Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BỘ MÔN LÝ THUYẾT KẾ TOÁN


MÔN: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN

BÀI TẬP NHÓM (CLO4)


NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
CHO KHỞI NGHIỆP

Lớp: 03
Nhóm số: 03
Nhóm trưởng: Lý Thị Lê Xuân Mã sinh viên: 24A4062420
Thành viên:
1. Cao Cự Duy Hưng Mã sinh viên: 22A4010307
2. Tiêu Huyền My Mã sinh viên: 24A4061905
3. Trần Mỹ Tâm Mã sinh viên: 24A4061958
4. Hoàng Thị Thu Trang Mã sinh viên: 24A4062415
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 03

STT Mã sinh viên Họ và tên Nội dung Mức độ đóng


công việc góp %
1 Cao Cự Duy Hưng 22A4010307 Làm bước 5 100%

2 Tiêu Huyền My 24A4061950 Làm bước 3, 100%


4
3 Trần Mỹ Tâm 24A4061958 Làm bước 6 100%

4 Hoàng Thị Thu 24A4062415 Làm bước 1, 100%


Trang 2

5 Lý Thị Lê Xuân 24A4062420 Tổng hợp nội 100%


dung, sửa
word, làm câu
hỏi 1, bước 7
LỜI CAM ĐOAN
Lời đầu tiên nhóm chúng em xin được gửi tới cô Đỗ Ngọc Trâm, giảng viên bộ
môn Nguyên lý kế toán – Học viện Ngân hàng lời cảm chân thành và sâu sắc nhất, cảm
ơn cô đã hướng dẫn tận tình cho bài tập lớn của nhóm chúng em lần này. Nhóm chúng em
chúc cô ngày càng hạnh phúc và thành công hơn nữa trên con đường giảng dạy!
Tiếp theo, nhóm chúng em xin cam đoan tất cả số liệu và nội dung trong bài tập
nhóm này đều do nhóm tự làm. Những nội dung tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo
trình liên quan đều được nhóm trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Nếu phát hiện có sự sao chép,
nhóm chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đại diện nhóm
MỤC LỤC
Câu 1: Tìm các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp (Trích dẫn các nguồn liên quan cụ
thể)........................................................................................................................................5
Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết
để lập kế hoạch cụ thể..........................................................................................................6
Bước 1: Đánh giá bản thân................................................................................................6
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp...........................................................................8
Bước 3: Nghiên cứu công việc..........................................................................................9
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính..............................................................................11
Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệp học vấn trước khi bước vào nghành Luật..................13
Bước 6: Cân nhắc tính cần thiết và tính ổn định của công việc:.....................................13
Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng.......................................................15
Câu 1: Tìm các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp (Trích dẫn các nguồn liên quan
cụ thể).
Trong giai đoạn hiện nay, khởi nghiệp là cụm từ được tìm kiếm và được nhắc tới
nhiều nhất. Có rất nhiều khái niệm liên quan tới khởi nghiệp, chẳng hạn:
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, khởi nghiệp là bạn đã ấp ủ một công việc kinh
doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản
lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ
mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý
tưởng của riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp.
Khởi nghiệp còn được hiểu là việc bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường
thấy là thành lập một doanh nghiệp. Cá nhân có ý định tự mình làm chủ để kinh doanh
một lĩnh vực nào đó.
Hay có thể hiểu khởi nghiệp chính là quá trình hiện thực các ý tưởng bán hàng,
gồm cả giai đoạn thành lập, vận hành công ty và duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Theo quan niệm của xã hội, khởi nghiệp là khi bạn có ý tưởng kinh doanh riêng và
bắt tay vào thành lập cho mình một doanh nghiệp. Bạn chính là người trực tiếp quản lý
việc điều phối và kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có thể quản lý với tư cách là
Co-Founder ( người đồng sáng lập).
Khởi nghiệp chính là việc một cá nhân hay một nhóm nào đó đã ấp ủ ý tưởng kinh
doanh riêng, giờ đây họ bắt tay vào tiến hành thực hiện dự án để đưa sản phẩm hoặc dịch
vụ mới của mình ra thị trường, hay là một thứ gì đó đã có mặt trên thị trường nhưng theo
cách riêng của họ.
Có thể hiểu, khởi nghiệp là sự tự lập, tự xây dựng trong kinh doanh. Bạn sẽ tự tạo
nên, tự sáng lập hoặc đồng sáng lập nên một doanh nghiệp, một công ty của chính mình.
Chính bạn sẽ là người quản lý, người làm chủ và mọi mặt hàng, sản phẩm của công ty
đều sẽ được bán ra theo ý tưởng, kế hoạch của bạn. Đây là một loại hình lao động vô cùng
quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay và được nhiều người đặc biệt là giới trẻ quan
tâm
Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện
cần thiết để lập kế hoạch cụ thể.
 Nghề nghiệp lựa chọn: Luật sư
Bước 1: Đánh giá bản thân
Đánh giá bản thân là khả năng tự nhận xét, phát hiện những kỹ năng, tố chất, năng
lực đặc thù của riêng mình theo những khía cạnh mà mình đang xem xét. Đây được xem
là quá trình mỗi người tự đối diện với chính mình, tìm hiểu những ẩn số bên trong, so
sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn cuộc sống xung quanh. Đánh giá bản thân bao gồm
đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
- Sở thích:
Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen có khả năng đem lại
cho con người niềm vui, sự phấn khích, thư giãn trong một khoảng thời gian. Sở thích
cũng là từ chỉ sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định khiến bản
thân người có sở thích cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hoặc có động lực để theo đuổi.
Sở thích là yếu tố mà mỗi cá nhân đều nắm rõ. Mỗi người sẽ có những sở thích
giống hoặc khác nhau. Những sở thích lành mạnh sẽ khiến bản thân mỗi cá nhân trở nên
tốt đẹp hơn theo từng ngày. Bởi vậy, là sinh viên chúng ta cần phát huy những sở thích
lành mạnh như đọc sách, báo; cập nhật tin tức thường xuyên; rèn luyện sức khỏe;…Và
thay đổi, triệt tiêu những thói quen xấu như ngủ nhiều, dành hàng giờ lướt Facebook,
Instagram,…Là một sinh viên chuyên nghành Luật kinh tế, bản thân nhận thấy có những
sở thích sau:
+ Đọc sách: Thường xuyên dành thời gian rảnh để đọc sách liên quan đến pháp
luật (Kỹ năng hành nghề Luật sư tư vấn,…), đọc trên web (thư viện pháp luật, báo pháp
luật,…)
+ Cập nhật tin tức pháp luật trong nước cũng như trên thế giới
+ Nghiên cứu: ham muốn học hỏi, quan sát câu chuyện của những người xung
quanh. Theo dõi các vụ án để có thêm nhiều kiến thức.
+ Học ngoại ngữ
+ Nghe podcast
+ Ngủ
- Tính cách:
Tính cách là một yếu tố luôn luôn tồn tại trong mỗi con người. Và, mỗi người sẽ có
tính cách khác nhau. Đây là yếu tố quan trọng để cá nhân lựa chọn ngành nghề phù hợp
với bản thân. Nếu chưa hiểu rõ về tính cách của bản thân, sinh viên có thể làm những bài
trắc nghiệm tính cách, hỏi mọi người xung quanh,…để hiểu rõ hơn về tính cách của mình.
Sinh viên có những nét tính cách tốt sẽ dễ dàng thích nghi, hòa hợp với môi trường làm
việc và ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Tính cách được chia thành hai kiểu chủ
yếu là tính cách tốt và tính cách xấu. Chúng ta nên học tập cách loại bỏ những tính cách
xấu như ích kỷ, vụ lợi, ganh ghét,…và phát huy những tính cách tốt như hòa đồng,…
Những nét tính cách tốt sẽ giúp sinh viên dễ thích nghi, hòa hợp với môi trường làm việc
và dễ dàng ghi mắt đối với các nhà tuyển dụng. Bản thân nhận thấy có tính cách:
+ Cầu toàn: luôn sống có kế hoạch, cẩn thận. Tuy nhiên, với tính cách này bản thân
thường xảy ra xung đột trong quá trình là việc với mọi người xung quanh.
+ Quyết tâm: trong học tập đạt được bằng cử nhân Luật loại giỏi, quyết tâm tham
gia các cuộc thi do Khoa Luật tổ chức. Quyết tâm đạt mục tiêu đề ra
+ Tự tin: Sẵn sàng đứng trước đám đông, thuyết trình trên lớp, đi làm thêm học tập
nhiều kỹ năng.
+ Kiên trì: với những bài tập khó, những tình huống phức tạp tìm tòi học hỏi để
giải quyết tốt hơn.
- Kỹ năng:
Theo một bài báo đăng tải gần đây, trong quá trình phỏng vấn, kiến thức chỉ chiếm
4%, kỹ năng chiếm 26% và thái độ chiếm 70%. Vì vậy kỹ năng thực sự rất quan trọng.
Mỗi sinh viên cần đánh giá đúng các kỹ năng mà bản thân đã có và rèn luyện cac kỹ năng
chưa có để phù hợp với công việc mình lựa chọn. Nhận thấy đã có những kỹ năng như
sau:
+ Giải quyết vấn đề: Bản thân luôn thích ứng được sự thay đổi của các vấn đề xung
quanh, giải quyết tốt các vấn đề cá nhân. Tham gia làm việc nhóm và có khả năng giải
quyết được các tình huống phát sinh trong nhóm.
+ Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng vẫn còn kém, cần học hỏi nhiều hơn. Tiếp xúc
giao lưu với nhiều người trong các môi trường khác nhau
+ Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, xử lý tình huống: còn khá kém, bản thân thấy
cần phải học hỏi nhiều hơn.
+ Kỹ năng tin học văn phòng còn khá tốt
- Kiến thức:
+ Hiện tại đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Luật kinh tế tại Học Viện Ngân
Hàng. Đã được học các kiến thức lý luận chung, và một số môn liên quan đến luật
chuyên ngành như Luật dân sự, luật hình sự, xây dựng văn bản pháp luật,…
+ Bản thân nhận thấy còn thiếu các chứng chỉ ngoại ngữ. Điểm trung bình còn khá
thấp
- Tài chính:
Nguồn tài chính còn hạn hẹp bởi bản thân đang là sinh viên năm 2, có một công việc
làm thêm nhưng vẫn chưa có được khoản thu nhập ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào bố
mẹ.
Như vậy, thông qua quá trình đánh giá bản thân, bản thân nhận thấy được những
điểm mạnh và yếu của bản thân. Sinh viên cần phát huy điểm mạnh của mình, khắc phục
điểm yếu , trau dồi, học hỏi thêm những điều bản thân còn thiếu sót để trở thành một ứng
viên tiềm năng hơn cho ngành nghề mà mình đã chọn.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là một tuyên bố được xác định rõ ràng giải thích nghề nghiệp
mà một cá nhân dự định theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình. Điều quan trọng là mỗi
nhân viên hoặc người tìm việc phải xác định mục tiêu nghề nghiệp của họ một cách rõ
ràng. Nó giúp họ đưa ra các kế hoạch hành động hiệu quả. Xác định mục tiêu không cụ
thể có thể dẫn tới sự thất vọng. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta nên tránh việc
hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn:
- Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu có thể đạt được trong vòng sáu tháng đến ba
năm.
+ Phát triển các kỹ năng cần thiết của một Luật sư, từ kỹ năng cơ bản đến kỹ
năng nâng cao
+ Chủ động học tập, tiếp thu các ý kiến của thầy cô trong chuyên ngành Luật.
Tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với ngành học để tích lũy kinh nghiệm, phục
vụ cho công việc sau này.
+ Hoàn thành chương trình học với bằng tốt nghiệp loại giỏi
+ Học tập ngoại ngữ, học thêm các chứng chỉ khác ngoài bằng cử nhân, thạc sĩ
Luật
+ Có nguồn tài chính vững vàng để học tập lấy các chứng chỉ và thành lập
Công ty Luật
- Mục tiêu dài hạn: mục tiêu dài hạn chính là trở thành một nhà Luật Sư trong tương
lai và tiến xa hơn để thành lập được một công ty Luật cho riêng mình.
Bước 3: Nghiên cứu công việc
- Mô tả công việc:
Theo oxford, Luật sư được hiểu là: “person who is trained and qualified to advise
people about the law and to represent them in court, and to write legal documents”. Tạm
dịch: “một người được đào tạo và có trình độ để tư vấn cho mọi người về luật pháp và đại
diện cho họ trước tòa, và viết các văn bản pháp lý”.
Theo quy định tại điều 2, Luật Luật sư năm 2015: “Luật sư là người có đủ tiêu
chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo
yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).”
Các công việc chính của Luật sư:
 Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công.
 Tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát
sinh
 Thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình kiện tụng, cung cấp hồ sơ kiện tụng cho
cơ quan Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài
 Đại diện cho Công ty/ Khách hàng trong quá trình đàm phán
 Làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật trong các trường hợp cần thiết
 Nghiên cứu, cập nhật quy định pháp luật chuyên ngành theo yêu cầu của công việc
 Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu
 Bên cạnh những công việc trên thì luật sư còn thực hiện các công việc khác theo
chỉ đạo của cấp trên như tham gia hội thảo, đi công tác, gặp gỡ khách hàng,…
- Cơ hội công việc:
Hiện nay, cơ hội việc làm của nghề Luật sư rất rộng mở tại Việt Nam. Bạn có
thể thấy công việc Luật sư tại cac cơ quan, tổ chức như:
+ Các doanh nghiệp: các công ty, tập đoàn lớn thường xuyên tuyển dụng vị trí
Luật sư cho công ty của mình, yêu cầu bạn phải có trình độ kiến thức và kỹ năng cao.
Chẳng hạn như Deloitte,…
+ Ngân hàng: Tại các ngân hàng, vị trí Luật sư rất được quan tâm bởi Luật sư
có vai trò quan trọng đối với các Ngân hàng, giúp tư vấn cho Ngân hàng và đảm bảo
các dịch vụ pháp lý.
Ngoài ra còn có các tổ chức khác.
- Yêu cầu công việc:
+ Yêu cầu về bằng cấp:
Để trở thành một Luật sư, bạn phải có tối thiểu các bằng cấp sau đây:
Thứ nhất, bằng cử nhân Luật. Bạn có thể học tập và đem lại cho mình bằng cử
nhân Luật khi tham gia theo học tại các trường đại học như Đại học Luật Hà nội, Đại
học Luật – Đại học Quốc gia Hà nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tư pháp, Đại học
Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh,…
Thứ hai, có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Sau khi đăng kí lớp
học chương trình đào tạo Luật sư tại Học viện Tư Pháp (thời hạn 12 tháng), bạn sẽ
được cấp bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư
Thứ ba, thực tập tại tổ chức hành nghề Luật sư. Sau khi bạn tốt nghiệp chương
trình đào tạo Luật sư, bạn sẽ phải trải qua kỳ thực tập hành nghề Luật sư với thời gian
12 tháng.
Thứ tư, sau khi trải qua hết khoảng thời gian thực tập, bạn phải đạt số điểm nhất
định tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. Nếu bạn không đạt điểm theo quy
định thì sẽ phải chờ đăng ký tham gia kỳ kiểm tra lại ở lần kế tiếp.
Thứ năm, được cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, được cấp thẻ hành nghề
Luật sư. Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân
làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp,
xin gia nhập một Đoàn Luật sư và xin cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư
Việt Nam cấp.
Thứ sáu, sau khi được cấp thẻ hành nghề Luật sư, bạn sẽ được làm việc với tư
cách là một Luật sư tại các doanh nghiệp, tổ chức mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, để có thể có một công việc dễ dàng hơn thì cần có các chứng chỉ ngoại
ngữ IELTS, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và các chứng chỉ khác như chứng chỉ CPA
+ Yêu cầu về kỹ năng:
Để trở thành một Luật sư, bạn không chỉ phải đáp ứng đủ các tiêu chí về mặt kiến thức
mà còn phải có cho mình những kinh nghiệm. Những kỹ năng mà một người làm Luật
sư phải có bao gồm:
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng phản biện
 Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu sắc
 Kỹ năng đàm phán
 Kỹ năng sắp xếp thời gian hiệu quả
 Kỹ năng soạn thảo văn bản
 Kỹ năng làm việc dưới áp lực tốt
- Mức lương:
Luật sư là một công việc có vai trò quan trọng, đòi hỏi nhân sự phải có những kiến
thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhất định. Do đó, mức lương cho một
Luật sư sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như khả năng làm việc của mỗi người.
Cụ thể, mức lương của một Luật sư mới vào nghề là 4 – 6 triệu/tháng, 10 triệu/tháng
đối với Luật sư đã có 3 năm kinh nghiệm. Và khi đã có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm
thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 15 triệu/tháng.
Thực tế, nếu một Luật sư có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm hơn nữa thì bên cạnh lương
cứng, Luật sư sẽ nhận được các khoản hoa hồng và các chính sách phúc lợi khác cũng
giúp lương của Luật sư cao hơn.
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính
Để trở thành một Luật sư, yêu cầu cần phải có bằng cử nhân Luật, chứng chỉ hành
nghề Luật sư và các chứng chỉ ngoại ngữ cũng như bằng cấp khác. Vì vậy, việc cân nhắc
tình hình tài chính là điều rất quan trọng. Học phí của một số trường và lệ phí thi các
chứng chỉ sẽ như sau:
- Học phí Học viện Ngân hàng: 290.000/tín chỉ
- Chi phí từ 4.0 IELTS lên 7.0 IELTS tại Prep.vn là khoảng 11.000.000 VNĐ
- Lệ phí thi kỳ thi IELTS là:
 Lệ phí thi kỳ thi IELTS trên giấy (Academic & General Training) giá là 4.664.000
VNĐ
 Lệ phí thi kỳ thi IELTS trên máy tính (Academic & General Training) giá là
4.664.000 VNĐ
 Lệ phí thi kỳ thi IELTS UKVI: 5.252.000 VNĐ và IELTS Life Skills giá là
4.414.000 VNĐ
- Chi phí học lớp học hành nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp là 20.150.000 VNĐ/
khóa học
- Chi phí học lên Thạc sĩ Luật tại Học viện Tư pháp là 99.650.000 VNĐ/01 người
học
- Chi phí học lên Tiến sĩ Luật tại Trường đại học Luật – Đại học Quốc Gia Hà nội là
khoảng 23.125.000 VNĐ/học kỳ
- Lệ phí của chứng chỉ CPA: CPA (Certified Public Accountants ) chứng chỉ hành
nghề kế toán – kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước
hoặc quốc tế.
 Tổng chi phí cho kỳ thi CFA dao động từ $ 2,600- $ 8,000 cho cả 3 Levels, trong
đó:
Level 1 : $1,200–$3,000
Level 2 : $700–$2,500
Level 3 : $700–$2,500
 Theo thông tin từ Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến thì lệ phí thi CPA là
200.000 VNĐ/môn thi. Để hoàn thành chứng chỉ phải thi 7 môn. Vậy nên phải tiêu
tốn thêm 1.400.000 VNĐ để có được chứng chỉ CPA
Khi đã trở thành một Luật sư, sẽ mở một công ty Luật cho riêng mình. Ước ượng
tài chính để mở một công ty Luật:
 Chi phí thuê mặt bằng: 86 m2 khoảng 70 triệu/tháng
 Chi phí mua sắm các trang thiết bị: Trước khi mua các trang thiết bị, cần lập một
danh sách chi tiết các loại trang thiết bị dự kiến sẽ mua và tham khảo giá ở một vài
nơi đáng tin cậy để lên ngân sách một cách tiết kiệm nhất, chính xác nhất.
Các trang thiết bị cần mua khi thành lập một công ty Luật là: máy tính để bàn, máy
in, máy quét tài liệu, tủ đựng hồ sơ, máy thu âm, máy chụp hình, điện thoại để bàn,
máy sao chụp tài liệu, phần mềm tính phí dịch vụ pháp lý và ứng dụng tra cứu văn
bản quy phạm pháp luật,… Dự tính khoảng 150 triệu
 Chi phí trả lương cho nhân viên:
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, công ty cần tuyển dụng những ứng viên
nào có thể làm được nhiều loại công việc để tận dụng, ở nhiều vị trí khác nhau
trong bối cảnh công ty chưa có hoặc có rất ít công việc pháp lý của khách hàng để
giảm chi phí lương phải chi trả.
Do đó, một công ty luật mới thành lập cần:
+ 1 giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật
+ 1 luật sư tranh tụng
+ 1 luật sư tư vấn
+ 2 trợ lý luật sư kiêm thư ký để hỗ trợ luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn
+ 1 kế toán kiêm thủ quỹ
+ 1 lễ tân kiêm văn thư
Do vậy, tiền chi trả cho nhân viên gồm:
+ Lương cố định và các khoản trợ cấp, thưởng khác
+ Chi phí cho trang phục, khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các hoạt động vui chơi,
giải trí cho nhân viên
Dự tính khoảng 2500 triệu/tháng
 Chuẩn bị góp vốn:
Cần tìm nguồn tài chính để chi trả các chi phí dự kiến nêu ở trên. Nguồn tài
chính của công ty ở thời điểm mới thành lập chủ yếu dựa vào nguồn tiền tiết kiệm
của bản thân; nguồn vốn của người hợp tác cùng; tiền được người thân cho vay,
mượn; vốn vay ngân hàng của bản thân, của những người thân trong gia đình hay
từ nguồn vay phục vụ mục đích cá nhân.
Dự tính dưới 2 tỷ đồng
 Nộp thuế môn bài (lệ phí kinh doanh): trường hợp vốn đăng ký đúng dưới 2 tỷ
đồng như trên thì thuế môn bài là 1 triệu/năm
 Nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp: chưa ước lượng được
 Lên ngân sách:

Lên ngân sách cho việc thành lập và duy trì công ty trong một khoảng thời gian từ 3
đến 6 tháng, phụ thuộc vào việc hoạt động hành nghề luật sư cá nhân hay hợp tác với
những luật sư khác

Cần định hướng lĩnh vực pháp luật nào là lĩnh vực pháp luật chính của công ty và
định hướng đối tượng khách hàng chính, từ đó lên ngân sách cho việc quảng cáo công ty

Cần xác định các loại chi phí chính phải trả định kì hàng tháng gồm tiền lương, phúc
lợi và các khoản bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên; chi phí thuê văn phòng; chi phí thuế
(thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,…); chi phí điện
nước; chi phí đi lại; chi phí văn phòng phẩm.

Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệp học vấn trước khi bước vào nghành Luật
Tính chất công việc của nghề Luật sư luôn yêu cầu ứng viên phải có bằng cử nhân
Luật, ưu tiên bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ cho các vị trí. Các chuyên nghành mà một Luật sư
thường học là chuyên nghành Luật chung, chuyên ngành Luật kinh tế, ngành Luật Quốc
tế, nghành Luật hình sự,….
Để thăng tiến hơn trong công việc, trước khi bước vào nghề Luật bạn có thể nâng
cấp profile bản thân bằng cách học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc học thêm các chứng chỉ khác
như IELTS, CPA,…
Luật sư là một nghề yêu cầu có kỹ năng và kiến thức vững chắc, để trở thành một
Luật sư, bạn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Về kiến thức:
- Nắm chắc các kiến thức chuyên ngành: Luật Dân sự, Luật thương mại, xây dựng
văn bản,…
Về kỹ năng:
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng tranh biện
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng chịu được áp lực
Bước 6: Cân nhắc tính cần thiết và tính ổn định của công việc:
- Tính cần thiết của công việc
Theo quy định tại điều 2, Luật Luật sư năm 2015: “Luật sư là người có đủ tiêu
chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo
yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).” Nghề Luật sư
thực sự cần thiết đối với đời sống con người. Tính cần thiết của nghề Luật sư được thể
hiện như sau:
Thứ nhất, Luật sư là ngành nghề đề cao vị trí, vai trò của pháp luật đối với Nhà
nước và đời sống xã hội. Đây là nghề nghiệp có đặc trưng riêng so với các ngành nghề
khác. Việc làm luật gắn liền với thực thi quyền lực Nhà nước, quyền, nghĩa vụ cơ bản của
công dân, cơ quan, tổ chức, gắn với hoạt động áp dụng, vận dụng pháp luật, là nghề lao
động trí óc độc lập và chỉ tuân theo luật pháp, là nghề sử dụng kiến thức tổng hợp của
nhiều khoa học khác nhau.
Khi xã hội phát triển với sự phân công lao động xã hội ở mức độ ngày càng sâu sắc
đã xuất hiện những nghề nghiệp độc lập liên quan đến luật pháp. Nhiều nghề liên quan
đến luật pháp ra đời và mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước .
Nghề luật bao gồm các lĩnh vực làm luật, xây dựng luật (lập pháp); bảo vệ pháp luật, bảo
vệ công lý với tư cách độc lập nhân danh Nhà nước; thực thi pháp luật với tư cách nhân
danh cơ quan, cá nhân có thẩm quyền (hành pháp); làm công tác bổ trợ tư pháp;... Tất cả
các lĩnh vực nói trên đều hướng tới mục tiêu đề cao pháp luật, bảo vệ công lý, giữ vững
ổn định kinh tế, đời sống văn hoá xã hội của nhân dân.

Thứ hai, Luật sư là nghề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, bảo vệ quyền con người, đảm bảo công lý, công bằng xã hội
Đây là ngành nghề có tính nhân văn sâu sắc, luật sư hành nghề không chỉ vì mục
tiêu kinh tế đơn thuần mà còn còn có sứ mệnh cao cả, thực hiện chức năng xã hội. Bằng
năng lực chuyên môn và kỹ năng, luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân
chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh
tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Nghề luật có tính nhân văn sâu sắc xét về phương diện lịch sử, xuất phát từ nhu
cầu đòi lại công bằng cho các tầng lớp bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột. Mặt khác, nghề
luật sư xuất phát từ quyền lợi của nhân dân nên được nhân dân ủng hộ và dần dần thu hút
nhiều người tham gia bào chữa trước tòa. Vậy trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, vị trí,
vai trò của luật sư ngày tiếp tục được đề cao, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức và bảo vệ nền công lý.

- Tính ổn định của công việc:

Trong vài năm tới, Việt Nam ước tính sẽ cần tới khoảng 18,000 nhân sự ngành luật.
Luật kinh tế là một trong những lĩnh vực thiếu nhân lực trầm trọng nhất trong ngành này.
Nhu cầu tuyển dụng dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa bởi nhu cầu của con người ngày
càng cao và bởi chính vai trò vô cùng quan trọng của luật kinh tế trong xã hội hiện đại.
Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Các công ty nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài,... không ngừng được mở
rộng và phát triển. Nó đặt ra yêu cầu phải xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ, để
vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, vừa đảm bảo một môi trường kinh doanh lành
mạnh

Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam hiện đã trở thành đối tác, có
quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, gia nhập
nhiều tổ chức quốc tế như: WTO, IMF, WBG, APEC,... với các mối quan hệ quốc tế đang
ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế –
xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng đặt nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam
trước sức ép cạnh tranh hơn, không chỉ tại thị trường thế giới mà ngay cả thị trường trong
nước. Song hành với đó là những rủi ro và tranh chấp pháp lý quốc tế (về đầu tư, thương
mại, tài chính, sở hữu trí tuệ….) mà các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam
phải đối mặt cũng ngày càng tăng, yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc trong
quá trình hội nhập cũng càng trở nên cấp thiết. Do đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp
lý của luật sư trong việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong các quan hệ có tính quốc tế của
người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đang không ngừng ra tăng, trở thành nhu
cầu khách quan, tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể, luật sư am hiểu về luật
pháp quốc tế có thể phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy
định của pháp luật, vừa đảm bảo sự tương thích của nội luật với các quy định của điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, vừa bảo đảm được các lợi ích quốc gia, lợi ích
chính đáng cho quốc gia khi hội nhập toàn cầu; việc cần luật sư tư vấn, giải quyết tranh
chấp, khắc phục rủi ro pháp lý rất quan trọng và thiết thực. Tóm lại, điều này cho thấy cơ
hội cho các luật sư trẻ tương lai là vô cùng lớn… bởi trong thời đại nào, bất kể là cá nhân
hay đoàn thể đều cần tới sự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng với sự hiện diện của
những luật sư có chuyên môn trình độ và đạo đức.

Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng:


 Lập kế hoạch cụ thể:
- Học tập chăm chỉ, hiểu sâu, hiểu rõ, nắm chắc kiến thức các môn nền tảng và giành
được điểm A, A+ đối với các môn học thuộc chuyên ngành Luật kinh tế như Lý luận Nhà
nước và Pháp luật, Luật Hiến Pháp, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật
Thương mại,...
- Giành được giải thưởng tại các cuộc thi về Pháp Luật, đạt được học bổng tại
trường đại học cũng như các học bổng khác.
- Do tính chất của nghề Luật sư phải có bằng cử nhân đại học, ưu tiên bằng thạc sĩ
hoặc tiến sĩ Luật nên cần phấn đấu giành được bằng cử nhân Luật kinh tế loại giỏi tại Học
viện Ngân hàng, có được chứng chỉ hành nghề Luật sư tại Học viện Tư Pháp, có bằng
Thạc sĩ luật tại Học viện Tư Pháp, bằng Tiến sĩ Luật tại Trường Đại học Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
- Trong quá trình học đại học, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, nâng cao
kỹ năng mềm trên lớp cũng như ngoài xã hội. Ví dụ: kỹ năng phản biện, kỹ năng nói
trước đám đông, kỹ năng đọc, kỹ năng mở rộng các mối quan hệ, kỹ năng quản lý thời
gian, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lãnh đạo... đó là những kỹ năng vô cùng quan
trọng đối với một Luật sư
- Hiện nay, biết nhiều ngoại ngữ rất quan trọng đối với Luật sư nên bản thân cần
phải trau dồi, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Anh, có chứng chỉ Tiếng Anh 7.0, ngoài ra
nếu có thể thì sẽ học thêm tiếng Đức
- Luật sư là một nghề mà cần phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực vì vậy
bản thân cần phải biết thêm các kiến thức về tài chính - ngân hàng, kế toán,...cố gắng
giành được các chứng chỉ như CPA.
- Chủ động thực tập tại các văn phòng Luật, công ty Luật để trau dồi kiến thức, học
tập các kinh nghiệm của những người đi trước.
- Khi tìm được công việc cụ thể thì tích cực, chăm chỉ làm việc, trau dồi các kỹ năng
nhiều hơn nữa. Luôn luôn hoàn thành tốt công việc được giao, giải quyết các vụ án kỹ
lưỡng. Những năm đầu là một Luật sư, sau khi học hỏi được nhiều kỹ năng, có các chứng
chỉ và có nguồn tài chính đầy đủ sẽ mở một công ty Luật riêng.
 Hành động cụ thể:
- Năm 1, 2, 3, 4:
+ Phân bổ thời gian học tập hiệu quả trong ngày, những môn quan trọng sẽ học trước
những môn không quan trọng
+ Trong quá trình học tập trên lớp, luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực giơ tay
phát biểu xây dựng bài học, luyện đề thi để giành được điểm cao. Chủ động tìm đọc các
tài liệu liên quan đến lĩnh vực Luật pháp ngoài giáo trình, ngoài những kiến thức thầy cô
giảng dạy trên lớp.
+ Tham gia các cuộc thi như SPirit of law, nghiên cứu khoa học,...
+ Thường xuyên cập nhật tình hình Pháp luật trong nước (các thông tư, nghị định thường
xuyên biến đổi) và Pháp Luật thế giới
- Năm 3 ( tháng 8 năm 2023), bắt đầu luyện thi chứng chỉ IELTS
- Năm 4 ( tháng 8 năm 2024), bắt đầu đi thực tập tại công ty/văn phòng luật và hoàn
thành kỳ thực tập theo yêu cầu tại Học viện Ngân hàng, tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
với bằng cử nhân Luật kinh tế loại giỏi, đạt 7.0 IELTS
- Tháng 1 năm 2025, học khóa đào tạo nghề luật sư tại Học viện tư Pháp (12 tháng)
- Năm 2026, tiến hành tập sự hành nghề luật sư
- Năm 2027, tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. Đạt điểm tại kỳ
kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư.
- Năm 2028, được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và tiến hành làm công việc Luật

- Năm 2029, tiếp tục làm việc và học thạc sĩ Luật tại Học viện tư Pháp, luyện thi
chứng chỉ CPA
- Năm 2032, tiếp tục làm việc Luật sư, có bằng thạc sĩ Luật, chứng chỉ CPA
- Năm 2034, tiếp tục công việc và học Tiến sĩ Luật tại Trường Đại học Luật - Đại
Học Quốc gia Hà nội
- Năm 2039, có bằng Tiến Sĩ Luật
- Tháng 1 năm 2040 huy động nguồn vốn từ cha mẹ, bạn bè, người thân và dùng tiền
của bản thân để thành lập công ty Luật
- Tháng 12 năm 2040, thành lập Công ty Luật cho riêng mình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://diendandoanhnghiep.vn/khoi-nghiep-la-gi-can-nhung-yeu-to-nao-va-lam-sao-
de-khoi-nghiep-thanh-cong-130630.html
2. https://www.finhay.com.vn/khoi-nghiep
3. https://kynangquantri.com/khoi-nghiep-la-
gi.html#Khoi_nghiep_la_gi_Khai_niem_ve_khoi_nghiep
4. https://www.goffice.vn/article/khoi-nghiep-la-gi-phan-loai-cong-ty-khoi-nghiep-
215.html
5. https://muaban.net/blog/khoi-nghiep-la-gi-118988/
6. https://talentbold.com/danh-gia-ban-than-ky-nang-giup-ban-tim-kiem-viec-lam-nhanh-
chong-1087-ns
7. https://emdep.vn/kham-pha/so-thich-la-gi-so-thich-co-quan-trong-khong-10-so-thich-
dua-ban-den-thanh-cong-20220715105649817.htm
8. https://acabiz.vn/blog/xac-dinh-muc-tieu-nghe-nghiep-nhu-the-nao
9. https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/lawyer?q=lawyer
10. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Van-ban-hop-nhat-03-VBHN-
VPQH-Luat-luat-su-302320.aspx

You might also like