Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

oOo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG Á

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH CỦA ĐẠI HÀN DÂN QUỐC ĐỐI VỚI
QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG Á TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Giảng viên hướng dẫn:

TS.Nguyễn Vũ Kỳ

Sinh viên thực hiện đề tài:

Nguyễn Thị Kim Ngân 2256190054


MỤC LỤC:

I.Khái niệm chiến tranh lạnh…………………………………………………..2

II.Hàn Quốc từ sau chiến tranh lạnh………………………………………….2

1.1Tình hình chính trị:………………………………………………...……….2

1.2Tình hình kinh tế - xã hội:………………………………………………….3

1.3 Nhu cầu phát triển dựa trên hội nhập - xây dựng quan hệ khu vực…..…4
1.3.1 Đối với Triều Tiên…………………………………………………….….4
1.3.2 Đối với Trung Quốc………………………………………………...……5
1.3.2 Đối với Nhật Bản………………………………………………….…......5

III. Các chính sách của Hàn Quốc đối với các nước khu vực Đông Á…....…6
2.1Đối với CHDCND Triều Tiên……………………………………...….……6
2.1.1 Về lĩnh vực an ninh - chính trị………………………………..….…..….6
2.2.1 Về lĩnh vực kinh tế……………………………….……..………………..7
2.2.2 Về lĩnh văn hóa - xã hội………………………………………………....7

2.2Đối với Trung Quốc…………………………………………………..……..8


2.2.1 Về lĩnh vực an ninh - chính trị……………………………….……..…...8
2.2.2 Về lĩnh vực kinh tế……………………………………………………….9
2.2.3 Về lĩnh vực văn hóa - xã hội…………………………………………….10

2.3Đối với Nhật Bản…………………………………………………………...11


2.3.1 Về lĩnh vực an ninh - chính trị………………………………….………12
2.3.2 Về lĩnh vực kinh tế………………………………………………………12
2.3.3 Về lĩnh vực văn hóa - xã hội……………………………………………13

IV. Nhận xét về các chính sách của Hàn Quốc đối với các nước khu vực Đông
Á……………………………………………………………………………….14

1
I.Khái niệm chiến tranh lạnh:

Chiến tranh Lạnh là một giai đoạn căng thẳng chính trị, quân sự và ý thức hệ giữa hai
khối siêu cường thế giới sau Thế chiến II: Liên Xô và Hoa Kỳ, cùng các đồng minh
của họ. Thời kỳ này kéo dài từ khoảng năm 1947, khi học thuyết Truman và kế hoạch
Marshall được đưa ra, đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Trong suốt Chiến tranh
Lạnh, hai khối siêu cường này không giao chiến trực tiếp với nhau, nhưng đã tham gia
vào nhiều cuộc xung đột ủy nhiệm, chạy đua vũ trang, chạy đua không gian và các
cuộc chiến tranh khu vực, tiêu biểu ở đây là sự ảnh hưởng của nó lên các nước khu
vực Đông Bắc Á, tác động đến các chính sách trên lĩnh vực an ninh-chính trị, kinh tế
và văn hóa - xã hội.

II.Hàn Quốc từ sau chiến tranh lạnh:

Với lịch sử lâu đời trở thành nước triều cống cho Trung Quốc, nhiều lần bị Nhật xâm
lược, bối cảnh hiện tại của Hàn Quốc từ sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc càng
trở nên ảm đạm hơn, Hội nghị Potsdam (tháng 7-8 năm 1945) quyết định cho Liên Xô
sẽ tiếp nhận vùng phía bắc vĩ tuyến 38, còn Hoa Kỳ sẽ tiếp nhận ở phía nam nhằm
mục đích giải giáp hoàn toàn quân phát xít Nhật Bản, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh
ngày càng căng thẳng, Hàn Quốc đã bị chia cắt thành 2 miền ở vĩ tuyến 38:
- Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc): Được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm
1948 ở phía nam với sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây, Lý Thừa
Vãn (Syngman Rhee) lên làm tổng thống.
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên): Được thành lập vào
ngày 9 tháng 9 năm 1948 ở phía bắc với sự ủng hộ của Liên Xô và sau này là
Trung Quốc. Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên
của Triều Tiên.

1.1Tình hình chính trị:

Cũng như đã đề cập ở trên, việc bị chia cắt 2 miền đã gây ảnh hưởng sâu sắc đối với
quốc gia này đầu tiên phải nói đến cuộc khủng hoảng nền chính trị vay mượn của Mỹ,
bộ trưởng Chang Myon đổi mới nhà nước theo thể chế Đại nghị kiểu Anh. Ngày 15
tháng 6 năm 1960, Hiến pháp mới được công bố và thiết lập nền Cộng hòa thứ hai do
Chang Myon làm thủ tướng, nhà nước vẫn tồn tại tổng thống nhưng theo danh nghĩa
về sự đoàn kết của Đại Hàn. Nhưng sự thành lập chế độ cộng hòa này là một điều khá

2
mới mẻ mà người lãnh đạo chưa nhìn thấy được bản chất và những điểm yếu của quốc
gia và những điều kiện mà thể chế Đại nghị yêu cầu.
Vì vậy, nền cộng hòa nhanh chóng sụp đổ chưa đầy một năm tồn tại ở Hàn Quốc và
dẫn đến sự kiện trải qua quá trình dân chủ hóa mạnh mẽ từ cuối những năm 1980, diễn
ra các cuộc biểu tình đòi quyền dân chủ tiêu biểu là cuộc biểu tình Phong trào dân chủ
tháng 6, đi đến kết quả ngày 29 tháng 6 năm 1987, Roh Tae-woo, người kế nhiệm
được chỉ định của Chun Doo-hwan công bố một tuyên bố quan trọng chấp nhận các
yêu cầu của phong trào dân chủ, cam kết sẽ tổ chức bầu cử tổng thống trực tiếp và
thực hiện cải cách dân chủ. Tháng 10 năm 1987, thực hiện việc sửa đổi hiến pháp thiết
lập hệ thống bầu cử tổng thống lối trực tiếp, giảm quyền lực của tổng thống và tăng
cường quyền tự do dân sự và chính trị.
Sự kiện này cũng đã đánh dấu 1 bước ngoặt lớn của Hàn Quốc khi lật đổ chính quyền
độc tài Park Chung Hy và xây dựng nên 1 quốc gia có nền dân chủ chính trị tự do.
Triều Tiên, trong suốt thời gian này vẫn 1 mực theo đuổi thể chế chính trị chủ nghĩa
xã hội, sùng bái người đứng đầu quốc gia là Chủ tịch Kim In Song. Vào thời kỳ 1990
tới 2001 việc Chủ tịch Kim In Song qua đời đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị kéo
dài, cho đến khi con trai ông là Kim Chong In lên đứng đầu.

1.2Tình hình kinh tế - xã hội:

Là 1 nước không có nguồn tài nguyên phong phú, giai đoạn đầu khi thành lập nhà
nước Đại Hàn dân quốc, nhà nước này đã phải dựa vào những chính sách viện trợ kinh
tế của Mỹ, nền công nghiệp nhẹ chiếm đa số. Từ sau giai đoạn chiến tranh lạnh,
những đợt cải cách kinh tế được tổ chức, sôi nổi nhất là vào thời kỳ Tổng thống Park
Chung Hee “Quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế gặp khó khăn về
nguồn vốn thì chính phủ Park được bù đắp khoản tiền đền bù chiến tranh từ Nhật Bản
và viện trợ của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Park bắt tay vào cải tổ chính
sách trong nước. Năm 1966, Park ban hành luật thu hút vốn đầu tư nước ngoài với
những chính sách “đẹp lòng” các doanh nghiệp trong và ngoài nước, về xuất - nhập
khẩu chính quyền nhanh chóng đưa ra các gói chính sách miễn thuế về các giai đoạn
nhằm đơn giản hóa các quá trình xuất hoặc nhập khẩu”
(Trích từ bài viết: Park Chung Hee (P2) – Tư duy kinh tế sắc sảo của nhà độc tài
quân sự - Spiderum).
Như vậy có thể thấy nền kinh tế Hàn Quốc đã được thay đổi theo hướng tập trung vào
việc nhập và xuất khẩu linh kiện máy móc, tích cực tham gia vào chuỗi thương mại
toàn cầu, dần trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực chế tạo và xuất
khẩu các sản phẩm kỹ thuật chủ lực bao gồm điện tử, ô tô, tàu biển, và hóa chất. Để
thực hiện điều này trong những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào một số
ngành công nghiệp máy móc hạng nặng và hóa chất nhằm tạo ra lợi thế phát triển,

3
trong xu thế đó chính phủ đã ban hành những chính sách miễn giảm thuế, cho vay ở
mức lãi thấp đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, không chỉ vậy vào 4/1970
chính phủ khởi động chương trình “Saemaul Undong” trên tất cả các vùng nông thôn
ở Hàn Quốc với mục đích tạo ra nguồn cung lương thực tự cấp, giảm sự nhập khẩu từ
nước ngoài và xoá bỏ khoảng cách nông thôn – thành thị, chiến dịch phát triển nông
thôn mới này của Tổng thống Park Chung Hee đã tạo nên nền tảng, chỗ dựa cho nền
kinh tế quốc gia. Tạo ra nguồn lực lớn đưa quốc gia khỏi sự phụ thuộc vào ngoại
quốc. Thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ vào xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, mua –
bán ngoại giao, áp dụng những phương pháp phát triển nông thôn ra nhiều nước.
Tuy những chính sách này đã mang lại những thành công ưu việt cho Hàn khi rũ bỏ đi
hình ảnh 1 quốc gia rỗng ruột chỉ có thể dựa vào Mỹ, giờ đây Hàn Quốc đã trở thành
một trong bốn “con rồng Châu Á” và gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát Triển Kinh tế
(OECD) vào năm 1996, nhưng cũng để lại không ít những hệ quả tác động lên xã hội
Hàn Quốc cho đến hiện tại, tiêu biểu chính là các tập đoàn tài phiệt gia đình
(Chaebol).
Dù các tập đoàn tài phiệt này vào cuối thập niên 1980 được xem như những người
hùng có công lớn làm cho nền kinh tế quốc gia phát triển vượt bậc,
nhưng chính sự ảnh hưởng sâu rộng lên nền kinh tế đó, dần khiến cho giới tài phiệt
này có được 1 số quyền lực chính trị thông qua các mối quan hệ mật thiết với các
chính trị gia và các hoạt động vận động hành lang, sự liên kết giữa chaebol và chính
trị đã dẫn đến nhiều vụ bê bối tham nhũng lớn, ngoài ra khả năng chi phối thị trường
ngày một mạnh mẽ, dần đã tạo nên 1 xã hội có tính phân biệt giàu nghèo rõ rệt, thiếu
đi sự công bằng, minh bạch.

1.3 Nhu cầu phát triển dựa trên hội nhập - xây dựng quan hệ khu vực:

1.3.1 Đối với Triều Tiên:

Trong tình hình quốc tế đang nêu xu hướng hòa hoãn (Năm 1991, Hoa Kỳ và Liên Xô
ký Hiệp ước START I, năm 1995 Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức bình thường hóa
quan hệ ngoại giao, v,v), ưu tiên số 1 của Hàn Quốc lúc này chính là đối thoại và hàn
gắn mối quan hệ sau hơn 55 bị chia cắt với Triều Tiên, nguyện vọng gắn kết dân tộc
này chính là nền tảng cơ bản để thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa - xã
hội với Bắc Triều Tiên, dù cho viễn cảnh thống nhất ấy càng về sau càng khó thực
hiện hơn, khi thế hệ người dân trẻ của Hàn Quốc dần chán nản và không thấy việc
thống nhất Bắc - Nam là cần thiết nữa .“Dù thế hệ 386 (thế hệ sinh năm 1960) hiện
nay vẫn tiếp tục ưa chuộng hoà bình. Nhưng một diễn tiến thú vị đó chính là: thái độ
tiêu cực của người trẻ hiện nay tăng dần với Bắc Triều Tiên trong những năm
2010. Đây là một thái độ phổ biến và được hoan nghênh xét về phương diện trưởng
thành chính trị của người dân.thế hệ trẻ người Hàn dường như không có mối quan

4
tâm mạnh mẽ đến việc thống nhất đất nước như những thế hệ trước. Họ cho rằng, nếu
bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ ảnh hưởng đến việc làm và họ sẽ phải bỏ ra một
khoảng tiền khổng lồ để cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống của miền Bắc lên gần
đến tiêu chuẩn của miền Nam”
(Trích Hàn Quốc: Cơ hội nào cho việc thống nhất một dân tộc ? - Spiderum)

1.3.2 Đối với Trung Quốc:

Tình hình kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh cũng có sự tăng
trưởng vượt bậc, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, GDP đứng thứ 6 thế
giới,“Trung Quốc tập trung thu hút các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật tiên tiến thế
giới đầu tư trọng điểm vào Trung Quốc,...trong các lĩnh vực “khoa học mềm” (gồm cả
khoa học xã hội), Chính phủ Trung Quốc đã ban hành văn kiện Trung ương về đẩy
mạnh phát triển các ngành “khoa học mềm”, nhằm nâng cao năng lực quyết sách khoa
học của chính phủ”. (Sách Trung Quốc trỗi dậy hòa bình - Giang Nguyên Tây - Hạ
Tập Bình, trang 321).
Như vậy, có thể thấy mong muốn hợp tác với Trung Quốc của Hàn trong thời kỳ này
nhằm phục vụ cho mục đích gia tăng vị thế kinh tế của mình trong thị trường quốc tế,
mối quan hệ hợp tác này sẽ tạo ra lợi ích lớn cho Hàn Quốc đến từ việc sở hữu nguồn
tài nguyên thiên nhiên cùng với nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ,v,v,.. từ đó công cuộc
cạnh tranh với Nhật Bản trên bình diện chuyển giao công nghệ và sản xuất - xuất khẩu
của Hàn sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.

1.3.2 Đối với Nhật Bản:

Có thể nói việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau giữa Hàn Quốc và Nhật
Bản chính là 1 mốc nối quan trọng trong việc duy trì lợi ích của Hàn Quốc ở khu vực
Đông Bắc Á. Dù Nhật được xem như là nước đối đầu chính với Hàn trong mặt trận
kinh tế sản xuất công nghệ cao, nhưng Hàn Quốc vẫn phải phụ thuộc vào Nhật Bản,
để học hỏi những thiếu hụt về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất của mình.

Tuy rằng, Hàn Quốc luôn có có sự thù ghét đối với Nhật Bản và Trung Quốc khiến
cho quan hệ của các nước trong khu vực luôn trong trạng thái căng thẳng, do những sự
kiện chiến tranh xâm lược của 2 nước gây ra với Hàn Quốc từ trước và sau khi diễn ra
chiến tranh thế giới, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc sự tồn tại song song giữa
“cán cân quyền lực” và cơ chế “chuyển giao quyền lực” buộc các nước trong khu vực
Đông Bắc Á phải có những chính sách phù hợp. Hàn Quốc từ đó cũng gác lại những
ký ức đau thương của dân tộc, dần loại bỏ đi quan điểm đối ngoại cực đoan, khiêu
khích, áp dụng đường lối đa nguyên hóa đối ngoại (Park Chung Hee và Chung Doo

5
Hwan), điều chỉnh các chính sách đối ngoại nhằm cải thiện và tăng cường quan hệ với
các quốc gia trong khu vực, không chỉ vì mục đích nâng cao vị thế kinh tế của quốc
gia, mà để bảo vệ chính mình khỏi mối đe dọa hạt nhân của CHND Triều Tiên, và trở
nên độc lập, tự chủ khỏi Mỹ.

III. Các chính sách của Hàn Quốc đối với các nước khu vực Đông Á:

2.1Đối với CHDCND Triều Tiên:

2.1.1 Về lĩnh vực an ninh - chính trị:

Từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, với các mục đích đảm bảo an ninh và độc lập quốc
gia, cải thiện kinh tế trong nước, tìm ra phương án để đổi lấy các lợi ích kinh tế từ nước
ngoài và rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với Hàn Quốc,v,v,.. Triều Tiên đã kiên quyết theo
đuổi vũ khí hạt nhân với những lần thử nghiệm phóng tên lửa hạt nhân, hành động này
khiến cho các nước láng giềng, nhất là Hàn Quốc cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng, làm ảnh
hưởng sâu rộng đến việc xác nhập 2 miền Nam - Bắc.
Từ khi chiến tranh lạnh đang trong thời kỳ kết thúc, Tổng thống Roh Tae Woo đề ra chính
sách “Ngoại giao phương Bắc” (1988) với mục đích cải thiện mối quan hệ và thay đổi định
kiến, sự thù địch trong tư duy đối ngoại với nhà nước Bình Nhưỡng, trên tinh thần hòa bình
đó của Hàn Quốc, phía Triều Tiên cũng đề bạc những cuộc gặp gỡ như cuộc gặp tại Seoul
(9-1990) và cuộc gặp tại Bình Nhưỡng (10-1990), đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong mối
quan hệ giữa 2 bên khi đã tạm thời chấm dứt hận thù và mâu thuẫn trong suốt hơn 4 thập
niên.
Tuy nhiên đến thời kỳ của Tổng thống Kim Young Sam, Triều Tiên đã bị chỉ trích nặng nề
bởi động thái công khai ý định phản bội Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều
Tiên đã ký với Hàn (1992) và động thái tự ý rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt
nhân - NPT (1993), tuy phía Hàn Quốc đã lên những kế hoạch “nhân đạo” nhằm giải quyết
mâu thuẫn 2 bên triệt để nhưng cuối cùng nỗ lực ấy cũng đi vào ngõ cụt, đặc biệt là khi
Triều Tiên cứ liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa hạt nhân và vụ việc đụng độ trên biển
giữa hải quân hai nước gần Đường giới hạn phía Bắc (2002) làm cho chính sách Ánh dương
của chính quyền Kim Dae Jung dần mất đi tác dụng và dẫn đến một chính sách cứng rắn
hơn trong thời kỳ của Tổng thống Roh Moon Huyn, tuy vẫn nêu cao giá trị của chính sách
Ánh dương, nhưng càng về sau trước sự đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, ông Roh Moo
Hyun đã tuyên bố: “Bắc Triều Tiên không thể sở hữu vũ khí hạt nhân và mở cửa kinh tế
cùng 1 lúc. Miền Bắc nên từ bỏ vũ khí hủy diệt để duy trì an ninh khu vực và đổi lấy viện
trợ kinh tế” ( Trích Times Asia, I Will Do My Best to Remove the Differences - trang 161)
Chủ ý này tiếp tục được kế thừa một cách mạnh mẽ dưới thời của chính quyền Lee Myung
Bak, đề ra chính sách “Tầm nhìn 3000” với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên,

6
và dưới áp lực răn đe, ngăn chặn ấy, phía Bình Nhưỡng lại càng có thêm lý do để thúc đẩy
quyết liệt hơn chương trình hạt nhân của mình.
Tóm lại, việc mối quan hệ của 2 miền Nam - Bắc trước chiến tranh lạnh bị ảnh hưởng nặng
nề bởi yếu tố bên ngoài là các cường quốc như Mỹ, Liên Xô và cục diện 2 cực Yalta, nhưng
sau khi chiến tranh lạnh kết thúc việc thiết lập mối quan hệ hòa bình lại càng trở nên phức
tạp hơn khi CHDCND Triều Tiên chủ trương đường lối vũ khí hạt nhân và chính quyền phía
Hàn Quốc từ đề ra những chính sách giữ hòa bình chung, thành lấy việc phi hạt nhân hóa
Bán đảo Triều Tiên là mục tiêu chính. Tuy nhiên, xét về việc chủ thể chính trị giữa 2 bên
từng xảy ra những đối đầu và mâu thuẫn trong thời kỳ chiến tranh lạnh và về trước cũng
khiến cho việc xác nhập 2 miền khó có thể diễn ra dù Triều Tiên không tiến hành thử tên lửa
hạt nhân và thực hiện chương trình hạt nhân.

2.1.2 Về lĩnh vực kinh tế:

Trong thời gian đầu của thế kỷ XXI, Hàn Quốc chủ trương lấy kinh tế làm trung tâm
ngoại giao chính, nên có thể thấy từ những chính sách từ các đời tổng thống luôn có
các mục cung cấp lương thực, tiền bạc,v,v…cho Triều Tiên với nhiệm vụ xoa dịu
những bất đồng lịch sự giữa 2 miền và điều hòa đối đầu quân sự không chỉ giữa 2
miền mà còn là với các quốc gia khu vực Đông Bắc Á.

2.1.3 Về lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Ngoài các khoản viện trợ nhân đạo , sự kết nối văn hóa của 2 miền còn được thiết lập
và duy trì bởi những chương trình như: đoàn tụ gia đình ly tán và giao lưu văn hóa.

Chương trình đoàn tụ gia đình các gia đình ly tán, là chương trình dành cho những gia
đình bất hạnh bị buộc phải chia cắt nhau vì tình cảnh chia cắt đất nước xác minh tình
trạng sống và được đoàn tụ với người thân của mình, hoạt động này được Hàn Quốc
tích cực đẩy mạnh với quan điểm hòa giải dân tộc và nhân đạo đây được xem như là
hoạt động cấp thiết nhất của Hàn Quốc thời kỳ đầu sau chiến tranh lạnh.
Từ cuộc đoàn tụ gia đình đầu tiên giữa 2 miền được tổ chức (1984),vì lo sợ Triều
Tiên sẽ đơn phương hủy bỏ chương trình này nên Hàn Quốc đã ra chính sách “Tuyên
bố đặc biệt về quốc gia tự chủ, thống nhất, thịnh vượng” (12/6/1989) và “Luật Hợp tác
- trao đổi liên Triều” (1990), nhưng từ việc Đức thống nhất và hệ thống CNXH ở
Đông Âu và Liên Xô sụp đổ (1989 - 1991) Triều Tiên dần không còn mặn mà với hoạt
động này mà đẩy toàn bộ trách nhiệm cho Hội chữ thập đỏ 2 2 nước. Việc kết nối các
gia đình ly tán dần phải nhờ vào sự giúp đỡ của nước thứ 3, các trung tâm môi giới
đóng vai trò như cầu nối và các sự kiện quốc tế ở hải ngoại.
Qua các đời tổng thống cho thấy rằng việc đoàn tụ các gia đình ly tán vừa là vấn đề
dân tộc, vừa là vấn đề nhân đạo mà các thế hệ lãnh đạo Hàn Quốc cần phải hết sức

7
quan tâm, thời kỳ Tổng thống Kim Dae Jung đã liên tiếp gặt hái được nhiều thành
công trong công cuộc tái hợp tác gia đình ly tán, dựa vào nguồn thống kê của số
trường hợp đoàn tụ gia đình ly tán thành công ở nước thứ 3 (từ 12-6 -1989 đến 31-12-
2000) với 1.711 trường hợp xác minh nhân thân và 451 trường hợp đoàn tụ thành
công ở nước thứ 3 ( Nguồn Ministry of Unification, Republic of Korea, White Paper
on Korean Unification (2001)…) đã cho thấy Tổng thống Kim Dae Jung chính là tổng
thống thực hiện chính sách đoàn tụ gia đình ly tán tốt nhất, Tổng thống Roh Moon
Hyun cũng tạo nên kết quả đáng kể khi có đến 675 trường hợp tổ chức đoàn tụ thành
công ngay tại lãnh thổ Triều Tiên. Tiến trình này dần trì trệ dưới thời kỳ của chính
quyền Lee Myung Bak, khi liên tiếp có những chính sách cứng rắn gây ra bước thụt
lùi trong mối quan hệ với Triều Tiên là tiền đề cho việc Triều Tiên 2 lần đơn phương
cắt đứt cắt đứt đường dây nóng của cơ quan Chữ thập đỏ cùng với các kênh liên lạc
khác giữa 2 miền.

Các hoạt động giao lưu văn hóa có nhiệm vụ làm tăng cường sự hiểu biết chung của
nhân dân 2 miền, với việc chính sách “Đối Bắc dung hòa” của chính quyền Roh Tae
Woo được công bố (2-1990) trở thành hạt nhân mang yếu tố pháp lý của “Luật Hợp
tác và trao đổi liên Triều” từ đây ký kết nên Hiệp định Cơ bản Bắc - Nam (1991) làm
đà cho các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra sôi nổi từ sau năm 1991, và cũng giống
như trong những lĩnh vực khác, thời kỳ chính quyền Kim Dae Jung chính là giai đoạn
đỉnh cao khi các hoạt động văn hóa nở rộ trên bán đảo Triều Tiên có thể kể đến như
biểu diễn âm nhạc quốc tế ở Bình Nhưỡng, triển lãm mỹ thuật Bắc Triều tại
Seoul,v,v,..cho thấy ý thức của 2 bên về tầm quan trọng của việc tái thống nhất dân
tộc bằng phương tiện văn hóa, có thể thấy định hướng thực hiện việc tái thống nhất
bằng những chính sách chủ trương “phi chính trị” của Kim Dae Jung đã tạo được
bước ngoặc lớn trong việc cải thiện quan hệ của 2 miền. Tuy nhiên, vẫn lại bởi sự bảo
thủ cứng nhắc trong đường lối của chính phủ Lee Myung Bak sau này do những đợt
tấn công quân sự như thử tên lửa hạt nhân, tấn công tàu Cheonan, nã pháo vào đảo
Yeonpyeong của chính quyền Bình Nhưỡng đã khiến cho những hoạt động giao lưu
văn hóa giữa 2 bên bị hạn chế, thậm chí những hoạt động liên quan đến giao lưu nghệ
thuật còn bị xóa bỏ (2009 và 2010).

2.2Đối với Trung Quốc:

2.2.1 Về lĩnh vực an ninh - chính trị:

Với chủ trương cải thiện quan hệ với các nước XHCN (Xã hội Chủ nghĩa), chính
quyền Roh Tae Woo đã thi hành chính sách “Ngoại giao phương Bắc”, làm bàn đạp
cho việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, có thể thấy sự liên kết của 2 nước đều trên
tinh thần tự nguyện do không có yếu tố áp lực về thống nhất lãnh thổ (Hàn và Triều

8
Tiên) và gán ghép liên minh quân sự (Hàn và Nhật), vì lẽ đó chính quyền Hàn Quốc
đã nắm bắt thời cơ, đẩy nhanh tiến độ bình thường hóa mối quan hệ của 2 nước, khép
lại 4 thập kỷ đối đầu do ý thức hệ và thù oán từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên, đến đời
Tổng thống kế nhiệm Kim Dae Jung, ông tiếp tục duy trì mối quan hệ vững chắc Hàn
- Trung để tiếp tục củng cố chính sách với Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị, quan hệ
2 nước cũng có bước tiến mang tính lịch sử khi vào tháng 11 năm 1989 trong chuyến
thăm giao lưu tới Trung Quốc, chính quyền Hàn Quốc đưa ra “Tuyên bố chung Hàn
Quốc – Trung Quốc”, công khai ủng hộ chính sách một Trung Quốc và chính thức
hình thành quan hệ đối tác hợp tác vào năm 1998.
Việc xây dựng quan hệ 2 nước này vẫn tiếp tục được các tổng thống đời sau chú trọng
cho đến nhiệm kỳ của Tổng thống Lee Myung Bak, dù ông chủ trương đề cao những
chính sách thúc đẩy quan hệ Hàn - Mỹ, nhưng trong việc xây dựng mối quan hệ với
Trung Quốc vẫn được duy trì một cách sôi nổi và chính quyền Hàn Quốc vẫn có
nhưng động thái khẳng định ủng hộ chính sách 1 Trung Quốc, khi trong thời kỳ này 2
bên đều có 1 vấn đề chung chính là vấn đề hạt nhân Triều Tiên, từ đó nâng cấp mối
quan hệ 2 nước thành “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược”.

2.2.2 Về lĩnh vực kinh tế:

Để xây dựng được mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc trong lộ trình 5 năm của
mình, các chính sách kinh tế đã đóng vai trò to lớn. Với việc đề ra chính sách “Ngoại
giao phương Bắc” thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa 2 nước, thuyết phục được chính
quyền Trung Quốc lúc bấy giờ mở cửa giao lưu buôn bán 1 cách trực tiếp với Hàn
Quốc chứ không còn gián tiếp bằng Hồng Kông như thời gian trước, tạo nên thành
quả kinh tế vượt bậc cho Hàn Quốc khi “kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt mức
tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử từ 6,4 tỷ USD (1992) lên 10 tỷ USD (1994) và
20 tỷ USD (1996). Cho đến tận thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
châu Á, mậu dịch song phương giữa hai nước vẫn tăng bình quân 20% mỗi năm và
đạt 23,7 tỷ USD vào năm 1997.” (Trích: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN
QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 - 2010) - Ts.PHAN THỊ ANH
THƯ, trang 78)
Đến thời kỳ của Tổng thống Kim Dae Jung, các chính sách kinh tế dần hướng hơn về
mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển ở khu vực Đông Bắc Á, kinh tế Hàn Quốc
giai đoạn này đã phát triển đến mức không cần phụ thuộc vào Mỹ nhờ vào việc xuất
nhập khẩu giữa Hàn - Trung. Trong thời kỳ này việc thâm hụt thương mại của Trung
Quốc đã ngày càng rõ ràng và Hàn Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất
của Trung Quốc, giúp đỡ Trung Quốc bằng cách thành lập “Cơ quan tư vấn thường
trực về các vấn đề kinh tế” nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt “kinh niên” của Trung
Quốc, đây cũng là những vấn đề chính ảnh hưởng đến những chính sách kinh tế của
Hàn Quốc trong suốt thời kỳ từ 2003 đến 2008. Sau này, chính quyền Lee Myung Bak

9
đã thêm việc ký kết FTA (Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại Tự do là
một thỏa thuận giữa các quốc gia với mục đích giảm bớt, loại bỏ các rào cản thương
mại đối với hàng hóa và dịch vụ giữa các bên ký kết) vào 1 trong những vấn đề quan
trọng trong mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước, dẫn đến rất nhiều cuộc đàm phán giữa 2
nước và đi đến quyết định ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vào ngày 1
tháng 6 năm 2015 bên lề hội nghị thượng đỉnh Hàn-Trung tại Seoul.

2.2.3 Về lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Cũng như lĩnh vực an ninh và kinh tế, việc củng cố quan hệ hợp tác qua lĩnh vực văn
hóa - xã hội được chính quyền Hàn Quốc coi trọng, xem như trọng tâm của chính sách
cải thiện quan hệ 2 nước, với việc đẩy mạnh trao đổi song phương văn hóa trong thời
gian những năm cuối thế kỷ XX, và điều này càng được phát triển mạnh hơn khi
Trung Quốc và Hàn Quốc xác lập mở cửa ngoại giao (1992), trong số đó chính là việc
đi đến ký kết “Hiệp định hợp tác văn hóa Hàn Quốc - Trung Quốc” (28-3-1994) thúc
đẩy hợp tác trong những lĩnh vực như giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, truyền thông,
thể thao, trao đổi thanh niên, xúc tiến du lịch,v,v…là nền tảng vững chắc cho mối
quan hệ “đối tác hợp tác trong thế kỷ XXI”.

Quan điểm chính trị này tiếp tục được các nhiệm kỳ tổng thống duy trì một cách tích
cực, từ hướng đi đó đã mang về cho 2 nước lượng du học sinh, khách du lịch tăng cao
kỷ lục. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng “Hallyu” được coi như là một công cụ
quyền lực mềm của chính sách đối ngoại và Trung Quốc được nhắm đến để phát triển
thị trường bởi dân số đông và nhiều người trẻ, bằng việc kết hợp linh hoạt yếu tố văn
hóa Nho giáo, 1 yếu tố văn hóa đã tồn tại lâu đời trong văn minh 2 nước đã giúp cho
trang phục, ẩm thực, phim ảnh, âm nhạc lúc bấy giờ của Hàn Quốc trở nên vô cùng
hấp dẫn trong mắt người dân Trung Quốc, nhất là ở giới trẻ, tạo nên động lực cho các
chương trình giao lưu thanh niên cho thấy nỗ lực của Hàn Quốc trong việc củng cố
tình hữu nghị giữa hai bên và qua đó, từng bước thay đổi vị thế quốc tế của chính
mình ở khu vực.

2.3Đối với Nhật Bản:

2.3.1 Về lĩnh vực an ninh - chính trị:

Trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, việc xây dựng quan hệ với Nhật Bản được xem
như nhiệm vụ chính trị then chốt, ảnh hưởng sâu rộng đến hòa bình và ổn định khu
vực, với vị thế đều là đồng minh thân cận hiếm hoi của Mỹ trong khu vực Đông Bắc
Á đồng nghĩa với việc chia sẻ những lợi ích chung về phương diện chính trị, kinh tế
trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, mối quan hệ của 2 nước luôn trong giai đoạn căng

10
thẳng bởi quá khứ thực dân xâm lược của Nhật Bản và những vết thương chiến tranh,
hệ lụy xã hội vẫn còn sâu đậm trong lòng người dân Hàn Quốc. Từ ký ức đau thương
đó, dù đề ra chính sách “Ngoại giao phương Bắc” với chủ trương hòa thuận với các
nước trong khu vực, nhưng chính quyền tổng thống Roh Tae Woo vẫn chú trọng cải
thiện quan hệ liên Triều hơn là đẩy mạnh liên kết với Nhật Bản. Dù tỏ ra không hài
lòng với vai trò “đồng minh láng giềng” thì sự thay đổi của tình hình khu vực và thế
giới vào thời gian cuối thế kỷ XX bắt buộc Hàn Quốc phải thắt chặt, tạo dựng mối
quan hệ liên minh với Nhật Bản nếu không muốn tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc
Triều Tiên và tương lai chính trị của Mỹ ở khu vực bị ảnh hưởng. Trong tình thế đó
Tổng thống Roh Tae Woo đã định hướng Hàn Quốc cải thiện quan hệ với Nhật Bản
ngay thời điểm kết thúc Chiến tranh lạnh. Tuy vậy, định hướng đó lộ rõ sự không ổn
định trong nhiệm kỳ của Tổng thống Kim Young Sam một người công khai có tư
tưởng chống Nhật, khi ông tỏ rõ sự quan tâm đến quan hệ Trung - Hàn, và khi mối
quan hệ Trung - Nhật có xu hướng rạn nứt thì Hàn không còn tha thiết và có những
hành động tỏ ý chống Nhật, khiến cho việc tạo dựng quan hệ giữa 2 nước trở nên bế
tắc.

Trong suốt thời kỳ cầm quyền của Kim Dae Jung, quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản đã
có được những bước tiến dài nhờ việc thực hiện chính sách ngoại giao linh hoạt, tích
cực, gần gũi trên cơ sở phù hợp lợi ích dân tộc và chiến lược phát triển của quốc gia,
có thể thấy rằng sự quyết tâm tạo lên 1 mối quan hệ hòa hảo với Nhật, ông cùng với
Thủ tướng Keizo Obuchi đã đưa ra “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác mới Hàn
Quốc - Nhật Bản trong thế kỷ XXI . Mặc dù vậy, những vấn đề lịch sử còn tồn đọng
vẫn là mối đe dọa thường trực, tác động đến nỗ lực bình thường hóa quan hệ 2 nước,
và nhất là khi trong thời kỳ này đã xảy ra những sự kiện tiêu cực làm cho mọi nỗ lực
của Tổng thống Kim Dae Jung sụp đổ trong lòng người dân Hàn ( ở phía Nhật, Thủ
tướng Junichiro Koizumi liên tục đến thăm đền Yasukuni (nơi thờ những binh sĩ Nhật
Bản thiệt mạng trong CTTG thứ hai, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh), phía Hàn
những nghị sỹ Quốc hội thuộc đảng cầm quyền và đảng đối lập ở Hàn Quốc đồng loạt
công bố danh sách 798 nhân vật “thân Nhật”).

Tiếp nối mong muốn mau chóng xóa nhòa đi vết thương chiến tranh của đời tổng
thống trước, tiếp đó là tạo dựng lên 1 mục tiêu lớn chính là xây dựng nên kỷ nguyên
Đông Bắc Á trong thời kỳ thế kỷ XXI, Tổng thống Roh Moo Hyun đã có những buổi
tọa đàm hòa hoãn với Nhật cho thấy thái độ thiện chí của mình, tuy nhiên, chính sách
“Hòa bình và thịnh vượng” theo nguyên tắc nhân nhượng CHDCND Triều Tiên của
tại thời điểm đó đã gián tiếp làm rạn nứt mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Mỹ và Nhật
Bản, điều này gây ra bởi sự khác biệt trong phong cách xử lý vấn đề hạt nhân Triều
Tiên của các nước, chính thức đánh dấu chấm hết cho chính sách hâm nóng quan hệ
của chính quyền Kim Dae Jung, và gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ 2 nước khi

11
đề ra một chính sách lưỡng cực: Vừa tôn trọng tinh thần quan hệ đồng minh chiến
lược Mỹ - Nhật Bản, vừa duy trì quan điểm gây bất đồng lịch sử với Nhật Bản.

Với tinh thần đề cao lợi ích quốc gia, trong thời kỳ quốc tế có nhiều biến động Chính
phủ Lee Myung Bak đã tuyên bố theo đuổi “chính sách thực dụng”, nhờ vào chính
sách ngoại giao cởi mở đó đã tạo nên cơ hội nâng cấp quan hệ song phương giữa Hàn
Quốc và Nhật Bản (2009), đi kèm với việc Thủ tướng Yukio Hatoyama cam kết
không đến thăm đền Yasukuni. Đến cuối năm 2010, những nỗ lực của Lee Myung
Bak đã mang lại thành công khi đã cải thiện được mối quan hệ 2 nước, nhờ vào việc
chủ động thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, bỏ qua những vấn đề trong quá
khứ để duy trì quan hệ “đồng minh” với kẻ thù cũ Nhật Bản.
Sự lựa chọn thiết thực này của Hàn Quốc nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia từ việc kiên
định với lập trường cùng chia sẻ, cảm thông và tin tưởng để giải quyết những vấn đề
gai góc trong quan hệ hai nước, thể hiện một thái độ gần gũi, cách tiếp cận mềm mỏng
nhưng linh hoạt, uyển chuyển trong việc thắt lại mối quan hệ với Nhật Bản. Ngay cả
khi bị đánh giá là một “chân yếu” trong tam giác quan hệ Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc,
chính sách đối ngoại của các thế hệ lãnh đạo ở Hàn Quốc vẫn hướng đến mục tiêu xây
dựng quốc gia này trở thành đối tác “gần gũi và thân thuộc” với Nhật Bản bằng cách
vượt qua các tranh chấp về vấn đề lịch sử và tận dụng lợi thế của nhau trong quá trình
hình thành trật tự quyền lực mới ở Đông Á.

2.3.2 Về lĩnh vực kinh tế:

Tự nhận thấy được sự yếu kém hơn về mặt công nghệ với Nhật Bản, Hàn Quốc phải
gia tăng nhập khẩu nguyên liệu thô để tái xuất trong khi việc đồng Won liên tục lên
giá khiến cho sức cạnh tranh giá bán yếu, gây thâm hụt thương mại, từ đó tạo ra
nghịch lý, kim ngạch thương mại giữa hai nước lớn bao nhiêu thì thâm hụt thương mại
của Hàn Quốc lại nhiều bấy nhiêu. Do đó, để duy trì mối quan hệ kinh tế cân bằng,
bình đẳng với Nhật Bản, Chính phủ Hàn Quốc xác định thúc đẩy mậu dịch và hạn chế
nhập siêu là hai nhiệm vụ “cốt lõi” trong chính sách của mình trên lĩnh vực kinh tế.

Thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Roh Tae Woo đưa ra chính sách “Phát triển kinh
tế mới” đề ra giải pháp trọng tâm giúp tăng cường khả năng điều tiết, tiến tới giảm dần
sự lệ thuộc kinh tế vào lực lượng đồng minh vừa để tạo ra “bộ ba” thương mại mới
Hàn Quốc – Trung Quốc – Nga cân bằng với tam giác kinh tế Hàn Quốc - Mỹ - Nhật
Bản đã chiếm ưu thế từ trước, vừa để dùng giải quyết vấn đề khoản thâm hụt thương
mại với Nhật Bản, dù đây chỉ là giải pháp tạm thời nhưng đã mang lại sự tăng trưởng
kinh tế đáng kể. Các chính sách giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại này, các đời
tổng thống sau đã đề ra những chính sách kinh tế như: đẩy mạnh chính sách “hạn chế
nhập khẩu hàng hóa” (Kim Young Sam), kế thừa từ chương trình “Đa dạng hóa nhập

12
khẩu” do Tổng thống Park Chung Hee phát động vào năm 1978, tuy vậy, kế sách này
đã không thể kéo dài được đến năm 1997 do cuộc khủng hoảng kinh tế và việc tự cắt
giảm các mặt hàng trong chương trình đa dạng hóa nhập khẩu để chuẩn bị gia nhập
OECD, đến thời kỳ của chính quyền Kim Dae Jung, chính sách kinh tế đã đổi hướng
theo hướng tự do thương mại xem Nhật Bản là bạn hàng chủ yếu của mình, bãi bỏ
hoàn toàn chính sách “đa phương hóa nhập khẩu”, chính sách kinh tế chính của đời
tổng thống trước vì mục đích loại bỏ những rào cản trong thương mại tự do với tư
cách là một thành viên có trách nhiệm của hệ thống kinh tế toàn cầu và đạt được thỏa
thuận đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước vào năm 2003, dần đi đến
kết quả ký kết một FTA toàn diện nhằm thúc đẩy thương mại song phương và tăng
cường năng lực cạnh tranh của cả hai nước, điều này đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong
thời gian cầm quyền của chính phủ Roh Moo Hyun bằng cách đề ra chính sách thúc
đẩy quan hệ kinh tế đối với khu vực, chứng tỏ được rằng Hàn Quốc là đối tác tin cậy
của Nhật Bản khi coi FTA giữa hai nước không chỉ là mục tiêu quan trọng để đưa Hàn
Quốc trở thành một “Nhà nước thương mại mới” mà còn là bước khởi đầu cho một
FTA Đông Bắc Á trong tương lai.
Tuy nhiên, sự chênh lệch quá lớn giữa cán cân thương mại hai chiều đã trở thành trở
ngại trong việc đi đến ký kết Hiệp định, đặt ra vấn đề cần phải giải quyết vấn đề thâm
hụt thương mại triệt để nhất, Tổng thống kế nhiệm Lee Myung Bak không chỉ thúc
đẩy trao đổi thương mại song phương mà còn nỗ lực duy trì chính sách “phát triển
kinh tế mới” của Roh Tae Woo, với đường lối chính sách chiến lược “ngoại giao toàn
cầu” và “quan hệ thực dụng” nhằm cộng hưởng tốt hơn với Nhật Bản trên cơ sở lợi
ích kinh tế, trong nỗ lực giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại. Nhưng cuối cùng, 2
nước vẫn chưa thể đi đến được việc ký kết FTA, dù rằng những chính sách kinh tế
được đề ra không những mang lại những lợi ích phát triển kinh tế vượt bậc cho Hàn
mà còn thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước khác.

2.3.3 Về lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Cũng chính bởi những mâu thuẫn sâu đậm quá khứ, kể cả ở lĩnh vực văn hóa - xã hội,
2 nước cũng khó tạo dựng nên 1 mối quan hệ song phương bền vững, dù cho có sự
liên kết khá chặt chẽ về mặt văn hóa như sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Từ sau
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hàn đã tỏ rõ chính kiến thù ghét những văn hóa
phẩm liên quan đến Nhật, thậm chí, đề ra chính sách “đóng cửa” đối với lĩnh vực văn
hóa Nhật Bản.
Những chính sách này dần được nới lỏng bởi nhu cầu thúc đẩy toàn diện quan hệ giữa
các nước trong khu vực vào những năm cuối thế kỷ XX, từ đó sản phẩm văn hóa như
truyền hình, âm nhạc và phim ảnh của Nhật được phép tiếp cận người dân Hàn Quốc,
cũng như những hoạt động giao lưu được tiến hành luân phiên giữa 2 nước.

13
Qua các đời tổng thống, dần dà tư duy bài ngoại càng giảm bớt, và dường như biến
mất khi Tổng thống Kim Dae Jung đã tuyên bố chính sách “mở cửa” đối với văn hóa
Nhật Bản xem đó là việc làm cần thiết nhằm phát triển văn hóa dân tộc và toàn cầu
hóa văn hóa dân tộc, xóa bỏ lệnh cấm đối với ba lĩnh vực: âm nhạc, điện ảnh và truyện
tranh của Nhật, giúp cho “làn sóng Nhật Bản” có cơ hội được phát triển ở Hàn Quốc,
đánh dấu 1 bước ngoặt lớn trong quan hệ ngoại giao 2 nước. Tuy nhiên, chính sách
này đã gặp không ít trở ngại do những vướng mắc về vấn đề chính trị chưa được giải
quyết giữa hai nước, khiến cho tiến trình hợp tác trên lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng
trở nên gián đoạn trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Dù vậy, Hàn Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách cởi mở với Nhật Bản trên lĩnh vực
văn hóa – xã hội, hướng đến mục tiêu nâng cao các tiêu chuẩn văn hóa, tăng cường
hiểu biết và “xoa dịu” bất đồng chính trị tồn tại dai dẳng ở hai nước. Điều quan trọng
là, chính sách của Hàn Quốc trong lĩnh vực này không chỉ tập trung vào các hoạt động
trao đổi song phương mà còn mở rộng phạm vi hợp tác với các nước trong khu vực
trên các nội dung trao đổi học thuật, tổ chức triển lãm, giới thiệu văn hóa… nhằm hạn
chế sự phản đối từ những người chủ nghĩa dân tộc trong nước đối với việc phát triển
mối quan hệ song phương Hàn – Nhật một cách toàn diện. Trong thời gian cầm quyền
Tổng thống Lee Myung Bak, với chính sách “thực dụng” và đường lối mềm dẻo của
mình, có ý thức về việc tạo dựng mối quan hệ “hướng tới tương lai” với Nhật Bản,
ông Lee định hướng Hàn Quốc không đối đầu trực diện với Nhật Bản về vấn đề sách
giáo khoa lịch sử và tranh chấp chủ quyền, mà chú trọng việc hợp tác cùng với Trung
Quốc thắt chặt giao lưu trên lĩnh vực văn hóa – xã hội nhằm tăng cường hiểu biết đa
phương. Giúp cho các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước như: Triển lãm, biểu
diễn nghệ thuật, xuất bản báo chí,v,v… đã được duy trì và đẩy mạnh, đi kèm với đó là
sự ra đời của “Tuyên bố Jeju” (25-12-2008) và “Tuyên bố Busan” (09-9-2009), Bộ
trưởng Văn hóa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã thiết lập một nền tảng hợp tác
liên Chính phủ thảo luận về các biện pháp thúc đẩy giao lưu văn hóa – xã hội và trao
đổi giữa nhân dân ba nước.Tạo cơ sở cho các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai
nước được duy trì và đẩy mạnh.

IV. Nhận xét về các chính sách của Hàn Quốc đối với các nước khu vực
Đông Á:

Đầu tiên, xét về mặt những thành tựu đạt được bởi những chính sách mà chính quyền
Hàn Quốc đề ra trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI mà đã được nêu ở các phần trước,
ta có :Góp phần thúc đẩy sự ra đời của các nghị quyết hòa bình về vấn đề hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác chủ yếu, từng bước cải thiện
quan hệ và gia tăng liên kết khu vực, và quan trọng nhất là nâng cao vai trò và vị thế
quốc tế của Hàn Quốc. Có thể thấy, trong giai đoạn 1989 - 2010, chính việc đề ra
những chính sách phù hợp, linh hoạt, kịp thời đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong

14
việc tăng cường lợi ích quốc gia, duy trì lợi ích dân tộc, gia tăng liên kết khu vực và
nâng cao vai trò, vị thế của Hàn Quốc trong cộng đồng quốc tế. Kết quả này chứng tỏ
sự trưởng thành, độc lập và ngày càng tự chủ của ngoại giao Hàn Quốc, sau thời gian
dài bị phụ thuộc vào Mỹ.

Dù vậy, do thực hiện lồng ghép nhiều nhiệm vụ quan trọng như cải thiện, phát triển
quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên trên các lĩnh vực chủ
yếu, nâng cao vị thế của Hàn Quốc và thúc đẩy liên kết khu vực, chính sách đối ngoại
của Hàn Quốc thời kỳ này cũng đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản như: Tính kém ổn
định, chưa triệt để, thiếu minh bạch và bộc lộ nhiều tham vọng trong chính sách với
CHDCND Triều Tiên, sự phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm chính trị của cá nhân tổng
thống cầm quyền trong chính sách đối ngoại, chính sách của Hàn Quốc vẫn làm nổi
bật đặc điểm “nóng” về kinh tế, văn hóa – xã hội nhưng “lạnh” về an ninh – chính trị.
Tuy vậy, điều quan trọng nhất ở đây vẫn là chặng đường dài này chính là thực tiễn
sinh động để Hàn Quốc kiểm nghiệm tính đúng đắn, sự hợp lý và hiệu quả của chính
sách từ đó cơ hội cho quốc gia này phát hiện những “mặt trái” trong chiến lược đối
ngoại để kịp thời điều chỉnh và khắc phục, từ đây có thể trở thành bài học cho các
nước khác như Việt Nam, học hỏi thêm từ khuyết điểm để tạo nên nhiều thành công
trong tương lai.

15
Tài liệu tham khảo:

1. Giải mã chính sách của Hàn Quốc đối với Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh
đến đầu thế kỷ XXI - TS.Phan Thị Anh Thư.
2. Chính trị khu vực Đông Bắc từ sau chiến tranh lạnh - TS. Trần Anh Phương
3. Bài báo của KBS về phong trào đấu tranh dân chủ tháng 6 - Phần 23: Từ bị đàn
áp đến bùng nổ chủ nghĩa dân chủ
(https://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=histor
y&id=&board_seq=3700&page=7&board_code=)
4. Hàn Quốc: cơ hội nào cho việc thống nhất 1 dân tộc? - Spiderum
5. Park Chung Hee: Di sản và cái kết đắng cho 1 nhà độc tài - Spiderum
6. Times Asia, I Will Do My Best to Remove the Differences - no.8 (2003)
7. Park Chung Hee (P2) – Tư duy kinh tế sắc sảo của nhà độc tài quân sự -
Spiderum

Mã QR:

16

You might also like