Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Công nghệ cô đặc chân không

1. Khái niệm
Công nghệ cô đặc chân không là một quy trình công nghệ được sử dụng để giảm
lượng dung môi, thường là nước, trong dung dịch bằng cách bay hơi dưới áp suất
thấp hơn áp suất khí quyển. Thiết bị cô đặc chân không là thiết bị được sử dụng
cho phương pháp cô đặc bằng chân không: để tạo chân không, sử dụng áp suất
chân không vào việc giảm nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc. Với áp suất chân
không, thấp hơn áp suất khí quyển, dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi
dưới 100 độ C.
Nhiệt độ sôi của dung dịch thấp sẽ giảm tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh
so với khi cô đặc ở áp suất thông thường. Quá trình này giúp dung dịch giữ được
chất lượng, không bị biến chất ở nhiệt độ cao.
2. Cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không
– Nồi cô đặc chân không: tùy vào sản lượng sản xuất mà dung tích nồi thay đổi.
Kết cấu của từng hệ thống sẽ có 1 nồi hay nhiều nồi cô đặc.
– Motor khuấy
– Máy bơm hút chân không
– Bình chân không
– Bộ giải nhiệt ngưng tụ
– Bình chứa nước ngưng tụ
– Tháp nguội nước
– Bơm ly tâm
– Bể nguyên liệu.
 Dưới đây là hình ảnh về cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không
Hình 1: Cấu tạo thiết bị cô đặc chân không 1 nồi

3. Các phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không
Có 2 Phương pháp cô đặc chân không:
 Phương pháp cô đặc bằng nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt, dung môi từ trạng
thái lỏng sẽ chuyển thành hơi nước.
 Phương pháp cô đặc lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ, dung môi kết tinh thành
dạng rắn làm tăng nồng độ cho dung dịch. Tùy vào áp suất và tính chất của
dung môi mà có nhiệt độ kết tinh khác nhau.
4. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống máy bơm hút chân không hoạt động, hút loại bỏ không khí trong nồi
cô, tạo môi trường chân không trong nồi cô đặc. Áp suất chân không làm giảm
nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc. Dung dịch nhanh sôi và loại bỏ hơi nước
nhanh chóng.
Trong quá trình đó, motor khuấy tạo lực ly tâm bổ sung nhằm ngăn va đập và
thay đổi mức chất lỏng trong nồi chưng cất. Bên cạnh đó, lực ly tâm giúp làm
tăng bề mặt bay hơi.
Quá trình làm việc, dòng khí và hơi nước được bơm chân không đưa ra ngoài nồi
cô đặc. Chúng được giải nhiệt và ngưng tụ để đảm bảo an toàn cho bơm, đồng
thời loại bỏ nhanh hơi nước thoát ra ngoài.
5. Ưu, nhược điểm của công nghệ cô đặc chân không
Ưu điểm:
 Tiết Kiệm Năng Lượng: Sử dụng ít năng lượng hơn so với cô đặc ở áp suất
khí quyển do nhiệt độ sôi thấp hơn.
 Bảo Toàn Chất Lượng: Giảm thiểu sự phân hủy nhiệt của các thành phần
nhạy cảm.
 Hiệu Quả Cao: Có thể xử lý được nhiều loại dung dịch khác nhau với hiệu
suất cao.
Nhược điểm:
 Chi Phí Đầu Tư Cao: Các hệ thống cô đặc chân không thường có chi phí đầu
tư ban đầu cao do yêu cầu về bơm chân không, thiết bị ngưng tụ, và hệ
thống điều khiển phức tạp. Ngoài ra, còn yêu cầu bảo trì thường xuyên và kỹ
lưỡng để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
 Yêu Cầu Kỹ Thuật Cao: Cần hệ thống điều khiển chính xác để duy trì các
thông số như áp suất và nhiệt độ trong giới hạn tối ưu.
Tài liệu
Hoàng Đình Hòa. Hướng dẫn thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm. NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 2015.
Phạm Văn Bôn. Quá trình và Thiết bị trong công nghệ hóa học và thực phẩm -
Tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2008.

You might also like