Bài tập buổi 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Bài giảng về kỹ thuật chạy góc trong hình học

Nguyễn Việt Dũng

Ngày 8 tháng 7 năm 2024

Kỹ thuật biến đổi góc là một kỹ thuật cơ bản trong hình học. Khi học tập hình học ở dưới
cấp THCS, có thể nói đây là phương pháp cơ bản và quan trọng nhất. Lên cấp THPT, chúng ta
sẽ nâng cao và phát triển kỹ thuật này.
Ta sẽ bắt đầu bằng việc nêu ra và phát triển các kết quả được sử dụng và học rất kỹ ở cấp
THCS:

1 Một số kết quả đã học về góc


1.1 Tứ giác nội tiếp
Định lý 1. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). Khi đó ta có :

1. BAC
[ = BDC
\

2. BCD \ = 180◦
\ + BAD
⌢ ⌢

\ = sđAB + sđCD
3. Nếu gọi X là giao của AC và BD thì AXB
2

1.2 Tam giác và một số vấn đề liên quan


Trước hết ta bàn về tính chất về góc của tâm ngoại tiếp:
Định lý 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Khi đó ta có :

1. BOC
\ = 2BAC
[

2. BCO \ = 90◦ − BAC


\ = CBO [

Note: Ta lưu ý rằng định lý trên cũng có chiều đảo, cụ thể nó được phát biểu như sau:
Định lý 3. Cho tam giác ABC.

1. Nếu BAC
[ nhọn và điểm O nằm cùng phía A đối với BC thỏa mãn OB = OC và BOC
\=
2BAC
[ thì O là tâm ngoại tiếp tam giác ABC.

2. Nếu BAC
[ tù và điểm O nằm khác phía A đối với BC thỏa mãn OB = OC và BOC
\ =
2(180◦ − BAC)
[ thì O là tâm ngoại tiếp tam giác ABC.

Dưới đây là các tính chất của các điểm đặc biệt khác trong tam giác:
Định lý 4. Cho tam giác ABC có trực tâm H, tâm nội tiếp I, tâm bàng tiếp góc A là Ia . Khi đó
ta có các kết quả sau:

1
\ = 180◦ − BAC
1. BHC [

[ = 90◦ + BAC
[
2. BIC
2

◦ BAC
[
3. BI a C = 90 −
\
2
Ta chú ý với kết quả sau về tam giác đồng dạng để chứng minh các góc bằng nhau (Điều này
ta sẽ nói rõ hơn khi nói về phép đồng dạng) :

Định lý 5. Cho △ABC ∼ △A′ B ′ C ′ . Lấy các điểm P ∈ BC, P ′ ∈ B ′ C ′ . Khi đó, các mệnh đề sau
tương đương:
PB P ′B′
1. = ′ ′
PC PC

2. P[ ′ A′ B ′
AB = P\

3. AP
[ ′P ′B′
B = A\

1.3 Góc và vấn đề tiếp xúc


Bên cạnh đó, ta có kết quả cơ bản và quan trọng sau về góc khi nói đến vấn đề tiếp xúc:

Mệnh đề 1. Xét tam giác ABC nội tiếp (O). d là 1 đường thẳng qua A. At là nửa đường thẳng d
nằm ở nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B. Khi đó d tiếp xúc với (O) khi và chỉ khi tAC
d = ABC.
[

Bên cạnh đó ta cũng chú ý đến mệnh đề sau:

Mệnh đề 2. Hai đường tròn (O) và (O′ ) có điểm chung là T . Khi đó (O) và (O′ ) tiếp xúc với
nhau khi và chỉ khi tiếp tuyến tại T của hai đường tròn trùng nhau.

1.4 Góc và yếu tố thẳng hàng


Các kết quả sau cho chúng ta thấy vai trò của việc chạy góc trong một số bài toán hình học:

Mệnh đề 3. Xét tia Ax và các điểm B, C cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ Ax thoả mãn xAB
[ = xAC.
[
Khi đó A, B, C thẳng hàng.

Mệnh đề 4. Cho tia Ax và các điểm B, C nằm khác phía đối với Ax. Khi đó A, B, C thẳng hàng
khi và chỉ khi xAB [ = 180◦ .
[ + xAC

Hệ quả 1. Cho A nằm giữa B và C. Hai điểm D, E nằm khác phía đối với BC. Khi đó A, D, E
thẳng hàng khi và chỉ khi DAB
\ = EAC
[

2 Bài toán cơ sở
Trong mục này, ta sẽ đề cập đến các bài toán cơ bản có ứng dụng quan trọng và là cơ sở của nhiều
khái niệm quan trọng sau này:

Bài 1: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn qua B, C cắt AB, AC tại E, F . Chứng minh
EF ⊥ AO.

2
Bài 2: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Tiếp tuyến tại A cắt BC tại T . Phân giác trong BAC
[ cắt
 2
TB AB
BC tại D. Chứng minh T D2 = T A2 = T B.T C và = .
TC AC

Bài 3: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). M là điểm chính giữa cung BC không chứa A. M A cắt
BC tại A′ . Chứng minh rằng M I 2 = M B 2 = M C 2 = M A.M A′ .

Bài 4: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có trực tâm H. M là trung điểm BC. P là một điểm bất
kỳ trên (O).P1 , P2 đối xứng với P qua BC và qua M . Chứng minh P1 , P2 , B, C, H cùng nằm
trên 1 đường tròn.

Bài 5: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). Lấy E ∈ AC, F ∈ BD sao cho EF ∥ BC. Chứng minh
E, F, A, D cùng thuộc 1 đường tròn.

Bài 6: Cho tam giác ABC có D ∈ BC, E ∈ CA, F ∈ CB. Chứng minh ba đường tròn (AEF ), (BF D), (CED)
có 1 điểm chung.
Note: Điểm chung này được là điểm Miquel ứng với bộ ba điểm (D, E, F ) của tam giác
ABC.

Bài 7: Cho tứ giác lồi ABCD. E = AB ∩ CD, F = AD ∩ BC. Chứng minh rằng các đường tròn
(EAD), (ECB), (F AB), (F DC) có điểm chung.
Note: Tứ giác ABCD cùng với 2 điểm E, F được gọi là tứ giác toàn phần ABCD.EF .
Điểm chung này được gọi là điểm Miquel của tứ giác toàn phân ABCD.EF .

Bài 8: Cho tam giác ABC có trực tâm H. Các đường cao AD, BE, CF . Chứng minh H là tâm nội
tiếp tam giác DEF và A, B, C là các tâm bàng tiếp của △DEF .

Bài 9: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). D ∈ (O). A1 , B1 , C1 lần lượt là hình chiếu vuông góc của
D lên BC, CA, BA. Chứng minh A1 , B1 , C1 thẳng hàng.

3 Góc giữa hai đường thẳng và một số kết quả có ích


Ta đã biết hai đường thẳng d1 , d2 cắt nhau tạo thành 4 góc trong đó có 2 cặp góc đối đỉnh. Người
\
ta sẽ gọi góc không tù trong 4 góc trên là góc giữa hai đường thẳng d1 , d2 . Ký hiệu là (d 1 , d2 )
Ta quy ước: Góc giữa hai đường thẳng song song bằng 0.
Như vậy có thể thấy: Góc giữa hai đường thẳng không bao giờ tù, tức là giá trị của
nó luôn nằm trong đoạn [0◦ , 90◦ ].
Từ định lý về tổng ba góc trong 1 tam giác , ta thấy được:
\
Mệnh đề 5. Cho ba đường thẳng phân biệt d1 , d2 , d3 . Khi đó trong 3 góc (d \ \
1 , d2 ); (d2 , d3 ); (d1 , d3 ),

hoặc có tổng bằng 180 hoặc có 1 góc bằng tổng của hai góc còn lại.

Mệnh đề 6. Cho góc α và đường thẳng d. Lấy A ∈ d. Khi đó, tồn tại đúng 2 đường thẳng d′ qua
\
A thoả mãn (d ′ , d) = α.

Ngoài ra ta cũng chú ý một số kết quả đáng chú ý sau:


\
Mệnh đề 7. Cho các đường thẳng d1 , d2 , d3 , d4 . Nếu d1 ⊥ d2 , d3 ⊥ d4 thì (d \
1 , d3 ) = (d2 , d4 ).

Lưu ý: Về mặt chặt chẽ, ta không có chiều đảo được. Tức là không có mệnh đề:
\
Mệnh đề 8. Cho các đường thằng d1 , d2 , d3 , d4 . Nếu d1 ⊥ d2 và (d \
1 , d3 ) = (d2 , d4 ) thì d3 ⊥ d4 .

3
Tuy nhiên ta có thể dùng được mệnh đề trên trong một số thế hình ví dụ như sau:

Thế hình 1

Thế hình 2

Mệnh đề 9. Cho các đường thẳng d1 , d′1 , d2 , d′2 thoả mãn (d


\ \′ ′ ′
1 , d2 ) = (d1 , d2 ). Giả sử d1 ∥ d1 . Khi
đó d2 ∥ d′2 hoặc đường thẳng đối xứng với d2 qua d1 song song d′2 .

4
Đường thẳng đối xứng với d2 qua d1 song song d′2 .

d′2 song song với d2

4 Bài tập đề nghị


Bài 1: Cho tam giác ABC. Một đường tròn (O′ ) qua B, C cắt AB, AC lần lượt tại F, E. Chứng
minh EF song song với tiếp tuyến tại A của (O).

Bài 2: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). D là điểm nằm trên tiếp tuyến tại C của (O). Các điểm
E, F lần lượt là hình chiếu của D lên CA, CB. Chứng minh EF ⊥ AB.

Bài 3: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). E ∈ AB, F ∈ AC. M ∈ EF .

1. Chứng minh rằng (BM E), (CM F ), (O) có điểm chung, gọi là T .
2. Chứng minh rằng EF tiếp xúc với (BM C) khi và chỉ khi (T EF ) tiếp xúc với (O)

Bài 4: Cho tam giác ABC nhọn có cạnh BC nhỏ nhất. S là điểm chính giữa cung BAC của (BAC).
SA cắt BC tại T . A′ đối xứng với A qua BC. SA′ cắt (O) tại điểm thứ hai là U . Chứng
minh T A = T U .

5
Bài 5: Cho tam giác ABC cố định có D dịch chuyển trên BC. Ob , Oc lần lượt là tâm của (ABD), (ADC).
Chứng minh rằng tâm của (AOb Oc ) dịch chuyển trên 1 đường thẳng cố định.

Bài 6: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có tâm nội tiếp I. Đường thẳng qua I vuông góc với AI cắt
AB, AC tại F, E. Gọi R là giao điểm khác I của (BIF ) và (CIE).

1. Chứng minh: RF là phân giác của BRA;


[ RE là phân giác của CRA.
[
2. Chứng minh rằng (REF ) tiếp xúc với AB, AC và tiếp xúc với (O).

Bài 7: Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I. (I) tiếp xúc với BC, CA, BA tại lần lượt D, E, F . BI
cắt EF tại T . AI cắt DF tại J. Chứng minh:

1. BT
[ C = 90◦ .
2. T J ∥ BA.

Bài 8: Cho tứ giác nội tiếp ABCD. E = AB ∩ CD, X = AC ∩ BD, F = AD ∩ BC. Chứng minh
rằng:

1. Đường phân giác trong của AED


\ song song với đường phân giác trong của AXD.
\
2. Phân giác trong của AF
[ B vuông góc với đường phân giác trong của AED.
\

Bài 9: (IMO Shortlist 2010/G1) Cho tam giác ABC nhọn với các đường cao AD, BE, CF . Gọi P
là điểm chung của EF và (O). BP cắt DF tại Q. Chứng minh QA = AP .

Bài 10: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). Gọi A1 , B1 , C1 , D1 lần lượt là tâm nội tiếp tam giác
BCD, ACD, ABD, ABC. Chứng minh rằng A1 B1 C1 D1 là hình chữ nhật.

Bài 11: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). I1 , I2 lần lượt là tâm nội tiếp của các tam giác DAC, DBC.
Lấy T là điểm chính giữa cung AB không chứa C, D của (O).

1. Lấy E là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng I1 I2 song song với phân giác của
AEB.
[
2. Chứng minh rằng T I1 = T I2 .

Bài 12: Cho tam giác ABC có ba đường cao AA1 , BB1 , CC1 . N, P lần lượt là hình chiếu vuông góc
của C1 lên AA1 , BB1 . Chứng minh N P chia đôi B1 C1 , C1 A1 .

Bài 13: Cho hình vuông ABCD. E là điểm bất kỳ trên cạnh BC. Dựng hình vuông BEF K nằm
ngoài hình vuông ABCD. AE ∩ CK = M, KE ∩ CA = N . Chứng minh rằng D, N, M, F
thẳng hàng.

Bài 14: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). G = AC ∩ BD. Chứng minh rằng:

1. (GAB), (GCD), (OAD), (OBC) có điểm chung là T .


2. GT
[ O = 90◦ .
3. GT, AB, CD đồng quy.

Bài 15: (IMO 2013) Cho tam giác ABC với trực tâm H. Một điểm W dịch chuyển trên BC, nằm
giữa B và C. Các điểm M, N là chân đường cao kẻ từ B và C của tam giác ABC. Vẽ đường
kính W X của (W BN ) và đường kính W Y của (W CM ). Chứng minh X, Y, H thẳng hàng.

Bài 16: Cho tam giác ABC có P bất kỳ. Pa , Pb , Pc lần lượt là điểm đối xứng với P qua BC, CA, BA.
Chứng minh rằng:

6
1. (APb Pc ), (BPa Pc ), (CPa Pb ), (ABC) cùng đi qua 1 điểm.
2. (ABPc ), (BCPa ), (ACPb ), (Pa Pb Pc ) cùng đi qua 1 điểm.
Bài 17: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn qua B, C cắt AB, AC tại E, F . CE ∩ BF = X.
Phân giác BXC
\ cắt BC tại D. S là điểm chính giữa cung BAC của (O). Chứng minh
SD, AX cắt nhau tại 1 điểm trên (O).

Bài 18: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). M là chân đường phân giác trong của ACB.
[ CM cắt (O)
tại điểm thứ hai là N . Đường thẳng qua M vuông góc CB cắt cung BC nhỏ tại X. Đường
thẳng qua C vuông góc AX cắt BA tại Y . Chứng minh rằng X, Y, N thẳng hàng.
Bài 19: Cho tam giác ABC.(B, AC) cắt tia đối tia BA, tia đối tia BC lần lượt tại Ba , Bc . Định nghĩa
tương tự cho Ca , Cb , Ab , Ac . Chứng minh rằng Ba , Bc , Ca , Cb , Ab , Ac cùng thuộc 1 đường tròn.
Bài 20: Cho (O) đi qua B, C cố định. A dịch chuyển trên cung lớn BC. Vẽ đường cao CC ′ . Lấy M
là trung điểm của AC. Chứng minh rằng C ′ M đi qua 1 điểm cố định khi A dịch chuyển.
Bài 21: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Một điểm P bất kỳ.
Oa , Ob , Oc lần lượt là tâm của (BP C), (CP A), (BP A).
1. Chứng minh (BOa Oc ), (COa Ob ), (AOc Ob ), (O) cùng đi qua 1 điểm.
2. Chứng minh (Oa BC), (Ob AC), (Oc AB), (BAC) cùng đi qua 1 điểm.
Bài 22: Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O). M là điểm dịch chuyển trên cung nhỏ BC của (O).
P, Q, R lần lượt là hình chiếu của M lên OA, OB, OC. I là tâm nội tiếp tam giác P QR. D
là hình chiếu của M lên BC. Chứng minh rằng D, K, Q, R đồng viên.

Bài 23: Cho tam giác ABC. Hai tia Ax, Ay đối xứng với nhau qua phân giác BAC.
[ Đường tròn qua
B, C cắt AB, AC tại U, V . Ax cắt U V, BC tại L, W . Ay cắt U V, BC tại R, S. Chứng minh
rằng L, W, R, S đồng viên.
Bài 24: Cho góc xOy.
d Lấy các điểm Z, T nằm trong xOy.d A, B lần lượt là hình chiếu của Z lên
Ox, Oy; C, D lần lượt là hình chiếu của T lên Ox, Oy. Chứng minh rằng A, B, C, D đồng
viên khi và chỉ khi OZ, OT đối xứng với nhau qua phân giác trong xOy.
d
Note: Nếu hai tia OZ, OT đối xứng với nhau qua phân giác trong xOyd thì OZ, OT được
nói là hai tia đẳng giác trong xOy.
d

Bài 25: (IMO 2017) Cho R, S là hai điểm phân biệt trên đường tròn Ω sao cho RS không phải là
đường kính. Cho l là tiếp tuyến tại R của Ω. Lấy T sao cho S là trung điểm của RT . Lấy
J trên cung nhỏ RS của Ω sao cho đường tròn ngoại tiếp Γ của tam giác JST cắt l tại hai
điểm phân biệt. Gọi A là giao điểm gần R nhất của Γ và l. Đoạn AJ cắt lại Ω tại K. Chứng
minh rằng KT tiếp xúc với Γ.
Bài 26: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). E là giao của AC và BD. S1 , S2 lần lượt là điểm chính
giữa cung AB không chứa E của (EAB) và điểm chính giữa cung CD không chứa E của
(ECD). Chứng minh rằng OS1 = OS2 .
Bài 27: (IMO 1985) Cho tứ giác ABCD nội tiếp, Giả sử tồn tại 1 đường tròn tiếp xúc vơi AD, BC, CD
và có tâm nằm trên đoạn AB. Chứng minh AD + BC = AB.

Bài 28: (Canada 1997/4) Cho hình bình hành ABCD với điểm O nằm trong thoả mãn AOB
[ +
\ = 180◦ . Chứng minh OBC
COD \ = ODC.\

You might also like