Nguyen Ly Thong Ke (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

GV: Nguyễn Hữu Bảo

Trang 0
CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ


I – Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê học
1) Khái niệm :
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn nhằm mục đích tìm hiểu bản chất và
tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.
2) Đối tượng nghiên cứu của thống kê học :
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với
mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn diễn ra trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể .
Hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội thống kê nghiên cứu bao gồm :
- Các hiện tượng về của cải, nguồn tài nguyên, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên đất
nước …
- Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất của cải vật chất xã hội, tình hình phân phối sản
phẩm xã hội .
- Các hiện tượng về dân số như : số lượng dân số, kết cấu, sự biến động, phân bố dân số
……
- Các hiện tượng về đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân.
- Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị, xã hội như : cơ cấu cơ quan nhà nước và đoàn thể
……
Nghiên cứu thống kê là phải tìm cách lượng hoá hiện tượng thành các con số, thông qua
những cách thức xác định và xử lý mặt lượng của hiện tượng một cách khoa học, có thể tìm
hiểu và nhận thức đúng đắn bản chất và quy luật vận động của nó.
Tìm hiểu và nhận thức đúng đắn thực trạng hiện tượng, xu hướng vận động, mối liên hệ
của hiện tượng, từ đó, đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, hoạch định các chính sách kinh
tế xã hội có liên quan đến sự phát triển hiện tượng và sự phát triển của nền kinh tế.
3) Nhiệm vụ của thống kê học :
Khoa học thống kê có các nhiệm vụ nghiên cứu sau :
- Phản ánh trung thực về mặt lượng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội : phục vụ
tốt cho sự lãnh đạo và quản lý các hoạt động đó của các cơ quan, của Đảng và Nhà
nước.
- Tổng kết, đánh giá thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của doanh nghiệp, của ngành và
từng địa phương, góp phần tổng kết thành tựu phát triển các mặt của đất nước.
- Cung cấp số liệu cần thiết cho việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch và chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của doanh nghiệp, ngành, địa phương và cả nước, kiểm tra và
đánh giá việc thực hiện kế hoạch qua từng thời kỳ.
- Đảm bảo tài liệu cho việc thông tin, tuyên truyền, động viên thi đua trong doanh nghiệp,
trong ngành và trên toàn quốc.
II – Một số khái niệm thường dùng trong thống kê
1) Thống kê tổng thể và đơn vị tổng thể trong thống kê
Tổng thể thống kê (tổng thể chung): là hiện tượng số lớn, bao gồm những đơn vị (hoặc
phần tử) thuộc đối tượng nghiên cứu, cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng
theo một hoặc một số đặc điểm nào đó.
Đơn vị tổng thể : là các đơn vị (phần tử) cá biệt cấu thành tổng thể
Như vậy, thực chất của việc xác định tổng thể là xác định các đơn vị tổng thể. Đơn vị
tổng thể là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thống kê, vì nó chứa đựng những thông
tin ban đầu cần cho việc nghiên cứu .

Trang 1
Các đơn vị tổng thể chỉ giống nhau ở một số mặt, còn các mặt khác không giống
nhau. Trong một số trường hợp các đơn vị tổng thể không biểu hiện rõ ràng nên rất khó xác
định . Tuỳ trường hợp nghiên cứu cụ thể, chúng ta gặp các loại tổng thể sau :
+ Tổng thể bộc lộ : là tổng thể gồm các đơn vị mà ta có thể trực tiếp quan sát hoặc nhận
biết được (tổng thể nhân khẩu, tổng thể các trường đại học Việt nam … )
+ Tổng thể tiềm ẩn : là tổng thể gồm các đơn vị mà ta không trực tiếp quan sát hoặc nhận
biết được. Muốn xác định ta phải thông qua một hay một số phương pháp trung gian nào đó
(tổng thể những người yêu thích nghệ thuật cải lương, tổng thể những người mê tín dị đoan
…)
+ Tổng thể đồng chất : là tổng thể bao gồm các đơn vị giống nhau ở một hay một số đặc
điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: Dân số nước Việt Nam bao gồm những người dân có cùng Quốc tịch Việt Nam.
Tổng số doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thuộc công ty dệt X bao gồm các doanh
nghiệp theo chức năng dệt do Nhà nước đầu tư vốn và quản lý. Số công nhân sản xuất trực
tiếp của doanh nghiệp bao gồm những người lao động của doanh nghiệp có cùng đặc trưng
cơ bản là trực tiếp sử dụng công cụ lao động tham gia quá trình sản xuất của doanh nghiệp...
+ Tổng thể không đồng chất : là tổng thể gồm các đơn vị khác nhau ở những đặc điểm chủ
yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng thể lao động của Doanh nghiệp xét theo giới tính là tổng thể không đồng chất.
Tổng số doanh nghiệp sản xuất CN xét trên góc độ thành phần kinh tế là tổng thể không
đồng chất...
Việc xác định một tổng thể là đồng nhất hay không đồng nhất là tuỳ thuộc vào mục
đích nghiên cứu cụ thể. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu thống kê chỉ có ý nghĩa khi nghiên
cứu trên tổng thể đồng nhất. Hay nói cách khác, tổng thể thống kê là tổng thể đảm bảo được
tính số lớn và tính đồng nhất .
+ Tổng thể chung : là tổng thể gồm một số tất cả các đơn vị thuộc phạm vi hiện tượng
nghiên cứu đã được xác định.
+ Tổng thể bộ phận : là tổng thể chỉ bao gồm một số đơn vị thuộc phạm vi hiện tượng
nghiên cứu đã được xác định.
Ví dụ: Tổng dân số là tổng thể chung, tổng thể bộ phận là tổng dân số nam, tổng dân số nữ.
Tổng thể thống kê có thể là hữu hạn, cũng có thể là vô hạn (không thể hoặc khó xác định
được số đơn vị như tổng thể trẻ sơ sinh, tổng thể sản phẩm do một loại máy sản xuất ra … ).
Cho nên khi xác định tổng thể thống kê không những phải giới hạn về thực thể (tổng thể là
tổng thể gì), mà còn phải giới hạn về thời gian và không gian (tổng thể tồn tại ở thời gian
nào, không gian nào)
2) Tiêu thức thống kê
Tiêu thức thống kê là khái niệm dùng để chỉ một đặc điểm nào đó của các đơn vị
tổng thể. Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể, mỗi đơn vị
tổng thể có nhiều đặc điểm. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, một số đặc điểm của đơn vị
tổng thể được chọn và tiến hành điều tra thu thập các thông tin theo chúng, các đặc điểm
này gọi là tiêu thức thống kê. Ví dụ trong tổng thể nhân khẩu, mỗi người là một đơn vị tổng
thể có rất nhiều đặc điểm, khi nghiên cứu nhân khẩu ta thu thập thông tin theo các tiêu thức
như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo … Đơn vị tổng thể
được làm rõ đặc trưng của nó qua các tiêu thức : thực thể, thời gian và không gian.
a) Tiêu thức thực thể :
Tiêu thức thực thể nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể, cho phép ta phân biệt đơn vị này
với đơn vị khác trong tổng thể. Tiêu thức thực thể gồm 2 loại : tiêu thức thuộc tính và tiêu
thức số lượng .
• Tiêu thức thuộc tính : phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể, thông tin theo loại tiêu
thức này không biểu hiện trực tiếp bằng con số, cho nên loại tiêu thức này còn được gọi

Trang 2
là tiêu thức phi lượng hoá. (giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc ….) Tiêu thức thuộc
tính có thể biểu hiện trực tiếp, cũng có thể biểu hiện gián tiếp.
+ Tiêu thức có thể biểu hiện trực tiếp là tiêu thức mà thông qua biểu hiện của nó ta có thể
hiểu đầy đủ, chính xác về đơn vị tổng thể. Ví dụ : tiêu thức giới tính có hai biểu hiện : nam,
nữ … tiêu thức dân tộc có các biểu hiện : Kinh, Tày, Nùng … tiêu thức hình thức sở hữu có
biểu hiện : toàn dân, tập thể, cá thể …
+ Tiêu thức có biểu hiện gián tiếp là tiêu thức phải thông qua nhiều biểu hiện ta mới nhận
thức được về đơn vị tổng thể. Ví dụ : tiêu thức nhân cách; tiêu thức đời sống vật chất, đời
sống tinh thần … mỗi tiêu thức này có nhiều biểu hiện, mỗi biểu hiện không cho ta nhận
thức đầy đủ về đơn vị tổng thể mà chỉ cho ta nhận thức một phần về đơn vị tổng thể. Các
biểu hiện gián tiếp của tiêu thức thuộc tính gọi là các chỉ báo thống kê .
• Tiêu thức số lượng : là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp thành con số, cho nên còn gọi là
tiêu thức lượng hoá. Trị số của tiêu thức số lượng gọi là lượng biến. Ví dụ độ tuổi, trọng
lượng, số lượng công nhân, số lượng sản phẩm, năng suất lao động … là các tiêu thức số
lượng .
b) Tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian
Tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian phản ánh điều kiện lịch sử cụ thể. Hai tiêu
thức này có giá trị của các chỉ dẫn về đối tượng nghiên cứu và về những đơn vị tổng thể .
3) Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê là sự biểu hiện mặt lượng gắn với mặt chất của các mặt, các tính chất
cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể .
Căn cứ vào nội dung có thể chia chỉ tiêu thống kê thành hai loại :
a) Chỉ tiêu khối lượng
Chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ số
nhân khẩu, số trường học, số doanh nghiệp, diện tích gieo trồng, giá trị sản xuất …
Có những chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng chung của tổng thể (dân số, số doanh
nghiệp, số trường học, số sp sản xuất ra … ). Các chỉ tiêu này nói lên mức độ đã đạt được
của tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Có những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của tổng thể theo
hàng loạt tiêu thức khác nhau. Ví dụ số lượng dân số theo độ tuổi, giới tính, dân tộc, nghề
nghiệp … số lượng doanh nghiệp theo ngành, địa phương, thành phần kinh tế …
b) Chỉ tiêu chất lượng
Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh của hiện
tượng nghiên cứu, ví dụ giá thành đvsp là một chỉ tiêu chất lượng, nó biểu hiện quan hệ so
sánh giữa chi phí sản xuất và số lượng SP sản xuất ra, đồng thời phản ánh tính chất phổ biến
về chi phí cho một đvsp sản xuất ra. Tương tự, các chỉ tiêu năng suất lao động, năng suất
cây trồng, tiền lương … là các chỉ tiêu chất lượng .
Chỉ tiêu chất lượng mang ý nghĩa phân tích, nó được xác định chủ yếu từ việc so
sánh giữa các chỉ tiêu khối lượng.
Khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng nào, ta không chỉ dùng một chỉ tiêu để nêu lên
hết các mặt, các tính chất cần nghiên cứu. Muốn nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện
phải dùng một tập hợp nhiều chỉ tiêu có liên hệ với nhau và bổ sung cho nhau, có nghĩa là
phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu thống kê
Khi xác định một hệ thống chỉ tiêu thống kê thường phải căn cứ vào mục đích nghiên
cứu, tính chất, đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng về nhân lực, tài chính cho
phép.

Trang 3
CHƯƠNG II

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ


Quá trình nghiên cứu thống kế bao gồm ba giai đoạn : Điều tra thống kê, tổng hợp thống kê
và phân tích thống kê. Mỗi giai đoạn có nội dung và phương pháp sử dụng thích hợp.

I – Điều tra thống kê


1) Khái niệm, Ý nghĩa, nhiệm vụ điều tra thống kê
a) Khái niệm
Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc
thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội
b) Ý nghĩa
Điều tra thống kê là để thu thập được các tài liệu (số liệu), tài liệu điều tra thống kê
là cơ sở để tiến hành tổng hợp và phân tích thống kê
Tài liệu điều tra thống kê đúng đắn, kết quả điều tra chính xác (thông qua tổng hợp,
phân tích và dự đoán) là căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội; biết được cụ thể tình hình tài nguyên của đất nước, giúp lãnh đạo các cấp, Đảng, nhà
nước và doanh nghiệp đề ra đường lối, chính sách kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế
của đất nước, từng ngành, từng doanh nghiệp và quản lý kinh tế xã hội một cách sát thực.
Tài liệu điều tra thống kê là cơ sở để tiến hành tổng hợp, phân tích và dự đoán thống kê.
c) Nhiệm vụ
Điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể,
dùng làm căn cứ cho các khâu tiếp theo của quá trinh nghiên cứu thống kê (tổng hợp,
phân tích và dự đoán thống kê)
Điều tra thống kê phải đảm bảo nhiều yêu cầu khác nhau, đặc biệt là 3 yêu cầu : chính
xác, kịp thời và đầy đủ.
Chính xác có nghĩa là tài liệu điều tra phải phản ánh đúng thực trạng của các đơn vị
tổng thể. Như vậy, tài liệu phải được xác định một cách khoa học, chính xác và ghi chép
trung thực.
Kịp thời có nghĩa là tài liệu phải được thu thập đúng thời gian quy định trong kế hoạch
điều tra và phải được tổng hợp, cung cấp đúng lúc cần thiết theo yêu cầu nghiên cứu, yêu
cầu quản lý .
Đầy đủ có nghĩa là tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và số đơn vị
tổng thể đã được xác định trong kế hoạch điều tra .
2) Các loại điều tra thống kê
a) Điều tra thường xuyên và không thường xuyên :
Căn cứ vào tính chất liên tục hay không liên tục của việc đăng ký, ghi chép tài liệu
thì điều tra thống kê được chia thành hai loại : điều tra thường xuyên và điều tra không
thường xuyên
+ Điều tra thường xuyên : là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu về hiện tượng một cách
liên tục theo sát quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của hiện tượng.
Ví dụ: thu thập ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử,
đi, đến); trong phạm vi một doanh nghiệp việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số công
nhân đi làm, số lượng NVL, vật tư từng loại đã sử dụng, số lượng SP đã sản xuất ra … là
điều tra thường xuyên .
Tài liệu của điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê định kỳ.
+ Điều tra không thường xuyên : là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu một cách không
liên tục, không gắn với quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng, mà chỉ tiến hành

Trang 4
khi có nhu cầu nghiên cứu hiện tượng. Tài liệu của điều tra không thường xuyên phản ánh
trạng thái hiện tượng tại thời điểm nhất định.
Ví dụ : tổng điều tra dân số, tổng điều tra đất đai nông nghiệp, điều tra đàn gia súc, gia
cầm, điều tra năng suất cây trồng, những cuộc điều tra nghiên cứu thị trường … là những
cuộc điều tra không thường xuyên.
b) Điều tra toàn bộ và không toàn bộ
Căn cứ vào phạm vi của đối tượng điều tra thì điều tra thống kê chia thành hai loại : điều
tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
+ Điều tra toàn bộ : là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu trên tất cả các đơn vị của tổng
thể hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: tổng điều tra dân số, tổng điều tra tồn kho vật tư, hàng hoá, tổng điều tra vốn
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp … là điều tra toàn bộ.
Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê, nhất là trong
nghiên cứu kinh tế. Nó giúp ta tính được các chỉ tiêu quy mô, khối lượng một cách chính
xác. Cho phép nghiên cứu cơ cấu, tình hình biến động, đánh giá thực trạng hiện tượng, dự
đoán xu hướng biến động hiện tượng … đồng thời nó cung cấp tài liệu để xác định, đánh
giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. Nhưng
điều tra toàn bộ đòi hỏi chi phí rất lớn về nhân lực, vật tư, tài chính. Vì vậy không thể áp
dụng cho tất cả các trường hợp nghiên cứu.
+ Điều tra không toàn bộ : là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu trên một số đơn vị được
chọn ra từ toàn bộ các đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Tuỳ theo cách chọn số
đơn vị để tiến hành điều tra thực tế, điều tra không toàn bộ chia thành 3 loại cụ thể sau:
- Điều tra chọn mẫu : là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó chỉ điều tra một số đơn
vị được chọn ra từ tổng thể nghiên cứu theo phương pháp được gọi là mẫu. Tài liệu của
điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng
thể hiện tượng nghiên cứu
- Điều tra trọng điểm : là tiến hành điều tra trên bộ phận chủ yếu nhất, tập trung nhất
trong toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Tài liệu thu được từ điều tra trọng điểm
giúp ta nhận thức tình hình cơ bản về hiện tượng nghiên cứu, chứ không dùng để suy
rộng thành các đặc trưng chung tổng thể.
Ví dụ : khi cần nắm tình hình cơ bản về sản xuất cao su, cà phê ở miền đông nam bộ
và tây nguyên chứ không cần tiến hành điều tra trong cả nước.
- Điều tra chuyên đề : là tiến hành điều tra trên một số rất ít, thậm chí điều tra trện một
đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của đơn vị đó. Mục
đích là để tìm hiểu các nhân tố mới trong xu hương phát triển của hiện tượng, rút kinh
nghiệm về chỉ đạo, quản lý hoặc chỉ để tìm hiểu các nguyên nhân của sự trì trệ, lạc hậu
của một hay một số đơn vị nào đó. Tài liệu của điều tra chuyên đề không dùng để suy
rộng, không dùng để tìm hiểu tình hình cơ bản của hiện tượng, mà chỉ rút ra kết luận về
bản thân đơn vị được điều tra.
3) Phương pháp điều tra thống kê
a) Hình thức tổ chức điều tra thống kê
+ Báo cáo thống kê định kỳ : là hình thức tổ chức thu thập tài liệu thường xuyên, có định
kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy
định.
Nội dung chủ yếu của báo cáo thống kê định kỳ thường liên quan đến lãnh vực quản lý vĩ
mô và chỉ bao gồm những chỉ tiêu chủ yếu (được thể hiện trong biểu mẫu báo cáo thống
kê). Trong hình thức này, người ta thường áp dụng loại điều tra toàn bộ và thường xuyên .
+ Điều tra chuyên môn : là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành
theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.

Trang 5
Điều tra chuyên môn được áp dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường nhằm thu
thập tài liệu mà báo cáo thống kê chưa hoặc không thường xuyên phản ánh được. Đồng thời
nó được áp dụng để kiểm tra tài liệu của báo cáo thống kê định kỳ. Nó phù hợp với tất cả
các loại hình, các thành phần kinh tế.
Việc cung cấp tài liệu theo hình thức này không mang tính hành chính bắt buộc mà
mang tính tự giác của các đơn vị được điều tra. Chính vì vậy cần phải có hình thức, phương
pháp vận động, khai thác phù hợp để thu thập tài liệu.
b) Phương pháp thu thập tài liệu điều tra
+ Thu thập trực tiếp : Điều tra viên trực tiếp quan sát, xác định hoặc trực tiếp hỏi đối tượng
được điều tra và tự ghi chép tài liệu vào phiếu điều tra. Ví dụ điều tra năng suất cây trồng,
điều tra chất lượng SP, điều tra chăn nuôi … dùng phương pháp thu thập trực tiếp. Phương
pháp này có ưu điểm là tài liệu thu thập đầy đủ theo nội dung điều tra và có độ chính xác
cao, cho nên được áp dụng nhiều trong điều tra thống kê. Tuy nhiên, phương pháp này đòi
hỏi chi phí lớn, nhất là chi phí về nhân lực và thời gian.
+ Thu thập gián tiếp : nhân viên điều tra thu thập tài liệu qua bản viết của đơn vị điều tra,
qua trao đổi bằng điện thoại hoặc bưu điện với đơn vị điều tra hoặc qua chứng từ, sổ sách có
sẳn ở đơn vị điều tra. Phương pháp này ít tốn kém nhưng chất lượng tài liệu không cao, nên
thường chỉ được áp dụng trong những trường hợp khó hoặc không có điều kiện thu thập
trực tiếp.
II – Tổng hợp thống kê
Sau khi điều tra thống kê, ta sẽ thu được những tài liệu theo nội dung điều tra trên
mỗi đơn vị điều tra. Những tài liệu này phản ánh các đặc trưng cá biệt của từng đơn vị.
Chúng là những tài liệu thô, có tính chất rời rạc khó quan sát để rút ra nhận xét, kết luận về
hiện tượng nghiên cứu và cũng chưa thể sử dụng chúng vào phân tích và dự đoán thống kê.
Vì vậy phải tiến hành tổng hợp những tài liệu thu được trong điều tra và trình bày chúng
dưới những hình thức phù hợp.
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học
những tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.
Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là làm cho các đặc trưng riêng biệt trên từng
đơn vị bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể. Tức là làm cho
cái riêng chuyển thành cái chung, từ cái ngẫu nhiên sang tất nhiên và làm bộ lộ những mối
quan hệ nội tại hiện tượng nghiên cứu.
- Khi tổng hợp thống kê nếu số đơn vị điều tra ít, tức là lượng tài liệu ít ta có thể tiến hành
bằng phương pháp đơn giản là sắp xếp tài liệu theo một trật tự nào đó : trật tự tăng dần
hoặc giảm dần (đối với tiêu thức số lượng), trật tự vần A,B,C…… hoặc theo trật tự nào
đó (theo tiêu thức thuộc tính)
- Nếu số liệu điều tra lớn thì dùng phương pháp phân tổ thống kê
1) Phân tổ thống kê
- Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị
của tổng thể thành các tổ có tính chất khác nhau.
- Khi phân tổ thống kê, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ
có sự khác nhau về tính chất, còn trong phạm vi một tổ các đơn vị có sự giống nhau
hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được chọn làm căn cứ phân tổ.
- Kết quả phân tổ ta sẽ được một dãy số biểu thị sự phân bố các đơn vị tổng thể gọi là dãy
số phân phối, số lượng đơn vị của từng tổ gọi là tần số phân phối, tỷ trọng số đơn vị của
từng tổ trong tổng thể gọi là tần suất của phân phối.
a) Phân tổ theo một tiêu thức
+ Chọn tiêu thức phân tổ

Trang 6
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. Khi
chọn tiêu thức phân tổ, trước hết phải dựa vào phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản
chất – là tiêu thức giúp ta đạt được mục đích nghiên cứu.
+ Xác định số tổ.
Sau khi chọn được tiêu thức phân tổ, cần xem xét phân chia các đơn vị tổng thể thành
mấy tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ và sắp xếp các đơn vị vào các tổ như thế nào.
Việc xác định số tổ cụ thể phụ thuộc vào loại tiêu thức phân tổ.
- Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính (tiêu thức phi lượng hoá)
• Theo tiêu thức này, sự khác nhau giữa các tổ được biểu hiện bằng sự khác nhau giữa các
loại hình.
• Nếu tổng thể bao gồm ít loại hình thì có thể coi mỗi loại hình là một tổ, tức là có bao
nhiêu loại hình sẽ phân thành bấy nhiêu tổ.
Ví dụ : khi tổng hợp điều tra dân số ta phân tổ dân số theo giới tính, thành thị, nông thôn
hoặc dân số nông nghiệp, phi nông nghiệp …
• Nếu tổng thể bao gồm nhiều loại hình ta ghép một số loại hình vào một tổ trên cơ sở
đảm bảo các đơn vị trong cùng một tổ phải giống nhau hoặc gần giống nhau về một tính
chất nào đó.
Ví dụ : phân tổ lao động theo nghề nghiệp, phân tổ hàng hoá theo giá trị sử dụng.
- Phân tổ theo tiêu thức số lượng (tiêu thức lượng hoá)
Theo loại tiêu thức này, sự khác nhau giữa các tổ biểu hiện sự khác nhau về trị số lượng
biến hoặc khoảng trị số lượng biến tiêu thức.
• Trường hợp sự biến thiên về lượng giữa các đơn vị chênh lệch nhau không nhiều, tức là
số lượng lượng biến tiêu thức ít như : số nhân khẩu trong hộ gia đình, số máy dệt do một
công nhân dệt phụ trách, … trong trường hợp này, lượng biến thiên trong phạm vi hẹp
và rời rạc nên có thể cứ mỗi lượng biến là cơ sở hình thành một tổ, giữa các tổ có sự
khác nhau về chất.
• Trường hợp lượng biến của tiêu thức nhiều, tức là số lượng biến của tiêu thức lớn, cần
chú ý đến mối liên hệ giữa lượng và chất trong phân tổ. Trong mỗi trường hợp phân tổ
cụ thể phải phân tích xem lượng thay đổi đến mức độ nào thì bản chất hiện tương mới
thể hiện rõ sự thay đổi và làm nảy sinh một tổ mới. Như vậy ở mỗi tổ sẽ bao gồm một số
lượng biến, tức là một khoảng lượng biến nhất định. Trị số nhỏ nhất của khoảng này gọi
là giới hạn dưới, trị số lớn nhất gọi là giới hạn trên của tổ. Phân tổ như vậy gọi là phân
tổ có khoảng cách tổ.
Việc xác định các tổ cụ thể và xếp các đơn vị vào các tổ tuỳ thuộc vào loại lượng
biến : liên tục hay rời rạc.
+ Lượng biến rời rạc : (số nguyên) là loại lượng biến nhận một số hữu hạn và đếm được
các trị số cách rời nhau. Ví dụ : số công nhân, số sản phẩm … với loại lượng biến này
thì giữa các tổ không có giới hạn trùng nhau cho nên đơn vị có lượng biến thuộc tổ nào
được xếp vào tổ đó rất rõ ràng. Kết quả phân tổ ta được một dãy số phân phối với lượng
biến rời rạc.
+ Lượng biến liên tục : (số nguyên hoặc số thập phân) là loại lượng biến mà các trị số
của nó lắp kín một khoảng, Ví dụ : năng suất lúa, trọng lượng của một loại sản phẩm,
trọng lượng một loại gia súc … Với loại lượng biến này thì hai tổ liền nhau sẽ có giới
hạn trùng nhau, tức là giới hạn trên của tổ này bằng giới hạn dưới của tổ kế tiếp. Như
vậy khi xếp các đơn vị vào các tổ, đơn vị nào có lượng biến đúng bằng giới hạn chung
này thì sẽ được xếp vào tổ kế tiếp. Kết quả phân tổ ta sẽ được một dãy số phân phối với
lượng biến liên tục.
Tuỳ theo mục đích cụ thể của phân tổ và đặc điểm biến thiên của lượng biến tiêu
thức ta có thể áp dụng một trong những cách phân tổ cụ thể sau :

Trang 7
(1) Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau
Cách này được áp dụng khi lượng biến của tiêu thức biến thiên tương đối đều đặn.
Khi phân tổ đều, xác định trị số khoảng cách tổ :
- Đối với lượng biến liên tục :
Xmax - Xmin
h =
K
Trong đó :
h : là trị số khoảng cách tổ
Xmax , Xmin : lượng biến lớn nhất, nhỏ nhất của tổng thể theo tiêu thức phân tổ
K : số tổ định phân
Nếu đơn vị có lượng biến trùng với giới hạn của 2 tổ thì xếp vào tổ dưới.
Sau đó căn cứ vào h để hình thành các tổ và xếp các đơn vị vào các tổ. Ví dụ : phân tổ 100
hộ nông dân trồng lúa theo mức năng suất lúa (tạ/ha), Giả sử mức năng suất lúa thấp nhất là
36 tạ/ha, cao nhất là 48 tạ/ha, ta sẽ phân thành 6 tổ. Như vậy :
48 – 36
h = = 2 tạ/ha
6
Kết quả phân tổ cho ta dãy số phân phối như sau :
Mức năng suất lúa (tạ/ha) Số hộ
36 – 38 6
38 – 40 13
40 – 42 25
42 – 44 40
44 – 46 11
46 - 48 5
100
- Đối với lượng biến rời rạc :
(Xmax - Xmin) - (K - 1)
h =
K
(2) Phân tổ có khoảng cách không đều nhau
Được áp dụng khi lượng biến của tiêu thức biến thiên không đều đặn hoặc áp dụng với
mục đích đánh giá quy mô, mức độ theo các loại, các tiêu chuẩn đã được đặt ra. Ví dụ :
phân tổ các doanh nghiệp theo tiêu thức số công nhân, giá trị TSCĐ để đánh giá quy mô
theo loại lớn, vừa, nhỏ …
Phân tổ không đều nhau có nhược điểm là khó giải thích tần số phân tổ, khó áp dụng các
phương pháp phân tích từ kết quả phân tổ. Khi cần so sánh để tìm hiểu đặc trưng phân phối
từ dãy số phân phối có khoảng cách tổ không đều, ta phải so sánh bằng chỉ tiêu mật độ phân
phối.
Số đơn vị của tổ (tần số)
m =
Trị số khoảng cách tổ
(3) Phân tổ mở
Là phân tổ mà tổ đầu tiên không có giới hạn dưới, tổ cuối cùng không có giới hạn trên,
các tổ còn lại có thể có khoảng cách tổ đều hoặc không đều.

Trang 8
Ví dụ : kết quả phân tổ 200 công nhân theo mức thu nhập từ lao động trong DN 1 tháng :
Mức thu nhập (1000đ) Số công nhân
< 500 2
500 – 600 15
600 – 700 40
700 - 800 75
800 – 900 35
900 – 1000 29
>= 1000 4
200
b) Phân tổ theo nhiều tiêu thức
+ Phân tổ kết hợp : là phân tổ theo cách kết hợp nhiều tiêu thức. Phân tổ kết hợp được tiến
hành theo trình tự sau :
Phân chia các đơn vị tổng thể thành các tổ theo tiêu thức thứ nhất. Sau đó mỗi tổ lại
phân chia các đơn vị của tổ thành các tiểu tổ theo tiêu thức thứ haivà cứ tiếp tục cho đến
tiêu thức cuối cùng.
Ví dụ : Khi nghiên cứu cơ cấu lao động trong một trường đại học ta có thể phân tổ
kết hợp 3 tiêu thức : nghề nghiệp, giới tính, trình độ. Kết quả phân tổ như sau :
Nghề nghiệp Chia theo học vấn
Số người
và giới tính Cao đẳng Đại học Thạc sỹ P.TS, TS
1/ Giáo viên 400 0 60 180 160
- Nam 244 0 32 100 112
- Nữ 156 0 28 80 48
2/ CNV 200 10 70 73 47
- Nam 90 3 24 36 27
- nữ 110 7 46 37 20
Cộng (1+2) 600 10 130 253 207
+ Phân tổ liên hệ :
Giữa các tiêu thức thường có mối liên hệ với nhau, mối liên hệ này thể hiện khi sự
thay đổi này sẽ dẫn đến sự thay đổi trị số của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định. Ví
dụ : khi năng suất lao động tăng => giá thành sẽ giảm
Để tìm hiểu tính chất và hình thức của mối liên hệ giữa các tiêu thức ta có thể sử
dụng phương pháp phân tổ – phân tổ liên hệ
Khi tiến hành phân tổ trước hết các đơn vị tổng thể được phân tổ theo tiêu thức
nguyên nhân để hình thành các tổ, sau đó từ mỗi tổ tính các trị số bình quân của tiêu thức
kết quả.
Ví dụ : khi nghiên cứu 35 cơ sở chăn nuôi heo thịt, ta có kết quả phân tổ theo mức đầu tư
thức ăn hỗn hợp (kg/con/ngày) và trọng lượng tăng bình quân 1 con 1 ngày chăn nuôi như
sau :
Mức đầu tư thức ăn cho 1 Mức bình quân tổ Tăng trong bình quân 1
Số cơ sở
ngày chăn nuôi (kg/con/ngày) (kg/con/ngày) con 1 ngày (g)
< 1,4 3 1,31 292
1,4 – 1,6 5 1,52 318
1,6 – 1,8 4 1,69 334
1,8 – 2,0 5 1,9 356
2,0 – 2,2 6 2,13 369
2,2 – 2,4 5 2,25 381
>= 2,4 7 2,43 397
35 1,97 356

Trang 9
Qua kết quả phân tổ trên ta khẳng định ở các cơ sở chăn nuôi này hai tiêu tiêu thức
nghiên cứu mức đầu tư thức ăn, tăng trọng gia súc có liên hệ với nhau. Cụ thể khi mức đầu
tư thức ăn tăng lên thì tăng trong gia súc trong một ngày chăn nuôi tăng lên.
III – Bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống,
hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu.
Kết cấu của một bảng thống kê gồm 2 phần :
- Phần chủ đề : Nêu lên các bộ phận của tổng thể hiện tượng nghiên cứu được trình bày
trong bảng hoặc thời gian nghiên cứu khác nhau của hiện tượng.
- Phần giải thích : gồm các chỉ tiêu giải thích, các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, tức
là giải thích phần chủ đề của bảng.

Phần giải thích Các chỉ tiêu giải thích Tổng số


Phần chủ đề 1 2 3 …… n
Tên chủ đề (tên hàng)

Tổng số
IV – Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ, đuờng nét hình học dùng để mô tả có tính quy ước và
các số liệu thống kê.
Doanh thu quý 1/2020 của doanh nghiệp (trđ)

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3


Cửa hàng A 100 120 150
Cửa hàng B 200 220 250
Cửa hàng C 300 260 320

Trang 10
CHƯƠNG III

CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ CỦA


HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI
I – Số tuyệt đối
1) Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm số tuyệt đối
- Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể.
- Số tuyệt đối có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay bộ phận (số xí nghiệp, số công
nhân, số diện tích gieo trống … ) hoặc trị số của một chỉ tiêu kinh tế nào đó (giá trị sản
xuất, tổng chi phí sản xuất, tổng SP trong nước(GDP) … )
- Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với mọi công tác quản lý kinh tế-xã hội, bởi vì,
qua số tuyệt đối ta có thể nhận thức rõ ràng tài nguyên của đất nước, các khả năng tiềm
tàng trong nền kinh tế quốc dân, các kết quả phát triển kinh tế, văn hoávà xã hội. Số
tuyệt đối còn là căn cứ để xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
- Mỗi số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm một nội dung kinh tế-xã hội cụ thể, trong
điều kiện thời gian và địa điểm nhất định. Do vậy, điều kiện chủ yếu để có số tuyệt đối
chính xác là phải xác định chính xác nội dung kinh tế-xã hội của chỉ tiêu nghiên cứu .
2) Các loại số tuyệt đối
a) Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một
độ dài thời gian nhất định. Nó được hình thành thông qua sự tích luỹ về lượng của hiện
tượng suốt trong thời gian nghiên cứu.
Ví dụ GDP năm 1996 của tỉnh A là 5.000 tỷ đồng, tổng chi phí sản xuất năm 1996
của xí nghiệp X là 25 tỷ đồng …
Các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau để có trị số của
một thời kỳ dài hơn, thời kỳ nghiên cứu càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.
b) Số tuyệt đối thời điểm : phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một
thời điểm nhất định.
Ví dụ vào lúc 0 giờ ngày 01/4/1989 nhân khẩu thường trú tại TPHCM là 3.902.725
người …
Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh hiện trạng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời
điểm nào đó, trước và sau thời điểm đó trạng thái của hiện tượng có thể khác. Do vậy, muốn
có số thời điểm chính xác phải quy định thời điểm hợp lý và tổ chức điều tra kịp thời.
II – Số tương đối
1) Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm số tương đối
- Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của
hiện tượng nghiên cứu.
- Số tương đối trong thống kê có ý nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phân
tích thống kê; nó tạo ra khả năng cho ta đi sâu nghiên cứu, phân tích bản chất và mối
quan hệ đó có thể là kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, quan hệ
so sánh …
- Số tương đối trong thống kê là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu đã có. Do vậy, số tương
đối nào cũng có gố so sánh. Tuỳ theo cách so sánh, tuỳ theo nội dung của các chỉ tiêu
dùng để so sánh, ta sẽ thu được các loại số tương đối khác nhau.
2) Các loại số tương đối
a) Số tương đối động thái (hay tốc độ phát triển) : là quan hệ so sánh của hai mức độ của
cùng hiện tượng, nhưng hai kỳ khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số %. Mức độ
được đem ra nghiên cứu gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, hay còn được gọi là mức độ kỳ báo

Trang 1
cáo (y1). Còn mức độ được dùng làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc (y0), theo
công thức tính :
Trong đó : t : là số tương đối động thái
Ví dụ : Năm 1996 xí nghiệp X sản xuất được 15.500 sp. Năm 1995 đã sản xuất được 11.500
sp. Vậy số tương đối động thái là :
y1 y1
t = y0 Đơn vị tính : số lần Hoặc t = y0 x 100 (Đơn vị tính : %)
15.500
t = y0 = 1,3478 lần (hay 134,78%)
11.500
y0
b) Số tương đối kế hoạch : bao gồm hai loại :
+ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch (tNK): là quan hệ so sánh giữa mức độ nhiệm vụ kế
hoạch ( YK) với mức độ kỳ gốc ( Y0), chỉ tiêu này được ứng dụng rộng rãi trong công tác kế
hoạch, có công thức tính :
YK
t NK =
Y0
Ví dụ : Giá trị sản xuất của xí nghiệp công nghiệp X năm 1995 là 68,8 tỷ đồng, kế hoạch
năm 1996 là 75,68 tỷ đồng, như vậy ta có :
75,68
tNK = y0 = 1,1 lần (hay 110%)
68,8
+ Số tương đối thực hiện (hoàn thành) y0kế hoạch (tHK) : Là quan hệ so sánh giữa mức độ
thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu ( Y1) với mức độ kế hoạch đặt ra cùng kỳ ( YK) của
một chỉ tiêu nào đó, có công thức tính :
Y1
t HK =
YK

Ví dụ : Giá trị sản xuất của xí nghiệp công nghiệp X kế hoạch năm 1996 là 75,68 tỷ đồng,
thực tế là 79,464 tỷ đồng. Như vậy, số tương đối thực hiện kế hoạch là :

79,464
tHK = = 1,05 lần (hay 105%)
75,68
y0
Tức là năm 1996 xí nghiệp công nghiệp X đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra là 5% về
giá trị sản xuất
 Giữa các số tương đối động thái và kế hoạch (cùng một thời gian) có mối quan hệ toán
học như sau :
Y1 Y1 YK
= x
Y0 YK Y0
+ Số tương đối kết cấu (d) : là quan hệ so sánh giữa mức độ của bộ phận với mức độ của
tổng thể. Nó chính là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu và
thường được biểu hiện bằng %. Qua chỉ tiêu này có thể phân tích được đặc điểm cấu thành
của hiện tượng, nghiên cứu sự thay đổi của kết cấu, thấy được xu hướng phát triển của hiện
tượng

d =
YBP
Ytt

Trang 2
Trong đó :
YBP : Mức độ của bộ phận
Ytt : Mức độ của tổng thể
Ví dụ : Có tài liệu dưới đây về tình hình hoạt động thương nghiệp bán lẻ của địa phương N
năm 1996.
Mức tiêu thụ hàng hoá (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Thương nghiệp quốc doanh 2.811 15,6
Thương nghiệp HTX 142 0,8
Tư thương 15.047 83,6
Cộng 18.000 100
+ Số tương đối cường độ : là kết quả so sánh mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng
lại có liên quan với nhau, mức độ của hiện tượng ta cần nghiên cứu được đặt ở tử số, còn
mức độ của hiện tượng có liên quan được đặt ở mẫu số.
- Số tương đối cường độ được dùng để biểu hiện trình độ phát triển sản xuất, trình độ
đảm bảo về mức sống của dân cư của một nước …
- Hình thức biểu hiện của số tương đối cường độ là đơn vị đo lường kép, do đơn vị
tính của tử số và mẫu số hợp thành, ví dụ như :
- Số tương đối cường độ thường được sử dụng để so sánh trình độ phát triển sản xuất
giữa các nước khác nhau
Dân số bình quân năm(người)
Mật độ dân số = Đơn vị tính : người/km2
Diện tích đất đai (km2)
Số sp A tính Số sp A sản xuất trong năm
theo đầu người = Dân số bình quân năm Đơn vị tính : sp/người

III – Số bình quân


1) Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm số bình quân
- Số bình quân trong thống kê là đại lượng biểu hiện mức độ chung nhất, điển hình nhất
của một tiêu thức số lượng nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
- Số bình quân còn được dùng để so sánh mức độ của các hiện tượng với nhau, ví dụ so
sánh giá cả bình quân moat sản phẩm, năng suất lao động bình quân của 2 xí nghiệp …
- Số bình quân có vị trí quan trọng trong lý luận và trong công tác thực tế. Nó được dùng
trong mọi công tác nghiên cứu nhằm nêu lên đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế – xã
hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
2) Các loại số bình quân
a) Số bình quân cộng :
Được tính bằng cách đem chia tổng các trị số lượng biến thiên của tiêu thức cho tổng số
đơn vị tổng thể (tổng số các tần số)
+ Số bình quân cộng giản đơn : Được tính từ tài liệu không phân tổ
x1 + x2 + …….. + xn ∑ xi
x = =
n n
x : Số bình quân.
xi : Các lượng biến (i = 1,n)
n : Tổng số đơn vị tổng thể (tổng các tần số)
+ Số bình quân cộng gia quyền : Được tính từ tài liệu phân tổ. Số bình quân gia quyền có
thể dùng quyền số là tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong tổng thể.
Công thức tính :
x1f1 + x2f2 + …….. + xnfn ∑ xifi
x = =
f1 + f2 + ………… + fn ∑ fi
Trang 3
Hoặc : x = ∑ xidi
Trong đó :
fi : Quyền số.
di : Tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong tổng thể (tính theo số lần)
Ví dụ : Tính tiền lương bình quân của công nhân theo số liệu sau :
Mức lương Số công nhân Tỷ trọng công nhân
xifi xidi
(1000đ)(xi) (người) (fi) (số lần) (di)
1.200 10 0,1 12.000 120
1.250 20 0,2 25.000 250
1.280 30 0,3 38.400 384
1.300 20 0,2 26.000 260
1.360 10 0,1 13.600 136
1.400 10 0,1 14.000 140
Cộng 100 1 129.000 1.290

Theo công thức ta có :


∑ x i fi
129.000
x = = = 1.290
∑ fi 100
Hoặc : x = ∑ xidi = 120 + 250 + 384 + 260 + 136 + 140 = 1.290

Trong trường hợp tính số bình quân cộng từ một dãy số phân phối lượng biến có
khoản cách tổ, ta cần một trị số lượng biến đại diện cho từng tổ để làm căn cứ tính toán. Trị
số lượng biến đại diện chính là trị số giữa, có công thức :
(xmin + xmax)i
Trị số giữa : x’i =
2
Trong đó : Xmin, Xmax : Giới hạn dưới và giới hạn trên của từng khoản cách tổ.
Lưu ý : Đối với những dãy số lượng biến có khoảng cách tổ mở, việc tính trị số giữa của
các tổ này phải căn cứ vào khoảng cách tổ gần chúng nhất để tính toán cho hợp lý.
Ví dụ : Giả sử ta có tài liệu trong bảng sau đây :
Năng suất thu hoạch Diện tích gieo
Trị số giữa (x’i) x’ifi
lúa (tấn/ha) cấy (ha)
Dưới 5 4,0 40 160
5–7 6,0 80 480
7–8 7,5 130 975
Trên 8 8,5 50 425
Cộng 300 2.040
∑ x’ifi 2.040
x =
∑ fi = = 6,8 tấn/ha
300
b) Số bình quân điều hòa
Được tính bằng cách sử dụng đại lượng nghịch đảo của lượng biến.
+ Số bình quân điều hoà giản đơn :
n
x =
∑ x1 i
Trong đó :

Trang 4
1/xi : Đại lượng nghịch đảo của lượng biến.
n : Số lượng biến.
+ Số bình quân điều hoà gia quyền :
Được vận dụng trong trường hợp không có tài liệu về số đơn vị tổng thể (fi) mà chỉ
có tài liệu về lượng biến của tiêu thức nghiên cứu (xi).
M1 + M2 + …… + Mn ∑ Mi
x = =
Trong đó : Mi = xifi
Hoặc :
M1
x1
M
+ 2 + …… + n
x2
M
xn ∑M
x i
i

x = ∑ di Trong ñoù : di =
Mi
(di : tính theo lần)
∑ Mi
∑ di
xi
c) Số bình quân nhân :
Được sử dụng trong trường hợp các lượng biến có mối quan hệ tích số với nhau và
được dùng để tính các tốc độ phát triển bình quân.
+ Số bình quân nhân giản đơn :
m
công thức tính : x = m x1.x 2 ...x m hay x = m  x i
i=1
Trong đó :
xi : các trị số lượng biến
m : số lượng lượng biến
Π : ký hiệu tích số
Ví dụ : Các tài liệu về tốc độ phát triển liên hoàn của một xí nghiệp (thời kỳ 1990-1995)
như sau : 104,8%, 104,1%, 103,5%, 104,8%, 105,6%
Như vậy tốc độ phát triển bình quân năm của xí nghiệp trên được tính như sau :
m 5
x = ∏ xi = 1,048 x 1,041 x 1,035 x 1,048 x 1,056 = 1,046 hay 104,6%
+ Số bình quân nhân gia quyền :
 fi f f fm f m f
x= x 1.x 2 .....x m hay x==  i  x i
i 2 i
i =1
Trường hợp lượng biến (xi) có các tần số (fi) khác nhau, số bình quân nhân được tính theo
công thức số bình quân nhân gia quyền :
Ví dụ : Trong thời gian 10 năm (Σfi = 10) tốc độ phát triển sản xuất của một doanh nghiệp
công nghiệp như sau : 5 năm đầu tốc độ phát triển mỗi năm là 110%, trong 3 năm tiếp theo
mỗi năm phát triển là 115%, trong 2 năm cuối cùng mỗi năm phát triển 125%. Như vậy, tốc
độ phát triển bình quân năm trong 10 năm nói trên là :
∑ fi 10
x = ∏ xifi = (1,1)5.(1,15)3.(1,25)2 = 1,14 hay 114%
3) SỐ MỐT (MODE)
a) Khái niệm
Mốt (M0) là biểu hiện của một tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể. Đối với một
dãy số lượng biến, mốt là lượng biến có tần số lớn nhất.
b) Cách xác định mốt
Ta chia ra các trường hợp sau :
❖ Tài liệu phân tổ không có khoảng cách tổ : Mốt là lượng biến có tần số lớn nhất.

Trang 5
Ví dụ : Điểm môn nguyên lý thống kê của một lớp như sau :
Điểm số 4 5 6 7 8 9 Tổng
Số sinh viên 10 15 30 52 15 2 124
Ta có mốt : M0 = 7 điểm
❖ Tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ đều : Trước hết cần xác định tổ chứa mốt, tức là
tổ có tần số lớn nhất, sau đó trị số gần đúng của mốt được xác định theo công thức :
fM0 - fM0 - 1
M0 = XM0(min) + hM0
(fM0 - fM0 – 1) + (fM0 - fM0+ 1)
Trong đó :
XM0(min) : giới hạn dưới của tổ chứa mốt
hM0 : trị số khoảng cách tổ của tổ chứa mốt
fM0 : tần số của tổ chứa mốt
fM0 – 1 : tần số của tổ đứng trước tổ chứa mốt
fM0 + 1 : tần số của tổ đứng sau tổ chứa mốt
ví dụ : Có tài liệu tổng hợp về doanh số bán của 50 trạm xăng dầu thuộc tỉnh X trong tháng
12/2002 như sau :
Doanh số bán (triệu đồng) Số trạm
200 – 300 8
300 – 400 10
400 – 500 20
500 – 600 7
600 - 700 5
Tổng 50
Ta có Mốt ở vào tổ thứ 3 (400 – 500),
Tính số mốt :
20 - 10
M0 = 400 + 100 = 443,48 triệu đồng
(20 - 10) + (20 - 7)

Như vậy, đa số các trạm xăng dầu của tỉnh trên có mức doanh số trong tháng 12/2002
khoảng 443,48 triệu đồng.
❖ Tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ không đều : Trước hết cần xác định tổ chứa mốt,
căn cứ vào mật độ phân phối (tỷ số giữa các tần số với khoảng cách tổ tương ứng),
mốt được tính theo công thức như trường hợp tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ đều
ví dụ : Có tài liệu tổng hợp về doanh thu của 79 cửa hang trong tháng 12/2002 như sau :
Doanh thu Cửa hàng Khoảng cách tổ Mật độ phân phối
(triệu đồng) (fi) (hi) di = (fi/hi)
200 – 400 8 200 0,04
400 – 500 12 100 0,12
500 – 600 25 100 0,25
600 – 800 25 200 0,125
800 – 1.000 9 200 0,045
Tổng 79
Ta có Mốt ở vào tổ thứ 3 (500 – 600) vì có mật độ phân phối lớn nhất là 0,25.
Tính số mốt :
0,25 – 0,12
M0 = 500 + 100 = 550,9 triệu đồng
(0,25 – 0,12) + (0,25 – 0,125)

Trang 6
Như vậy, đa số các cửa hàng có mức doanh thu trong tháng 12/2002 khoảng 550,9 triệu
đồng.
Mốt có ưu điểm là không chịu ảnh hưởng của các lượng biến đột xuất, nhưng cũng
chính vì điều này làm cho mốt kém nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức. Trong thực tế,
mốt được sử dụng ít hơn số trung vị và số trung bình. Có lẽ ứng dụng rõ ràng nhất của mốt
là để nghiên cứu nhu cầu của thị trường về một loại kích cỡ sản phẩm nào đó như giày dép,
mũ nón, quần áo... Mốt cho biết đa số, khuynh hướng phong trào. Có trường hợp không có
mốt vì không có lượng biến nào xuất hiện nhiều nhất, hoặc cũng có trường hợp có 2 mốt,
trong đó có mốt chính và mốt phụ.
4) SỐ TRUNG VỊ (Me)
a) Khái niệm
Số trung vị là là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến đã được
xếp theo thứ tự tăng dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số đơn vị tổng
thể bằng nhau.
b) Cách xác định số trung vị
Ta chia ra các trường hợp sau :
❖ Tài liệu không phân tổ
- Trường hợp n lẻ : thì số trung vị sẽ là lượng biến đứng ở giữa dãy số, tức là ở vị trí
thứ :
n+1
2
- Trường hợp n chẳn, số trung vị sẽ là trung bình cộng của hai lượng biến đứng ở giữa,
tức là hai lượng biến đứng ở vị trí n và n + 2
2 2
Ví dụ : Tiền lương tháng của công nhân ở một tổ công nhân sản xuất như sau :
➢ Dãy số lẻ (n = 7) :
Công nhân 1 2 3 4 5 6 7
Tiền lương (1.000 đồng) 1.500 1.600 1.750 1.900 2.150 2.300 2.500
Me = x(n+1/2) = x4 = 1.900 ngàn đồng.

➢ Dãy số chẳn (n = 8) :
Công nhân 1 2 3 4 5 6 7 8
Tiền lương (1.000 đồng) 1.500 1.600 1.750 1.900 2.150 2.300 2.500 2.800
Me = (x4 + x5)/2 = (1.900 + 2.150)/2 = 2.025 ngàn đồng.
❖ Tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ : Trước tiên ta xác định tổ chứa số trung vị, đó là
tổ có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng ∑fi + 1 . Sau đó trị số gần đúng của số
trung vị được tính theo công thức : 2
∑fi
- SMe -1
Me = xMe(min) + hMe 2
fMe
Trong đó :
xMe(min) : giới hạn dưới của tổ chứa trung vị.
hMe : Trị số khoảng cách tổ có số trung vị.
SMe -1 : Tổng các tần số của các tổ đứng trước tổ có số trung vị.
fMe : Tần số của tổ có số trung vị.
∑fi : Tổng các tần số.

Trang 7
Ví dụ : Có tài liệu tổng hợp về doanh thu của 79 cửa hàng trong tháng 12/2002 như sau :
Doanh thu Cửa hàng
Tần số tích lũy
(triệu đồng) (fi)
200 – 400 8 8
400 – 500 12 20
500 – 600 25 45
600 – 800 25 70
800 – 1.000 9
Tổng 79
Tổ có chứa số trung vị là tổ 3 (500 – 600) vì có tần số tích lũy 45>(79 + 1)/2
Số trung vị :
79
- 20
2
Me = 500 + 100 = 578 triệu đồng
25
Cũng như Mốt, số trung vị biểu hiện mức độ đại biểu của hiện tượng mà không san bằng bù
trừ chênh lệch giữa các lượng biến. Số trung vị có thể dùng để thay thế số trung bình cộng.
Số trung vị cũng là một trong các chỉ tiêu dùng để nêu lên đặc trưng phân phối của dãy số.
IV - CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ PHÂN TÁN
1) Khái niệm
Các chỉ tiêu số bình quân, số trung vị và Mốt mới chỉ cho ta biết được giá trị trung tâm,
mức độ đại biểu của hiện tượng mà không thể phản ánh đầy đủ các tính chất đặc thù của
dãy số lượng biến. Do vậy ngoài các đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung ta cần
đánh giá độ phân tán (độ biến thiên)
Ví dụ : Có hai tổ công nhân, mỗi tổ có 5 người với các mức năng suất lao động như sau (kg)
:
Tổ 1 : 200, 250, 300, 350, 400
Tổ 2 : 280, 290, 300, 310, 320
Năng suất lao động trung bình của mỗi tổ là 300 kg, tuy nhiên các mức năng suất lao động
trong tổ 1 chênh lệch nhiều hơn trong tồ 2, nên số trong bình của tổ 1 kém đại diện hơn so
với tổ 2.

2) Khoảng biến thiên


Là chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất (xmax) và lượng biến nhỏ nhất (xmin) của dãy số
lượng biến
Công thức : R = xmax - xmin
Khoảng biến thiên càng nhỏ thì tổng thể càng đồng đều, số trung bình càng có tính
đại diện cao và ngược lại.
Nhược điểm của khoảng biến thiên là chỉ phụ thuộc vào hai lượng biến lớn nhất và
nhỏ nhất của dãy số lượng biến.
Ví dụ : Có hai tổ công nhân, mỗi tổ có 5 người với các mức năng suất lao động như sau (kg)
:
Tổ 1 : 200, 250, 300, 350, 400
Tổ 2 : 280, 290, 300, 310, 320
Khoảng biến thiên : R1 = 400 – 200 = 200 (kg)
R2 = 320 – 280 = 40 (kg)
R1 > R2 Có nghĩa là các mức năng suất lao động trong tổ 1 biến thiên nhiều hơn trong tổ 2,
do đó số trung bình trong tổ 2 đại diện tốt hơn so với tổ 1.
3) Độ lệch tuyệt đối bình quân
Độ lệch tuyệt đối bình quân là số trung bình cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa các
lượng biến và số trung bình cộng của các lượng biến đó.

Trang 8
Công thức :
n n
∑ │xi – x │ ∑ │xi – x │fi
i=1
d = i=1 Hoặc d = n
n
∑ fi
Ví dụ : từ số liệu ví dụ trên ta có : i=1

│200 - 300│+ │250 - 300│+│300 - 300│+│350 - 300│+│400 - 300│


d1 =
5
300
= = 60 kg
5
│280 - 300│+ │290 - 300│+│300 - 300│+│310 - 300│+│320 - 300│
d2 =
5
60
= = 12 kg
5
Dựa vào độ lệch tuyệt đối bình quân tính được ta cũng có kết luận như các chỉ tiêu ở
trên, Độ lệch tuyệt đối bình quân càng nhỏ thì tổng thể càng đồng đều, do đó tính chất đại
biểu của số trung bình càng cao.
Độ lệch tuyệt đối bình quân có ưu điểm hơn khoảng biến thiên vì nó xét đến tất cả các
lượng biến trong dãy số.
4) Phương sai
Phương sai là số trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến và số
trung bình cộng của các lượng biến đó. Phương sai có mức độ phân tán của các lượng biến
xung quanh số bình quân.
a) Phương sai tổng thể chung
➢ Khi dãy lượng biến không phân tổ n
∑ (xi – x )2
i=1
σ2 =
n
Ví dụ : Căn cứ vào ví dụ trên, tính phương sai của hai tổ.
Tổ 1 :
200 + 250 + 300 + 350 + 400
x= = 300
5
Tổ 2 : 280 + 290 + 300 + 310 + 320
x= = 300
5
Tổ 1 Tổ 2
2
x x-x (x - x) x x-x (x - x)2
200 -100 10.000 280 -20 400
250 -50 2.500 290 -10 100
300 0 0 300 0 0
350 50 2.500 310 10 100
400 100 10.000 320 20 400
Cộng ∑(x - x)2 Cộng ∑(x - x)2
n=5 25.000 n=5 1.000

Trang 9
n
∑ (xi – x )2 25.000
σ1=
2 i=1
= = 5.000 kg
n 5
n
∑ (xi – x )2 1.000
σ22 = i=1
= = 200 kg
n 5
➢ Khi dãy lượng biến có tần số (có phân tổ)
n
∑ (xi – x )2 .fi
σ2 = i=1
∑ fi
b) Phương sai mẫu (hiệu chỉnh)
➢ Khi dãy lượng biến không phân tổ n
∑ (xi – x )2
i=1
S2 = n-1
➢ Khi dãy lượng biến có tần số (có phân tổ)
n
∑ (xi – x )2.fi
i=1
S2 = n
∑ fi - 1
i=1
5) Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai
➢ Khi dãy lượng biến không phân tổ n
∑ (xi – x )2
i=1
σ = n
➢ Khi dãy lượng biến có tần số (có phân tổ)
n
∑ (xi – x )2 .fi
σ= i=1
∑ fi
6) Hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên là số tương đối so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bình quân hoặc độ lệch
chuẩn với số bình quân.
Công thức :
σ d
Vσ = 100 (%) Hoặc Vd = 100 (%)
x x

Độ biến thiên còn dùng để so sánh độ phân tán giữa các hiện tượng có đơn vị tính
khác nhau, hoặc giữa các hiện tượng cùng loại nhưng có số trung bình không bằng nhau.

Trang 10
CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ XU THẾ


I – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG
1) Dãy số thời gian
a) Khái niệm, ý nghĩa
Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời
gian.
- Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa 2 thời gian liền
nhau được gọi là khoảng cách thời gian.
- Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu ứng với từng khoảng thời gian có thể là số tuyệt đối,
số tương đối hay số bình quân. Trị số của chỉ tiêu nghiên cứu gọi là mức độ của dãy số.
Một dãy số thời gian có dạng chung nhất như sau :
ti t1……..t2……t3…….ti ……tn
yi y1……y2……y3……yi ……yn
Trong đó :
ti : thời gian thứ i
yi : Mức độ thứ i tương ứng với thời gian ti
Căn cứ vào tính chất thời gian trong dãy số, ta có thể phân biệt 2 loại dãy số : dãy số thời kỳ
và dãy số thời điểm.
b) Dãy số thời kỳ : là dãy số biểu hiện sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu qua từng
thời kỳ
Ví dụ : có tài liệu dưới đây về doanh số bán của công ty thương nghiệp Z trong 6 tháng đầu
năm 2006 như sau :
Bảng 1
Tháng 1 2 3 4 5 6
Doanh số bán (tỷđ) 159,4 169,7 181 190,3 201,4 215,6
Dãy số thời gian dùng để tổng kết hoạt động của các đơn vị sản xuất, kinh doanh qua
các thời kỳ nhất định. Khoảng cách thời gian trong dãy số càng dài, thì trị số càng lớn. Do
vậy, ta có thể cộng các trị số này lại với nhau, để phản ánh mặt lượng của hiện tượng trong
một thời kỳ dài hơn.
c) Dãy số thời điểm : là dãy số biểu hiện sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu qua các
thời điểm nhất định. Khác với dãy số thời kỳ, trong dãy số thời điểm các trị số của
chỉ tiêu này không cộng được với nhau, vì con số cộng này không có ý nghĩa kinh tế.
Ví dụ : Có tài liệu dưới đây về dự trữ hàng hoá của một cửa hàng thương nghiệp trong năm
2006
Bảng 2
Ngày 1/1/2006 1/4/2006 1/7/2006 1/10/2006 1/1/2007
Hàng hoá dự trữ (tr.đ) 1.500 1.620 1.680 1.700 1.780
2) Các Chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian
a) Mức độ bình quân theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời
gian. Tùy thuộc vào dãy số thời kỳ hay thời điểm, ta có công thức :
+ Đối với dãy số thời kỳ : Mức độ bình quân (y) được xác định bằng cách lấy tổng các
mức độ (Σyi)chia cho số mức độ (n), công thức tính :
y1 + y2 + …….. + yn ∑ yi
y = =
n n
Trang 11
Theo những số liệu trong bảng 1 ta có :

159,4 + 169,7 + 181 + 190,3 + 201,4 + 215,6


y = = 186,2 tyû ñoàng
6
Doanh số bán bình quân tháng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2006 là 186,2 tỷ đồng.
+ Đối với dãy số thời điểm : có 2 trường hợp :
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian đều nhau : mức độ bình quân (y) được
xác định theo công thức : y1 y n
+ y2 + …. + yn-1 +
y 2 2
=
n-1
Theo số liệu trong bảng 2 ta có :
1.500 1.780
+ 1.620 + 1.680 + 1.700 +
2 2
y = = 1.660 trđ
5-1
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không đều nhau : mức độ bình quân ( y )
được xác định theo công thức :

y1t1 + y2t2 + …….. + yntn ∑ yiti


y = =
t1 + t2 + ………… + tn ∑ ti
Trong đó : yi : các mức độ của dãy số
ti : các độ dài của khoảng cách thời gian
Ví dụ : Có tài liệu về công nhân của xí nghiệp Y trong tháng 4 năm 1997 như sau :
Bảng 4.3
Thời gian Số ngày (ti) Số công nhân (yi)
1/4 -20/4 20 82
21/4 – 30/4 10 88
Theo số liệu của bảng 4.3 ta có :
(82 x 20) + (88 x 10)
y = = 84 ngöôøi
20 + 10
b) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa 2 thời gian nghiên cứu.
Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì chỉ tiêu này mang dấu dương (+), nó được gọi là
mức độ tăng và ngược lại, khi mang dấu âm (-) được gọi là mức độ giảm .
Căn cứ vào việc chọn gốc so sánh khác nhau, ta có thể phân biệt :
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (δ) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu bất kỳ (yi)
với mức độ đứng liền ngay trước đó (yi-1) , công thức tính :
δ i = yi - yi-1
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (Δ i) là hiệu giữa các mức độ kỳ nghiên cứu bất kỳ
(yi) với mức độ được coi là gốc cố định cho mọi lần so sánh, thường là mức độ đầu tiên
trong dãy số (yi) , công thức tính :
Δ i = yi – y1
Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và tăng (giảm) tuyệt đối định gốc có mối quan
hệ như sau :
Σδi = Δ i

Trang 12
Nghĩa là tổng đại số lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối
định gốc .
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân (δ) là số bình quân cộng của các lượng tăng (giảm)
tuyệt đối liên hoàn, công thức tính :
∑ δi ∆n yn – y1
δ = = =
n-1 n-1 n-1
c) Tốc độ phát triển
- Tốc độ phát triển là chỉ tiêu tương đối động thái (phát triển) dùng để đánh giá hiện tượng
nghiên cứu qua một thời gian nhất định đã phát triển được với tốc độ cụ thể bao nhiêu
lần (hoặc %).
- Chỉ tiêu này tính được bằng cách so sánh 2 mức độ của dãy số. Tuỳ theo mục đích
nghiên cứu và cách chọn kỳ gốc so sánh khác nhau, ta có thể phân biệt các tốc độ phát
triển sau đây :
+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti) : là tỷ số so sánh giữa mức độ nào đó trong dãy số (yi) với
mức độ đứng liền ngay trước đó (yi-1), công thức tính :
yi
ti =
yi - 1
+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti) : Là tỷ số so sánh giữa mức độ nào đó (yi) với mức độ
được coi là gốc cố định cho mọi lần so sánh, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y 1),
công thức tính :
yi
Ti =
y1
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối liên hệ toán học
như sau :
+ Tốc độ phát triển định gốc bằng tích của các tốc độ phát triển liên hoàn :

Tn = ∏ ti
+ Tỷ số của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn của hai
thời kỳ đó :
Ti
ti =
Ti - 1
+ Tốc độ phát triển bình quân (t) là số bình quân của các tốc độ phát triển liên hoàn. Chỉ
tiêu này nói lên nhịp điệu phát triển đại diện của hiện tượng nghiên cứu trong một thời gian
nhất định. Nó được xác định theo công thức số bình quân nhân :
m
t = ∏ xi
Trong đó :
xi : là các mức độ phát triển liên hoàn
m : là số tốc độ phát triển liên hoàn
Tốc độ phát triển bình quân còn có thể được tính theo các mức độ của dãy số thời gian theo
công thức :
n-1
yn
t =
y1

Trang 13
Trong đó : yn: mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
y1 : mức độ đầu tiên của dãy số thời gian
n : số mức độ của dãy số thời gian
d) Tốc độ tăng (giảm)
Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng giữa 2 thời gian đã tăng (+)
hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có :
- Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
yi – yi-1 δi
ai = =
yi-1 yi-1
- Tốc độ tăng (giảm) định gốc :
yi – y1 ∆i
Ai = =
- Tốc độ tăng (giảm) bình quân :
y1 y1

a = t - 1 (tính theo số lần)


hay a = t - 100 (tính theo %)
e) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên
hoàn với tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, theo công thức tính :
yi – yi-1 yi-1
gi = = = 0,01yi-1
yi – yi-1 100
yi-1 100

II - PHÂN TÍCH XU THẾ


Hiện tượng kinh tế xã hội thường có sự biến động theo thời gian. Sự biến động đó phụ
thuộc vào hai nhóm nguyên nhân :
- Do nhân tố chủ quan còn gọi là do các nhân tố bản chất, nhân tố chủ yếu quyết định sự
biến động của hiện tượng nghiên cứu. Đây là nhóm nhân tố mà ta cần phân tích. Ví dụ,
sự biến động do trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm cho kết quả sản
xuất ngày càng tăng.
- Nhóm nhân tố khách quan như sự biến động do điều kiện tự nhiên, do tính thời vụ …
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
- Nhiệm vụ của phân tích xu thế là tìm ra tính quy luật của sự phát triển tất yếu của hiện
tượng nghiên cứu, loại trừ ảnh hưởng của nhóm nhân tố khách quan.
1) Phương pháp mở rộng khoảng cách
Một dãy số thời gian được xác lập với khoảng cách thời gian ngắn không thể hiện được
xu thế phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Vì vậy, cần mở rộng khoảng cách để thấy được
xu hướng phát triển của hiện tượng đó.

Trang 14
Ví dụ : có tài liệu thống kê về kết quả sản xuất của một doanh nghiệp trong năm 2007 như
sau :
Sản lượng Sản lượng Sản lượng
Tháng Tháng Tháng
(tấn) (tấn) (tấn)
1 100,8 5 104,4 9 118,8
2 93,6 6 117 10 117,8
3 101,2 7 101,8 11 112,8
4 96 8 109,6 12 120
Từ bảng số liệu trên ta thấy : Sản lượng sản xuất được qua các tháng không ổn định, tháng 1
cao hơn tháng 2, tháng 3 cao hơn tháng 4 … Nếu căn cứ vào nguồn thông tin ban đầu này sẽ
rút ra kết luận : sản xuất của doanh nghiệp rất thất thường, vì thời gian tổng hợp thông tin
theo tháng quá ngắn. Để có kết luận chính xác hơn ta cần tổng hợp các thông tin trên theo
quý.

Kết quả sản xuất của doanh nghiệp theo quý như sau :
Qúy Sản lượng (tấn)
I 295,6
II 317,4
III 330,2
1V 350,6

Trang 15
Khi tổng hợp kết quả sản xuất theo quý cho thấy : sản lượng đạt được của doanh nghiệp
tăng dần, quý sau đạt cao hơn quý trước.
2) Phương pháp bình quân di động
Phương pháp bình quân di động là lập dãy số mới với mức độ của hiện tượng nghiên
cứu là số trung bình cộng của các mức độ cũ nhưng loại dần các mức độ đầu và thêm vào
các mức độ sau đó.
Bình quân di động 3 mức độ :
y1 + y2 + y3
y2 =
3
y2 + y3 + y4
y3 =
3
Và tiếp tục thay thế dần cho đến yn.
Phương pháp bình quân di động thường áp dụng cho việc điều chỉnh dãy số mà dãy số
đó bị ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngẫu nhiên khách quan. Ví dụ với sản xuất nông
nghiệp thì năng suất cây trồng không chỉ phụ thuộc vào trình độ thâm canh (chủ quan) mà
cò phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết (khách quan). Khi tính bình quân di động
nghĩa là bù trừ điều kiện điều kiện tự nhiên, nói cách khác là loại trừ điều kiện tự nhiên.
Ví dụ : có tài liệu thống kê về năng suất lúa vụ đông xuân của một huyện trong 12 năm như
sau :
Năng suất lúa Năm Năng suất lúa Năm Năng suất lúa
Năm thứ
(tấn/ha) thứ (tấn/ha) thứ (tấn/ha)
1 5,04 5 5,22 9 5,94
2 4,68 6 5,85 10 5,89
3 5,06 7 5,09 11 5,64
4 4,8 8 5,48 12 6
Nếu để dãy số liệu tự nhiên như trên ta không tìm ra quy luật phát triển về năng suất lúa
của địa phương qua các năm. Sự biến động năng suất lúa ở đây chịu ảnh hưởng đồng thời
bởi 2 loại nhân tố : ngẫu nhiên (do điều kiện khí hậu, thời tiết) và nhân tố tất nhiên (trình độ
thâm canh tăng năng suất).
Để loại trừ ảnh hưởng của nhân tố ngẫu nhiên ta có thể thực hiện phương pháp bình
quân di động 3 hoặc 5 vụ cùng tên và sẽ cho kết quả như sau :
Năng suất lúa Năng suất lúa bình quân trượt Năng suất lúa bình quân trượt
Năm thứ
(tấn/ha) dần 3 vụ cùng tên (tấn/ha) dần 5 vụ cùng tên (tấn/ha)
1 5,04
2 4,68 4,93
3 5,06 4,85 4,96
4 4,8 5,03 5,122
5 5,22 5,29 5,204
6 5,85 5,39 5,288
7 5,09 5,47 5,516
8 5,48 5,50 5,65
9 5,94 5,77 5,608
10 5,89 5,82 5,79
11 5,64 5,84
12 6

Trang 16
Qua kết quả tính toán cho thấy : Trình độ thâm canh ngày càng cao nên năng suất lúa của
địa phương có xu hướng ngày càng tăng lên.
3) Phương pháp tính bình quân trong một khoảng thời gian (bình quân khoảng)
Phương pháp này cũng nhằm xác định xu thế phát triển của hiện tượng nghiên cứu theo
thời gian. Tính bình quân trong một khoảng thời gian là nhằm bù trừ tác động của nhân tố
khách quan để thấy được xu thế ảnh hưởng do nhân tố chủ quan đem lại.
Từ dãy số về năng suất lúa vụ đông xuân của địa phương trong 12 năm ta tính mức bình
quân theo khoảng thời gian 3 năm và 5 năm như sau :

Năng suất lúa bình quân 3 vụ Năng suất lúa bình quân 3 vụ
Năm Năng suất lúa
cùng tên (tấn/ha) (bình quân cùng tên (tấn/ha) (bình quân
thứ (tấn/ha)
khoảng thời gian 3 vụ) khoảng thời gian 3 vụ)

1 5,04
2 4,68 4,93
3 5,06 4,96
4 4,8
5 5,22 5,29
6 5,85
7 5,09
8 5,48 5,50 5,65
9 5,94
10 5,89
11 5,64 5,84
12 6
Kết quả cho thấy năng suất lúa tăng dần theo thời gian dù tính bình quân 3 hay 5 vụ. Điều
đó thể hiện trình độ thâm canh của địa phương ngày càng cao ma điều này đã loại trừ ảnh
hưởng bất thường của thời tiết.
4) Nghiên cứu xu thế bằng hàm hồi quy và tương quan
Để xác định xu thế phát triển của hiện tượng theo thời gian cần lập hàm hồi quy và
tương quan theo thời gian. Điều này có nghĩa là hiện tượng nghiên cứu vận động tăng (hoặc
giảm) dần theo thời gian. Lượng biến của hiện tượng nghiên cứu là biến phụ thuộc vào thời
gian, thời gian là biến độc lập. Công việc cần làm sẽ bao gồm :
- Thứ nhất, cần xác định dạng hàm hồi quy : Tuyến tính (tương quan đường thẳng) hoặc
tương quan phi tuyến (dạng hàm parabol, hypecbol, hàm mũ, hàm logarit …). Thông
thường trong thực tế thường điều tiết theo dạng tương quan tuyến tính.
- Thứ hai, tìm các tham số : Gỉa sử ta sử dụng hàm tuyến tính 1 biến dạng như sau :
y = a + bt
Trong đó :
a : là tham số tự do, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố ngoại trừ
nhân tố thời gian đến biến động của hiện tượng nghiên cứu.
b : là tham số tự do hay còn gọi là hệ số góc, nó phản ánh ảnh hưởng của nhân tố nghiên
cứu mà cụ thể ở đây là nhân tố thời gian ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng
nghiên cứu. Nếu b mang dấu dương (+) hàm nghiên cứu có mối quan hệ tương quan
thuận, ngược lại nếu b mang dấu âm (-) có nghĩa là mối quan hệ tương quan nghịch.
Trang 17
- Cuối cùng, sau khi điều tiết được hàm hối quy cần phải giải thích ý nghĩa của các tham
số đã tìm được.
- Phương pháp giải các tham số có thể thay vào công thức phương trình hồi quy đường
thẳng, tính các mức độ trên đường hồi quy lý thuyết có thể phân biệt ở 2 điều kiện đặt
thứ tự thời gian (t).
➢ Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t ± 0, có các công thức tính tham số như sau :
y.t–y.t
b = 2
t2 -
t
a = y – b.t
➢ Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t = 0, có các công thức tính tham số như sau :
∑y
a = n = y
∑y.t
b =
∑t2
Ví dụ 4.6 : Có tài liệu thống kê về năng suất lúa vụ đông xuân của một huyện trong 12
năm như sau :
Năm Năng suất luất Năm thứ Năng suất luất Năm thứ Năng suất luất
thứ (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha)
1 5,04 5 5,22 9 5,94
2 4,68 6 5,85 10 5,89
3 5,06 7 5,09 11 5,64
4 4,8 8 5,48 12 6,0
Ta lập bảng sau :
Điều kiện ∑t = 0 Điều kiện ∑t ≠0
Năm(n) yi t t2 y.t t t2 y.t t - t ( t – t )2 y - y ( y – y ) 2
thứ 1 5,04 -11 121 -55,44 1 1 5,04 -5,5 30,25 -0,351 0,123
thứ 2 4,68 -9 81 -42,12 2 4 9,36 -4,5 20,25 -0,711 0,505
thứ 3 5,06 -7 49 -35,42 3 9 15,18 -3,5 12,25 -0,331 0,109
thứ 4 4,80 -5 25 -24,00 4 16 19,20 -2,5 6,25 -0,591 0,349
thứ 5 5,22 -3 9 -15,66 5 25 26,10 -1,5 2,25 -0,171 0,029
thứ 6 5,85 -1 1 -5,85 6 36 35,10 -0,5 0,25 0,459 0,211
thứ 7 5,09 1 1 5,09 7 49 35,63 0,5 0,25 -0,301 0,091
thứ 8 5,48 3 9 16,44 8 64 43,84 1,5 2,25 0,089 0,008
thứ 9 5,94 5 25 29,70 9 81 53,46 2,5 6,25 0,549 0,302
thứ 10 5,89 7 49 41,23 10 100 58,90 3,5 12,25 0,499 0,249
thứ 11 5,64 9 81 50,76 11 121 62,04 4,5 20,25 0,249 0,062
thứ 12 6,00 11 121 66,00 12 144 72,00 5,5 30,25 0,609 0,371
cộng 64,69 0 572 30,73 78 650 435,85 143 2,409
Trường hợp ∑t = 0 :
64,69 ∑y.t 30,73
a =y = = 5,39 b = = = 0,0537
12 ∑t2 572
 Phương trình : y = 5,39 + 0,0537t

Trang 18
Trường hợp ∑t ± 0 : ∑t 78 2
t = n = 12 = 6,5 t = (6,5)2 = 42,25

∑t2 650 ∑y.t 435,85


t2 = = = 54,167 y.t = = = 36,32
n 12 n 12
y.t–y.t 36,32 – 5,39 x 6,5
b = = = 0,1074
t 2 -
t
2
54,167 – 42,25

a = y – b.t = 5,39 – 0,1074 x 6,5 = 4,692


 Phương trình : y = 4,692 + 0,1074t
Để đánh giá mức độ chặc chẻ của mối quan hệ tương quan, cần tính hệ số tương quan (r)
σt
r = b σ
y
Trong đó :
σt : Độ lệch tiêu chuẩn của t.
σy : Độ lệch tiêu chuẩn của y.
Nếu r = 1 quan hệ giữa t và y rất chặt chẻ và trở thành quan hệ hàm số.
Nếu r = 0 thì giữa t và y không có mối quan hệ gì.
Nếu r mang dấu âm (-) quan hệ giữa t và y là quan hệ tương quan nghịch.
Nếu r mang dấu cộng (+) quan hệ giữa t và y là quan hệ tương quan thuận.
r càng tiến gần đến ± 1 mối quan hệ giữa t và y càng chặt chẻ, ngược lại r tiến đến gần 0
mối quan hệ giữa t và y càng lỏng lẻo.
Từ số liệu trên ta tính được :
n
∑ (ti – t )2 143
i=1 = 3,452
σt = n = 12
n
∑ (yi – y )2 2,409
i=1 = 0,448
σy = n = 12
σt 3,452
r = b σ = 0,1074 = 0,824
y 0,448

Vậy, ảnh hưởng của nhân tố không nghiên cứu đến năng suất là 4,692 tấn/ha/năm
Ảnh hưởng của trình độ thâm canh làm tăng năng suất 0,1074 tấn/ha/năm.
Độ chặc chẻ của mối quan hệ tương quan này là 0,824. Như vậy, mối quan hệ giữa năng
suất lúa và thời gian khá chặc chẻ.
Lưu ý : Kết quả tính toán theo 2 điều kiện đều bằng nhau.
- Khi đặt t để có ∑t = 0 trường hợp số năm của dãy số là một số chẳn, thì 2 năm đứng
giữa dãy số đặt t = -1 và t = 1, các t trở về trước là -3; -5; … các t trở về kỳ nghiên
cứu là 3; 5;… Trường hợp số năm của dãy số có số hạn là một số lẻ, đặt thứ tự t của
năm giữa dãy số bằng 0, các t trở về trước lần lượt là -1; -2; -3 … các t trở về kỳ
nghiên cứu lần lượt là 1; 2; 3 …
- Khi đặt t để có ∑t ± 0 : đặt t theo thứ tự 1; 2; 3…..
5) Biến động thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng nghiên cứu lặp đi lặp lại trong từng
thời gian nhất định trong một năm. Tính lặp của nó được gọi là tính thời vụ. Tính thời vụ
Trang 19
xảy ra không chỉ trong lãnh vực sản xuất, tiêu dùng mà cả trong lãnh vực du lịch, văn hóa
… Nắm được tính thời vụ sẽ để tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao.
Để thể hiện tính thời vụ người ta tính chỉ số thời vụ :
ITV = (y : y) Hoặc ITV= ( y : y)
Trong đó :
ITV : Chỉ số thời vụ.
Yi : Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở tháng thứ i.
Y : Mức bình quân của hiện tượng nghiên cứu.
Y : Mức bình quân của hiện tượng nghiên cứu của các tháng cùng tên (trường hợp tính chỉ
số thời vụ cho nhiều năm)
Nếu ITV = 1 : Hiện tượng nghiên cứu diễn ra bình thường.
Nếu ITV > 1 hay Nếu ITV < 1: Hiện tượng nghiên cứu diễn ra không bình thường, nói cách
khác là nó có tính thời vụ. Nếu ITV càng lớn hơn hay nhỏ hơn 1 thì tính thời vụ càng cao, và
ngược lại nếu ITV càng gần 1 thì tính thời vụ càng nhỏ.
Ví dụ 4.7 : Có tài liệu thống kê về tình hình tiêu thụ mặt hàng A của một trung tâm thương
mại trong năm 2007 như sau :
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ∑yi
Sản phẩm
tiêu thụ 101,8 93,6 101,2 96 104,4 117 101,8 109,6 118,8 117,8 112,8 120 1.293,8
(1.000sp)
Yêu cầu : Tính chỉ số thời vụ về tình hình tiêu thụ sản phẩm A qua các tháng trong năm
2007.
Ta có : ∑yi 1.293,8
y = = = 107,82
n 12
Thay vào công thức tính ITV ta có bảng sau : (ITV = yi : y)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ITV (lần) 0,935 0,868 0,939 0,890 0,968 1,085 0,944 1,017 1,102 1,093 1,046 1,113
Kết quả tính toán cho thấy : tháng có mức tiêu thụ cao nhất là tháng 12, kế đến là tháng 9.
Tháng có mức tiêu thụ thấp nhất là tháng 2, kế đến là tháng 4.
Ví dụ : Có tài liệu thống kê về tình hình tiêu thụ mặt hàng B của một trung tâm thương mại
trong 3 năm như sau :
Mức tiêu thụ hàng hóa (sản phẩm)
Tháng yi ITV
2005 2006 2007
1 1.500 1.550 1.520 1.523,3 0,774
2 1.490 1.500 1.510 1.500,0 0,762
3 1.600 1.590 1.610 1.600,0 0,813
4 1.680 1.700 1.800 1.726,7 0,877
5 1.700 1.900 2.000 1.866,7 0,948
6 1.900 2.100 2.200 2.066,7 1,050
7 1.980 2.300 2.500 2.260,0 1,148
8 2.200 2.500 2.800 2.500,0 1,270
9 1.900 2.200 2.300 2.133,3 1,084
10 1.950 2.100 2.500 2.183,3 1,109
11 2.100 2.150 2.240 2.163,3 1,099
12 2.000 2.100 2.210 2.103,3 1,068

Trang 20
Yêu cầu : Căn cứ vào tài liệu trên tính chỉ số thời vụ của công ty.
Kết quả tính toán cho thấy : Mặt hàng này tiêu thụ tăng dần từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 8
là đỉnh có mức tiêu thụ cao nhất. Sau đó mức tiêu thụ có xu hướng giảm dần, tháng có mức
tiêu thụ thấp nhất là tháng 2.

III - MÔ HÌNH DỰ BÁO THỐNG KÊ TRONG DOANH NGHIỆP


1) Khái niệm
Dự báo thống kê là căn cứ vào các thong tin (chủ yếu là thông tin bằng số liệu) đã có
trong quá khứ để ngoại suy ra tương lai của hiện tượng nghiên cứu.
Thực chất của dự báo thống kê là giai đoạn suy lý và phán đoán hay là kéo dài quá trình
phân tích thống kê.
Mục đích của dự báo thống kê nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt lợi
nhuận tối đa.
2) Các loại dự báo thống kê
a) Căn cứ vào độ dài của kỳ dự báo
Người ta chia dự báo thống kê thành 3 loại :
- Dự báo ngắn hạn : Là loại dự báo cho một khoảng thời gian ngắn : 1 tuần, 1 tháng, 1
quý hoặc 1-2 năm. Tùy theo tính chất và chu kỳ sản xuất hoặc tiêu thụ để xác định
mức độ ngắn hạn của kỳ dự báo. Việc nắm bắt và dự báo chính xác, kịp thời mối
quan hệ cung – cầu là rất cần thiết.
- Dự báo trung hạn : Là loại dự báo cho khoảng thời gian 1,2 năm hoặc 4-5 năm.
- Dự báo dài hạn : Là loại dự báo cho 5,10 năm hoặc dài hơn nữa.
b) Căn cứ vào độ chuẩn xác của dự báo
Người ta chia dự báo thống kê thành 2 loại :
- Dự báo điểm : Là loại dự báo khẳng định kết quả sẽ rơi vào một điểm có tọa độ cụ
thể
- Dự báo khoảng : Là khẳng định kết quả trong tương lai đạt được trong một khoảng
nào đó
Giữa 2 loại dự báo này thì dự báo khoảng dễ đúng hơn nhưng ý nghĩa đối với quản lý
kém hơn so với dự báo điểm.
3) Các phương pháp dự báo thống kê
Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý doanh nghiệp mà lựa chọn nội dung dự
báo. Thông thường các đơn vị tiến hành dự báo các lãnh vực sau :
- Dự báo khả năng phát triển sản xuất kinh doanh : sự biến động của các chỉ tiêu : GO,
VA, doanh thu, lợi nhuận …
- Dự báo xu hướng vận động của giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra
- Dự báo sức mua của dân cư, khả năng xuất khẩu.
- Dự báo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp …
Hiện nay, có nhiều phương pháp dự báo thống kê như phương pháp chuyên gia,
phương pháp hội nghị khách hàng … đây là những phương pháp không căn cứ vào
việc tính toán từ các mô hình cụ thể. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu trên cơ sở mô
hình cụ thể thường được sử dụng.
a) Dự báo căn cứ vào lượng tăng tuyệt đối bình quân (δ)
Giả thiết :
- Có số liệu được sắp xếp theo thời gian yi (i=1,n), y1 là mức độ của hiện tượng nghiên
cứu ở năm đầu tiên của dãy số và yn là mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở năm
cuối cùng của dãy số.
- Lượng tăng của lương lai cũng đạt ở mức trung bình của thời kỳ quá khứ
- Gọi (δ) là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của hiện tượng nghiên cứu và ℓ là
độ dài của kỳ dự báo, ta có :
yn+ℓ = yn + ℓ x δ
Trang 21
Ví dụ : Có số liệu thông kê về lợi nhuận của một công ty qua các năm như sau :
Chỉ tiêu/năm 1 2 3 4 5
Lợi nhuận (trđ) 100 115 124 133 142
Yêu cầu : Dự báo lợi nhuận của công ty vào năm thứ 6 và 7 (ℓ = 1 và 2)
yn – y1 142 – 100
δ = n– 1 = 5 –1 = 10,5 trđ

Với : ℓ = 1 => yn+1 = yn + 1 x δ = 142 + 1 x 10,5 = 152,5 trđ


Với : ℓ = 2 => yn+2 = yn + 2 x δ = 142 + 2 x 10,5 = 163 trđ
Điều kiện áp dụng phương pháp này là : lượng tăng tuyệt đối liền hoàn phải xấp xỉ bằng
nhau.
b) Dự báo căn cứ vào tốc độ phát triển bình quân ( t )
Giả thiết tốc độ phát triển của tương lai cũng đạt ở mức bình quân của thời kỳ quá khứ.
yn+ℓ = yn x t ℓ
n-1 yn 5-1 142
t = y1 = 100 = 1,0916 hay 109,16%
Với : ℓ = 1 =>yn+1 = yn x t1 = 142 x 1,0196 = 155 trđ
Với : ℓ = 2 =>yn+2= yn x t2 = 142 x 1,01962 = 169,2 trđ
Điều kiện áp dụng phương pháp này là : tốc độ phát triển liên hoàn phải xấp xỉ bằng nhau.
c) Dự báo dựa vào hàm hồi quy và tương quan
Trước hết cần khảo sát mối quan hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả là
tương quan tuyến tính hay tương quan phi tuyến tính. Trong một số trường hợp có thể dùng
hàm tuyến tính thay cho hàm phi tuyến vì nó tạo thuận lợi trong khâu tìm giá trị của các
tham số tự do.
Sau khi đã tìm được hàm số tương quan, thay các giá trị của biến số cần dự báo để tìm
kết quả của tiêu thức nguyên nhân cần dự báo.
Ví dụ :
Điều kiện ∑t = 0
Năm(n) yi t t2 tyi
thứ 1 100 -2 4 -200
thứ 2 115 -1 1 -115
thứ 3 124 0 0 0
thứ 4 133 1 1 133
thứ 5 142 2 4 284
cộng 614 0 10 102
614 ∑y.t 102
a =y = = 122,8 b = 2 = = 10,2
5 ∑t 10
 Phương trình : y = 122,8 + 10,2t
Dự báo cho năm thứ 6 nghĩa là t = 3 : y6 = 122,8 + 10,2 x 3 = 153,4 trđ
Dự báo cho năm thứ 7 nghĩa là t = 4 : y7 = 122,8 + 10,2 x 4 = 163,6 trđ
Lưu ý : Tất cả các phương pháp dự báo trên chỉ căn cứ vào thông tin của thời kỳ quá khứ để
ngoại suy. Nó chỉ đúng khi và chỉ khi các nhân tố khác không có sự thay đổi đột biến. Nếu
có sự thay đổi bất thường của một hoặc một số nhân tố ngoại lai sẽ làm cho sai số dự báo
xảy ra.

Trang 22
CHƯƠNG V
CHỈ SỐ THỐNG KÊ

I – CHỈ SỐ
1) Khái niệm
Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức
độ nào đó của một hiện tượng kinh tế. Tuy chỉ số là số tương đối, nhưng không phải chỉ tiêu
tương đối bất kỳ nào cũng đều được gọi là chỉ số, mà chỉ có các chỉ tiêu tương đối biểu hiện
quan hệ so sánh của hiện tượng kinh tế theo thời gian, không gian và kế hoạch.
Trong công tác thực tế, đối tượng chủ yếu của phương pháp thống kê thường là các hiện
tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử có tính chất khác nhau về tên
gọi, về giá trị sử dụng, về đơn vị tính … cho nên muốn so sánh các mức độ này, trước hết
phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau về dạng giống nhau, để có thể
trực tiếp cộng chúng với nhau. Mặc khác, khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính
toán chỉ số, thì phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi, còn các nhân tố khác không thay
đổi .
2) Phân loại chỉ số
Căn cứ vào các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta phân biệt chỉ số ra thành nhiều loại.
+ Nếu căn cứ theo phạm vi tính toán, ta phân biệt hai loại : chỉ số cá thể và chỉ số chung.
- Chỉ số cá thể (đơn) nói lên sự biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt của tổng
thể hiện tượng phức tạp. Ví dụ chỉ số cá thể của từng mặt hàng, chỉ số lượng cá thể của
từng sản phẩm … chỉ số cá thể có tác dụng quan trọng trong việc nghiên cứu sự phát
triển những sản phẩm chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, chỉ số này còn được
dùng để tính chỉ số chung.
- Chỉ số chung nói lên sự biến động của tất cả các phần tử, đơn vị của tổng thể hiện tượng
phức tạp. Ví dụ chỉ số doanh thu của toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong một doanh
nghiệp. Chỉ số lượng của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong một tổ chức thương nghiệp.
Chỉ số chung được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thống kê.
+ Nếu căn cứ theo tính chất của chỉ tiêu, chỉ số chung được phân thành 2 loại : chỉ số chỉ
tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu số lượng .
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng : nói lên sự biến động của các chỉ tiêu : giá của đơn vị hàng
hoá, giá thành đơn vị sản phẩm, số sản phẩm do một công nhân sáng tạo ra (NSLĐ) …
- Chỉ số chỉ tiêu số lượng : nói lên sự biến động của các chỉ tiêu số lượng như : số sản
phẩm sản xuất, số diện tích gieo trồng, số lượng công nhân …
3) Phương pháp tính chỉ số
a) Tính chỉ số cá thể
Tính chỉ số cá thể cũng chính là tính các số tương đối phát triển, số tương đối không
gian và số tương đối kế hoạch. Ví dụ như chỉ số cá thể phát triển được tính bằng cách so
sánh các mức độ của từng đơn vị cá biệt trong 2 thời kỳ nghiên cứu. Thời điểm đem so sánh
gọi là kỳ nghiên cứu, còn kỳ làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc.
Ví dụ : có tài liệu dưới đây về số lượng sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm của một đơn
vị sản xuất công nghiệp năm 2006
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Đơn vị
SP Số sản phẩm Giá thành đvsp Số sản phẩm Giá thành đvsp
tính
(qo) (1.000đ)(zo) (q1) (1.000đ)(z1)
A m 3.000 5 4.000 4,5
B l 4.000 12 4.000 11,5
C Kg 8.000 3 7.000 2,8

Trang 23
Z1
Chỉ số cá thể giá thành : iz =
Z0
4,5
Cụ thể ta có : iz(A) = = 0,9 hay 90%
5,0
11,5
iz(B) = = 0,9583 hay 95,83%
12
2,8
iz(C) = = 0,9333 hay 93,33%
3,0
Chỉ số cá thể lượng : q1
iq =
q0
Cụ thể ta có : 4.000
iq(A) = = 1,3333 hay 133,33%
3.000
4.000
iq(B) = = 1,0 hay 100%
4.000
7.000
iq(C) = = 0,875 hay 87,5%
8.000

Qua kết quả tính toán các chỉ số cá thể trên ta thấy : giá thành đơn vị sản phẩm A kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc là 0,9 lần hay 90%; tức là giá thành đơn vị sản phẩm A hạ 0,1 lần
hay 10% … ; lượng sản phẩm A kỳ báo cáo so với kỳ gốc là 1,3333 lần hay 133,33%; tức là
tăng 0,3333 lần hay 33,33% …
b) Tính chỉ số chung
Chỉ số chung bao gồm chỉ số phát triển, chỉ số kế hoạch và chỉ số không gian. Sau đây,
ta lần lượt nghiên cứu các chỉ số này
b1) Phương pháp tính chỉ số phát triển :
Tuỳ theo điều kiện tài liệu có sẵn mà chỉ số phát triển có thể được tính theo một trong
hai dạng chỉ số sau đây : chỉ số tổng hợp và chỉ số bình quân. Chỉ số tổng hợp là loại chỉ số
thường gặp nhất.
+ Đặc điểm chung tính chỉ số tổng hợp :
Chỉ số tổng hợp bao gồm 2 loại : chỉ số tổng hợp chỉ tiêu chất lượng (giá cả, năng
suất lao động … ). Và chỉ số tổng hợp chỉ tiêu số lượng (số sản phẩm, số công nhân, diện
tích gieo trồng … ). Dù cho tính đối với bất kỳ loại chỉ số nào của chỉ số tổng hợp cũng đều
có những đặc điểm chung dưới đây :
Khi tính chỉ số tổng hợp, trước hết phải chuyển các phần tử khác nhau của hiện
tượng phức tạp thành dạng đồng nhất, để có thể cộng chúng được với nhau và so sánh.
Khi tính chỉ số tổng hợp để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó trong
các nhân tố tham gia tính toán, phải cố định các nhân tố khác còn lại.
+ Vấn đề chọn quyền số cho việc tính chỉ số tổng hợp
Quyền số của chỉ số tổng hợp là đại lượng dùng trong công thức tính chỉ số tổng hợp
và được cố định giống nhau ở tử và mẫu số.
Khi dùng chỉ số tổng hợp để nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu chất lượng, thì
quyền số là chỉ tiêu số lượng có liên quan được cố định ở kỳ nghiên cứu; còn để nghiên cứu

Trang 24
sự biến động của chỉ tiêu số lượng, thì quyền số là chỉ tiêu chất lượng có liên quan được cố
định ở kỳ gốc.
Dưới đây là một số chỉ số tổng hợp mà ta thường gặp :
Chỉ số tổng hợp chỉ tiêu chất lượng :
∑ p1q1
Chỉ số tổng hợp giá cả : IP =
∑ p0q1
∑ z1q1
Chỉ số tổng hợp giá thành : IZ =
∑ z0q1
∑ W1T1
Chỉ số tổng hợp NSLĐ : IW =
∑ W0T1
∑ N1D1
Chỉ số tổng hợp năng suất thu hoạch : IN =
∑ N0D1
Chỉ số tổng hợp chỉ tiêu số lượng : ∑ q1p0
Chỉ số tổng hợp lượng sản phẩm tiêu thụ : Iq =
∑ q0p0
∑ q1z0
Chỉ số tổng hợp lượng sản phẩm sản xuất : Iq =
∑ q0z0
∑ T1W0
Chỉ số tổng hợp số công nhân : IT =
∑ T0W0
Chỉ số tổng hợp diện tích gieo trồng : ∑ D1N0
ID =
∑ D0N0
Khi nghiên cứu vấn đề có liên quan đến chọn quyền số của chỉ số , ta có hệ thống chỉ số sau
:
∑ p1q1 ∑ p1q0 ∑ p1q1
= x (I)
∑ p0q0 ∑ p0q0 ∑ p1q0
∑ p1q1 ∑ p1q1 ∑ p0q1
= x (II)
∑ p0q0 ∑ p0q1 ∑ p0q0
Chủ yếu là sử dụng hệ thống chỉ số (II), trong trường hợp khó xác định khối lượng tiêu thụ
kỳ nghiên cứu (q1) thì mới sử dụng hệ thống chỉ số (I)
Ví dụ :
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Đơn vị
SP Số sản phẩm Giá thành đvsp Số sản phẩm Giá thành đvsp
tính
(qo) (1.000đ)(zo) (q1) (1.000đ)(z1)
A m 3.000 5 4.000 4,5
B l 4.000 12 4.000 11,5
C Kg 8.000 3 7.000 2,8

Trang 25
Chỉ số tổng hợp giá thành :
∑ z1q1 (4,5 x 4.000) +(11,5 x 4.000) + (2,8 x 7.000) 83.600
IZ = = = = 0,9393 hay 93,93%
∑ z0q1 (5 x 4.000) + (12 x 4.000) + (3 x 7.000) 89.000

Chỉ số tổng hợp lượng sản phẩm :


∑ q1z0 (4.000 x 5) +(4.000 x 12) + (7.000 x 3) 89.000
Iq = = = 1,0229 hay 102,29%
∑ q0z0 (3.000 x 5) + (4.000 x 12) + (8.000 x 3) 87.000

Như vậy, giá thành sản phẩm kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm đi 6,07%, còn lượng sản
phẩm kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 2,29%.
b2) Phương pháp tính chỉ số bình quân
Xét về hình thức biểu hiện, chỉ số bình quân là số bình quân gia quyền của các chỉ số cá thể,
nhưng về nội dung nó vẫn biểu hiện biến động của nhân tố nghiên cứu. Trong thống kê,
người ta thường dùng 2 loại : chỉ số bình quân cộng và chỉ số bình quân điều hoà.
+ Chỉ số bình quân cộng : là số bình quân cộng gia quyền của các chỉ số cá thể, công thức
tính :
∑ iqq0p0 ∑ iqd0
Iq = hay Iq =
∑ q0p0 ∑ d0

Ví dụ : có tài liệu sau của một tổ chức thương mại K :


Các cột tính toán
Doanh số bán Chỉ số cá thể Tỷ trọng từng loại
Tên kỳ gốc theo giá lượng hàng hàng trong tổng doanh iqp0q0
iqd0
hàng kỳ gốc (p0q0) bán ra (iq) số bán kỳ gốc (d0)(%)
A 1.500 1,2 15 1.800 18
B 3.000 0,95 30 2.850 28,5
C 5.500 1,02 55 5.610 56,1
Cộng 10.000 100 10.260 102,6
Căn cứ vào những số liệu trên ta có :
∑ iqq0p0 10.260
Iq = = = 1,026 hay 102,6%
∑ q0p0 10.000

Hoặc :
∑ iqd0 102,6
Iq = = = 1,026 hay 102,6%
∑ d0 100

Như vậy, lượng hàng hoá nói chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 2,6%
+ Chỉ số bình quân điều hoà : là số bình quân điều hoà gia quyền của các chỉ số cá thể,
công thức tính :
∑ p1q1 ∑ d1
Ip = hay Ip =
P1q1 d1
∑ ∑
ip ip

Trang 26
Ví dụ : có số liệu sau của tổ chức thương mại H:
Doanh số bán kỳ Tỷ trọng từng loại Các cột tính toán
nghiên cứu theo hàng trong tổng Chỉ số giá p1q1 d1
Tên
giá kỳ báo cáo doanh số bán kỳ cá thể (ip)
hàng
(p1q1) nghiên cứu (d1) (%) ip ip
A 1.500 12,5 0,96 1.562,5 13,021
B 6.000 50 1,2 5.000 41,667
C 4.500 37,5 0,8 5.625 46,875
Cộng 12.000 100 12.187,5 101,563
Căn cứ vào những số liệu trên ta có :
∑ p1q1 12.000
Ip = = = 0,9846 hay 98,46% hay laø :
P1q1 12.187,5

ip
∑ d1 100
Ip = = = 0,9846 hay 98,46%
d1 101,563

ip
Như vậy, giá cả hàng hoá nói chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm đi 1,54%
b3) Chỉ số không gian (chỉ số địa phương) : là số tương đối so sánh giữa 2 mức độ của
hiện tượng cùng loại, nhưng khác nhau về điều kiện không gian (xí nghiệp, huyện, tỉnh…)
Khi so sánh mức độ của các chỉ tiêu đơn giản với nhau, ta sẽ có chỉ số không gian cá thể.
Ví dụ : sản lượng thu hoạch loại cây trồng A trong năm 2006 của xã M là 22 tấn, còn của
xã N là 20 tấn. Như vậy, ta có chỉ số không gian cá thể (xã M so với xã N) là 22 :20 = 1,1
hay 110%; hoặc cũng có thể (xã N so với xã M) ta có chỉ số không gian các thể là 20 :22 =
0,91 hat 91%
Khi so sánh mức độ của các chỉ tiêu tổng hợp của một hiện tượng kinh tế, nhưng
khác nhau về điều kiện không gian, ta sẽ được chỉ số không gian tổng hợp, chỉ số không
gian này cũng được xác định theo lý luận tính chỉ số tổng hợp. Cụ thể :
+ Chỉ số không gian chỉ tiêu số lượng :
Khi tính chỉ số không gian chỉ tiêu số lượng, thì các quyền số dùng để tính chỉ số này
có thể là : giá cố định, lượng lao động hao phí bình quân cho sản xuất đơn vị sản phẩm hoặc
giá cả bình quân từng loại sản phẩm(hàng hoá).
Ví dụ : so sánh số lượng sản phẩm của 2 xí nghiệp A và B, ta sẽ có các công thức tính chỉ
số không gian dưới đây:
Khi dùng giá cố định do nhà nước quy định (Pc), chỉ số không gian sẽ được tính theo
công thức :
∑ qApC ∑ qBpC
Iq(A/B) = Hoặc là Iq(B/A) =
∑ qBpC ∑ qApC

Trong đó : qA,qB: Số lượng từng loại sản phẩm của các xí nghiệp A và B.
Khi dùng lượng lao động hao phí bình quân cho sản xuất đơn vị sản phẩm (t) , chỉ số không
gian sẽ được tính theo công thức:
∑ qAt ∑ qBt
Iq(A/B) = Hoặc là : Iq(B/A) =
∑ qBt ∑ qAt

Trang 27
Khi dùng giá cả bình quân của từng loại sản phẩm (p), chỉ số không gian sẽ được tính theo
công thức :
∑ qAp ∑ qBp
Iq(A/B) = Hoặc là : Iq(B/A) =
∑ qBp ∑ qAp

+ Chỉ số không gian chỉ tiêu chất lượng :


Ví dụ 4 : có tài liệu dưới đây về tình hình tiêu thụ hàng hoá tại 2 thị trường năm 1996

Thị trường A Thị trường B


Tên hàng Lượng hàng bán ra Giá đơn vị hàng Lượng hàng bán Giá đơn vị hàng
(Kg) (qA) hoá (1000đ) (pA) ra (Kg) (qB) hoá (1000đ) (pB)
X 500 30 2.000 25
Y 1.200 5 600 7
z 800 10 3.000 8

Căn cứ vào những số liệu trong bảng, ta tiến hành so sánh giá cả chung các mặt hàng
của 2 thị trường. Muốn vậy, trước hết cần phải xác định rõ nhiệm vụ của việc nghiên cứu.
Nếu đối tượng nghiên cứu là thị trường A so với thị trường B, thì có nghĩa là thị trường B
được chọn làm gốc để so sánh.
Việc tính chỉ số không gianvề giá cả chung cho các mặt hàng được tiến hành theo
công thức tính chỉ số tổng hợp có thể được xác định theo các quyền số khác nhau.
Quyền số là lượng hàng hoá thị trường A:
∑ pAqA (30 x 500) +(5 x 12.000) + (10 x 800)
Ip = = = 1,0622 hay 106,22%
∑ pBqA (25 x 500) + (7 x 12.000) + (8 x 800)

Quyền số là lượng hàng hoá thị trường B:


∑ pAqB (30 x 2.000) +(5 x 600) + (10 x 3.000)
Ip = = = 1,1892 hay 118,92%
∑ pBqB (25 x 2.000) + (7 x 600) + (8 x 3.000)

Quyền số là lượng hàng hoá chung của 2 thị trường (Q = qA+ qB) :

∑ pAQ (30 x 2.500) +(5 x 1.800) + (10 x 3.800)


Ip = = = 1,1563 hay 115,63%
∑ pBQ (25 x 2.500) + (7 x 1.800) + (8 x 3.800)
Như vậy, ta thu được những kết quả khác nhau. Cụ thể thể : Khi quyền số là lượng
hàng hoá của thị trường A, thì giá cả của thị trường A cao hơn thị trường B là 6,22%. Chỉ số
thứ hai, tính theo quyền số là lượng hàng hoá thị trường B, thì giá cả hàng hoá của thị
trường A cao hơn là 18,92%. Còn chỉ số thứ ba, tính theo quyền số là lượng hàng hoá chung
của 2 thị trường (A và B), thì giá cả hàng hoá thị trường A cao hơn là 15,63%.
Theo quan điểm chung, người ta tính theo chỉ số thứ nhất, nghĩa là chỉ số được tính
theo quyền số là lượng hàng hoá của thị trường A. Còn mẫu số của nó được tính với giả
định rằng lượng hàng hoá của thị trường A được tính theo giá của thị trường B. Do vậy hiệu
giữa tử và mẫu số của công thức tính chỉ số này phản ánh số tiền bội chi (nếu hiệu số mang
dấu dương) của người tiêu dùng tại thị trường A, hoặc số tiền tiết kiệm được (nếu hiệu số
mang dấu âm) do sự khác nhau về giá cả của thị trường A so với thị trường B. Ngoài ra, có
đôi khi người ta còn tính theo chỉ số thứ ba.

Trang 28
2. Chỉ số kế hoạch.
Các chỉ số kế hoạch dùng để biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch hoặc phản ánh tình hình
thực hiện kế hoạch của từng chỉ tiêu kinh tế. Các chỉ số này có thể là lượng sản phẩm này
cũng được xây dựng theo phương pháp luận tính chỉ số tổng hợp. Việc chọn quyền số cho
các chỉ số kế hoạch củng phải căn cứ vào tình hình thực tế và mục đích nghiên cứu .
Chăûng hạn như tính chỉ số kế hoạch giá thành, quyền số của chỉ số này có thể là
lượng SP thực tế kỳ nghiên cứu (q1) hoặc lượng SP kỳ kế hoạch (qk)
+ Nếu chọn quyền số là lượng SP thực tế kỳ nghiên cứu, ta sẽ có các chỉ số sau :
∑ zkq1
Chỉ số kế hoạch giá thành : IZ =
∑ z0q1
∑ z1q1
Chỉ số hoàn thành (thực hiện) kế hoạch giá thành : IZ =
∑ zkq1
+ Nếu quyền số là lượng SP kế hoạch, ta sẽ có các chỉ số sau :

Chỉ số kế hoạch giá thành : ∑ zkqk


IZ =
∑ z0qk
∑ z1qk
Chỉ số hoàn thành (thực hiện) kế hoạch giá thành : IZ =
∑ zkqk
Mỗi loại quyền số đều có một tác dụng nhất định, việc dùng quyền số là lượng SP
thực tế kỳ nghiên cứu (q1) sẽ phản ánh đúng đắn các điều kiện thực tế của xí nghiệp trong
báo cáo. Còn trong trường hợp kết cấu SP kế hoạch có tầm quan trọng nhất định và đòi hỏi
xí nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch này, thì ta dùng quyền số là lượng SP kế
hoạch (qk)
II – HỆ THỐNG CHỈ SỐ
Trong nghiên cứu thống kê, ta thường gặp nhiều loại hệ thống chỉ số khác nhau
1) Hệ thống chỉ số các chỉ số phát triển
Các chỉ số phát triển có thể được dùng để biểu hiện biến động của hiện tượng qua
nhiều thời gian kế tiếp nhau. Ví dụ nghiên cứu biến động khối lượng SP của một Việt nam
công nghiệp, ta có hệ thống chỉ số dưới đây :
∑ q2 p C ∑ q3pC ∑ q4pC ∑ q5pC ∑ q5pC
x x x =
∑ q1 p C ∑ q2pC ∑ q3pC ∑ q4pC ∑ q1pC
Trong đó : pc : là quyền số (giá cố định)
q1, q2, q3, q4, q5 : lượng sản phẩm của các thời kỳ tương ứng
2) Hệ thống các chỉ số phát triển và chỉ số kế hoạch
Các chỉ số phát triển và chỉ số kế hoạch của cùng một hiện tượng và cùng thời gian có thể
kết hợp với nhau thành một hệ thống chỉ số. Chẳng hạn như ta có hệ thống chỉ số giá thành
sản phẩm như sau :
∑ z1q1 ∑ zkq1 ∑ z1q1
= x
∑ z0q1 ∑ z0q1 ∑ zkq1

Trang 29
Hệ thống chỉ số biểu hiện mối liên hệ :
∑ z1q1
: Chỉ số phát triển giá thành
∑ z0q1
∑ zkq1
: Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch giá thành
∑ z0q1
∑ z1q1
: Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành
∑ zkq1
Khi nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng kinh tế bao gồm nhiều nhân tố có mối
liên hệ tích số với nhau, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là phải thể hiện và đánh giá vai trò
của từng nhân tố riêng biệt biến động đã ảnh hưởng đến biến động chung của hiện tượng
như thế nào. Nhằm thực hiện và đánh giá vai trò của từng nhân tố khác nhau đến sự biến
động chung của hiện tượng nghiên cứu, người ta sử dụng hệ thống chỉ số. Hệ thống chỉ số
được xây dựng dựa trên cơ sở các phương trình kinh tế
Hệ thống chỉ số biểu hiện mối liên hệ : chỉ số chỉ tiêu kết quả bằng tích của các chỉ
số nhân tố
Ví dụ : ta có các phương trình kinh tế sau :
Chi phí sản Giá thành x
Số lượng SP sản
=
xuất đơn vị SP xuất

Sản lượng Năng suất Số lượng


= x
sản phẩm lao động công nhân

Mức tiêu thụ Giá đơn vị Số lượng hàng


=
hàng hoá hàng hoá x hoá tiêu thụ
Chỉ số chi Chỉ số Chỉ số lượng
x
phí sản xuất = giá thành sản phẩm

Chỉ số sản Chỉ số năng Chỉ số lượng


=
lượng sản phẩm suất lao động x
Công nhân
Chỉ số mức tiêu Chỉ số Chỉ số lượng
thụ hàng hoá = giá cả x hàng hoá tiêu thụ
……………………………………………………………………………
Dựa vào hệ thống chỉ số ta có thể phân tích được :
- Những số tương đối thể hiện sự biến động chung của hiện tượng và sự biến động riêng
của từng nhân tố ảnh hưởng
- Những số tuyệt đối thể hiện mức tăng chung và mức tăng do ảnh hưởng biến động của
từng nhân tố
Ví dụ :
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Đơn vị
SP Giá thành đvsp Giá thành đvsp
tính Số SP (qo) Số SP (q1)
(1.000đ)(zo) (1.000đ)(z1)
A m 3.000 5 4.000 4,5
B l 4.000 12 4.000 11,5
C Kg 8.000 3 7.000 2,8

Trang 30
Từ bảng trên ta lập được bảng sau :
Lượng SP SX Z đvsp (1.000đ) Chi phí sản xuất (1.000đ)
Đơn
Lượng sp Kỳ
SP vị
Kỳ gốc Kỳ NC Kỳ gốc Kỳ NC Kỳ gốc Kỳ NC NC theo Z
tính
đvsp kỳ gốc
A m 3.000 4.000 5 4,5 15.000 18.000 20.000
B l 4.000 4.000 12 11,5 48.000 46.000 48.000
C Kg 8.000 7.000 3 2,8 24.000 19.600 21.000
Cộng 87.000 83.600 89.000
Căn cứ vào những số liệu trong bảng ta tính :
∑ z1q1 83.600
Chỉ số chi phí sản xuất : IZq = = = 0,96
∑ z0q0 87.000
∑ z1q1 83.600
Chỉ số giá thành : IZ = = 0,939
=
∑ z0q1 89.000

Chỉ số lượng SP : ∑ z0q1 89.000


Ta có hệ thống chỉ số : IIqZq = I=Z x Iq = = 1,023
∑ z0q0 87.000
∑ z1q1 ∑ z1q1 ∑ z0q1
= x
∑ z0q0 ∑ z0q1 ∑ z0q0
Hay 0,96 = 0,939 x 1,023
Từ hệ thống chỉ số trên ta tính được :
Số tuyệt đối tăng (giảm) : ∆ Zq = ∆ Z x ∆ q Hay :

(∑ z1q1 - ∑ z0q0) = (∑ z1q1 - ∑ z0q1) + (∑ z0q1 - ∑ z0q0)


(83.000 – 87.000) = (83.600 – 89.000) + (89.000 - 87.000)
- 3.400 ngàn đồng = - 5.400 ngàn đồng + 2.000 ngàn đồng
Số tương đối tăng (giảm) :
∑ z1q1 - ∑ z0q0 ∑ z1q1 - ∑ z0q1 ∑ z0q1 - ∑ z0q0
= +
∑ z0q0 ∑ z0q0 ∑ z0q0

-3.400 -5.400 + 2.000


= +
87.000 87.000 87.000
-0,039 = - 0,062 + 0,023
-3,9% = - 6,2% + 2,3%
Kết quả trên cho thấy : so với kỳ gốc chi phí sản xuất giảm 3,9% tương ứng với số tiền là
3.400 ngàn đồng. Đó là do kết quả sự biến động của 2 nhân tố :
- Do giá thành đơn vị các loại SP giảm 6,1% đã làm chi phí sản xuất giảm 5.400 ngàn
đồng với tốc độ giảm tương ứng là 6,2%.
- Do lượng SP sản xuất tăng 2,3% nên đã làm chi phí sản xuất tăng 2.000 ngàn đồng với
tốc độ tăng tương ứng là 2,3%.
Ngoài ra ta còn lập các hệ thống chỉ số khác :
- Nhằm phản ánh biến động của mức tiêu thụ hàng hoá và phân tích 2 nhân tố : giá đơn vị
hàng hoá và lượng hàng hoá tiêu thụ, ta có hệ thống chỉ số :
Trang 31
Ipq = Ip x Iq

∑ p1q1 ∑ p1q1 ∑ p0q1


= x (II)
∑ p0q0 ∑ p0q1 ∑ p0q0
và ∆ pq = ∆ p x ∆ q
(∑ p1q1 - ∑ p0q0) = (∑ p1q1 - ∑ p0q1) + (∑ p0q1 - ∑ p0q0)
- Nhằm phản ánh sự biến động tổng sản lượng và phân tích 2 nhân tố : năng suất lao động
và số công nhân, ta có hệ thống chỉ số :
IWT = IW x IT
∑ W1T1 ∑ W1T1 ∑ W0T1
= x
∑ W0T0 ∑ W0T1 ∑ W0T0

và ∆ WT = ∆ W x ∆ T
(∑ W1T1 - ∑ W0T0) = (∑ W1T1 - ∑ W0T1) + (∑ W0T1 - ∑ W0T0)
Trên đây ta đã nghiên cứu mối liên hệ của tiêu thức kết quả với 2 tiêu thức nguyên
nhân, nhưng trong thực tế, tiêu thức kết quả có thể phụ thuộc vào 3, 4 hay nhiều nhân tố
hơn nữa. Do vậy, hệ thống chỉ số liên hệ có thể bao gồm 3, 4 chỉ số nhân tố hay nhiều hơn
nữa.

Trang 32
BÀI TẬP
BÀI 1 : Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hoá của 28 quầy hàng thuộc một công ty trong một
tháng như sau :

Mức tiêu Mức tiêu Mức tiêu Mức tiêu


Quầy thụ hàng Quầy thụ hàng Quầy thụ hàng Quầy thụ hàng
hoá(trđ) hoá(trđ) hoá(trđ) hoá(trđ)

1 57,8 8 43,3 15 56,9 22 49,2


2 57,5 9 42,5 16 47,5 23 47,5
3 52,4 10 41,7 17 38,8 24 47
4 50,9 11 41,1 18 50,3 25 49,6
5 50,2 12 45,8 19 37,6 26 46,2
6 53,3 13 47,2 20 38,9 27 49,8
7 50,1 14 46,9 21 52,3 28 36,8
Yêu cầu: Phân thành 6 tổ (Phân tổ có khoảng cách tổ đều)

BÀI 2 : Phân tổ có khoảng cách tổ đều


Có tài liệu về số lao động của 16 doanh nghiệp thương mại như sau : Phân thành 4 tổ.
DNTM Số lao động DNTM Số lao động
1 300 9 760
2 300 10 590
3 500 11 575
4 500 12 790
5 675 13 1.103
6 670 14 800
7 636 15 910
8 765 16 900
Yêu cầu: Phân thành 4 tổ (Phân tổ có khoảng cách tổ đều)

BÀI 3 : Có tài liệu sau về giá trị tổng sản lượng công nghiệp (theo giá cố định năm
1989) của các XN thuộc địa phương X như sau :
Gía trị tổng sản lượng Các số tương đối(%)
Tên xí
nghiệp Năm 2000 Năm 2001 Nhiệm vụ Hoàn thành Động thái
Thực tế Kế hoạch Thực tế KH 2001 KH 2001 (2001/2000)
A 4.300 4.500 6.150
B 10.600 12.000 14.200
C 5.000 5.500 4.300
D 1.200 1.300 1.310
Cộng
Hãy xác định :
1) Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch của mỗi xí nghiệp và của toàn địa phương X.
2) Số tương đối hoàn thành kế hoạch của mỗi xí nghiệp và của toàn địa phương X.
3) Số tương đối động thái của mỗi xí nghiệp và của toàn địa phương X.
(Hãy trình bày kết quả tính toán bằng bảng thống kê)

Trang 33
BÀI 4 : Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Z như sau :
Giá trị tổng sản lượng (trđ) Năm 1990 so với
1985 1990 năm 1985 (%)
Toàn bộ 1.809 3.990 c
Trong đó :
- Trồng trọt 1.350 b 240
- Chăn nuôi a 750 163,4
Hãy tính những số liệu còn thiếu trong bảng trên

BÀI 5 : Hãy tính a,b,c còn thiếu trong bảng sau (trình bày cách tính)
Tên sản phẩm Kế hoạch Thực tế % hoàn thành kế hoạch
- Than đá 2000 2440 c
- Xi măng (1.000 tấn) 600 b 130
- Điện năng (triệu kw.h) a 460 115

BÀI 6 :
a) Kế hoạch của XN dự kiến hạ giá thành đơn vị sản phẩm 5% so với kỳ gốc. Thực tế so với
kỳ gốc giá thành đơn vị sản phẩm hạ 7%. Hãy tính số tương đối hoàn thành kế hoạch?
b) Năm 1990 một nông trường sản xuất được 2.300 tấn cà phê. Kế hoạch năm 1991 sản xuất
cà phê của nông trường tăng 45% so với năm 1990. Thực tế năm 1991 sản lượng đạt
3.427 tấn. Hãy xác định số tương đối hoàn thành kế hoạch năm 1991 của nông trường về
chỉ tiêu trên?

BÀI 7 : Căn cứ vài tài liệu sau :


Kế hoạch quý II
Thực tế
Tên cửa Thực tế Thực tế % hoàn thành
Số tuyệt % so với quý II so với
hàng quý I (trđ) quý II (trđ) KH quý II
đối (trđ) tổng số TT quý I (%)

A 90 100 100
B 130 150 180
C 160 250 207,5
380 500 487,5
1) Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng thống kê trên.
2) Hãy phân tích vì sao công ty này không hoàn thành kế hoạch mức tiêu thụ hàng hoá
trong quý II.
3) Nếu cửa hàng C hoàn thành đúng kế hoạch quý II, thì mức hoàn thành kế hoạch mức
tiêu thụ hàng hóa của công ty sẽ là bao nhiêu?

BÀI 8 : Diện tích đất của tỉnh B là 4.000 km2, dân số bình quân năm 1991 là 808.000
người. Cũng trong năm 1991 tại tỉnh này có số trẻ em mới sinh là 20.200 em và số chết là
4.848 người. Hãy tính :
1) Mật độ dân số của tỉnh.
2) Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên của nhân khẩu trong tỉnh.

BÀI 9 : Có tài liệu dưới đây về dân số của 2 thành phố vào ngày 1/4/89 : Thành phố A có
1.088.805 người, thành phố B có 3.169.102 người.
Yêu cầu : Hãy tính số ttương đối so sánh.

Trang 34
BÀI 10 : Có tài liệu về bậc thợ của công nhân trong một XN như sau :
Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7
Số công nhân 17 30 29 15 10 7 2
Yêu cầu : Hãy tính bậc thợ bình quân của công nhân trong XN

BÀI 11 : Một nhóm công nhân tiến hành sản xuất một loại sản phẩm và trong thời gian như
nhau. Người thứ nhất làm ra một sản phẩm hết 12 phút, người thứ hai hết 15 phút và người
thứ ba hết 20 phút. Hãy tính thời gian hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm của công
nhân nhóm đó.

BÀI 12 : Có hai tổ công nhân cùng sản xuất một loại sản phẩm trong 8 giờ. Tổ 1 có 15
công nhân, tổ 2 có 18 công nhân. Thời gian hao phí bình quân để mỗi công nhân hoàn thành
một sản phẩm của tổ 1, tổ 2 lần lượt là 15 phút, 12 phút. Hãy tính thời gian hao phí bình
quân để hoàn thành một sản phẩm của công nhân cả hai tổ.

BÀI 13 : Có số liệu về năng suất lao động và số công nhân ở một DN thương mại như sau :
Năng suất lao động Số CN
Tổ
(1000đ) (Người)

1 400 - 500 10
2 500 - 600 30
3 600 - 700 45
4 700 - 800 80
5 800 - 900 30
6 900 - 1000 5
Tổng cộng 200
Yêu cầu : Tính năng suất lao động bình quân một công nhân.

BÀI 14 : Có số liệu về năng suất lao động tại đơn vị X như sau :
Năng suất lao động bình Số CN
Tổ
quân (trđ/người) (Người)

1 < 24 150
2 24 - 28 80
3 28 - 32 180
4 32 - 35 60
5 > 35 70
TỔNG CỘNG 540
Yêu cầu : Tính năng suất lao động bình quân một công nhân.

BÀI 15 : Có số liệu về năng suất lao động và giá thành một loại sản phẩm tại các xí nghiệp
thuộc công ty Z tháng 12-1991 như sau :
NSLĐ bình quân Gía thành bình quân
Xí nghiệp Số công nhân
mỗi công nhân(tấn) mỗi tấn SP(1.000đ)

A 200 250 197


B 300 260 195
C 500 300 192

Trang 35
Hãy tính chung cho toàn công ty :
1) Năng suất lao động bình quân mỗi công nhân
2) Gía thành bình quân mỗi tấn sản phẩm

BÀI 16 : Theo kế hoạch sản xuất của XN, giá thành đơn vị sản phẩm là 15,5 ngàn đồng.
XN đã giao nhiệm vụ này cho 3 PX thuộc XN chế biến thử với điều kiện XN đầu tư chi phí
sản xuất cho 3 PX bằng nhau.
- PX I, giá thành một đơn vị sản phẩm là 14 ngàn đồng.
- PX II, giá thành một đơn vị sản phẩm là 18 ngàn đồng
- PX III, giá thành một đơn vị sản phẩm là 16 ngàn đồng
Yêu cầu tính :
1) Giá thành bình quân thực tế một đơn vị sản phẩm của toàn XN
2) Nhận xét tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của XN.

BÀI 17 : Có số liệu về mức thưởng của một DN như sau :


Mức thưởng (1000đ)/lao động Tổng mức tiền thưởng (1000đ)
120 5.000
150 5.000
200 5.000
Yêu cầu tính : Mức thưởng bình quân của DN.

BÀI 18 : Có tình hình sản xuất tại hai nhà máy sản xuất bóng đèn trong quý I và quý II năm
2004 như sau :
Qúy I Qúy II
Nhà máy Số sản phẩm sản Tỷ lệ % đạt chất Số sản phẩm sản Tỷ lệ % đạt chất
xuất (1.000 bóng) lượng (%) xuất (1.000 bóng) lượng (%)
A 720 93 720 95
B 480 91 512 93
Yêu cầu tính :
1) Tỷ lệ % bình quân số bóng đèn đạt chất lượng tính chung cho 2 nhà máy trong quý I
năm 2004.
2) Tỷ lệ % bình quân số bóng đèn đạt chất lượng tính chung cho 2 nhà máy trong 2 quý
đầu năm 2004.

BÀI 19 : Có 2 XN chế biến thuộc công ty H cùng sản xuất một loại sản phẩm, trong kỳ
nghiên cứu như sau :
Xí nghiệp A Xí nghiệp B
Thời kỳ
sản xuất Giá thành Chi phí sản Giá thành Tỷ trọng sản lượng của từng
(quý) đvsp (1.000đ) xuất (trđ) đvsp (1.000đ) thời kỳ so với cả năm (%)

I 20 10.000 19,5 16
II 21,4 13.910 20,2 35
III 19,2 13.824 20,4 30
IV 18,5 15.355 19,8 19
Theo kế hoạch sản xuất của 2 XN về chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm bình quân năm của
XN A là 17,4 ngàn đồng, còn của XN B là 17,5 ngàn đồng.
Yêu cầu :
Trang 36
1) Tính giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm của từng XN.
2) Cho biết 2 XN có hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu giá thành bình quân trong kỳ
nghiên cứu hay không ? (Không cần tính toán, chỉ giải thích vì sao)

BÀI 20 : Có tình hình thực hiện kế hoạch mức tiêu thụ hàng hoá trong kỳ nghiên cứu của
một công ty công nghệ phẩm như sau :
− Cửa hàng A đã hoàn thành vượt mức tiêu thụ, thực tế đạt được 156.000 ngàn đồng, đạt
120% so với KH.
− Cửa hàng B chỉ đạt 95% mức kế hoạch và mức tiêu thụ thực tế là 228.000 ngàn đồng.
− Cửa hàng C đạt 100% mức kế hoạch và mức tiêu thụ thực tế là 246.000 ngàn đồng.
− Cửa hàng D đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, thực tế tăng 5% và đạt 231.000
ngàn đồng.
Yêu cầu : Tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch bình quân về mức tiêu thụ hàng hoá trong kỳ
nghiên cứu của toàn công ty.

BÀI 21 : Có tài liệu về tình hình thưc hiện kế hoạch sản xuất của 2 xí nghiệp thuộc công ty
N như sau :

Quý I/2000 Quý II/2000

Xí nghiệp Kế hoạch giá trị % hoàn thành kế Giá trị tổng sản % hoàn thành kế
tổng sản lượng (trđ) hoạch lượng thưc tế (trđ) hoạch

A 900 108 990 110


B 600 95 686 98
Căn cứ vào các số liệu trong bảng hãy tính :
1) Tỷ lệ % hoàn thành KH bình quân của cả 2 xí nghiệp : trong quý I, trong quý II và
trong 6 tháng đầu năm
2) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 6 tháng của mỗi xí nghiệp.
3) Số tương đối động thái về giá trị tổng sản lượng của mỗi xí nghiệp.

BÀI 22 : Có số liệu về năng suất lao động của công nhân ở 2 phân xưởng như sau :
Số công nhân
Số sản phẩm/ca
sản xuất Phân xưởng Phân xưởng
A B
30 2 0
40 - 42 0 9
43 - 45 25 14
46 - 48 13 25
49 - 51 5 2
58 3 0
65 2 0
Yêu cầu : Xác định năng suất lao động trung bình của công nhân ở từng phân xưởng và
chung cho cả 2 PX trên.

Trang 37
BÀI 23 : Có tài liệu về giá thành đơn vị sản phẩm hàng năm so với năm trước như sau :
- Năm 1986 so với năm 1985 bằng 97%.
- Năm 1987 so với năm 1986 bằng 95%.
- Năm 1988 so với năm 1987 bằng 92%.
- Năm 1989 so với năm 1988 bằng 90%.
Hãy tính tốc độ phát triển bình quân năm về giá thành đơn vị sản phẩm trong 4 năm nói
trên.
BÀI 24 : Tốc độ phát triển về mức tiêu thụ hàng hoá của một công ty công nghệ phẩm như
sau :
- Năm 1986 so với năm 1985 bằng 110%.
- Năm 1987 so với năm 1986 bằng 112%.
- Năm 1988 so với năm 1987 bằng 115%.
- Năm 1989 so với năm 1988 bằng 116%.
- Năm 1990 so với năm 1989 bằng 119%
Hãy tính tốc độ phát triển bình quân năm về mức tiêu thụ hàng hoá của công ty công nghệ
phẩm trên.
BÀI 25 : Có tài liệu về tình hình phát triển sản xuất lương thực của huyện N như sau :
- Trong 5 năm đầu (1976 - 1980) phát triển mỗi năm : 115%
- Trong 5 năm tiếp theo (1981 - 1985) phát triển mỗi năm : 112%
- Trong 3 năm cuối (1986 - 1988) phát triển mỗi năm : 120%
Hãy xác định tốc độ phát triển bình quân năm về sản xuất lương thực của địa phương trên.
BÀI 26 : Có tài liệu vế năng suất lao động của công nhân một xí nghiệp trong kỳ nghiên
cứu như sau :
Năng suất lao động (tấn) Số công nhân
20 - 22 10
22 - 24 40
24 - 26 80
26 - 28 50
28 - 30 20
Hãy xác định :
1) Năng suất lao động bình quân của công nhân.
2) Mốt về năng suất lao động.
3) Số trung vị về năng suất lao động.

BÀI 27 : Có tài liệu về tình hình hoàn thành định mức sản xuất trong tháng của công nhân
trong một xí nghiệp như sau :
Tỷ lệ (%) hoàn thành
Số công nhân
định mức sản xuất
Dưới 60 1
60 - 70 3
70 - 80 4
80 - 90 15
90 - 100 20
100 - 110 126
110 120 18
120 trở lên 13
Trang 38
Hãy xác định :
1) Tỷ lệ (%) hoàn thành định mức sản xuất bình quân của công nhân.
2) Mốt về tỷ lệ hoàn thành định mức sản xuất.
3) Số trung vị về tỷ lệ hoàn thành định mức sản xuất.

BÀI 28 : Có tài liệu vế năng suất lao động của một mẫu gồm 50 công nhân trong một xí
nghiệp như sau :
Năng suất lao động (tấn) Số công nhân
< 34 3
34 - 38 6
38 - 42 9
42 - 46 12
46 - 50 8
50 - 54 7
≥ 54 5
Hãy xác định :
1) Năng suất lao động bình quân của công nhân trong xí nghiệp
2) Mốt, số trung vị về năng suất lao động.
3) Độ lệch tuyệt đối bình quân, phương sai và đô lệch tiêu chuẩn.
4) Tính hệ số biến thiên.

BÀI 29 : Có tài liệu về tình hình thu hoạch lúa mùa trong một năm của các xã trong tỉnh A
như sau :
Năng suất thu hoạch (tạ/ha) Số xã
30 - 35 10
35 - 40 20
40 - 45 40
45 - 50 25
50 trở lên 5
Yêu cầu : Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức.

BÀI 30 : Hai doanh nghiệp cùng sản xuất loại sản phẩm X. Tài liệu về tình hình sản xuất
loại sản phẩm này của 2 doanh nghiệp năm 2004 như sau :
Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B
Giá thành Giá thành
Chi phí sản Tỷ trọng sản
Qúy đơn vị sản đơn vị sản
xuất (triệu lượng sản
phẩm (1.000 phẩm (1.000
đồng) phẩm (%)
đồng) đồng)
I 20 1.000 19 16
II 21 1.386 20 35
III 19 1.387 18 30
IV 17 1.394 19 19
Yêu cầu :
1) Hãy tính và so sánh giá thành bình quân 1 đơn vị sản phẩm năm 2004 giữa 2 doanh
nghiệp trên.

Trang 39
2) Hãy tính hệ số biến thiên về giá thành đơn vị sản phẩm của từng doanh nghiệp và
cho nhận xét, biết thêm rằng sản lượng sản phẩm cả năm của doanh nghiệp B là
300.000 sản phẩm.

BÀI 31 : Có tài liệu về tình hình SX của một DN trong quý I/2004 như sau :
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
- Gía trị sản xuất thực tế (trđ) 1.200 1.300 1.400 -
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 102 104 106 -
- Số công nhân ngày đầu tháng 116 124 124 126
Yêu cầu :
1) Tính giá trị sản xuất thực tế bình quân một tháng trong quý I.
2) Số công nhân bình quân mỗi tháng và cả quý I.
3) Năng suất lao động bình quân của công nhân mỗi tháng.
4) Năng suất lao động bình quân của công nhân một tháng trong quý.
5) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất trong quý I.

BÀI 32 : Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch giá trị tổng sản lượng 2 XN như sau :
Thực tế năm 1990 so với Kế hoạch năm 1991 so với Thực tế năm 1991 so với
Xí nghiệp
thực tế năm 1989(%) thực tế năm 1990(%) kế hoạch năm 1991(%)

A 110 115 104


B 105 120 102
Hãy tính :
1) Các tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc và bình quân về giá trị tổng sản lượng của
mỗi XN trong thời gian (1989 - 1991)
2) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng qua các năm của từng XN, biết rằng giá trị tổng sản
lượng thực tế năm 1989 của XN A là 200 trđ, và của XN B là 300 trđ.
3) Tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch năm 1991 tính chung cho cả 2 XN.

BÀI 33 : Có tài liệu về giá trị hàng hoá do một tổ chức thương nghiệp thu mua qua các năm
như sau :
Năm 1986 1987 1988 1989 1990
Giá trị hàng hoá (trđ) 820 980 1.380 1.600 1.700
Yêu cầu tính các chỉ tiêu :
1) Tốc độ phát triển và tốc độ tăng liên hoàn.
2) Tốc độ phát triển và tốc độ tăng định gốc
3) Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn và định gốc.
4) Giá trị tuyệt đối 1% tăng.
Năm 1986 1987 1988 1989 1990
Giá trị hàng hoá (trđ)
1) Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
2) Tốc độ tăng liên hoàn(%)
3) Tốc độ phát triển định gốc(%)
4) Tốc độ tăng định gốc(%)
5) Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn(trđ)
6) Lượng tăng tuyệt đối định gốc(trđ)
7) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (trđ)

Trang 40
BÀI 34 : Có số liệu về tình hình sản xuất của một XN như sau :
Biến động so với năm trước
Sản lượng Lượng tăng Giá trị tuyệt đối
Năm Tốc độ phát Tốc độ tăng
(1.000 tấn) tuyệt đối của 1% tăng
triển (%) (%)
(1000tấn) (tấn)
1986 12,7
1987 110,2
1988 7,1
1989 8,6
1990
1991 25,7 339
Yêu cầu :
1) Tính và điền vào các số liệu còn thiếu trong bảng thống kê trên
2) Tính tốc độ phát triển bình quân về sản lượng trong thời kỳ 1986 – 1991

BÀI 35 : Tài liệu của một DN sản xuất công nghiệp năm 1997 như sau :
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
1) Quỹ lương kế hoạch (trđ) 600 620 650 700
2) % thực hiện kế hoạch quỹ lương 103 105 110 106
3) Số công nhân ngày đầu quý (người) 404 420 420 430
4) Gía trị sản xuất thực tế (trđ) 7.416 7.854 8.287,5 8.248,5
Ngày 1/1/1998 DN có 416 công nhân. Năm 1997 DN thực hiện vượt kế hoạch giá trị
sản xuất 6,13%
Yêu cầu :
1) Tính năng suất lao động trung bình 1 công nhân từng quý, cả năm, trung bình quý
trong năm.
2) So sánh 6 tháng cuối năm với 6 tháng đầu năm về các chỉ tiêu : Tổng quỹ lương; số
lượng công nhân; tiền lương bình quân 1 công nhân và cho nhận xét
3) Xác định % thực hiện kế hoạch quỹ lương cả năm 1997 và cho nhận xét.

BÀI 36 : Doanh thu tiêu thụ tính theo giá so sánh của công ty thương mại X :
- Năm 1994 tăng 5% so với năm 1993
- Năm 1995 tăng 13,4% so với năm 1993
- Năm 1996 tăng 24,7% so với năm 1993
- Năm 1997 tăng 39,7% so với năm 1993
Yêu cầu : Xác định tốc độ phát triển liên hoàn

BÀI 37 : Nhà máy B chuyên SX loại SP X. Năm 1996, nhà máy phấn đấu hạ giá thành SP
2.5% và nâng cao sản lượng lên 10% so với năm 1995. Kết thúc năm 1996, nhà máy hoàn
thành vượt mức kế hoạch hạ giá thành 2% và vượt mức kế hoạch sản lượng 6%.
Yêu cầu :
1) Xác định biến động giá thành và biến động sản lượng năm 1996 so với năm 1995.
2) Chi phí SX năm 1996 biến động như thế nào so với năm 1995.

Trang 41
BÀI 38 : Có tài liệu của một Xí nghiệp sản xuất trong tháng 5 và tháng 6 năm 2004 như
sau:
Chỉ tiêu Tháng 5
1. Khối lượng sản phẩm sản xuất (SP) 203.500
2. Tổng quỹ lương công nhân (triệu đồng) 488,4
3. Số công nhân ngày đầu tháng (người) 400
Biến động công nhân trong tháng :
- Ngày 05/5 giảm : 5 Công nhân
- Ngày 12/5 tăng : 10 Công nhân
- Ngày 24/5 tăng : 19 Công nhân
- Ngày 04/6 tăng : 6 Công nhân
- Ngày 16/6 giảm : 8 Công nhân
- Ngày 24/6 tăng: 24 Công nhân
- Đến cuối tháng 6/2004 số công nhân không có biến động gì thêm.
- Tổng quỹ lương của công nhân tháng 6 so với tháng 5 tăng 50,35 triệu đồng.
- Khối lượng sản phẩm tháng 6 so với tháng 5 tăng 7.690 sản phẩm.
Yêu cầu :
1) So sánh tiền lương bình quân một công nhân tháng 6 so với tháng 5.
2) So sánh năng suất lao động bình quân một công nhân tháng 6 so với tháng 5.

BÀI 39 : Hai quý năm 1996, nhà máy A đặt kế hoạch SX mỗi quý 200.000 SP K, Thực tế
trong quý III nhà máy đạt 98% kế hoạch SX, còn trong quý IV nhà máy vượt kế hoạch SX
4%. Chi phí SX SP K thực tế quý III là 9.800.000 ngđ, quý IV là 10.192.000 ngđ.
Số lượng công nhân trực tiếp bình quân của nhà máy tại các tháng như sau :
Tháng 7 8 9 10 11 12
Số CN bình quân (người) 390 402 408 410 418 420
Yêu cầu :
1) Tính % hoàn thành kế hoạch SXSP K trong 6 tháng cuối năm của nhà máy
2) So sánh giá thành bình quân một đơn vị SP K quý IV với quý III.
3) So sánh năng suất lao động bình quân quý IV với quý III.

BÀI 40 : Có tài liệu về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như sau :
Chỉ tiêu/năm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Gía trị hàng xuất
20 22 23 25 26
khẩu (triệu USD)
Yêu cầu :
1) Dự báo giá trị xuất khẩu năm 2009 theo tốc độ phát triển bình quân và lượng tăng
tuyệt đối bình quân.
2) Dự báo giá trị xuất khẩu năm 2009 bằng phương pháp ngoại suy từ hàm hồi quy và
tương quan. (∑t = 0)

BÀI 41 : Có tài liệu thống kê của doanh nghiệp X :


1. Tổng chi phí sản xuất toàn bộ sản phẩm trong năm thứ 1 là 5.000 triệu đồng.
2. Hàng năm khối lượng sản phẩm sản xuất đều tăng, dẫn đến tăng tổng chi phí sản
xuất sản phẩm có tốc độ tăng liên hoàn như sau :
- Năm thứ 2 so với năm thứ 1 tăng 4%.
- Năm thứ 3 so với năm thứ 2 tăng 20%.

Trang 42
- Năm thứ 4 so với năm thứ 3 tăng 25%.
- Năm thứ 5 so với năm thứ 4 tăng 40%.
Yêu cầu :
1. Tính chi phí sản xuất từng năm.
2. Nếu nhịp độ phát triển sản xuất vẫn tăng như thời gian 5 năm qua, hãy dự báo tổng
chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp vào năm thứ 6, năm thứ 7 theo phương
pháp tốc độ phát triển bình quân và theo phương pháp xu thế phương trình hồi quy
đường thẳng với điều kiện ∑t = 0.

Bài 42 : Có tình hình sản xuất sản phẩm A của doanh nghiệp X qua 7 năm như sau :
- Năm thứ 1, doanh nghiệp đề ra khối lượng sản phẩm kế hoạch 500kg và đã hoàn
thành vượt mức kế hoạch 10%.
- Năm thứ 2 so với năm thứ 1 : tốc độ phát triển tăng 12%.
- Năm thứ 3 so với năm thứ 1 : đạt tốc độ phát triển 120%.
- Năm thứ 4 so với năm thứ 3 : tăng thêm khối lượng sản phẩm 50kg.
- Năm thứ 5 so với năm thứ 1 : khối lượng sản phẩm tăng thêm 220kg.
- Năm thứ 7 đạt khối lượng sản phẩm tương ứng với 1% tốc độ tăng liên hoàn là
8,24kg và tăng được 86kg so với năm thứ 6.
Yêu cầu :
1. Tính khối lượng sản phẩm A thực tế từng năm.
2. Dự báo khối lượng sản phẩm A doanh nghiệp X sẽ đạt được vào năm thứ 10 theo
phương pháp xu thế phương trình hồi quy đường thẳng với 2 điều kiện ∑t=0 và ∑t≠0

BÀI 43 : Có số liệu trong bảng thống kê dưới đây của doanh nghiệp Y :
Năm Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu ĐVT
thứ 1 thứ 2 thứ 3 thứ 4 thứ 5
Giá trị sản lượng sản phẩm Trđ 600 635 768 832 917
Số công nhân có ngày đầu năm (01/01) Người 245 255 253 259 261
Biết thêm : Ngày 31 tháng 12 năm thứ 5 có số công nhân 269 người.
Yêu cầu :
1. Tính giá trị sản sản phẩm bình quân 1 năm.
2. Tính mức năng suất lao động bình quân của 1 công nhân 1 năm, 5 năm.
3. Tính mức giá trị sản lượng sản phẩm của 1% tốc độ tăng liên hoàn năm thứ 3, năm
thứ 5.
4. Giả định tình hình ổn định, hãy dự báo giá trị sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp
năm thứ 8 theo 2 mô hình :
a) Lượng tăng tuyệt đối bình quân.
b) Tốc độ phát triển bình quân.
c) Phương trình hồi quy đường thẳng với điều kiện ∑t=0.

BÀI 44 : Có số liệu về giá trị sản lượng của một doanh nghiệp qua 6 năm trong bảng
thống kê dưới đây :
Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu ĐVT
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Giá trị sản lượng sản phẩm Tr.đồng 50.000 54.000 59.000 65.000 69.000 78.000
Số công nhân có ngày đầu
Người 230 235 242 248 256 266
năm (01/01)
Biết thêm : Ngày 31 tháng 12 năm 2009 có số công nhân 276 người.

Trang 43
Yêu cầu :
1. Tính giá trị sản lượng bình quân 1 năm.
2. Tính năng suất lao động bình quân của 1 công nhân 1 năm, 6 năm.
3. Tính mức giá trị sản lượng sản phẩm của 1% tốc độ tăng liên hoàn năm 2006 và năm
2008
4. Tính tốc độ phát triển bình quân năm về khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời kỳ
2004-2009, cho biết ý nghĩa kinh tế.
5. Giả định tình hình ổn định, hãy dự báo giá trị sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp
năm 2010 và năm 2011 theo 2 mô hình :
a. Lượng tăng tuyệt đối bình quân.
b. Tốc độ phát triển bình quân.
c. Phương trình hồi quy đường thẳng.

BÀI 45 : Có số liệu thống kê về kết quả sản xuất của doanh nghiệp Z :
Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
- Khối lượng sản phẩm kế hoạch tấn 500
- Tỷ lệ hoàn thành KHSP % 110
- Tốc độ phát triển liên hoàn % 112
- Tốc độ phát triển định gốc % 120
- Khối lượng sản phẩm tăng liên hoàn tấn 50 86
- Khối lượng sản phẩm tăng định gốc tấn 220
- Khối lượng tuyệt đối 1% tăng liên hoàn tấn 8,24
Yêu cầu :
1. Tính khối lượng sản phẩm thực tế của từng năm.
2. Dựa theo kết quả tính toán ở câu 1, hãy thử tính khối lượng sản phẩm có thể đạt được
ở năm 2006 và năm 2007 theo 2 phương pháp :
- Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân.
- Hàm xu thế phương trình hồi quy đường thẳng với điều kiện ∑t≠0.

BÀI 46 : Có số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở một địa phương qua 2 năm
như sau :
1990 1991

Loại Năng suất Năng suất


lúa Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng
bình quân 1 bình quân 1
(ha) (tạ) (ha) (tạ)
ha (tạ/ha) ha (tạ/ha)

Hè thu 32 400 12.800 34 410 13.940


Mùa 26 300 7.800 25 270 6.750
Yêu cầu tính :
1) Chỉ số cá thể về năng suất và về diện tích.
2) Chỉ số chung về năng suất và về diện tích.
3) Chỉ số chung về sản lượng.

Trang 44
BÀI 47 : Có tài liệu dưới đây của một tổ chức thương nghiệp
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Đơn
Hàng
vị Gía đơn Gía đơn
Lượng hàng Lượng hàng
hoá vị vị
tính hoátiêu thụ (sp) hoátiêu thụ (sp)
(1000đ) (1000đ)
A lít 4 2.000 5,4 3.200
B mét 16 4.000 22 3.600
C kg 5 6.400 6 6.000
Yêu cầu tính :
1) Chỉ số cá thể về giá cả và về lượng hàng hoá tiêu thụ
2) Chỉ số chung về giá cả và về lượng hàng hoá tiêu thụ
3) Chỉ số chung về mức tiêu thụ hàng hoá

BÀI 48 : Có tài liệu dưới đây :


Kế hoạch Thực hiện
Phân xưởng NSLĐ bq Số công nhân NSLĐ bq Số công nhân
1 CN(tấn) (người) 1 CN(tấn) (người)

1. Đúc 4 80 3,8 84
2. Tiện 3,8 120 4,2 110
3. Nguội 3,4 60 3,2 65
Yêu cầu tính :
1) Chỉ số cá thể về năng suất lao động và về số công nhân.
2) Chỉ số chung về năng suất lao động và về số công nhân.
3) Chỉ số chung về sản lượng.

BÀI 49 : Có tài liệu dưới đây của một XN


- Tổng chi phí sản xuất kỳ nghiên cứu 100.000 ngàn đồng.
Trong đó :
+ Chi phí để sản xuất sản phẩm A= 31.000 ngàn đồng, giá thành không đổi so với kỳ gốc.
+ Chi phí để sản xuất sản phẩm B = 40.800 ngàn đồng, giá thành tăng 2% so với kỳ gốc.
+ Chi phí để sản xuất sản phẩm C = 28.200 ngàn đồng, giá thành giảm 6% so với kỳ gốc.
- Biết thêm rằng, tổng chi phí sản xuất kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc = 105%.
Yêu cầu tính :
1) Chỉ số chung về giá thành sản phẩm.
2) Chỉ số chung khối lượng sản phẩm.

BÀI 50 : Có tài liệu về lượng hàng hoá và mức tiêu thụ hàng hoá như sau :
Mức tiêu thụ hàng hoá(trđ)
Hàng Chỉ số cá thể về
hoá lượng hàng hoá (%) Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

A 105 20 26
B 112 24 34
C 98 16 25
Yêu cầu tính :
1) Chỉ số chung về khối lượng hàng hoá tiêu thụ.
2) Chỉ số chung về giá.
3) Chỉ số chung về mức tiêu thụ hàng hoá.
Trang 45
BÀI 51 : Có tài liệu dưới đây về giá thành sản phẩm cùng loại được sản xuất trong 3 XN
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Xí nghiệp Số lượng Giá thành đơn Số lượng Giá thành đơn
(cái) vị (1000đ) (cái) vị (1000đ)

Số 1 2.000 100 6.000 95


Số 2 3.500 105 4.000 100
Số 3 4.500 110 2.000 105
Yêu cầu :
1) Phân tích biến động giá thành bình quân chung cho cả 3 XN
2) Phân tích biến động của tổng chi phí sản xuất có sử dụng đến chỉ tiêu giá thành bình
quân.

BÀI 52 : Có số liệu về tình hình sản xuất của một DN 2 quý đầu năm 2000 như sau :
Tên Chi phí sản xuất (tr.đ) Tỷ lệ tăng(+), giảm(-) khối lượng
sản phẩm Quý I Quý II SP quý II so với quý I(%)
A 1.000 1.200 + 5,5
B 500 520 + 4,0
C 680 650 - 5
Yêu cầu :
1) Tính chỉ số khối lượng sản phẩm chung cho cả 3 loại sản phẩm.
2) Phân tích biến động tổng chi phí sản xuất của DN do ảnh hưởng của giá thành và
khối lượng SP sản xuất.

BÀI 53 : Tài liệu về giá cả và khối lượng hàng tiêu thụ của 3 mặt hàng tại 2 thành phố trong
cùng một kỳ như sau :
Thành phố X Thành phố Y
Loại hàng Đơn giá Lượng hàng Đơn giá Lượng hàng
(1000đ/kg) tiêu thụ (tấn) (1000đ/kg) tiêu thụ (tấn)

A 5,0 250 4,8 250


B 4,6 430 4,9 645
C 6,9 180 6,8 120
Yêu cầu : Bằng phương pháp chỉ số hãy so sánh giá cả, khối lượng hàng tiêu thụ của 3 mặt
hàng trên giữa 2 TP.

BÀI 54 : Có số liệu về tình hình sản xuất của một DN trong 2 quý quý đầu năm 2000 như
sau :
Tên Tỷ lệ tăng(+), giảm(-) giá thành đơn vị
Chi phí sản xuất quý II (tr.đ)
sản phẩm sản phẩm quý II so với quý I (%)

A 855 -5
B 364 +4
C 552 -4
Yêu cầu xác định :
1) Sự thay đổi về giá thành đơn vị sản phẩm quý II so với quý I.

Trang 46
2) Phân tích sự thay đổi tổng chi phí SX chung cho 3 sản phẩm quý II so với quý I do
ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan. Biết thêm tổng chi phí SX quý II tăng 15%
so với quý I.

BÀI 55 : Một công ty có 3 XN cùng SX một loại SP. Tài liệu về sản lượng và giá thành đơn
vị SP ở từng XN như sau :
Sản lượng (1000 cái) Gía thành(1000đ/ cái)
Xí nghiệp
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo

A 220 225 5,20 5,25


B 300 240 5,36 5,32
C 360 460 5,25 5,31
Yêu cầu : Căn cứ vào những số liệu trên, hãy sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến
động tổng chi phí SX của 3 XN thuộc công ty (có sử dụng giá thành bình quân)

BÀI 56 : Năm 1995 công ty công nghiệp A SX được 6.000.000 SP X. Năm 1996 công ty dự
kiến tăng sản lượng SP X lên thêm 200.000 SP. Đến hết quý III năm 1996 công ty đã SX
được 5.000.000 SP X. Để hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng SP X 5% thì trong quý
IV còn lại của năm 1996 công ty phải SX thêm bao nhiêu sản phẩm nữa?
Biết rằng ngày 01/10/1996, công ty có 300 công nhân SX, đến ngày 16/11/1996 sẽ
có 4 công nhân học xong trở về làm việc. Từ đó đến hết năm không có biến động lao động.
Như vậy thì trong quý IV/1996, trung bình một công nhân phải SX được bao nhiêu SP để
hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng 5%.

BÀI 57 : Có số liệu về tình hình tiêu thụ hàng hoá tại một công ty KD qua 2 năm 1995 và
1996 như sau :

Doanh số bán năm 1995 Tỷ lệ tăng(+), giảm(-) khối lượng hàng


Loại hàng
(triệu đồng) tiêu thụ năm 1996 so với năm 1995(%)

A 650 + 4,2
B 700 + 4,6
C 800 + 4
Tổng doanh số bán cả 3 loại hàng trên trong năm 1996 là 2.209,5 triệu đồng.
Yêu cầu :
1) Tính chỉ số chung về khối lượng hàng hoá tiêu thụ cả 3 loại hàng của công ty
2) Tính chỉ số chung về giá bán 3 loại hàng của công ty.
3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tổng doanh số bán 3 loại hàng
trên của công ty.

BÀI 58 : Có số liệu về tình hình SX của một công ty : Tổng chi phí SX của 4 SP A,B,C,D
năm 1996 so với năm 1995 tăng 40%, mức tăng tuyệt đối là 400 trđ. Chỉ số giá thành tổng
hợp của 4 SP trên là 112%.
Yêu cầu :
1) Xác định tổng chi phí SX năm 1995 và 1996?
2) Phân tích sự thay đổi tổng chi phí SX năm 1996 so với năm 1995 do ảnh hưởng của
các nhân tố có iên quan.

Trang 47

You might also like