Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Lý Thị Lê Xuân 24A4062420

I. Đúng sai, giải thích


Câu 1: Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ nghĩa vụ đương nhiên
chấm dứt?
- nhận định sai
- vì:
trường hợp bên có nghĩa vụ là cá nhân hoặc pháp nhân chết thì quan hệ nghĩa
vụ chấm dứt khi nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
trường hợp bên có quyền là cá nhân hoặc pháp nhân chết thì quan hệ nghĩa vụ
chấm dứt khi cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế và
pháp nhân chấm dứt tồn tại khi quyền yêu cầu không được chuyển giao cho
pháp nhân khác
căn cứ khoản 8, 9 điều 372, Bộ Luật Dân sự 2015.
Câu 2: Chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự thì luôn phải chịu trách nhiệm dân
sự do vi phạm nghĩa vụ?
- nhận định sai
- vì: chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự không phải chịu trách nhiệm dân sự do vi
phạm nghĩa vụ khi: chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng
hoặc chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự chứng minh được hành vi vi phạm nghĩa
vụ của mình là do lỗi của bên có quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật quy định khác.
căn cứ khoản 2, 3 điều 351, Bộ Luật Dân sư 2015.
câu 3: Tại sao khi chuyển giao nghĩa vụ cho người thứ 3 thì biện pháp bảo đảm chấm
dứt nhưng khi chuyển giao quyền yêu cầu thì biện pháp bảo đảm được tiếp tục?
- khi chuyển giao nghĩa vụ cho người thức ba thì biện pháp bảo đảm chấm dứt
vì:
● căn cứ điều 371, bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp nghĩa vụ có biện
pháp bảo đảm chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”.
● Chuyển giao nghĩa vụ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự mới giữa
chủ thể thế nghĩa vụ và chủ thể có quyền. Chủ thể chuyển giao nghĩa vụ
chấm dứt quan hệ nghĩa vụ với chủ thể có quyền, vì vậy biện pháp bảo
đảm chấm dứt.
● Chuyển giao nghĩa vụ phải chấm dứt biên pháp bảo đảm vì bên thế
nghĩa vụ có thể không thực hiện được biện pháp bảo đảm trước đó
nhưng lại thưc hiện biện pháp bảo đảm khác.
● Đảm bảo quyền lợi cho bên chuyển giao nghĩa vụ, bảo đảm quyền lợi
của bên có quyền.
ví dụ: A cho B vay 3 tỷ. B bảo đảm căn nhà trị giá 3,5 tỷ thuộc quyền sở
hữu của B. Sau đó, B thỏa thuận và chuyển nghĩa vụ trả 3 tỷ của mình
cho C. Biện pháp đảm bảo căn nhà trị giá 3,5 tỷ giữa A và B chấm dứt.
chủ thể có nghĩa vụ không phải B mà là C.
- khi chuyển giao quyền yêu cầu thì biện pháp bảo đảm được tiếp tục vì:
● căn cứ điều 368, Bộ Luật Dân sự 2015: “Trường hơp quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền
yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó”.
● Chuyển quyền yêu cầu làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự mới giữa
chủ thể thế quyền với chủ thể có nghĩa vụ, chỉ làm thay đổi chủ thể thế
quyền, không làm thay đổi chủ thể có nghĩa vụ, chủ thể có nghĩa vụ vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ đó, vì vậy không làm thay đổi biện pháp bảo
đảm
● Chuyển quyền yêu cầu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm nhằm
bảo đảm bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cũng như bảo đảm
quyền lợi của bên có quyền.
ví dụ: A vay B 1 tỷ, A bảo đảm bằng căn nhà trị giá 1,5 tỷ thuộc quyền
sở hữu của A. Sau đó, vì lý do cá nhân, B chuyển quyền yêu cầu của
mình cho C và chuyển cả biện pháp bảo đảm là căn nhà trị giá 1,5 tỷ.
Việc chuyển quyền yêu cầu giữa B và C cần chuyển cả biện pháp bảo
đảm vì bên có nghĩa vụ vẫn là A, đảm bảo A thực hiện đúng nghĩa vụ là
trả C 1 tỷ cũng như bảo đảm quyền lợi nhận 1 tỷ từ A của C.
Câu 4: Mọi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi được xác lập đều phát sinh hiệu
lực đối kháng với người thứ 3?
- nhận định sai
- vì: biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm
giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
căn cứ khoản 1, điều 297, Bộ Luật Dân sự 2015.
ví dụ: Ngân hàng AGRI ký hợp đồng cho B vay 5 tỷ, B thế chấp bằng một máy
công trình trị giá 5,5 tỷ đã đăng ký biện pháp bảo đảm. Sau đó, B bán máy
công trình cho C. Đến hạn, B không trả được nợ cho ngân hàng, ngân hàng có
quyền đòi máy công trình mà C đang nắm giữ vì công trình đó đã đăng ký biện
pháp bảo đảm, có hiệu lực đối kháng với người thứ ba là C. trường hợp không
đăng ký biện pháp bảo đảm thì ngân hàng không có quyền đòi C.
Câu 5: Trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bên bảo đảm luôn phải dùng tài
sản của chính mình để làm tài sản bảo đảm?
- nhận định sai
- vì: tài sản bảo đảm có thể không thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm trong
trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu
căn cứ khoản 1, điều 295, Bộ Luật Dân sự 2015.
ví dụ: A mượn xe máy thuộc quyền sở hữu của B. A làm thủng lốp xe của B và
ra tiệm sửa xe nhờ C sửa. Do không có tiền trả C, A đã dùng tài sản là chiếc xe
thuộc quyền sở hữu của B để làm tài sản bảo đảm, A trả đủ tiền cho C thì A sẽ
lấy được chiếc xe.
Câu 7: Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu?
- nhận định sai
- vì: trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm đã thực hiện được một phần hoặc toàn
bộ nhưng bị vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ không chấm dứt. Bên
nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả
của bên có nghĩa vụ đối với mình.
căn cứ điểm b, khoản 2, điều 29 nghị định 21/2021/NĐ - CP Quy định thi hành
bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
ví dụ: Ngân hàng AGRI cho B vay 5 tỷ, B thế chấp ngân hàng căn nhà trị giá
5,5 tỷ. Ngân hàng AGRI đã giải ngân 1 tỷ thì hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên biện
pháp bảo đảm là B thế chấp căn nhà trị giá 5,5 tỷ không chấm dứt.
Câu 8: Việc ký kết hợp đồng bảo lãnh phải được sự đồng ý của bên được bảo lãnh?
- nhận định sai
vì việc ký kết hợp đồng bảo lãnh phải được bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo
lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
Câu 10: Khi chuyển giao nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm được chuyển giao?
- nhận định sai
- vì: khi chuyển giao nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm chấm dứt, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác
căn cứ điều 371, Bộ Luật Dân sự 2015
Câu 11: Bên nhận bảo đảm chỉ có thể xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ?
- nhận định sai
- vì: bên nhận bảo đảm còn có thể xử lý tài sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật; trường hợp khác do các bên thỏa thuận
hoặc luật có quy định
căn cứ khoản 2, 3 điều 299 bộ luật dân sự 2015
Câu 18: Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên mua luôn chịu rủi ro đối với tài sản kể
từ thời điểm nhận tài sản
- nhận định sai
- vì: theo khoản 2, điều 441, BLDS 2015 thì: đối với hợp đồng mua bán tài sản
mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu
rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời
điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc khoản 1, điều 441, bên mua chịu rủi ro khác nữa
Câu 19: Hợp đồng trao đổi tài sản thực chất là một hợp đồng mua bán kép?
- nhận định đúng
- vì: Trong hợp đồng mua bán tài sản, mỗi bên đều được coi là người bán đối với
tài sản giao cho bên kia và người mua đối với tài sản nhận về nên hợp đồng
mua bán tài sản thực chất là hợp đồng mua bán kép.
căn cứ khoản 4, điều 455, BLDS 2015
Câu 20: Hình thức của hợp đồng tặng cho bất động sản do các bên thỏa thuận
- nhận định sai
- vì: theo khoản 1, điều 459, BLDS 2015: “tặng cho bất động sản phải được lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản
phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật”.
Câu 21: Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản vay đó
- nhận định đúng
- vì: căn cứ điều 464, BLDS 2015 quy định: “bên vay trở thành chủ sở hữu tài
sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản vay đó”.
Câu 22: Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản có thể là vật tiêu hao hoặc vật không
tiêu hao
- nhận định sai
- vì: đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật không tiêu hao. Nếu đối tượng
của hợp đồng mượn tài sản là vật tiêu hao thì bên mượn dùng hết sẽ không trả
lại được mà yêu cầu là phải trả tài sản mượn
căn cứ điều 495, BLDS 2015
Câu 23: Trong hợp đồng vận chuyển tài sản, bên nhận tài sản và bên thuê vận chuyển
tài sản thực chất là một chủ thể
- nhận định sai
- vì: bên nhận tài sản có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba
được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản
- căn cứ khoản 1, điều 538, BLDS 2015
ví dụ: A thuê B vận chuyển chiếc tủ lạnh cho C. Trong trường hợp này thì bên
thuê vận chuyển là A và bên nhận tài sản là C không phải cùng một chủ thể
Câu 24: Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người khác khi có sự đồng ý
của bên ủy quyền.
- nhận định sai
- vì: khoản 1, điều 564, BLDS 2015 quy định bên được ủy quyền được ủy quyền
lại cho người khác trong các trường hợp:
+ có sự đồng ý của bên ủy quyền;
+ do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không
thể thực hiện được.
Câu 25: Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ có thể tự mình quyết định việc
thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn
- nhận định sai
- vì: đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như
đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có
quyền đồng ý
căn cứ điều 409, BLDS 2015.
Bài tập:
Bài 1: 15/01/2021, Mai ký hợp đồng vay Hoa số tiền 500 triệu đồng trong thời hạn 2
năm, lãi suất là 2%/tháng, gốc và lãi sẽ được thanh toán một lần khi hết thời hạn vay.
Đến tháng 7/2022, Mai do bán đất và có khoản tiền dư nên Mai muốn kết thúc hợp
đồng vay vào ngày 30/7/2022. Bình luận các vấn đề trong tình huống trên:
Về lãi suất trong hợp đồng vay
Về quyền trả nợ trước hạn.
Bài làm:
● về lãi suất trong hợp đồng vay:
Theo khoản 1, điều 468, BLDS 2015:
“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được
vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy
định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại
khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.
Lãi suất vay giữa Mai và Hoa là 2%/tháng tức là 2%x 12 tháng = 24% 1 năm
tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, điều 468 trên thì lãi suất không được vượt quá
20%/năm nên lãi suất giữa Mai và Hoa là 24%/năm đang vượt quá lãi suất luật định.
Chỉ tính lãi là 20% giữa Mai và Hoa, còn 4% còn lại không có hiệu lực.
● về quyền trả nợ trước hạn:
Theo quy định tại khoản 2, điều 470 BLDS 2015: “đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và
có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi
theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Theo quy định trên thì Mai có quyền trả nợ trước hạn tuy nhiên phải trả toàn bộ lãi
theo kỳ hạn cho Hoa nhưng phải trả đủ cả lãi trong toàn bộ kỳ hạn là 2 năm là: số tiền
lãi là: 20% x 500 triệu x 2 năm = 200 triệu
tổng phải trả là 500 triệu + 200 triệu = 700 triệu
Bài 2: Tháng 7/2020 ông A đề nghị vay vốn tại NHTMCP Việt Nhật với số tiền
1.000.000.000 đồng, thời hạn 12 tháng, ông dự định sử dụng quyền sử dụng đất tại
thửa đất số 43 tờ bản đồ 156/BĐ tại địa chỉ số 52 phố Lương Minh, phường Nam
Đô, thành phố Hải Phòng mang tên bà B là mẹ đẻ của ông để thế chấp cho khoản
vay tại ngân hàng. Hỏi:
1. Ông có thể vay vốn tại ngân hàng và thế chấp bằng quyền sử dụng đất trên hay
không? Nếu có thì cần thực hiện những thủ tục gì để biện pháp này phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
2. Giả sử hợp đồng vay vốn được ký kết, quyền sử dụng đất được định giá tại thời
điểm vay là 2.500.000.000 đồng. Ông A dự định tiếp tục sử dụng quyền sử dụng
đất này để bảo đảm cho khoản vay tại công ty tài chính Nam Khang với số tiền
vay là 500.000.000 đồng. Hỏi ông A có thể thực hiện dự định của mình được
không và cần phải thực hiện thủ tục như thế nào?
3. Tháng 7/2021, do ông A không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ, NHTMCP Việt
Nhật tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản vay. Quyền sử dụng đất
mang tên bà B được chuyển nhượng cho ông C, tuy nhiên hiện trên diện tích đất
này đang có 1 nhà xưởng do công ty TNHH Shinhan xây dựng để thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh. Biết rằng công ty TNHH Shinhan có ký hợp đồng thuê
mặt bằng với bà B từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2022. Hỏi công ty TNHH
Shinhan có thể tiếp tục thực hiện việc sản xuất kinh doanh trên diện tích đất này
hay không? Tại sao?
Bài làm:
1.
● Ông A có thể vay vốn tại ngân hàng và thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại
thửa đất số 43 tờ bản đồ số 156/BĐ tại địa chỉ số 52 phố Lương Minh, phường
Nam Đô, thành phố Hải Phòng mang tên mẹ đẻ của ông là bà B
Tuy nhiên, việc ông thế chấp bằng quyền sử dụng đất của bà B phải được bà B
đồng ý
Theo quy định tại điều 317, BLDS 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc
một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là
bên nhận thế chấp). Như vậy, theo quy định tại điều 317 thì bên thế chấp không
nhất thiết phải là bên có nghĩa vụ nên trong trường hợp trên, bà B có thể thấp
chấp tài sản là mảnh đất thuộc quyền sở hữu của mình cho ông B. Bà B sẽ trở
thành bên thế chấp, ông A là bên có nghĩa vụ.
● Để biện pháp thế chấp phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì: bà B
phải đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 2, điều 319 BLDS
2015. Trong quá trình đăng ký, cần phải công chứng/chứng thực thì bà B phải
tuân thủ
2. Ông A có thể thực hiện được dự định của mình.
Vì theo khoản 1, điều 296, BLDS 2015 quy định: “Một tài sản có thể được
dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập
giao dịch lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác”.
Trong tình huống trên thì mảnh đất có giá trị 2,5 tỷ đang có giá trị lớn hơn tổng
giá trị nghĩa vụ được bảo đảm là 2,5 tỷ > 1 tỷ nên ông B sẽ được tiếp tục sử
dụng quyền sử dụng đất để thế chấp cho khoản vay tại công ty tài chính Nam
Khang là 500 triệu
Thủ tục mà ông A cần thực hiện là: ông A phải thông báo cho NHTMCP Việt
Nhật biết về việc thửa đất đang được để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vay vốn
tại công ty tài chính Nam khang 500 triệu và phải lập thành văn bản (căn cứ
theo khoản 2, điều 296, BLDS 2015).
3. Công ty Shinhan có tiếp tục thực hiện được việc sản xuất kinh doanh trên diện
tích đất này
Vì: theo quy định tại khoản 2, điều 325, BLDS 2015 quy định thì: do bà B thế
chấp quyền sử dụng đất cho NHTMCP Việt Nhật mà không phải là chủ sở hữu
của nhà xưởng do công ty TNHH Shinhan xây dựng nên khi xử lý quyền sử
dụng đất, công ty TNHH shinhan được tiếp tục sử dụng quyền sử dụng đất
trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình đến thang 4/2022, quyền và nghĩa
vụ của bà B được giao cho NHTMCP Việt Nhật, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.

Bài 3: Ngày 5/7/2021, ông Minh cho bà Mai vay 2,5 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng, lãi
suất 1,8%/ tháng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng mảnh đất mang tên bà Mai (trị giá
trên thị trường tại thời điểm ký hợp đồng là 3 tỷ). Ngày 5/7/2022 bà Mai chưa có khả
năng thanh toán nên đề nghị ông Minh cho thêm thời gian 1 tháng. Đến ngày 5/8/2022
ông Minh yêu cầu nhưng bà Mai vẫn chưa thanh toán được bất kỳ khoản tiền nào.
Hỏi:
1. Thỏa thuận vay ngày 5/7/2021 giữa ông Minh và bà Mai có đúng quy định pháp
luật không? Tại sao? Có gì khác biệt nếu bên cho vay không phải là cá nhân mà
là TCTD.
2. Đến ngày 5/8/2022 ông Minh có thể yêu cầu bà Mai thanh toán những khoản
tiền nào? Giải thích tại sao?
Bài làm:
1.
● Thỏa thuận vay ngày 5/7/2021 giữa Ông Minh và bà Mai không đúng quy định
pháp luật.
Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 468 quy định: “Trường hợp các bên
có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản
tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác”.
Như vậy, thỏa thuận trên của ông Minh và bà Mai là vay 2,5 tỷ đồng lãi suất
1.8%/tháng, vay trong thời hạn 1 năm nên lãi suất 1 năm là 1.8% x 12 tháng =
21.6% là không đúng quy định của pháp luật
Căn cứ theo đoạn 2, khoản 1, điều 468, BLDS 2015: “trường hợp lãi suất theo
thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi
suất vượt quá không có hiệu lực”.
Như vậy, phần lãi suất vượt quá giữa ông Minh và bà Mai là 1.6% không có
hiệu lực. Lãi suất giữa ông Minh và bà Mai theo quy định tại khoản 1 điều 468
có hiệu lực là 20%/năm
● Nếu bên cho vay không phải là cá nhân mà là Tổ chức tín dụng thì: phải xem
xét xem lãi suất, dễ bị lừa.
2. Đến ngày 5/8/2022, Ông Minh có quyền yêu cầu bà Mai thanh toán những
khoản tiền là:
Ông Minh có quyền yêu cầu bà Mai thanh toán tiền nợ gốc là 2,5 tỷ
Ông Minh có quyền yêu cầu thanh toán tiền lãi là 2,5 tỷ x 20% x 1 năm = 500 triệu
Như vậy, tổng tiền mà bà Mai phải trả cho ông Minh là 2,5 tỷ + 500 triệu = 3 tỷ.
Căn cứ theo khoản 1, điều 466, BLDS 2015, điều 463, BLDS 2015.
Bài 4: Ngày 15/8/2019 ông A ký hợp đồng số 01/HĐVT vay ông B 1.000.000.000
đồng, thời hạn 12 tháng, lãi suất 1,8%/ tháng tài sản đảm bảo là một chiếc ôtô cũ
hiệu Toyota đời 2015. Ngày 6/11/2019 ông B ký hợp đồng mua của bà C một căn
hộ chung cư, giá thỏa thuận 1.800.000 đồng. Do không có đủ tiền mặt nên ông B
trả cho bà C 800.000.000 tiền mặt và ký giấy “Chuyển quyền đòi nợ ” số nợ
1.000.000.000 đồng kèm theo tiền lãi trong hợp đồng vay giữa ông A với ông cho
bà C.
Bình luận các vấn đề sau đây:
a. Khi ký giấy “Chuyển quyền đòi nợ” cho bà C, ông B chỉ chuyển giao hợp
đồng vay nợ giữa ông và ông A cho bà C.
b. Đến ngày 15/8/2020, bà C yêu cầu ông A thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền
theo hợp đồng vay số 01/ HĐVT nhưng ông A từ chối thực hiện do ông
không được biết và không đồng ý về thỏa thuận “chuyển quyền đòi nợ” giữa
ông B và bà C.
c. Giả sử ông B có thông báo cho ông A về việc ký giấy “Chuyển quyền đòi
nợ” với bà C. Đến thời hạn thanh toán của hợp đồng vay 01/HĐVT bà C yêu
cầu ông A thực hiện nghĩa vụ trả tiền, tuy nhiên ông A không có khả năng
thanh toán. Bà C yêu cầu ông B phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thay ông A.
Bài làm:
a, Khi ký giấy chuyển quyền đòi nợ cho bà C, ông B chỉ chuyển giao hợp đồng vay
giữa ông và ông A cho bà C:
Theo quy định tại khoản 1, điều 366, BLDS 2015 “Người chuyển giao quyền yêu cầu
phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế
quyền”
Và theo quy định tại điều 368, BLDS 2015 “Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện
pháp bảo đảm đó”
Như vậy, trong tình huống trên thì Bà C là người thế quyền của Ông B đòi nợ A cho
nên ông B phải chuyển giao hợp đồng vay giữa ông B và ông A cho bà C và chuyển
cả biện pháp bảo đảm là một chiếc ôtô cũ hiệu toyota đời 2015 của ông A đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ với ông B.
b, Theo quy định tại khoản 1, điều 369, BLDS 2015 thì: “trường hợp bên có nghĩa vụ
không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không
chứng minh tính xác thực về việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có
quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền”.
Như vậy, trong trường hợp trên ông A từ chối việc thực hiện nghĩa vụ với bà C vì ông
A không biết và không đồng ý về thỏa thuận chuyển quyền đòi nợ giữa ông A và bà C
là có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo khoản 1, điều 369 quy định thì nếu bà C chứng minh
tính xác thực về việc chuyển giao quyền yêu cầu là đã ký giấy chuyển quyền đòi nợ
giữa bà C và ông B thì ông A sẽ phải thực hiện nghĩa vụ.
c. theo quy định tại điều 367, BLDS 2015 “Người chuyển giao quyền yêu cầu không
phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi
chuyển giao quyền yêu cầu, trừ khi có thỏa thuận khác”.
Như vậy, trong tình huống trên, vì ông B đã chuyển giao quyền yêu cầu cho bà C và
đã thông báo cho ông A. Phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa ông A và bà C, chấm dứt
quan hệ nghĩa vụ giữa ông A và ông B. Trường hợp ông A không trả được nợ thì ông
B không phải chịu trách nhiệm và bà C không có quyền đòi ông B thực hiện nghĩa vụ
trả tiền trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Bài 5: K và H (17 tuổi) là học sinh lớp 11 cùng đi học về bằng chiếc xe đạp nam
gióng ngang. K ngồi trên yên và đạp pê-đan; H ngồi trên gióng ngang điều chỉnh tay
lái. Khi đang phóng xe đạp trên đường, do mải cười đùa, K, H đã vượt đèn đỏ và đâm
vào cụ M (70 tuổi) đang đi qua đường, làm cụ ngã, gãy cột sống. Cụ M do bị chấn
thương nặng nên phải nằm liệt, không đi lại được.
Hỏi:
1. Trường hợp này ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cụ M, vì sao?
2. Phân tích các thiệt hại cụ thể trong tình huống trên.
Bài làm:
1. Trong trường hợp trên, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cụ M là:
K và H
Vì: K và H phải liên đới bồi thường thiệt hại theo điều 587, BLDS 2015
Căn cứ theo quy định tại đoạn 2, khoản 2, điều 586, BLDS 2015 quy định
“người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha
mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Như vậy, trong tình huống trên K và H cùng gây thiệt hại cho cụ M, K và H đã
17 tuổi, nằm trong đoạn từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi nên sẽ phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra, nếu K và H không có
đủ tài sản để bồi thường thì phải dùng tài sản của cha mẹ để bồi thường.
Hành vi của K và H đã thỏa mãn dấu hiệu để phát sinh nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại:
thứ nhất, về thiệt hại xảy ra: thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm là cụ M bị ngã,
gãy cột sống khiến cụ bị thương nặng phải nằm liệt, không đi lại được
thứ hai, về hành vi trái luật: là hành vi hành động, K ngồi trên yên và đạp nê-
pan, H ngồi trên gióng ngang điều chỉnh tay lái, do cười đùa nên đã đâm vào cụ
M
thứ ba, về mối quan hệ nhân quả: nguyên nhân là do K và H đã đi phóng nhanh
vượt ẩu xe đạp trên đường, mải nói chuyện nên đâm cụ M khiến cụ ngã và gãy
cột sống nằm liệt không đi lại được.
2. Các thiệt hại cụ thể trong tình huống trên:
thiệt hại xảy ra là vi phạm quy định tại điều 590, BLDS 2015 là thiệt hại về sức
khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại điều 590, BLDS 2015 bao
gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Thứ nhất, thiệt hại về vật chất:
được quy định tại khoản 1, điều 590, BLDS 2015 bao gồm: chi phí hợp lý cho
việc cứu chữa, bồi dưỡng sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm
sóc; thiệt hại khác do luật quy định
Như vậy, theo quy định trên thì thiệt hại về vật chất được xác định trong tình
huống là:
chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị giảm sút của cụ M do bị K và H đâm làm ngã, gãy cột sống
thiệt hại tiếp theo là thu nhập thực tế bị mất của cụ M do bị chấn thương nặng
phải nằm liệt không đi lại được, tuy nhiên cụ M đã 70 tuổi, đã hết độ tuổi lao
động nên khoản thiệt hại này khá khó xác định
ngoài 2 thiệt hại trên thì còn có chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất
của người chăm sóc cụ M
Thứ hai, thiệt hại về tinh thần:
Theo quy định tại khoản 2, điều 590, BLDS 2015 thì ngoài những thiệt hại về
vật chất, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm còn bao gồm cả thiệt hại về tinh
thần. Bên gây ra thiệt hại có thể phải bồi thường thiệt hại về tinh thần một
khoản tiền nhất định cho bên bị thiệt hại
Như vậy, trong tình huống trên thì ông M có thể được bù đắp một khoản tiền về
tinh thần.
Theo điều 593, BLDS 2015
Bài 6: Ngày 12/12/2022, trên đường từ Hà Nội đi Ninh Bình, anh A – do sử dụng
rượu bia đã lái xe oto với tốc độ cao, vượt ẩu, lấn sang phần đường đối diện, suýt đâm
vào một chiếc xe con đi ngược chiều. Rất may người lái xe con là B đã kịp đánh tay
lái vào bên phải đường để tránh trong tích tắc. Xe của B đã đâm vào tường rào nhà chị
C, làm đổ tường, xe của B cũng bị bẹp đầu, vỡ gương, phải sửa chữa mất 70 triệu
đồng. Chị C yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại bức tường đổ là 2 triệu đồng. B cho
rằng do anh tránh xe của A nên mới gây thiệt hại, vì vậy, A phải bồi thường thiệt hại
cho anh và
cho chị C. Hỏi:
1. Thiệt hại xảy ra trong vụ việc trên có phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
hay không? Tại sao.
2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống trên.
3. Phân tích các thiệt hại trong tình huống trên.
Bài làm:
1. Thiệt hại xảy ra không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Vì: Thiệt hại trong vụ việc trên là thiệt hại do hành vi của con người gây ra, cụ
thể là do hành vi của anh A gây ra theo quy định tại điều 596, BLDS 2015,
thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống trên là:
Anh A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B và C
Vì: theo quy định tại khoản 1, điều 596, BLDS 2015 “Người do uống rượu
hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường”
Như vậy trong tình huống trên, do anh A sử dụng rượu bia nên đã lâm vào tình
trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, A đã lái xe với tốc độ cao,
vượt ẩu suýt đâm vào B và B đã kịp thời tránh và đâm vào nhà chị C
Hành vi của B là hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết được quy định tại
điều 595, BLDS 2015 nên B không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Các thiệt hại trong tình huống trên là:
Thiệt hại về tài sản được quy định tại điều 589, BLDS 2015
Theo quy định tại điều 589, BLDS 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ
bao gồm 2 loại thiệt hại là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
Thứ nhất, thiệt hại trực tiếp:
Được quy định tại khoản 1, điều 589 là tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư
hỏng
Trong vụ việc trên, tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng bao gồm: xe của
anh B bị bẹp đầu, vỡ gương và tường rào nhà chị C bị đổ
Thứ hai, thiệt hại gián tiếp:
Được quy định tại khoản 2, điều 589 là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai
thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc
phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định.
Trong vụ việc trên, có các thiệt hại gián tiếp là: lợi ích gắn với việc sử dụng
con xe của B và tường rào nhà chị C bị giảm sút, xe hỏng khó sử dụng được.
Chi phí sửa xe lên tới 70 triệu và chi phí sử tường rào là 2 triệu.
Bài 7: Gia đình ông P đang nuôi một con trâu. Một đêm mưa bão, do cửa chuồng
đóng không chặt nên con trâu đã chạy sang giẫm nát ruộng rau xanh và đạp đổ hết
tường rào phần bà H quây lại để làm bãi trông xe. Sáng ra, bà H phát hiện ra sự việc
nên đã giữ lại con trâu và yêu cầu ông P phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Ông P
không chấp nhận đền bù vì con trâu này ông P thuê của ông K để cày ruộng không
phải thuộc sở hữu của ông. Do ruộng rau bị hỏng hết nên trong liên tục trong 5 ngày
sau đó, bà H phải thuê 3 người đến dọn dẹp, làm lại đất để kịp trồng ngay lại lứa rau
mới và đồng thời, bà cũng không thể trông coi xe cho khách trong thời gian đó.
Hỏi:
1. Trường hợp này ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà H, vì sao?
2. Phân tích các thiệt hại cụ thể trong tình huống trên
Bài làm:
1. Trường hợp này ông P phải bồi thường thiệt hại cho bà M.
Vì hành vi này do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo khoản 2, điều 603,
BLDS 2015
2. Thiệt hại về tài sản bị xâm phạm theo điều 589, BLDS 2015.
Bài 8: Phân biệt hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng thuê khoán tài sản

Tiêu chí Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê khoán tài sản
khái là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
niệm bên cho thuê giao tài sản cho bên đó bên cho thuê khoán giao tài sản
thuê để sử dụng trong một thời hạn, cho bên thuê khoán để khai thác
bên thuê phải trả tiền cho bên cho công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
thuê (điều 472, BLDS 2015) thu được từ tài sản thuê khoán và
bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền
thuê (điều 483, BLDS 2015)
mục thuê tài sản để sử dụng nhằm đáp ứng thuê khoán tài sản để khai thác
đích nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
để đáp ứng nhu cầu sản xuất và
kinh doanh

đối là vật đặc định và không tiêu hao, bao có thể là đất đai, rừng, mặt nước
tượng gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản
dùng (động sản hoặc bất động sản), xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất
quyền sử dụng đất (đối với cá nhân, khác cùng trang thiết bị cần thiết
tổ chức), đối tượng là đất tại các khu (điều 484, BLDS 2015)
công nghiệp, khu chế xuất và các cơ
sở kinh doanh khác
giá thuê - do các bên thỏa thuận hoặc do giá thuê khoán do các bên thỏa
người thứ ba xác định theo yêu thuận; nếu thuê khoán thông qua
cầu các bên, trừ trường hợp đấu thầu thì giá thuê khoán được
luật có quy định khác xác định theo kết quả đấu thầu
- trường hợp không có thỏa (điều 486, BLDS 2015)
thuận hoặc thỏa thuận không
rõ ràng thì giá thuê được xác
định tại giá trị thị trường tại
địa điểm và thời hạn giao kết
hợp đồng thuê (điều 473,
BLDS 2015)
thời hạn - do các bên thỏa thuận, nếu do các bên thỏa thuận. trường hợp
thuê không có thỏa thuận thì xác không có thỏa thuận hoặc có thỏa
định theo mục đích thuê thuận nhưng không rõ ràng thì thời
- trường hợp các bên không hạn thuê khoán được xác định theo
thỏa thuận về thời hạn thuê và chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù
thời hạn thuê không thể xác hợp với đối tượng của mục đích
định được theo mục đích thuê thuê khoán (điều 485, BLDS 2015)
thì mỗi bên có quyền chấm dứt
hợp đồng bất cứ lúc nào,
nhưng phải thông báo cho bên
kia trước một thời gian hợp lý
(điều 474, BLDS 2015)
giao tài Bên thuê phải trả lại tài sản thuê Khi giao tài sản thuê khoán, các
sản trong tình trạng như khi nhận, trừ hao bên phải lập biên bản đánh giá
mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng và xác định giá trị tài sản
tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị thuê khoán
của tài sản thuê bị giảm sút so với Trường hợp không xác định được
tình trạng khi nhận thì bên cho thuê giá trị thì mời người thứ ba xác
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt định và lập thành văn bản
hại, trừ hao mòn tự nhiên. (điều 487, BLDS 2015)
(Điều 476 Bộ luật Dân sự 2015)

chấm Trường hợp có tranh chấp về Bên thuê phải trả lại tài sản thuê
dứt hợp quyền sở hữu đối với tài sản trong tình trạng như khi nhận, trừ
đồng thuê mà bên thuê không được hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng
sử dụng tài sản ổn định thì bên như tình trạng đã thỏa thuận; nếu
thuê có quyền đơn phương giá trị của tài sản thuê bị giảm sút
chấm dứt hợp đồng và yêu cầu so với tình trạng khi nhận thì bên
bồi thường thiệt hại cho thuê có quyền yêu cầu bồi
(khoản 2, điều 478, BLDS 2015) thường thiệt hại, trừ hao mòn tự
nhiên.
(Điều 476 Bộ luật Dân sự 2015)

Bài 9: So sánh hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng trao đổi tài sản

giống - đối tượng: quy định tại điều 431, BLDS 2015 gồm vật, tiền, giấy tờ
nhau có giá và quyền tài sản
- mục đích: sở hữu tài sản
- đặc điểm: đều là hợp đồng song vụ, đều là hợp đồng có đền bù
- giống nhau về các điều khoản như: chất lượng tài sản mua bán (điều
432), giá và phương thức thanh toán (điều 433), thời hạn thực hiện
hợp đồng (điều 434), địa điểm giao tài sản (điều 435), phương thức
giao tài sản (điều 436),...
khác nhau hợp đồng mua bán tài sản hợp đồng trao đổi tài sản
khái niệm là sự thỏa thuận giữa các bên, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
theo đó bên bán chuyển quyền các bên giao tài sản và chuyển quyền sở
sở hữu tài sản cho bên mua và hữu tài sản cho nhau (điều 455, BLDS
bên mua trả tiền cho bên bán 2015)
(điều 430, BLDS 2015)
đặc điểm không là hợp đồng mua bán kép là hợp đồng mua bán kép

nghĩa vụ điều 440, nghĩa vụ trả tiền: bên điều 465, thanh toán giá trị chênh lệch:
thanh mua phải thanh toán tiền cho tài sản trao đổi bị chênh lệch về giá trị thì
toán bên bán các bên phải thanh toán cho nhau phần
chênh lệch đó, trừ thỏa thuận khác hoặc
pháp luật quy định khác
giá hoàn trả toàn bộ số tiền đối với chỉ phải trả phần tăng thêm giá trị tài sản
giá trị tài sản

Bài 10: Chỉ ra điểm khác biệt giữa bán đấu giá tài sản với bán tài sản theo
phương thức thông thường.

tiêu chí bán đấu giá tài sản bán tài sản theo phương
thức thông thường
hình thức văn bản văn bản
lời nói
hành vi
giá phải cao hơn giá khởi 1. Giá, phương thức thanh
điểm thì được nhận tài sản
toán do các bên thỏa thuận
hoặc do người thứ ba xác
định theo yêu cầu của các
bên. Trường hợp pháp luật
quy định giá, phương thức
thanh toán phải theo quy
định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thì thỏa
thuận của các bên phải
phù hợp với quy định đó.
2. Trường hợp không có
thỏa thuận hoặc thỏa thuận
không rõ ràng về giá,
phương thức thanh toán
thì giá được xác định theo
giá thị trường, phương
thức thanh toán được xác
định theo tập quán tại địa
điểm và thời điểm giao kết
hợp đồng.

phí đóng phí nếu muốn tham không cần


gia, được trả lại phí khi
không mua được tài sản
đấu giá
các bên tham gia hợp đồng bên bán, mua và phải có bên bán, mua ngoài ra có
chủ thể cung cấp dịch vụ
thể có bên thứ ba (không
bán đấu giá tài sản
bắt buộc)

giá trị tài sản có giá trị cao có giá trị thấp hơn

You might also like