Finance Wizard, tạo các video lên
mạng xã hội – VideoGPT by VEED, và nhiều tính năng khác. ChatGPT Plus không chỉ
dừng lại ở việc đưa ra câu trả lời bằng văn bản đơn giản mà còn có khả năng phân tích
văn bản, hình ảnh và giọng nói. Đặc biệt, ChatGPT Plus có thể đưa ra câu trả lời chính
xác nhất ở thời điểm hiện tại; ví dụ khi hỏi tài khoản miễn phí của ChatGPT “iPhone
cao cấp nhất là gì?”, ChatGPT sẽ trả lời là iPhone 13 Pro Max, ra mắt vào năm 2021.
Điều này là do ChatGPT chỉ cung cấp thông tin được cập nhật đến tháng 1/2022. Ông
chủ OpenAI cũng đã từng chia sẻ “Kiến thức của ChatGPT về thế giới chỉ dừng lại ở
năm 2021 khiến chúng tôi cũng khó chịu như các bạn, có lẽ còn hơn thế”. Tuy nhiên,
việc sử dụng ChatGPT miễn phí vẫn là lựa chọn phù hợp cho những người không cần
những tính năng bổ sung hoặc chỉ đơn giản muốn sử dụng miễn phí vì các tính năng ở
tài khoản đã là đủ đối với họ.

2.1.5. Mức độ sử dụng ChatGPT của sinh viên


49

Biểu đồ 2.7: Mức độ thường xuyên sử dụng ChatGPT cho học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy rằng sự hiểu biết về ChatGPT trong cộng đồng
sinh viên khá phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng ChatGPT trong quá trình học tập vẫn
chưa được chú trọng như mong đợi. Dù có sự nhận biết về ChatGPT, chỉ có 11,1% sinh
viên sử dụng nó thường xuyên để học tập, phần lớn chỉ sử dụng để giải các bài tập khó
hoặc ít khi sử dụng để thực hiện bài tập. Sinh viên đa phần vẫn sử dụng ChatGPT nhưng
chủ yếu là khi cần thiết hoặc ít sử dụng. Điều này cho thấy rằng mặc dù đã phổ biến,
nhưng ChatGPT vẫn chưa đạt được sự tin dùng cao trong công tác học tập và nghiên
cứu của sinh viên. Một phần lý do có thể là do 29% sinh viên cho rằng không nhất thiết
cần phải sử dụng ChatGPT. Ngoài ra, có đến 91,4% sinh viên còn nghi ngờ về tính chính
xác của thông tin do ChatGPT cung cấp.
50

Biểu đồ 2.8: Mức độ tin tưởng về tính chính xác của thông tin do ChatGPT cung
cấp

Một nguyên nhân khác của sự thờ ơ này có thể là do sinh viên đã quen với phương
pháp học truyền thống và không cần đến sự hỗ trợ từ công nghệ. Điều này cho thấy cần
có sự tập trung vào việc giáo dục và tạo đào tạo để nâng cao nhận thức về ứng dụng của
công nghệ trong quá trình học tập.

Với những kết quả này, chúng ta cần xem xét cách thức để nâng cao sự hiểu biết
và tin dùng của sinh viên đối với ChatGPT. Có thể thông qua việc giáo dục về ưu điểm
và ứng dụng của ChatGPT trong quá trình học tập, cũng như tạo ra các chương trình đào
tạo để hướng dẫn sinh viên cách sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và có ích. Đồng
thời, cần có sự nghiên cứu và phát triển liên tục để cải thiện tính chính xác và hiệu suất
của ChatGPT, từ đó tạo ra niềm tin và sự tin dùng cao hơn từ phía người dùng. Việc này
đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, giáo viên và sinh viên để đảm bảo
rằng ChatGPT có thể đáp ứng được nhu cầu trong quá trình học tập và nghiên cứu.
51

2.1.6. Đánh giá hiệu quả ứng dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa
học của sinh viên

STT Ưu điểm Tỉ lệ
(%)

1 Cung cấp thông tin nhanh chóng cho học tập và NCKH 77,8

2 Hỗ trợ đa dạng trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành 69,8

3 Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí 48,1

4 Sử dụng được trên nhiều nền tảng (web, điện 37,7


thoại,...)

5 Mang lại trải nghiệm học tập mới mẻ, thú vị hơn, tạo động lực cho 35,8
học tập

6 Có nhiều tính năng và dễ sử dụng 34

7 Sử dụng được nhiều ngôn ngữ 26,5

8 Tăng cường khả năng tự học 22,8

Bảng 2.3: Mức độ đánh giá các ưu điểm của ứng dụng ChatGPT

Dựa vào kết quả bảng trên, có thể thấy sinh viên trường tham gia khảo sát đánh giá
hiệu quả tương đối tốt do ChatGPT mang lại. Trong đó, ưu điểm về cung cấp thông tin
cho học tập và nghiên cứu khoa học (77,8%) được đánh giá ở mức cao nhất. Bên cạnh
đó, việc ChatGPT hỗ trợ đa dạng trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành (69,8%) cũng được
sinh viên đánh giá rất cao. Còn lại đa số các đánh giá của sinh viên ở mức tương đối với
một số ưu điểm mà ChatGPT mang lại như sau: Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí
(48,1%); Sử dụng được trên nhiều nền tảng (web, điện thoại,...) (37,7%); Mang lại trải
nghiệm học tập mới mẻ, thú vị hơn, tạo động lực cho học tập (35,8%); Có nhiều tính
năng và dễ sử dụng (34%). Ngoài ra, ưu điểm sử dụng được nhiều ngôn ngữ (26,5%)
cũng nhận được nhiều sự đánh giá từ sinh viên. Mặc dù ChatGPT đã trở thành công cụ
hữu ích trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học nhưng việc nâng cao tinh thần
tự học cho sinh viên còn hạn chế. Điều đó được biểu hiện qua mức độ đánh giá về việc
52

ChatGPT góp phần tăng cường khả năng tự học (22,8%) còn ở mức thấp nhất trong quá
trình khảo sát.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát được tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát hoàn
thành bài tập, bài luận, bài báo cáo nhanh chóng hơn nhờ sử dụng ChatGPT chiếm tỉ lệ
tương đối lớn (74,1%). Trong đó, tỉ lệ 24,7% sinh viên còn lại cho rằng việc ứng dụng
ChatGPT không giúp họ hoàn thành bài tập, bài luận, bài báo cáo nhanh chóng. Tuy
nhiên cũng có quan điểm cho rằng việc sử dụng ChatGPT mang lại kết quả nhanh hay
không còn tùy thuộc vào từng trường hợp vận dụng cụ thể.

Biểu đồ 2.9: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không giúp hoàn
thành các bài tập, bài luận, bài báo cáo nhanh chóng hơn

Về việc sử dụng hiệu quả ChatGPT để nâng cao kết quả học tập và nghiên cứu
khoa học cũng nhận được tỉ lệ đánh giá ở mức độ nhất định. Trong đó, tỉ lệ 72,8% sinh
viên cho rằng việc nâng cao kết quả học tập và nghiên cứu khoa học có sự đóng góp của
ứng dụng ChatGPT, tỉ lệ 21% sinh viên thấy ChatGPT không giúp nâng cao kết quả học
tập và nghiên cứu khoa học. Còn lại đa số là tỉ lệ sinh viên thấy kết quả học tập và nghiên
cứu khoa học hoàn toàn dựa vào những lí do khác mà không liên quan tới ChatGPT.
Bên cạnh đó, số ít cho rằng tùy vào từng trường hợp và mục đích sử dụng cụ thể mà
ChatGPT có thể có/không nâng cao kết quả học tập và nghiên cứu khoa học. Hơn hết,
nếu lạm dụng hay phụ thuộc quá nhiều vào nó thậm chí không đem lại hiệu quả mà còn
khiến sinh viên thụ động trong suy nghĩ, thiếu sáng tạo.
53

Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không giúp nâng
cao kết quả học tập và nghiên cứu khoa học

Ngoài những khả năng ưu việt nêu trên, ChatGPT là một công cụ có giao diện gần
gũi với người sử dụng. Khảo sát cho thấy có tới 89,5% sinh viên tham gia khảo sát cảm
thấy ứng dụng trí tuệ nhân tạo này có giao diện dễ dàng để sử dụng. Chỉ một số ít sinh
viên thấy khó sử dụng, hoặc không dùng nên không có trải nghiệm về ứng dụng.

Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ sinh viên đánh giá giao diện của ChatGPT có/không dễ sử
dụng
54

Nhờ những lợi ích ChatGPT đem lại góp phần làm tăng sự thú vị, hào hứng của
sinh viên trong học tập và nghiên cứu. Điều này được chứng minh thông qua mức độ
đánh giá của sinh viên (75,9%).

Biểu đồ 2.12: Đánh giá sự hào hứng của ChatGPT mang lại trong học tập và
nghiên cứu khoa học

Khảo sát về việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu của sinh viên đã
đưa ra kết quả tích cực với hiệu quả tăng lên đáng kể. Các kết quả cho thấy rằng việc sử
dụng ChatGPT đã mang lại nhiều lợi ích đối với sinh viên, từ việc hoàn thành bài tập,
bài luận, báo cáo nhanh chóng hơn đến cải thiện kết quả học tập và nghiên cứu.

Biểu đồ 2.13: Mức độ hiệu quả mà ChatGPT đã mang lại cho học tập và nghiên
cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
55

Theo khảo sát, phần lớn sinh viên đã ghi nhận được sự tăng cường hiệu quả sau
khi sử dụng ChatGPT. Phần lớn sinh viên cho rằng hiệu quả ChatGPT mang lại từ 25-
75%. Đáng chú ý, hiệu quả tăng lên từ 25% đến trên 75% so với trước khi sử dụng
ChatGPT, cho thấy ứng dụng này đã đem lại sự thay đổi tích cực đối với quá trình học
tập và nghiên cứu của sinh viên.

Ảnh hưởng tích cực của ChatGPT đối với sinh viên là không thể phủ nhận. Nền
tảng trí tuệ nhân tạo này đã giúp sinh viên nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu kiến thức từ
các nguồn thông tin đa dạng trên internet. Điều này giúp họ nâng cao hiểu biết và kỹ
năng tự học, từ đó tạo ra những cơ hội mới trong học tập và nghiên cứu.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ChatGPT cũng mang đến những bất lợi đối
với sinh viên. Một trong những rủi ro lớn nhất là việc cung cấp thông tin không chính
xác. Do tính chất tự động và không kiểm soát của trí tuệ nhân tạo, thông tin được sinh
viên thu thập từ ChatGPTcó thể không luôn đáng tin cậy. Điều này có thể dẫn đến việc
hiểu sai vấn đề, hoặc thậm chí là gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Ngoài ra, rò rỉ thông tin người dùng cũng là một vấn đề đáng lo ngại
khi sử dụng ChatGPT. Thực tế, có đến 79,6% sinh viên lo ngại việc sử dụng ChatGPT
sẽ làm lộ thông tin của họ. Với việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của sinh viên, có
nguy cơ thông tin này bị lộ ra ngoài mà không được bảo vệ đúng cách. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến quyền riêng tư của sinh viên mà còn có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng khi thông tin cá nhân bị lạm dụng.

Biểu đồ 2.14: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không gây rò rỉ
thông tin
56

Do đó, việc sử dụng ChatGPT trong học tập cần được tiếp cận một cách cẩn trọng
và có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía người quản lý. Cần thiết phải có các biện pháp kiểm
soát chất lượng thông tin, đồng thời bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng để đảm
bảo rằng ảnh hưởng của ChatGPT là tích cực và an toàn trong quá trình học tập của sinh
viên.

2.2. Đánh giá chung về thực trạng


2.2.1 Ưu điểm

Tổng kết lại, kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng việc sử dụng ChatGPT đã mang lại
nhiều lợi ích đối với sinh viên trong việc hoàn thành công việc học tập và nghiên cứu.
Từ việc tiết kiệm thời gian đến việc cải thiện kết quả học tập và nghiên cứu, ChatGPT
đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên trong quá trình học
tập và nghiên cứu của họ.

Từ các kết quả khảo sát trên đã thể hiện ưu điểm của sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khi ứng dụng
ChatGPT trong học tập và nghiên cứu.

Trong thời đại số hóa, công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong
mọi lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, ChatGPT nhận được sự quan tâm mạnh mẽ không chỉ
từ sinh viên trường thuộc khối tự nhiên mà còn từ sinh viên thuộc khối xã hội, trong đó
có sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy một tỉ lệ đáng kể sinh viên dành sự quan tâm và nhận
thức về vai trò của ChatGPT trong việc nâng cao hiệu quả công việc và nghiên cứu. Họ
cho rằng ChatGPT là công cụ để thu thập tài liệu, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau và tạo ra môi trường học tập tương tác và sáng tạo nhằm phát triển thế mạnh
của bản thân.

Hơn hết, với sự chú trọng sâu sắc về các vấn đề xã hội và ngôn ngữ đã thúc đẩy sự
chủ động của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh trong tìm hiểu nâng cao nhận thức về ChatGPT. Phần lớn
đối tượng khảo sát đều có hiểu biết cơ bản về ChatGPT, nhưng một số ít không biết đến
và không sử dụng nó. Nhận thấy tiềm năng của ChatGPT trong việc hỗ trợ việc viết bài
luận, tìm kiếm thông tin, và thậm chí là tạo ra ý tưởng mới cho các bài văn, bài thơ hay
57

các đề tài cần nghiên cứu, từ đó làm tăng mức độ khám giá và áp dụng của sinh viên
trường thuộc khối xã hội. Mặc dù thể hiện sự quan tâm, một số sinh viên vẫn gặp khó
khăn trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này mở ra
cơ hội để cải thiện các chương trình đào tạo và hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển kỹ
năng sống và kỹ năng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, thông qua khảo sát thấy được sự đầu tư của sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn trong việc ứng dụng ChatGPT được thể hiện qua việc sử
dụng bản ChatGPT Plus Premium. Với những công dụng và lợi ích mang lại trội hơn so
với ChatGPT Free (miễn phí), tốc độ trả lời của ChatGPT Plus Premium nhanh hơn, tối
ưu hóa hoạt động, xử lí dữ liệu lớn và đưa ra câu trả lời chính xác hơn. Ngoài ra phiên
bản này thường cung cấp các tính năng tùy chỉnh phong phú phù hợp với nhu cầu cụ thể
của người dùng. Đặc biệt, phiên bản trả phí thường có các biện pháp bảo mật cao hơn,
đảm bảo rằng dữ liệu của người dùng được bảo vệ và duy trì an toàn. Tóm lại, ChatGPT
Plus Premium thường mang lại trải nghiệm sử dụng tốt hơn và các tính năng mở rộng
so với phiên bản miễn phí, nhưng điều này thường đi kèm với một chi phí đăng ký hoặc
sử dụng. Từ đó khi ứng dụng ChatGPT Plus Premium giúp sinh viên tiết kiệm thời gian,
tăng cường kỹ năng và nâng cao chất lượng học tập, bài nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu đã cho thấy sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
biết ứng dụng ChatGPT cho nhiều mục đích khác nhau trong học tập và nghiên cứu khoa
học. Bởi đây là một công cụ linh hoạt và tiện ích cho việc tra cứu thông tin, hỗ trợ sáng
tạo và nghiên cứu. Thay vì phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sinh viên
trường biết ứng dụng ChatGPT nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhờ vào khả năng
cung cấp gợi ý và phản hồi, sinh viên có thể cải thiện các bài luận, báo cáo và các dự án
giúp nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu. Do sự phổ biến và đánh giá cao của
ChatGPT trong cộng đồng học thuật, việc sinh viên sử dụng không chỉ giúp họ tiếp cận
vào những công nghệ tiên tiến mà còn giúp họ phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ
trong môi trường thực tế.

Trong lĩnh vực giáo dục, với những lợi ích ChatGPT mang lại, phần mềm này đã
trở thành một giải pháp đầy hứa hẹn trong quá trình tối ưu hóa phương thức giảng dạy
và học tập. Đối với giảng viên, họ có thể tìm kiếm, xử lý thông tin nhằm hỗ trợ việc
giảng dạy như: soạn giáo án, tạo ra các bài kiểm tra, thuyết trình,..một cách nhanh chóng
mà vẫn đạt hiệu suất cao trong công việc. Với lãnh đạo nhà trường, việc ứng dụng
58

ChatGPT vào việc tư vấn, hỗ trợ sinh viên góp phần rút ngắn thời gian và giảm thiểu
nguồn nhân lực. Từ đó, chuyên viên tư vấn và hỗ trợ có thể định hướng, cung cấp thông
tin nhằm nâng cao trải nghiệm của sinh viên cũng như chất lượng dịch vụ của mình. Với
khả năng giải đáp câu hỏi nhanh chóng, ChatGPT đã giải đáp nhiều thắc mắc cho sinh
viên bất cứ lúc nào mà không cần tới sự trợ giúp của bạn bè hay giảng viên. Điều này
giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả học tập.

Ngoài ra, ChatGPT đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa
học. Mặc dù có nhiều tranh cãi trong việc ứng dụng ChatGPT vào nghiên cứu khoa học
nhưng không thể phủ nhận những tiện ích mà ChatGPT mang lại. Những người tham
gia nghiên cứu có thể ứng dụng nó vào một số trường hợp nhất định như: Viết code, đề
xuất chủ đề nghiên cứu, giải bài toán, xử lí số liệu, dịch văn bản nước ngoài hay tìm
kiếm các định luật hay nội dung nghiên cứu,...

Nhìn chung, ChatGPT thật sự trở thành công cụ trí tuệ nhân tạo có những bước
phát triển vĩ đại. Trong đó, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn sâu rộng, kiến thức và sự trải nghiệm
về ưu điểm mà ChatGPT có như: Phân tích, xử lí và cung cấp thông tin với dữ liệu lớn;
Tiện ích, dễ sử dụng và nhiều tính năng giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm và tăng hiệu
quả công việc; Mang lại nhiều trải nghiệm học tập mới mẻ, thú vị, tạo nguồn động lực
cho học tập và nghiên cứu. Qua đó, sinh viên có nhận thức đúng và khai thác hiệu quả
tiềm năng của ứng dụng trí tuệ nhân tạo này vào quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy
nhiên, có một số vấn đề ChatGPT không thể giải quyết được.

2.2.2 Hạn chế

Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh có thể có xu hướng lạm dụng ChatGPT

Những năm trở lại đây, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tương tác với con người
đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ này một cách
không đúng mục đích và lạm dụng nó đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt
là trong cộng đồng sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua khảo sát cho ra kết quả 11,1% sinh viên
luôn sử dụng ChatGPT để thực hiện các bài tập. Sinh viên lạm dụng chatbot không chỉ
ảnh hưởng đến quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân mà còn gây ra những tác
59

động tiêu cực đến môi trường học tập và cả xã hội. Việc dùng trí tuệ nhân tạo để làm
bài tập, viết luận văn hay thậm chí là làm bài kiểm tra không chỉ là vi phạm quy định
của trường học mà còn là hành vi gian lận, thiếu trung thực và không tạo ra giá trị thực
sự cho bản thân sinh viên.

Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận
thức của sinh viên về tác động tiêu cực của việc lạm dụng chatbot. Ngoài ra, nhà trường
cũng cần thiết lập các chính sách và quy định rõ ràng, cũng như áp dụng các biện pháp
kiểm tra và kiểm soát việc sử dụng công nghệ trong quá trình học tập. Đồng thời, cần
tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới,
từ đó giúp sinh viên hiểu rõ giá trị thực sự của việc học tập và nâng cao kỹ năng thực sự
của bản thân. Việc giải quyết vấn đề lạm dụng chatbot không chỉ là trách nhiệm của nhà
trường mà còn là của toàn xã hội. Chúng ta cần cùng nhau xây dựng một môi trường
học tập và nghiên cứu lành mạnh, tôn trọng giá trị tri thức và khuyến khích sự sáng tạo,
từ đó giúp cho sinh viên phát triển bản thân một cách toàn diện và bền vững.

Việc lạm dụng ChatGPT có thể dẫn đến việc sinh viên sử dụng thông tin không
chính xác, thậm chí xuyên tạc từ ChatGPT cung cấp; trở nên thụ động trong việc tìm
kiếm thông tin.

Bảng 2.4: Mức độ đánh giá các hạn chế của ứng dụng ChatGPT

STT Hạn chế Tỉ lệ


(%)

1 Trở nên thụ động trong việc tìm kiếm thông tin 73,5

2 Cản trở tính sáng tạo, khiến người dùng lười suy nghĩ 67,3

3 Sinh viên sử dụng thông tin không chính xác, thậm chí xuyên tạc từ 53,7
ChatGPT cung cấp

4 Hạn chế tư duy phản biện 53,1


5 Gian lận trong học tập, thi cử 37,7

6 Giảm phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề 32,7

7 Tăng nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, rò rỉ thông tin cá nhân 20,4

Bảng 2.4: Mức độ đánh giá các hạn chế của ứng dụng ChatGPT
60

Với tỉ lệ 53,7% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng ChatGPT sẽ cung cấp cho họ
những thông tin không chính xác, thậm chí là xuyên tạc; điều đó cho thấy vấn đề đầu
tiên mà họ gặp phải khi sử dụng công nghệ này chính là khả năng hiểu và phân tích
thông tin. Mô hình ChatGPT không thể nhận biết được sự chính xác và độ tin cậy của
nguồn thông tin, dẫn đến việc sinh viên có thể nhận được câu trả lời không chính xác
hoặc không đầy đủ. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với việc sử dụng công nghệ
này trong việc nghiên cứu và học tập. Một trong những vấn đề chính của ChatGPT đó
là khả năng hiểu ngữ cảnh và đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin. Mô hình học máy
có thể tìm kiếm và trích xuất thông tin từ các nguồn trên internet, nhưng không thể đánh
giá được tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin này. Điều này dẫn đến việc sinh
viên có thể nhận được câu trả lời không chính xác hoặc thiếu sót, gây ra sự hiểu lầm và
nhầm lẫn.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự kết hợp giữa công nghệ và con người.
Các chuyên gia cần phải tham gia vào quá trình đánh giá và xác minh thông tin để đảm
bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả được tạo ra bởi ChatGPT. Ngoài ra, sinh
viên cũng cần phải có nhận thức rõ về khả năng hạn chế của công nghệ này và không
hoàn toàn phụ thuộc vào các câu trả lời được tạo ra mà cần phải tự mình kiểm tra và xác
minh thông tin từ các nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra, việc phát triển các công cụ hỗ trợ
để đánh giá tính chính xác và độ tin cậy của thông tin cũng là một hướng đi quan trọng.
Công nghệ có thể được áp dụng để xây dựng các hệ thống tự động kiểm tra và xác minh
thông tin từ các nguồn khác nhau, từ đó giúp cải thiện tính chính xác của kết quả được
tạo ra bởi ChatGPT. Trên thực tế, việc sử dụng ChatGPT trong việc tạo ra câu trả lời tự
động dựa trên thông tin có sẵn trên mạng mang lại nhiều lợi ích đối với sinh viên, như
tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong việc tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, để đảm bảo tính
chính xác và độ tin cậy của kết quả, cần phải có sự kết hợp giữa công nghệ và con người
để đánh giá và xác minh thông tin.

Cản trở tính sáng tạo, khiến sinh viên lười suy nghĩ; hạn chế tư duy phản biện

Thông qua bảng khảo sát, cho thấy có đến 67,3% sinh viên nhận thức được việc
sử dụng ChatGPT có thể cản trở tính sáng tạo và khiến sinh viên trở nên lười suy nghĩ.
Một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình học tập là khả năng tư duy sáng
tạo. Tư duy sáng tạo không chỉ giúp sinh viên tạo ra những ý tưởng mới mẻ mà còn giúp
họ giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo. Tuy nhiên, ChatGPT không có khả
61

năng tạo ra ý tưởng mới hoặc suy nghĩ sáng tạo do hoạt động dựa trên dữ liệu đã được
cung cấp trước đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh viên phát triển kỹ năng
tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc phát triển khả năng tư duy
phản biện cũng rất quan trọng trong quá trình học tập. Khả năng này giúp sinh viên suy
nghĩ logic, phân tích thông tin một cách chính xác và đưa ra những kết luận có tính
khách quan. Tuy nhiên, ChatGPT cũng không có khả năng thực hiện tư duy phản biện
do không có khả năng xử lý thông tin một cách logic và chính xác. Điều này có thể gây
ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên.

Do đó, để giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy sáng tạo và tư duy phản biện
một cách toàn diện, các phương pháp giảng dạy cần phải kết hợp giữa việc sử dụng công
cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT và các phương pháp truyền thống. Ngoài ra, cần thiết
lập các bài kiểm tra và bài tập thực hành để khuyến khích sinh viên áp dụng kiến thức
vào thực tế và phát triển khả năng sáng tạo và phản biện của họ. Trong tổ chức các buổi
thảo luận, sinh viên cũng cần được khuyến khích tham gia tích cực để rèn luyện khả
năng suy luận logic và đưa ra quan điểm cá nhân một cách chính xác. Đồng thời, giáo
viên cũng cần chịu trách nhiệm hướng dẫn sinh viên trong quá trình xử lý thông tin và
đưa ra quan điểm, từ đó giúp họ phát triển khả năng tư duy phản biện.

Sinh viên có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, rò rỉ thông tin cá nhân

ChatGPT, với khả năng trò chuyện và tiếp nhận thông tin từ người dùng, đòi hỏi
việc xử lý và lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này đặt ra những lo ngại về việc bảo
vệ thông tin cá nhân và tránh rủi ro mất an toàn thông tin. Đặc biệt, khi sinh viên sử
dụng ChatGPT để hỗ trợ học tập hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính, việc
bảo vệ thông tin cá nhân của họ trở nên cực kỳ quan trọng. Và trong đó, 20,4% sinh viên
lo rằng khi sử dụng ChatGPT sẽ khiến họ bị rò rỉ thông tin. Thông tin nhạy cảm như số
CMND, tài khoản ngân hàng, điểm số hay lịch học có thể bị lộ ra ngoài nếu không có
biện pháp bảo vệ chặt chẽ. Hậu quả của việc này có thể rất nghiêm trọng, từ việc mất
tiền của tài khoản ngân hàng cho đến việc bị lạm dụng thông tin cá nhân để gây hại cho
người dùng.

Để giải quyết vấn đề này, cần có những biện pháp cụ thể để bảo vệ thông tin cá
nhân và quyền riêng tư của người dùng khi sử dụng ChatGPT. Đầu tiên, việc thu thập
và lưu trữ dữ liệu cần phải tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu
62

của người dùng, đặc biệt là theo các quy định pháp luật hiện hành. Cần phải có sự minh
bạch và sự đồng ý rõ ràng từ phía người dùng về việc sử dụng thông tin cá nhân của họ.
Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp an ninh mạng chặt chẽ là điều cực kỳ quan trọng.
Cần phải có các hệ thống mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập chặt chẽ và các biện pháp
bảo vệ khác để đảm bảo rằng thông tin cá nhân của người dùng không bị lộ ra ngoài.
Việc kiểm tra và đánh giá rủi ro thường xuyên cũng là một phần không thể thiếu trong
việc đảm bảo an toàn thông tin. Việc giáo dục người dùng về quyền riêng tư và an toàn
thông tin cũng rất quan trọng. Sinh viên cần được hướng dẫn và cung cấp kiến thức về
cách bảo vệ thông tin cá nhân của mình khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến như ChatGPT.
Việc này không chỉ giúp họ tự bảo vệ mình mà còn tạo ra một môi trường an toàn hơn
cho tất cả người dùng. Trong bối cảnh ngày nay, việc bảo vệ quyền riêng tư và thông tin
cá nhân là một trách nhiệm không chỉ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà còn của
toàn xã hội. Việc áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin hiệu quả không chỉ giúp
người dùng an tâm khi sử dụng công nghệ mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững
của xã hội số.

2.2.3 Nguyên nhân

Với khả năng tương tác thông minh và tính linh hoạt, ChatGPT đã chứng minh vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ viết, nghiên cứu, giảng dạy và tạo ra trải nghiệm học tập
cá nhân hóa cho sinh viên.

Một trong những ưu điểm chính của ChatGPT là khả năng hỗ trợ hiệu quả cho sinh
viên trong việc viết báo cáo, luận văn, bài luận và nghiên cứu khoa học. ChatGPT có
thể cung cấp khởi đầu cho ý tưởng, tổng hợp thông tin, kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp
một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và nâng
cao chất lượng của công việc viết văn.

Ngoài việc hỗ trợ sinh viên, ChatGPT cũng mang lại nhiều lợi ích cho giảng viên.
Họ có thể sử dụng ChatGPT để tạo nội dung cho lớp học như câu hỏi thảo luận, bài tập
thực hành và tài liệu giảng dạy. Đặc biệt, tính linh hoạt của ChatGPT giúp tăng tính
tương tác của sinh viên với môn học thông qua hệ thống trả lời tự động, tạo ra môi
trường học tập đa dạng và thú vị.

Một trong những ưu điểm nổi bật của ChatGPT là khả năng mang đến trải nghiệm
học tập cá nhân hóa cho sinh viên. Thông qua việc đưa ra câu trả lời và gợi ý phù hợp
63

với nhu cầu và kiến thức của từng người, ChatGPT giúp tối ưu hóa quá trình học tập và
phát triển cá nhân của sinh viên.

Không chỉ hỗ trợ viết văn, ChatGPT còn trở thành công cụ hữu ích cho các nhà
nghiên cứu trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo, tổng hợp thông tin nhanh chóng và
hiệu quả. Khả năng truy xuất thông tin và viết bài một cách logic và chính xác của
ChatGPT đã giúp nhiều nhà nghiên cứu tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả trong
công việc nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ChatGPT chỉ là một công cụ hỗ trợ và không
thể hoàn toàn thay thế vai trò của giảng viên hay sự tư duy phê phán của sinh viên. Việc
sử dụng ChatGPT cần được kết hợp một cách linh hoạt và thông minh để đảm bảo rằng
công cụ này mang lại lợi ích cao nhất cho quá trình giáo dục và nghiên cứu.

Tóm lại, ChatGPT không chỉ là một công cụ hỗ trợ viết văn thông thường, mà còn
là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với tính
linh hoạt, sự thông minh và khả năng tương tác hiệu quả, ChatGPT đã chứng minh vai
trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và khuyến khích sự sáng
tạo trong nghiên cứu khoa học.
64

TIỂU KẾT
Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã trình bày một cách tổng quan gần như
hoàn thiện tất cả các bước của công trình nghiên cứu về thực trạng ứng dụng ChatGPT
trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên sự kết hợp sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cùng với quá trình khảo sát đã thu thập được số lượng
thông tin cụ thể về việc sử dụng ChatGPT trong môi trường học tập và nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã khám phá sâu hơn về nhận thức cũng như cách sử dụng của sinh
viên trong trường về ChatGPT.

Có thể thấy rằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo này đã và đang trở thành một công cụ
hữu ích trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu. Sinh viên sử dụng ChatGPT có thể vì
nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc đối tượng sử dụng như tra cứu thông tin, sáng tạo
ý tưởng, hỗ trợ phân tích dữ liệu và viết luận văn, báo cáo. Ngoài ra, công cụ trí tuệ này
phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao
chất lượng công việc.

Qua việc phân tích, nhóm tác giả nhận thấy rằng sự linh hoạt và tiện ích của
ChatGPT đã tạo nên môi trường học tập và nghiên cứu thú vị, mới mẻ cho sinh viên.
Điều đó giúp họ tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng mà còn phát triển
được kỹ năng tư duy logic. Sinh viên đã thể hiện sự quan tâm và chủ động trong việc
tìm hiểu và ứng dụng ChatGPT vào công việc của mình. Bằng cách sử dụng, ChatGPT
không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn mở ra cơ hội cho việc khám phá những ý tưởng
mới và không gian nghiên cứu mới.

Tuy nhiên, cũng có những thách thức cần đối mặt và vượt qua khi sử dụng công
cụ trí tuệ nhân tạo này trong quá trình học tập và nghiên cứu. Bao gồm sự hiểu biết về
hạn chế, khả năng và giới hạn của ChatGPT cũng như các vấn đề liên quan đến bảo mật
và quy định về đạo đức trong quá trình sử dụng. Đối với sinh viên, phụ thuộc quá nhiều
có thể làm giảm khả năng suy luận và tư duy sáng tạo. Điều này đặt ra một nhiệm vụ
quan trọng đối với các nhà giáo dục và nghiên cứu trong việc hỗ trợ và đào tạo sinh viên,
cũng như giám sát và quản lý việc sử dụng công nghệ thông tin trong học tập và nghiên
cứu khoa học
65

Tóm lại, thực trạng ứng dụng ChatGPT vào học tập và nghiên cứu tại Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã mang
lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Đồng thời phản ánh xu hướng sử dụng công nghệ trong
giáo dục và nghiên cứu, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho việc phát triển một môi
trường học tập và nghiên cứu đạt hiệu quả cao trong thời đại số hóa.
66

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHATGPT TRONG HỌC


TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

3.1. Một số định hướng và yêu cầu khi sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên
cứu khoa học của sinh viên

3.1.1. Định hướng sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của
sinh viên

ChatGPT là một ứng dụng hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học. Biết cách sử dụng nó hiệu quả có thể giúp ta hoàn thành nhiệm vụ
một cách thành công. Đây là một ứng dụng có thể là một người bạn mà sinh viên trao
đổi và trả lời các câu hỏi cho họ. Tuy nhiên, tư duy độc lập là cần thiết. Học tập và nghiên
cứu là quá trình sáng tạo đòi hỏi trải nghiệm kiến thức và phát triển kỹ năng tư duy. Các
nhà khoa học sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ và tóm tắt kết quả nghiên cứu của họ.
Nó không thể thay thế con người trong quá trình sáng tạo để tìm ra kết quả mới. Trí tuệ
nhân tạo của ChatGPT là một ứng dụng thông minh được tạo ra bởi con người để phục
vụ mục tiêu ưu tiên của con người. ChatGPT nói riêng và các công cụ AI trí tuệ nhân tạo
AI nói chung, để sử dụng những công cụ này một cách hiệu quả và thông minh thật
không phải chuyện đơn giản.

Sau đây là một số định hướng mà nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục đã
đề ra:

Thứ nhất, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng để thay đổi và thích ứng với
sự phát triển công nghệ, điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ công nghệ. Và, cách tốt
nhất để hiểu công nghệ là sử dụng công nghệ. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề
nghị các nhà trường tích hợp công nghệ vào giáo dục để giúp giảm bớt công việc của
giáo viên, tăng năng suất và chất lượng giáo dục, đồng thời tạo ra sự bình đẳng trong
giáo dục. Điều này cũng phản ánh mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tạo
ra một môi trường học tập tiên tiến và công bằng.

Thứ hai, các chuyên gia giáo dục và công nghệ nhấn mạnh rằng: Trước tiên, người
học cần được giáo dục về cách tiếp cận công nghệ một cách tích cực và cẩn trọng. Họ
67

cũng cần được hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT một cách có trách nhiệm và đạo đức,
bao gồm việc ghi rõ nguồn thông tin nếu sử dụng tài liệu hay ý tưởng từ ứng dụng này.
GS. Rohit Verma, Hiệu trưởng VinUni, thảo luận rằng khi sức nóng về ChatGPT lan
rộng, không chỉ nên tập trung vào việc đánh giá tính chất tích cực hoặc tiêu cực của nó,
mà còn nên nghiên cứu cách tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo này vào quá trình giảng
dạy một cách có hiệu quả và đạo đức.

Thứ ba, để hiểu rõ hơn về bản chất và cách tận dụng của công nghệ, cần nhìn từ
nhiều góc độ khác nhau, từ cả phía các chuyên gia công nghệ và giáo dục. Chỉ có thông
qua sự kết hợp giữa các quan điểm này, chúng ta mới có thể tận dụng được những lợi
ích và hạn chế của công cụ này một cách toàn diện và hiệu quả.

Trong thời đại số hiện nay, ChatGPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải
thiện kỹ năng học tập của sinh viên. Với khả năng truy cập đến hàng triệu nguồn thông
tin, ChatGPT cung cấp cho họ cơ hội tiếp cận kiến thức mới một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của quá trình học tập, cần phải kiểm tra tính
xác thực của nội dung được cung cấp bởi chatbot này. Người sử dụng cần phải kiểm tra
và so sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách vở, bài giảng, tài liệu và các
trang web uy tín để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin. Đồng thời, sinh viên
cũng cần phải đánh giá kết quả học tập sau khi sử dụng ChatGPT để đảm bảo rằng thông
tin và kiến thức họ nhận được là đúng đắn và phù hợp.

Ngoài ra, ChatGPT có thể hỗ trợ sinh viên ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan
đến năng lực số và kỹ năng số, bao gồm:

Năng lực thông tin và dữ liệu

ChatGPT có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ về các kỹ năng liên quan đến tìm kiếm
thông tin trên mạng, đọc hiểu và dựa trên nguồn thông tin đó biết được rằng đúng sai và
có sự đánh giá nhất định. ChatGPT cũng có thể hỗ trợ trong việc xử lý dữ liệu, tổ chức
thông tin, và phân tích dữ liệu. Các ứng dụng phổ biến nhất là: tóm tắt bài viết, tìm nội
dung tương tự, tìm tài liệu xoay quanh chủ đề,…
68

Sáng tạo nội dung số

ChatGPT có thể cung cấp hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng sáng tạo và sản xuất
nội dung số, bao gồm việc sử dụng các công cụ sản xuất nội dung, phát triển kỹ năng
viết và sản xuất nội dung đa phương tiện, và tạo ra các sản phẩm số độc đáo.

An ninh và an toàn trên không gian mạng

ChatGPT có thể cung cấp hỗ trợ liên quan đến an ninh và an toàn trên không gian
mạng, bao gồm việc giúp người dùng hiểu về các nguy cơ an ninh trực tuyến và các biện
pháp bảo mật, giúp họ phát triển kỹ năng tự bảo vệ và giữ an toàn trên mạng.

Học tập và phát triển kỹ năng số

Việc học tập thông qua đặt câu hỏi cho ChatGPT và đánh giá câu trả lời, tương tác
với ChatGPT thông qua hỏi sâu các vấn đề, coi ChatGPT như một trợ giảng là cách học
hiệu quả cho mọi nội dung từ kiến thức phổ thông, đến ký thuật hay lập trình. ChatGPT
cũng có thể đề xuất các khóa học trực tuyến hay tài liệu học tập phù hợp với nhu cầu và
sở thích của từng cá nhân.

Năng lực số liên quan đến nghề nghiệp

ChatGPT có thể hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển năng lực số liên quan đến
nghề nghiệp. Với khả năng cung cấp thông tin chi tiết về các lĩnh vực khác nhau,
ChatGPT có thể giúp họ tìm hiểu và nghiên cứu về các ngành nghề đang phát triển, cung
cấp cho họ các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Vì vậy, cần có
một chính sách khuyến khích và hướng dẫn cơ bản cho sinh viên, họ cần hiểu các khái
niệm cơ bản về trí tuệ nhân tạo, an toàn dữ liệu, kiểm chứng thông tin để tránh các tiêu
cực từ ChatGPT như lan truyền tin giả, thông tin sai lệch.

Bản chất của trí tuệ nhân tạo

Sinh viên cần hiểu về bản chất của những nội dung do máy tạo ra, đạo đức khi sử
dụng AI, trí tuệ nhân tạo và bản quyền cùng với tư duy logic, phản biện, đánh giá nguồn
thông tin được tạo bởi AI.

3.1.2. Yêu cầu khi sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học

Hiện nay, nhiều sinh viên sử dụng ChatGPT để hỗ trợ việc học tập, tối đa hóa các
nguồn thông tin hữu ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn lọc thông tin
69

đúng cách, dẫn đến việc sử dụng những nguồn không chính thống. Vì vậy, cần thiết lập
một số yêu cầu quan trọng trong việc sử dụng ChatGPT cho học tập và nghiên cứu khoa
học của sinh viên bậc đại học.

Thứ nhất là xác thực thông tin

Để sử dụng ChatGPT hiệu quả, sinh viên phải xác thực tính chính xác và độ tin cậy
của các nguồn thông tin. Việc đưa thông tin vào các bài báo và nghiên cứu yêu cầu độ
chính xác và rõ ràng cao. Trong thời đại kỹ thuật số, thông tin tràn ngập trên Internet
nhưng không phải tất cả đều đáng tin cậy. Sinh viên cần học cách xác định các nguồn
thông tin uy tín và chính thống, kiểm tra chéo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trước
khi đưa vào bài viết hoặc nghiên cứu của mình. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng
bài viết mà còn giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu và tư duy phê phán của sinh viên.

Thứ hai là sử dụng kiến thức chuyên môn

Khi soạn thảo bài viết bằng AI, sinh viên thường sử dụng kiến thức chuyên môn
hạn chế, tuân theo các thông tin cơ bản từ ChatGPT. Điều này nhấn mạnh rằng sinh viên
cần phát triển khả năng sử dụng công cụ ngôn ngữ AI và khả năng viết câu chính xác.
Sử dụng ChatGPT không nên chỉ dừng lại ở việc lấy thông tin mà cần kết hợp với kiến
thức chuyên môn của bản thân để tạo ra nội dung có giá trị cao. Việc hiểu rõ sự khác biệt
giữa trí thông minh nhân tạo và trí thông minh con người sẽ giúp đặt ra mục tiêu học tập
tốt hơn, giúp sinh viên không bị phụ thuộc quá mức vào AI mà vẫn phát triển được khả
năng tư duy độc lập.

Thứ ba là cách mạng hóa nhiệm vụ học tập

Các nhà giáo dục phải cách mạng hóa nhiệm vụ học tập để trau dồi những kỹ năng
độc đáo vượt qua khả năng của ChatGPT. ChatGPT vượt trội trong việc xử lý và trình
bày thông tin, nhưng nỗ lực tích hợp ChatGPT vào các nhiệm vụ học tập vẫn còn hạn
chế. Tích hợp nó vào học tập phản ánh cách con người giải quyết vấn đề trong thế giới
thực, với nhiều nhà khoa học và kỹ sư dựa vào nó để giải quyết các vấn đề phức tạp. Học
sinh cần được hướng dẫn để không sử dụng ChatGPT một cách thụ động mà phải biết
cách tận dụng nó như một công cụ hỗ trợ trong quá trình sáng tạo và giải quyết vấn đề.
70

Thứ tư là tối ưu hóa sử dụng prompt

Prompt là một khái niệm quan trọng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và AI. Nó là
đoạn văn bản, câu hoặc đoạn mã ngắn dùng để tạo nguồn thông tin đầu vào cho các mô
hình học máy như ChatGPT. Đa số người dùng hiện nay tương tác với ChatGPT bằng
ngôn ngữ tự nhiên, khiến nội dung thường chung chung. Sử dụng đúng prompt có thể
tăng chi tiết và tối ưu kết quả. Việc thiết kế prompt cụ thể và chính xác giúp ChatGPT
hiểu rõ yêu cầu của người dùng, từ đó cung cấp những câu trả lời sát với mong muốn
hơn. Sinh viên cần học cách xây dựng prompt một cách thông minh để tận dụng tối đa
khả năng của ChatGPT.

Thứ năm là tích hợp AI với các công cụ khác

ChatGPT hiện tại chủ yếu giao tiếp qua khung chat và cung cấp kết quả dưới dạng
văn bản. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã có thể kết hợp ChatGPT với
các công cụ AI khác để cá nhân hóa dữ liệu đầu vào, sản xuất video, xử lý hình ảnh, và
kết nối với Internet, mang lại tiềm năng ứng dụng phong phú. Việc này không chỉ mở
rộng khả năng của ChatGPT mà còn giúp sinh viên học cách tích hợp và sử dụng nhiều
công cụ khác nhau trong quá trình học tập và nghiên cứu. Điều này giúp phát triển kỹ
năng công nghệ và tăng cường sự sáng tạo.

Cuối cùng là đánh giá và kiểm soát việc sử dụng AI

ChatGPT có thể tác động đến kết quả học tập và nghiên cứu khoa học qua việc
đánh giá, viết luận và xây dựng bài tập, phản hồi thường được dùng để đánh giá khả
năng của sinh viên. Điều này làm tăng lo ngại về việc thuê viết bài bên ngoài. Vì vậy,
hình thức đánh giá cần thay đổi để nhấn mạnh tư duy phê phán và sáng tạo. Giáo viên
cần thiết kế các bài kiểm tra và đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức lý thuyết mà còn
đòi hỏi sinh viên phải thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và áp dụng
kiến thức vào thực tiễn.

Kết luận

ChatGPT đại diện cho công nghệ AI tiên tiến và đang thúc đẩy quá trình học tập
của sinh viên. Nghiên cứu thí điểm cho thấy ChatGPT có khả năng xử lý thông tin chính
xác, hiệu quả, giảm khối lượng công việc trí tuệ và thay đổi nhu cầu lao động có năng
lực. Trong học tập và nghiên cứu khoa học, việc chọn lọc các thông tin, sử dụng AI như
71

một công cụ giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu sẽ giúp sinh viên phát triển
và thành công hơn trong tương lai ở lĩnh vực giáo dục.

Tóm lại, những yêu cầu chính trong việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên
cứu khoa học bao gồm:

(1) Bản quyền và sở hữu trí tuệ: Tuân thủ các quy định về bản quyền và sở hữu trí
tuệ khi sử dụng AI/ChatGPT.
(2) Đạo đức và trách nhiệm: Sử dụng AI/ChatGPT một cách có trách nhiệm, đảm bảo
đạo đức và an toàn cho người sử dụng.
(3) Kỹ năng số và năng lực tiếp cận: Đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận và
sử dụng AI/ChatGPT, bất kể trình độ kỹ năng số hay điều kiện kinh tế.

Việc hiểu và tuân thủ các yêu cầu này không chỉ giúp sinh viên tận dụng hiệu quả
công nghệ AI mà còn phát triển kỹ năng học tập, nghiên cứu một cách toàn diện và có
trách nhiệm

3.2 . Giải pháp nâng cao việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa
học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua việc nghiên cứu thực trạng sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu
khoa học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy được việc sử dụng ChatGPT một cách cách hiệu
quả đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đứng trước cám dỗ về sự đa dạng, hấp
dẫn của ứng dụng ChatGPT đem lại một bộ phận sinh viên vẫn chưa biết và chưa ý thức
được việc nên sử dụng ChatGPT làm sao để đem lại hiệu quả cao. Từ những dữ liệu bám
sát qua việc thu thập thông tin, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao việc sử dụng
ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nâng cao khả năng hiểu biết của sinh viên trong việc ứng dụng ChatGPT thông
qua các diễn đàn giáo dục uy tín như fanpage, website chính thức của trường, của các
khoa/ bộ môn, nhờ các bộ phận phòng ban tích cực truyền thông tin đến toàn thể sinh
viên.

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nghiên cứu khoa học, tập huấn. Bên cạnh đó,
nhà trường, các phòng ban, Khoa/Bộ môn tạo điều kiện mời các diễn giả là những giáo
72

sư, tiến sĩ, những người hiểu biết rõ cách sử dụng ChatGPT về trực tiếp trao đổi, giải
đáp những thắc mắc, yêu cầu của sinh viên về ứng dụng ChatGPT.

Ban hành những quy định kiểm soát một cách cụ thể về việc sử dụng Chat GPT
trong học tập và nghiên cứu khoa học, thông qua các công văn, văn bản yêu cầu cụ thể
về giới hạn quyền truy cập tra cứu tài liệu, phục vụ nghiên cứu khoa học nằm ở mức từ
bao nhiêu phần trăm, áp dụng hình phạt cụ thể về việc sinh viên vi phạm các quy định
được ban hành tùy mức động nặng nhẹ sẽ có những mức hình phạt tương ứng. Các văn
bản, công văn khẩn trương được phòng công tác sinh viên gửi đến các phòng khoa để
sinh viên, giảng viên triển khai nắm rõ tránh các vi phạm không đáng có.

Tránh sử dụng bừa bãi ChatGPT mà cần ứng dụng cụ thể vào từng hoàn cảnh, khi
nào cần sử dụng, sử dụng như thế nào là hợp lý vì các nguồn thông tin ChatGPT đem lại
còn gặp không ít những khó khăn về độ chính xác, nhất là trên lĩnh vực văn hóa. Vì vậy
sinh viên cần kiểm tra lại nhiều nguồn tin, xác minh độ chính xác để tránh đem các thông
tin sai lệch vào học tập, các đề tài nghiên cứu khoa học.

Chuyển đổi số, tập huấn đào tạo các nguồn nhân lực mới phục vụ phát triển
ChatGPT, đối tượng hướng tới là những giảng viên bởi lẽ họ là người trực tiếp truyền
dạy các kiến thức bổ ích và cũng là người có thể lồng ghép giảng dạy bằng ứng dụng
ChatGPT và đánh giá học tập phù hợp với tình hình mới của thời kỳ 4.0 khi khoa học kỹ
thuật phát triển với tốc độ chóng mặt. Tập huấn cho sinh viên, giảng viên về các chuẩn
mực đạo đức trong tập sử dụng ChatGPT.

Sinh viên cần rèn luyện thêm các kỹ năng tư duy phản biện, phân tích các vấn đề
một cách độc lập, và chỉ xem ChatGPT như một công cụ hữu ích phục vụ nhu cầu chính
đáng cho học tập, nghiên cứu khoa học. Tuyệt đối không sử dụng ứng dụng vào các mục
đích không chính đáng trái với chuẩn mực của pháp luật, làm hạn chế khả năng tư duy
của não bộ, cản trở khả năng sáng tạo của đầu óc phụ thuộc vào ChatGPT.

Khi cần tìm kiếm đến ứng dụng ChatGPT phải xác định rõ ràng các mục tiêu tìm
kiếm, mục đích sử dụng, cần hỗ trợ, tìm kiếm thông tin trên lĩnh vực gì. Để tránh tình
trạng sinh viên lang thang trên ứng dụng lãng phí thời gian. Việc xác định được các mục
tiêu có kế hoạch cụ thể rõ ràng như vậy sẽ tránh bị phụ thuộc vào ứng dụng vì bản thân
đã nhận thức đúng hướng đi mà ứng dụng đem lại.
73

Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quyết định hoặc ban hành các
quy định điều chỉnh pháp luật hợp lý cũng như đưa ra thông tin hướng dẫn cụ thể về việc
sử dụng ứng dụng ChatGPT trong giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy được hết các ưu
điểm và cần nhấn mạnh từng hạn chế mà ứng dụng đem lại, để tránh vi phạm dẫn đến
những hậu quả không mong muốn.

Lồng ghép giảng dạy và thay đổi giảng dạy và học tập kiểm tra theo từng mức độ,
từng thời điểm, phù hợp với tình hình mới. Sau những buổi tập huấn đổi mới giáo dục
trong thời đại mới, giảng viên hướng dẫn cụ thể sinh viên giải quyết vấn đề của mình
gặp phải, thay đổi cách kiểm tra đánh giá sinh viên theo từng thời điểm bằng cách kiểm
tra đánh giá sinh viên theo từng quá trình. Học tập đi đôi với thực hành, không cấm sinh
viên sử dụng ChatGPT mà định hướng để sinh viên khai thác tốt các thế mạnh của
ChatGPT nhưng cũng không lệ thuộc vào nó quá nhiều. Điều này sẽ hạn chế áp lực trong
việc thi cử và đánh giá sinh viên, tránh trường hợp sinh viên phụ thuộc vào ChatGPT để
gian lận trong thi cử, vi phạm đạo đức và pháp luật.

ChatGPT ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi và một số thành phần đã sử dụng
ChatGPT vào mục đích xấu nhằm chiếm đoạt tài sản, mua bán thông tin không chính
thống và nhóm đối tượng chúng dễ tiếp cận nhất là sinh viên. Vì thế mỗi cá nhân sinh
viên cần nâng cao cảnh giác trước mọi thủ đoạn tinh vi. Bản thân sinh viên cần chủ động,
tích cực tìm hiểu cách phòng tránh và nâng cao cảnh giác qua các nguồn tin chính thống
của nhà trường, nhà nước, các diễn đàn uy tín lớn nhỏ trên khắp đất nước.

Trong nghiên cứu khoa học, bên cạnh những mặt tích cực ChatGPT đem lại thì đây
cũng không phải là nguồn tài liệu có độ chính xác tuyệt đối để giúp chúng ta hiểu những
thông tin cần thiết, vì thế mỗi bản thân chúng ta tự nhận thức rõ được việc ứng dụng
không có độ tin cậy hoàn toàn và cũng không thể thay thế con người hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học. Vì thế cần chắt lọc thông tin từ nhiều nguồn và chỉ xem đây là
nguồn thông tin giúp chúng ta tham khảo, tránh lệ thuộc và sao chép toàn bộ thành của
cá nhân. Việc đó đem lại những phiền toái không mong muốn chẳng hạn như vi phạm
quy chế, cản trở sự sáng tạo, tư duy của con người, hay sử dụng nguồn thông tin sai lệch.
Hãy lập cho mình đề cương nghiên cứu cần thiết và hiểu và biết được khi nào nên và
không nên sử dụng ChatGPT và sử dụng đến mức độ nào.
74

Nhà trường tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các buổi triển lãm, hội nghị liên quan
đến đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các cấp, các khoa. Tại đây sinh viên được trực tiếp
trao đổi, giải đáp các các thắc mắc, học hỏi những kinh nghiệm từ các đề tài nghiên cứu
khoa học có chất lượng, cũng như tham khảo cách thức mà các đề tài đã áp dụng
ChatGPT hỗ trợ đề tài hiệu quả.

Mỗi sinh viên tự trang bị cho bản thân những kiến thức liên quan đến ChatGPT về
cách sử dụng hiệu quả, tần suất sử dụng hợp lý, biết dùng đúng lúc, đúng chỗ, hiểu được
bản thân cần ứng dụng giúp mình làm gì từ đó ChatGPT phát huy những tính năng vốn
có của đó. Ứng dụng công nghệ ChatGPT không xấu, quan trọng là cách mỗi chúng ta
sử dụng hợp lý để tránh tình trạng lệ thuộc, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo vốn có
của con người.

Hình thành môn học mới liên quan đến ChatGPT: sinh viên được tiếp cận với ứng
dụng, được hỏi, khám phá và trực tiếp hiểu được quá trình hình thành và sử dụng
ChatGPT hiệu quả. Một số sinh viên có thể không biết được sự tồn tại của ứng dụng nên
việc đưa vào giảng dạy là một lý tưởng khá tốt và đem lại hiệu quả cao. Đội ngũ giảng
viên sau khi đi tập huấn để cung cấp thêm các kiến thức liên quan thì cần áp dụng vào
việc giảng dạy, triển khai đến toàn bộ sinh viên. Lý thuyết được xây dựng cần đi chung
với thực hành để đem lại hiệu quả cao.

Hạn chế rò rỉ thông tin: liên quan đến vấn đề an ninh thông tin mạng nhóm tác giả
chúng tôi xin đề xuất người dùng đối tượng cụ thể ở đây là sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cung cung
các thông tin cá nhân mang tính tượng trưng, không nhất thiết phải cung cấp quá chính
xác các dữ liệu để tránh rủi ro.

Tương tác với ChatGPT: không chỉ sử dụng ứng dụng ChatGPT trong học tập và
nghiên cứu mà ở đây sinh viên có thể tìm hiểu những khuyến nghị của chuyên gia, cách
quy định pháp lý cụ thể của ngành giáo dục để linh hoạt được cách sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau.

Thay đổi câu lệnh: Thay vì chỉ đưa ra những câu lệnh đơn giản, các sinh viên nên
đưa vào những thông tin chính xác và yêu cầu ChatGPT phân tích thông tin theo một
cách khác. Điều này có thể giúp ChatGPT có được những thông tin mới và xử lý những
yêu cầu của sinh viên một cách chính xác hơn.
75

Sự kết hợp giữa ChatGPT và người hướng dẫn. ChatGPT có thể được sử dụng như
một công cụ hỗ trợ quan trọng, nhưng nó không thể hoàn toàn thay thế vai trò của giảng
viên. Các giảng viên cần duy trì sự tương tác và cung cấp phản hồi xây dựng những kiến
thức toàn diện cho sinh viên. Thay vì chỉ dựa vào ChatGPT, một giảng viên chuyên
ngành có thể hiểu và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của sinh viên, hỗ trợ trong việc giải
quyết các khó khăn và khuyến khích sự phát triển cá nhân. Việc kết hợp giữa ChatGPT
với tương tác của sinh viên và giảng viên sẽ mang lại một môi trường học tập toàn diện
và tối ưu hóa khả năng học tập của sinh viên.

Sử dụng có ChatGPT một cách có đạo đức, tránh trường hợp đạo văn, gian lận
trong thi cử vì vậy sinh viên cần sử dụng ChatGPT một cách có đạo đức và tôn trọng
quyền sở hữu trí tuệ. Để khắc phục tình trạng nêu trên tại Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã ban hành quyết định về việc ban hành Quy định trích dẫn và chống
đạo văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Sinh viên trang bị cho bản thân cách quản lý thời gian thông qua lập thời gian biểu
hay lên kế hoạch về tần suất phân bố cách sử dụng ứng dụng ChatGPT. Việc lập kế
hoạch ở trên sẽ giúp sinh viên cân bằng giữa việc bản thân tự mình tư duy không bị xao
nhãng vào ứng dụng giúp việc học tập và nghiên cứu trở nên hiệu quả. Nếu sinh viên
chấp hành tốt các kế hoạch bản thân từ đề ra sẽ hạn chế được ảnh hưởng bởi những cám
dỗ và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách dễ dàng mà không quá phụ thuộc vào
ứng dụng.

Cuối cùng, sinh viên muốn sử dụng hiệu quả ứng dụng ChatGPT không thể không
trang bị các kỹ năng sử dụng ứng dụng, tìm hiểu thông tin hiệu quả để tiết kiệm thời gian
và đảm bảo chất lượng cũng như mức độ tin cậy của những thông tin và tài liệu ChatGPT
phản hồi lại cho người dùng. Để trang bị các kỹ năng này, sinh viên có thể tham khảo
những cách quản lý thời gian hiệu quả dành cho việc sử dụng ứng dụng ChatGPT. Đồng
thời sinh viên có thể trao đổi thông tin và chia sẻ các kinh nghiệm đến giảng viên, chuyên
gia, bạn bè để tìm ra được những cách sử dụng ChatGPT hiệu quả nhất.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng ChatGPT trong học tập
và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Khoa học và Nhân văn, Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh xuất phát phát từ hai phía nhà trường và bản thân của mỗi sinh
76

viên. Để tránh các các đe dọa của ChatGPT đem lại thì cần đưa ra các biện pháp thích
hợp để kịp thời khắc phục các hậu quả nêu trên. ChatGPT vừa là thời cơ vừa là thách
thức của nền giáo dục.

TIỂU KẾT
Trong chương này, nhóm đã đưa ra được những định hướng và yêu cầu tất yếu
trong việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là những
giải pháp sử dụng ChatGPT sao cho hiệu quả trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Về định hướng, có những nhà nghiên cứu ờ trong và ngoài nước đều đưa ra những
ý kiến riêng của mình trong việc sinh viên sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên
cứu khoa học. Ai cũng đều coi ChatGPT là một công cụ AI hữu ích trong việc giúp đỡ
các sinh viên trong việc học tập, là một công cụ đắc lực cho sinh viên trong việc tìm tài
liệu nghiên cứu khoa học. Vì ChatGPT có thể hỗ trợ chúng ta ở nhiều khía cạnh khác
nhau liên quan đến các vấn đề về năng lực số và kỹ năng số như năng lực thông tin và
dữ liệu, sáng tạo nội dung số, học tập và phát triển kỹ năng số, an ninh và an toàn trên
không gian mạng, năng lực số liên quan đến nghề nghiệp.

Về yêu cầu thì mọi sinh viên khi sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu
khoa học thì cần lưu ý những điều sau:

Thứ nhất, bản quyền và sở hữu trí tuệ: Cần đảm bảo tuân thủ các quy định về bản
quyền và sở hữu trí tuệ khi sử dụng AI/ChatGPT trong giáo dục.

Thứ hai, đạo đức và trách nhiệm: Cần sử dụng AI/ChatGPT một cách có trách
nhiệm, đảm bảo đạo đức và an toàn cho người sử dụng.

Thứ ba, kỹ năng số và năng lực tiếp cận: Cần đảm bảo mọi người đều có cơ hội
tiếp cận và sử dụng AI/ChatGPT trong giáo dục, bất kể trình độ kỹ năng số hay điều kiện
kinh tế.

Bên cạnh định hướng và những yêu cầu đề ra, việc đưa ra những giải pháp sử dụng
ChatGPT sao cho hiệu quả trong học tập và nghiên cứu khoa học cũng rất quan trọng
trong đề tài nhóm chúng tôi nghiên cứu.
77

Để khai thác tối đa các tiềm năng của ChatGPT và biến nó thành trợ thủ đắc lực
cho việc học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm tác giả chúng tôi xin đề xuất
các giải pháp nâng cao việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Các giải pháp nêu trên được nhóm chúng tôi trình tóm tắt dưới đây:

Thứ nhất, nâng cao khả năng nhận thức, trách nhiệm sử dụng ChatGPT của sinh
viên.

Thứ hai, ban hành cụ thể các quy định cụ thể trong việc sử dụng ChatGPT căn cứ
vào đó sinh viên áp dụng và tuân theo các điều khoản trong quy định.

Thứ ba, sử dụng ChatGPT đúng lúc đúng nơi tránh sử dụng bừa bãi.

Thứ tư, chuyển đổi chương trình giảng dạy kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
đáp ứng được những chuyển biến trong thời đại công nghiệp hóa. hiện đại hóa.

Thứ năm, về phía nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận trực tiếp
đến ChatGPT qua các buổi hội thảo, tọa đàm ngoài.

Thứ sáu, liên quan đến vấn đề an toàn thông tin mạng điều này cần lưu ý sinh viên
cần cẩn thận trước khi cung cấp thông tin tránh các rủi ro.
78

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh ngày nay, sự tiên tiến trong công nghệ ngôn ngữ tự nhiên đã mở
ra một loạt các cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục. Sự ra đời của công nghệ như
ChatGPT đã mang lại một sự đột phá đáng kể trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu
cho sinh viên đại học. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, không thể phủ nhận rằng việc
sử dụng ChatGPT cũng đặt ra một số thách thức và hạn chế.
Mặc dù ChatGPT đã được sử dụng phổ biến trong cộng đồng sinh viên đại học
và đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng vẫn còn những điểm cần được cải thiện. Sự phổ biến
của nó phản ánh sự cần thiết và sự chấp nhận từ phía sinh viên, nhưng việc áp dụng các
tính năng mới và nâng cao cấp tài khoản vẫn còn là một điểm chưa được khai thác hết.
Đồng thời, sự tin tưởng vào độ chính xác của thông tin từ ChatGPT cũng cần được tăng
cường, đặc biệt là trong việc hỗ trợ nghiên cứu và giải quyết vấn đề chuyên ngành phức
tạp.
Tuy nhiên, với tiềm năng lớn mà ChatGPT mang lại, việc tận dụng và phát triển
các tính năng mới có thể mở ra nhiều cơ hội mới cho giáo dục. Sự cải thiện trong việc
hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên sử dụng ChatGPT có thể giúp nâng cao hiệu quả học tập
và nghiên cứu. Đồng thời, việc tăng cường sự đào tạo và giáo dục về việc sử dụng công
nghệ này cũng là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục
trong thời đại số hóa ngày nay.
Tóm lại, việc sử dụng ChatGPT trong giáo dục đã đem lại những lợi ích đáng kể
và mở ra một tương lai hứa hẹn. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ này,
cần có sự cải thiện và phát triển liên tục, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ và hướng dẫn chặt
chẽ từ cộng đồng giáo dục. Chỉ khi đó, ChatGPT mới thực sự trở thành một công cụ
mạnh mẽ và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và hỗ trợ sinh viên trong
hành trình học tập và nghiên cứu của họ.
79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đặng, E. V., Nguyễn, H. T., & Nguyễn, L. P. Đ. (2024, 1 5). THỰC TRẠNG ỨNG

DỤNG CHATGPT TRONG VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU CỦA SINH

VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp chí Giáo dục.

file:///C:/Users/letan/Downloads/7.-ng-vn-em-v-cs.pdf.

Nguyễn, N. T. T., & Dương, H. T. (2024, 2 23). Những yếu tố ảnh hưởng của Chat GPT

đến năng lực sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Retrieved June 4, 2024, from

https://www.vjol.info.vn/index.php/tctbgd/article/view/95891/81031.

Nguyễn, T. H. T. (2023, 11). TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CHAT GPT ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUA PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN TÀI LIỆU.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hoa Sen.

https://www.vjol.info.vn/index.php/dhs/article/view/92929/78595.

Nguyễn, V. A. T., & Đào, H. T. (2023, 5 12). Những lợi ích mà ChatGPT mang lại chủ

yếu cho giáo dục. Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng, Trường Đại học Công nghiệp

Việt – Hung.

https://www.vjol.info.vn/index.php/tctbgd/article/view/87747/74592.

Phạm, L. (2023, 6 9). Sử dụng ChatGPT để tạo Chatbot trong các nghiên cứu khoa học

và ứng dụng thực tiễn. Retrieved June 4, 2024, from

https://chatgptvietnam.vn/su-dung-chatgpt-de-tao-chatbot-trong-cac-nghien-

cuu-khoa-hoc-va-ung-dung-thuc-tien/.

Santosh Mahapatra. (n.d.). Impact of ChatGPT on ESL students’ academic writing

skills: a mixed methods intervention study. slejournal.

https://slejournal.springeropen.com/articles/10.1186/s40561-024-00295-9.
80

Trường đại học Vinh. (2023, 12 16). Nghiên cứu mới về ChatGPT tại Việt Nam.

Retrieved June 4, 2024, from https://edu.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-moi-ve-

chatgpt-tai-viet-nam-c2.06.09.02l0v0p0a101045.html.

You might also like