Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài 3: Mạch điện 3 pha

MẠCH ĐIỆN 3 PHA


PHẦN I: MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

Sau khi thực tập xong bài thí nghiệm này sinh viên có thể giải quyết được các bài toán
thuộc về mạch ba pha cân bằng nối sao hoặc tam giác và chứng minh được sự khác nhau giữa
điện áp pha và điện áp dây. Sinh viên cũng có thể xác định được công suất của mạch điện 3
pha. Sinh viên sẽ sử dụng các phép đo điện áp và dòng điện để kiểm tra lại lý thuyết và tính
toán các thông số của mạch điện ba pha.

PHẦN II: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Mạch điện ba pha không quá phức tạp để giải so với mạch một pha. Trong trường hợp
mạch ba pha cân bằng, ta có thể xem mỗi nhánh của nó như một pha riêng vì mạch điện 3
pha cân bằng là sự kết hợp của ba mạch một pha, do đó điện áp dòng điện và công suất của
mạch ba pha có thể xác định nhờ vào các định luật và các phương pháp được sử dụng trong
mạch một pha. Mạch ba pha không cân bằng đại diện cho một điều kiện đặc biệt và sự phân
tích mạch rất phức tạp, do đó trong phạm vi không giải quyết các bài toán về mạch không đối
xứng.
Mạch điện 3 pha được cung cấp năng lượng bởi 3 sóng hình sin cùng tần số và biên độ
nhưng lệch pha nhau 1200, do đó góc lệch pha giữa các điện áp của một nguồn ba pha là 1200.
Điện áp này được sản xuất từ máy phát điện ba pha. Một từ trường quay bên trong ba cuộn
dây giống nhau đặt lệch 1200 sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng ba pha trên các cuộn dây. Tốc
độ từ trường quay là không đổi, do tần số của điện áp cũng không đổi.
Thứ tự pha của các điện áp của một nguồn ba pha là thứ tự ma chúng lần lượt đạt giá
trị cực đại sau mỗi góc 1200. Thứ tự pha rất quan trọng bởi vì nó xác định chiều quay của
động cơ. Nếu sai thứ tự pha, động cơ sẽ quay ngược vả sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Nếu quay theo chiều kim đồng hồ, động cơ sẽ kéo thang máy đi lên, ngược
chiều lại do sai thứ tự pha động cơ quay ngược chiều kim đồng hồ, thang máy sẽ đi xuống và
có thể gây ra tai nạn.
Các công thức thường dùng:
Mạch sao đối xứng:
ELINE = 3 EPHASE
ILINE = IPHASE
Mạch tam giác:
ELINE = EPHASE
ILINE = 3 IPHASE
Cộng suất tác dụng P-ACTIVE( sử dụng cho cả mạch sao hay tam giác)
phase = EPHASEIPHASEcos φ
P3P = 3PPHASE = 3(EPHASEIPHASEcos φ)
P3P = 3 (ELINEILINEcos φ)
Công suất biểu kiến (Sử dụng chung cho cả mạch tam giác và sao):
PAPPARENT(S) = 3(EPHASEIPHASE) = 3 (ELINEILINE)
1
Thực hành Phân tích mạch điện Đại học Dầu khí Việt Nam
Bài 3: Mạch điện 3 pha
Cộng suất phản kháng (Sử dụng chung cho cả mạch sao hay tam giác):
PREACTIVE (Q)  S 2  P 2

PHẦN III: TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

1. Nối mạch như hình 1-3. Đặt R1 = R2 = R3 = 2200 . Không nối điểm trung tính của tải
tới điểm trung tính của nguồn.
2. Chắc chắn rằng DAI LOW POWER INPUT được nối với nguồn cung cấp, đặt công tắc
nguồn 24VAC về vị trí ON(1), và chắc chắn rằng dây cáp từ máy tính được nối với DAI.
3. Mở màn hình ứng dụng Metering.

Hình 1. Tải trở ba pha nối hình sao


4. Vặn công tắc Voltmeter về vị trí 4-5. Mở nguồn cung cấp và điều chỉnh điện áp dây
ES = E4-5 = 220V. Ghi lại giá trị dòng điện và điện áp, sau đó tắt nguồn.
IR1 =.................A. IR2 =.................A. IR3 =....................A.
ER1 = ..............V ER2 =...............V ER3=...................V
5. So sánh giá trị dòng điện và điện áp của các pha với nhau. Chúng gần bằng nhau điều
đó diễn tả tải đối xứng phải không?
 Phải  Không
6. Tính điện áp pha trung bình từ số liệu ở bước 4.
E  ER2  ER3
Average EPHASE  R1  .......... .......... ....V
3
7. Tỷ số giữa điện áp dây ELINE và điện áp pha EPHASE gần bằng 3 phải không?
 Phải  Không
8. Nối IN như đã được vẽ bởi đường cắt khúc để đo dòng điện trên dây trung tính khi nối
trung tính nguồn vào trung tính tải. Mở nguồn và ghi lại giá trị của IN với điện áp ES được
điều chỉnh cùng giá trị ES như bước 4. Sau khi ghi xong số liệu tắt nguồn cung cấp. Vặn núm
điều chỉnh điện áp ngược chiều kim đồng hồ .
IN =..................A
9. Dòng điện trên dây trung tính gần bằng zero phải không ?
 Phải  Không

2
Thực hành Phân tích mạch điện Đại học Dầu khí Việt Nam
Bài 3: Mạch điện 3 pha
10. Dùng kết quả ở bước 4, tính công suất trên mỗi pha của mạch điện, và tổng công suất
tiêu thụ ở tải ba pha.
PR1 = ER1 x IR1 =....................W
PR2 = ER2 x IR2 =....................W
PR3 = ER3 x IR3 =....................W
PTOTAL = pR1 + PR2 + PR3 =......................W
11. Xác định dòng điện pha ở bước 4
IPHASE =................A
Tính tổng PTOTAI sử dụng điện áp pha và dòng điện pha, và so sánh nó với công suất
PTOTAI ở bước 10.
PT = 3(EPHASE x IPHASE) =..................W
Cả hai giá trị gần bằng nhau không?
 Phải  Không
12. Tính tổng công suất tiêu thụ dùng giá trị điện áp dây và dòng điện dây. Để ý rằng
trong mạch này ILINE= IPHASE và ELINE =1.731.EPHASE
PT = 3 (ELINE x ILINE)=....................W
So sánh tổng công suất tính được ở bước 10 với tổng công suất tính được ở bước 12.
Chúng có gần bằng nhau không ?
 Phải  Không

3
Thực hành Phân tích mạch điện Đại học Dầu khí Việt Nam

You might also like